Trâu không phải là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu vì theo khoản 2 Điều 106BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản khôngphải đăng ký, trừ trường hợp p
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
Trang 2MỤC LỤC
1 Đòi động sản từ người thứ ba 1
1.1 Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/5/2006: 1
1.2 Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao? 1
1.3 Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao? 1
1.4 Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài? 2
1.5 Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên? 2
1.6 Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao? 3
1.7 Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 3
1.8 Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình hay không? Vì sao? 4
1.9 Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản trong BLDS? 4
1.10 Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì sao? 4
1.11 Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không? 4
1.12 Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời? 4
1.13 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao 5
1.14 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không? 5
Trang 31.15 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 7
1.16 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao 7
2 Đòi bất động sản từ người thứ ba 8
2.1 Tóm tắt Quyết định số 07/2018/DS-GĐT ngày 09/05/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: 8
2.2 Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình? 8
2.3 Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình? 9
2.4 Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X? 10
2.5 Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy định trong BLDS chưa? 10
2.6 Theo anh/chị, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao (trong câu hỏi trên)
có thuyết phục không? Vì sao? 11
3 Lấn chiếm tài sản liền kề 11 3.1 Tóm tắt bản án 11
3.1.1 Tóm tắt Quyết định số 617/2011/DS-GĐT ngày 18/8/2011 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao 11
3.1.2 Tóm tắt Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 07-09-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 12
3.2 Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? 12
3.3 Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? 13 3.4 BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất, và không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không? 13
Trang 43.5 Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh chị biết? 13
3.6 Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? 15
3.7 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao? 16
3.8 Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡ nhà
đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)? 16 3.9 Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên không? 16
3.10 Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì sao? 17
3.11 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần đất ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên 17
3.12 Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê, bà Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23 cho câu trả lời? 17
3.13 Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu rõ Quyết định
mà anh/chị biết 18 DANH MỤC THAM KHẢO
Trang 51 Đòi động sản từ người thứ ba
1.1 Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/5/2006:
Ông Triệu Tiến Tài (nguyên đơn) xảy ra tranh chấp về quyền sỡ hữu tài sảncùng ông Hà Văn Thơ (bị đơn) Cụ thể: Ông Tài sỡ hữu một đàn trâu trong đó có 1 contrâu cái và 1 con nghé đực (chưa xiên mũi) do thả rông nên bị ông Thơ hiểu lầm vàchiếm giữ Sau đó, ông Thơ mổ con nghé và bán con trâu cái cho ông Thi, ông Thi lạitiếp tục đổi con trâu cái cho ông Dòn lấy con trâu cái sổi Ngày 3-5-2004, ông Tài yêucầu Tòa án nhân dân huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai buộc ông Thơ trả lại trị giá hai mẹcon con trâu cho ông Tòa sơ thẩm buộc ông Thơ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hoànlại mẹ con con trâu theo đúng số tiền mà Tòa quy định Tòa phúc thẩm chỉ buộc ôngThơ hoàn lại tiền con nghé mà ông đã mổ đồng thời cho rằng ông Tài phải khởi kiệnông Dòn vì ông Dòn là người đang chiếm giữ con trâu mẹ Quyết định của Tòa án: Tòa
án nhân dân tối cao ra quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án choTAND tỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật
1.2 Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
Trâu là động sản vì Điều 107 BLDS 2015 quy định động sản là những tài sản không phải là bất động sản, mà bất động sản bao gồm:
a) Đất đai
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật
Vì trâu không thuộc đối tượng được quy định trong khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 nên trâu thuộc đối tượng là động sản
1.3 Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
Trâu không phải là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu vì theo khoản 2 Điều 106BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản khôngphải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác” Ngoài ra,thực tiễn cho thấy việc yêu cầu đăng ký đối với tài sản là động sản chỉ đặt ra đối vớinhững động sản có giá trị lớn, ví dụ như: xe, tàu, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, vũkhí, vật liệu gây nổ Vì vậy, trâu là động sản theo quy định tại khoản 2 Điều 107BLDS 2015 và không thuộc đối tượng mà pháp luật có quy định là tài sản phải đăng kýquyền sở hữu nên trâu không cần phải đăng ký quyền sở hữu
Trang 61.4 Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài?
Đoạn Tòa án khẳng định trâu có tranh chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu của
“Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07,08), lời khai của các nhânchứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22) và kết quả giám địnhcon trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biên bản xác minh của
cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễn giải biên bản kết quảgiám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâucái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 thángtuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài Ông Thơ là người chiếmhữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.”
1.5 Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên?
Khái niệm về chiếm hữu tài sản:
- Điều 182 BLDS 2005: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.”
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền
sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của
Bộ luật này.”
Chủ thể đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên là ông Dòn vìtheo lời trình bày của ông Tài và ông Thơ thì “ông Thơ dắt trâu về nhà mổ thịt nghé vàbán trâu mẹ cho ông Thi được 3.800.000đ, sau đó ông Thi đổi cho ông Dòn lấy contrâu cái sổi” và “hiện nay con trâu mẹ đang được ông Dòn quản lý” Vì vậy, ông Dònđang là người nắm giữ, quản lý và sử dụng con trâu của ông Tài nên ông Dòn là ngườiđang chiếm hữu tài sản theo Điều 182 BLDS 2005
1.6 Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao?
Việc chiếm hữu của ông Dò không có căn cứ pháp luật vì theo điều 183 BLDS
2005 quy định:
Trang 7“Chiếm hữu có căn cứ phâp luật lă việc chiếm hữu tăi sản trong câc trường hợp sauđđy:
1 Chủ sở hữu chiếm hữu tăi sản;
2 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tăi sản;
3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dđn sự phù hợp vớiquy định của phâp luật;
4 Người phât hiện vă giữ tăi sản vô chủ, tăi sản không xâc định được ai lă chủ sở hữu,tăi sản bị đânh rơi, bị bỏ quín, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với câc điều kiện dophâp luật quy định;
5 Người phât hiện vă giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp vớicâc điều kiện do phâp luật quy định;
6 Câc trường hợp khâc do phâp luật quy định.”
Trong hoăn cảnh có tranh chấp năy, con trđu mẹ lă tăi sản thuộc quyền sở hữucủa ông Tăi nhưng ông Thơ tự ý bân con trđu cho ông Thi mặc dù ông không thuộc đốitượng năo được quy định tại điều 183 BLDS 2005 vă sau đó ông Thi lại trao đổi vớiông Dòn Vậy giao dịch dđn sự được xâc lập giữa ông Thơ vă ông Thi, giữa ông Thi vẵng Dòn lă bất hợp phâp Từ đó có thể khẳng định ông Dòn không phải lă người chiếmhữu có căn cứ phâp luật vì ông không thuộc đối tượng năo được quy định tại Điều 183BLDS 2005
1.7 Thế năo lă chiếm hữu không có căn cứ phâp luật nhưng ngay tình? Níu cơ sở phâp lý khi trả lời.
Cơ sở phâp lý: Điều 180 BLDS 2015 “Chiếm hữu ngay tình lă việc chiếm hữu
mă người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tăi sản đang chiếmhữu” vă Điều 181 BLDS 2015 “Chiếm hữu không ngay tình lă việc chiếm hữu măngười chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tăi sản đangchiếm hữu”
Chiếm hữu không có căn cứ phâp luật nhưng ngay tình lă việc người chiếm hữu
vô tình không thể biết hoặc họ bị lừa dối dẫn đến không biết được việc chiếm hữu tăisản của mình lă không có căn cứ phâp luật
1.8 Người như hoăn cảnh của ông Dòn có lă người chiếm hữu ngay tình hay không? Vì sao?
Người như hoăn cảnh ông Dòn lă người chiếm hữu ngay tình Vì ông Dònkhông biết con trđu mă ông Thi đổi cho mình lă tăi sản tranh chấp của ông Tăi vă ôngThơ
Trang 81.9 Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản trong BLDS?
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện chobên kia một lợi ích sẽ nhận được một bên lợi ích tương xứng (đa phần các hợp đồngdân sự là hợp đồng có đền bù có mối quan hệ trao đổi ngang giá)
Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà một bên nhận được từ bên kia mộtlợi ích nhưng không ràng buộc phải giao lại một lợi ích nào (nếu như hợp đồng có đền
bù các bên chủ thể sử dụng với mục đích trao đổi lợi ích giữa các bên thì hợp đồngkhông có đền bù còn có mục đích giúp đỡ nhau) Vì vậy, hợp đồng không có đền bùthường được giao kết trên cơ sở tình cảm, tương thân tương ái giữa các chủ thể
1.10 Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì sao?
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù Vì ông Thi đã đổi contrâu cho ông giòn ngược lại ông Dòn cũng trao đổi lại cho ông Thi con trâu cái sổi
1.11 Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không?
Trâu có tranh chấp bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài Vì trong bản án thểhiện ông Tài hàng tháng vẫn lên xem đàn trâu của mình, không có thể hiện việc ôngTài từ bỏ quyền sở hữu đối với con trâu và nghé của mình Rồi khi ông Thơ dắt mộtcon trâu và nghé đi qua nhà ông Tài, ông Tài nhận ra đó là trâu và nghé của ông nên cónói với ông Thơ nhưng ông Thơ đã phủ nhận Sau đó ông Thơ dắt trâu về nhà mổ thịtnghé và bán trâu mẹ cho ông Thi tiếp tục là được đổi cho ông Dòn Cho thấy trườnghợp tranh chấp này có thể bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm giữ ngoài ý chí của ông Tài
1.12 Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ôngDòn
Đoạn thứ 2 ở phần “XÉT THẤY” của quyết định số 123/2006/DS-GĐT, Tòa ánnhân dân tối cao đã nhận định :” Tòa án cấp phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và connghé con là của ông Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang do ông NguyễnVăn Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn và quyết định chỉ buộc ôngThơ phải trả lại giá trị con nghé là 900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi ông Thơ phảitrả lại con trâu mẹ là không đúng pháp luật.” Bên cạnh đó ở phần “QUYẾT ĐỊNH”quyết định số 123/2006/DS-GĐT cũng nêu rõ sẽ hủy bản án dân sự phúc thẩm số25/DSPT ngày 22-10-2004, đồng nghĩa với việc Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Trang 9không đồng tình với việc ông Tài có quyền khởi kiện và đòi lại con trâu từ ông Dòn vàcho rằng điều đó là không đúng pháp luật.
1.13 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là chưa thỏađáng
Căn cứ theo điều 257 BLDS năm 2005 và điều 167 BLDS năm 2015 quy địnhnhư sau:
“Điều 257 & Điều 167 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sởhữu từ người chiếm hữu ngay tình: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phảiđăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếmhữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với ngườikhông có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền
bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặctrường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Theo quy định của 2 điều khoản trên, có thể thấy ông Tài (chủ sở hữu) hoàntoàn đủ điều kiện có quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu (con trâucái và con nghé đực) từ ông Dòn (người chiếm hữu ngay tình) Bởi lẽ, giao dịch muabán trao đổi từ ông Thi sang ông Thơ đến ông Dòn là hợp đồng có đền bù và động sản
bị chiếm hữu là ngoài ý chí của ông Tài Do đó, hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao là chưa thực sự hợp lý về mặt pháp luật
1.14 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?
Tại thời điểm xảy ra tranh chấp về động sản (con trâu) giữa ông Tài (nguyênđơn), ông Thơ (bị đơn), ông Dòn (người chiếm hữu ngay tình) thì BLDS năm 2005 cóquy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tại điều 255, 256, 260:
- Điều 255 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:
“1 Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữuphải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu,quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại
2 Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu củamình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của phápluật.”
- Điều 256 Quyền đòi lại tài sản
Trang 10“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sửdụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộcquyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừtrường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này Trong trường hợp tài sảnđang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều
258 của Bộ luật này.”
- Điều 260 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạmquyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.”
Hiện nay, theo pháp luật hiện hành tức BLDS năm 2015 cũng quy định về cácbiện pháp bảo vệ quyền sở hữu tại điều 146, 166, 170:
- Khoản 2 Điều 164 Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quannhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tàisản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khácđối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
- Khoản 1 Điều 166 Quyền đòi lại tài sản
“1 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ ngườichiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ phápluật.”
- Điều 170 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vixâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.”
1.15 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tàiđược quyền yêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con trâu
Đoạn thứ 2 phần “XÉT THẤY” trong quyết định giám đốc thẩm số123/2006/DS-GĐT, Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định: “Trong quá trình giải quyết
vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ các chứng cứ và xácđịnh con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ làngười chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả giá trị con trâu và con
Trang 11nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật” Do đó, ông Tài được quyền yêu cầu ông Thơtrả lại giá trị con trâu.
1.16 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Mặc dù Tòa án nhân dân tối cao đưa ra cách giải quyết có điểm bất đồng vớiđiều khoản của BLDS năm 2005 và 2015 (như đã nêu ở câu 12) nhưng nhìn chunghướng giải quyết của Tòa án nhân tối cao tại quyết định giám đốc thẩm này là khá hợptình hợp lí với hoàn cảnh của vụ án
Theo quy định của pháp luật, ông Tài muốn đòi lại trâu mẹ thì phải đòi từ ôngDòn (người đang thực tế chiếm hữu tài sản) Khi đó, dù ông Dòn đang chiếm hữu ngaytình thông qua hợp đồng có đền bù (hợp đồng trao đổi) thì nếu con trâu trên rời khỏichủ sở hữu là ngoài ý chí của người này (trâu của ông Tài chăn thả rông nhưng bị ôngThơ dắt đi) thì ông Dòn vẫn phải trả lại trâu cho ông Tài Đồng thời ông Dòn có thể đòiông Thi trả lại con trâu sổi và ông Thi đòi ông Thơ bồi thường thiệt hại Tuy nhiên điềunày dẫn đến việc một loạt các tranh chấp phát sinh dẫn đến nhiều hậu quả phức tạp.1
Vậy nên Tòa án đã giải quyết theo đúng yêu của chủ sở hữu (ông Tài) đòi bênchiếm hữu không có căn cứ pháp luật (ông Thơ) bồi thường thiệt hại giá trị cả trâu mẹ
và nghé Tùy thuộc vào tình hình thực tế và loại tài sản mà BLDS ghi nhận nhữngngoại lệ nhằm đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngay tình Quyết định giám đốc thẩm
số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/5/2006 là một tiền lệ khi hướng giải quyết của Tòa khôngphụ thuộc một cách máy móc, rập khuôn vào các điều khoản của BLDS mà có sự xemxét trên diện rộng nhiều khía cạnh, góc nhìn để đưa ra quyết định hợp lí nhất
1 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2023), Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế (táo bản lần thứ
ba, có sửa đổi, bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.386, 387