1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các yến tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của các hộ gia đình tại việt nam

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Thực Phẩm Hữu Cơ Của Các Hộ Gia Đình Tại Việt Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bình
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh
Thể loại Bài Kiểm Tra Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 593,76 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾBỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO KINH TẾ ********** BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU: CÁC YẾN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO KINH TẾ

**********

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU: CÁC YẾN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh

Mã học phần: KTE206 Lớp: KTE.206.1

Giảng viên giảng dạy: TS Nguyễn Thị Bình

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT 4

I BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 4

II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài: Các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ và người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ 5

1.1 Hành vi tiêu dùng 5

1.2 Người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ 6

2 Tổng quan nghiên cứu trong nước 9

III PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 12

1 Mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu 12

2 Thiết kế nghiên cứu 13

2.1. Quy trình nghiên cứu 13

2.2. Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 14

IV TẦM QUAN TRỌNG & ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 16

1. Tầm quan trọng của nghiên cứu 16

2. Đóng góp của nghiên cứu 16

V KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 16

1. Không gian thực hiện nghiên cứu 16

2. Thời gian nghiên cứu 17

VI HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 21

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ 9

Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm 11

Bảng 3: Sự quan tâm đối với thực phầm hữu cơ 11

Bảng 4: Quy trình nghiên cứu 13

Trang 4

TÓM TẮT

Trong bối cảnh thực phẩm hữu cơ đang nhận được nhiều quan tâm, vấn đề thông tin bấtcân xứng trên thị trường cung cầu các sản phẩm này đang ngày càng diễn ra phức tạp,nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩmhữu cơ của các hộ gia đình tại Việt Nam” Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, nghiên cứunhận thấy chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của các hộgia đình Việt Nam cũng như xảy ra tình trạng tiêu cực có thể dẫn tới bất lợi cho các sảnphẩm xanh nói chung và phân khúc thực phẩm hữu cơ nói riêng Dựa vào đó, nghiên cứuđặt ra các giả thuyết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng thựcphẩm hữu cơ và sử dụng kiểm định SEM để đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố.Nghiên cứu mong muốn rằng kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thêm kiến thức, nềntảng cho những doanh nghiệp đang nhắm đến phân khúc thực phẩm hữu cơ trong thịtrường sản phẩm xanh nói riêng và thị trường kinh tế Việt Nam nói chung

I BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Từ khi khái niệm tiêu dùng xanh xuất hiện, xu hướng tiêu dùng này đã, đang và sẽtạo ra những kết quả tích cực và tiếp tục được lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng khátích cực từ phía người dân, các nhà sản xuất cũng như các cơ quan quản lý nhà nước tạiViệt Nam Yếu tố “xanh” lần đầu tiên được đề cập trong Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, theo đó Việt Nam xác định việc chuyển đổiphương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môitrường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết Và một trong những sảnphẩm xanh được ưa chuộng sử dụng hiện nay là thực phẩm hữu cơ

Người tiêu dùng hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến khái niệm thực phẩm hữu cơ

vì họ đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến sức khỏe Hơn nữa, về khái niệm, thực phẩmhữu cơ được sản xuất mà không sử dụng thuốc trừ sâu, các nguyên vật liệu liên quan đếnnông nghiệp khác có hại cho sức khỏe con người Các tin tức về thực phẩm cũng đượccác phương tiện truyền thông quan tâm và cảnh báo đã ảnh hưởng không nhỏ đến lựachọn của người tiêu dùng Cụ thể, vào năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thựcphẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong So vớinăm 2018, số vụ giảm 32 vụ (29,6%), số mắc giảm 1.478 người (42,6%), số đi viện giảm1.135 người (37,2%), số tử vong giảm 9 người (52,9%) Do đó, nhu cầu về thực phẩmhữu cơ tăng cao thúc đẩy nhà sản xuất chuyển từ thực phẩm thông thường sang thựcphẩm hữu cơ

Vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường cung cầu thực phẩm hữu cơ đangngày càng diễn ra phức tạp Theo Dan Glickman, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ dưới thờichính quyền Tổng thống Bill Clinton, người vạch nền móng cho thực phẩm hữu cơ từngphát biểu: “Hãy để tôi nói rõ một điều Hữu cơ không phải là một tuyên bố về an toànthực phẩm, cũng không phải là một phán quyết giá trị về dinh dưỡng hoặc chất lượng" Nhưng thông qua các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị (và thường gây hiểu lầm), nhữnghiệu ứng hào quang phát triển xung quanh thực phẩm hữu cơ đã che mắt người tiêu

Trang 5

dùng Những người chủ trương ủng hộ nó thường xuyên quảng cáo rằng thực phẩm hữu

cơ an toàn hơn, lành mạnh hơn và tốt hơn cho môi trường so với thực phẩm thôngthường Và đó là một lý do khiến nhiều người sẵn sàng trả mức giá cao hơn mà các nhàsản xuất hữu cơ đưa ra, điều này vô hình đã tạo ra tình trạng xấu cho nền kinh tế khi thịgiá của thực phẩm hữu cơ bị đẩy cao hơn rất nhiều lần so với giá gốc của nó và cũnggián tiếp tạo cơ hội để một số doanh nghiệp kinh doanh không còn lành mạnh Mộttuyên bố gây hiểu lầm khác là các sản phẩm hữu cơ vốn đã “lành mạnh” hoặc ít nhất là

“tương đối lành mạnh” hơn các loại thực phẩm không phải là hữu cơ Chưa kể còn cónghiên cứu cặn kẽ, đặt ra câu hỏi về lợi ích sức khỏe vượt trội của thực phẩm hữu cơ.Tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng vànhu cầu thực phẩm hữu cơ trên thị trường

II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài: Các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ và người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ

Do bản thân cụm từ “thực phẩm hữu cơ” hiện nay được ngầm hiểu với các từ khácnhau như “tự nhiên”, “thiên nhiên”, “bền vững” và “lành mạnh” (Kapoor, et al., 2019)nên thay đổi phương thức tiêu dùng theo hướng hữu cơ là chủ đề được quan tâm rộng rãi,bởi nó liên quan đến nhiều chủ thế ( cá nhân, gia đình, nhóm, doanh nghiệp và nhà nước),nhiều cấp độ (địa phương, quốc gia, vùng lãnh thổ và quốc tế), nhiều khía cạnh (tiêu dùngkhông chỉ đơn thuần được xem là đối tượng kinh tế, mà còn phải mở rộng ra cả xã hội vàmôi trường) Hiện nay cùng với việc xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh, việc phát triểncác sản phẩm hữu cơ đang và sẽ trở thành vấn đề tất yếu trên Thế giới nhằm đạt mục tiêuphát triển bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển diễn ra năm 1992 tạiBrazil cho rằng: Để đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng cuộc sống cao hơn chomọi người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêudùng không bền vững 10 năm sau đó, Hội nghị tiếp tục nhấn mạnh phải đẩy nhanhchuyển dịch cơ cấu theo hướng tiêu dùng xanh và sản xuất bền vững thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội, thông qua cải thiện hiệu quả và bền vững trong sử dụng các nguồn lực,quy định sản xuất, giảm thiểu suy thoái tài nguyên môi trường, ô nhiễm và lãng phí.Ngoài ra chủ đề tiêu dùng các thực phẩm hữu cơ còn được đưa vào trong nội dung cácchương trình Nghị sự của các tổ chức quốc tế như UNEP, UNESCAP, tổ chức EU

Trang 6

của người tiêu dùng là quá trình tham gia vào việc đánh giá, mua, sử dụng, hoặc địnhđoạt các hàng hóa/dịch vụ Việc ra quyết định về cơ bản phục thuộc vào hai khía cạnhquan trọng là mức độ hài lòng mong đợi của người tiêu dùng và các nguồn lực có sẵn đểchi tiêu.

Khái niệm tiêu dùng thực phẩm hữu cơ nhấn mạnh vào việc các thực phẩm đượcnuôi hoặc trồng bằng phương thức và tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp hữu cơ, trong đó

mà không sử dụng: Hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảoquản…), hormone kích thích tăng trưởng và kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen Báocáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 1998 cho rằng trên cơ sở thỏa mãn nhucầu của con người và theo đuổi chất lượng cuộc sống cao hơn, con người nên giảm sửdụng tài nguyên và thái chất ô nhiễm để hình thành mô hình tiêu thụ bền vững để khôngảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ tương lai và bảo vệ sức khoẻ

Vai trò của tiêu dùng thực phẩm hữu cơ là rất rõ ràng Vai trò đầu tiên của tiêudùng thực phẩm hữu phải kẻ tới, đó là: tiêu dùng thực phẩm hữu cơ bảo vệ sức khoẻ củacon người, hạn chế nạp vào cơ thể các chất hoá học, góp phần làm giảm các hiệu ứng tiêucực của tiêu dùng đối với môi trường và hệ sinh thái (OECD, 2008) Ngoài ra, tiêu dùngthực phẩm hữu cơ còn khuyến khích sự phát triển của thị trường sản phẩm xanh (OECD,2008)

1.2 Người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ

Theo Walters (1974), người tiêu dùng là một cá nhân mua hàng, có khả năng muahàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức bán hàng để thỏa mãn nhu cầu, mongmuốn hoặc mong muốn của cá nhân hoặc hộ gia đình Người tiêu dùng được chia thànhngười tiêu dùng cá nhân và tổ chức Người tiêu dùng cá nhân mua cho mục đích tiêudùng cuối cùng, trong khi đó người tiêu dùng tổ chức mua các sản phẩm và dịch vụ đểphục vụ cho quá trình hoạt động của một tổ chức (Schiffman & Kanuk, 1997)

Có rất nhiều nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm hữu cơ dưới các góc độ khác nhau,chủ yếu tập trung vào bốn khía cạnh: lý thuyết về tiêu dùng thực phẩm hữu cơ, mô hìnhtiêu dùng thực phẩm hữu cơ, chiến lược tiếp thị tiêu dùng thực phẩm hữu cơ và các yếu

tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ (Sun và cộng sự, 2019) Trong đó, nhữngyếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đã thu hút sự chú ý nhiều nhất của cácnhà nghiên cứu

Yếu tố đầu tiên được nhắc tới chính là mức giá phụ trội của các sản phẩm thựcphẩm hữu cơ hay mức độ chấp nhận chỉ trả cho sản phẩm xanh (Li và cộng sự, 2016).Mức giả phụ trội hàm ý rằng người tiêu dùng cần phải thanh toán một khoản thêm (extra)cho các sản phẩm thực phẩm hữu cơ so với các sản phẩm thông thường (Olive và cộng

sự, 2011; Schultz and Zelezny, 1999, Schultz, 2001) Điều này đồng nghĩa với khái niệmmức độ chấp nhận chỉ trả cho khoản tiêu dùng cần phải cân nhắc khi tinh tới các yếu tốsức khỏe (Stern và cộng sự, 1993; Stern, 2000) Theo Li và cộng sự (2016), phần lớnngười dân Trung Quốc đưa ra mức chấp nhận 5% cho mức giá phụ trội đối với sản phẩmthực phẩm hữu cơ

Trang 7

Ngoài ra, các đặc tính về dân số như tuổi, giới tính, thu nhập và trình độ (Laroche

và cộng sự, 2001; Diamantopoulos và cộng sự, 2003), hiểu biết của cá nhân về (Chan,2001), thái độ của cá nhân đối với sức khỏe và định hướng giá trị cá nhân (Ramayah vàcộng sự, 2010) cũng ảnh hưởng tới tiêu dùng thực phẩm hữu cơ Nghiên cứu của Li vàcộng sự (2016) đã chỉ ra mối tương quan thuận chiều của độ tuổi đối với ý định tiêu dùngthực phẩm hữu cơ của người dân Trung Quốc Theo đó, những người trên 55 tuổi rất sẵnsàng trả thêm khoản phí phụ trội cho việc tiêu dùng sản phẩm thực phẩm hữu cơ, bởi họmuốn bảo vệ sức khỏe

Theo Sun và cộng sự (2019), trong số các yếu tố nhân khẩu học, giáo dục ảnhhưởng đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ thông qua nhận thức về sức khỏe, tuổi và vị tríđịa lý của hộ gia đình (thành thị hoặc nông thôn) cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùngthực phẩm hữu cơ Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng đối với các yếu tố tâm lý,thái độ sức khỏe và nhận thức về sức khỏe thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm hữu cơ Các vấn

đề sức khỏe ảnh hưởng gián tiếp đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ bằng cách ảnh hưởngđến kiến thức sức khỏe ở môi trường bên ngoài Trong môi trường bên ngoài, áp lực môitrường và kiến thức môi trường có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng thực phẩmhữu cơ Ngoài ra, truyền thông cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ thực phẩm hữu cơ thông quanhận thức sức khỏe Tuy nhiên, theo Li và cộng sự (2016), mặc dù rất sẵn sàng tiêu dùngthực phẩm hữu cơ để bảo vệ sức khỏe, nhiều người tiêu dùng ở 4 thành phố lớn củaTrung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán và Thâm Quyến vẫn có những nhận thứcsai lệch về các sản phẩm thực phẩm hữu cơ Họ ưu tiên cho các sản phẩm thực phẩm hữu

cơ nhưng phải tốt cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí Các sản phẩm mang tính chất thânthiện với môi trường nhưng có tiện ích thấp hơn hoặc không tốt cho sức khỏe bằng sẽkhông được ưu tiên sử dụng

Mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân và mức độ chấp nhận chỉ trả cho sản phẩm thựcphẩm hữu cơ là rất phức tạp (Diamantopoulos và cộng sự, 2003) Một số nghiên cứu chỉ

ra sự tương quan thuận chiều giữa mức độ chấp nhận chi trả cho sản phẩm thực phẩmhữu cơ và nhóm nhân tố bao gồm: trình độ, thu nhập, thái độ đối với sức khỏe như nghiêncứu của Olive và cộng sự (2011), Semaphores và cộng sự (2007), Wang và Xu (2004).Tuy nhiên, do không thể đo lường trực tiếp mối quan hệ giữa tiêu dùng và hậu quả sứckhỏe từ việc tiêu dùng nên thông thường người tiêu dùng thường đưa ra mức độ chấpnhận chỉ trả cho sản phẩm thực phẩm hữu cơ ở mức thấp

Mặc dù tiêu dùng là một hành vi cá nhân nhưng người tiêu dùng không phải lànhững cá nhân cô lập, và độc lập với các hành vi kinh tế khác mà họ còn bị ảnh hưởngbởi các yếu tố bên ngoài như môi trường xã hội của họ Một số nghiên cứu khác như củaRylander và Allen (2001) và Zmikau (2003) đề cập tới mối liên hệ giữa các nhân tốkhách quan (bên ngoài) tới tiêu dùng thực phẩm hữu cơ Ví dụ, lãi suất kinh doanh hoặclãi suất của nhà sản xuất có thể có mối quan hệ thuận chiều với tiêu dùng thực phẩm hữu

cơ Hay vị trí địa lý của cửa hàng kinh doanh được đưa vào để đo lường niềm tin củakhách hàng đối với sản phẩm và theo hướng những người tiêu dùng này lan tỏa hànhđộng của họ tới thái độ của những chủ thể khác tham gia thị trưởng (Leary và cộng sự,2014) Bên cạnh đó, phải kể đến mức độ ô nhiễm môi trường, xu hướng sức khỏe Sun và

Trang 8

cộng sự (2019) khẳng định những yếu tố ảnh hưởng tích đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ.Trong đó, đô thị hóa có tác động mạnh nhất đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ Mức tiêuthụ và tỷ lệ phủ thực phẩm hữu cơ và thâm nhập Internet không có tác động đảng kể đếntiêu dùng thực phẩm hữu cơ (Sun và cộng sự, 2019).

Bên cạnh đó, nghiên cứu của World Bank (2003) cho thấy khi mà GDP tính trênđầu người của một quốc gia đạt trên 3.000 USD/năm thì sẽ có hiện tượng tăng tiêu dùngthực phẩm hữu cơ tại quốc gia đó Tuy nhiên, không có nghĩa là tiêu dùng thực phẩm hữu

cơ tăng tương ứng với tăng trưởng kinh tế Tương tự, nghiên cứu tiêu dùng thực phẩmhữu cơ tại 04 thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán và ThâmQuyến, Li và cộng sự (2016) chỉ ra mối quan hệ thuận chiều của GDP với tiêu dùng thựcphẩm hữu cơ nhưng khẳng định mối tương quan là không lớn

1 Mức giá phụ trội của sản phẩm hữu cơ/ Mức

độ chấp nhận chi trả chiều cho sản phẩm hữu

Ngượcchiều

Stern và cộng sự (1993)Stern (2000)

2 Các đặc tính về dân số của người tiêu dùng:

 Tuổi/giới tính

 Thu nhập

 Trình độ

Thuậnchiều

Olive và cộng sự(2011)

Saphores và cộng sự(2007)

Wang và Xu (2004)Laroche và cộng sự(2001)

Diamantopoulos vàcộng sự (2003)

Li và cộng sự (2016)

3 Giá trị cá nhân của người tiêu dùng:

 Hiểu biết cá nhân

 Thái độ với bảo vệ sức khỏe

 Định hướng giá trị cá nhân

Thuậnchiều Chan (2011)Ramayah và cộng sự

(2010)Sun và cộng sự (2019)Yếu tố bên ngoài

Trang 9

4 Vị trí thuận lợi của cửa hàng thực phẩm hữu

chiều

Rylander và Allen(2001)

Bảng 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ

2 Tổng quan nghiên cứu trong nước.

Tại Việt Nam sản phẩm hữu cơ không phải là một khái niệm mới mà đã du nhậpvào Việt Nam khá lâu, nhất là sau khi những vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quantâm Tuy nhiên, chưa nhiều người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này do giá thành còn cao

Dù chưa có một quy định riêng biệt về tiêu dùng xanh nhưng nhiều nội dung liên quanđến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã sớm được đưa vào nội dung chính sách, đượclồng ghép quy định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Nhung (2021), Yếu tố “xanh” lần đầu tiênđược đề cập trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 -

2020, theo đó Việt Nam xác định việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bềnvững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

là yêu cầu cấp thiết Ngày 25 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số1393/QĐ-Ttg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Tại quyết định này, lầnđầu tiên thuật ngữ “tiêu dùng bền vững” được nêu ra, trong đó nhấn mạnh thúc đẩy việcdán nhãn sinh thái và phổ biến thông tin các sản phẩm thân thiện môi trường đến toàn xãhội, chi tiêu công phải gương mẫu thực hiện theo tiêu chuẩn kinh tế xanh, khuyến khíchtiêu dùng bền vững trong khu vực doanh nghiệp và tiêu dùng bền vững trong khu vực dân

cư Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững là một trong ba nhiệm vụ quantrọng cần phải thực hiện mà Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh nêu ra Ngoài ra,tiêu dùng xanh cũng được đề cập tới trong một số các văn bản liên quan đến bảo vệquyền lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (Hoang, 2016)

Trang 10

Thực tế, phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đang gặp một số khó khănnhất định:

Thị trường nội địa cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ dù có tiềm năng nhưngchưa phát triển nhanh vì nhiều nguyên nhân Mức sống của hầu hết người dân Việt Namcòn thấp trong khi giá nông sản hữu cơ rất cao, gấp 2-4 lần so với nông sản thường do chiphí đầu tư ban đầu lớn, tốn nhiều lao động nhưng năng suất thấp Nông sản hữu cơ hiệnchủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập cao tại các đô thị lớn

Thêm vào đó, lòng tin của người tiêu dùng đối nông sản hữu cơ chưa thật sựvững chắc do đi cùng với các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận cũng có nhiều trào lưukinh doanh nông sản tự gắn mác hữu cơ một cách tràn lan, trong khi chất lượng khôngđược kiểm soát chặt chẽ Xét về nhu cầu tiêu dùng thì rất nhiều người muốn sử dụngnông sản hữu cơ nhưng số người thực sự hiểu giá trị của nông sản hữu cơ và có khả năng

sử dụng thường xuyên còn rất ít Ở góc độ người tiêu dùng, hiện nay khi có quá nhiềuhóa chất được sử dụng để trồng, bảo quản thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốcđang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, chính vì vậy an toàn thực phẩm

là mối lo ngại hàng đầu của người Việt khi mua thực phẩm Hầu hết các hộ gia đình đều

đã nghe đến sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh và có những hiểu biết chung về nguyênnhân gây ra biến đổi môi trường tương đối đầy đủ (Ngô T D., Phạm T N., 2019)

Trong thực tế, hoạt động đẩy mạnh tiêu dùng xanh tại Việt Nam là khá đa dạng,được triển khai ở cấp độ các cơ quan quản lý Nhà nước tới các doanh nghiệp Có thể kểtới chương trình cấp Nhãn sinh thái của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chương trìnhNhãn tiết kiệm năng lượng của Bộ Công Thương, chương trình Mạng lưới điểm đến xanhđược tổ chức tại Hà Nội Các chương trình đều hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thứccủa doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiệnmôi trường, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môitrường

Cụ thể, đối với doanh nghiệp, chiến lược phát triển sản phẩm hữu cơ của Vietcoco

đã đưa ra rằng công ty cũng từng bước định hướng xây dựng và phát triển vùng nguyênliệu dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ có lộ trình và mục tiêu rõ ràng Diện tích xây dựng nhỏban đầu đặt nền móng cho mục tiêu mở rộng diện tích đạt 10.000 hecta Hàng năm, độingũ chuyên gia của công ty sẽ tìm kiếm những vườn dừa đạt chất lượng và năng suất tráicao để mở rộng diện tích hữu cơ…

Theo khảo sát của Quandme về tình hình tiêu dùng sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam2018:

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ - các yến tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của các hộ gia đình tại việt nam
Bảng 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm hữu cơ (Trang 9)
Bảng 3: Sự quan tâm đối với thực phầm hữu cơ - các yến tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của các hộ gia đình tại việt nam
Bảng 3 Sự quan tâm đối với thực phầm hữu cơ (Trang 11)
Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm - các yến tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của các hộ gia đình tại việt nam
Bảng 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm (Trang 11)
Bảng 4:  Quy trình nghiên cứu - các yến tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của các hộ gia đình tại việt nam
Bảng 4 Quy trình nghiên cứu (Trang 13)
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN - các yến tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của các hộ gia đình tại việt nam
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w