NHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮCNHẠC LỄ TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮC
Trang 1NGUYỄN THỊ VIỆT THẢO
NHẠC LỄ TRONG
TẾ ĐÀN XÃ TẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC
TP Hồ Chí Minh – 2023
Trang 2NGUYỄN THỊ VIỆT THẢO
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi Các số liệu sử dụng và thông tin trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố theo qui định
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong các nghiên cứu cùng hướng khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 02 năm 2023
Nghiên cứu sinh ký tên
Trang 4Đặc biệt cảm ơn PGS.TS Bùi Thiên Hoàng Quân, người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho công trình nghiên cứu này đã đồng hành, tận tụy và dìu dắt tôi vượt qua những trở ngại, khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC VÍ DỤ ÂM NHẠC viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu: 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Ý nghĩa khoa học & thực tiễn: 11
7 Những đóng góp mới của luận án: 13
8 Bố cục của luận án 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 14
1.1 Khái niệm nhạc lễ, âm nhạc cung đình và Đàn tế Xã Tắc 14
1.1.1 Nhạc lễ theo điển sử Trung Quốc 15
1.1.2 Nhạc lễ theo sử liệu Việt Nam 18
1.2 Các khái niệm liên quan đến đàn Xã Tắc 25
1.2.1 Vị trí, vai trò của âm nhạc trong tế đàn Xã Tắc 25
1.2.2 Khái niệm liên quan 26
1.3 Đàn Xã Tắc và đàn Xã Tắc dưới triều Nguyễn ở Huế 29
1.3.1 Đàn Xã Tắc Trung Quốc 29
1.3.2 Đàn Xã Tắc Việt Nam trước thời Nguyễn 31
1.3.3 Đàn Xã Tắc trong thứ bậc tế tự dưới triều Nguyễn 34
1.3.4 Lập đàn Xã Tắc và cách tổ chức lễ tế Xã Tắc dưới triều Nguyễn 36
Trang 61.4 Vài nét về hệ thống nhạc lễ cung đình: 44
1.4.1 Bài bản thuộc hệ thống Đại nhạc 44
1.4.2 Bài bản thuộc hệ thống Tiểu nhạc 47
1.4.3 Về thang âm điệu thức trong hệ thống Nhạc lễ cung đình Huế 49
1.5 Hiện trạng đàn Xã Tắc 51
1.5.1 Đàn Xã Tắc trước khi phục dựng năm 2008 51
1.5.2 Đàn Xã Tắc từ năm 2008 đến nay 52
Tiểu kết chương 1 60
CHƯƠNG 2 CA CHƯƠNG VÀ HỆ THỐNG BÀI BẢN TRONG TẾ ĐÀN XÃ TẮC 61
2.1 Đặc điểm nghệ thuật của ca chương 62
2.1.1 Vài nét về Ca chương trong nhạc lễ cung đình Huế: 62
2.1 2 Chức năng các bộ phận nhạc lễ và múa trong tế đàn Xã Tắc:……… 63
2.1.3 Cấu trúc làn điệu, thang âm điệu thức 69
2.1.3.1 Về cấu trúc làn điệu 69
2.1.3.2 Về thang âm điệu thức………73
2.1.3.3 Đặc điểm chung:……….79
2.1.4 Về dàn nhạc đệm cho ca chương……… 82
2.1.5 Giá trị nghệ thuật của ca chương trong tế đàn Xã tắc 90
2.1.5.1 Đặc điểm: 90
2.1.5.2 Giá trị nghệ thuật: 91
2.2 Hệ thống bài bản gắn với các lễ thức trong tế đàn Xã Tắc 91
2.3 Cấu trúc làn điệu, thủ pháp phát triển giai điệu một số bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc: 94
2.3.1 Cấu trúc làn điệu một số bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc 94
2.3.2 Thang âm, điệu thức một số bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc 105
Tiểu kết chương 2 109
Trang 7CHƯƠNG 3 BIÊN CHẾ DÀN NHẠC, PHƯƠNG THỨC HÕA TẤU, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẠC KHÍ CUNG
ĐÌNH HIỆN NAY 110
3.1 Biên chế các dàn nhạc trong tế Đàn Xã Tắc 110
3.1.1 Biên chế dàn Nhã nhạc (dàn nhạc Văn) 110
3.1.2 Biên chế dàn Nhạc huyền (dàn nhạc Văn) 113
3.1.3 Biên chế dàn Đại nhạc (dàn nhạc Võ) 116
3.1.4 Biên chế dàn Tế nhạc – Tiểu nhạc (dàn nhạc Văn) 118
3.1.5 Biên chế nhóm Ty Chung và Ty Khánh (xếp theo dàn nhạc Võ) 123
3.1.6 Biên chế nhóm Ty Cổ (xếp theo dàn nhạc Võ) 125
3.1.7 Phường Bát âm 125
3.2 Những kiểu kết hợp nhạc cụ và bài bản nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc: 126
3.2.1.Các kiểu kết hợp trong hòa tấu nhạc lễ cung đình 126
3.2.2 Các kiểu kết hợp hòa tấu nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc 129
3.3.Giá trị nghệ thuật hòa tấu nhạc lễ trong tế Đàn Xã Tắc và một số vấn đề về nhạc khí cung đình hiện nay: 135
3.3.1 Giá trị nghệ thuật hòa tấu nhạc lễ 135
3.3.2 Một số vấn đề về nhạc khí và bài bản nhạc lễ cung đình hiện nay: 139
3.3.3 Bảo tồn và phát huy giá trị nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc 141
Tiểu kết chương 3: 145
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
16 TTBTDTCĐH Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
19 BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tương quan giữa ngũ hành, ngũ phương, ngũ sắc trong kiến trúc
đàn Xã Tắc Huế 37
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các bộ phận nhạc lễ trình tấu trong tế đàn Xã Tắc 43
Bảng 1.3: So sánh lễ phục dựng tế Xã Tắc nắm 2008 với sử liệu triều Nguyễn………56
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng ca chương trong nhạc lễ cung đình triều Nguyễn 63 Bảng 2.2: Biên chế nhạc khí của Bộ Nhã nhạc hay Chính nhạc dùng trong các lễ tế Giao, tế Miếu, tế Xã Tắc triều Nguyễn 84
Bảng 2.3: Sơ đồ cấu trúc một số bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc………98
Bảng 3.1: Tương quan so sánh biên chế dàn Nhã nhạc 111
Bảng 3.2: Dàn Nhã nhạc (Chính nhạc) theo Nội các triều Nguyễn 112
Bảng 3.3: Tương quan so sánh dàn Nhạc huyền về họ, loại và số lượng 114
Bảng 3.4: Dàn Nhã nhạc lớn là tập hợp của 2 đơn vị dàn nhạc 115
Bảng 3.5: Bảng so sánh giữa hai dàn Đại nhạc trong Đại Nam hội điển sự lệ và dàn Đại nhạc hiện nay 117
Bảng 3.6: Tổng hợp so sánh giữa hai dàn Tiểu nhạc năm 1919 trong B.A.V.H và dàn Tiểu nhạc hiện nay 121
Bảng 3.7: Dàn Nhã nhạc lớn triều Nguyễn 124
Bảng 3.8 Biên chế phường Bát âm 128
Trang 10DANH MỤC VÍ DỤ ÂM NHẠC
Ví dụ 1.1: Trích một số bài bản trùng tên với Tiểu nhạc và Ca Huế 46
Ví dụ 1.2: Thang âm của bài Mã vũ 51
Ví dụ 1.3: Thang âm mười bài Ngự 51
Ví dụ 2 1: Tư phong chi chương 69
Ví dụ 2.2: Diên phong chi chương 70
Ví dụ 2.3: Ca chương Hưng phong 70
Ví dụ 2.4: Một số mô típ phát triển chủ đạo của ca chương……… 71
Ví dụ 2.5: Ca chương Diên phong: 72
Ví dụ 2.6: Ca chương Khánh phong 72
Ví dụ 2.7: Ca chương Tư phong 72
Ví dụ 2.8: Phần kết của ca chương Hòa phong 72
Ví dụ 2.9: Phần kết của ca chương Mậu phong (chung hiến lễ) 73
Ví dụ: 2.10: Đoạn nhạc trong ca chương Hòa phong 76
Ví dụ 2.11: Trục âm chính của ca chương 76
Ví dụ 2.12: Đoạn nhạc trong ca chương Diên phong 76
Ví dụ 2.13: Ca chương Hòa phong 77
Ví dụ 2.14: Ca chương Diên phong (trích –lễ nghinh thần) 79
Ví dụ 2.15: Ca chương Diên phong 81
Ví dụ 2.16: Ca chương Diên phong 85
Ví dụ 2.17: Ca chương Dụ phong……… 86
Ví dụ 2.18: Đoạn nhạc trong ca chương Mậu phong 87
Ví dụ 2.19: Tiết tấu Ca chương Diên phong 89
Ví dụ 2.20: Bài có cấu trúc 5 câu nhạc 95
Ví dụ 2.21: Bài có cấu trúc 4 câu nhạc 96
Ví dụ 2.22: Bài có cấu trúc 3 câu nhạc 97
Ví dụ 2.23: Bài có cấu trúc 2 câu nhạc 97
Ví dụ 2.24: Bài có cấu trúc 1 câu nhạc 98
Ví dụ 2.25: Nhắc lại âm hình tiết tấu trong bài Bông (bản cho Kèn Sonal) 100 Ví dụ 2.26: Nhắc lại nguyên dạng trong bài Đăng đàn đơn (bản kèn Sonal) 100 Ví dụ 2.27: Thủ pháp mô phỏng trong bài Man (bản cho kèn sonal)…… 101
Trang 11Ví dụ 2.28: Mô phỏng biến tấu trong bài Nam trĩ (Nam bằng sáp mái, bản cho
Kèn Sonal), 101
Ví dụ 2.29: Nét nhạc đi liền bậc, bình ổn, trong bài Kim tiền 102
Ví dụ 2.30: Nét nhạc trong bài Nguyên Tiêu 102
Ví dụ 2.31: Nhắc lại nguyên dạng trong bài Liên hoàn 102
Ví dụ 2.32: Nhắc lại biến đổi trong bài Bình bán 103
Ví dụ 2.33: nhắc lại theo mô hình “biến đổi – nguyên dạng – biến đổi” trong bài Phú lục địch: 103
Ví dụ 2.34: Đoạn kết trong bài Phẩm tuyết và bài Nguyên tiêu 104
Ví dụ 2.35: đoạn mở đầu trong bài Liên hoàn và bài Bình bán 104
Ví dụ 2.36: Bài Đăng đàn cung trong Đại nhạc 106
Ví dụ 3.1: Bài Đăng đàn cung “trích” 130
Ví dụ 3.2: Bài Cung bằng – Kèn thoét (trích) 131
Ví dụ 3.3: Bài Long ngâm (bậc hò Sol), chuyển lên quãng 4 (bậc hò do), gọi là bản Nhạc thiều 134
Ví dụ 3.4:Cách vào Thủ các bài Long Ngâm, Bông, 10 bài ngự 139
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước có lịch sử mấy nghìn năm sống trong chế độ quân chủ phong kiến dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật canh tác
trồng lúa nước là chủ yếu Do vậy, lễ tế Đàn Xã Tắc để “Cầu cho mưa thuận
gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt”, một nghi lễ có từ lâu đời ở
Trung Quốc và du nhập vào nước ta từ nhiều thế kỷ trước Luôn luôn có vị trí
quan trọng trong các lễ tế tự hàng năm dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam qua các thời kỳ (Lý, Trần, Lê, Nguyễn), và cho đến nay, nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước
Nhạc lễ của các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là dưới triều Nguyễn đã có nhiều tác giả đề cập đến với khá nhiều công trình nghiên cứu, nhưng nhạc lễ trong tế Đàn Xã Tắc, một trong những cuộc lễ được xếp vào hàng Đại tự dưới thời các vua triều Nguyễn thì chưa có một công trình nào
nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về lĩnh vực Âm nhạc học, cụ thể là: “Biên
chế nhạc khí, các tổ chức dàn nhạc, hệ thống bài bản, thang âm điệu thức, cấu trúc làn điệu, phương thức hòa tấu, sự tham gia diễn tấu của các ca công, vũ công, nhạc công trong các ca chương và múa Bát dật Chính vì
vậy, luận án sẽ tiếp tục kế thừa thành quả nghiên cứu cùng hướng của các tác giả đi trước và tiếp tục bổ sung các lĩnh vực chưa hoàn thiện của nhạc lễ trong
tế đàn Xã Tắc như: kỹ thuật diễn tấu, phương thức hòa đàn, lối tiến hành giai điệu của một số bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc, Ca chương và khái niệm các tổ chức dàn nhạc, các bộ phận nhạc và múa trong tế Đàn Xã Tắc Việc nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu trên lĩnh vực Âm nhạc học về nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc và các yếu tố liên quan đến lễ tế đàn Xã Tắc là việc làm hết sức cấp bách hiện nay trước sự bào mòn khắc nghiệt của thời gian, nhất là những
Trang 13“Báu vật nhân văn sống” đang ngày càng thưa thớt dần Ngoài việc giữ gìn
nét đẹp văn hóa, thuần phong, mỹ tục của một đất nước có truyền thống trọng nông thì việc phát huy những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đàn Xã Tắc trong việc bảo tồn vốn cổ và phát triển kinh tế du lịch, là việc làm có ý nghĩa và mang tính khả thi cao trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay ở vùng đất Cố đô
Lễ tế Xã Tắc không chỉ là bản sắc văn hóa, là triết lý Nho học và Phật học phương Đông, mà còn là lòng tự tôn dân tộc, là sự thể hiện đế quyền của các vua triều Nguyễn trong việc cai trị đất nước Từ những đặc trưng về văn hóa, âm nhạc, thuật phong thủy và nhất là vấn đề thực hành nghi lễ được điển chế hóa bằng nhiều qui định hết sức chặt chẽ của Bộ Lễ, cho thấy đàn Xã Tắc
và nghi lễ đại tự của nó dưới triều Nguyễn là hình thức tế tự tiêu biểu và quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân cả nước lúc bấy giờ
Từ vốn sử liệu đồ sộ của triều Nguyễn phần liên quan đến nhạc chương, nhạc khí trong nhạc lễ cung đình và tế đàn Xã Tắc, cùng với các tư liệu điền
dã thu thập được trong những năm qua và các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài báo, tham luận khoa học của các tác giả đi trước liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài mà chúng tôi tiếp tục kế thừa và triển khai thực hiện những dự định nghiên cứu của mình Mặt khác, đàn Xã Tắc được tọa lạc tại Cố đô Huế, với thời gian từ 1802 đến 1945 dưới triều các vua Nguyễn, và từ 1945 cho đến nay, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu, sưu tầm, đối chiếu, so sánh các số liệu với các triều đại phong kiến Việt Nam trước thời Nguyễn cũng như các nước đồng văn Nhã nhạc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản
Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nhạc Lễ trong tế
Đàn Xã Tắc” để tiến hành nghiên cứu và thực hiện luận án Tiến sĩ chuyên
ngành Âm nhạc học tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh
Trang 142 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc, một di sản văn hóa phi vật thể quí giá của đất nước dưới thời các triều đại quân chủ phong kiến, đặc biệt là dưới thời các vua triều Nguyễn đã kế thừa và phát triển loại hình này đạt đến độ rực rỡ, hoàn chỉnh của thể chế Nhã nhạc cung đình Việt Nam Trong phạm vi các tư liệu mà chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu được, có thể chia các hướng tiếp cận
đề tài như sau:
2.1 Về sử liệu triều Nguyễn và các sách nghiên cứu, tham khảo
Ngoài các sử liệu triều Nguyễn ghi chép lại tương đối đầy đủ về hình thức tế tự, nghi thức lễ, trang phục, đạo cụ, tự khí, nhạc khí, các thể loại, bài bản âm nhạc tham gia lễ tế Xã Tắc thì còn có khá nhiều công trình khoa học, bài báo nghiên cứu có giá trị về mặt học thuật về nhạc lễ cung đình và tế Đàn
Xã Tắc Xin được liệt kê một số sử liệu và công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu:
(1) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của
Tu Trai Nguyễn Tạo, Sài Gòn, 1960, tập Kinh Sư Tài liệu giới thiệu chung về các nghi thức tế tự, trang phục, đạo cụ, cách chuẩn bị và tiến hành một cuộc lễ dưới triều Nguyễn
(2) Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề, Những Đại lễ và vũ khúc của vua
chúa Việt Nam,(in lần đầu năm 1968); Nxb Văn học, Hà Nội, 1992, Giới
thiệu chung về lễ tế Xã Tắc dưới thời Nguyễn
(3) Nội các triều Nguyễn, Khâm Định Đại Nam Hội Điển sự lệ, bản dịch
của Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993, Bộ Lễ, tập 6,7,8 Tài liệu này cung cấp thông tin về nghi thức và các lễ thức trong tế Xã Tắc; Các trang phục, tự khí, nhạc khí, ca chương, biên chế các loại dàn nhạc…
(4) Quốc sử quán triều Nguyễn (1996), Khâm Định Đại Nam Hội Điển
Trang 15sự lệ, quyển 86 – 89, Nxb Thuận Hóa, Huế Tài liệu này cung cấp các số liệu
về nhạc khí, nhạc chương trong lễ nhạc cung đình triều Nguyễn, đặc biệt là ca chương trong tế Xã Tắc
(5) Những người bạn cố đô Huế - BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Hue- từ năm 1914 -1919, bản dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997 Tài liệu cơ bản cung cấp các số liệu về cách thức tổ chức một cuộc tế Xã Tắc, quan niệm
và nhận thức về Lễ nhạc của các vua triều Nguyễn, giới thiệu các dàn nhạc cung đình, nhạc cụ, thuyết Âm Dương ngũ hành, Tam tài, Vô vi, Kinh dịch, thuật Phong thủy…
(6) Trần Kiều Lại Thủy (1997), Âm nhạc cung đình triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế Cung cấp cái nhìn toàn cảnh về bối cảnh xã hội thời Nguyễn, các yếu tố hình thành âm nhạc cung đình, các thể loại và bài bản âm nhạc cung đình, múa cung đình, các tổ chức dàn nhạc và một số đặc điểm ngôn ngữ âm nhạc cung đình Nguyễn…
(7) Tô Ngọc Thanh (1999), Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam, Nxb
Âm nhạc, Hà Nội Tài liệu cung cấp về những sự tương đồng và khác biệt về Nhã nhạc của các nước đồng văn Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam Đồng thời đưa ra một số bài bản Tiểu nhạc được ghi âm vào các năm
1950, 1977, 1996; Sách Hán Nôm ghi nhạc phổ…
(8) Văn Thị Minh Hương (2003), Gagaku và Nhã nhạc, Nxb Thanh
Niên.Tài liệu cung cấp những khái niệm về Gagaku và Nhã nhạc, cũng như vị trí, thành phần nhạc khí, Thanh nhạc, múa; sự tương đồng và khác biệt, tổ chức dàn nhạc… của Gagaku và Nhã nhạc
(9) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện
Sử học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, 10 tập Tài liệu cung cấp những thông tin về lễ tế tự cũng như các cuộc lễ quan trọng khác của triều đình liên quan đến các tổ chức dàn nhạc
Trang 16(10) Thân Văn (2005), Các phương thức hòa nhạc cung đình Huế, Nxb
Thuận Hóa, Huế Tài liệu cung cấp các tổ chức dàn nhạc cùng phương thức hòa tấu của các dàn nhạc cung đình nói chung và đưa ra những nhận định về giá trị của Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn
(11) Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội Điển sự lệ
tục biên, bản dịch của Viện Sử học và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế,
Nxb Giáo dục, 2005, tập 1 -4, Nxb KHXH, 2007, tập 5-6 Tài liệu cung cấp các số liệu về cách thức tổ chức một cuộc tế Xã Tắc, giới thiệu các dàn nhạc cung đình, nhạc cụ, thuyết Âm Dương ngũ hành, Tam tài, Kinh dịch…
(12) Bùi Ngọc Phúc (2010), Nhã nhạc triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa,
Huế Nêu lên bức tranh toàn cảnh về Nhã nhạc triều Nguyễn như: Tuồng cung đình, Múa cung đình, Lễ nhạc cung đình, nhận định về ca chương, nhạc chương, biên chế nhạc khí và tổ chức dàn nhạc…
2.2 Các Luận án, Luận văn:
Đã có một số Luận văn tốt nghiệp Đại học, Cao học nghiên cứu về âm nhạc cung đình triều Nguyễn của một số nhạc sĩ công tác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nội dung của các Khóa luận, luận văn này liên quan đến âm nhạc cung đình Việt Nam nói chung, nhạc lễ triều Nguyễn nói riêng như:
(1) Luận văn tốt nghiệp Đại học “Khảo sát nhạc lễ cung đình Huế” của
Nguyễn Đình Sáng (1999), Đại học Nghệ thuật Huế Tác giả đã tiến hành khảo sát, thống kê, lập các bảng biểu khá cụ thể, chi tiết về các tổ chức dàn nhạc, hệ thống bài bản, biên chế nhạc khí và tổng mục các ca chương trong lễ nhạc cung đình triều Nguyễn
(2) Luận văn tốt nghiệp Đại học “Mối tương quan về âm nhạc giữa các
loại hình nghệ thuật biểu diễn cung đình Huế” của Phan Thuận Thảo (2001),
Đại học Nghệ thuật Huế Tác giả đã nêu lên mối tương quan giữa âm nhạc với các loại hình nghệ thuật biểu diễn như: Múa cung đình, Tuồng cung đình, Lễ nhạc cung đình
Trang 17(3).Luận văn tốt nghiệp Đại học “Nhã nhạc cung đình Huế” của Nguyễn
Thị Việt Hà (2008), Học viện âm nhạc Huế Tác giả nêu lên thực trạng của Nhã nhạc cung đình, giá trị của Nhã nhạc, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Nhã nhạc dưới thời các vua Nguyễn, cùng những đề xuất về bảo tồn và phát huy những giá trị quí báu của Nhã nhạc cung đình Huế
(4) Luận án Tiến sĩ Sử học “Các đàn miếu Đại tự triều Nguyễn ở Huế
(1802-1945): Sự hình thành và nghi thức tế tự” của Huỳnh Thị Anh Vân,
(2016), Trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế Luận án cung cấp thêm về nghi thức tế tự ở đàn Xã Tắc, các qui định về trang phục của vua và hoàng thân quốc thích, các quan văn, quan võ, quan Thông tán, Nội tán, chấp sự, các quan binh, ca công, nhạc công, vũ công, các đồ tự khí, nhạc khí… tham gia một buổi lễ ở đàn xã tắc
2.3 Giáo trình và các tài liệu liên quan
Ngoài những tư liệu trên, chúng tôi cũng tiếp cận thêm một số giáo trình
liên quan đến đề tài nghiên cứu như:
(1) Giáo trình « Lược sử âm nhạc Việt Nam » giảng dạy tại Học viện
Âm nhạc Quốc gia Việt Nam của Nguyễn Thụy Loan (1993), Nxb Âm nhạc,
Hà Nội Với 124 trang, được chia làm 4 phần, 6 chương đã cung cấp cái nhìn xuyên suốt về âm nhạc cổ truyền Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến hết thời quân chủ phong kiến cùng sự ra đời của âm nhạc mới Việt Nam cho đến nay Tuy nhiên, chúng tôi chú trọng đến mảng âm nhạc cung đình Việt Nam qua các triều đại, làm cơ sở nhận định các số liệu về tổ chức dàn nhạc, hệ thống bài bản cho công trình nghiên cứu của mình
(2) Tập tài liệu giảng dạy dành cho lớp Đại học Nhã nhạc đầu tiên của Việt Nam tại trường Đại học Nghệ thuật Huế (1998), gồm tổng phổ các bài cơ bản của Tiểu nhạc và Đại nhạc trong lễ nhạc cung đình Nguyễn của nghệ nhân Trần Kích, Trần Thảo và giảng viên Trương Ngọc Thắng ký âm theo lối
5 dòng kẻ
Trang 18(3) Sách giáo trình “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” (2014), Nxb Âm
nhạc của Nguyễn Thị Mỹ Liêm, gồm 449 trang Phần âm nhạc cung đình và nhạc lễ dân gian, các dàn nhạc thính phòng, âm nhạc sân khấu … trong đó có các chương (IV –V –VI – VII), làm cơ sở cho việc đối chiếu, so sánh với các tài liệu cùng hướng khác
(4) Giáo trình “Lịch sử âm nhạc cung đình Việt Nam” giảng dạy tại Học
viện Âm nhạc Huế, do Nguyễn Việt Đức (Chủ biên), Nguyễn Đình Sáng, Bùi Ngọc Phúc, Nxb Đại học Huế (2015), sách dày 183 trang, kết cấu 4 chương cùng nhiều ví dụ âm nhạc, ảnh tư liệu minh họa…Chúng tôi coi đây là tài liệu rất quan trọng với hướng nghiên cứu của mình, vì tập giáo trình không chỉ nêu lên bức tranh toàn cảnh về âm nhạc cung đình Việt Nam mà còn so sánh
sự tương đồng, dị biệt trong âm nhạc cung đình Việt Nam với các nước Đông
Á ( Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên)
(5) Các sách chuyên khảo về lịch sử âm nhạc Việt Nam như: “Lịch sử
âm nhạc Việt Nam” (2017), Nxb Trẻ của Thế Bảo, gồm 514 trang, 4 phần, 10
chương Trong đó đáng chú ý là âm nhạc thời đại Hùng Vương cho đến hết thời Nguyễn, ngoài các phần về thể loại, bài bản, tổ chức dàn nhạc, tác giả còn nêu lên nhiều số liệu đáng chú ý như: số lượng danh nhân, vị trí các quan
nhạc, nghệ thuật diễn tấu… các sách “âm nhạc cổ truyền Việt Nam”, Nxb Đại học Sư Phạm, và “Thường thức về âm nhạc cổ truyền Việt Nam” và
“ Lịch sử âm nhạc”, Nxb Giáo dục, của PGS.TS Nguyễn Thụy Loan, cung
cấp những kiến thức liên quan, sự ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc cung đình
và âm nhạc dân gian
(6) Giáo trình “Nhã nhạc cung đình Việt Nam”, hai tập (2018), Nxb
Đại học Huế, do Nguyễn Việt Đức (Chủ biên), nghệ nhân Trần Thảo, Dương Tiến Dũng, Nguyễn Thị Việt Hà, đang được sử dụng làm tài liệu giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Huế là một tài liệu quan trọng vừa ghi âm các bài bản theo
Trang 19chữ nhạc và lối ghi âm 5 dòng kẻ, vừa đưa ra các bài bản của từng nhạc cụ và tổng phổ hòa tấu nhạc cung đình Nguyễn Đây là một tài liệu thực hành quan trọng cho hướng nghiên cứu của đề tài
(7) Giáo trình “Lịch sử âm nhạc Việt Nam” (2019), Nxb Giáo dục, do
Nguyễn Thị Mỹ Liêm (Chủ biên), Lâm Trúc Quyên, nêu lên các số liệu, thông tin về âm nhạc cung đình qua các triều đại phong kiến Việt Nam, có tính liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.4 Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau
a Quá trình tiếp biến văn hóa trong lịch sử âm nhạc dân tộc tác động và ảnh hưởng đến nghệ thuật hòa nhạc cung đình triều Nguyễn
b Những giá trị nghệ thuật âm nhạc trong tế đàn Xã Tắc là một nhánh trong tổng thể kiến trúc Nhã nhạc (nhạc lễ) triều Nguyễn Những giá trị đó đã được thế giới công nhận và tôn vinh Là chủ nhân của những giá trị đó, chúng
ta cần có những hành động thiết thực, khoa học trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy, để những giá trị quí báu ấy trường tồn cùng dân tộc
c Những loại hình nghệ thuật 100% cung đình nằm trong thể chế Nhã nhạc như Ca chương, múa Bát dật, các nhạc khí cung đình đã thất truyền, cần
có kế hoạch phục hồi để trả lại giá trị nguyên bản cho nhạc lễ cung đình
d Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo các chuyên ngành âm nhạc
di sản của Khoa âm nhạc Di sản – Truyền thống Học viện âm nhạc Huế, có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, xử lý các kỹ năng, kỹ xảo, thủ pháp diễn tấu cá nhân trong các phương thức hòa nhạc cung đình và tế đàn Xã Tắc
3 Mục đích nghiên cứu:
Cho đến nay, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến đàn Xã Tắc và nghi thức tế đại tự của nó dưới triều Nguyễn ở Huế Tuy nhiên,
Trang 20các bài viết, công trình này chỉ mô tả những đối tượng riêng lẻ hoặc đề cập đến những khía cạnh khác nhau ở mức độ nhất định Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về nghệ thuật âm nhạc trong lễ tế đàn
Xã Tắc Hệ thống lại các tổ chức dàn nhạc, biên chế nhạc khí, số lượng bài bản, các thủ pháp diễn tấu và phương thức hòa tấu nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc dưới triều Nguyễn Tìm hiểu thang âm, điệu thức, cấu trúc làn điệu, hình thức câu, đoạn, của các bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc, Ca chương nhằm khẳng định những giá trị nghệ thuật âm nhạc trong lễ tế đàn Xã Tắc dưới triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam
Trải qua những biến thiên của lịch sử, chịu nhiều tác động của bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau, các bộ phận nhạc lễ và nghi thức đại tự của đàn
Xã Tắc dưới triều Nguyễn ở Huế đang được bảo tồn, phát huy giá trị tích cực trong bối cảnh mới Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án còn nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học để đảm bảo sự khách quan giữa mục tiêu bảo tồn và tính chân xác của di sản nhằm phát huy những giá trị nghệ thuật âm nhạc của đàn Xã Tắc trong việc quảng bá bản sắc văn hóa và phục vụ phát triển du lịch một cách bền vững
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: là bộ phận nhạc lễ gắn với các nghi thức, lễ thức và
toàn bộ quá trình hành lễ từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc cuộc lễ trong tế đàn
Xã Tắc ở Huế dưới thời Nguyễn
Phạm vi nghiên cứu là: (1) các tổ chức dàn nhạc, biên chế nhạc khí, hệ
thống bài bản, phương thức hòa tấu nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc dưới thời các vua triều Nguyễn ở giai đoạn hưng thịnh nhất 1802 – 1885 và từ sau năm
1885 cho đến nay (2) Tìm hiểu hình thức câu, đoạn, thang âm điệu thức của các bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc, Ca chương; kỹ thuật diễn tấu, các kiểu kết
Trang 21hợp hòa tấu nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc thông qua biểu diễn của gia đình nghệ nhân Lữ Hữu Thi, nhà hát Nghệ thuật Truyền thống cung đình Huế, và Câu lạc bộ Nhã nhạc Phú Xuân Không gian nghiên cứu của đề tài là đàn Xã Tắc tại Huế, thời gian nghiên cứu để thực hiện luận án là từ năm 2014 cho đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, Phương pháp nghiên cứu Âm nhạc học, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp điền dã Âm nhạc dân tộc học, phương pháp chuyên gia
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi vận dụng chủ yếu ở chương 1 để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc cung đình Việt Nam, trong đó có nhạc Lễ cung đình trải qua các triều đại (Lý, Trần, Lê) và gần 400 năm thời kỳ các chúa Nguyễn đến triều đình nhà Nguyễn sau này Phân tích tổng hợp các thông tin liên quan, các thư tịch cổ và các công trình nghiên cứu đã công bố để xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho công trình nghiên cứu của mình
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện đề tài thuộc lĩnh vực âm nhạc học, ở chương 2 và chương 3, chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu Âm nhạc học để tìm hiểu về cấu trúc làn điệu của các ca chương, các bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc, phân tích về thang âm điệu thức, tìm hiểu về cấu trúc các dàn nhạc cùng biên chế nhạc khí, phương thức hòa tấu nhằm hệ thống hóa và tổng kết các giá trị nghệ thuật âm nhạc trong tế đàn Xã Tắc
Trong quá trình tổng hợp tài liệu, phân tích, đánh giá, chúng tôi cũng chú
ý vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, như các phương pháp phân tích thư tịch, phương pháp thống kê – phân loại để so sánh, đối chiếu với các
sơ đồ, bảng biểu, ví dụ, ảnh chụp nhằm tìm hiểu chi tiết về các bộ phận âm
Trang 22nhạc và múa tham gia lễ tế đàn Xã Tắc ở chương 2 Kết hợp với phương pháp so sánh lịch sử đồng đại và lịch đại để tìm những nét đặc trưng tương đồng và khác biệt giữa đàn Xã Tắc ở Huế dưới thời Nguyễn so với đàn Xã Tắc ở Trung Quốc và Hàn Quốc ở chương 1, nhằm phản ánh tinh thần tự tôn dân tộc trong quá trình tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài có ý thức và chọn lọc
Luận án còn sử dụng phương pháp điền dã Âm nhạc dân tộc học kết hợp với phương pháp chuyên gia, nhằm mục đích tìm hiểu và làm rõ hơn các giá trị của nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc Thông qua các nghệ nhân lâu năm ở Huế, các nghệ sĩ có bề dày hoạt động chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu Huế…
để làm cơ sở khoa học cho việc so sánh, đối chiếu cũng như những nhận định
về giá trị của nhạc lễ cung đình trong tế đàn Xã Tắc
Trong việc xử lý tư liệu, chúng tôi sẽ cố gắng dựa vào tư liệu gốc và các
tư liệu dịch thuật có uy tín Trong trường hợp không thể tiếp cận tư liệu gốc
mà phải trích dẫn lại, chúng tôi sẽ nói rõ nguồn
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kiến thức chuyên ngành như Lịch sử
âm nhạc Việt Nam, Nhạc khí các dân tộc Việt Nam, Lịch sử âm nhạc cung đình Việt Nam, Hòa thanh dân tộc, Văn hóa Việt Nam và Văn hóa Huế, để làm rõ hơn những giá trị nghệ thuật âm nhạc trong tế đàn Xã Tắc
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Về ý nghĩa khoa học
Thông qua các tổ chức dàn nhạc và thể loại âm nhạc, cấu trúc bài bản, biên chế nhạc khí, Phương thức hòa tấu Thông qua chức năng diễn tấu của các nhạc công, ca công, vũ công Luận án muốn nhấn mạnh tính khoa học của
hệ thống bài bản, biên chế nhạc khí, các tổ chức dàn nhạc, kỹ thuật diễn tấu
và phương thức hòa tấu gắn với lịch sử nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc
Trang 23Về ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hệ thống lại các qui định về phương thức hòa tấu của các dàn nhạc, nhất là biên chế nhạc khí gắn với hệ thống bài bản Mặt khác, luận án
muốn tìm hiểu sâu hơn về ca chương, (đặc biệt là giai điệu và lối hòa tấu đệm
cho ca chương), một bộ phận quan trọng trong quá trình hành lễ, một loại
hình nghệ thuật khá độc đáo trong lịch sử âm nhạc cung đình Việt Nam Bên
cạnh đó, luận án cũng đưa ra lối ghi âm song ngữ (lối ghi Chữ nhạc kết hợp
với lối ghi trên 5 dòng kẻ), thông qua các bài bản hòa tấu Đại nhạc, Tiểu nhạc
và lối thực hành âm nhạc áp dụng cho sinh viên, học sinh Khoa âm nhạc Di sản - Truyền thống, Học viện âm nhạc Huế nói riêng và các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trên phạm vi cả nước khi nghiên cứu, đào tạo về nhạc lễ cung đình Luận án còn tiến hành tổng hợp, phân tích thêm về cấu trúc làn điệu, thang âm điệu thức của một số bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc, Ca chương trong tế đàn Xã Tắc Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị âm nhạc cổ truyền dân tộc trong việc khai thác tiềm năng du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay
7 Những đóng góp mới từ kết quả nghiên cứu của luận án
(1) Hệ thống lại các kiểu liên kết nhạc cụ, các nhóm liên kết bài bản Đại nhạc, Tiểu nhạc trong phương thức hòa tấu nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc
(2) Bổ sung thêm các thủ pháp phát triển giai điệu, cấu trúc làn điệu, thang âm, điệu thức của hệ thống bài bản nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc Làm cơ
sở để nghiên cứu sâu hơn về những giá trị nghệ thuật của nhạc lễ cung đình (3) Luận án cũng đưa ra lối ký âm chữ nhạc dân tộc cổ truyền kết hợp với lối ghi theo 5 dòng kẻ phương Tây đối với các bài bản ca chương, Đại nhạc, Tiểu nhạc trong lễ tế đàn Xã Tắc, để phục vụ hữu hiệu hơn cho việc đối chiếu, so sánh trong công tác nghiên cứu cũng như thuận lợi cho các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp tại Huế cũng như trên phạm vi cả nước khi
Trang 24trao truyền các giá trị di sản nhạc lễ cung đình cho các thế hệ tương lai
(4) Nêu lên những giá trị nghệ thuật của ca chương, một loại hình nghệ thuật độc đáo chỉ có ở trong cung đình, một loại hình nghệ thuật không thể thiếu khi tổ chức các lễ đại tự dưới triều Nguyễn, cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy một cách khoa học, bài bản, góp phần làm giàu có bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới
(5) Luận án cũng nêu lên kỹ thuật diễn tấu của một số nhạc cụ, đặc biệt
là bộ Gõ, giữ vai trò quan trọng trong các phương thức hòa tấu nhạc lễ của từng dàn nhạc
8 Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần chính văn của luận án được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương 2: Ca chương và hệ thống bài bản nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc Chương 3: Biên chế dàn nhạc, phương thức hòa tấu, giá trị nghệ thuật và một số vấn đề nhạc khí cung đình hiện nay
Trang 25Xã Tắc và nguồn gốc, xuất xứ sự ra đời của đàn tế này
Âm nhạc cung đình: Bao gồm tất cả các loại hình âm nhạc phục vụ cho
nghi thức, lễ lạt, triều nghi và các sinh hoạt trong hoàng cung như: Nhạc lễ cung đình, Tuồng cung đình, Múa cung đình, Ca Huế
Nhạc lễ : Là các bộ phận âm nhạc phục vụ cho các cuộc lễ từ nhỏ đến
lớn trong cung đình và ngoài dân gian
Nhạc lễ cung đình : Là loại hình âm nhạc nghi lễ gồm các bộ phận âm
nhạc và múa nghi thức phục vụ cho các cuộc lễ lạt, triều nghi của cung đình với các trình thức, qui mô và niêm luật chặt chẽ do Bộ Lễ qui định
Nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc: là loại hình âm nhạc nghi lễ gồm các bộ
phận âm nhạc (Nhã nhạc, Nhạc huyền, Đại nhạc, Tiểu nhạc, Bát âm, nhóm Ty Chung, Ty Khánh, Ty Cổ và múa Bát dật văn, Bát dật võ), và hệ thống bài bản (đã trình bày ở chương 3) được triều đình qui định thành điển chế và có điều chỉnh qua từng thời kỳ dưới triều các vua Nguyễn ở Huế
Tế : Là cúng dâng lễ vật theo nghi lễ trọng thể, thường có đọc sớ và
Chiêng, Trống đi kèm
Tế đàn : Đàn lập giữa trời để tế ; Đàn tế
Xã Tắc: Xã (thần đất, còn gọi là thần Hậu thổ), Tắc (thần ngũ cốc, còn
Trang 26gọi là thần Lúa); ngoài ra, Xã Tắc còn được hiểu là giang sơn xã tắc để chỉ đất nước và những gì thuộc về chủ quyền của một quốc gia
Đàn Xã Tắc: Là nơi vua cho đắp đàn bằng nguồn đất sạch của cả nước,
tượng trưng cho sự thống nhất giang sơn, dùng để tế thần Xã và thần Tắc một năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân trăm họ được ấm no, hạnh phúc
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ đề cập đến lễ tế Xã Tắc trong cung đình dưới thời các vua Nguyễn, và để làm rõ hơn nguồn gốc, xuất xứ của nhạc lễ cung đình và nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc, chúng tôi xin tiếp cận dưới góc nhìn lịch đại để thấy rõ sự ảnh hưởng và tiếp thu có chọn lọc cùng những sáng tạo tài tình của tiền nhân trong loại hình nhạc lễ cung đình Việt Nam
1.1.1.Nhạc lễ theo điển sử Trung Quốc
Nhã nhạc (nhạc lễ) là một thuật ngữ chỉ loại hình âm nhạc dùng trong cung đình một số nước phong kiến phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản và Việt Nam Theo tự điển Hán - Việt của Thiều Chửu và Trần Văn
Chính, (“Nhã”, có nghĩa chung là thanh cao, đẹp đẽ, còn có nghĩa khác là
chính đáng, có phép tắc, có mẫu mực, đối nghĩa với “Tục”; còn “Nhạc” là âm
nhạc) [27]
Khái niệm Nhã nhạc theo từ điển Từ Hải nêu lên như sau: “Nhã nhạc
được gọi trái nghĩa với tục nhạc Nhã nhạc là nhạc và múa mà các vị đế vương Trung Quốc thời xưa dùng trong lúc cúng tế trời đất, tổ tiên và trong các dịp lễ vui mừng của triều đình cùng các cuộc yến tiệc”1
[Từ Hải, Thượng
Hải, 1989, dẫn theo tài liệu “các đàn tế ở Huế” của NNC Phan Thuận An]
Như vậy, Nhã nhạc ở Trung Quốc được hiểu là âm nhạc cung đình nói chung, đối nghịch với tục nhạc (tức âm nhạc dân gian)
1 Phiên âm chữ Hán: “Nhã nhạc: Tục nhạc đich đối xưng Trung Quốc cổ đại đế vương tế tự thiên địa, tổ tiên cập triều hạ, yến hưởng thời sở dụng đích nhạc vũ”
Trang 27Để tìm hiểu sâu hơn về sự hình thành và phát triển của lịch sử Nhã nhạc (nhạc lễ) Trung Quốc, chúng tôi xin điểm qua một số dấu mốc quan trọng sau: Các nhạc cụ trống, khánh đá, ống địch làm bằng xương thú được người Trung Quốc sử dụng ngay từ thời tiền sử và lần lượt được bổ sung thêm ở các triều đại kế tiếp như:
Thời nhà Hạ (1800- 1500 Tr CN) người Trung Quốc sử dụng thêm nhạc
cụ Huân bằng đất nung và Chuông gốm
Thời nhà Thương (1450 – 1050 Tr CN), âm nhạc thường đi kèm vũ điệu Vũ nhạc đời nhà Thương gắn liền với vu thuật được dùng trong lễ dâng hiến cho quỉ thần, là phương tiện để giao tiếp với thế giới thần linh Nhạc cụ nhà Thương cũng phát triển vượt trội so với các thời đại trước Khánh đá, Chuông đồng đã được sử dụng đặc biệt họ đã chế ra loại Chuông đồng phát
ra hai cao độ khác nhau theo mẫu hình quả trám, người Trung Quốc gọi là hình ngói ghép [115]
Nhà Chu (Thế kỷ XI – 256 Tr CN) đã kế thừa thành tựu âm nhạc nhà Thương đồng thời thực hiện nhiều cải cách lớn về văn hóa, kỹ thuật để xây dựng một quốc gia rộng lớn với chế độ chính trị mới mẻ Để duy trì trật tự xã hội theo chế độ, nhà Chu đã đặt ra lễ nhạc, trong đó, lễ là những nghi thức về
tế tự, triều hưởng và nhạc là hệ thống vũ nhạc đi kèm các nghi lễ đó Sách Âm
nhạc Trung Quốc do Kiều Kiến Trung (Chủ biên) cho biết “Thời đại nhà Chu
là thời đại đưa ra qui định sớm nhất đối với “Lễ” (các nghi thức tế tự, triều hưởng) và “Nhạc” (vũ nhạc tiến hành theo với “Lễ”), đấy chính là chế định
ra lễ nhạc”), [120] Sách Âm nhạc Trung Quốc còn cho biết thêm: “Chế độ
lễ nhạc đã ảnh hưởng tác động tới mấy nghìn năm sau, mãi tới đời nhà Thanh mới kết thúc Nội dung cụ thể của mỗi thời đại không giống nhau, nhưng về
lý luận lại nhất loạt lấy nhà Chu làm mẫu mực” [120 – tr 20] Như vậy, nhà Chu lập ra Nhã nhạc (nhạc lễ) để chứng tỏ quyền lực của mình ở nhiều đẳng
Trang 28cấp khác nhau, nhằm duy trì trật tự xã hội và quyền lực cao nhất thuộc về Thiên tử
Thời nhà Tần khái niệm Nhã nhạc là âm nhạc nghi lễ cung đình, tách hẳn
ra với loại hình âm nhạc giải trí trong cung đình vốn có nguồn gốc từ âm nhạc dân gian
Thời nhà Đường (618- 907), âm nhạc cung đình có nhiều loại hình phong phú, đa dạng thì Nhã nhạc vẫn được duy trì và xây dựng với qui mô lớn
Thời nhà Tống bao gồm các loại hình: Nhã nhạc, Tục nhạc, Hồ nhạc… như vậy, khái niệm và nội dung của Nhã nhạc qua các thời kỳ này là âm nhạc nghi lễ, tồn tại bên cạnh các loại hình âm nhạc giải trí trong cung đình
Từ điển Từ Nguyên nêu định nghĩa: “Nhã nhạc là nhạc chính đáng, ngày
xưa dùng trong các dịp lễ tế Giao, tế Miếu và các dịp triều hội…” [dẫn theo
tài liệu “Các đàn tế ở Huế” của NNC Phan Thuận An]
Từ điển Từ Hải còn giải thích thêm rằng:
Thời nhà Chu dùng Nhã nhạc để múa Lục vũ ở tông miếu, các nhà Nho cho rằng âm nhạc ấy là “trung chính, hòa bình”, lời ca ấy là “điển nhã, thuần
chính”, rồi tôn Lục vũ lên làm khuôn phép của Nhã nhạc… [Từ Hải, Thượng
Hải xuất bản, 1989, “Theo tài liệu đã dẫn” của NNC Phan Thuận An]
Như vậy, khái niệm Nhã nhạc Trung Quốc được hiểu theo hai nghĩa sau: -Nghĩa rộng: bao gồm tất cả các loại nhạc có trong cung đình
-Nghĩa hẹp: Là loại hình âm nhạc nghi lễ, có ý nghĩa như là quốc nhạc, thể hiện vai trò chính trị của triều đình Vừa mang tính nghi lễ, vừa mang tính chính trị, vừa có ảnh hưởng sang các nước có mối quan hệ gần gũi với Nhã nhạc Trung Quốc như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam
Trang 291.1.2 Nhạc lễ theo sử liệu Việt Nam
Ở Việt Nam, dưới thời Lê Sơ, theo các tài liệu sử ghi lại thì trong công cuộc xây dựng chính qui hóa nền âm nhạc cung đình Việt Nam, âm nhạc thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã có sự sắp xếp lại thành hai bộ phận: đó
là thự (bộ) Đồng văn và thự Nhã nhạc, do quan Thái thường cai quản
Về hai bộ nhạc lễ này, nhà sử học Phạm Đình Hổ trong cuốn Vũ Trung
tùy bút [56] cho rằng: Đồng văn chuyên về tấu nhạc (nhạc đàn), còn Nhã nhạc
chuyên về thanh nhạc (nhạc hát)
Nhưng theo một số tài liệu của các nhà nghiên cứu âm nhạc sau này thì:
“… Nhã nhạc chỉ là một bộ phận nằm trong dàn nhạc lớn” ( Nguyễn Chí Vũ
-Tìm hiểu một số hình thức tổ chức âm nhạc cổ truyền Việt Nam -Tạp chí
nghiên cứu VHNT), hoặc: “… Nhã nhạc không còn là một dàn đồng ca hay hợp xướng như hiểu theo lúc ban đầu, (…) các bộ Đồng văn, Nhã nhạc và bộ Đại nhạc đã kết hợp thành dàn nhạc lớn của cung đình trong các đại lễ…”
(Nguyễn Viêm - Lịch sử âm nhạc dân gian cổ truyền Việt Nam - Viện
Nghiên cứu âm nhạc)
Theo Luận án “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” [65], của Trần Văn
Khê cũng cho rằng: Nhã nhạc dùng để tấu nhạc chứ không có chức năng ca hát Trong quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc cung đình, đặc biệt là lịch
sử phát triển dàn nhạc thì hình như mọi tổ chức dàn nhạc cung đình Huế đã không còn giữ nguyên chức năng và nghi thức trình tấu như qui định ban đầu
mà chúng phối hợp diễn tấu với nhau theo từng nội dung nghi lễ, nghi thức hết sức đa dạng, cầu kỳ của triều đình và rất có thể đã hình thành thêm những
tổ chức dàn nhạc mới, các thể loại âm nhạc mới Dấu tích hình thành các tổ chức âm nhạc mới này được thể hiện qua một số dàn nhạc không có tên gọi
như: “Ban Quốc nhạc có 3 họ và 19 loại nhạc cụ; Dàn nhạc tấu trong lễ mừng
thọ Hoàng Thái Hậu 60 tuổi tương đương dàn Nhã nhạc cũng gồm 3 họ và 11
Trang 30loại nhạc khí; Dàn nhạc của Hoàng đế An Nam; Dàn nhạc cung đình Huế năm
1919…” Tuy nhiên trong hai bộ chính sử của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục [155] và Minh Mệnh chính yếu [154] do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, biên chế dàn Nhã nhạc lại khác với Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ do nội các triều Nguyễn biên soạn [153] Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc
như tương đồng và thay thế dàn Tiểu nhạc… gần đây và cả hiện nay theo kết quả của nhiều nhà nghiên cứu thì Nhã nhạc còn tồn tại ở cả hai dàn Tiểu nhạc
và Đại nhạc Sau nhiều năm nghiên cứu, nhất là khi so sánh với các nước có Nhã nhạc như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên Theo tác giả Tô Ngọc
Thanh đã nhận định: “ Nhã nhạc được hiểu như toàn bộ âm nhạc cung đình
chính thống của các triều đại phong kiến của cả 4 nước…Chức năng chung của Nhã nhạc là loại nhạc lễ và nghi thức (ritual and ceremonial music) của
cung đình2
Trong Tự điển Hán Việt 3 của Đào Duy Anh giải thích Nhã nhạc là âm
nhạc chính đáng; trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ [153] gọi Nhã
nhạc là chính nhạc, dùng để tế Giao; Còn Lê Quí Đôn giải thích chữ Nhã có nghĩa là chính đính, những bài hát ở chốn triều đình 4
Theo Phan Thuận An
thì Từ Nguyên 5 là một tự điển lớn của Trung Quốc có định nghĩa: “Nhã nhạc
là nhạc chính thống, được dùng ở các cuộc lễ tế Giao, tế Miếu và trong các dịp triều hội” (Nhã nhạc, chính nhạc dã, vị giao miếu triều hội sở dụng)
Trong từ điển Từ Hải cũng định nghĩa tương tự: “ Nhã nhạc là nhạc chính
thống ngày xưa, dùng trong các dịp tế Giao, tế Miếu và các dịp triều hội”
(Nhã nhạc, cổ chính nhạc dã, giao miếu triều hội sở dụng…)6 Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu thì nhạc lễ cung đình của Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều bắt nguồn từ Trung Hoa mà tên gọi của chúng cũng có sự liên quan
2 Tô Ngọc Thanh: Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam, Nxb Âm nhạc – Viện Âm nhạc, 1999, tr 36,37
3 Đào Duy Anh (1950), Hán Việt từ điển, Nxb Minh Tân, Hà Nội
4 Lê Quí Đôn: Vân Đài loại ngữ, Nxb văn hóa Thông tin, 1995, tập II, quyển 6, tr 139
5
Nguyễn Mạnh Linh (2008), Từ điển Từ Nguyên tiếng Trung, Nxb Hồng Đức, Thanh Hóa
6 Phan Thuận An- Phan Thuận Thảo, Thử đi tìm định nghĩa về Nhã nhạc Việt Nam, Tham luận Hội thảo
Quốc tế về Âm nhạc cung đình Việt Nam, Huế, 1997
Trang 31ít nhiều như: Yayue hoặc Yayueh (Trung Hoa), Nhã nhạc (Việt Nam), Ah Ak
hoặc A Ak (Triều Tiên), Gagaku (Nhật Bản), nhưng thời điểm tiếp thu ở mỗi
nước có khác nhau [Hình 1.1: Đàn Xã Tắc triều josone Hàn Quốc]7
Nhật Bản tiếp thu từ Nhã nhạc nhà Đường của Trung Hoa vào thế kỷ VIII8 và có sự kết hợp với âm nhạc của Triều Tiên cổ và âm nhạc Phật giáo
Ấn Độ, dần dần theo thời gian Nhật Bản hóa và trở thành Nhã nhạc Nhật Bản Còn Triều Tiên đã có sự tiếp xúc, tiếp thu âm nhạc Trung Hoa từ thế kỷ thứ
V9… nhưng đến thế kỷ XI trở đi, Nhã nhạc mới có mặt chính thức trong ba hệ thống âm nhạc của Triều Tiên là:
- Hương nhạc (âm nhạc truyền thống vốn có)
- Đường nhạc (tiếp thu âm nhạc nhà Đường Trung Hoa)
-Nhã nhạc (tiếp thu âm nhạc nhà Đường Trung Hoa)10
[Hình 1.2: Ban nhạc cung đình Hàn Quốc biểu diễn tại Đại Nội Huế
năm 2010, (nguồn: Tác giả)]
Ở Việt Nam, tên gọi Nhã nhạc xuất hiện dưới thời nhà Hồ năm (1402), nhân sự kiện Hồ Hán Thương tổ chức lễ tế Giao không thành, nhà vua đã “
đặt Nhã nhạc, lấy con quan văn làm kinh vĩ lang, lấy con quan võ làm chỉnh đốn lang, tập điệu múa văn, võ” 11
, Tuy nhiên, sách An Nam chí lược của Lê
Tắc, cho chúng ta biết trong cung đình nhà Trần (1225- 1400) đã có hai dàn Đại nhạc và Tiểu nhạc, Đại nhạc chỉ có vua, quan và gia đình Hoàng tộc được dùng, còn Tiểu nhạc thì người giàu kẻ nghèo đều có quyền dùng12 Như vậy,
âm nhạc trong cung thời Trần đã có thể chế, cơ cấu nhất định của nhạc lễ
7 Hình 1.1: dẫn theo TS Huỳnh Thị Anh Vân trong luận án các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802 – 1945) sự hình thành và nghi thức tế tự
Bình Định, Tài liệu giảng dạy âm nhạc phương Đông, Phần âm nhạc bán đảo Triều Tiên
11 Đại Việt sử ký Toàn thư Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000, Tập 2, quyển 5, tr 136
12 An Nam chí lược Nxb Viện Đại học Huế - UB phiên dịch sử liệu VN, 1961, tr 47-48
Trang 32cung đình Đến thời Lê Thái Tông (1434 – 1442), Lương Đăng đã phỏng theo
nhạc lễ nhà Minh ở Trung Hoa mà đặt ra hai dàn nhạc “Đường thượng chi
nhạc và Đường hạ chi nhạc” với lối diễn tấu dưới hình thức Tọa tấu (ngồi
đánh nhạc trên điện) và Lập tấu (đứng đánh nhạc dưới điện) …
Đến đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, Huế trở thành kinh đô của nước Việt Nam thống nhất thì các triều vua Nguyễn mới có đầy
đủ tư cách để đặt nhạc lễ chính thức của triều đại mình Thời Gia Long (1802 – 1820) chỉ có hai đội Tiểu nam, Tiểu hầu trông coi về nhạc và luyện tập múa hát, đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì hợp nhất lại thành Việt Tương đội Còn nhạc lễ mới thấy xuất hiện dưới thời Minh Mạng (1820 -1840), khi đất nước đã thống nhất ổn định về mọi mặt [PL 1.1: Châu bản thời Minh Mệnh khải về điển lễ cúng tế]
Một điều đáng lưu ý là từ thời Gia Long trở về sau này, nhà Nguyễn triệt
để sử dụng Nho giáo để củng cố địa vị thống trị của dòng họ, và các vua Nguyễn đã đẩy quá trình Tống Nho hóa lên tột đỉnh Quá trình này bắt đầu từ thời Lý, phát triển mạnh vào thời nhà Lê và hoàn thiện vào thời Nguyễn13
Trong suốt thời gian trị vì của các vua triều Nguyễn (1802- 1945), nhạc lễ cung đình được phục hồi và phát triển rực rỡ chưa từng thấy trong lịch sử âm nhạc cung đình của các triều đại phong kiến Việt Nam Dù chỉ là sự tiếp nối,
kế thừa âm nhạc cung đình các triều đại trước nhưng triều Nguyễn đã từng bước khôi phục và phát triển khá phong phú các loại thể bài bản và dàn nhạc
Để làm rõ hơn chung quanh khái niệm Nhã nhạc, nhạc lễ và âm nhạc cung đình dưới triều Nguyễn, chúng tôi xin viện dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu âm nhạc Triều Tiên (Kim, Young Bong) tại hội thảo Nhã nhạc Huế năm
1997 như sau: “nghĩa rộng của Nhã nhạc, Ga ga ku, A Ak (tên gọi của các nước đồng văn về thể loại này của Việt Nam, Nhật bản, Triều Tiên), là bao
13 Theo Trần Khuê trong bài “Một cái nhìn về nhà Nguyễn”, Thông báo khoa học số 3,Sdd, tr.35
Trang 33gồm tất cả âm nhạc trong cung đình; Còn nghĩa hẹp hơn, Nhã nhạc bao gồm chỉ một số loại nhạc chính thức, gắn với nghi lễ, mà chúng được quyết định bởi cơ cấu, tính chất của dàn nhạc và nhạc cụ” Theo tác giả Văn Thị Minh Hương trong Ga ga ku và Nhã nhạc [54] còn cho biết thêm: “Ga ga ku Nhật Bản chủ yếu do hai dàn nhạc cung đình là Kangen, gồm 8 loại nhạc cụ với 16 nhạc công diễn tấu và Bugaku gồm 18 nhạc công với cơ cấu tổ chức thành 2
loại: Tougaku (Đường nhạc) và Komagaku (Cao ly nhạc) cùng với múa võ
(Bunomai), múa Văn (Bunnomai)… Nhà nghiên cứu Kim, Young- Bong cũng nêu lên những loại thể mang tính tương đồng cao trong Nhã nhạc hai nước như Triều Tiên có Bát âm (Kim, Thạch, Ty, Trúc, Thổ, Mộc, Bào, Cách), múa
có Bát dật (64 vũ công) và 2 dàn Tung ga, Hon ga; Thì Việt Nam cũng có Bát
âm, Bát Dật và hai dàn Đại nhạc, Tiểu nhạc Trong Tư liệu âm nhạc cung
đình Việt Nam của Tô Ngọc Thanh cho biết thêm: “Để phục vụ cho đời sống
trong cung đình còn có một số loại nhạc như Yến nhạc, Nữ nhạc ở Việt Nam; nhạc giải trí như Togaku, Komogaku, các bài hát Imayo ở Nhật Bản… những loại nhạc này cũng là nhạc cung đình nhưng không được gọi là Nhã nhạc…”[126 –tr 36] Trong tài liệu này, ông cũng nêu lên nhưng qui định
mang tính điển chế, chuẩn mực mà Nhã nhạc được thể chế hóa để thực hiện chức năng cơ bản là nhạc lễ và nghi thức, mà chuẩn mực điển hình là việc trình diễn Nhã nhạc được giao cho hai loại dàn nhạc có biên chế và cơ cấu
nhạc cụ khác nhau như Đường thượng chi nhạc và Đường hạ chi nhạc ở Trung Hoa và Việt Nam; Tunga và Hon’ga ở Triều Tiên Dàn nhạc với biên
chế nhỏ chủ yếu là Bộ Dây, Bộ Hơi ngồi tấu trên thềm điện, dưới điện gồm các nhạc khí có âm lượng lớn như Biên chung, Biên khánh, Đại cổ, Tất lật và
đầy đủ các chủng họ nhạc khí Cũng theo tác giả Tô Ngọc Thanh: “Trong các
nghi lễ và lễ thức cung đình đều có múa theo những qui định nghiêm ngặt, được gọi là múa Văn, múa Võ ở Trung Hoa, múa Kinh vĩ lang, Chỉnh đốn lang ở Việt Nam, Munmu và Mumu ở Triều Tiên, và hai loại múa “bên phải”
và “bên trái” của Nhật Bản cũng có ý nghĩa tương tự”, [120]
Trang 34Theo Trần Văn Khê: “Trong nhạc cung đình ở Việt Nam, Trung Quốc và
Triều Tiên ngày xưa đều có hai điệu múa Văn vũ (wen ou) gồm 64 vũ sinh đứng làm 8 hàng 8 người, tay mặt cầm lông trĩ, tay trái cầm ống thược, loại sáo 3 lỗ, và Võ vũ (wu ou) gồm 64 vũ sinh, tay mặt cầm búa, tay trái đeo khiên …” Dưới thời Nguyễn, điệu múa này gọi là Bát dật (8 hàng 8 người)
được chỉnh đốn lại vào năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) để múa trong các dịp cúng tế lớn của triều đình Một điều đáng lưu ý là dưới thời Nguyễn đã có thành lập hai tổ chức âm nhạc với hai chức năng, Thự Hòa Thanh chuyên diễn tấu Nhã nhạc (nhạc nghi lễ) và Thự Thanh Bình chuyên về nhạc giải trí Vì vậy, khái niệm Nhã nhạc cũng chính là nhạc lễ, loại hình âm nhạc dùng trong nghi lễ cung đình, trong đó có bộ phận nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc
Nhạc lễ cung đình triều Nguyễn ở giai đoạn hưng thịnh nhất (1802 –
1885), không chỉ có Đại nhạc, Tiểu nhạc như thời Trần, hoặc Đường thượng
chi nhạc, Đường hạ chi nhạc như triều Lê mà là cả một hệ thống dàn nhạc, loại nhạc nghi lễ trong tổng thể âm nhạc cung đình Do vậy, Nhã nhạc thường
được dùng để chỉ hệ thống nhạc lễ thời kỳ này như: Đại nhạc, Tiểu nhạc, Nhã
nhạc, Nhạc huyền, Tế nhạc, nhóm Ty chung, Ty khánh, Ty cổ Những loại dàn
nhạc và nhóm nhạc này có qui định cụ thể chức năng, vị trí, nhiệm vụ ở mỗi cuộc lễ cũng như bài bản khác nhau Tuy nhiên, khi đối chiếu biên chế các dàn nhạc qua các triều đại phong kiến Việt Nam thông qua nguồn tư liệu lịch
sử và nghiên cứu về âm nhạc cung đình đã công bố, chúng tôi thấy rằng: “Cho
dù nhạc lễ cung đình triều Nguyễn phát triển rất đa dạng, phong phú, với qui
mô đồ sộ, hoàn chỉnh hơn từ hệ thống bài bản, qui mô dàn nhạc, số lượng nhạc công, ca công, vũ công nhưng cốt lõi của nó vẫn là thể chế Nhã nhạc
tiếp thu từ Trung Hoa đã có từ thời (Trần, Lê), được biểu hiện bằng những
chuẩn mực chung, mà giữa các nước có nhạc lễ ở phương Đông đều có sự tương đồng”, [tác giả]
Trang 35Giai đoạn các vua Nguyễn trị vì (1802 -1945), Khổng giáo trở thành
quốc giáo để nuôi dưỡng trí tuệ và qui phạm đạo đức cho xã hội… “nhưng từ
nửa sau thế kỷ 19, trước cuộc đụng độ lịch sử giữa Việt Nam và Pháp, Khổng giáo đã không còn giữ được chức năng, tinh thần như trước kia của nó Sự giảm thiểu hiệu năng tinh thần của Khổng giáo là nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự khủng hoảng tư tưởng ở Việt Nam.” 14
Từ đó, âm nhạc cung đình
(trong đó có nhạc lễ) lâm vào tình trạng suy thoái, các nghi thức tế lễ bị giản lược bớt Thời vua Hàm Nghi (1885), trong hoàn cảnh đất nước rối ren sau khi vua Tự Đức băng hà, triều đình qui định lại: 4 án ở đàn Xã Tắc, lễ phẩm ở mỗi lễ có 2 con trâu ở chánh án bên tả, chánh án bên hữu; 2 con dê, 2con bò ở
tả phối và hữu phối; và 4 con heo, mỗi án 1 con [157, V; tr.50, 117] Thời vua
Đồng Khánh, lễ tam sinh ở đàn Xã Tắc tiếp tục giảm xuống, chỉ còn bày ở
chánh án [157, V; tr.64] Năm 1888, vua Đồng Khánh cho giảm bớt kỳ xuân
tế ở đàn Xã Tắc, chỉ còn lại kỳ thu tế [157, V; tr 64] Đến đời vua Thành Thái
sử liệu còn ghi lễ tế Xã Tắc được tổ chức vào những năm 1892, 1894, sau lễ
tế Xã Tắc năm này không thấy sử triều Nguyễn đề cập đến cuộc lễ quan trọng này nữa
Đến giai đoạn cuối triều Nguyễn thì biên chế các dàn nhạc bị thu hẹp nhiều, bài bản cũng còn lại rất ít, việc sử dụng âm nhạc trong các dịp lễ lạt, triều nghi trở nên tùy tiện, không còn chính qui, chặt chẽ như xưa Mặt khác, với sự du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa phương Tây cộng với sự cáo
chung của chế độ quân chủ phong kiến (1945), “âm nhạc cung đình Huế mất
dần vị trí, chức năng xã hội, môi trường diễn xướng nguyên thủy” 15
Sau thời
gian này, âm nhạc cung đình theo chân các nhạc công, ca công, vũ công lan tỏa vào dân gian, tuy nhiên, môi trường dân gian cũng chỉ lưu giữ số ít bài bản, nhạc cụ, phù hợp với cơ chế sinh hoạt dân gian mà thôi
14 Hồ Song: Sự khủng hoảng tư tưởng ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX Thông báo khoa học (sdd)
15 Nhã nhạc (trích Hồ sơ Nhã nhạc triều Nguyễn) Phụ bản báo Văn nghệ số 13- 07, 2004, tr 19
Trang 36Với các cơ sở dữ liệu đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn phương án dựa vào nguồn sử liệu triều Nguyễn hiện có, đặc biệt là Bộ Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, bộ sử đầy đủ nhất về điển lễ cúng tế và phần nhạc chương, nhạc khí, cùng với các tư liệu phục dựng đàn Xã Tắc năm 2008 của Trung tâm BTDTCĐ Huế, và các tư liệu điền dã thu thập được để nghiên cứu về nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc ở các chương tiếp theo
1.2 Các khái niệm liên quan đến đàn Xã Tắc
1.2.1 Vị trí, vai trò của âm nhạc trong tế đàn Xã Tắc
Trước hết, đàn Xã Tắc là một đàn tế quan trọng dưới thời các vua triều Nguyễn ở Huế, được xếp vào hàng đại tự giống như tế Giao và tế Miếu, là những lễ tế lớn nhất của triều đình thời bấy giờ Chính vì tầm quan trọng của đàn tế này với nền nông nghiệp nước nhà và cuộc sống của muôn dân trăm họ
mà triều đình qui định các tổ chức dàn nhạc và biên chế nhạc khí, số lượng người tham gia đoàn Ngự đạo, hệ thống bài bản, ca chương, múa nghi thức, các đồ tự khí, trang phục, ẩm phục, lễ phẩm, lễ vật dâng tế, hết sức bài bản,
chặt chẽ và đã trở thành điển chế: “Nhạc là cái điều hòa của trời đất, Lễ là
cái trật tự của trời đất” Theo đó “nhạc thường đi đôi với lễ như một cặp song sinh, hay nói cách khác nhạc nương lễ mà tồn tại, lễ nhờ nhạc mà thêm phần uy nghi”, [70, tr.193] Chính vì vậy mà vị trí và vai trò của âm nhạc
trong tế đàn Xã Tắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi từ giai đoạn chuẩn bị đến khi tiến hành buổi lễ đều rất tỉ mỉ, chu đáo theo các qui định của triều đình Đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau cuộc lễ, không thể thiểu vai trò dẫn dắt của âm nhạc lúc này đã trở thành phương tiện giao tiếp duy nhất của con người với thế giới thần linh, vừa chuyển tải nội dung tri ân, thành kính, biết ơn vừa cầu mong sự chở che, phù hộ của các vị thần, các đấng bề trên và anh linh tiên tổ cho mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an Ngay từ năm 1802, việc đưa âm nhạc vào nghi lễ đã được vua Gia Long mở đầu khi ra lệnh tuyển
Trang 37chọn 50 người giáo phường ở Thanh Nghệ đến cuối mùa Đông vào Huế để dâng ca nhạc tế ở Thái Miếu [155, I; tr.531] Tiếp đó, năm 1807, vua Gia Long lại qui định về nghi tiết tấu nhạc nói chung cho các lễ đại tự Khi mới bắt đầu làm lễ sẽ nổi chuông trống trước rồi tấu Tiểu nhạc Chỉ khi đến các
tiết Phần sài, Thăng đàn 16 , Giáng đàn 17 , vọng liệu 18
mới tấu Đại nhạc [155, I; tr.692]
1.2.2 Khái niệm liên quan
Thông qua nguồn sử liệu triều Nguyễn và các công trình nghiên cứu về
âm nhạc cung đình Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước cũng như quá trình điền dã, thâm nhập thực tế, chúng tôi đưa ra một số khái niệm liên quan trực tiếp đến các tổ chức dàn nhạc, trang phục, tự khí, nhạc khí… được
sử dụng trong phạm vi luận án này như sau:
Đại nhạc (Cổ xúy Đại nhạc, Quân nhạc, dàn nhạc lớn): Là dàn nhạc Võ,
có âm lượng lớn, gồm hai họ “Gõ và Hơi”, (Trống - Kèn) thường dùng cho binh lệnh và các nghi thức đại lễ cung đình
Tiểu nhạc (Ti trúc tế nhạc): là dàn nhạc Văn, gồm hai họ “Hơi và Dây”
và các nhạc khí gõ có âm lượng vừa và nhỏ, chủ yếu dùng phục vụ lễ lạt, triều nghi và các sinh hoạt trong hoàng cung Trong tế Đàn Xã Tắc, dàn nhạc này thường kết hợp với bộ (Biên Chung- Biên Khánh), để tăng cương tính chất trang trọng của buổi lễ
Nhã nhạc: (khác Tiểu nhạc), Là dàn nhạc Văn với biên chế khá lớn,
theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì dàn Nhã nhạc bao gồm cả ba bộ
“Gõ, Hơi và Dây” với 25 loại, 54 nhạc cụ, lớn hơn bất cứ dàn nhạc nào dưới triều Nguyễn (kể cả các triều đại trước đó)
16
Chủ tế bước lên đàn tế để bắt đầu tế
17 Chủ tế bước xuống đàn tế khi đã tế xong
18 Trông về chỗ đốt văn tế khi đã tế xong
Trang 38Nhạc huyền: Là dàn nhạc Văn, có nhiều nhạc cụ thuộc bộ Gõ được treo
trên giá (Huyền có nghĩa là treo), tuy nhiên trong dàn nhạc Huyền vẫn có các
nhạc cụ Hơi và Dây Theo sử liệu, dàn nhạc Huyền có mặt trong tế đàn Xã Tắc nhưng không tấu, đa số các nhạc cụ trong dàn nhạc Huyền đều là các nhạc khí
nằm trong đường thượng chi nhạc (nhạc trên đường) dưới thời Lê Sơ
Bát âm: Là tám thứ tiếng nhạc khí thời cổ với các chất liệu (Bàu, Thổ,
Cách, Mộc, Thạch, Kim, Ty, Trúc) để dùng vào việc tế lễ
Ca chương: Trong tế đàn Xã Tắc thường sử dụng ca chương kiểu Luật
thi, với những bài thơ bằng chữ Hán (một câu 4 chữ hoặc 7 chữ), do Bộ Lễ qui định và gắn chặt với nội dung của từng trình thức lễ
Nhạc chương: Là giai điệu của những bài thơ bằng chữ Hán được âm
điệu hóa và được các ca công, nhạc công, vũ công trình diễn trong các trình thức lễ tế Xã Tắc
Nhạc phổ: Là các bản ký âm nhạc chương bằng Chữ nhạc và lối ghi 5
dòng kẻ phương Tây
Ty chung, Ty khánh: Là nhóm nhạc công sử dụng các nhạc cụ bằng
đồng và đá (chuông- khánh), kết hợp với các dàn nhạc khác trong các lễ tế tự, triều nghi của triều đình
Ty cổ: Là nhóm nhạc công sử dụng các loại trống (thuộc chủng họ Gõ),
tham gia diễn tấu cùng các dàn nhạc lễ trong tế đàn Xã Tắc
Thông qua các trang sử liệu triều Nguyễn, một số vấn đề liên quan đến lễ
tế Xã Tắc như: Tế phục, nhạc khí, tự khí được qui định thành điển chế như sau :
Tự khí : Tự khí là các đồ dùng để đựng các vật phẩm tế tự như cái :
Soạn bàn, đậu, biên, phủ, quỉ, đăng, hình…tất cả các đồ này được làm bằng kim khí tráng men theo hình tròn và hình vuông, tượng trưng cho trời và đất
Trang 39Nhạc khí : Là các nhạc cụ nằm trong thể chế Nhã nhạc cung đình, bao
gồm các nhóm nhạc khí Dây, nhạc khí Hơi, nhạc khí Gõ
Tế phục của vua: Gồm mũ miện, trâm ngọc, võng cân, hốt, áo cổn,
xiêm, phất tất, đai, dây đeo ngọc bội, hia, bít tất
Tế phục của Hoàng tộc và các quan văn, võ gồm:
Tế phục của Hoàng tử và Hoàng tộc: Mũ miện, trâm, võng cân, hốt, áo, xiêm, phất tất, đai, dây đeo ngọc bội, hia, bít tất
Tế phục của các quan văn, võ từ nhị phẩm trở lên: Mũ miện, trâm bằng ngà, võng cân bằng lụa đỏ, hốt bằng ngà voi, áo, xiêm, phất tất, dây đeo ngọc bội, đai, hia
Ý nghĩa của tế phục :
Tế phục dùng để tế tự đã có trong điển sử Trung Hoa cổ đại, và sau này dưới thời nhà Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, chế độ cổn miện này vẫn được duy trì Ở Việt Nam, dưới triều Lê cũng đã dùng chế độ cổn miện trong
tế tự lớn của triều đình Giai đoạn đầu triều Nguyễn, vua Minh Mệnh cũng đã
bàn về chế độ cổn miện như sau : “Chế độ cổn miện đặt từ đời Hiên Viên đời
Trong lúc tế tự, khi vua vào chánh tế thường có
các quan đô sát, ngự sử hay khoa đạo đứng hầu, nhưng thực chất là để kiểm soát vua, khi vua có lỗi thì nhắc nhở và ngược lại nếu không nhắc nhở thì sau
lễ vua sẽ giáng chức hoặc bỏ tù Từ đó, có thể thấy Tế phục dùng trong các lễ
tế tự, triều nghi có một ý nghĩa sâu sắc và thâm trầm, trang nghiêm và thành kính [Hình 1.3: Tế phục vua khải Định năm 1924]21
Trang 40anhsontranduc.Wordpress.com/2015/07/12/chan-dung-trang-1.3 Đàn Xã Tắc và đàn Xã Tắc dưới triều Nguyễn ở Huế
Trước khi vào giới thiệu đàn Xã Tắc dưới triều Nguyễn ở Huế, chúng tôi xin khái lược những nét chính về đàn Xã Tắc Trung Quốc, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến tục lập đàn tế và nhạc lễ cung đình Việt Nam, cũng như giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành đàn Xã Tắc trước thời Nguyễn ở Việt Nam như sau:
1.3.1 Đàn Xã Tắc Trung Quốc
Theo sử liệu cổ của Trung Quốc và Việt Nam thì Xã là chúa thần đất, Tắc là tên một loại lúa Theo sách Phong Tục Thông Nghĩa cho rằng ngũ cốc quá nhiều loại nên chọn Tắc để tế chung cho ngũ cốc, vì thế mà Tắc còn gọi
là thần ngũ cốc Việc tế Xã vốn có từ xưa, vì Xã là thần của ngũ thổ22
sinh ra muôn vật, nên ngày xưa cho là có công lớn lại phối thờ con của họ Cung Công23 là Câu Long24 làm quan hậu thổ25 có công bình định được Cửu Châu26, cho nên việc thờ mà gọi là Xã Vì thế người đời gọi Xã là Hậu thổ Thiên Thiệu Cáo trong Kinh Thư có chép việc xây dựng kinh đô ở Lạc Ấp của Chu Công27 với mô hình “ Hữu Xã Tắc tả tông miếu” tức trước vương cung là triều đình, bên trái là miếu thờ tổ tiên, bên phải là đàn tế Xã Trong phần tế pháp của Lễ Kinh Xã được phân: “Vương giả vì thiên hạ mà lập Xã gọi là Thái Xã, vì mình mà lập Xã gọi là Vương Xã; chư hầu vì trăm họ mà lập Xã gọi là Quốc Xã, vì mình mà lập Xã gọi là Hầu Xã; Đại phu trở xuống hợp lại
mà lập Xã gọi là Trí Xã”
Vào đầu thời nhà Minh (1368) vua Thái tổ còn phân tế riêng Xã và Tắc,
chưa có hợp tế, ra lệnh cho các quan nghị bàn, thượng thư Trương Đẳng tâu:
22
Tức đất của tứ phương và trung ương
23 Là chức quan trị thủy bên Trung Quốc, sau con cháu lấy chức làm họ, thời Hoàng Đế (chừng 2500 năm trước CN) Họ này nằm ở vùng giữa hai con sông Giang và sông Hoài, rồi nắm quyền coi cả Cửu Châu
24 Cháu đời thứ 11 của Viêm Đế (2737 trước CN)
25
Tên một chức quan coi về đất đai và sông nước
26 Chỉ đất của Trung Quốc ngày xưa
27 Con của Văn Vương và em của Võ Vương nhà Chu