1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận chủ đề so sánh quan hệ lãnh sự và quan hệ ngoại giao

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Quan Hệ Lãnh Sự Và Quan Hệ Ngoại Giao
Tác giả Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Trí Đạt, Trần Kiến Quốc, Nguyễn Quốc Anh, Trần Gia Nam, Lâm Đức Huy
Người hướng dẫn Ts. Doãn Mai Linh
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Công tác ngoại giao
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 485,78 KB

Nội dung

Quan hệ lãnh sự là mối quan hệ quốc tế được thiết lập giữa các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lợi của quốc gia và công dân của họ ở nước ngoài.. Chức năng chính của quan hệ lãnh s

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-⸭۞⸭ -TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ : SO SÁNH QUAN HỆ LÃNH SỰ VÀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO

Giảng viên hướng dẫn : Ts Doãn Mai Linh

Sinh viên thực hiện : Nhóm 11

Học phần : Công tác ngoại giao

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1 : Cơ sở lí thuyết 3

1.1 Quan hệ lãnh sự 3

1.1.1 Quan hệ lãnh sự là gì? 3

1.1.2 Cơ sở pháp lý 3

1.1.3 Chức năng chính của quan hệ lãnh sự 3

1.1.4 Quyền ưu đãi và miễn trừ 4

1.2 Quan hệ Ngoại giao 5

1.2.1 Quan hệ ngoại giao là gì? 6

1.2.2 Cơ sở pháp lý 6

1.2.3 Chức năng chính của quan hệ ngoại giao 6

1.2.4 Cơ quan đại diện trong quan hệ ngoại giao 6

1.2.5 Nhân viên ngoại giao 7

1.2.6 Quyền ưu đãi và miễn trừ 7

Chương 2 : So sánh quan hệ lãnh sự và Quan hệ Ngoại giao 8

2.1 Giống nhau 8

2.2 Khác nhau 9

2.2.1 Mục đích và Chức năng 9

2.2.2 Đặc điểm 10

2.2.3 Vị trí và Tổ chức 10

2.2.4 Các Hiệp định và Công ước Quốc tế 11

2.2.6 Đối tượng phục vụ 11

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

1 Nguyễn Xuân Nguyên KDQT49C10303 100%

4 Nguyễn Quốc Anh KDQT49C10169 100%

Trang 4

Chương 1 : Cơ sở lí thuyết

1.1 Quan hệ lãnh sự

1.1.1 Quan hệ lãnh sự là gì?

Quan hệ lãnh sự là mối quan hệ quốc tế được thiết lập giữa các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lợi của quốc gia và công dân của họ ở nước ngoài Quan

hệ lãnh sự được thực hiện thông qua các cơ quan lãnh sự và nhân viên lãnh sự

1.1.2 Cơ sở pháp lý

Công ước Viên về Quan hệ Lãnh sự 1963 là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất quy định về quan hệ lãnh sự Ngoài ra, quan hệ lãnh sự còn được quy định bởi các điều ước quốc tế khác, luật pháp quốc gia của các nước có liên quan, và các thỏa thuận song phương hoặc đa phương

1.1.3 Chức năng chính của quan hệ lãnh sự

Bảo hộ lợi ích của công dân: Quan hệ lãnh sự giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân một quốc gia khi họ đang ở nước ngoài

Thúc đẩy hợp tác và hữu nghị: Quan hệ lãnh sự góp phần thúc đẩy hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v

Thúc đẩy giao thương và đầu tư: Quan hệ lãnh sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và đầu tư giữa các quốc gia

Giải quyết tranh chấp lãnh sự: Quan hệ lãnh sự giúp giải quyết các tranh chấp lãnh sự giữa các quốc gia

Cấp thị thực: Quan hệ lãnh sự giúp cấp thị thực cho công dân của các quốc gia muốn nhập cảnh vào nước khác

Cơ quan đại diện trong quan hệ lãnh sự:

Lãnh sự quán: Là cơ quan đại diện của một quốc gia ở nước khác, được đặt tại khu vực lãnh sự do nước tiếp nhận quy định.expand_more

Trang 5

Tổng lãnh sự quán: Là cơ quan lãnh sự có địa vị cao hơn lãnh sự quán, thường được đặt tại thủ đô hoặc thành phố lớn của nước tiếp nhận

Nhân viên lãnh sự:

Tổng lãnh sự: Là người đứng đầu lãnh sự quán hoặc tổng lãnh sự

Lãnh sự: Là người thực hiện các chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự

1.1.4 Quyền ưu đãi và miễn trừ

Nhân viên lãnh sự và cơ quan lãnh sự: Được hưởng một số quyền ưu đãi và miễn trừ nhất định, theo quy định của Công ước Viên về Quan hệ Lãnh sự 1963

và luật pháp của nước tiếp nhận như: quyền ưu đãi miễn trừ về nhà ở, thuế, tự

do đi lại, đối với nhân viên và quyền ưu đãi miễn trừ về sử dụng quốc huy, quốc kì, sự bất khả xâm phạm, đối với các cơ quan lãnh sự

Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự

Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan:

Quốc kỳ và quốc huy: Được treo tại trụ sở, nhà ở và phương tiện đi lại của

người đứng đầu cơ quan

Bất khả xâm phạm: Trụ sở, tài sản, phương tiện và lưu trữ không bị xâm

phạm Chính quyền không vào cơ quan nếu chưa được phép Trong trường hợp khẩn cấp có thể nêu đề nghị

An ninh và tôn nghiêm: Nước tiếp nhận phải đảm bảo trật tự, an ninh và sự tôn

nghiêm Trụ sở và phương tiện không bị lục soát, trưng dụng; nếu buộc phải trưng mua thì phải bồi thường nhanh chóng, thoả đáng

Miễn thuế: Được miễn mọi thứ thuế, trừ thuế và dịch vụ môi giới

Tự do liên lạc: Được quyền liên lạc với chính phủ và các cơ quan khác bằng

bất kỳ hình thức nào, nhưng lắp đặt máy phát tin vô tuyến điện phải có sự đồng

ý của nước tiếp nhận

Thư từ và túi lãnh sự: Bất khả xâm phạm, túi lãnh sự không bị mở hay giữ lại

trừ khi có bằng chứng vi phạm

Trang 6

Giao thông viên lãnh sự: Được quyền bất khả xâm phạm về thân thể và không

bị bắt giữ

Quyền ưu đãi dành cho thành viên cơ quan lãnh sự:

Bất khả xâm phạm thân thể: Được đối xử tôn trọng, không bị bắt hay tạm

giam trừ khi phạm tội nghiêm trọng

Miễn trừ xét xử: Trong khi thi hành chức năng, trừ các vụ kiện cá nhân hoặc

liên quan đến tai nạn

Không bắt buộc cung cấp chứng cứ: Được từ chối cung cấp chứng cứ với tư

cách người làm chứng chuyên môn

Miễn kiểm tra hành lý cá nhân: Hành lý được miễn kiểm tra hải quan và thuế,

lệ phí (trừ phí lưu kho, chuyên chở)

Miễn thuế và thủ tục đăng ký: Miễn thủ tục đăng ký ngoại kiều, giấy phép lao

động, bảo hiểm xã hội và mọi thứ thuế, lệ phí

Đối với lãnh sự danh dự và cơ quan lãnh sự danh dự:

Quyền ưu đãi và miễn trừ: Tương tự cơ quan lãnh sự, trừ quyền bất khả xâm

phạm trụ sở

Miễn thuế và phí: Chỉ áp dụng với một số đồ đạc, vật dụng hạn chế như quốc

huy, cờ, biển đề tên, con dấu, thiết bị văn phòng

Hạn chế phương tiện liên lạc: Không được sử dụng phương tiện giao thông

ngoại giao, giao thông lãnh sự, vali lãnh sự, điện mật mã trừ khi được chính phủ cho phép

Quyền lợi và nghĩa vụ: Được hưởng quyền ưu đãi như lãnh sự chuyên nghiệp,

trừ quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền đăng ký ngoại kiều khi hoạt động thương mại, nghề nghiệp kiếm lời riêng Tóm lại, Quan hệ lãnh sự là một phần quan trọng trong quan hệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích và quyền lợi của quốc gia và công dân của họ ở nước ngoài, đồng thời thúc đẩy hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia

1.2 Quan hệ Ngoại giao

Trang 7

1.2.1 Quan hệ ngoại giao là gì?

Quan hệ ngoại giao là quan hệ chính thức, tự nguyện, được thiết lập giữa hai quốc gia hoặc giữa quốc gia và liên minh quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế, giữa các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động (chính trị, kinh

tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, quốc phòng, v.v.), phù hợp với quy phạm luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế Một khi đã có quan hệ ngoại giao, quốc gia

có quyền trao đổi đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện ngoại giao của mình

1.2.2 Cơ sở pháp lý

Theo Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), quan hệ ngoại giao thực hiện trên cơ sở cùng nhất trí Bước đầu tiên để thiết lập quan hệ ngoại giao, theo thông lệ là phải có công nhận quốc gia này, quốc gia kia và công nhận chính phủ từ phía một quốc gia khác Theo luật quốc tế, có ba hình thức công nhận quốc gia: Công nhận de-facto (công nhận thực tế); công nhận de-jure (công nhận pháp lý); và công nhận adhoc (trọng tài vụ việc)

Ngoài ra, quan hệ ngoại giao còn được quy định bởi các điều ước quốc tế khác, luật pháp quốc gia của các nước có liên quan, và các thỏa thuận song phương hoặc đa phương

1.2.3 Chức năng chính của quan hệ ngoại giao

Đại diện cho quốc gia: Quan hệ ngoại giao giúp đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế, bảo vệ lợi ích và quyền lợi của quốc gia

Thúc đẩy hợp tác và hữu nghị: Quan hệ ngoại giao góp phần thúc đẩy hợp tác

và hữu nghị giữa các quốc gia trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v

Giải quyết tranh chấp quốc tế: Quan hệ ngoại giao giúp giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình

Thúc đẩy giao thương và đầu tư: Quan hệ ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và đầu tư giữa các quốc gia

1.2.4 Cơ quan đại diện trong quan hệ ngoại giao

Trang 8

Đại sứ quán: Là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của một quốc gia ở nước khác

Phái đoàn thường trực: Là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia ở một

tổ chức quốc tế

1.2.5 Nhân viên ngoại giao

Đại sứ: Là người đứng đầu đại sứ quán, đại diện cho quốc gia cử đi và thực hiện các chức năng ngoại giao

Phái viên: Là người đại diện cho quốc gia cử đi tại một tổ chức quốc tế

1.2.6 Quyền ưu đãi và miễn trừ

Nhân viên ngoại giao và cơ quan Ngoại giao cũng được hưởng một số quyền ưu đãi và miễn trừ nhất định, theo quy định của Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao 1961 và luật pháp của nước tiếp nhận

Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện:

Bất khả xâm phạm trụ sở: Tư dinh đại sứ và khu đất, kể cả khi thuê Chính

quyền sở tại phải bảo vệ và đảm bảo yên tĩnh, chỉ vào khi có sự đồng ý, kể cả trong trường hợp khẩn cấp Tài sản, thư từ, công văn, tài liệu cũng bất khả xâm phạm

Liên lạc tự do: Cơ quan đại diện được liên lạc với chính phủ mình bằng giao

thông ngoại giao, điện mật mã, vô tuyến điện (phải được nước sở tại đồng ý)

Trụ sở không dùng cho người tỵ nạn: Công ước Viên 1961 quy định không

dùng trụ sở vào mục đích không phù hợp Các nước Mỹ Latinh cho phép tỵ nạn tại trụ sở nhưng không áp dụng ở ngoài khu vực này

Miễn thuế, phí: Được miễn tất cả các loại thuế, phí nhà nước và địa phương,

trừ phí dịch vụ cụ thể (điện, gaz, nước, điện thoại )

Treo quốc kỳ, quốc huy: Tại trụ sở, nhà riêng đại sứ và phương tiện giao

thông

Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao:

Trang 9

Bất khả xâm phạm thân thể: Không bị bắt, giam giữ, ngược đãi, xúc phạm

Nước tiếp nhận phải bảo vệ và tôn trọng, có hiệu lực từ khi bắt đầu công tác đến khi kết thúc Vi phạm pháp luật phải xử lý qua con đường ngoại giao

Bảo vệ tài sản và giấy tờ: Tư dinh, tài sản, giấy tờ, thư từ, phương tiện giao

thông của viên chức ngoại giao cũng bất khả xâm phạm

Miễn trừ xét xử: Không bị xét xử hình sự, dân sự, hành chính Khi phạm tội,

nước tiếp nhận thông báo nước cử để xử lý Nếu có quốc tịch nước tiếp nhận, chỉ miễn trừ khi thực hiện chức năng

Miễn trừ thuế: Miễn các loại thuế, lệ phí, trừ thuế gián thu, thuế và phí bất

động sản tư nhân, thuế thu nhập từ nguồn gốc nước sở tại, phí dịch vụ cụ thể

Miễn trừ thuế quan: Miễn thuế nhập khẩu, thuế, lệ phí liên quan cho đồ vật

dùng công việc và đồ dùng riêng Hành lý cá nhân miễn kiểm tra hải quan, trừ khi có cơ sở xác đáng

Miễn trừ khác: Miễn chế độ bảo hiểm xã hội, nghĩa vụ lao động, quân sự

Thành viên cơ quan đại diện được tự do đi lại, xây dựng nhà thờ riêng trong trụ

sở Trong thời chiến, được rời khỏi nước tiếp nhận sớm nhất, vẫn được quyền

ưu đãi, miễn trừ đến lúc rời đi Tóm lại, Quan hệ ngoại giao là một kênh quan trọng để các quốc gia giao tiếp, hợp tác và giải quyết các vấn đề chung Quan hệ ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc

tế

Chương 2 : So sánh quan hệ lãnh sự và Quan

hệ Ngoại giao

2.1 Giống nhau

Đều là quan hệ quốc tế: Cả hai đều là hình thức quan hệ giữa các quốc gia

nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và quyền lợi của quốc gia và công dân của họ ở nước ngoài

Cơ sở pháp lý: Cả hai đều dựa trên các điều ước quốc tế, đặc biệt là Công ước

Viên về Quan hệ Lãnh sự 1963 và Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao 1961

Trang 10

Hoạt động vì lợi ích quốc gia: Dù là quan hệ lãnh sự hay ngoại giao, mục tiêu cuối cùng vẫn là phục vụ lợi ích quốc gia, từ việc bảo vệ công dân, thúc đẩy thương mại, đến xây dựng các mối quan hệ chính trị và văn hóa vững chắc Đặt cơ quan tại nước sở tại: Cả quan hệ lãnh sự và ngoại giao đều thiết lập các

cơ quan chính thức tại nước sở tại để thực hiện nhiệm vụ của mình Đại sứ quán

là cơ quan chính của quan hệ ngoại giao, trong khi lãnh sự quán là cơ quan chính của quan hệ lãnh sự

Bảo vệ và hỗ trợ công dân và xúc tiến quan hệ kinh tế văn hóa:

Một trong những nhiệm vụ chính của cả lãnh sự và ngoại giao là bảo vệ và hỗ trợ công dân của quốc gia mình khi họ ở nước ngoài Điều này bao gồm các dịch vụ như cấp và gia hạn hộ chiếu, cung cấp hỗ trợ pháp lý, và hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp

Ngoài ra, cả hai hình thức quan hệ đều nhằm thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, văn hóa và thương mại giữa các quốc gia Họ có thể tổ chức các sự kiện văn hóa, triển lãm thương mại, và các hoạt động khác nhằm tăng cường sự hiểu biết

và hợp tác giữa các quốc gia

2.2 Khác nhau

2.2.1 Mục đích và Chức năng

Quan hệ ngoại giao:

Mục đích: Xây dựng và duy trì mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và quân

sự giữa các quốc gia

Chức năng: Đại diện cho quốc gia ở nước ngoài, đàm phán các hiệp định, bảo

vệ lợi ích quốc gia và công dân của mình ở nước ngoài, và thu thập thông tin về nước sở tại để báo cáo về nước nhà

Quan hệ lãnh sự:

Mục đích: Bảo vệ và hỗ trợ công dân của quốc gia mình đang sinh sống hoặc

làm việc ở nước ngoài, và xúc tiến quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa giữa các quốc gia

Trang 11

Chức năng: Cấp và gia hạn hộ chiếu, cấp visa cho công dân nước sở tại muốn

đến nước mình, hỗ trợ công dân trong các tình huống khẩn cấp, giúp giải quyết các vấn đề pháp lý, và thúc đẩy quan hệ thương mại và văn hóa

2.2.2 Đặc điểm

Quan hệ ngoại giao:

Đại sứ quán: Cơ quan ngoại giao chính thức của một quốc gia tại nước khác,

đứng đầu bởi Đại sứ

Tính chất: Thường liên quan đến các vấn đề chính trị, chiến lược và ngoại giao

ở cấp cao

Quyền miễn trừ: Nhân viên ngoại giao có quyền miễn trừ ngoại giao rộng rãi,

bao gồm miễn trừ khỏi sự truy tố và các nghĩa vụ pháp lý của nước sở tại

Quan hệ lãnh sự:

Lãnh sự quán: Cơ quan lãnh sự của một quốc gia tại nước khác, thường đặt ở

các thành phố lớn, nhưng không phải thủ đô, đứng đầu bởi Tổng Lãnh sự

Tính chất: Tập trung vào việc hỗ trợ công dân và xúc tiến quan hệ kinh tế,

thương mại, và văn hóa

Quyền miễn trừ: Nhân viên lãnh sự có quyền miễn trừ hạn chế hơn so với nhân

viên ngoại giao, chủ yếu liên quan đến các hoạt động chính thức của họ

2.2.3 Vị trí và Tổ chức

Quan hệ ngoại giao:

Vị trí: Đại sứ quán thường đặt tại thủ đô của nước tiếp nhận

Tổ chức: Có thể bao gồm các phòng ban như chính trị, kinh tế, văn hóa, và

quốc phòng

Quan hệ lãnh sự:

Vị trí: Lãnh sự quán thường đặt ở các thành phố lớn hoặc các khu vực có nhiều

công dân nước mình cư trú hoặc làm việc

Trang 12

Tổ chức: Thường nhỏ hơn đại sứ quán, tập trung vào các dịch vụ lãnh sự và xúc

tiến thương mại, văn hóa

2.2.4 Các Hiệp định và Công ước Quốc tế

Quan hệ ngoại giao:

Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao năm 1961: Đặt ra các nguyên tắc và quy định về quan hệ ngoại giao, bao gồm các quyền và nghĩa vụ của nhân viên ngoại giao và quyền miễn trừ ngoại giao

Quan hệ lãnh sự:

Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự năm 1963: Quy định các nguyên tắc và quy định về quan hệ lãnh sự, bao gồm các quyền và nghĩa vụ của nhân viên lãnh

sự và quyền miễn trừ lãnh sự

2.2.5 Mức độ tiếp xúc với nước sở tại

Quan hệ ngoại giao:

Cấp cao: Thường tiếp xúc với các quan chức chính phủ cấp cao, bao gồm các

bộ trưởng và tổng thống, để giải quyết các vấn đề chiến lược và chính trị

Quan hệ lãnh sự:

Cấp cơ sở: Chủ yếu làm việc với các cơ quan địa phương và tổ chức cộng đồng

để hỗ trợ công dân và thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa

2.2.6 Đối tượng phục vụ

Quan hệ ngoại giao:

Quốc gia: Tập trung vào bảo vệ lợi ích quốc gia và thúc đẩy chính sách đối

ngoại của quốc gia

Quan hệ lãnh sự:

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:09