1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Nghiên cứu văn bản bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương

246 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu văn bản “Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương”
Tác giả Nguyễn Danh Long, (Pháp danh Thích Vân Phong)
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí, PGS. TS. Vương Thị Hường
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Hán Nôm
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 5,92 MB

Nội dung

Từ đó, nghiên cứu giá trị tác phẩm Bảo đỉnh hành trì về nội dung và nghệ thuật, nhằm giới thiệu tác phẩm Phật giáo do Đệ tam tổ Huyền Quang định bản trong đời sống văn hóa Phật giáo thời

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DANH LONG

(PHÁP DANH THÍCH VÂN PHONG)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN

“BẢO ĐỈNH HÀNH TRÌ BÍ CHỈ TOÀN CHƯƠNG”

Ngành: Hán Nôm

Mã số: 9.22.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Nguyễn Tá Nhí

2 PGS TS Vương Thị Hường

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tá Nhí và PGS.TS Vương Thị Hường Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN DANH LONG (Thích Vân Phong)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, NCS xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) nơi NCS được học tập Xin được cảm ơn các giảng viên của Học viện đã dành nhiều tâm huyết trực tiếp giảng dạy, truyền tải những kiến thức chuyên môn, giúp NCS nâng cao trình độ sau khóa đào tạo

Đặc biệt, NCS muốn bày tỏ lòng biết ơn tới tới Nghiệp sư Hòa thượng,

TS Thích Thanh Quyết, PGS TS Nguyễn Tá Nhí và PGS TS Vương Thị Hường - những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ, dìu dắt NCS với những kiến thức khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Xin cảm ơn các bạn đồng môn đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, thu thập số liệu để hoàn thành luận án

NCS cũng xin được cảm ơn sự quan tâm, khuyến khích, động viên của gia đình, người thân trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

NCS rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét và chỉ bảo của quý thầy

cô, các nhà nghiên cứu để tiến bộ hơn nữa trong học tập

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Danh Long (Thích Vân Phong)

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Lược khảo các công trình nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 9

1.1.1 Tư liệu Hán Nôm về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 9

1.1.2 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử qua một số công trình biên dịch 17

1.1.3 Các công trình, bài viết nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 20

1.1.4 Một số công trình sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch về khoa cúng 25

1.2 Công trình nghiên cứu về văn bản tác phẩm Bảo đỉnh hành trì 30

1.3 Định hướng nghiên cứu của luận án 36

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 KHẢO SÁT, MÔ TẢ VĂN BẢN BẢO ĐỈNH HÀNH TRÌ 38

2.1 Mô tả văn bản Bảo đỉnh hành trì 38

2.1.1 Văn bản lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm 38

2.1.2 Văn bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 53

2.2 Một số nhận xét về vấn đề văn bản 60

Tiểu kết chương 2 69

Chương 3 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BẢN VÀ NỘI DUNG, TÁC GIẢ TÁC PHẨM BẢO ĐỈNH HÀNH TRÌ 71

3.1 Phân loại văn bản Bảo đỉnh hành trì 71

3.1.1 Loại hình văn bản 71

3.1.2 Vấn đề hệ bản 72

3.2 Quá trình truyền bản, tên gọi tác phẩm, chọn bản nghiên cứu và biên dịch công bố 75

3.2.1 Phân tích quá trình truyền bản 75

3.2.2 Tên gọi, nội dung tác phẩm 81

3.2.3 Chọn bản nghiên cứu và biên dịch công bố 88

3.3 Vấn đề tác giả tác phẩm Bảo đỉnh hành trì 89

Trang 5

Chương 4 ẢNH HƯỞNG CỦA TÁC PHẨM BẢO ĐỈNH HÀNH TRÌ

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI 97

4.1 Bảo đỉnh hành trì và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thời Trần 97

4.1.1 ‘Bảo đỉnh hành trì’ và Phật giáo thời Trần 98

4.1.2 ‘Bảo đỉnh hành trì’ và tư tưởng của Trúc Lâm tam tổ 101

4.1.3 ‘Bảo đỉnh hành trì’ với tư tưởng tam giáo (Nho - Phật - Đạo) 104

4.2 Bảo đỉnh hành trì và nghi thức thờ cúng 108

4.2.1 Tín ngưỡng dân gian 109

4.2.2 Tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ 110

4.3 Bảo đỉnh hành trì trong đời sống văn hóa Phật giáo 110

4.3.1 ‘Bảo đỉnh hành trì’ và sự hoà hợp với tín ngưỡng bản địa 112

4.3.2 ‘Bảo đỉnh hành trì’ và sự lan tỏa trong văn hóa Phật giáo 117

4.4 Bảo đỉnh hành trì trong đời sống văn hóa xã hội 124

4.4.1 ‘Bảo đỉnh hành trì’ và tư tưởng nhập thế vì dân 124

4.4.2 ‘Bảo đỉnh hành trì’ và sự đóng góp tốt đời đẹp đạo 128

Tiểu kết chương 4 135

KẾT LUẬN 136

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 139

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

PHỤ LỤC 151

Trang 6

3 Phụ lục 3: Nguyên bản chữ Hán văn bản Bảo đỉnh

hành trì bí chỉ toàn chương, kí hiệu VHv.1096

Thích thị Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương/

Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương

Bảo đỉnh hành trì, Bảo đỉnh

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tác phẩm Thích thị Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương 釋氏寶鼎行持 秘旨全章 còn gọi là Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương 寶鼎行持秘旨全章 (gọi tắt là Bảo đỉnh hành trì 寶鼎行持), tác phẩm do Đệ Trúc Lâm tam tổ

Huyền Quang 玄光 tên thật là Lý Đạo Tái 李道載 (1254 - 1334) định bản (thu thập, sửa chữa và biên tập) Tác phẩm sử dụng chữ Hán và có xen chữ Nôm, ghi chép các nghi lễ trong đạo Phật, các bài văn hướng dẫn cách thức thực hành nghi thức hành lễ trong trai đàn, như: trà thang, đề ngạch sớ, đề Kim

đồng Ngọc nữ, lễ phát hỏa trong phát tấu, giải oan, phá ngục, v.v Bảo đỉnh hành trì được lưu hành rộng rãi trong các chùa Phật ở Việt Nam, thư viện địa

phương, thư viện trung ương và đặc biệt phổ biến trong tư gia các thầy cúng Tác phẩm từ trước đến nay vẫn được coi là bí chỉ của Thiền phái Trúc Lâm và tác phẩm này cũng được coi là tác phẩm hướng dẫn thực hành nghi lễ tôn giáo tiêu biểu cho biểu hiện nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển trong thời kỳ quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ và có ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa xã hội đương thời và

cả đời sau Thậm chí cho đến thế kỷ thứ XXI này, nhiều ngôi Thiền viện Trúc Lâm đã vượt qua địa giới nơi xuất phát của nó ở tỉnh Quảng Ninh mà mở rộng khắp nơi, trải dài trong cả nước từ cùng đồng bằng như Vĩnh Yên, Thanh Hóa… tới các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lào Cai… cho tới tận các đảo ở khơi xa như huyện đảo Cô Tô (Thiền viện Trúc Lâm Cô Tô), huyện đảo Phú Quốc (Thiền viện Hộ Quốc) Thậm chí tầm ảnh hưởng của Thiền phái Trúc Lâm đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam sang đến Paris (Pháp); Thiền viện Vô

Ưu do Hòa Thượng Thích Thanh Từ sáng lập và ni sư Thích nữ Đồng Kính trụ

Trang 8

trì tại California (Mỹ) Điều đó quả thật đã thu hút sự quan tâm của các Phật tử

cả trong và ngoài nước

Là một tu sĩ Phật giáo, ngay từ khi mới xuất gia tu đạo, tôi vô cùng hâm

mộ công hạnh của các vị hoàng đế nhà Trần Điều khiến tôi từng phải trăn trở suy nghĩ tại sao các vị hoàng đế triều Trần lại sẵn sàng từ bỏ ngai vàng cao quý để đến với cảnh chùa hoang vắng tĩnh mịch? Phải chăng do sự tốt đẹp của

tư tưởng Phật giáo hay cảnh giới khác của các vị hoàng đế nhà Trần trong thời đại bình yên mới? Và trách nhiệm vì dân vì nước của các vị Hoàng đế ấy

có liên quan gì tới trách nhiệm xây dựng một Thiền phái của riêng người Việt? Sự uyên áo mầu nhiệm của Thiền phái đã đồng hành cùng với lòng tin của Phật tử suốt chặng đường lịch sử đó như thế nào? Chính vì những trăn trở, suy nghĩ ấy mà trong quá trình tu tập của mình, tôi vẫn luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu để lý giải những vấn đề đó Và đến khi được tiếp xúc với tác

phẩm Bảo đỉnh hành trì, tôi đã ngộ ra nhiều điều, trong đó có việc: Xây dựng

“tốt đời đẹp đạo” chính là lý tưởng chân tu đồng thời cũng là lý tưởng cao đẹp

mà các vị thiền sư nhà Trần trong đó có các vị Phật Hoàng hướng tới Hơn nữa, từ khi được Sư phụ là Thượng tọa Thích Thanh Quyết giao trách nhiệm trông coi đèn hương thờ Phật tại chùa Đồng ở khu thắng tích Yên Tử, tôi càng thấm thía và dần nhận chân được điều tốt đẹp mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông xây dựng, xiển dương

Những đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ việc thờ cúng Tam tổ ở Tổ đường cho đến các nghi thức cúng lễ trong những

ngày lễ trọng đều được thu nạp trong Bảo đỉnh hành trì Và nội dung của Bảo đỉnh hành trì được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt tôn giáo, song

về mặt văn bản tác phẩm này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ Với những

lý do như đã trình bày, tôi thấy cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn

về văn bản tác phẩm này Vì thế tôi đã lựa chọn “Nghiên cứu văn bản Bảo đỉnh

hành trì bí chỉ toàn chương” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Hán Nôm của mình

Trang 9

2 Mục tiêu khoa học

Luận án nghiên cứu văn bản học nhóm văn bản Bảo đỉnh hành trì, tiến

hành xác lập thế hệ bản sao và xác định bản tin cậy (thiện bản) Từ đó, nghiên

cứu giá trị tác phẩm Bảo đỉnh hành trì về nội dung và nghệ thuật, nhằm giới

thiệu tác phẩm Phật giáo do Đệ tam tổ Huyền Quang định bản trong đời sống văn hóa Phật giáo thời Trần gắn liền với Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong đời sống văn hoá hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu nhóm văn bản Bảo đỉnh hành trì hiện lưu trữ tại Viện

Nghiên cứu Hán Nôm (06 bản) và Thư viện Quốc gia Việt Nam (03 bản)

Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm các bản có kí hiệu:

- A.2760: 57 tờ, 27 x 15 cm (Bản viết tay)

Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, gồm các bản có kí hiệu:

- R.311: 95 tờ, 22 x 15 cm (Bản in)

- R.332: 95 tờ, 22 x 15 cm (Bản in)

- R.3199: 93 tờ, 22 x 15 cm (Bản in)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Văn bản tác phẩm Bảo đỉnh hành trì bí được lưu trữ ở Viện Nghiên cứu

Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của luận án đi sâu nghiên cứu văn bản tác phẩm Bảo đỉnh hành trì ở các vấn đề như: văn bản, tác giả, nội dung và hình thức văn

Trang 10

bản; vấn đề ảnh hưởng của tác phẩm trong đời sống văn hóa Phật giáo nói riêng và văn hóa xã hội nói chung

Ngoài ra, khi cần có sự đối chiếu, so sánh, tìm luận cứ chứng minh cho các luận điểm đã đưa ra, chúng tôi sẽ có thể mở rộng nghiên cứu tới các văn bản Hán Nôm khác viết về Thiền phái Trúc Lâm, về Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng

4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý thuyết

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm, Phật học, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng được vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học trong từng chương của luận án

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, luận án đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm: Nhằm xác định rõ về tác giả, niên đại biên soạn và quá trình truyền bá văn bản Trong qua trình nghiên cứu văn bản đã kế thừa các kinh nghiệm nghiên cứu văn bản học của những người đi trước, như kinh nghiệm chọn thiện bản, các phương pháp xác định tác giả, niên đại của tác phẩm,

- Phương pháp nghiên cứu Mộc bản học: Đặc điểm định hình văn bản, bản khắc in, sửa chữa thay thế ván và những chỗ tàn khuyết… để tìm ra những đặc điểm mang dấu ấn riêng của thư tịch in

- Phương pháp nghiên cứu Phật học, văn hóa học: Những vấn đề về Phật giáo truyền thừa và ảnh hưởng của Phật giáo, của tín ngưỡng tới đời sống xã hội

Trang 11

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nhằm đối chiếu vấn đề trên nhiều bình diện có mối liên quan tới nhau như lịch sử Phật giáo, văn hóa Phật giáo, ngôn ngữ chữ viết Hán Nôm

- Luận án áp dụng lý thuyết Thông diễn học hay còn gọi là Thuyên thích học (Hermerneuties): Đây là một lý thuyết hướng tới sự giải thích, cắt nghĩa làm nổi bật thông tin văn bản dịch so với nguyên tác Các vấn đề dịch thuật từ Hán sang Việt, nhất là phiên dịch tài liệu Hán Nôm để giải mã thông tin nội dung của văn bản về đặc trưng văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, văn học có trong tác phẩm

Mặt khác, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích, tìm những cứ liệu từ bên trong tác phẩm (nội chứng) và những cứ liệu từ bên ngoài tác phẩm (bằng chứng) để minh chứng cho những kết luận đã đưa ra Các thao tác như thống kê định lượng, phân tích tổng hợp, để chứng minh, làm rõ các luận điểm khoa học cũng sẽ được luận án áp dụng

5 Đóng góp mới của đề tài

- Giới thiệu một cách có hệ thống văn bản Bảo đỉnh hành trì từ văn khắc

mộc bản đến các văn bản in từ mộc bản (thư tịch)

- Làm rõ các vấn đề văn bản như: Cấu trúc văn bản, tác giả văn bản, xác định

bản nghiên cứu và biên dịch công bố (thiện bản) tác phẩm Bảo đỉnh hành trì

- Nghiên cứu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Bảo đỉnh hành trì, giải mã, giới thiệu về tác phẩm Phật giáo, hướng tới sự bảo tồn và phát huy giá trị của tác phẩm Giới thiệu vai trò của văn bản Bảo đỉnh hành trì

trong hệ thống tác phẩm Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử

- Qua văn bản Bảo đỉnh hành trì, nghiên cứu các hoạt động sinh hoạt văn

hóa, hành trì khoa nghi và những vấn đề Phật giáo của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa bản địa từ đó khẳng định vai trò của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong đời sống chính trị tư tưởng, văn hóa

xã hội, tôn giáo ở Việt Nam

Trang 12

- Phiên âm toàn bộ và tuyển dịch một số nội dung trong tác phẩm Bảo đỉnh hành trì

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận án góp phần cung cấp cái nhìn khái quát về một văn bản của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng như những tác động của tác phẩm trong lịch sử và đời sống xã hội hiện nay

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc thực hành nghi lễ tôn giáo và nghiên cứu đời sống tâm linh của người Việt

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽ được triển khai thành 4 chương chính với các nội dung được xác định nghiên cứu chủ yếu như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Khảo sát, mô tả văn bản Bảo đỉnh hành trì

Chương 3: Quá trình truyền bản và nội dung, tác giả tác phẩm Bảo đỉnh hành trì

Chương 4: Ảnh hưởng của tác phẩm Bảo đỉnh hành trì trong đời sống

văn hóa xã hội

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội

ở Việt Nam Các nghiên cứu từ trước đến nay đều cho rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm trước hoặc đầu Công nguyên do các Tăng lữ từ

Ấn Độ truyền sang Sau này, từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X, Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở vùng văn minh sông Hồng, những trung tâm Phật giáo như Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) được hình thành Từ thế kỷ thứ X đến thế

kỷ XIV (tương đương với giai đoạn Lý-Trần), hình thành những trung tâm Phật giáo mới, đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Thiền phái này đã có ảnh hưởng quan trọng trong đời sống tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng từ đó tới nay

Tư tưởng Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển trong thời kỳ quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa-xã hội Việt Nam Vì thế, có thể nói rằng văn hóa tư tưởng Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đặt nền tảng cho sự phát triển văn hóa tư tưởng Phật giáo Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hóa tư tưởng Việt Nam nói chung Vương triều nhà Trần (1226-1400), trong khoảng thời gian 176 năm đã xây dựng Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường, phát triển mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực: Quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục,… Các vị hoàng đế đứng đầu triều đình đều rất quan tâm đến Phật giáo, nhất là

vị vua thứ 3 của đời Trần- Hoàng đế Trần Nhân Tông 陳仁宗 (1258-1308), người từng được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Nhà vua cũng là người đã sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà Sự kiện vua Trần

Nhân Tông vào núi Yên Tử tu hành, được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi

Trang 14

nhận: “Kỷ Hợi năm Hưng Long thứ 7 (1299) Mùa thu, tháng 7, xây am Ngự Dược trên núi Yên Tử Tháng 8, Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh” [119, Q6, tờ 7a,b] Từ đây, vua-nhà tu hành hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để thực hiện ý nguyện “xuất gia tu đạo và hành đạo” Đó là thực hiện chí nguyện lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trên cơ sở thống nhất các Thiền phái bấy giờ- điều mà trước đó ông nội của Điều Ngự Giác Hoàng là vua Trần Thái Tông đã tâm huyết, đặt nền móng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển trong thời kỳ quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ và Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa xã hội

đương thời Bảo đỉnh hành trì là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng Phật giáo

thời Trần Các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng lịch sử du nhập và truyền bá Phật giáo Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn từ thế kỷ thứ II đến thế

kỷ thứ III, đánh dấu sự có mặt của Phật giáo được ghi nhận là một tôn giáo, mang đậm hơi thở của Thiền Tông và Tịnh Độ Tông Thời gian tiếp theo cho đến thế kỷ thứ IX khẳng định sự có mặt của Phật giáo là một tôn giáo được dân chúng đón nhận rộng rãi với dấu ấn của hai thiền phái chính là Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông Giai đoạn thứ 3, đặc biệt quan trọng đối với Phật giáo Việt Nam bởi giai đoạn này tư tưởng của Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân Phật giáo tại Việt Nam giai đoạn thứ 3 đã hòa quyện và gắn liền với phong tục, tín ngưỡng thờ cúng thần linh của người Việt, tạo nên nét riêng của Phật giáo Việt Điều này vô cùng quan trọng vì sau một thời gian gốc rễ của Phật giáo đã hòa hợp và gắn kết với tư tưởng, đời sống tinh thần dân tộc “Giai đoạn ba, từ hậu bán thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV, tức cuối thời Trần Có thể nói, đây là thời kỳ Phật giáo được phát triển cực thịnh mà đỉnh cao là sự thống nhất các thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường… lập nên Thiền phái Trúc Lâm ở Yên Tử, do sự hết lòng ủng hộ của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ” [82] Tuy

Trang 15

nhiên, để lại dấu ấn tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, mang hơi thở của tư tưởng dân tộc thì phải đến cuối đời Trần (thế kỷ XIV) mới thể hiện rõ nét

Tác phẩm Bảo đỉnh hành trì từ lâu đã được giới nghiên cứu Phật giáo,

nhất là trong giới tu hành Thiền phái Trúc Lâm coi là bộ sách tiêu biểu cho hoạt động thực hành tín ngưỡng và mang tính nhân văn sâu sắc nhưng văn bản đó hiện tại như thế nào, nội dung các khoa nghi là gì, con đường truyền bản ra sao,… đều chưa được nghiên cứu Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề về văn bản và các vấn đề: Giá trị nội dung văn bản, mối liên hệ qua lại giữa tín ngưỡng tôn giáo và thực hành tín ngưỡng, sức ảnh hưởng của nội dung văn bản tới đời sống xã hội hiện nay

Tác phẩm Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương từ trước đến nay vẫn

được coi là bí chỉ của Thiền phái Trúc Lâm và tác phẩm này cũng được coi là tác phẩm hướng dẫn thực hành nghi lễ tôn giáo tiêu biểu cho biểu hiện nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm nên càng cần được nghiên cứu, làm rõ Tác phẩm được ứng dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt tôn giáo này có sức sống trường tồn và còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay

1.1 Lược khảo các công trình nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

1.1.1 Tư liệu Hán Nôm về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Đạo Phật từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên Các vị Cao tăng ở Tây Thiên Trúc như Ma ha Kỳ vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương Sám, Mâu Bác, Khâu Đà La lần lượt đến xứ Giao

Châu truyền đạo Sách Thiền uyển tập anh 禪苑集英 ghi lại lời tâu của Thiền

sư Đàm Thiên với Hoàng đế nhà Tùy có đoạn viết: “Xứ Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc Khi Phật Pháp mới đến Giang Đông chưa khắp, thì ở Giao Châu đã có tới 20 ngôi bảo tháp, hóa độ được hơn 200 vị tăng, dịch được 15 bộ kinh Phật rồi” [89, tr.204]

Trang 16

Kinh Phật là sách ghi lại những giáo lý mà đức Phật Thích Ca từng diễn thuyết Tùy thời thuyết giáo, đức Phật đã giảng 12 bộ kinh Điều này trong các câu đối tán thán công đức của đức Phật mà chúng ta thường gặp trong các ngôi chùa cổ của Việt Nam:

Khải giáo lợi quần mê, thập nhị bộ kinh quy chưởng ác;

Thị thân vi chân tể, tam thiên sát độ tổng quyền hành

Nghĩa là:

Mở giáo pháp làm lợi cho kẻ muội mê, mười hai bộ kinh trong tay nắm chắc, Lấy thân mình làm kẻ chăn dân đích thực, ba ngàn cõi đất tự biết điều hành

Giáo lý của nhà Phật chỉ gói gọn trong 12 bộ kinh, đời sau các tổ lại có

luận bàn để có được con số nhiều hơn Kinh Phật mà các vị Cao tăng ở Tây

Trúc đưa sang viết bằng tiếng Phạn, khi đến Giao Châu phải dịch ra tiếng Hán Hoàng đế nhà Tùy nói đến ở đây là Tùy Văn đế (589 - 605), chứng cứ này cho thấy đến thế kỷ thứ 7 xứ Giao Châu ta đã bị nội thuộc vào các triều Tây Hán, Đông Hán, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần của phương Bắc dài đến hơn 700 năm rồi Do vậy lời sư Đàm Thiên nói, lúc này ở đất Giao Châu

đã dịch được 15 bộ kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, đồng nghĩa là để nắm được giáo lý trong kinh Phật, người dân Giao Châu đã đọc bản kinh bằng chữ Hán Đến đời Lý - Trần, chữ Hán được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội Các văn kiện chính thức của triều đình như chiếu chỉ, sắc lệnh đều viết bằng chữ Hán Đặc biệt, triều đình còn tổ chức các kỳ thi Nho học hoàn thiện

từ thi Hương ở các địa phương cho đến thi Hội, thi Đình ở Kinh đô Thăng Long, do vậy số người thông thạo văn bản chữ Hán ngày càng nhiều Các vị tăng ni ở nhà chùa có khả năng đọc hiểu kinh Phật bằng chữ Hán cũng ngày càng tăng thêm Nhà Tống đã gửi tặng nhà nước Đại Việt bộ kinh bằng chữ Hán Đồng thời, triều đình Đại Việt cũng nhiều lần cử sứ giả đi thỉnh kinh Việc thỉnh kinh này còn kéo dài đến đời Lê Trung Hưng (1533-1786) Sách

Trang 17

Đạo giáo nguyên lưu 道教源留 [146] do Hòa thượng Phúc Điền biên soạn

ghi nhận, năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) đời Lê Ý Tông, vị sư Tổ thứ hai chùa Liên Tông là Hòa thượng Tính Tuyền vâng chiếu lệnh của triều đình sang đỉnh Hồ Sơn ở Quảng Châu nước Thanh tu học và thỉnh kinh Khi về nước Sư

tổ đã sưu tầm được 300 bộ sách đưa về cất giữ tại chùa Càn An ở Hà Thành Sau đó Sư tổ còn lựa chọn các sách có giá trị đem khắc in để phổ biến rộng

rãi, như: Từ bi thủy sám khai pháp 慈悲水懺開法, khắc in năm 1739; Từ bi Tam muội thủy sám kinh văn 慈悲三昧水懺經文, khắc in năm 1739; Dược sư Lưu Li Quang Như Lai bản nguyện 藥師琉璃光如來本願, khắc in năm 1739; Diệu pháp Liên Hoa kinh 妙法連花經, khắc in năm 1739; Tứ phần luật đại cương 四分律大剛, khắc in năm 1746 Hiện số ván khắc in kinh Phật này còn

lưu giữ tại Tổ đình Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Việc này giúp cho việc hoằng dương đạo pháp có được bước tiến xa hơn, rộng khắp hơn

Một tác phẩm được cho rằng khắc in sớm từ cuối đời nhà Trần đề cập

đến các vị xuất gia tu hành của Thiền phái, đó là Thánh đăng lục 聖燈錄 Văn

bản in thời Trần hiện chưa tìm thấy nhưng ở bản in đời Lê cho biết nội dung

đề cập đến 5 vị vua đời Trần xuất gia tu hành, ngộ đạo và hoằng hóa đạo Phật là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu một bản ký hiệu A.2569, mang tên “Việt Quốc Yên Tử sơn Trúc Lâm chư tổ thánh đăng ngữ lục 越國安子山竹林諸祖聖燈語錄” do Sa môn Tính Quảng Thích Điều

Trang 18

Điều thuật 沙門性廣釋條條術, in năm 1730 và được trùng san vào năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750)

Dựa vào nội dung của Thánh đăng lục, Thiền sư Chân Nguyên (tự là Thanh Hanh soạn (比丘字清亨直筆代引 ra Trần triều Thiền tông chỉ Nam truyền tâm quốc ngữ bản hạnh 陳朝禪宗指南傳心國語本行 (gọi tắt là Thiền tông bản hạnh 禪宗本行) bằng chữ Nôm Văn bản này được in lại nhiều lần

(Gia Long thứ 4-1805; Bảo Đại thứ 7-1932…) Tác phẩm thuộc loại diễn ca lịch sử, nội dung đề cập đến tư tường thiền học, công hạnh tu hành của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang

Tam tổ thực lục 三祖實錄 là công trình được ra đời vào thế kỷ XVIII do

Thiền sư Tính Quảng và Ngô Thì Nhậm sưu tầm, tập hợp [122] Tác phẩm cho rằng Thiền phái này chỉ truyền thừa ba đời là Trần Nhân Tông, Pháp Loa

và Huyền Quang rồi sau đó bị gián đoạn Sách Tam Tổ thực lục ghi lại sự việc

tháng Giêng năm 1308 ngài Điều Ngự Giác Hoàng đem 100 hộp kinh sử

ngoại điển và 10 hộp Kinh Đại tạng cỡ nhỏ viết bằng máu trao cho Tổ Pháp

Loa, để mở mang học rộng kinh nội điển và kinh sử ngoại điển Cũng trong

Thực lục chép đến tháng 12 năm Đại Khánh thứ 6 (1319) Thượng hoàng Trần Anh Tông tự chích ngọc huyết ra viết Kinh Đại tạng kích thước nhỏ đặt vào

trong 20 hộp ban tặng cho Tổ sư Pháp Loa Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

có 1 bản, kí hiệu A.786 do Sa môn Thích Điều Điều trùng đính 沙門釋條條

重訂, năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765)

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi sự kiện ngài Điều Ngự Giác Hoàng đã

tiếp nối Trần Thái Tông bước vào con đường tu hành vào năm Kỷ Hợi năm

Trang 19

Hưng Long thứ 7 (1299) Từ đây, ngài thực hiện chí nguyện lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trên cơ sở thống nhất các Thiền phái bấy giờ

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 đã biên dịch giới thiệu thân

thế sự nghiệp của chư vị tiền bối của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, như Quốc

sư Phù Vân (còn có các tên Trúc Lâm, Đạo Viên, Viên Chứng), Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và vị sư tổ thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông (Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đầu

Đà Hoàng Giác Điều Ngự) Đặc biệt, có những ghi chép trong Đại Việt Sử ký toàn thư rất có ý nghĩa khi nghiên cứu quá trình truyền thừa hay văn hóa tín

ngưỡng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Vào năm Đinh Dậu, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 6 (1237) Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh của vua, làm Hoàng hậu Thuận Thiên Giáng Chiêu Thánh làm công chúa Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang 3 tháng Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực bàn kín với vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau Vì thế Liễu bất bình nên đã hội quân ở sông cái làm loạn Vì chuyện ấy mà nhà vua áy náy trong lòng nên nhân ban đêm vượt rào ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân trên núi Yên Tử rồi ở lại đó không về

Sách An Nam chí lược 安南志略 mô tả về núi Yên Tử rằng, tên núi còn gọi là Yên Sơn hoặc là Tượng Sơn Sách Dư địa chí 輿地志 (hay còn gọi là

An Nam vũ cống 安南禹貢) của Nguyễn Trãi (1380-1442) viết: “Biển và Lục

Đầu, Yên Tử ở về Hải Dương Biển là Biển Đông, Lục Đầu là tên sông do sáu con sông hợp nguồn lại nên gọi là Lục Đầu, Yên Tử là tên núi Các vua Trần thường xuất gia tu hành ở đây/ 海及六頭安子惟海陽海東海也六頭江名六

水 合源故曰六頭安子山名有陳諸帝嘗山家修禪于此” [118 ]

Trang 20

Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 chép rất chi tiết về cảnh quan và

chùa chiền ở đây: “Núi Yên Tử: Ở phía Đông Bắc cách huyện Đông Triều 35 dặm, còn gọi là núi Voi (Tượng Sơn) Nhánh bên tả chạy xuống thành núi Tổ của các núi miền Hải Đông Năm Tự Đức thứ 3 (1850 triều ta) liệt vào hàng danh sơn, chép vào điển thờ (tự điển) Xét núi này các vua thời Trần cho là đất danh thắng, lập am tu hành lễ Phật Pháp Loa và Huyền Quang đều tu ở đây Vua Nhân Tông nhà Trần có dựng am Tử Tiêu còn gọi là am Ngọa Vân, viện Thạch Thất và Mỵ Ngữ Suối Giải Oan rộng ước 2 trượng, bắt nguồn từ trên đỉnh núi, nước xanh biếc mát lạnh cũng gọi là Hổ Khê… Từ ngoài đi vào, đầu tiên là chùa Trình, qua dốc đỏ, tới chùa Suối Tắm (tương truyền Vua Trần Nhân Tông vào đây đã dừng lại tắm) chếch lên phía trên là chùa Cầm Thực (khi Vua xuống tắm để đồ ăn dự phòng nơi đây đã bị cầm thú ăn hết nên gọi là Cầm thực) Tiếp đến là Long Động tự (chùa Long Động, tên Nôm là chùa Lân, bây giờ đổi thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử) Đi thẳng qua dốc

Hạ Kiệu (vì khi vua Trần Anh Tông đi đến đây, phải xuống kiệu, nên gọi như thế) là đến chùa Giải Oan ” [6, tr.1233-1234]

Bài ký Động thiên phúc địa 洞千福地 của Tôn Quang Đình đời nhà

Đường (Trung Quốc) viết: “Núi Yên Tử là một trong 72 phúc địa của An

Nam” Đại Thanh nhất thống chí 大清一統志 chép: “An Kỳ Sinh đời Hán tu đắc đạo ở đây” Hải nhạc danh sơn đồ 海岳名山圖 đời Tống cho rằng núi này “phúc địa thứ tư” Minh sử Lễ chí 明史禮志 chép: “Nước An Nam có 21

danh sơn liệt vào điển thờ, thì núi Yên Tử và núi Kiệt Đặc là hai trong số ấy Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369), vua nhà Minh sai sứ sang tế, lại vẽ địa đồ mang về Năm Tự Đức thứ 3 (1850), núi này được xếp vào hàng danh sơn ghi vào điển thờ” [6, tr.1235-1236]

Trang 21

Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝憲章類志 của Phan Huy Chú 潘輝

注 (1782-1840) viết về Yên Tử như sau: “Núi Yên Tử cảnh trí lại càng lạ tuyệt Vua nhà Trần thường xuất gia tu ở núi ấy” (Núi Yên Tử ở huyện Đông Triều, tương truyền Yên Kỳ Sinh tu luyện ở đấy cho nên đặt tên núi như thế Nay còn có di tích cái lò nấu thuốc Trên núi có các cảnh đẹp như ngọn Tử Tiêu, am Ngọa Vân và Long Động Thời Trần, Huyền Quang thiền sư tu ở

trên núi) Trong bài Thiền tông chỉ nam tự 禪宗指南序, Trần Thái Tông viết:

“Trẫm thấy Thái sư (trỏ Trần Thủ Độ) cùng các kỳ lão khăng khăng không chịu bỏ trẫm, liền đem lời ấy bày tỏ với quốc sư Quốc sư cầm tay trẫm nói: Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình Nay muôn dân đã muốn đón bệ hạ về thì bệ hạ không về sao được! Duy có việc nghiên cứu nội điển, xin bệ hạ đừng chút xao lãng mà thôi Vì thế trẫm cùng mọi người trở về Kinh, miễn cưỡng lên ngôi Trong khoảng hơn chục năm, mỗi khi được rảnh việc trẫm lại hội họp các vị tuổi cao đức cả để tham vấn đạo Thiền Còn như các kinh điển của đại giáo thì không kinh nào không nghiên cứu” [91]

Trúc Lâm Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục 竹林慧忠上士語錄 (Thượng sĩ ngữ lục 上士語錄) của Trần Quốc Tảng (Tuệ Trung Thượng Sĩ), tác phẩm

ghi lại các cuộc đối thoại giữa Thượng sĩ Tuệ Trung và học trò về triết học Phật giáo, nhất là triết thuyết của phái Trúc Lâm ở Yên Tử; cùng các bài kệ,

ca, tụng… của Tuệ Trung và một số người khác Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu bản có kí hiệu A.1932 do Thiền sư Pháp Loa biên tập, Tỳ khiêu Tuệ

Nguyên khắc lại, in năm Chính Hòa thứ 4 (1683) Trong bài Lược dẫn thiền phái 略引禪派圖 có sơ đồ các thế hệ truyền đăng của phái Vô Ngôn Thông từ

Thông Thiền cư sĩ xuống đến Thiền sư Huyền Quang gồm 8 thế hệ, Trần

Trang 22

Nhân Tông Đệ nhất tổ phái Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ 6 trong sơ đồ này Đây

là một tác phẩm trác tuyệt, triết lý uyên thâm của Phật giáo nói chung và Trúc Lâm nói riêng Tuệ Trung Thượng Sĩ là cư sĩ tại gia do ngộ đạo, được cả cư sĩ cùng Tăng sĩ tìm đến tham học với mong muốn người học đạo chỉ quí trọng vấn đề giác ngộ, chớ không quan tâm bởi những vấn đề khác Tác phẩm

Thượng sĩ ngữ lục 上士語錄 đã được dịch ra quốc ngữ Có thể kể đến một số

bản dịch của các dịch giả Thích Thanh Từ (1996), NXB TP Hồ Chí Minh; hay của Lý Việt Dũng (2003), NXB Mũi Cà Mau;…

- Thiền uyển tập anh 禪苑集英, bản cổ nhất được biết đến là bản trùng

san năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) Bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.2767 là bản do Hòa thượng Phúc Điền đính chính và cho in lại là năm

1859 Bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở trang 1 ghi: Trùng khắc Đại Nam Thiền uyển truyền đăng tập, quyển thượng, Phúc Điền Hòa thượng đính tử (重刻 大南禪苑傳燈輯卷上福田和尚訂梓) Theo ghi chép trong Thiền uyển tập anh, đến thời Lý nước ta có ba thiền phái: Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền

phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Thiền phái Thảo Đường Trong đó Thiền phái Vô Ngôn Thông là thiền phái bắt nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiền phái này bắt đầu từ Thiền sư Vô Ngôn Thông Thiền sư Hiện Quang là vị Thiền sư đầu tiên lập chùa và tu ở Yên Tử, hình thành nên Phật giáo Yên Tử

Theo Thiền uyển tập anh ghi: “Thiền sư Hiện Quang (? - 1221) Núi Yên Tử

Thiền sư người Kinh đô Thăng Long, họ Lê, húy Thuần… Năm 11 tuổi, được Thiền sư Thường Chiếu ở chùa Lục Tổ nhận nuôi làm đệ tử Sư học tập thông minh tấn tới, mỗi ngày tụng đọc cả vạn câu Chưa đầy 10 năm đã thông giỏi

cả Tam giáo, nhưng chưa kịp suy cứu yếu chỉ Thiền tông thì Thường Chiếu

đã quy tịch… Sư bèn đi vân du khắp chốn tùng lâm tìm thầy học đạo, sau gặp Thiền sư Tri Thông (tức Thông Sư) ở chùa Thánh Quả, được nghe một lời nói

Trang 23

mà đất lòng đột nhiên bừng sáng, bèn thờ Tri Thông làm thầy… Sau đó sư vào núi Uyên Trừng phủ Nghệ An thụ giới cụ túc với Thiền sư Pháp Giới… Sau gần 10 năm, sư muốn tìm nơi khác để tu hành đến trọn đời, bèn đến chỗ sau trong núi Yên Tử, kết am tranh mà ở… Mùa xuân năm Tân Tị niên hiệu Kiến Gia thứ 11 (1221), trước khi thị tịch, sư nghiêm trang ngồi trên tảng đá, đọc bài kệ… Đọc xong sư an nhiên mà hóa Môn nhân là Đạo Viên làm lễ mai táng sư trong hang núi” [90] Như vậy, Phật giáo Yên Tử bắt đầu từ Thiền sư Hiện Quang Học trò của Thiền sư Hiện Quang là Thiền sư Đạo Viên (tức Phù Vân, Trúc Lâm, Viên Chứng) Dịch giả Ngô Đức Thọ -

Nguyễn Thúy Nga đã tổ chức dịch và chú Thiền uyển tập anh, NXB Văn học,

1993 [90] Dịch giả nhận xét: Đây là tác phẩm viết về các thiền phái và sự tích những nhà tu hành đạo Phật xuất sắc của Việt Nam (thế kỷ XIII về trước) Tìm hiểu về nguồn gốc truyền thừa của các thiền phái Phật giáo vào Việt Nam, một trong những tài liệu Hán Nôm có niên đại sớm, đáng tin cậy ghi chép về Phật giáo

Khóa hư lục 課虛錄 của Trần Thái Tông được Đào Duy Anh giới thiệu,

phiên dịch và chú (1974), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Tác phẩm này cũng được một số nhà nghiên cứu, biên dịch quan tâm như: Trọng Dương khảo cứu, phiên chú (2009), NXB Văn học xuất bản; Sa môn Thích Trí Hải dịch (2015), NXB Tôn giáo xuất bản; Nội dung tác phẩm là những bài giảng về đạo Phật do Trần Thái Tông soạn; những bài kệ nói về “tứ sơn” (sinh, lão, bệnh, tử); bài sám hối khuyên người đời chăm tụng kinh, ăn ở có đức và chăm làm điều thiện

1.1.2 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử qua một số công trình biên dịch

Bộ Thơ văn Lý - Trần (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Tập 1, 1977;

Tập 2 (quyển Thượng), 1988; Tập 3, 1978) có lẽ là công trình sớm thu thập tài liệu về Thiền phái và đã dịch chú và giới thiệu thơ văn của chư vị thuộc

Trang 24

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Trần Thái Tông được chọn biên dịch 4 bài văn

và tác phẩm Khóa hư lục 課虛錄 Trần Thánh Tông được chọn biên dịch 16

bài thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ được chọn biên dịch 50 bài thơ văn và tuyển

dịch tác phẩm Thượng sĩ ngữ lục 上 士 語 錄 Trần Nhân Tông được chọn biên dịch 37 bài thơ văn, đặc biệt là 2 bài phú viết bằng chữ Nôm là Cư trần lạc đạo phú 居塵樂道賦 và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca 得趣林泉成道歌 Đồng

Kiên Cương (Pháp Loa) được chọn biên dịch 7 bài thơ văn Lý Đạo Tái (Huyền Quang) được chọn biên dịch 25 bài thơ văn Những tác phẩm nêu trên rất có giá trị khi nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Trong bài viết Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học trong Thơ văn

Lý - Trần, Tập 1, Đặng Thái Mai viết: “Vua quan thời đại này luôn biết tìm ở

đồng quê, hoặc ở chùa chiền những giờ phút êm đềm để di dưỡng tinh thần,

để suy nghĩ về lẽ sống Và những cuộc tuần du hay vi hành như vậy xem chừng cũng chưa đến nỗi làm cho đời sống hàng ngày của nhân dân phải quá phiền hà Đối với tầng lớp quí tộc hồi này, những ngày tế lễ… Những ngày hội ở các chùa lớn vẫn tập hợp tập hợp chung quanh các vị cao tăng được chỉ định để thuyết pháp trước cả triều đình, nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, với tăng ni và quần chúng nhân dân Trước đức Phật mọi người đều bình đẳng” Đây chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của Phật giáo thời Lý-Trần nói chung và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng

Bộ Thơ văn Ngô Thời Nhậm, gồm 5 tập do Lâm Giang chủ biên (2003 –

2006), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản Tập 5 biên dịch và giới thiệu

tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh (văn) Nội dung tác phẩm nêu lên

những tư tưởng chủ yếu của phái Trúc Lâm cùng một số bài kệ, tiểu sử của 3

vị tổ phái Thiền Tông Trúc Lâm như: Trần Nhân Tông (tổ thứ nhất), Pháp Loa (tổ thứ hai) và Huyền Quang (tổ thứ ba) Cũng về chủ đề này còn có

Trang 25

Tổng tập văn học Nôm Trúc Lâm Yên Tử, NXB Thông tin và Truyền thông,

xuất bản năm 2014; tác phẩm phiên âm và giới thiệu các văn bản Nôm mộc

bản hiện lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, gồm các tác phẩm Thiền tông bản hạnh, Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Hoa Yên tự phú, Giáo tử phú, Thiếu thất phú, Du Yên Tử sơn nhật trình, Thiền tịch phú,

Lê Mạnh Thát (1980) trong Chân Nguyên thiền sư toàn tập do Tu thư

Vạn Hạnh xuất bản, in Roneo, hai tập [23], nghiên cứu về con người và sự nghiệp của Thiền sư Chân Nguyên và sưu tầm các tác phẩm của Chân Nguyên cho biết: Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) là một cao tăng sống vào thời Lê Trung hưng Sư là người phục hưng thiền phái Trúc Lâm, là một tác gia văn học Phật giáo cũng như văn học dân tộc Một số tác phẩm của

khác các Thiền sư như Nam Hải Quan Âm bản hạnh 南海觀音本行, Thiền tông bản hạnh 禪宗本行, Thiền tịch phú 禪寂賦, Kiến tính thành Phật 見性

成佛, Ngộ đạo nhân duyên đẳng kệ 悟道因緣等偈 có giá trị triết học, thiền

học, ngôn ngữ Ngoài ra, sư còn có một số tác phẩm khác giúp chúng ta tìm hiểu một số vấn đề về tư tưởng, sinh hoạt thiền môn, âm nhạc Phật giáo Việt Nam thời Lê - Nguyễn Các học giả như Hoàng Xuân Hãn, Thanh Từ, Hoàng Thị Ngọ, Thích Phước An cũng có công trình nghiên cứu về tác phẩm của Thiền

sư Chân Nguyên

Toàn tập Minh Châu Hương Hải của Lê Mạnh Thát (2000), NXB Tp

Hồ Chí Minh [25] Nội dung sách giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cùng trước tác của Thiền sư Hương Hải Đáng lưu ý là phần giới thiệu tác phẩm

Hương Hải thiền sư ngữ lục 香海禪師語錄 của Thiền sư Hương Hải Về tác phẩm này, Trần Văn Giáp cho rằng: “Sách Hương Hải thiền sư ngữ lục, tuy

khối lượng nhỏ, nhưng là bộ sách có thể đại biểu cho tư tưởng Phật giáo triết học Việt Nam ở thế kỷ XVII và kế tục hệ thống Phật giáo Trúc Lâm của Việt

Trang 26

Nam, sáng tạo từ triều Trần (thế kỷ XIII)” Thiền tông bản hạnh (2021) được giới thiệu trong Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư [86] đã tiếp thu quan

điểm của Hoàng Thị Ngọ Ngoài ra, còn một số các tác phẩm dịch thuật khác của các học giả tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Hòa thượng Thích Thanh Từ, thầy Lê Mạnh Thát và nhiều quý vị khác

Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư do Thích Thanh Quyết và Trịnh

Khắc Mạnh đồng chủ biên, cùng sự tham gia của Trần Trọng Dương, Dương Văn Hoàn, Phạm Văn Tuấn, Thích Vân Phong và Lê Quốc Việt, do NXB

Khoa học xã hội ấn hành năm 2021 [86] Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư với các phần như sau: 1 Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và danh thắng Yên

tử, phần này tập trung nghiên cứu các vấn đề: lịch sử truyền thừa Phật giáo Trúc

Lâm Yên Tử, tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, danh thắng Yên Tử - hiện

tại và tương lai 2 Di sản Hán Nôm ở Yên Tử, phần này giới thiệu lịch sử các

di tích Phật giáo, cùng việc sưu tập và biên dịch toàn bộ hệ thống di sản Hán Nôm hiện còn lưu giữ ở Yên Tử, như: hoành phi, câu đối, văn bia, văn

chuông và văn trên một số đồ thờ, 3/ Di sản Hán Nôm của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm của chư vị Thiền sư Phật

giáo Trúc Lâm Yên Tử, như: Thiền sư Huệ Quang, Quốc sư Phù Vân, Hoàng

đế Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Đệ nhất tổ, Đệ nhị tổ, Đệ tam tổ,

Hòa thượng Chân Nguyên, v.v 4/ Di sản Hán Nôm về Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm có liên quan đến vùng đất Phật Yên Tử, như: Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, Thanh Mai Viên Thông tháp bi, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, Sắc phong Hoàng đế Trần Thái Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Thánh Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Nhân Tông, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, v.v Bộ Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư đã sưu tầm, biên dịch, chú thích phần lớn các di sản Hán Nôm về

Trúc Lâm Yên Tử hiện còn

Trang 27

1.1.3 Các công trình, bài viết nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, NXB Sài Gòn xuất bản

năm 1973 trong phần đạo Phật và văn hóa, tác giả nghiên cứu từ cứ liệu các văn bia thời Lý - Trần Riêng phần viết về thân thế và sự nghiệp Thiền sư

Pháp Loa, tác giả đã dựa vào Tam tổ thực lục và văn bia tháp Viên Thông

Thanh Mai để nêu lên những sinh hoạt Phật giáo thời Trần

Thanh Từ trong Thiền sư Việt Nam (1973), Tu viện Chơn Không xuất

bản, giới thiệu thân thế và sự nghiệp của các thiền sư Việt Nam thuộc các phái, như: Tì Li Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, sách giới thiệu 5 vị: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và Hương Hải

Về Thiền sư Hương Hải có phải thuộc phả hệ Trúc Lâm hay không, hiện có nhiều ý kiến khác nhau, đây là ý kiến riêng của Thích Thanh Từ nhưng cũng

có phần giống như nhận định của Trần Văn Giáp

Hoàng Xuân Hãn đã giới thiệu văn bản Thiền tông bản hạnh trên Tạp chí Phật học Vạn Hạnh, Sài Gòn năm 1966; sau đó tiếp tục được giới thiệu trên Tập san Khoa học xã hội, số 5, 6, 7 (Paris, Cộng hòa Pháp) vào các năm

1978, 1979, 1980 Hoàng Thị Ngọ đã khảo cứu, phiên âm và chú thích Thiền tông bản hạnh, NXB Văn học, 2009 Nội dung tác phẩm Thiền tông bản hạnh viết về lịch sử đạo Phật truyền vào nước ta và sự tích phái Trúc Lâm ở

Yên Tử cùng các bài phú viết bằng chữ Nôm thời Trần

Trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư chủ biên (1988), ở

phần thứ hai viết về Phật giáo từ thời Ngô đến thời Trần (giữa thế kỷ X - thế kỷ XIV), Chương IX viết về Phật giáo thời Trần, tác giả đã phác họa tình hình Phật giáo Việt Nam thời kỳ này cũng như giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, trước tác của các vị tiền bối và chư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; cũng như các công trình chùa, tháp,… đại diện cho văn hóa Phật giáo nói riêng và văn hóa Việt

Trang 28

Nam nói chung [63] Cùng chủ đề lịch sử Phật giáo Việt Nam, có bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (2002), NXB Tp Hồ Chí Minh [26],… Nguyễn Hùng Hậu (1997), với công trình Lược khảo tư tưởng Trúc Lâm Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, nêu ra những điểm độc đáo, đặc sắc của

Phật giáo thời Trần, đặc biệt là của Thiền Trúc Lâm Yên Tử; xác định vai trò,

vị trí của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch

sử Phật giáo nói chung và lịch sử văn hóa tư tưởng nói riêng Từ đó xác định nội dung cần được lý giải tại sao Thiền Trúc Lâm Yên Tử lại xuất hiện, xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay theo qui luật tất yếu lịch sử Những tư tưởng cơ bản của Tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) bắt nguồn từ đâu, đặt trên nền tảng cơ sở văn hóa dân tộc Việt Nam [49]

Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm (1997), ra mắt tác phẩm Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiền tông Việt Nam, do Tp Hồ Chí Minh xuất bản Đặc biệt

là Thiền tông bản hạnh của Hòa thượng Chân Nguyên được nhiều nhà nghiên

cứu quan tâm tìm hiểu

Nguyễn Tài Thư chủ biên (1993) trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập

1, NXB Khoa học xã hội, ở Phần thứ ba đã viết về Thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập (thế kỷ X - thế kỷ XIV) Tác giả viết về tình hình tư tưởng, văn hóa xã hội thời kỳ này, trong đó có nghiên cứu liên hệ tới tư tương Phật giáo nói chung và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng [64] Cùng chủ

đề lịch sử tư tưởng Việt Nam, có bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn

Đăng Thục (1992), NXB Tp Hồ Chí Minh

Nghiên cứu về Tam tổ trong Nghiên cứu về Trúc Lâm tam tổ, Luận án

TS do Thích Thanh Đạt thực hiện năm 2000, bảo vệ tại Hội đồng đào tạo Viện Sử học, tập trung nghiên cứu thân thế sự nghiệp hoằng dương Phập pháp của ba vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) qua đó khẳng định vị trí, vai trò của Phật giáo thời Trần nói chung và Thiền Trúc Lâm Yên Tử nói riêng trong lịch sử, tư tưởng, văn

Trang 29

hóa, xã hội Việt Nam Tam tổ hành trạng 三祖行狀 đã được Trần Tuấn Khải

dịch (1971), NXB Phủ Quốc vụ khanh xuất bản tại Sài Gòn

Năm 2007, Phạm Văn Tuấn bảo vệ luận văn Thạc sỹ với đề tài Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sư Luận văn đã sưu tầm, giới thiệu và khảo cứu hệ thống văn bản Kiến tính thành Phật 見姓成佛 Trong luận văn

tác giả đã khảo sát rất kỹ vấn đề văn bản học của tác phẩm này

Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam của Hà Văn Tấn, NXB Hội Nhà văn,

2005; tại mục “Chùa Việt Nam”, tác giả cho người đọc tiếp xúc với một diện mạo mới cho vấn đề nghiên cứu Phật giáo, đó là nghiên cứu các kiến trúc chùa, tháp, tượng thờ,… khẳng định sự hưng thịnh của văn hóa Phật giáo Lý–Trần, trong dó có nhiều chùa, tháp,… thuộc hệ thống chùa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Chùa Yên Tử, do Trần Trương biên soạn (2011), NXB Văn hóa Thông

tin ấn hành Cuốn sách giới thiệu lịch sử hệ thống chùa ở danh thắng Yên Tử cũng như lễ hội nơi đây Cuốn sách có nhiều ý nghĩa khi nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Khi viết đề tựa cho cuốn chùa Yên Tử, nguyên Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Khánh viết: “Người ta quan tâm đến Yên Tử không phải vì chùa lớn, kiến trúc đặc biệt mà quan tâm đến ý nghĩa lịch sử của Yên Tử, văn hóa Phật giáo Việt Nam Ở đây, bản sắc dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam được thể hiện rất rõ”

Kỷ yếu hội thảo Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiền tông Việt Nam, do

Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 1993, tập hợp nhiều bài viết về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đối với văn hóa Việt Nam nói chung và Thiền tông

Việt Nam nói riêng Về văn hóa có một số bài viết đáng lưu ý, như: Mạch thiền trong văn hóa tư tưởng Việt Nam của Trần Trung Phượng, Thiền lục của

Trang 30

Tuệ Trung Thượng sĩ là sức sống tâm linh mãnh liệt của Tống Hồ Cầm, Thượng sĩ ngữ lục trong văn hóa dân tộc của Thích Đức Nghiệp, Dấu ấn Thiền tông trong văn hóa Việt Nam của Hồ Lê, Tinh thần nhân bản nơi các thiền

sư tiêu biểu Phật giáo Trúc Lâm đời Trần của Hòa thượng Thích Giác Toàn,…

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phật hoàng Trần Nhân Tông - Con người và

sự nghiệp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tập hợp 68 bài viết về thân

thế, sự nghiệp, tư tưởng của Trần Nhân Tông đối với đất nước, văn hóa xã hội Việt Nam nói chung và Thiền tông Việt Nam nói riêng; đặc biệt có nhiều bài viết về công nhận công lao của Trần Nhân Tông đối với việc thành lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Thiền phái Việt Nam Đáng lưu ý có

khá nhiều bài liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, như: Chùa - tháp và Phật giáo thời Trần qua những dấu tích hiện còn của Tạ Quốc Khánh, Các di tích tiêu biểu của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua lăng kính khảo cổ học của Tống Trung Tín, Những di tích lịch sử văn hóa liên quan tới Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm Đệ nhất tổ của Nguyễn Văn Hà và Ngô Đăng Lợi, Về Phật hoàng Trần Nhân Tông - Danh nhân văn hóa của Trần Hồng Liên, Lễ hội Yên Tử - Một cuộc hành hương về cõi Phật của Lê Hồng

Lý, Bàn về sự nghiệp bảo tồn và phát huy Thiền phái Trúc Lâm đời Trần trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay của Thích Thanh Nhiễu,… Luận án Tiến sĩ Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm do Thích Phước Đạt bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu lịch sử truyền thừa Thiền phái Trúc Lâm trong bối cảnh lịch sử dân tộc của thời đại thời Lý-Trần, đồng thời lý giải hành trạng của các tác giả, cùng với sự phân tích giá trị tư tưởng

và nghệ thuật của các tác phẩm

Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang, luận án TS của Nguyễn Văn Phong,

Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2016, có mục viết về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang Tác giả luận án đã giới thiệu hệ thống các

Trang 31

chùa và văn bia ở tỉnh Bắc Giang có liên quan đến lịch sử phát triển và văn hóa Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Bài “Khảo về Thanh Mai Viên Thông tháp bi” của Phạm Văn Tuấn

(2014), Tạp chí Hán Nôm, số 6 (127) tiến hành giám định văn bản, so sánh, dịch thuật, đưa ra một văn bản gần nhất với bản gốc của Thanh Mai Viên Thông tháp bi, góp phần vào việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo thời Trần

nói chung và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng

Bài “Kho mộc thư chùa Vĩnh Nghiêm với giá văn hóa” của Nguyễn Văn

Phong trên Tạp chí Hán Nôm, số 5 (2005); đã giới thiệu kho Mộc bản chùa

Vĩnh Nghiêm Chùa Vĩnh Nghiêm là một đại danh lam cổ tự, một thiền viện, trung tâm đào tạo tăng tài trong nhiều thế kỷ và lịch sử phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việc thúc đẩy nghiên cứu hệ thống mang tính liên ngành

về kho Mộc bản kinh Phật và thư tịch Hán Nôm đồ sộ ở chùa Vĩnh Nghiêm góp phần làm rõ hơn, sâu sắc hơn các giá trị di sản Phật giáo, cũng như lịch

sử truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Những nghiên cứu ấy sẽ góp phần làm phát huy thêm giá trị lịch sử, văn hóa của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng và Phật giáo nói chung Những nghiên cứu ấy sẽ góp phần vạch ra diện mạo đời sống tôn giáo, mà mạng lưới các hệ thống chùa chiền Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong sự liên hệ với hàng loạt các chùa tổ khác tại nhiều tỉnh khác, v.v Như vậy, đặt kho Mộc bản kinh Phật và thư tịch Hán Nôm chùa Vĩnh Nghiêm trong tương quan với văn hóa Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu được chức năng của ngôi chùa cũng như Phật giáo đối với đời sống nhân dân và văn hóa Việt Nam truyền thống Đặc biệt ở chùa Vĩnh Nghiêm

có bộ Mộc bản Thiền tông bản hạnh, gồm 8 quyển, Sa môn Thanh Hanh viết

lời dẫn cho bản khắc năm Bảo Đại thứ 7 (1932), hết sức có giá trị khi nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, văn học Phật giáo, văn tự học chữ Nôm và văn bản

học Hán Nôm Mộc bản bộ Thiền tông bản hạnh là bộ mộc bản duy nhất hiện

còn ở Việt Nam để in bộ sách này Bộ mộc bản này đã được kế thừa từ những

Trang 32

bộ mộc bản san khắc ở Yên Tử, bộ mộc bản năm 1745 (do Hòa thượng Chân Nguyên tổ chức san khắc), bộ mộc bản san khắc năm Gia Long thứ 4 (1805)

Mộc bản Thiền tông bản hạnh khắc 8 tác phẩm (gồm Thiền tông bản hạnh,

Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Hoa Yên tự phú, Giáo

tử phú, Thiếu thất phú, Du Yên Tử sơn nhật trình, Thiền tịch phú) Thiền tông bản hạnh đã được nhiều thế hệ các nhà khoa học nghiên cứu và phiên âm,

giới thiệu (nhất là các bài phú chữ Nôm thời Trần)

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở trên cho thấy, Thiền phái Trúc Lâm được đã đề cập và quan tâm nghiên cứu từ rất lâu Có rất nhiều nghiên cứu có giá trị về mặt học thuật, thành tựu đạt được trong các nghiên cứu trong lịch sử là rất lớn Các công trình đề cập đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh của Thiền phái Trúc Lâm cũng như đánh giá ảnh hưởng của nó trong lịch sử

1.1.4 Một số công trình sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch về khoa cúng

Bộ Việt Nam Phật điển tùng san 越南佛典叢刊 do Tổng hội Phật giáo

Bắc Kì phát hành năm 1943, dưới sự bảo trợ của EFEO tại Hà Nội 4 bản in

(bộ: 8 tác phẩm, in thành 10 tập) Các sách kinh điển của đạo Phật: Bát nhã trực giải (1 tập), Pháp Hoa đề cương (1 tập), Chư kinh nhật tụng (2 tập), Lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi (1 tập), Thụ giới nghi phạm tổng tập (2 tập), Trần triều dật tồn Phật điển lục (1 tập), Trần Thái Tông ngự chế khóa

hư lục (1 tập), Thiền uyển kế đăng lục (1 tập) Trong đó đáng chú ý tập Lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi 禮誦行持集要諸儀 có tuyển chọn một số

khoa nghi hành trì của Phật giáo do Thiền phái Trúc Lâm biên soạn, hiệu đính Hiện bộ sách này cũng có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm với các kí hiệu VHv.1514/1-2, VHv.1800/1, A.3115/2-5, 8

Tạp tiếu chư khoa 雜醮諸科, bộ sách được in năm Tự Đức thứ 12

(1859), Thành Thái thứ 4 (1892) từ bản khắc gỗ lưu tàng tại chùa xã Xuân

Trang 33

Lôi, huyện Vũ Giang, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Tạp tiếu chư khoa, là bộ

khoa cúng thông dụng ở miền Bắc nước ta Sách có hai lời tựa: Tựa thứ

nhất Tạp tiếu chư khoa tân tự của Sa môn Tinh Tiến Tựa thứ hai là lời giới

thiệu của Hòa thượng Phúc Điền không đề mục tên riêng Bản Yên Viên 安圜 được thầy trò Sa môn Huệ Tập Thích Huỳnh Huỳnh và Tinh Tiến Thích Sâm Sâm tổ chức tuyển tập san khắc vào niên hiệu Tự Đức thứ 12 (1858) Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu được sách với kí hiệu A.899/1-3, VHv.1109, A.1950/1-5

Thủy lục chư khoa 水陸諸科 do nhà sư Tuệ Đăng Chân Nguyên 慧登真

源, phái Trúc Lâm (Yên Tử) soạn Tăng Thống Thanh Như Sa Môn 清如沙

門 đề tựa Các khoa cúng trong chùa trên cạn và dưới nước được các vị Tổ sư Thiền môn soạn nhằm làm phương tiện độ sinh: thỉnh phật, nghinh sư, chiêu hồn, tiếp vong linh, tẩy uế, tạo lỗi, sám hối v.v Tổng hợp 6 nhóm khoa cúng,

chi tiết 29 khoa như Nghinh sư duyệt định, Dự tiếp linh khoa, Phát tấu nghi, Thỉnh phật khoa, Triệu linh khoa, Chúc thực khoa Ở Viện Nghiên cứu Hán

Nôm còn giữ được 4 bản in, 1 bản viết Trong đó có kí hiệu VHt.19 được in tại chùa Vĩnh Phúc vào năm Thành Thái thứ 6 (1894) Bộ sách được coi là nghi lễ Phật giáo Việt Nam Sách đã được dịch giả Quảng Minh dịch nghĩa,

phiên âm, chú thích, NXB Hồng Đức xuất bản năm 2013

Thích điển kì an diên sinh công văn 釋典祈安延生攻文 do Thiền Hòa

Tử 禪和子, tự Đức Tông 德宗 soạn Liêu Vĩnh đường in năm Lê Cảnh Hưng thứ 35 (1774) Gồm 68 bài văn cúng Phật (tấu, sớ, điệp, bạch, trạng, tụng kinh, sám hối…) để cầu yên, cầu thọ, trừ bệnh, giải oan… Cách làm sớ, điệp, lập đàn chay Một số bản vẽ minh họa Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn giữ được 1 bản in, kí hiệu A.2573

Trang 34

Ứng phó dư biên 應赴餘編總集 là bản in từ bản khắc gỗ vào năm Thành

Thái thứ 7 (Ất Mùi 1895), được khắc bản tại chùa Hưng Phúc, xã Xuân Lôi, tổng Bất Phí, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh xưa, do trụ trì Chính Đại biên tập Nội dung sách được soạn bằng chữ Nôm, chia thành hai phần: Phần đầu

là Tổng tập, gồm các bài ca; Phần sau gọi là Biệt tập gồm các bài chầu văn

Những bài ca, bài hát mang màu sắc Phật giáo hoặc Đạo giáo như: Bảo đường

ca 保堂歌, Ban Xá bản 頒赦本; Trạo thuyền bản 掉船本; Triệu linh thán 召

靈嘆 Tác phẩm này cũng được chọn làm đề tài nghiên cứu của Học viên

Cao học ngành Hán Nôm Thích Minh Trí có tên Nghiên cứu văn bản Ứng phó

dư biên tổng tập, bảo vệ năm 2020 tại Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc

gia Hà Nội Luận văn đã khảo sát văn bản và phạm vi ứng dụng của văn bản, giới thiệu nghi lễ, văn hóa Phật giáo, làm rõ văn bản bao gồm những khoa

cúng được trích trong sách Thủy lục chư khoa, Tạp tiếu khoa, các bài vịnh,

ngự vấn, phú, văn chầu của tín ngưỡng thờ mẫu ở trong các sách khác đã được tập hợp lại, sao chép nguyên bản hoặc được chuyển thể từ chính văn chữ

Hán sang thơ chữ Nôm lục bát Các khoa nghi trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 hiện nay vẫn được sử dụng tại nhiều ngôi chùa, trong các

khóa lễ cầu siêu độ hoặc nghi lễ tang ma

Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được rất nhiều văn bản, tác phẩm về các khoa nghi và thực hành khoa nghi Trong đó có thể kể đến một

số tác phẩm tiêu biểu như: Đại Đà la kinh 大陀羅經 do nhà sư Nguy Nguy,

tự Phổ Lợi in lại tại chùaThánh Chúa, năm Tự Ðức thứ 13 (1860) Kí hiệu AC.505 Kinh Phật nói về việc kiên trì tụng niệm để giải trừ tội lỗi, gột rửa tiền duyên Kinh Long Vương khuyên theo đạo Phật, làm điều thiện, tránh điều ác Các nghi lễ cúng Phật, văn cầu mưa, kệ, châm ngôn Tác phẩm

Công văn độ âm 攻文度陰 do Bình Dân Nguyễn Văn Khẩn soạn năm Nhâm

Trang 35

Tuất, kí hiệu VHb.169 Gồm các bài văn chầu khi thỉnh Phật, lập đàn chay, siêu độ vong hồn; các bài sớ cúng tiên linh, cúng tế phụ mẫu trong các dịp tuần tiết

Về các công trình nghiên cứu, cũng có rất nhiều các nghiên cứu đề cập đến khoa nghi, thờ cúng của Phật giáo, đáng chú ý có một số nghiên cứu sau:

Tác phẩm Truyện cụ Nguyễn Du của Lê Thước, năm 1924, nhà in Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội, trong tác phẩm này có đề cập tới Thí thực cô hồn văn với tiêu

đề Văn chiêu hồn; Năm 1965 Xuân Diệu có bài Đọc văn chiêu hồn của Nguyễn Du in trên Tạp chí Văn học số 11 đã bình luận và giảng giải về giá trị tác phẩm Văn chiêu hồn của Nguyễn Du Và còn nhiều nhà nghiên cứu khác

đã giới thiệu và tìm hiểu về bài văn Tế cô hồn Những nghiên cứu về các bài văn tế cô hồn có nội dung tương tự 2 bài Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm và Hựu quốc âm văn trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập

Luận văn Thạc sỹ Nghi lễ thờ cúng của Phật giáo ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay do Tạ Văn Tác bảo vệ tại trường Đại học KHXH và NV, Đại học

Quốc gia Hà Nội năm 2014 đã khảo cứu và cho rằng: Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam, nghi lễ Phật giáo luôn là một trong những yếu tố tạo thành tính đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung

Luận văn Thạc sĩ, Nghiên cứu nhóm văn bản Thí thực cô hồn văn lưu trữ

tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm của Học viên Thích Thanh Đạt, Đại học Quốc gia Hà Nội bảo vệ năm 2020, nghiên cứu nhóm văn bản có nội dung thí thực

cô hồn trong các sách: Bảo cúng văn tạp lục 寶 供 文雜錄, Thủy lục chư khoa toàn tập 水陸諸科全集, Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 Luận án Tiến sĩ Sự hội nhập Nhật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay do Thích Thanh Nhiễu bảo vệ tại Đại

học Quốc gia Hà Nội năm 2016 đã nghiên cứu chỉ ra sơ sở của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người dân Hà Nội, đồng thời chỉ ra

Trang 36

những giá trị văn hóa của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thời cúng truyền thống và đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đó

Luận văn Thạc sỹ Nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo ở miền Trung hiện nay do Thích An Nhiên thực hiện năm 2018 bảo vệ tại Học viện Khoa

học xã hội đã khảo cứu các tín ngưỡng tại miền Trung trong đó đặc biệt là khảo cứu tín ngưỡng thờ cúng Phật qua các khoa cúng cầu siêu, cầu an tại các khu vực miền Trung, trọng tâm là khu vực thành phố Huế để thấy rằng các nghi lễ của Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức và hiện diện trong bất cứ thời khắc nào trong đời sống nhân dân

Luận văn Thạc sỹ đề tài Cúng cô hồn theo nghi thức Mông sơn thí thực

của do Nguyễn Tấn Khang bảo vệ năm 2020, tại Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM Luận văn đã nghiên cứu về

thực hành cúng cô hồn theo nghi thức Mông Sơn thí thực của Phật giáo Bắc

truyền tại địa bàn TP.HCM Từ đó, chỉ ra được vai trò, ý nghĩa và giá trị của

việc cúng cô hồn theo nghi thức Mông Sơn thí thực trong đời sống của người

Việt tại đây

Sự thống kê, phân chia, xếp loại thành từng vấn đề của chúng tôi như trên cũng chỉ mang tính chất tương đối, sơ khảo vì bề dày thành tích nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm là vô cùng lớn Và để kết thúc phần này, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, các công trình nghiên cứu trước đây về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử có thể được chia thành 4 nhóm vấn đề như đã nêu, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh:

1 Lịch sử hình thành, quá trình truyền thừa và triết lý Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

2 Thân thế, sự nghiệp, trước tác của chư vị tiền bối và ba vị sư Tổ và hệ thống các công trình, di tích tôn giáo

3 Vấn đề hoằng dương Phật pháp và vai trò của Thiền phái Trúc Lâm đối với văn hóa xã hội, qua đó giới thiệu, biên dịch các tác phẩm

Trang 37

4 Nghi thức hành trì trong các khoa cúng và vai trò của các khoa cúng của Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống văn hóa xã hội

Từ đây có thể thấy tuy Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương được coi là

một văn bản tiêu biểu về mặt hành trì, phổ biến trong ứng dụng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nhưng ít được đi sâu nghiên cứu

1.2 Công trình nghiên cứu về văn bản tác phẩm Bảo đỉnh hành trì

Văn bản Bảo đỉnh hành trì được coi là văn bản thực hành nghi lễ rất nổi

tiếng của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử Tuy nhiên, như trên đã nói, mặc dù có rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, song các

nghiên cứu về mặt văn bản của tác phẩm Bảo đỉnh hành trì còn ít được nhắc

tới Có thể kể ra đây một số công trình đã đề cập đến tác phẩm này:

Bảo đỉnh hành trì trong trang ttps://lib.nomfoundation.org/collection cho

biết văn bản này do chùa Phổ Nhân (Phổ Nhân thiền tự 普仁禪寺) in Trong

văn bản ghi: “寶鼎行持秘㫖全章/竹林第三祖嗣玄光尊者定本/ 清河弘蛮西鄕俗諦武德懋字惠明新訂刊/ 圓明弟子苾芻字廣遜號珠藏事休拜識/

Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương/Trúc Lâm đệ tam tổ tự Huyền Quang

Tôn giả định bản/Thanh Hà Hoằng Man Tây Hương tục đế Vũ Đức Mậu tự Huệ Minh tân đính san/Viên Minh đệ tử Bật sô tự Quảng Tốn hiệu Châu Tạng

sự hưu bái thức”

Trong bài viết về chùa Viên Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) [4] giới thiệu

nơi đây còn tàng trữ nhiều ván in, trong đó có một bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương có niên đại năm Khải Định thứ 3 (1918) / 啓定三年歳在戊

午孟冬上浣, được giới thiệu nội dung gồm: “Các nghi lễ trong đạo Phật; các bài văn, các đạo bùa dùng trong lúc làm đàn chay, giải oan, phá ngục… Chuyện mục Kiện Liên; 1 bài văn Nôm nói về cách cúng Phật”

- Bản chép tay có kí hiệu AH.a1/4 hiện lưu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm

có tên là Hưng Yên tỉnh Yên Mỹ huyện Liêu Xã tổng Liêu Trung xã cổ tự chỉ /

Trang 38

興安省安美縣遼中總遼中社古字紙, có phần ghi Trần triều Phật tổ tu luyện

bí quyết 陳朝佛祖修煉祕訣, tiếp đến ghi tên tác giả là Trúc Lâm Đệ Tam tổ

Huyền Quang đại ngộ Thiền sư định bản và người biên tập là Bật sô tử Pháp Chiếu trụ trì chùa Liêu Trung biên tập năm Gia Long thứ 6 (1807) Tuy tên

văn bản không phải là Bảo đỉnh hành trì nhưng nội dung bên trong chứa đựng nhiều bí quyết tu trì, phảng phất bóng dáng của Bảo đỉnh Căn cứ vào việc

Thiền sư ở chùa Liêu Trung đã đổi lại là “tu luyện bí quyết” một số nhà khoa

học đã đặt ra giả thuyết Thiền sư trụ trì chùa Liêu Trung đã dựa vào Bảo đỉnh

để mật giải các bí quyết tu hành đắc đạo của Phật tổ triều Trần

Trong Di sản Hán Nôm Việt Nam- thư mục đề yếu do Trần Nghĩa -

François Gros (Đồng Chủ biên, 1993), NXB Khoa học xã hội, đã giới thiệu về

sách Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương 寶鼎行持秘旨全章 [còn có tên là Bảo đỉnh hành trì 寶鼎行持 ] hiện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 04 văn bản

các kí hiệu VHv.1096, VHv.1097, A.2838, A.2760 và nhận định sách do

“Huyền Quang tôn giả 玄光尊者 soạn Bật sô tử Quảng Tốn 苾芻子廣

遜 viết tiểu dẫn năm Khải Định thứ 3 (1918) Vũ Đức Mậu 武德懋 tự Huệ Minh 惠明 hiệu đính và trông coi việc in tại chùa Viên Minh, xã Cổ Liêu, tổng Khai Thái, phường Thường Tín”

Tên sách Thích thị Công văn định chế quốc ngữ 釋氏攻文定制國語 được ghi trong Thư mục đề yếu được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chú ý Riêng trong Thơ văn Lý - Trần, các soạn giả lại ghi tên là Thích thị Bảo đỉnh hành trì quốc ngữ văn 釋氏寶鼎行持國語文 Soạn giả khảo dịch Thơ văn Lý- Trần cho biết đã hợp chung cả hai phần Thích thị Bảo đỉnh hành trí bí chỉ toàn chương và Thích thị Công văn định chế quốc ngữ, nên đặt thành tên như vậy Song vấn đề không chỉ nằm ở tên sách mà tác giả của Thơ văn Lý-

Trang 39

Trần, đặt vấn đề nghi ngờ: “Hiện nay trong kho Thư viện Khoa học xã hội còn có quyển Thích thị Bảo đỉnh hành trì quốc ngữ văn Bìa ghi rõ do Huyền

Quang soạn, nhưng đọc vào chúng tôi thấy không phải” Tuy nhiên nghi ngờ

“thấy không phải” không được các nhà khảo cứu thơ văn Lý-Trần làm rõ Thư viện Quốc gia đã giới thiệu kho thư tịch cổ, hiện đang lưu trữ tại đây, trong đó có đề cập tới văn bản mang kí hiệu R.311 Và trên trang Web của Thư viện Quốc gia Việt Nam là http://hannom.nlv.gov.vn/hannom/cgi-

bin/hannom, cập nhật 15 tháng 3 năm 2016, giới thiệu về văn bản Bảo đỉnh hành trì rằng: “Hành trì và nghi thức trong hành lễ đạo tràng Do Huyền

Quang Tôn giả biên trước Văn bản ghi Viên Minh tự (chùa Viên Minh) Có trang chữ Hán, sau đó đến trang phiên âm, dịch nghĩa” Trên trang điện tử,

Thư viện Quốc gia cũng đính kèm bản số hóa văn bản R.311

Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương 寶鼎行持秘㫖全章, viết bằng

song ngữ trên https://www.facebook.com/ cập nhật ngày 10 tháng 6 năm

2019, mô tả niêm luật hành trì, cách làm đàn lễ cúng bái cũng như minh họa việc phiên dịch và hướng dẫn âm đọc Văn bản sử dụng chữ in mầu để đánh dấu những chữ Nôm và phần cước chú

(Hình ảnh Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương được giới thiệu trên

https://www.facebook.com)

Trang 40

Cùng thể loại giới thiệu nguyên văn như văn bản song ngữ Bảo đỉnh hành trì 寶 鼎 行 持 được giới thiệu trên https://www.facebook.com/ thì trên http://thantaivietnam.com/ cũng giới thiệu hình ảnh văn bản Thích thị Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương 釋氏寶鼎行持國語文 đã được số hóa Bản số hóa

cho thấy văn bản được viết tay cả phần chữ Hán và phần chữ Quốc ngữ (latinh)

(Hình ảnh văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương trên

http://thantaivietnam.com) Trang web http://thantaivietnam.com giới thiệu nội dung văn bản gồm các nghi lễ trong đạo Phật; các bài văn, các đạo bùa dùng trong lúc làm đàn chay, giải oan, phá ngục v.v Chuyện mục Kiện Liên; 1 bài văn Nôm nói về cách cúng Phật

Trong quá trình khảo về việc cúng tế trong văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương, nhà nghiên cứu Phạm Văn Tuấn với bài viết “Nguyễn Du và Văn tế Thập loại chúng sinh trong tương quan văn hóa Phật giáo”, trên Tạp chí Hán Nôm, số 2 (75) 2006, tr.50-57 cho rằng: “các chùa Việt lưu truyền sách Bảo đỉnh hành trì tập hợp khoa nghi bí mật nội truyền do Huyền Quang

Ngày đăng: 26/07/2024, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Phật giáo Việt Nam (1992), Thiền học đời Trần, NXB. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiền học đời Trần
Tác giả: Ban Phật giáo Việt Nam
Nhà XB: NXB. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Năm: 1992
2. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam, NXB. Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tộc người ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: NXB. Thời đại
Năm: 2012
4. Chùa Giáng, chốn Tổ yên bình của bậc chân tu 103 tuổi Thích Phổ Tuệ, Tuổi trẻ online; Viên Minh tự, Ban Tôn giáo Chính phủ; Chùa Quang Lãng, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Giáng, chốn Tổ yên bình của bậc chân tu 103 tuổi Thích Phổ Tuệ", Tuổi trẻ online; "Viên Minh tự", Ban Tôn giáo Chính phủ; "Chùa Quang Lãng
6. Đại Nam nhất thống chí (bản dịch, 2012), Tập 2, NXB. Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: NXB. Lao động
7. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB. Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
8. Đinh Gia Khánh (1980), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
Năm: 1980
9. Đinh Khắc Thuân (2011), Văn bia Hán Nôm chùa Phật thời Lý, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bia Hán Nôm chùa Phật thời Lý
Tác giả: Đinh Khắc Thuân
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
Năm: 2011
10. Đinh Khắc Thuân (2011), Văn bia Phật giáo thời Trần, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bia Phật giáo thời Trần
Tác giả: Đinh Khắc Thuân
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
Năm: 2011
11. Đinh Khắc Thuân (2017), Văn bia Việt Nam – từ khởi thủy đến Lý – Trần, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bia Việt Nam – từ khởi thủy đến Lý – Trần
Tác giả: Đinh Khắc Thuân
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
Năm: 2017
12. Dương Ngọc Dũng, Lê Minh Anh (2003), Triết giáo đông phương, NXB. Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết giáo đông phương
Tác giả: Dương Ngọc Dũng, Lê Minh Anh
Nhà XB: NXB. Đại học quốc gia
Năm: 2003
13. Hà Văn Tấn (1965), “Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa mới phát hiện ở Hoa Lư”, Nghiên cứu Lịch sử, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa mới phát hiện ở Hoa Lư”, "Nghiên cứu Lịch sử
Tác giả: Hà Văn Tấn
Năm: 1965
14. Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB. Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Tấn
Nhà XB: NXB. Hội Nhà văn
Năm: 2005
16. Hành trì và nghi thức trong hành lễ đạo tràng, https://www.youtube.com/playlist?list cập nhật 15 thg 3, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trì và nghi thức trong hành lễ đạo tràng
17. Hòa thượng Chân Nguyên, Thiền tông bản hạnh, Hoàng Thị Ngọ khảo cứu phiên âm chú giải(2012), NXB. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiền tông bản hạnh
Tác giả: Hòa thượng Chân Nguyên, Thiền tông bản hạnh, Hoàng Thị Ngọ khảo cứu phiên âm chú giải
Nhà XB: NXB. Văn học
Năm: 2012
18. Hòa thượng Thích Thanh Từ (2007), Tiến thẳng vào Thiền tông Việt Nam, NXB. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến thẳng vào Thiền tông Việt Nam
Tác giả: Hòa thượng Thích Thanh Từ
Nhà XB: NXB. Tổng hợp
Năm: 2007
19. Hoàng Giáp (1996). “Cử Thiên Vũ Đế Trần Hưng Đạo”, Kỷ yếu Hội thảoThời Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà, Sở Văn hóa Thông tin Nam Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cử Thiên Vũ Đế Trần Hưng Đạo
Tác giả: Hoàng Giáp
Năm: 1996
20. Kim Cương Tử chủ biên (1992), Từ điển Phật học Hán Việt, Phân viện Nghiên cứu Phật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Phật học Hán Việt
Tác giả: Kim Cương Tử chủ biên
Năm: 1992
21. Lao Tử, Thịnh Lê (2001), Từ điển bách khoa Nho Phật Đạo, NXB. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Nho Phật Đạo
Tác giả: Lao Tử, Thịnh Lê
Nhà XB: NXB. Văn học
Năm: 2001
22. Lê Hữu Trác, Thượng kinh ký sự, NXB. Văn học bản dịch năm 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thượng kinh ký sự
Nhà XB: NXB. Văn học bản dịch năm 1971
93. Thư viện Quốc gia/ kho thư tịch cổ, văn bản R.311, http://hannom.nlv.gov.vn/hannom/cgi-bin/hannom, cập nhật 15 thg 3, 2016 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sự sai khác trong nhóm bản in - Luận án tiến sĩ Nghiên cứu văn bản bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương
Bảng 1 Sự sai khác trong nhóm bản in (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w