1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án ngữ văn lớp 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống soạn mới chất lượng copy

465 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sức Hấp Dẫn Của Truyện Kể
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Giáo Án
Định dạng
Số trang 465
Dung lượng 4,41 MB

Nội dung

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nóiriêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kề chuyện ngôithứ ba và lời nhân vật.-

Trang 1

Ngày soạn:……….

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (TRỌN BỘ CẢ NĂM)

BÀI 1 SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nóiriêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kề chuyện ngôithứ ba và lời nhân vật

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tíchđược một số căn cứ để xác định chủ đề

- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc

về nghệ thuật của một tác phẩm truyện

- Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tácphẩm truyện

- Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng

2 Năng lực

- Nhận biết và biết cách phân tích một tác phẩm truyện

- Biết thuyết trình về một tác phẩm truyện, có sử dụng kết hợp phương tiện ngônngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói về một vấnđề;

- Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình; đưa ra được những căn cứ thuyếtphục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó về một vấn đề trên tinh thần tôntrọng người đối thoại

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phântích được một số giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác, năng lực tự học

3 Phẩm chất

Trang 2

- Trân trọng những giá trị nhân văn cao đẹp; Sống có khát vọng, có hoài bão và thểhiện được trách nhiệm với cộng đồng.

- Bài học góp phần hình thành tính cách tự tin khi trình bày kiến thức về văn học

- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: tình yêu với môn Văn

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bài giảng PP,

- Máy chiếu, SGK, GGV Ngữ văn 10, tài liệu tham khảo,

- Phiếu đánh giá, biên bản làm việc nhóm

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới

+ Huy động, kích hoạt kiến thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến bàihọc Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học

* Nội dung: Theo em, việc nhận diện một tác phẩm truyện là dễ hay khó? Em có

thể kể tên một số tác phẩm truyện em đã đọc hoặc đã học

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo trải nghiệm cá nhân

* Tổ chức thực hiện:

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu câu hỏi:

+ GV gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS huy động kiến thức để trả lời

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

Nội dung cần đạt: Học sinh nêu đúng các tác phẩm truyện

B4 Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét về kiến thức, thái độ của học sinh: Hướng học sinh đến sự lịch sự,

tự tin, nhanh tay nhanh mắt, tương tác tốt với người nghe

* GV giới thiệu bài mới: Trình chiếu mục tiêu bài học

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH BÀI HỌC

- Mục tiêu:

+ Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thôngđiệp, ) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kểchuyện và lời nhân vật, ) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểmgần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau

+ Hình thành các kĩ năng, năng lực cần đạt được sau khi học

- Nội dung:

+ GV đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ học tập của học sinh khi tìm hiểu bàihọc

Trang 3

+ GV chia lớp thành 4 nhóm Mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng điều hành nhómthảo luận vấn đề HS suy nghĩ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

- Tổ chức thực hiện

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi, thảoluận và tranh biện Yêu cầu HS ghi kết quả thảo luận, xác định quan điểmchung của mỗi nhóm, mỗi HS đều phải đưa ra luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng đểbảo vệ cho quan điểm chung của nhóm

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện trao đổi, thảo luận và hoàn

thành nhiệm vụ học tập

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận

+ GV xem sản phẩm của HS Yêu cầu HS báo cáo kết quả

- Dự kiến sản phẩm HS:

B4 Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm

2.2 XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp trực quan, trao đổi, vấn đáp, thảo luận nhóm, Công não, thôngtin – phản hồi, mảnh ghép,…

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên

quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thực hiện

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận và sử dụng mạng internet để tìm các tư liệu cần thiết

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

GV đến từng nhóm, gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời lí do tại sao chọn những phương tiện, phương pháp này

Trang 4

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.

B1 GV giao nhiệm vụ:

Nhóm 1:

Thu thập tri thức giới thiệu về

truyện: Nêu khái niệm và các thể

một kết thúc, thể hiện ý nghĩa - Phần lớn

các tác phẩm truyện là tưởng tượng, óc sángtạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểuhiện thực đời sống

- Truyện có có cốt truyện, người kể chuyện,nhân vật và lời kể (lời người kể chuyện, lờinhân vật)…

2 Truyện qua các thời kì văn học

a Truyện dân gian

- Gồm truyện cổ tích, truyền thuyết, thầnthoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn

b Truyện trung đại

- Có truyện viết bằng chữ Hán (tiểu thuyếtchương hồi) và truyện thơ Nôm

c Truyện hiện đại

- Gồm Truyện dài (tiểu thuyết), truyện vừa,truyện ngắn

* Tiểu thuyết

- Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn Tiểuthuyết có khả năng phản ánh đời sống rộnglớn, không bị giới hạn về không gian và thờigian; cốt truyện phức tạp, được xây dựngtrên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mốixung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật,nhiều quan hệ chồng chéo với những diễnbiến tâm lí phức tạp, đa dạng Tiểu thuyết

có nhiều loại, ở Bài 5 tập trung vào tiểuthuyết chương hồi

* Truyện ngắn

- Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ.Truyện ngắn hưởng tới khắc hoạ một hiệntượng trong đời sống; cốt truyện thườngdiễn ra trong thời gian, không gian hạn chế;kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến;

Trang 5

thường có ít nhân vật Truyện ngắn thu hútngười đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết cósức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiệnqua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc,mang nhiều ẩn ý.

Hướng dẫn HS tìm hiểu một

số yếu tố trong truyện.

- B1 Giáo viên giao nhiệm vụ:

2 Truyện kể

- Sự kiện trong cốt truyện được triền khaihoặc liên kết với nhau theo một mạch kềnhất định Mạch kể này thống nhất với hệthống chi tiết và lời văn nghệ thuật (baogồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bìnhluận, ) tạo thành truyện kể

- B1 Giáo viên giao nhiệm vụ:

Nhóm 3: Thế nào là người kể

chuyện? Vai trò của người kể

chuyện trong tác phẩm truyện?

B2 HS suy nghĩ trao đổi và trả

kể chuyện

- Nhờ người kể chuyện, người đọc được dẫndắt vào thế giới nghệ thuật của truyện kể đểtri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian,thời gian, Người kề chuyện cũng khơi dậy

ở người đọc những suy tư về ỷ nghĩa màtruyện kể có thề gợi ra

- B1 Giáo viên giao nhiệm vụ: 4 4 Nhân vật

Trang 6

Nhóm 4: Thế nào là nhân vật

truyện? Vai trò của nhân vật

trong tác phẩm truyện?

- B2 HS suy nghĩ trao đổi và trả

- Nhân vật là phương tiện để văn học khámphá và cắt nghĩa về con người

3 HOẠT ĐỘNG 3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Hs biết thuyết trình về nội dung liên quan

đến bài học có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiệngiao tiếp phi ngôn ngữ; Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quanđiểm của người nói; Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khácnhau; Đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ýkiến nào đó trên tinh thần tôn trọng người đối thoại

- Nội dung: Trả lời câu hỏi và làm bài tập

GV yêu cầu HS thảo luận và thuyết trình theo cặp GV chọn một số cặp trả lờicâu hỏi và thuyết trình Các cặp còn lại nhận xét các cặp đã trình bày

Câu 1: Kể lại (cốt truyện) một tác phẩm truyện ngoài chương trình học mà em

- Nội dung thảo luận:

Kể lại (cốt truyện) một tác

phẩm truyện ngoài chương

bị dịch bệnh, ông Lư đã chôn vợ dưới đáy dòngsông và thề rằng dòng họ của ông sẽ mãi mãikhông bước lên bờ Cuộc sống trôi nổi trênsông làm cho ba đứa trẻ Sỏi, Cát, Chinh vô cảmvới thế giới Rồi bọn trẻ trưởng thành và ý thứcđược cuộc sống bức bối hiện tại nhưng không

ai dám vượt khỏi cái bóng quá lớn của ngườicha Cô con gái út tên Chinh không cưỡng nổi

Trang 7

B4 GV nhận xét, đánh giá

khả năng tạo lập văn bản,

thuyết trình của HS và chốt

lại kiến thức

sức hút của cuộc sống trên bờ, nơi cô lén cha đặt đôi chân nhỏ lên bãi bồi phù sa mịn màng

để nằm trên thảm cỏ xanh non, ngửi mùi thơm hoa dại, lắng nghe tiếng lào xào của lá ngô đùa gió, hái những bông cải vàng tươm và hơn hết

là tình yêu đầu đời với chàng thanh niên chân chất tên Thao Niềm khao khát hạnh phúc của đôi trẻ bị vùi dập bởi sự mê muội, bảo thủ của người cha Tuy nhiên đoạn cuối của câu chuyện gợi mở về niềm tin về hạnh phúc nảy mầm từ trong đau khổ, tuyệt vọng: “Thao bỗng thấy trái tim rung lên, đập hối hả Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải nhà mình Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm nhưng cánh hoa mỏng

và từ đó cứ kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn”

4 HOẠT ĐỘNG 4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu HS biết vận dụng tri thức bài học được vào cuộc sống.

- Nội dung: Viết bài thuyết trình giới thiệu về truyện

GV yêu cầu HS về nhà tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để vận dụng tri thức vào đời sống

- Sản phẩm: Bài làm của học sinh

- Tổ chức thực hiện:

+ GV giao bài tập hoặc tình huống thực tiễn

+ HS làm bài ngoài giờ lên lớp và báo cáo kết quả

5 RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY HỌC

………

………

………

Ngày soạn:………

Tiết….:

TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI

(Thần thoại Việt Nam)

I MỤC TIÊU DẠY HỌC

1 Kiến thức

- Học sinh nhận diện đặc điểm của thần thoại nói chung và từng nhóm truyện thần thoại suy nguyên, thần thoại sáng tạo Nhận biết và phân tích được các yếu tố

Trang 8

cơ bản như cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật Hiểu được cách lí giải thếgiới của người xưa và sức hấp dẫn riêng của thần thoại.

2 Năng lực

- Biết nhận diện và phân tích một tác phẩm truyện

- Thuyết trình về một tác phẩm truyện có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữvới các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;

- Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói về một vấnđề;

- Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình; đưa ra được những căn cứ thuyếtphục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó về một vấn đề trên tinh thần tôntrọng người đối thoại

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phântích được một số giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về bài học

- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận

3 Phẩm chất

- Bài học góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: HS tích cực, chủ động tronghọc tập để vận dụng kiến thức vào cuộc sống

- Bài học góp phần hình thành tính cách tự tin khi trình bày kiến thức về văn học

- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: tình yêu với môn Văn

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bài giảng PP,

- Máy chiếu, SGK, GGV Ngữ văn 10, tài liệu tham khảo,

- Phiếu đánh giá, biên bản làm việc nhóm

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới

+ Huy động, kích hoạt kiến thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến nộidung sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học

* Nội dung: Tổ chức trò chơi hỏi nhanh, đáp nhanh

Câu 1: Em đã biết những truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy chia sẻ với các

bạn trong lớp về những truyện thần thoại ấy?

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo đáp án

- Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: đây là một truyện thần thoại của Việt

Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng và một số hiện tượng tựnhiên theo quan niệm dân gian

- Thần Trụ trời: đây là một truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân

gian Việt Nam, giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,

Trang 9

- Thần Sét, Thần Gió…

* Tổ chức thực hiện:

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV tổ chức trò chơi cho học sinh hỏi nhanh, đáp nhanh

- GV chiếu câu hỏi:

+ GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS huy động kiến thức để trả lời

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

+ Hs trả lời nhanh

B4 Kết luận, nhận định

+ GV chiếu đáp án

+ GV nhận xét về kiến thức, thái độ của học sinh: Hướng học sinh đến sự lịch sự,

tự tin, nhanh tay nhanh mắt, tương tác tốt với người nghe

* GV giới thiệu bài mới: Có thể trình chiếu mục tiêu bài học và nhiệm vụ của học

sinh

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH BÀI HỌC

- Mục tiêu:

+ Học sinh nhận diện đặc điểm của thần thoại nói chung và từng nhóm truyệnthần thoại suy nghuyên, thần thoại sáng tạo Nhận biết và phân tích được cácyếu tố cơ bản như cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật Hiểu được cách lígiải thế giới của người xưa và sức hấp dẫn riêng của thần thoại

+ Hình thành các kĩ năng cần đạt được sau khi học

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi, thảoluận và tranh biện Yêu cầu HS ghi kết quả thảo luận, xác định quan điểmchung của mỗi nhóm, mỗi HS đều phải đưa ra luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng đểbảo vệ cho quan điểm chung của nhóm

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện trao đổi, thảo luận và hoàn

thành nhiệm vụ được giao

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận

+ GV xem sản phẩm của HS Yêu cầu HS báo cáo kết quả

Trang 10

- Dự kiến sản phẩm HS:

B4 Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm

2.2 XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp trực quan, trao đổi, vấn đáp, thảo luận nhóm, Công não, thôngtin – phản hồi, mảnh ghép,…

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên

quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thực hiện

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận và sử dụng mạng internet để tìm các tư liệu cần thiết

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

GV đến từng nhóm, gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời lí do tại sao chọn những phương tiện, phương pháp này

loại thần thoại, thần thoại

Việt Nam và các tác phẩm?

B2 HS suy nghĩ trao đổi và

+ Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muônloài (thần thoại suy nguyên)

+ Thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên

và sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo)

Ra đời trong ‘tuổi ấu thơ” của loài người nênthần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng các

Trang 11

yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử,

Vì vậy, thần thoại có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc lưu giữ di sản văn hoá nguyên thuỷcủa cộng đồng

- Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: cóthể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào mộtnhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn(tạo thành một “hệ thần thoại”)

Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần,hoặc những con người có nguồn gốc thần linh,

có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tảvới hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phithường, Chức năng của nhân vật trong thầnthoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên

và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của conngười cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần

có ý nghĩa lâu dài của nhân loại

Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thờigian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian

vũ trụ với nhiều cõi khác nhau Lối tư duy hồnnhiên, chất phác, tri tường tượng bay bồng, lãngmạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâubền cho thần thoại

2 Thần thoại Việt Nam

- Cho đến nay, mặc dù đã bị mai một ít nhiều,thần thoại Việt Nam vẫn là một di sản phong phúvới hàng trăm truyện kể của người Kinh và cácdân tộc thiểu số Trong một số bộ sách mang tínhchất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã đượcđặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy,màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờnhạt

- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm: thầnthoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo ờ nhómthần thoại suy nguyên, nhiều truyện có cách hìnhdung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên,nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi vớicác hệ thống thần thoại khác trên thế giới Nhânvật chính cùa thần thoại suy nguyên là các vị

Trang 12

thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặttrăng, sông biển, mưa, gió, sấm, sét, muôn loài.

Nhóm truyện thần thoại sáng tạo có nhân vậtchính là các anh hùng thần thoại và anh hùngvăn hoá Kì tích cùa họ phản ánh vẻ đẹp riêngcùa cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hoácủa từng cộng đồng

3 Tác phẩm

a Xuất xứ

- Là các tác phẩm dân gian truyền miệng củangười Việt cổ, ra đời từ thời tối cổ và còn tồn tạiđến ngày nay Truyện được nhà khảo cứu vănhóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và kểlại

b Nội dung chính:

- Là các câu chuyện có ý nghĩa lí giải về sự hình

thành sự phân cách giữa trời và đất, ca ngợi cônglao của thần Trụ Trời các vị thần có công tiếp tụccông việc đang còn dang dở của thần Trụ Trời

Không có thời gian cụ thể

Không gian Trời và đất,

chưa có muôn vật, loài người

Trên trời và trần gian

Trên trời, trần gian

Nhân vật Thần Trụ

trời

Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo

Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thầnGió

Trang 13

Sự kiện chính

Thần Trụ trời tách trời

? Trong cái nhìn của con

người cổ đại, thần Trụ Trời,

- Ngoại hình: Trong cái nhìn của người cổ đại,

thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều là các vịthần có vẻ ngoài phi thường:

+ Thần Trụ Trời: vóc dáng khổng lồ + Thần Sét: mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất

dữ dội+ Thần Gió: không có đầu

- Các vị thần đều có sức mạnh siêu nhiên: thần

Trụ Trời có thể tách trời và đất; thần Sét có mộtcái búa lớn, chuyên thi hành pháp luật ở trầngian; thần Gió có bảo bối là cái quạt màu nhiệm

có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu Các vị thần có “tính khí” riêng, chẳng hạn thầnSét nóng nảy và đáng sợ, hễ Ngọc Hoàng sai là

-đi ngay, hễ thấy là đánh liền; thần Gió thỉnhthoảng đi chơi vào lúc tối trời, khi kết hợp vớithần Sét và thần Mưa thì vô cùng đáng sợ

- Là sản phẩm của trí tưởng tượng: Tưởng

tượng của người nguyên thủy về các vị thần nóichung bắt nguồn từ thế giới quan “vạn vật hữulinh” và từ thực tiễn đời sống của con người buổi

sơ khai Ví dụ:

+ Thần Trụ trời phải có sức vóc khổng lồ thi mớitách được trời đất trong vũ trụ bao la

+ Thần Sét thì mặt mũi dữ tợn, nanh ác, nóngnảy vì mỗi khi sét có mây đen, âm thanh dữ dội

và tia lửa lóe lên

+ Thần Gió có đứa con ngỗ nghịch nên có giólốc…

b Công lao của các vị thần

* Thần Trụ Trời:

- Công việc: dùng đất, đá đắp thành một cái cột

Trang 14

vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ralàm hai.

- Dẫn chứng: “một hôm bỗng đứng dậy dùng đầuđội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cộtvừa to vừa cao để chống trời”; “Thần cứ mộtmình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càngđẩy trời lên mãi”

- Mục đích: Tách trời và đất ra làm hai

=> Lý giải sự hình thành trời đất, di tích Cộtchống trời

* Thần Sét:

- Công việc: thi hành pháp luật ở trần gian

- Dẫn chứng: Thần có một lưỡi búa đá Khi xử

kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tựmình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tộinhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu

- Mục đích: làm theo lệnh Ngọc Hoàng, trừng trịnhững kẻ ác ở trần gian

=> Lý giải các quan niệm dân gian của nhân dân

* Thần Gió:

- Công việc: làm gió theo lệnh Ngọc Hoàng

- Dẫn chứng: Bảo bối của thần là một thứ quạtnhiệm màu Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn,lâu hay mau tùy theo lệng Ngọc Hoàng Khi thầnphối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét

- Mục đích: Tạo ra gió ở dưới trần gian

=> Công việc của các thần đều lớn lao, kì vĩ,thần bí nhưng các thần cũng được miêu tả nhưnhững người bình thường chăm chỉ, cần mẫn laođộng và cũng có lúc chểnh mảng, thiếu sót

Hướng dẫn HS tổng kết

B1 GV giao nhiệm vụ:

Nhóm 4: Nêu những đặc

sắc về nội dung và nghệ

thuật của các tác phẩm?

B2 HS suy nghĩ trao đổi và

- Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ

Trang 15

B4 GV Kết luận, nhận định

? Hãy chỉ ra một số “dấu

hiệu” giúp người đọc nhận

biết ba truyện kể trên thuộc

+ Chức năng nhân vật: cắt nghĩa, lí giải các hiệntượng tự nhiên trong đời sống xã hội

+ Nhân vật được khắc họa trong tác phẩm vănhọc bằng các biện pháp nghệ thuật: cường điệu,phóng đại, ẩn dụ, kết hợp các chi tiết tả thực và

hư cấu

2 Nội dung

- Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gióthể hiện quan niệm, nhận thức về tự nhiên, vũ trụcủa người nguyên thủy Với tư duy thô sơ, nonnớt, người nguyên thủy chưa thể nào lí giải mộtcách khoa học và logic các hiện tượng tự nhiên

ấy Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thầnthánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên

ấy cũng như đang chi phối cuộc sống của họ

(Thần Trụ Trời tách trời và đất, thần Sét thi hànhpháp luật ở trần gian, )

- Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của conngười thời nguyên thủy được gửi gắm qua hìnhtượng các vị thần Để dọa hay xua đuổi thần Sét,con người đã dùng tiếng gà gáy Hay như chínhđứa con của thần Gió cũng bị đày xuống trần đểbáo tin khi trời có gió cho cả thiên hạ

- Thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin củangười nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên

3 HOẠT ĐỘNG 3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Hs biết thuyết trình về nội dung liên quan đến bài học

có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói; Biết thảo luận vềmột vấn đề có những ý kiến khác nhau; Đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo

vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó trên tinh thần tôn trọng người đối thoại

- Nội dung: Phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc

thêm.

GV yêu cầu HS thảo luận và thuyết trình theo 04 nhóm đã chia như trước GV chọn một

Trang 16

nhóm thuyết trình Các nhóm còn lại nhận xét nhóm đã trình bày.

- Sản phẩm: Phần tranh biện của HS với lí lẽ dẫn chứng thuyết phục

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt

Hướng dẫn học sinh luyện

- Nội dung thảo luận: Phân

tích một chi tiết kì ảo trong

một truyện thần thoại đã học

Phân tích chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để

cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ oa vá

trời của Trung Quốc.

Bài làm

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không cóthật Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ.Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra nhữngchi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câuchuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưathể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thầnthánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tônsùng Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứunhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời làmột chi tiết như thế Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thầnsinh ra muôn loài Khi nhân gian đang sống trong cõibình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xày ra sự cố,các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc,muôn cõi lầm than Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùngsức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời Bà chọnnhững viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau

đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời Vì kiệt sức,người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên Chi tiết này

có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ

Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân Đồngthời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại cómây ngũ sắc

4 HOẠT ĐỘNG 4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu HS biết vận dụng tri thức bài học được vào cuộc sống.

- Nội dung: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có

niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn Theo bạn, niềm tin

ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?

GV yêu cầu HS về nhà tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để vận dụng tri thức vào đời sống

- Sản phẩm: Bài làm của học sinh

Gợi ý:

Trang 17

Niềm tin hiểu một cách đơn giản là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó Niềm tin là một giá trị tinh thần vô hình, hình thành từ trong suy nghĩ con người Niềm tin là nguồn năng lượng tiếp sức tinh thần cho con người Niềm tin vào một thế giới khác vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống hiện đại của con người, ví dụ như niềm tín ngưỡng Niềm tin tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, càng những khi gặp khó khăn, con người lại càng tìm đến điểm tựa tâm linh để chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản trong tâm tưởng, từ đó nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống

Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án

- Tổ chức thực hiện:

+ GV giao bài tập hoặc tình huống thực tiễn

+ HS làm bài ngoài giờ lên lớp và báo cáo kết quả

5 RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY HỌC

………

………

………

………

Ngày soạn:………

Tiết….:

TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC (“Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ) Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Hs vắng

I MỤC TIÊU DẠY HỌC

1 Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung như: cốt truyện,

không gian, thời gian, nhân vật, lời người kề chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích

được một số căn cứ để xác định chủ đề

2 Năng lực

- Nhận diện và biết phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật

của một tác phẩm truyện

Trang 18

- Biết thuyết trình về một vấn đề, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các

phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói về một vấn

đề;

- Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình; đưa ra được những căn cứ thuyết

phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó về một vấn đề trên tinh thần tôn

trọng người đối thoại

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân

tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác, năng lực tự học

3 Phẩm chất

- Sống có khát vọng, có hoài bão và thề hiện được trách nhiệm với cộng đồng

- Bài học góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: HS tích cực, chủ động trong

học tập để vận dụng kiến thức vào cuộc sống

- Bài học góp phần hình thành tính cách tự tin khi trình bày kiến thức

- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: tình yêu với môn Văn

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bài giảng PP,

- Máy chiếu, SGK, GGV Ngữ văn 10, tài liệu tham khảo,

- Phiếu học tập,

- Phiếu đánh giá, biên bản làm việc nhóm

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới

+ Huy động, kích hoạt kiến thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến bài học.Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học

+ Xác định nhiệm vụ học tập của học sinh

* Nội dung: Tổ chức trò chơi hỏi nhanh, đáp nhanh

GV đặt câu hỏi và học sinh trả lời, từ đó dẫn đến nội dung bài học

Câu 1: Nêu ý kiến về những truyện có chứa chi tiết hoang đường, kì ảo?

Câu 2: Chia sẻ trải nghiệm của em về một sự việc em cho là bất công, ngang trái?

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo trải nghiệm cá nhân

* Tổ chức thực hiện:

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV tổ chức trò chơi cho học sinh hỏi nhanh, đáp nhanh

- GV chiếu câu hỏi:

+ GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS huy động kiến thức để trả lời

Trang 19

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

* GV giới thiệu bài mới: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9- THCS, các em đã

được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, là một trong hai mươi câu chuyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Hôm nay, chúng ta lại cùng tìm hiểu về một câu chuyện nữa trong tập truyện kí đó của ông Đó là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, một tác phẩm ca ngợi những nho sĩ, trí thức khảng khái, chính trực vì nghĩa lớn chống gian tà Đồng thời qua lớp vỏ của yếu tố kì ảo, chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được cốt lõi hiện thực lịch sử đương thời.

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH BÀI HỌC

+ GV đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ học tập của học sinh khi tìm hiểu bài học

+ GV chia lớp thành 04 nhóm Mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luậnvấn đề HS suy nghĩ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

- Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

- Tổ chức thực hiện

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận vàtranh biện Yêu cầu HS ghi kết quả thảo luận, xác định quan điểm chung của mỗi nhóm,mỗi HS đều phải đưa ra luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ cho quan điểm chung củanhóm

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện trao đổi, thảo luận và hoàn thành nhiệm

vụ được giao

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận

+ GV xem sản phẩm của HS Yêu cầu HS báo cáo kết quả

- Dự kiến sản phẩm HS:

Trang 20

B4 Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm

2.2 XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp trực quan, trao đổi, vấn đáp, thảo luận nhóm, Công não, thông tin – phảnhồi, mảnh ghép,…

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến

vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thực hiện

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận và sử dụng mạng internet để tìm các tư liệu cần thiết

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

GV đến từng nhóm, gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời lí do tại sao chọn những phương tiện, phương pháp này

Nhóm 1: Giới thiệu về tác

giả, thể loại truyền kì và tác

- Nguyễn Dữ (?-?) Sống vào thế kỉ XVI

- Quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyệnThanh Miện, tỉnh Hải Dương

- Xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời

Lê Thánh Tông)

- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Từng thi và đỗhương tiến sĩ, ra làm quan nhưng ít lâu sau từ quan về ởẩn.)

- Tác phẩm nổi tiếng “ Truyền kì mạn lục” được viết vàonửa đầu thế kỉ XVI

2 Tác phẩm

a Thể loại truyền kì

- Là một thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc,phát triển mạnh vào đời nhà Đường, thường kể về những

Trang 21

câu chuyện kì lạ, sử dụng nhiều yếu tố kì ảo và xây dựngcác nhân vật có hành trạng khác thường

- Các tác giả trung đại Việt Nam đã sử dụng một cách sángtạo thể loại truyền kì để phản ánh những vấn đề thiết yếucùa con người, thời đại Có thể kề các tác phẩm tiêu biểu

cho thể loại này như Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),

Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì tân phả

(Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh),

b Tập truyện “Truyền kì mạn lục”

- Nhan đề: Truyền kì mạn lục ( truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép): => Ghi chép tuỳ hứng những chuyện kì lạ.

-Tập truyện này được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉXVI theo thể loại truyền kì Tác phẩm gồm 20 truyện,được viết bằng chữ Hán với hình thức văn xuôi xen lẫnthơ, ca, từ, biền văn; cuối mỗi truyện đều có lời bình

Truyền kì mạn lục phong phú về đề tài, có giá trị tư tưởng

và nghệ thuật đặc sắc; được đánh giá là đinh cao cùa thểloại truyền kì Việt Nam thời trung đại

- Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo -> là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ

tiếng trên thế giới

c Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

- Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên được trích từ tập

truyện Truyền kì mạn lục, thuộc nhóm truyện viết về đề tài

nho sĩ

* Tóm tắt

- Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã đốt đềncủa một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, trừ hạicho dân

- Tên hung thần đe dọa nhưng tử Văn đã được Thổ thầnmách bảo về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫncách đối phó

- Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ Trước mặtDiêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác củatên hung thần với đầy đủ chứng cớ Cuối cùng công líđược khôi phục, kẻ ác bị trừng trị, Thổ thần được phụcchức, Tử Văn được sống lại

- Ngô Tử Văn được Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền

Trang 22

Tản Viên.

* Nội dung chính:

- Tác phẩm phơi bày hiện thực xã hội đương thời, thể hiệntinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóanước Việt và khẳng định quan niệm sống lánh đục vềtrong của lớp trí thức ẩn dật

* Bố cục: Chia làm 4 đoạn

Đoạn 1: Từ đầu đến “ không cần gì cả”

->Ngô Tử Văn và hành động đốt đềnĐoạn 2: “ Đốt đền xong” đến “ khó lòng thoát nạn” ->Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ Thần

Đoạn 3: “Tử văn vâng lời” đến “ không bệnh mà chết”

->Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh TiĐoạn 4: Còn lại: ->Tử Văn thắng lợi trở về và nhận chứcTản Viên

1 Nhân vật Ngô Tử Văn

a Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn

- Lai lịch: Tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng

Giang, là một trí thức nước Việt

- Tính cách: Khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà là không

chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một ngườicương trực

-> Từ ngữ mang tính khẳng định, cách giới thiệu trực tiếp,ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn họctrung đại có tác dụng gây sự chú ý và có vai trò địnhhướng cho người đọc

b Ngô Tử Văn trong các sự kiện chính của truyện

* Ngô Tử Văn đốt đền tà

- Nguyên nhân đốt đền: Do tức giận trước sự hưng yêu,

tác oai tác quái, làm hại dân của hồn ma tên tướng giặc

- Mục đích: Để hồn ma tướng giặc không có chỗ trú ẩn, trừ

khử cho dân một mối họa và bài trừ thói mê tín, dị đoan

- Hành động và thái độ:

+ Tắm gội sạch sẽ

+ Khấn trời đất

+ Châm lửa đốt đền

+ Không hề lo sợ hậu quả, vung tay không cần gì cả

=> Cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt

Trang 23

- Việc đốt đền khiến Ngô

Tử Văn chịu những hậu quả

nào?

- Ý nghĩa của việc đốt đền”

+ Thể hiện tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ

sĩ vì dân trừ hại Đồng thời tỏ rõ quan điểm và thái độ củangười trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quầnchúng nhân dân

+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừhồn tên tướng giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thầnnước Việt

- Hậu quả của hành động đốt đền:

+ Tử Văn bị “sốt nóng sốt rét”

+ Bị hồn ma tên tướng giặc mắng mỏ, đe dọa+ Bị chết xuống âm ti gặp diêm vương

* Ngô Tử Văn đối mặt với hồn ma tướng giặc họ Thôi

Hồn ma tên tướng giặc Ngô Tử Văn

- Giả mạo cư sĩ đến tráchmắng, uy hiếp

- Mặc kệ, vẫn ngồi ngấtngưởng tự nhiên

 Cương cường, coithường lời đe dọa, sẵn sàngđối đầu với kẻ ác

Điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa củatên hung thần => Tử Văn là người bản lĩnh, gan dạ, tự tinvào việc làm chính nghĩa

* Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với Thổ thần

- Thổ thần:

+ Là chủ nhân thật sự của ngôi đền, vị thổ thần dân tộc.+ Kể rõ sự tình, giúp Tử Văn nhận ra bản chất giả mạo,xảo trá của hồn ma tên tướng giặc

+ Bày cách ứng đối cho Tử Văn khi phải xuống Minh ti

- Tử Văn:

+ Kinh ngạc khi gặp thổ công.

+ Khi hiểu rõ nội tình, quyết tâm diệt trừ kẻ ác

=> Mâu thuẫn giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc ngàycàng lên cao

- Ý nghĩa sự xuất hiện của Thổ thần:

+ Làm cho câu chuyện phát triển một cách logic

+ Người làm việc tốt sẽ được đồng tình, giúp đỡ

Trang 24

+ Lên án tình trạng đút lót, bao che cái ác trong xã hội

vật Ngô Tử Văn qua sự việc

đấu tranh giành công lí ở

thắng của Ngô Tử Văn?

* Ngô Tử Văn đấu tranh giành công lí ở Minh ti

- Không sợ trước cảnh gió tanh, sóng xám, bọn quỷ DạXoa nanh ác đáng sợ nơi cõi âm

- Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầyquyền lực:

Kiện Tử Văn ở Minh ti

Quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma

Không nhúnnhường, cứng cỏikêu oan và đề nghịxác minhKhi bại lộ bèn

đổi giọng nhânnghĩa

Cử người đếnđền Tản viên lấychứng thực

Kết quả xác minhđúng như lời Tử

Văn

Bị nhốt vào ngục Cửu U,

mộ bật tung, hài cốt tan tànhnhư cám

Trừng phạt hồn

ma, trả lại đềnmiếu cho thổcông và banthưởng cho TửVăn

Ban thưởng cho TửVăn nửa phần lễcúng tế ở đền

- Ý nghĩa của việc Diêm Vương xử kiện :+ Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: sau khichết con người sẽ nhận phán xét nơi Âm phủ về nhữngviệc mình làm khi còn sống

+ Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào.làm nổi bật bản lĩnh và khí phách của Ngô Tử Văn

c Ý nghĩa chiến thắng của Ngô Tử Văn

- Chiến thắng của NTV đã giải trừ được tai họa, đem lại anlành cho dân Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làmsáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thầnnước Việt

- Khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà Việc TửVăn nhận chức phán sự là phần thưởng cao quý, xứngđáng cho người chính trực, khích lệ mọi người dũng cảmchống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công lý

- Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt đểvới cái xấu, cái ác để bảo vệ dân bảo vệ chính nghĩa

Hướng dẫn HS tìm hiểu

nhân vật hồn ma tướng

2 Hồn ma tướng giặc họ Thôi

- Vẻ ngoài: một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ,

Trang 25

- Bản chất: Sống là giặc xâm lược, chết cũng không từ bỏ

dã tâm, mạo danh thổ thần để chiến nơi trú ngụ của thổthần nước Việt; bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái, gâynhiễu nhân dân trong vùng; đe dọa và dùng tà phép khiếncho Ngô Tử Văn bị sốt nóng sốt rét => Bản chất tham lam,xảo quyệt, hung ác đáng bị trừng trị

- Qua nhân vật hồn ma tương giặc, tác phẩm phản ánhthực trạng bất công từ cõi trần đến cõi âm Kẻ ác đượcsung sướng, người thiện chịu oan ức, thánh thần cũng baoche cho cái ác lộng hành, diêm vương và ác quan đại diệncho công lý thì bị lấp tai, che mắt

=> Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của XH đươngthời, tham quan ô lại làm khổ người dân lương thiện

Hướng dẫn HS tổng kết

B1 GV giao nhiệm vụ:

Nhóm 5: Nêu những đặc

sắc về nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm?

B2 HS suy nghĩ trao đổi và

=> Là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung vàcảm hứng hiện thực, là cách phản ánh hiện thực thâm thúy,sâu sắc

- Xây dựng kết cấu chặt chẽ, cốt truyện giàu kịch tính: + Phần trình bày (mở đầu): giới thiệu nhân vật (tên, quêquán, tính cách, phẩm chất)

+ Khai đoạn (thắt nút): hành động đốt đền tà của Tử Văn.+ Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp tên tướng giặc vàThổ thần, bị bắt xuống âm phủ trị tội

+ Đỉnh điểm (cao trào): Diêm Vương chấp nhận yêu cầuđối chất của Tử Văn

+ Kết thúc (mở nút): tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn đượcban thưởng

- Sử dụng kiểu kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành, ác giả ácbáo của văn học dân gian

2 Nội dung

- Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh

Trang 26

chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, mộtngười trí thức nước Việt.

- Bài học nhân sinh về chính – tà, thiện – ác, là lời nhắnnhủ hãy đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu

3 HOẠT ĐỘNG 3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Hs biết thuyết trình về nội dung liên quan đến bài học

có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói; Biết thảo luận vềmột vấn đề có những ý kiến khác nhau; Đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo

vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó trên tinh thần tôn trọng người đối thoại

- Nội dung:

Câu 1: Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên ‘Xe quan Phán sự” và

người đời sau truyền nhau về “nhà quan Phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Câu 2: Ý kiến của anh/chị về lời bình trong tác phẩm?

GV yêu cầu HS thảo luận và thuyết trình theo 04 nhóm đã chia như trước GV chọn nhóm thuyết trình Các nhóm còn lại nhận xét nhóm đã trình bày

- Sản phẩm: Phần tranh biện của HS với lí lẽ dẫn chứng thuyết phục

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt

Hướng dẫn học sinh luyện tập

B1 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

- Giữ nguyên các nhóm đã chia

- Nội dung thảo luận:

Câu 1: Sáng tạo chi tiết người đi

đường gặp Tử Văn ngồi trên ‘Xe

quan Phán sự” và người đời sau

truyền nhau về “nhà quan Phán

sự”, tác giả muốn nhấn mạnh

điều gì?

Câu 2: Ý kiến của anh/chị về lời

bình trong tác phẩm?

B2 HS thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời

B3 HS báo cáo kết quả thực hiện

- Mặt khác, nó còn có ý nghĩa thể hiện sự cảmphục, ngưỡng mộ với Ngô Tử văn

ít nhất phải hành xử cho đúng, không nên sợ

"cứng quá thì gãy" mà chỉ sợ không thể cứng

được Lời bình kết thúc câu chuyện “Vậy kẻ sĩ,

không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”cùng với hình

tượng Ngô Tử Văn như một lời kêu gọi, một lời

Trang 27

động viên, cổ vũ thôi thúc người trí thức hànhđộng quyết liệt để công bằng, chính nghĩa sẽ tồntại vĩnh hằng, vĩnh cửu ở mọi thời đại Bởi lẽ, chỉ

có cứng cỏi, kiên quyết trong hành động thì tamới có thể bảo vệ được bản thân mình và làm nênnghiệp lớn Hơn nữa, Nguyễn Dữ còn cho rằng kẻ

sĩ cứng cỏi có gãy không còn do trời Vì vậy, nên

kẻ sĩ không nên đổi cứng ra mềm

- Phản đề: Nhưng trong thực tế đời sống, conngười ở đời đâu phải ai cũng đủ sức mạnh, đủcứng cỏi để đối mặt với dòng đời trắng đen lẫnlộn Không ít người gió chiều nào theo chiều ấy,chỉ vì cái lợi mà đánh mất đi cốt cách Cứ sợ

"cứng quá thì gãy" thì làm gì cũng rụt rè, e ngại,cũng lo sợ đủ đường Cũng không ít người chưalàm đã sợ là sẽ không đạt kết quả, làm sẽ hạimình Mang tư tưởng sống kiểu như vậy thì việclớn không thành, ngược lại con người càng dễ trởnên hèn nhát, sợ hãi sự đời mà thôi Chẳng dámcứng cỏi trong hành động của bản thân thì khó mà

có thể giúp đời, giúp người được chứ chưa nói tớilàm việc to lớn, vĩ đại

- Mở rộng: Ở bất cứ thời đại nào, người trí thứcđều có vai trò rất lớn trong xây dựng đất nước,xây dựng xã hội phồn vinh, thịnh vượng, tốt đẹp.Trước những vấn đề hệ trọng của con người, cộngđồng, xã hội, người trí thức cần có quan điểm, lậptrường và sự cứng cỏi Tuy nhiên, trong bối cảnhmới hiện nay, người trí thức phải biết linh hoạt,khi cứng khi mềm để đạt được mục tiêu thuận lợi

và hiệu quả cao nhất, phải biết chiến đấu vì lẽphải nhưng không gây tổn hại cho bản thân và xãhội

4 HOẠT ĐỘNG 4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu HS biết vận dụng tri thức bài học được vào cuộc sống.

- Nội dung: Bài học anh/chị rút ra từ tác phẩm?

GV yêu cầu HS về nhà tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để vận dụng tri thức vào đời sống

- Sản phẩm: Bài làm của học sinh

Trang 28

- Bài học :

+ Nhìn nhận cách sống: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấutranh với cái xấu, cái ác, sự gian tà

+ Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà

=> Lẽ phải, công lí không lệ thuộc vào số lượng người hai phái chính – tà Bè cánh xấu

xa chỉ tồn tại nhất thời Chính nghĩa tất thắng Miễn là người quân tử phải có ý chí vàkhông ngại sự thiệt hại đến bản thân mình

- Tổ chức thực hiện:

+ GV giao bài tập hoặc tình huống thực tiễn

+ HS làm bài ngoài giờ lên lớp và báo cáo kết quả

5 RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY HỌC

I MỤC TIÊU DẠY HỌC

1 Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: cốt truyện, không

gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật Cảm

nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và nhân vật quản ngục Đồng thời

hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện qua cách xây dựng nhân vật

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích

Trang 29

được một số căn cứ đề xác định chủ đề của tác phẩm.

2 Năng lực

- Biết phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác

phẩm truyện

- Biết thuyết trình về một vấn đề, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các

phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói về một vấn

đề;

- Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình; đưa ra được những căn cứ thuyết

phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó về một vấn đề trên tinh thần tôn

trọng người đối thoại

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân

tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác, năng lực tự học

3 Phẩm chất

- Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị văn hóa cổ truyền

của dân tộc và giá trị nhân văn cao đẹp Sống có khát vọng, có hoài bão và thề hiện

được trách nhiệm với cộng đồng

- Bài học góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: HS tích cực, chủ động trong

học tập để vận dụng kiến thức vào cuộc sống

- Bài học góp phần hình thành tính cách tự tin khi trình bày kiến thức

- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: tình yêu với môn Văn

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bài giảng PP,

- Máy chiếu, SGK, GGV Ngữ văn 10, tài liệu tham khảo,

- Phiếu học tập,

- Phiếu đánh giá, biên bản làm việc nhóm

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới

+ Huy động, kích hoạt kiến thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến bài học Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.+ Xác định nhiệm vụ học tập của học sinh

* Nội dung: Tổ chức trò chơi lật ô chữ

GV đặt câu hỏi và học sinh trả lời, từ đó dẫn đến nội dung bài học

Câu 1: Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn Đúng hay sai?

Câu 2: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” còn có tên là …?

Câu 3: Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ … ?

Câu 4: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?

Trang 30

Câu 5: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” in trong tập truyện ?

Câu 6: Đóng góp của Nguyễn Tuân chủ yếu ở thể loại ?

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo đáp án

Câu 1: Đúng

Câu 2: Dòng chữ cuối cùng

Câu 3: suốt đời đi tìm cái đẹp

Câu 4: Tài hoa, độc đáo

Câu 5: Vang bóng một thời (1940)

Câu 6: Tùy bút, bút kí

* Tổ chức thực hiện:

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV tổ chức trò chơi cho học sinh hỏi nhanh, đáp nhanh

- GV chiếu câu hỏi:

+ GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS huy động kiến thức để trả lời

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

+ Hs trả lời nhanh

B4 Kết luận, nhận định

+ GV chiếu câu hỏi và đáp án

+ GV nhận xét về kiến thức, thái độ của học sinh: Hướng học sinh đến sự lịch sự, tự tin, nhanh tay nhanh mắt,

* GV giới thiệu bài mới: Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẫm mĩ” Phong cách của Nguyễn Tuân là phong cánh tài hoa trong việc sưn tìm cái đẹp cao cả, uyên bác trong việc sử dụng từ ngữ

và kiến thức văn hóa, phong cách của một cây bút vừa cổ điển vừa hiện đại Điều này đã thể hiện rất rõ trong “ Chữ người tử tù” trích “ Vang bóng một thời”.

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH BÀI HỌC

- Mục tiêu:

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: cốt truyện, không

gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật Cảm

nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và nhân vật quản ngục Đồng thời

hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện qua cách xây dựng nhân vật

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích

được một số căn cứ đề xác định chủ đề của tác phẩm

+ Hình thành các kĩ năng cần đạt được sau khi học

- Nội dung:

+ GV đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ học tập của học sinh khi tìm hiểu bài

học

+ GV chia lớp thành 05 nhóm Mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng điều hành nhóm

thảo luận vấn đề HS suy nghĩ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

- Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

- Tổ chức thực hiện

Trang 31

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi, thảoluận và tranh biện Yêu cầu HS ghi kết quả thảo luận, xác định quan điểm chungcủa mỗi nhóm, mỗi HS đều phải đưa ra luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ choquan điểm chung của nhóm

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện trao đổi, thảo luận và hoàn

thành nhiệm vụ được giao

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận

+ GV xem sản phẩm của HS Yêu cầu HS báo cáo kết quả

- Dự kiến sản phẩm HS:

B4 Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm

2.2 XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp trực quan, trao đổi, vấn đáp, thảo luận nhóm, Công não, thông tin– phản hồi, mảnh ghép,…

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên

quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thực hiện

B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận và sử dụng mạng internet để tìm các tư liệu cần thiết

B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:

GV đến từng nhóm, gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời lí do tại sao chọn những phương tiện, phương pháp này

- Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở làng Nhân

Mục, nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà

Trang 32

giả, tập truyện “Vang bóng

một thời” và tác phẩm

- Sáng tác của Nguyễn Tuân bộc lộ cái tôi độcđáo, tài hoa, uyên bác; tràn đầy niềm say mê cáiđẹp; thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với cảnhsắc quê hương xử sở và thái độ nâng niu, trântrọng các giá trị văn hoá của dân tộc

- Lối viết của Nguyễn Tuân khá cầu kì, lôi cuốnngười đọc Bằng ngòi bút giàu cảm hứng lãngmạn và tài nghệ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, ông

đã góp cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nhiềutác phẩm xuất sắc

- Tác phẩm: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1940), Thiếu quê hưong (tập tuỳ bút, 1940), Chùa

Đàn (tiểu thuyết, 1946), Sông Đà (tập tuỳ bút,

1965), Cô Tô (kí, 1965),

2 Tập truyện “Vang bóng một thời”

- Gồm 11 truyện ngắn, in lần đầu 1940, là tácphẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trướccách mạng tháng tám

- Nhân vật chính: Hầu hết nhân vật chính trong

Vang bóng một thời là những nhà nho cuối mùa,

tài hoa mà lỡ thời, bất mãn, bế tắc trước thựctrạng xã hội đương thời, tuy buông xuôi bất lựcnhưng quyết giữ “Thiên lương” và “sự trong sạchcủa tâm hồn” Họ là hiện thân của những vẻ đẹpcòn sót lại từ quá khứ: thú chơi tao nhã như đánhthơ, thả thơ, thưởng trà -> ca ngợi nét đẹp văn hoátruyền thống dân tộc, nếp sống thanh cao, tinhthần hào hiệp, nghĩa khí,

- Chủ đề: Thông qua vẻ đẹp của quá khứ còn

vương sót lại, nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ bấthòa sâu sắc trước thực tại cũng như lòng yêu nước

Trang 33

sự kiện diễn ra)

B2 HS suy nghĩ trao đổi và

âm tri kỉ, một người là nghệ sĩ trong nghệ thuậtthư pháp và một người say mê chữ đẹp

+ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căngthẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữa cái đẹpcái thiên lương >< quyền lực tội ác → cái đẹp, cáithiên lương đã thắng thế

=> Trong tình huống ấy vẻ đẹp của các nhân vậtđược bộc lộ

- Huấn Cao trong tác phẩm là kẻ cầm đầu cuộc đạinghịch chống triều đình bị bắt giam với án tử hìnhđang chờ ngày ra pháp trường Vẻ đẹp của HuấnCao được thể hiện qua 3 phương diện :

a Tài hoa, nghệ sĩ:

- Tài viết chữ đẹp: thể hiện rõ qua lời đồn và lời

nói, thái độ của viên quản ngục Nhân vật được

giới thiệu gián tiếp theo cách Văn kỳ thanh bất

kiến kỳ hình, cách miêu tả lấy xa nói gần, lấy bóng

lộ hình

+ Viết chữ nhanh và đẹp : «Có tài viết chữ rất

nhanh và rất đẹp » nổi tiếng khắp cùng tỉnh Sơn.

+ Chữ rất quý : « Có được chữ Huấn Cao mà treo

là có một vật báu trên đời » Quản ngục có sở

nguyện và bất chấp nguy hiểm để có được chữ của

Trang 34

ông Huấn

+ Ý nghĩa của chữ sâu sắc: “nét chữ vuông tươi

tắn nói lên hoài bão tung hoành…”

- Tài võ: ông Huấn còn có tài bẻ khóa vượt ngục

=> Là người văn võ song toàn, là người nghệ sĩtrong nghệ thuật thư pháp

b Thiên lương trong sáng

Thể hiện rõ qua hành động, lời nói của nhân vật(nhân vật tự bộc lộ) :

- Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa khinh lợi, cótài có tâm, coi khinh tiền bạc và quyền thế không

biết cúi đầu trước quyền lực và đồng tiền Ta nhất

sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối đời ta mới viết cho ba người bạn thân

- Huấn Cao không chỉ là một nghệ sỹ tài hoa, màcòn là hiện thân của cái tâm kẻ sỹ Hiểu tấm lòng

và sở thích cao quí của thầy Quản, ông vô cùng

xúc động và ân hận: Thiếu chút nữa ta đã phụ mất

một tấm lòng trong thiên hạ.

=> Chỉ cho chữ người biết trọng cái tài, cái đẹp,

có nhân cách

- Khuyên răn Viên quản ngục: Hướng thiện cho

một con người lầm đường, lạc lối

c Khí phách anh hùng:

- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lạitriều đình

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:

+ Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm

để ý, không thèm chấp

+ Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

“Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”

- Coi thường cái chết, Mặc dù đang chờ ngày rachặt đầu, vẫn nguyên vẹn tư thế ung dung, đàng

hoàng Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản

nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến

điều “Ngươi hỏi ta muốn gì vào đây”.

Trang 35

-> Đó là khí phách của nhà Nho uy vũ bất năngkhuất, của một trang anh hùng dũng liệt, khíphách hiên ngang, bất khuất.

- Ca ngợi tài năng của Huấn Cao, nhà văn thểhiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình: + Kính trọng, ngưỡng mộ người tài

+ Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc Kín đáo bộc lộ lòng yêu nước

- Quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của nhà văn: cái

Đẹp và cái Thiện không thể tách rời Cái Đẹp = cái Tài +cái Tâm- Hình tượng Huấn Cao trọn vẹn

và hoàn hảo bởi một cảm hứng lãng mạn, một bútpháp lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân

+ Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai"

=> Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ

bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầynhưng viên quản ngục vẫn giữ được phẩm chấtcao đẹp, sở thích cao quý

- Là người say mê chơi chữ đẹp :+ Kiên trì nhẫn nhại, công phu, quyết xin chữ cho

bằng được Suốt đời chỉ có một ao ước: Có được

chữ Huấn Cao mà treo trong nhà

+ Có sở thích cao quí đến coi thường cả tínhmạng sống của mình: Đối đãi đặc biệt với tử tù đểxin chữ

 Đó là cuộc chạy đua nguy hiểm, nếu lộ chuyệnquản ngục chắc chắn không giữ được mạng sống

- Quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài:

+ Dám biệt đãi" Huấn Cao là một người tử tù Đó

là việc làm khiến quản ngục có thể rơi đầu

+ Nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi,không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnhý"

Trang 36

+ Thái độ khúm núm khi Huấn Cao cho chữ + Khi nhận chữ, rơi lệ và vái lạy người tù.

=> Quản ngục là một “thanh âm trong trẻo” chenvào giữa một bản đàn mà “nhạc luật đều xô bồ,hỗn loạn” ; “một tấm lòng trong thiên hạ”

- Qua nhân vật viên quản ngục, nhà văn NguyễnTuân thể hiện quan niệm về cái đẹp:

+ Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ,đều ẩn chứa một tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.+ Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nàovẫn giữ được “phẩm chất”, nhân cách

+ Có khi, có lúc, cái đẹp tồn tại ở trong môitrường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà

nó lụi tàn Trái lại nó càng bền bỉ và có sức sốngmạnh mẽ

Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu cảnh cho chữ

B1 GV giao nhiệm vụ:

Nhóm 5: Nhận xét về tình

huống oái ăm, khung cảnh

cho chữ, thủ pháp đối lập

và ý nghĩa tư tưởng của

* Cảnh Huấn Cao cho chữ viên Quản ngục

- Tình huống oái oăm, cuộc kỳ ngộ đầy kịch tính: giữa tên người viết chữ đẹp và người chơi

chữ Họ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu: Nhàngục

+ Xét trên bình diện xã hội: Họ là kẻ thù củanhau Xét trên bình diện nghệ thuật: Họ là tri âmtri kỷ

+ Diễn ra vào lúc nửa đêm, trong nhà tù bẩn thỉuhôi hám, vài canh giờ cuối cùng trước lúc ra pháptrường

- Khung cảnh cho chữ: Là cảnh tượng đầy xúc

động:

+ Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu

+ Ba cái đầu chăm chú trên tấm lụa bạch nguyênvẹn lần hồ

+ Mùi thơm chậu mực+ Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềngđang đậm tô nét chữ, ở đó không phải là một tử tù

mà là một người nghệ sĩ đang thể hiện tài năng.+ Cạnh đó là quản ngục khúm núm, thầy thơ lạirun run bưng chậu mực

=> Bóng tối nhà tù đổ sụp, chỉ có cái đẹp, cáithiện chiến thắng và tỏa sáng

Trang 37

- Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:+ Bởi việc cho chữ diễn ra trong nhà ngục bẩnthỉu, tối tăm, chật hẹp.

+ Bởi người nghệ sỹ sáng tạo trong lúc cổ manggông, chân vướng xiềng

+ Bởi người tử tù lại ở trong tư thế bề trên, uynghi, lồng lộng Còn kẻ quyền uy lại khúm númrun run, kính cẩn, vái lạy

- Nghệ thuật đối lập:

+ Ánh sáng >< Bóng tối:

+ Cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, của nét chữ đẹp đẽ >< Cái xô bồ, hỗn loạn, nhơ bẩn của nhà tù

+ Tư thế đẹp tỏa đầy hào quang của kẻ tử tù ><Viên quan coi ngục đang khúm núm, lĩnh hội, váilạy

- Ý nghĩa tư tưởng của cảnh cho chữ:

+ Khẳng định chiến thắng của cái đẹp, cái thiệntrước cái xấu, cái ác, là sự tôn vinh nhân cách cao

cả của con người

Trong chốn ngục tù ấy cái đẹp, cái thiện, cái cao

cả đã chiến thắng và toả sáng Cho chữ là việc làmcủa kẻ tri âm dành cho người tri kỷ, của một tấmlòng đền đáp một tấm lòng Cái tâm đang điềukhiển cái tài, cái tâm cái tài đang hoà vào nhau đểsáng tạo cái đẹp

+ Dù thực tại có tối tăm tàn bạo đến đâu cũng

không thể tiêu diệt được cái đẹp Cái đẹp bất khảchiến bại Niềm tin mãnh liệt thuộc về chủ nghĩanhân văn sáng giá của Nguyễn Tuân

+ Cảnh cho chữ còn có ý nghĩa: Cái đẹp có thểsản sinh từ nơi cái ác ngự trị nhưng cái đẹp khôngthể chung sống với cái xấu cái ác và cái đẹp cósức mạnh cảm hóa con người và có sức sống bấtdiệt

- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc

- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương

Trang 38

thuật của tác phẩm?

B2 HS suy nghĩ trao đổi và

3 HOẠT ĐỘNG 3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Hs biết thuyết trình về nội dung liên quan đến bài học

có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói; Biết thảo luận vềmột vấn đề có những ý kiến khác nhau; Đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo

vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó trên tinh thần tôn trọng người đối thoại

- Nội dung: Nhận xét về điểm chung giữa hai nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán

sự đền Tản Viên- Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)?

GV yêu cầu HS thảo luận và thuyết trình theo 05 nhóm đã chia như trước GV chọn một nhóm thuyết trình Các nhóm còn lại nhận xét nhóm đã trình bày

- Sản phẩm: Phần tranh biện của HS với lí lẽ dẫn chứng thuyết phục

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt

Hướng dẫn học sinh luyện tập

B1 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

- Giữ nguyên các nhóm đã chia

- Nội dung thảo luận: Nhận xét về điểm

chung giữa hai nhân vật Ngô Tử Văn

(Chuyện chức phán sự đền Tản

Viên-Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử

tù- Nguyễn Tuân)?

B2 HS thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời

B3 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ Các nhóm còn lại nhận xét

B4 GV nhận xét, đánh giá khả năng

thuyết trình và chốt lại kiến thức

- Điểm chung của hai nhân vật Ngô Tử Văn

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)?

-+ Đều là hiện thân cho nhân cách cao quýcủa các nhà nho, kẻ sĩ

+ Đều có phẩm chất: ung dung, bất khuấttrước cường quyền; đấu tranh quyết liệt vớicái xấu, cái ác; đều có phẩm chất hào hiệp,nghĩa khí…

Trang 39

4 HOẠT ĐỘNG 4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu HS biết vận dụng tri thức bài học được vào cuộc sống.

- Nội dung: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một đặc sắc về nghệ thuật trong

“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

GV yêu cầu HS về nhà tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để vận dụng tri thức vào đời sống

- Sản phẩm: Bài làm của học sinh

- Ý nghĩa của nghệ thuật đối lập:

Khẳng định chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác, là sự tôn vinh nhâncách cao cả của con người

Trong chốn ngục tù ấy cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chiến thắng và toả sáng Cho chữ

là việc làm của kẻ tri âm dành cho người tri kỷ, của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng.Cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tâm cái tài đang hoà vào nhau để sáng tạo cái đẹp

- Tổ chức thực hiện:

+ GV giao bài tập hoặc tình huống thực tiễn

+ HS làm bài ngoài giờ lên lớp và báo cáo kết quả

5 RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY HỌC

Trang 40

Ngày soạn:……….

Tiết….:

SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Hs vắng

- Biết thuyết trình về một vấn đề, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với cácphương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Ngày đăng: 27/07/2024, 20:57

w