1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại Công ty Than Thống Nhất TKV
Tác giả Nguyễn Thanh Hà
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Kỹ thuật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Để đáp ứngchiến lược phát triển của ngành than về sản lượng trong những năm tới, đòi hỏicác mỏ than hầm lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, áp dụng các nghiên cứukhoa học kỹ thuật và côn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác

Quảng Ninh, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hà

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 8

MỞ ĐẦU 9

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Mục tiêu của đề tài 10

3 Nội dung nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 11

6 Cơ sở tài liệu 11

7 Cấu trúc luận văn 11

8 Lời cảm ơn 11

CHƯƠNG 1 12

TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ Ở VIỆT NAM 12

1.1 Hiện trạng khai thác than hầm lò tại Việt Nam 12

1.1.1 Bể than vùng Quảng Ninh 12

1.1.2 Hiện trạng khai thác than các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh 14

1.2 Tình trạng tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Việt Nam (Khu vực tỉnh Quảng Ninh) 16

1.2.1 Theo lĩnh vực sản xuất 20

1.2.2 Theo yếu tố gây chấn thương 22

1.2.3 Theo thâm niên công tác của nạn nhân 23

1.2.4 Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các vụ tai nạn lao động 25

1.3 Nhận xét 27

CHƯƠNG 2 28

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ TẠI CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT 28

2.1 Hiện trạng khai thác than ở Công ty than Thống Nhất 28

2.1.1 Vị trí địa lý 28

Trang 3

2.1.2 Các đối tượng kinh tế - chính trị xung quanh mỏ than 28

2.1.3 Điều kiện khí hậu 28

2.1.4 Điều kiện địa chất 29

2.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn, khí mỏ 32

Tầng chứa nước dưới than (T3nhg1): Không lộ trên mặt mà chỉ lộ ra ở phía đông nam và tây nam ngoài phạm vi khu mỏ 33

Nước trong tầng đá vôi (C3P1tb): Địa tầng C3P1 phân bố ở phía nam khu mỏ và quan hệ với tầng chứa nước dưới than và nước biển 33

Khả năng chứa nước của các đứt gẫy: 33

2.1.6 Trữ lượng 34

2.1.7 Hiện trạng khai thác than tại Công ty than Thống Nhất 35

2.1.7.1 Sơ đồ mở vỉa 35

Hiện nay Công ty than Thống Nhất đang khai thác tại khu Lộ Trí từ mức -140 đến mức +13 Sơ đồ mở vỉa được áp dụng cho khu vực này là: Mở vỉa bằng Giếng nghiêng kết hợp lò xuyên vỉa tầng Độ cao thiết kế của các cửa lò Giếng được bố trí tại các mức +25, +41 35

Sơ đồ mở vỉa 36

2.1.7.2 Sơ đồ công nghệ khai thác 36

Sơ đồ công nghệ 36

2.1.7.3 Sản lượng mỏ 36

2.2 Tình trạng tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất 36

2.3 Một số vấn đề cần đặt ra cho công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty than Thống Nhất 44

2.3.1 Thuận lợi 44

2.3.2 Khó khăn 44

2.4 Phân tích tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất giai đoạn 2009 - 2018 44

2.4.1 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo nguyên nhân gây tai nạn 45

2.4.2 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo số lượng công nhân của Công ty 53

2.4.3 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo sản lượng 54

Trang 4

2.4.4 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo vị trí công tác 55

2.4.5 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo tuổi nghề 57

2.4.6 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo bậc thợ 58

2.4.7 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo Quý 60

2.4.8 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo Ca 61

2.4.9 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo loại thợ 62

2.5 Nhận xét 63

CHƯƠNG 3 65

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẢ THI ĐỂ PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT 65

3.1 Dự báo tình hình tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất cho các năm tới 65

3.1.1 Dự báo tần suất TNLĐ theo sản lượng 65

3.1.2 Dự báo tần suất TNLĐ theo yếu tố con người 67

3.1.3 Dự báo tình hình TNLĐ theo các yếu tố khác 70

3.1.4 Nhận xét 70

3.2 Phân tích các yếu tố kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng đến TNLĐ trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất 71

3.2.1 Yếu tố về máy móc, thiết bị, vật tư vật liệu, dây chuyền công nghệ

không hoàn chỉnh, không phù hợp hoặc thiếu xót về mặt kỹ thuật dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất lớn 71

3.2.2 Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn 71

3.2.3 Vi phạm quy tắc an toàn 71

3.3 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu TNLĐ trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất 71

3.3.1 Các giải pháp tổ chức - quản lý 74

3.3.2 Các giải pháp kỹ thuật công nghệ 77

3.3.3 Các giải pháp kinh tế gắn với công tác an toàn, vệ sinh lao động 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 KẾT LUẬN 91

2.KIẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TRANGBảng 1 1 Trữ lượng than vùng Quảng Ninh 13Bảng 1 2 Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác thanHầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2009  2018 17Bảng 2 1 Trữ lượng huy động và khai thác trong biên giới mỏ 34Bảng 2 2 Thống kê TNLĐ hầm lò theo số lượng Công nhân ở Công tythan Thống Nhất từ năm 2009 đến năm 2018 53Bảng 2 3 Thống kê TNLĐ hầm lò theo sản lượng ở Công ty than ThốngNhất từ năm 2009 đến năm 2018 54Bảng 2 4 Thống kê TNLĐ hầm lò theo vị trí công tác ở Công ty thanThống Nhất từ năm 2009 đến năm 2018 55Bảng 2 5 Thống kê TNLĐ hầm lò theo tuổi nghề Công ty than ThốngNhất từ năm 2009 đến năm 2018 57Bảng 2 6 Thống kê TNLĐ hầm lò theo bậc thợ ở Công ty than ThốngNhất từ năm 2009 đến năm 2018 59Bảng 2 7 Thống kê TNLĐ hầm lò theo Quý ở Công ty than Thống Nhất

từ năm 2009 đến năm 2018 60Bảng 2 8 Thống kê TNLĐ hầm lò theo Ca ở Công ty than Thống Nhất từnăm 2009 đến năm 2018 61Bảng 2 9 Thống kê TNLĐ hầm lò theo loại thợ ở Công ty than ThốngNhất từ năm 2009 đến năm 2018 62Bảng 3 1 Sản lượng than nguyên khai dự kiến (nghìn tấn) 65

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TRANG

Hình 1 1 Bình quân số người chết do tai nạn khi khai thác được một triệu

tấn than từ 2009 ÷ 2018 17

Hình 1 2 Thiệt hại về tài sản do các tai nạn lao động từ năm 2009 đến năm 2018 18

Hình 1 3 Tỷ lệ số người mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam tính đến 2018 18

Hình 1 4 Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 20

Hình 1 5 Tỷ lệ % số người chết trong các vụ tai nạn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 21

Hình 1 6 Tỷ lệ % số vụ TNLĐ chết người biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 21

Hình 1 7 Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo 22

Hình 1 8 Tỷ lệ % số người chết trong các vụ tai nạn biểu diễn theo yếu tố chấn thương năm 2018 23

Hình 1 9 Số vụ tai nạn biểu diễn theo thâm niên công tác năm 2018 24

Hình 1 10 Tỷ lệ % số người chết trong các vụ tai nạn biểu diễn theo thâm niên công tác năm 2018 24

Hình 2 1 Tổng số vụ và các vụ TNLĐ trong các năm từ 2009 đến 2018 tại Công ty than Thống Nhất 39

Hình 2 2 Tỷ lệ % số người chết trong các tai nạn từ năm 2009 đến 2018 tại Công ty than Thống Nhất 39

Hình 2 3 Tỷ lệ % số người bị nạn trong các vụ tai nạn từ năm 2009 đến 2018 tại Công ty than Thống Nhất 40

Hình 2 4 Số các vụ tai nạn lao động từ năm 2009 đến năm 2018 tại Công ty than Thống Nhất 43

Hình 2 5 Số người bị tai nạn trong các vụ tai nạn từ năm 2009 đến 2018 .43

Hình 2 6 Số vụ TNLĐ năm 2009 theo nguyên nhân gây tai nạn 46

Hình 2 7 Số vụ TNLĐ năm 2010 theo nguyên nhân gây tai nạn 47

Hình 2 8 Số vụ TNLĐ năm 2011 theo nguyên nhân gây tai nạn 47

Trang 7

Hình 2 9 Số vụ TNLĐ năm 2012 theo nguyên nhân gây tai nạn 48

Hình 2 10 Số vụ TNLĐ năm 2013 theo nguyên nhân gây tai nạn 48

Hình 2 11 Số vụ TNLĐ năm 2014 theo nguyên nhân gây tai nạn 49

Hình 2 12 Số vụ TNLĐ năm 2015 theo nguyên nhân gây tai nạn 49

Hình 2 13 Số vụ TNLĐ năm 2016 theo nguyên nhân gây tai nạn 50

Hình 2 14 Số vụ TNLĐ năm 2017 theo nguyên nhân gây tai nạn 50

Hình 2 15 Số vụ TNLĐ năm 2018 theo nguyên nhân gây tai nạn 51

Hình 2 16 Số vụ TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn từ 2009÷2018 tại Công ty than Thống Nhất 52

Hình 2 17 Tỷ lệ % số vụ TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn từ 2009 ÷ 2018 52

Hình 2 18 Biểu đồ thể hiện tần suất số vụ TNLĐ/1.000 công nhân 54

Hình 2 19 Biểu đồ thể hiện tần suất giữa số vụ TNLĐ/1000 tấn than 55

Hình 2 20 Số vụ TNLĐ theo vị trí công tác của người lao động từ 2009 ÷2018 56

Hình 2 21 Tỷ lệ % số vụ TNLĐ theo vị trí công tác của người lao động từ 2009÷2018 56

Hình 2 22 Biểu đồ thống kê TNLĐ theo tuổi nghề 58

Hình 2 23 Biểu đồ thống kê TNLĐ theo bậc thợ 59

Hình 2 24 Biểu đồ thống kê TNLĐ theo Quý 60

Hình 2 25 Biểu đồ thống kê TNLĐ theo Ca 61

Hình 2 26 Biểu đồ thể hiện số vụ TNLĐ theo loại thợ 63

Hình 3 1 Biểu đồ thể hiện sản lượng dự kiến (nghìn tấn) 65

Hình 3 2 Biểu đồ dự kiến thể hiện tần suất số vụ TNLĐ/1000 tấn than 66 Hình 3 3 Biểu đồ dự kiến thể hiện tần suất số vụ TNLĐ/1000 CN 68

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động

- AT-BHLĐ An toàn bảo hộ lao động

- AT-VSV An toàn vệ sinh viên

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khai thác khoáng sản, chủ yếu là than là 1 trong 3 năng lượng trụ cột gópphần quan trọng cho phát triển kinh tế của Việt Nam những năm qua, do vậyđòi hỏi ngành khai thác than nói chung và khai thác than Hầm lò nói riêng luônphải được duy trì và có sự đầu tư phát triển với quy mô ngày càng lớn, nhằmđáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước và xuất khẩu Chính phủ đã có quyhoạch phát triển ngành than đến năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030 theoquan điểm “Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiếtkiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước làchủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượngquốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước; Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng

bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác” Để đáp ứngchiến lược phát triển của ngành than về sản lượng trong những năm tới, đòi hỏicác mỏ than hầm lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, áp dụng các nghiên cứukhoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tạo được bước pháttriển cao, cả về năng suất lao động, công suất mỏ, tận thu tài nguyên triệt để vàđặc biệt phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sản xuất Do những đòi hỏinêu trên, để đáp ứng nhu cầu các đơn vị sản xuất than Hầm lò phải mở rộng,lập các dự án để khai than xuống sâu dưới mức thông thủy và đây chính là vấn

đề thách thức lớn nhất đối với công tác an toàn mỏ Vì theo đánh giá của nhiềunhà khoa học cho thấy khi càng khai thác xuống sâu thì nguy cơ hiểm họa tainạn là rất lớn và khó kiểm soát, đặc biệt là các hiểm họa cháy nổ khí mỏ, bụcnước mỏ, sập đổ lò do điều kiện lớp vỉa thay đổi

Trong những năm gần đây dù đã ý thức được vấn đề về an toàn mỏ, nhưnghàng năm chỉ tính riêng các mỏ than hầm lò thuộc vùng Quảng Ninh vẫn luônxảy ra những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng như: Cháy nổ khí mỏ; bụcnước, sập đổ lò, ngạt khí làm chết hàng chục người, gây hậu quả nghiêmtrọng và thiệt hại lớn về con người, cũng như vật chất Chính vì vậy an toàn,bảo vệ con người trong khai thác mỏ hầm lò, hiện là vấn đề được đặt lên hàngđầu trong quá trình sản xuất, phương châm và chiến lược phát triển của ngànhthan, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng tránh nguy cơ

Trang 10

tai nạn lao động xảy ra Không ngoài quan điểm coi con người là vừa là mụctiêu, vừa là nguồn lực để phát triển sản xuất, để giảm thiểu tai nạn lao độngtrong quá trình khai thác than hầm lò và nhằm mục đích đánh giá, đề xuất cácgiải pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình khai thác thanhầm lò Công ty than Thống Nhất Trong các mỏ than hầm lò thuộc Tập đoànCông nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thì Công ty Than Thống Nhất –TKV là mỏ hầm lò có nguy cơ cao về hiểm họa khai thác mỏ, là mỏ có độ xuấtkhí mê tan xếp loại cao, khai thác xuống sâu nguy cơ bục nước mỏ, sập đổ lò

luôn tiềm ẩn cao, vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải

pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại Công ty than Thống Nhất TKV” để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành khai thác mỏ.

-2 Mục tiêu của đề tài.

- Tình hình về tai nạn lao động trong mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh

- Tình hình tai nạn lao động trong hầm lò tại Công ty Than Thống Nhất –TKV

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động tại Công ty Than ThốngNhất – TKV đáp ứng sản lượng khai thác trong tương lai

3 Nội dung nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tình hình tai nạn lao động tại Công

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành luận văn bao gồm:

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu

- Phương pháp toán học xác suất

Trang 11

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.

- Ý nghĩa khoa học: Phân tích đánh giá, xác định chính xác nguyên nhâncác vụ tai nạn lao động trong hầm lò tại Công ty than Thống Nhất nói riêng vàngành Than nước ta nói chung Dự báo, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểutai nạn lao động trong mỏ hầm lò tại Công ty than Thống Nhất

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để xây dựngcác quy định chung về an toàn vệ sinh lao động và áp dụng trong thẩm định cácbiện pháp thi công tại Công ty Than Thống Nhất và các mỏ hầm lò tương tự; làtài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành khai thác mỏ

6 Cơ sở tài liệu

Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động năm 2018 của các doanhnghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động những năm gần đây tại Công

ty than Thống Nhất;

Tạp chí Công nghệ mỏ;

Tuyển tập các công trình khoa học tại Hội nghị khoa học công nghệ mỏ

7 Cấu trúc luận văn

Báo cáo luận văn gồm: phần Mở đầu, 03 Chương, phần Kết luận và kiếnnghị Luận văn được trình bày trong 94 trang đánh máy vi tính, 39 biểu đồ và

11 bảng được sắp xếp theo trình tự các chương

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh,dưới sự hướng dẫn khoa học của các thầy giáo TS Vũ Mạnh Hùng, TS ĐỗXuân Huỳnh

8 Lời cảm ơn

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu trườngĐại học Công Nghiệp Quảng Ninh, Lãnh đạo Khoa Mỏ và Công trình, Banlãnh đạo Công ty than Thống Nhất đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Đặc biệt là sự hướngdẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo TS Vũ Mạnh Hùng, TS Đỗ XuânHuỳnh Đồng thời, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà khoa học, cácbạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoànthành luận văn này

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC

THAN HẦM LÒ Ở VIỆT NAM 1.1 Hiện trạng khai thác than hầm lò tại Việt Nam

Hiện nay ngành công nghiệp khai thác than tại Việt Nam chủ yếu tậptrung tại vùng Quảng Ninh

1.1.1 Bể than vùng Quảng Ninh

1.1.1.1 Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Trong quyhoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phíaBắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ Đây là tỉnh khai thác than đá chính củaViệt Nam Di sản thế giới vịnh Hạ Long và Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nằm ởtỉnh này Quảng Ninh là tỉnh có nhiều đô thị nhất Việt Nam với 4 thành phố HạLong, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả và 1 thị xã Quảng Yên

Quảng Ninh có toạ độ địa lí khoảng từ 106°26' 108°31' E và từ 20°40' 21°40' B

Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu

- Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn

- Điểm cực tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện ĐôngTriều

- Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ,thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ

Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc

Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giápquận Phòng Thành và thị xã Đông Hưng, thành phố Phòng Thành Cảng,(tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường Đườngbiên giới với Trung Quốc dài 132,8 km

Biển Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước(2078/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên Tổng diện tích các đảo là619,913 km² Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo

Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô) Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lí từlãnh hải Trung Quốc ở phía đông đến địa giới thành phố Hải Phòng

Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp vào

Trang 13

vùng núi và trung du phía bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là 1 cực củatam giác kinh tế nên chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng bằng sôngHồng.

80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc Mộtphần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng QuảngNinh còn có rất nhiều đảo nhỏ ven biển

1.1.1.2 Trữ lượng than hầm lò vùng than Quảng Ninh

Trữ lượng than Antraxit của Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng QuảngNinh, phân bố từ Phả Lại đến Kế Bào với diện tích khoảng 300 km2 Trữ lượngxác định là 3,22 tỷ tấn Độ tin cậy của công tác thăm dò thấp, cấp A + B chỉ đạt13%; Cấp C1 chiếm 56% Trữ lượng than được khai thác hầm lò rất lớn chiếmgần 80% tổng trữ lượng cả vùng Trữ lượng than phân theo vùng được ghi ởbảng 1.1

Bảng 1 1 Trữ lượng than vùng Quảng Ninh.

121 +122 + 211 + 221

1 Uông Bí – ĐôngTriều 84,986,38 723,2354,28 524,2139,34 1332,43241,34

Cộng 418,32 13% 1791,86 56% 1012,74 31% 3222,95 100

1.1.1.3 Đặc điểm cấu trúc địa chất

Nham thạch trong địa tầng chứa than chủ yếu là các loại sét kết, bột kết,cát kết Các tập lớp nham thạch này nằm xen kẽ nhau, có chiều dày thay đổi lớn

và là thành phẩm chủ yếu vách trực tiếp, vách cơ bản và trụ các vỉa than, tínhchất cơ lý đá vách, trụ vỉa than thay đổi trong phạm vi lớn

1.1.1.4 Đặc điểm cấu tạo vỉa than

Các vỉa than vùng Quảng Ninh có cấu tạo đơn giản chiếm khoảng 29%, sốlượng còn lại là các vỉa có cấu tạo phức tạp và rất phức tạp Các vỉa than không

ổn định về chiều dày và góc dốc chiếm tỷ lệ cao (gần 1/2 tổng trữ lượng) Cấutạo vỉa có chứa các lớp đá kẹp với số lượng, chiều dày và tính chất cơ lý củachúng thường biến đổi Các vỉa than bị phân cắt bởi hàng loạt đứt gẫy, phay

Trang 14

phá Nếu chỉ tính riêng các đứt gãy lớn thì mức độ là thấp (dưới 50m/ha).Nhưng trong quá trình đào lò chuẩn bị và khai thác đã phát hiện được nhiềuphay phá có biên độ nhỏ Ở mỏ Vàng danh trong quá trình thăm dò chỉ pháthiện được 7% đứt gãy có biên độ dịch chuyển < 15 cm Còn 93% đứt gãy là dophát hiện trong quá trình khai thác Ở mỏ Mạo Khê phát hiện 88 đứt gãy và mỏ

Hà Lầm 129 đứt gãy có biên độ nhỏ bắt gặp trong quá trình khai thác và đào lòchuẩn bị

1.1.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn

Kết quả bơm nước thí nghiệm vùng Hòn Gai - Cẩm Phả thì lưu lượngnước các lỗ khoan đa số dưới 1 lít/ giây Hệ số thẩm thấu của nham thạch đa sốdưới 0,1 m/ ngày đêm và thay đổi đến 0,52 m/ ngày đêm Kết quả quan trắcmức nước ở các lỗ khoan và lượng nước thoát ra ở các đường lò cho thấy nướctrong trầm tích chứa than liên quan chặt chẽ với nước mặt và chịu ảnh hưởngrất lớn của mùa mưa nhiệt đới

1.1.1.6 Độ chứa khí và tính tự cháy

Theo báo cáo thăm dò địa chất các mỏ hầm lò ở Quảng Ninh về độ chứa khí

tự nhiên ở mức đang khai thác hiện nay có khí cấp I, có một vài mỏ tiếp cận cấp II.Đặc biệt sau sự cố nổ khí CH4 ngày 19/1/1999 tại mỏ Mạo khê thì Mỏ đã đượcchuyển sang chế độ mỏ có khí Mê tan loại III và năm 2006, trong quá trình khaithác xuống sâu độ xuất khí Mê tan của mỏ Mạo khê đã tăng lên và được xếp vào

mỏ siêu hạng về khí Mê tan Trong quá trình khai thác tại các mỏ hầm lò hầu nhưchưa gặp hiện tượng phụt khí đột ngột, chỉ có một vài trường hợp xảy ra cháy khí

CH4 khi đào lò chuẩn bị trong than để mở khai trường, nơi không được thông giótốt

1.1.1.7 Chất lượng than của bể than Quảng Ninh

Vùng than Quảng Ninh có tới 96,19% là than Antraxit và bán Antraxit,thuộc loại than quí hiếm trên thế giới Than Quảng Ninh không những đáp ứngđược các nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao

1.1.2 Hiện trạng khai thác than các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh

Hiện nay có trên 20 mỏ hầm lò đang hoạt động Trong đó đa số là mỏ có trữlượng huy động lớn như Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Thống Nhất, KheChàm, Hà Lầm, Mông Dương, Uông Bí…có công nghệ và cơ sở hạ tầng tươngđối hoàn chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1 triệu tấn/năm trở lên Các

Trang 15

mỏ còn lại sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm, dây chuyền công nghệ và

cơ sở hạ tầng không đầy đủ và kém an toàn Một số mỏ còn quá nhỏ, diện tíchkhai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và

cơ giới hóa dây chuyền công nghệ

1.1.2.1 Khai thông và chuẩn bị ruộng mỏ

Sơ đồ mở vỉa trữ lượng trên mức thông thủy tự nhiên là lò bằng, dưới mứcthông thủy tự nhiên là giếng nghiêng kết hợp lò bằng, chỉ có mỏ Mông Dương

và một số ít mỏ như Hà Lầm, Núi Béo là mở vỉa bằng giếng đứng Chuẩn bịkhai thác theo phương pháp khấu cột dài theo phương được áp dụng phổ biến ởcác mỏ, khấu liền gương có lò đá tiến trước chỉ áp dụng ở một số vỉa thuộckhoáng sàng Mạo khê, Tràng Bạch do đá trụ trực tiếp mềm yếu và các mỏ Khe

Bố, Làng Cẩm than có tính tự bốc cháy Chuẩn bị trong khu khai thác đối vớicác mỏ lớn thường là tầng chia phân tầng có cặp thượng trung tâm, 1 thượng đểxuống than, 1ò thượng để vận chuyển vật liệu thiết bị và thông gió Chiều dài

lò chợ theo phương từ 150400m đối với các mỏ nhỏ, 400800m đối với các

mỏ lớn; theo hướng dốc từ 60 110m đối với các mỏ nhỏ, 120 150m đối vớicác mỏ lớn Các mỏ nhỏ thường chuẩn bị theo kiểu lò chợ tầng khấu cột dàitheo phương từ biên giới về xuyên vỉa hoặc ra cửa lò

1.1.2.2 Công nghệ khai thác áp dụng

Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc chovỉa thoải và nghiêng đang là công nghệ khai thác truyền thống có hiệu quảnhất Chiều dài lò chợ khi chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động là100150m, sản lượng 100180 ngàn tấn/năm; khi chống gỗ là 60100m,sản lượng 50 60 ngàn tấn/năm Một số công nghệ khai thác đang được ápdụng thử nghiệm để khai thác vỉa dốc trên 500 là hệ thống khai thác dưới dànmềm lò chợ cắt nghiêng, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giáthủy lực nhưng những công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện, năng suất cònthấp

Với tình trạng kỹ thuật và trình độ công nghệ như hiện nay, sản lượng vànăng suất khai thác hầm lò còn thấp Năng suất lao động 1,54 tấn/ca, tốc độtiến gương lò chợ chậm 18m25m/tháng, tổn thất than ở hầu hết các mỏ hầm

lò đều lớn từ 25%  40% Nếu không nhanh chóng hoàn thiện các công nghệhiện có và đổi mới công nghệ thì hiệu quả sản xuất của ngành than sẽ thấp

Trang 16

Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứutriển khai một số công nghệ mới có ứng dụng như: cơ giới hóa khai thác thantrong lò chợ ở một số mỏ như Hà Lầm, Khe Chàm, Dương Huy, QuangHanh

Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các thông sốcông nghệ để có thể triển khai thác áp dụng rộng rãi đối với tất cả các mỏ thanhầm lò có điều kiện địa chất phù hợp

1.2 Tình trạng tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Việt Nam (Khu vực tỉnh Quảng Ninh)

Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm của khuvực phía Bắc của nước ta bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Trongnhững năm gần đây, với đà phát triển mạnh mẽ của đất nước, tỉnh Quảng Ninhcũng đã có những bước chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ởmức cao và ổn định Trong những thành tựu về phát triển kinh tế nói trên củatỉnh Quảng Ninh không thể không nói đến sự đóng góp đáng kể của ngành than{chiếm tỉ lệ trên 40% tổng giá trị sản phẩm (GDP) của tỉnh} Công nghiệp thanchiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, năm 2018 sản lượngthan tiêu thụ đạt 41,5 triệu tấn giá trị đạt khoảng 44 nghìn tỷ, đây là một cốgắng rất lớn của ngành than trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tếViệt Nam nói riêng đang suy giảm Với những quan điểm tăng trưởng kinh tế -

xã hội nhanh và bền vững, để Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theohướng hiện đại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm gần đây, với đà phát triển mạnh mẽ của đất nước nóichung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng số doanh nghiệp mới ngày một nhiều hơn

và theo đó số người lao động trong các ngành nghề cũng tăng lên Bên cạnh đó,cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế thì các vấn đề về môi trườngsống và sức khỏe của người lao động đang bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì từ năm 2000đến nay, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 4500 vụ TNLĐ làm gần 5000 ngườilao động bị nạn và khoảng 500 người chết Tuy nhiên, số vụ TNLĐ được thống kêchỉ chiếm khoảng 10% so với thực tế, các doanh nghiệp thường cố tình phớt lờ cácbáo cáo TNLĐ, chỉ những vụ tai nạn nặng không thể dấu được thì mới được báocáo Những năm gần đây, tính bình quân mỗi năm số vụ TNLĐ tăng khoảng 7,5%,

Trang 17

để lại những hậu quả và dư âm nặng nề trong toàn xã hội.

Trong khai thác mỏ than ở Việt Nam, tình hình TNLĐ trong những nămgần đây cũng rất báo động Theo Cục An toàn – Bộ LĐTB&XH thì cái giá phảitrả cho một triệu tấn than khai thác được tương ứng với khoảng một người thiệtmạng do tai nạn lao động (Hình 1.1) (Hình 1.2) (Hình 1.3)

Bảng 1 2 Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng

Quảng Ninh giai đoạn 2009  2018

Trang 18

Nhiễm khuẩn nghề nghiệp

Hình 1 3 Tỷ lệ số người mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam tính đến 2018

Những lĩnh vực sản xuất xảy ta nhiều TNLĐ chết người thường là: xâydựng các công trình dân dụng, điện, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xâydựng Thiệt hại vật chất cho TNLĐ (tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thườngcho gia đình người chết và những người bị thương, thiệt hại về tài sản ) tăngdần theo từng năm, đặc biệt trong vài năm trở lại đây tổng thiệt hại mỗi nămgần 50 tỷ VNĐ (Hình 1.2)

Tỷ đồng

Năm

Trang 19

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nguyên nhân dẫn đếnTNLĐ do cả phía người sử dụng lao động và người lao động chiếm trên 80%,trong đó từ chủ sở hữu lao động chiếm 48,62% và từ người lao động chiếm35,5%.

Số bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp trong các ngành nghề cũng tăng lênnhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây Theo Bộ LĐTB&XH thì tính đến hếtnăm 2016 trên cả nước có tổng số 21 597 nạn nhân mắc bệnh nghề nghiêp.Trong đó có 16110 người mắc bệnh bụi phổi Silicose và 3839 người mắc bệnhliên quan đến các tác nhân vật lý Thống kê của Cục An toàn lao động, BộLĐTB&XH cho thấy số người mắc bệnh bụi phổi Silicose chiếm một tỷ lệ lớn

Từ biểu đồ ở Hình 1.3 cho thấy rằng: số người mắc bệnh nghề nghiệp cóliên quan chủ yếu đến khai thác khoáng sản Bởi vì công việc khai khoáng vàchế biến vật liệu xây dựng luôn tiếp xúc với bụi khoáng – đây là loại bụi gâybệnh nghề nghiệp Silicose Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nghề nghiệp là

do số cơ sở được đo, kiểm tra, giám sát về môi trường chỉ chiếm một tỷ lệ rấtthấp là 18% Tình trạng người lao động làm việc trong những ngành nghề độchại, những lĩnh vực có nguy cơ cao về ATLĐ nhưng không có trang thiết bịbảo hộ lao động (BHLĐ) vẫn còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, nhất là cácdoanh nghiệp tư nhân

Các nghiên cứu cho thấy vì khí hậu khắc nghiệt là ở khối hầm lò thuộckhu vực khai thác than: nhiệt độ 28÷35ºC, độ ẩm 90÷100%, tốc độ gió0,4÷1,5m/s, tiếp đến là khối vật liệu xây dựng, cơ khí, có nơi có lúc cũngkhông thua kém Bụi gây ô nhiễm môi trường không khí vẫn là do khai thácthan lộ thiên, sàng tuyển than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, giao thôngvận tải và cả vùng dân cư Tiếng ồn ở các cơ sở sản xuất: 90÷100 dBA, khudân cư chịu 21 giờ trong ngày: 60÷92dBA Khí CO2, CO, NO2, H2S nhiều nơivượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3÷5 lần [9] Khám sức khỏe định kỳ cho côngnhân thấy các bệnh thường gặp là: Nhức đầu, mất ngủ, viêm họng, bệnh vềmắt, nấm ngoài da, bệnh đường ruột, giảm trí nhớ, giảm thính lực, bệnh về rănghàm mặt, bệnh khớp 58%, các bệnh nội phụ khoa 30%

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rõ ràng MTLĐ ở vùng mỏ Quảng Ninh

đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người công nhân, cần có biện pháp hữuhiệu để phòng ngừa

Trang 20

Theo báo cáo, thống kê của sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnhQuảng Ninh năm 2018, các vụ TNLĐ có thể phân chia theo một số lĩnh vực sauđây:

- Quản lý và sử dụng điện: 0 vụ, chết 0 người;

- Phương tiện vận tải, máy, thiết bị: 03 vụ, chết 04 người, chiếm 9,38% số

vụ và 11,75% số người chết;

- Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dụng: 9 vụ, chết 10 người, chiếm28,12% số vụ và 29,4% số người chết;

- Các lĩnh vực khác: 4 vụ, chết 04 người, chiếm 12,5% số vụ và 11,75% sốngười chết

Xây dựng và sản xuất vật liệu

Lĩnh vực khác

Hình 1 4 Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm

2018

Trang 21

Khai thác than,

47.10%

Quản lý và sử dụng điện, 0.00%

Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, 29.40%

Lĩnh vực khác,

11.75%

Phương tiện vận tải, máy, thiết bị, 11.75%

Hình 1 5 Tỷ lệ % số người chết trong các vụ tai nạn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018

Khai thác than, 50.00%

Lĩnh vực khác, 13%

Quản lý và sử dụng điện, 0%

Phương tiện vận tải, máy, thiết bị, 9.38%

Xây dựng và sản

xuất vật liệu xây

dựng, 28.12%

Hình 1 6 Tỷ lệ % số vụ TNLĐ chết người biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018

Như vậy từ Hình 1.4; 1.5; 1.6 cho thấy rằng trong lĩnh vực khai thác thanthì số vụ TNLĐ nghiêm trọng (16 vụ) gây chết người vẫn chiếm một tỷ lệ cao(50%) rất lớn so với các ngành kinh tế khác Đây cũng là vấn đề bức xúc đốivới cán bộ, công nhân viên chức trong ngành Than nói riêng và của tỉnh QuảngNinh nói chung Mặc dù trong thời gian qua Tập đoàn – TKV và các đơn vịthành viên trong Tập đoàn đã có rất nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biệnpháp đồng bộ nhằm hạn chế và giảm thiểu TNLĐ, đảm bảo an toàn trong quá

Trang 22

trình sản xuất.

1.2.2 Theo yếu tố gây chấn thương

Theo yếu tố gây chấn thương thì số vụ TNLĐ và số người chết trong các

vụ TNLĐ được trình bày như Hình 1.7, 1.8 Cụ thể như sau:

Sập đổ lò

Va đập, sạt lở vùi lấp

Bục nước, bùn, chết đuối

Đá rơi Các

nguyên nhân khác

Hình 1 7 Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo

yếu tố chấn thương năm 2018

Trang 23

Điện giật, 0.00%

Va đập, sạt lở vùi lấp, 9.38%

Phương tiện vận tải, cán kẹp, 21.87% Bục nước, bùn,

1.2.3 Theo thâm niên công tác của nạn nhân

Theo thâm niên công tác của các nạn nhân thì số vụ TNLĐ và số ngườichết trong các vụ TN được trình bày như Hình 1-9, 1-10 Cụ thể như sau:

- Dưới 3 năm: 47,1%

-Từ 3 năm đến dưới 10 năm: 32,4%

- Từ 10 năm đến 20 năm: 14,7%

Trang 25

bị TNLĐ, tiếp theo là tuổi nghề từ 3 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 32,4% tuổi nghề từ

10 đến dưới 20 năm chiếm tỷ lệ 14,7% và lớn hơn 20 năm chiếm tỷ lệ 5,9%.Như vậy TNLĐ tập trung chủ yếu vào số lượng công nhân có tuổi nghề nhỏhơn 10 năm với tổng số là 79,4% tổng số người bị TNLĐ Có thể thấy công táctuyên truyền giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật về an toàn – vệ sinh laođộng ở các đơn vị còn yếu nhất là đối với lực lượng công nhân trẻ mới vàonghề

1.2.4 Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các vụ tai nạn lao động

Mặc dù các đơn vị công nghiệp trong Tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là cácđơn vị của Tập đoàn – TKV đã có nhiều cố gắng và thực hiện được nhiều phầnviệc cơ bản trong công tác AT- BHLĐ song vẫn còn để xảy ra nhiều vụ TN rấtđáng tiếc, nhiều vụ sự cố có tính chất nghiêm trọng, lặp lại Các vụ TNLĐ xảy

ra chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật vềcông tác an toàn vệ sinh lao động ở một số đơn vị còn yếu, chưa thường xuyên,việc huấn luyện vè an toàn vệ sinh lao động còn hời hợt, chung chung chưahướng vào các công việc cụ thể cho đối tượng phải huấn luyện, có chỗ có nơicòn mang tính hình thức (nhất là ở các phân xưởng, tổ sản xuất) làm cho ngườilao động chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ về công tác an toàn vệ sinh laođộng nên thiếu ý thức tự bảo vệ mình và bảo vệ đồng đội Đa số người lao độngxuất thân từ những vùng nông thôn nên trình độ văn hóa còn hạn chế, trình độtay nghề chưa cao, chưa quen với tác phong công nghiệp, vì vậy thường chủquan trong thao tác, bớt xén quy trình, quy định kỹ thuật an toàn (KTAT).Trong khi thực hiện nhiệm vụ thì sự phối hợp giữa các thành viên trong nhómthợ và các nhóm thợ không tốt gây TNLĐ

- Công tác kiểm tra, giám sát, tự kiểm tra ở một số đơn vị vẫn còn nhưnghạn chế; mang tính hình thức; chất lượng kiểm tra chưa cao, chưa sâu sát nênchưa phát hiện được những nguy cơ mất an toàn phát sinh trong sản xuất vànhững vi phạm của người lao động để từ đó có các biện pháp xử lý, chấn chỉnhkịp thời Bên cạnh đó, còn có một phần là do năng lực của cán bộ kiểm tra hạnchế, thiếu nhạy cảm nghề nghiệp nên không dự báo được những nguy cơ mất

an toàn lao động Việc xử lý sau khi kiểm tra chưa nghiêm do đó làm giảm tínhngăn ngừa tái phạm

Trang 26

- Việc tổ chức lao động, tổ chức sản xuất ở cấp công trường, phân xưởngkhông thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu về KTAT; một số cán bộ quản lý,điều hành sản xuất còn tùy tiện trong phân công lao động, bố trị lao độngkhông hợp lý, công việc chưa phù hợp với cấp bậc thợ; tổ chức và sắp xếp nơilàm việc chưa đảm bảo an toàn, có biểu hiện chủ quan và buông lỏng trong ralệnh sản xuất, giao ca và nghiệm thu sản phẩm

Để chấn chỉnh công tác AT- VSLĐ nhằm ngăn chặn TNLĐ và sự cố xảy

ra trong sản xuất ở những năm tiếp theo của đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàntỉnh Quảng Ninh cần phải tập trung thực hiện nghiêm túc các giải pháp sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện về AT- VSLĐ theoThông tư liên tịch số 14/TTLT/BLĐTB&XH-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 vàThông tư số 34/TT-BLĐTB&XH ngày 29/12/2005: Lưu ý đến chất lượng, đốitượng và tính thường xuyên trong huấn luyện Tuân thủ nghiêm túc các quyđịnh về huấn luyện AT- VSLĐ cho người lao động, việc huấn luyện kèm cặp,hướng dẫn cho công nhân mới thực hiện hết sức chặt chẽ, đảm bảo thời gian,các bước tuần tự; công tác huấn luyện thi công đã được coi trọng và thực hiện

kỹ lưỡng vì đây là khâu người lao động hay vi phạm và để xảy ra nhiều TNLĐ.Cần quan tâm đến việc đào tạo, kèm cặp lao động làm các công việc có yêu cầunghiêm ngặt về AT- VSLĐ về nội dung, thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo

để đội ngũ người lao động có ý thức trách nhiệm và thuần thực hơn, đáp ứngyêu cầu của công việc được giao; cần tiến hành xem xét đưa nội dung về tácphong công nghiệp của người lao động vào nội dung huấn luyện AT- VSLĐ

- Rà soát và bổ sung đầy đủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn củacác phòng ban, cá nhân trong công tác BHLĐ; rà soát đánh giá lại chất lượngcủa hệ thống cán bộ quản lý và củng cố lại cho phù hợp với thực tế sản xuất củđơn vị, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn để kiện toàn và nâng cao chấtlượng hoạt động của mạng lưới an toàn- vệ sinh viên (AT-VSV) Tiếp tục kiệntoàn mạng lưới cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát AT- VS:Đ, thường xuyênbồi dưỡng kiến thức, phương pháp thanh, kiểm tra, trang bị đầy đủ thiết bịkiểm tra cho đội ngũ cán bộ KTAT

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, phúc tra (cả về sốlượng và chất lượng); chú trọng và nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra ởcấp cơ sở, cấp công trường, phân xưởng và tổ sản xuất để kịp thời phát hiện,

Trang 27

ngăn chặn, xử lý tình trạng vi phạm các quy định về AT-VSLĐ, kiên quyếtdừng sản xuất tại những khu vực, vị trí có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ Đối vớicác doanh nghiệp xây dưng, khai thác, vật liệu xây dưng, giao thông vận tải,nông lâm ngư nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Công ty TNHH, các

cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tuy TNLĐ chết người còn ít xảy ra nhưng sự cố và TNgây thương tích cho người lao động với công tác an toàn lao động (ATLĐ)chưa đúng mức, do vậy đã tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn của các cơquan chủ quản và các ngành

- Tiến hành điều tra kịp thời, chính xác tất cả các vụ TNLĐ xảy ra theođúng quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/ TTLT/BLĐTB&XH-TLĐLĐVN ngày 08/03/2005 của Liên Bộ Lao động-TB&XH, Bộ Y tế, TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam Khi có TNLĐ nặng và TNLĐ chết người, cơ sởphải khai báo kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định

Từ nội dung đã đề cập tại Chương 1, làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu,đánh giá hiện trạng an toàn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công tythan Thống Nhất trong giai đoạn 2009-2018 được nêu ở Chương 2 tiếp theođây

Trang 28

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ TẠI CÔNG TY THAN

THỐNG NHẤT 2.1 Hiện trạng khai thác than ở Công ty than Thống Nhất

2.1.1 Vị trí địa lý

- Khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất thuộc địa phận thành phố CẩmPhả, tỉnh Quảng Ninh

+ Phía bắc giáp khoáng sàng than Khe Chàm

+ Phía đông giáp Công ty than Đèo Nai

+ Phía nam giáp thành phố Cẩm Phả

+ Phía tây giáp khoáng sàng Khe Sim

- Giao thông: có mạng lưới giao thông thủy bộ thuận lợi: Đường bộ cóđường 18A, 18B nối vùng mỏ với các vùng kinh tế khác Đường sắt có tuyếnđường sắt dài 18Km nối liền với các mỏ ra nhà máy sàng tuyển Cửa ông.Đường thủy có cảng nước sâu lớn như cảng Cửa ông và các cảng nhỏ như CẩmPhả, Km6, Mông Dương thuận lợi cho việc xuất khẩu than và chuyên trở nộiđịa, trao đổi hàng hóa thuận lợi

- Cung cấp năng lượng: Hiện nay đang sử dụng nguồn điện được cấp từtrạm điện 35KV cung cấp cho toàn mỏ

- Nước sinh hoạt và nước công nghiệp: Sử dụng nguồn nước tự nhiên vànguồn nước được cung cấp bởi nhà máy nước Giếng Vọng

2.1.2 Các đối tượng kinh tế - chính trị xung quanh mỏ than

Dân cư trong vùng khá đông đúc mật độ dân số 409 người/ Km2, kinh tế

ổn định, tập trung chủ yếu ở thành phố Cẩm Phả, đa số là người Kinh, một số ít

là người Sán Dìu, người Dao Nghề nghiệp chủ yếu là khai thác mỏ, một số ít làsản xuất nông, ngư nghiệp Trình độ văn hóa, xã hội, ý thức giác ngộ cáchmạng của giai cấp công nhân vùng mỏ là rất cao

2.1.3 Điều kiện khí hậu

Khí hậu khu mỏ mang những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa.Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa cao nhất trong thángkhoảng 1089 mm, lượng mưa lớn nhất trong mùa 2850 mm (vào năm 1966) Số

Trang 29

ngày mưa lớn nhất trong mùa là 103 ngày, lượng mưa lớn nhất trong một năm

là 3076 mm

Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau Số ngày mưa lớn nhất trongmùa khô là 68 ngày (Vào năm 1967) Lượng mưa lớn nhất trong mùa khô 892

mm (vào năm 1976), tháng 4 thường là tháng mưa nhiều nhất của mùa khô

Quá trình thăm dò và khai thác

Khu Lộ Trí được đẩy mạnh công tác thăm dò từ những năm 1960 Côngtác thăm dò tỷ mỉ được tiến hành từ năm 1970 đến năm 1977, báo cáo thăm dò

tỷ mỉ được Hội đồng xét duyệt khoáng sản nhà nước phê duyệt năm 1980.Trong quá trình khai thác lò bằng mức +13, +18 và +54 đã phát hiện một

số khu vực cấu trúc địa chất có biến động, mỏ than Thống Nhất đã tiến hànhthăm dò phục vụ khai thác và đã có các báo cáo:

- Báo cáo tổng hợp tài liệu địa chất công trường +110 Lộ Trí mỏ thanThống Nhất (trữ lượng tính đến ngày 30/3/1996) do Xí nghiệp thăm dò khảosát than 4 lập đã được Công ty than Cẩm Phả phê duyệt

- Báo cáo tổng hợp tài liệu địa chất khu mỏ Thống Nhất, trữ lượng tínhđến ngày 30/6/1997 do đoàn địa chất 913 lập đã được Công ty than Cẩm Phảphê duyệt

- Báo cáo tổng hợp tài liệu địa chất và tinh lại trữ lượng khu Đông và Nam

2.1.4 Điều kiện địa chất

2.1.4.1 Cấu tạo địa chất vùng mỏ

Địa tầng chứa than khu đông và nam Công ty than Thống Nhất lộ ra baogồm trầm tích hệ Trias thống thượng, bậc Nori-Rêti điệp Hòn Gai (T3n-rgh) hệtầng này phủ bất chỉnh hợp lên trên đá vôi hệ C3-P1 và trầm tích hệ đệ tứ phủlên trên nó

Trầm tích (T3n-rgh) phân bố trên toàn diện tích khu mỏ Trong các giaiđoạn thăm dò đã phát hiện được toàn bộ cột địa tầng, gồm có 3 phụ điệp:

Trang 30

- Phụ điệp dưới (T3n-rgh): Phụ điệp này lộ ra phía nam khu Lộ Trí, vớichiều dầu khoảng 300m, thành phần cơ bản là cuội kết xen kẽ một số lớp mỏngcát kết, bột kết, sét kết và một số lớp than mỏng không có giá trị công nghiệp.

- Phụ điệp giữa (T3n-rgh2): Các tài liệu của các giai đoạn tìm kiếm đếnthăm dò tỉ mỉ đều chứng minh cột địa tầng có chiều dày từ 700m - 1000m baogồm các đá chủ yếu như : Cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và các vỉathan

Khu Lộ Trí được giới hạn bởi các đứt gẫy AA(phía bắc), đứt gẫy  (phíađông), đứt gẫy M1 (phía tây nam), đứt gẫy Mt (phía nam) Khu Lộ Trí gồm haikhu lớn đó là khu Đông Lộ Trí và khu Tây Lộ Trí, ranh giới giữa hai khu là tọa

độ y = 426.000 Trong giới hạn khu Đông Lộ Trí chia ra ba phân khu nhỏ làphân khu Đông Nam, phân khu Iva và phân khu Bắc Giới hạn giữa phân khuĐông Nam và phân khu Iva là đứt gẫy L-L; giới hạn phân khu Iva và phân khuBắc là đứt gẫy C-C Về cấu trúc địa tầng khu mỏ có những đặc điểm chính nhưsau :

* Khu Đông Lộ Trí: Là một phần của nếp lõm Cọc Sáu - Lộ Trí - Khe

Sim kéo dài theo phương á vĩ tuyến Trong phạm vi khu Đông Lộ Trí đã pháthiện các uốn nếp và các đứt gẫy sau:

Nếp uốn

+ Nếp lõm Đông Lộ Trí : đây là nếp lõm không khép kín kéo dài theohướng đông - tây và chìm dần về phía đông với góc cắm dưới 100, thuộc uốnnếp bậc II và chứa tất cả các vỉa than có mặt trong khu mỏ

+ Nếp lồi 184: Trục nếp lồi kéo dài theo hướng đông đến đông bắc, mặttrục nghiêng về phía bắc Thế nằm của các vỉa than cánh bắc dốc 280 đến 400 cóchỗ lên đến 600, cánh nam từ 350 đến 450 có chỗ lên đến 600 Trên hai cánhchứa tất cả các vỉa than có mặt trong cột địa tầng

+ Nếp lõm 238: Trục nếp lõm khéo dài theo hướng đông đến đông bắc.+ Nếp lõm tây : Chạy dọc phía tây của đứt gẫy  kéo dài theo hướng từtây đến bắc với chiều dài khoảng 1000m, rộng khoảng 100m Nếp lõm  chứacác vỉa than từ vỉa dày đến vỉa G Mặt trục nghiêng về phía đông Góc cắm củacác vỉa than thuộc cánh đông dốc từ 400 đến 600 có chỗ lên đến 800, cánh tâydốc 300 đến 540

Trang 31

+ Nếp lõm đông : Nằm về phía đông của nếp lõm tây  và đứt gẫy .Cánh đông dốc từ 280 đến 350, cánh tây chưa xác định do không có công trìnhthăm dò khống chế Trong phạm vi nếp lõm đã xác định được vỉa dày và haiphân vỉa của vỉa G.

+ Đứt gẫy nghịch C: Nằm ở trung tâm khu đông Lộ Trí chạy theo hướng

từ đông đến bắc, mặt trượt cắm đông nam Cự ly dịch chuyển theo địa tầngkhoảng 90m, bề rộng đới hủy hoại khoảng từ 7m đến 10m

+ Đứt gẫy nghịch L-L: Chạy theo hướng từ tây đến bắc sau đó chuyểnsang hướng tây Mặt trượt cắm đông bắc với góc cắm từ 650 đến 700, càng vềphía đông nam góc cắm càng tăng lên Đới hủy hoại rộng từ 5m đến 7m

+ Đứt gẫy thuận M: Nằm về phí nam khu mỏ chạy theo phương từ tây đếnbắc Mặt trượt cắm bắc với góc cắn từ 700 đến 800, cự ly dịch chuyển theo mặttrượt khoảng 100m, theo địa tầng khoảng 80m Đới hủy hoại khoảng 70m

* Khu tây Lộ Trí: Đặc điểm kiến tạo khu tây gồm có 4 đứt gẫy.

- Đứt gẫy Mt ở phía nam-tây nam, đứt gẫy P-P chia khu tây thành 2 phầnnam và bắc, đứt gẫy C - C là đứt gẫy phân khối giữa khu đông và tây Lộ Trí, cóthể chia khu tây Lộ Trí thành các khối địa chất như sau: Khối tây nam và khốitây bắc

- Đứt gẫy thuận P-P: Được phát hiện và đặt tên trong giai đoạn thăm dò bổsung khu tây Lộ Trí Đứt gẫy chạy theo hướng từ tây bắc đến đông nam Mặttrượt của đứt gẫy nghiêng về phía tây nam với góc dốc mặt trượt thay đổi 650

đến 750, đứt gẫy có đới hủy hoại rộng từ 5m đến 10m

Trang 32

- Đứt gẫy Mt thuận: Được xác định trong báo cáo thăm dò tỉ mỷ khu Đông

Lộ Trí đứt gẫy chạy theo hướng tây bắc đến đông nam, mặt trượt cắm về phíađông bắc với góc dốc thay đổi từ 700+ đến 800

- Đứt gẫy thuận M1: Được xác định trong báo cáo thăm dò tỉ mỷ khu Đông

Lộ Trí (1980) Đứt gẫy chạy theo hướng tây nam đến đông bắc, mặt trượt cắm

về tây bắc với góc dốc biến đổi từ 500 đến 600 Đứt gẫy này chưa được nghiêncứu kỹ, nhưng thực tế các công trình khoan tại tuyến I như lỗ khoan 2603 chođịa tầng khác lạ so với các lỗ khoan ở tuyến II và các lỗ khoan ở 2 tuyến nàykhông thể đồng danh được với nhau

2.1.4.2 Cấu tạo các vỉa than

Nằm trong địa tầng này có mặt 4 vỉa và chùm vỉa : Vỉa mỏng, chùm vỉadày, vỉa trung gian, chùm vỉa G Trong đó đạt giá trị công nghiệp có chùm vỉadày và vỉa G

Quy luật trầm tích của các vỉa than khá phức tạp Chiều dày địa tầng chứathan tăng dần từ nam đến bắc, từ tây sang đông Hệ số chứa than tập trung chủyếu ở phần trung tâm Càng lên phía bắc địa tầng chứa than dày lên nhưngchiều dày các vỉa than bị vát mỏng

2.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn, khí mỏ

a Đặc điểm nước trên mặt

Nhờ vào điều kiện địa chất thuận lợi, từ lâu nguồn nước mặt tập trung chủyếu vào hồ Bara, hồ này nằm ở phía đông bắc cách mỏ khoảng 500m Diện tíchmặt hồ khoảng 400.000m2, mực nước cao nhất của hồ tới +341,99m Với khốilượng nước chứa trong hồ khoảng 508.399m3, mức cao của đập tràn phía bắc là+340m, mực nước thấp nhất có độ cao +336,42m, với khối lượng nước chứatrong hồ khoảng 146.584m3 Nguồn cung cấp nước cho hồ là nước mưa

b Đặc điểm nước mặt đất

- Đặc điểm chứa nước của địa tầng chứa than: Đá có khả năng chứa nước:cát kết, cuội kết, sạn kết, bột kết, sét kết là loại đá cách nước Khả năng chứanước của các loại đá trên phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ của chúng

Cuội kết có hệ số nứt nẻ 8,88%

Sạn kết có hệ số nứt nẻ 8,71%

Cát kết có hệ số nứt nẻ 7 đến 11%

Trang 33

Nham thạch chứa nước có diện phân bố rộng trung bình khu mỏ Lộ Trí.

Đá chứa nước chiếm 63,9% riêng mức ±0 trở lên đá chứa nước có tỷ lệ là56,29%

Nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm là nước mưa

Nước ngầm có hướng vận động theo phương từ bắc đến nam

Mực nước thuỷ tĩnh thấp nhất cách mặt địa hình khoảng 30m, sâu nhấtkhoảng 60m

Hệ số thẩm thấu K = 0,0052 đến 0,0902 m/ngđ trung bình K = 0,0592m/ngđ Thuộc loại đất đá có hệ số thẩm thấu cao

Tầng chứa nước dưới than (T3nhg1): Không lộ trên mặt mà chỉ lộ ra ở phíađông nam và tây nam ngoài phạm vi khu mỏ

Đá chứa nước chiếm 90,5% trong đó sạn kết 57,6%, cát kết 30%

Đây là tầng phong phú nước, thuộc loại nước có áp

Nguồn cung cấp là nước của tầng chứa than (T3nhg2) và nước mưa Hướngvận động của nước ngầm theo phương từ bắc đến nam

Lưu lượng nước qua một số lỗ khoan Q = 0,82 đến 10,55 l/s

Hệ số thẩm thấu K = 0,24 m/ngđ đến 5,65 m/ngđ, Ktb = 1,55 m/ngđ

Nước trong tầng đá vôi (C3P1tb): Địa tầng C3P1 phân bố ở phía nam khu

mỏ và quan hệ với tầng chứa nước dưới than và nước biển

Lưu lượng Q = 1,17 đến 2,3 l/s Hệ số thẩm thấu K = 17,7 m/ngđ

Khả năng chứa nước của các đứt gẫy:

- Đứt gẫy : Do ảnh hưởng của đứt gẫy  nên mức độ nứt nẻ của đá tăng.Bột kết: Hệ số nứt nẻ K = 10 đến 13%

Trang 34

Không cắt qua các vỉa than nhưng có đới huỷ hoại lớn và cắt qua tầng

d Đặc điểm khí mỏ

Các vỉa than dự kiến khai thác là loại than An tra xít không có tính tự cháy

và bụi nổ Theo kết quả nghiên cứu khí trong báo cáo địa chất Khu Đông Nam

Lộ Trí xếp mỏ vào loại I, có độ xuất khí CH4 Mặt khác trong thực tế quá trìnhkhai thác hầm lò trong những năm qua tại khoáng sàng Lộ Trí chưa xảy ra vụ

nổ khí nào Công ty than Thống Nhất được xếp vào mỏ loại I về khí Mêtan

Trang 35

Tuy vậy công tác thăm dò còn để lại một số tồn tại:

- Phần lớn diện tích chứa than còn quá ít công trình thăm dò, đặc điểmdiện tích phía bắc hầu như chưa có các công trình khống chế để xác định cấutrúc cũng như chiều dày các phân vỉa

- Các tài liệu nghiên cứu địa chất thuỷ văn tại các khu vực đã và đang khaithác còn quá ít

- Kết quả báo cáo tổng hợp tài liệu địa chất năm 1997 với mạng lưới thăm

dò còn thưa, các tuyến thăm dò cách nhau 120-150m, công trình trên tuyếncách nhau 110m  150m Để đảm bảo độ tin cậy của tài liệu địa chất phục vụcho các giai đoạn thiết kế nhất thiết phải tiến hành bổ sung thêm khối lượngkhoan thăm dò nâng cấp trữ lượng ở những khu vực biến đổi chiều dày mạnh

- Toàn bộ phần trữ lượng của khu vực thiết kế đã được tính tới mức -200,nhưng trữ lượng cấp C1 + C2 chiếm 87,97%, cấp B chỉ có 12,03%, vì màng lướithăm dò còn chưa đạt yêu cầu, hàng năm cần bổ sung thêm các lỗ khoan ở cáckhu vực chuẩn bị khai thác

Trang 36

- Do đặc điểm cấu trúc khu mỏ vỉa bị uốn lượn mạnh và các đứt gẫy cóbiên độ từ 1  3m mà với mức độ thăm dò như hiện nay không thể khống chếđược, mỏ cần tìm biện pháp khắc phục.

2.1.7 Hiện trạng khai thác than tại Công ty than Thống Nhất

2.1.7.1 Sơ đồ mở vỉa

Hiện nay Công ty than Thống Nhất đang khai thác tại khu Lộ Trí từ mức

-140 đến mức +13 Sơ đồ mở vỉa được áp dụng cho khu vực này là: Mở vỉabằng Giếng nghiêng kết hợp lò xuyên vỉa tầng Độ cao thiết kế của các cửa lòGiếng được bố trí tại các mức +25, +41

Sơ đồ mở vỉa

2.1.7.2 Sơ đồ công nghệ khai thác

Hệ thống khai thác áp dụng được là hệ thống khai thác cột dài theophương Công nghệ khai thác áp dụng được là: phương pháp khấu than bằngkhoan nổ mìn chống giữ bằng giá khung TLDĐ

Sơ đồ công nghệ

2.1.7.3 Sản lượng mỏ

- Sản lượng mỏ hiện tại đạt 2.000.000 tấn /năm 2017

- Xu hướng phát triển của công ty: theo quy hoạch phát triển Công ty thanThống Nhất đến năm 2025, sản lượng than khai thác duy trì 2.000.000 tấn/năm

2.2 Tình trạng tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công

ty than Thống Nhất.

Khai thác than là một ngành công nghiệp mà người lao động phải làm việctrong môi trường lao động khắc nghiệt Trong đó nghề khai thác than hầm lòđược xếp vào loại lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặngnhọc độc hại, nguy hiểm theo quyết định 1435/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995.Công ty than Thống Nhất – TKV là một chi nhánh của Tập đoàn công

Trang 37

nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam khai thác than bằng hầm lò là chính Hiệnnay công ty có 22 phân xưởng sản xuất Trong đó có 12 phân xưởng khai khác,

02 phân xưởng đào lò và 02 phân xưởng vận tải lò

Hiện nay công nghệ và kỹ thuật khai thác than hầm lò ở nước ta nói chung

và Công ty than Thống Nhất nói riêng vẫn chưa có nhiều đổi mới, các thiết bị

đa phần là cũ và không đồng bộ Than vẫn được khai thác thủ công từ khâukhoan nổ, đào chống, xúc bốc, vận tải Môi trường và điều kiện lao động dướihầm lò rất khó khăn, khắc nghiệt, nặng nhọc, thiếu ánh sáng, thao tác gò bó hạnchế dễ gây tai nạn và bệnh nghề nghiệp Tại Công ty, do điều kiện địa chấtphức tạp, nên khi mở rộng khai thác các đường lò này càng đi xa và xuống sâu,tiết diện lò chợ và lò cái có nhiều nơi bị thu hẹp tiết diện, không đúng thiết kếlàm tăng sức cản thông gió Hiện nay Công ty đang khai thác tại mức -35 trởxuống, ở dưới mức thoát nước tự nhiên nên nhiệt độ đo được cao từ 28ºC ÷30ºC và độ ẩm ở nhiều vị trí đo cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tới 16%.Ánh sáng hết sức quan trọng đối với sức khỏe người lao động, song trong cáchầm lò khai thác than của Công ty 100% các vị trí được đo thì độ chiếu sángchỉ đạt 18 ÷ 44% so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Tốc độ lưu chuyển khôngkhí tại các đường lò của Công ty từ 0,5 ÷ 1 m/s, điều này rất bất lợi cho sựthích ứng của cơ thể Việc thông gió bằng quạt cục bộ thực hiện tương đối đầy

đủ nhưng ở các gương lò lại có hiện tượng gió quẩn nên có hại cho sức khỏecủa người lao động

Trong các đường lò của Công ty còn có nhiều bụi (đặc biệt là nhữngđường lò chuẩn bị), bụi được tạo ra do công tác nổ mìn phá vỡ than, đất đá ởgương lò; do công tác bốc xúc than, đất đá; do công tác vận chuyển than, đấtđá Theo kết quả kiểm tra môi trường lao động của Trung tâm Y tế dự phòngtỉnh Quảng Ninh năm 2018 thì nồng độ bụi trong các đường lò của Công ty caohơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Bình thường hàm lượng bụi trong không khílên tới 55÷80 mg/m3, còn vào thời điểm khai thác nồng độ bụi cao gấp 15 lầntiêu chuẩn vệ sinh cho phép Đây là những yếu tố có nguy cơ cao gây bệnhviêm phế quản, bệnh bụi phổi nghề nghiệp Về nồng độ các khí CO, SO2, NOn

tại các vị trí đo đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, trừ nồng độ khí CO2 có nhiều

vị trí cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh đến 2 lần Khi đo nấm mốc, vi khuẩn có trongkhông khí hầm lò tại Công ty, ở nhiều vị trí đo có số khuẩn lạc cao gấp 2,5 lần,

Trang 38

còn nấm mốc có mặt khắp nơi trong hầm lò và đều cao hơn tiêu chuẩn vệ sinhcho phép Nhiều nơi số lượng nấm mốc cao hơn 10 lần, với số nấm mốc là 11,2nghìn sợi/m3 không khí và số khuẩn lạc trong không khí mỏ cũng tăng lên Vớinồng độ nấm cao kết hợp với không khí nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cácbệnh ngoài da và bệnh nấm phát triển.

Từ những tính chất và đặc điểm MTLĐ không thuận lợi, nhiều biểu hiệnbệnh có liên quan nghề nghiệp rõ rệt như: bệnh bụi phổi silic, bệnh nấm da,nấm kẽ Các bệnh thường gặp của công nhân tại Công ty là bệnh xương khớpchiếm 12,6%, bệnh tiêu hóa chiếm 13,8%, bệnh thần kinh 26,3%, bệnh ngoài

da 34,9%, bệnh hô hấp 32% và bệnh tai mũi họng là 69,5% Nhìn chung, tỷ lệbệnh mà công nhân khai thác hầm lò mắc phải đều cao và có những công nhâncùng lúc mắc từ 2÷3 bệnh

Với đặc điểm điều kiện và MTLĐ như đã nêu ở trên, ảnh hưởng tác hạicủa chúng tới sức khỏe của người lao động tại Công ty là không tránh khỏi.Tình hình nghỉ việc do ốm đau và nghỉ do tai nạn lao động cao, theo thống kêđối với lao động hầm lò trong các năm đều vượt quá 30 ngày/năm, số ngàynghỉ trung bình tối đa gấp 2 lần theo quy định Vì vậy khi người lao động tới độtuổi 50 hầu hết đều không thể làm việc trong hầm lò được

Việc chăm lo sức khỏe cho người lao động trong Công ty đã được lãnhđạo và Công đoàn Công ty quan tâm rất nhiều trong những năm qua, đặc biệt làđối với công nhân khai thác than hầm lò Nhưng do tâm lý lo ngại mất việclàm, ảnh hưởng đến thu nhập nên một số lao động bị mắc bệnh nghề nghiệpvẫn xin được xếp vào nhóm sức khỏe loại II và III dù họ thuộc nhóm cần đượcđiều dưỡng, phục hồi sức khỏe hoặc bố trí công việc khác phù hợp

Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ bằng việc áp dụng cáccông nghệ khai thác tiên tiến như: áp dụng công nghê khai thác vỉa dày và dốcbằng giá thủy lực di động Với mục tiêu nâng cao sản lượng và hiện đại hóa mỏthan hầm lò Đi kèm với sự phát triển về sản lượng của Công ty thì số vụTNLĐ trong Công ty những năm qua cũng tăng theo Kết quả thống kê củaphòng An toàn Công ty trong 10 năm (từ 2009 ÷ 2018) thể hiện ở Bảng 2.2 vàHình 2.1

Bảng 2 2 Thống kê TNLĐ ở Công ty than Thống Nhất từ năm 2009 đến năm 2018 Năm Tổng số vụ

TNLĐ/số

Số vụ TNLĐ nhẹ/số

Số vụ TNLĐ nặng/số

Số vụ TNLĐ nghiêm trọng/số

Ghi chú

Trang 39

người người người người

Tai nạn nghiêm trọng Tai nạn nặng Tai nạn nhẹ Tổng số vụ tai nạn

Hình 2 1 Tổng số vụ và các vụ TNLĐ trong các năm từ 2009 đến 2018 tại Công ty

than Thống Nhất

Trang 40

Năm 2013, 9% Năm 2012, 6%

Hình 2 3 Tỷ lệ % số người bị nạn trong các vụ tai nạn từ năm 2009 đến 2018 tại Công

ty than Thống Nhất

Từ Hình 2.1, Hình 2.2, Hình 2.3 cho thấy số vụ TNLĐ và số người chết

do TNLĐ tại Công ty than Thống Nhất Cụ thể như sau:

Năm 2009, Công ty đã để xảy ra 10 vụ TNLĐ; làm 10 người bị nạn, trongđó:

- TNLĐ nhẹ: 06 vụ, chiếm 60% số vụ, làm bị thương 06 người, chiếm60% tổng số người bị TNLĐ;

- TNLĐ nặng: 03 vụ, chiếm 30% số vụ, làm bị thương 3 người, chiếm30% tổng số người bị TNLĐ;

Ngày đăng: 26/07/2024, 22:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo hiện trạng khai thác của Công ty than Thống Nhất Khác
2. Báo cáo tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty than Thống Nhất trong những năm gần đây Khác
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai Than hầm lò QCVN 01: 2011/BCT Khác
4. Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012. Hà Nội Khác
5. Sổ ghi TNLĐ giai đoạn 2009-2018 Công ty than Thống Nhất Khác
6. Số liệu thống kê, bảng tổng hợp nhân lực, sản lượng Công ty than Thống Nhất giai đoạn 2009-2018 Khác
7. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh thông báo tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh từ năm 2009 đến năm 2018, Quảng Ninh Khác
8. Tài liệu về định hướng phát triển Công ty than Thống Nhất đến năm 2025 có xét đến năm 2030 Khác
9. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo kiểm điểm công tác AT - BHLĐ từ năm 2009 đến năm 2018 nhiệm vụ năm 2019, Quảng Ninh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. 2. Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Bảng 1. 2. Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng (Trang 17)
Hình 1. 2. Thiệt hại về tài sản do các tai nạn lao động từ năm 2009 đến năm 2018 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 1. 2. Thiệt hại về tài sản do các tai nạn lao động từ năm 2009 đến năm 2018 (Trang 18)
Hình 1. 4. Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 1. 4. Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm (Trang 20)
Hình 1. 6. Tỷ lệ % số vụ TNLĐ chết người biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 1. 6. Tỷ lệ % số vụ TNLĐ chết người biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 (Trang 21)
Hình 1. 7. Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 1. 7. Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo (Trang 22)
Hình 1. 8. Tỷ lệ % số người chết trong các vụ tai nạn biểu diễn theo yếu tố chấn thương - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 1. 8. Tỷ lệ % số người chết trong các vụ tai nạn biểu diễn theo yếu tố chấn thương (Trang 23)
Hình 1. 9. Số vụ tai nạn biểu diễn theo thâm niên công tác năm 2018 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 1. 9. Số vụ tai nạn biểu diễn theo thâm niên công tác năm 2018 (Trang 24)
Hình 2. 1. Tổng số vụ và các vụ TNLĐ trong các năm từ 2009 đến 2018 tại Công ty - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 1. Tổng số vụ và các vụ TNLĐ trong các năm từ 2009 đến 2018 tại Công ty (Trang 39)
Hình 2. 2. Tỷ lệ % số người chết trong các tai nạn từ năm 2009 đến 2018 tại Công ty - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 2. Tỷ lệ % số người chết trong các tai nạn từ năm 2009 đến 2018 tại Công ty (Trang 40)
Hình 2. 3. Tỷ lệ % số người bị nạn trong các vụ tai nạn từ năm 2009 đến 2018 tại Công - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 3. Tỷ lệ % số người bị nạn trong các vụ tai nạn từ năm 2009 đến 2018 tại Công (Trang 40)
Hình 2. 4 . Số các vụ tai nạn lao động từ năm 2009 đến năm 2018 tại Công ty than - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 4 . Số các vụ tai nạn lao động từ năm 2009 đến năm 2018 tại Công ty than (Trang 43)
Hình 2. 5 . Số người bị tai nạn trong các vụ tai nạn từ năm 2009 đến 2018 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 5 . Số người bị tai nạn trong các vụ tai nạn từ năm 2009 đến 2018 (Trang 44)
Hình 2. 6. Số vụ TNLĐ năm 2009 theo nguyên nhân gây tai nạn - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 6. Số vụ TNLĐ năm 2009 theo nguyên nhân gây tai nạn (Trang 46)
Hình 2. 8. Số vụ TNLĐ năm 2011 theo nguyên nhân gây tai nạn - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 8. Số vụ TNLĐ năm 2011 theo nguyên nhân gây tai nạn (Trang 47)
Hình 2. 9. Số vụ TNLĐ năm 2012 theo nguyên nhân gây tai nạn - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 9. Số vụ TNLĐ năm 2012 theo nguyên nhân gây tai nạn (Trang 48)
Hình 2. 10. Số vụ TNLĐ năm 2013 theo nguyên nhân gây tai nạn - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 10. Số vụ TNLĐ năm 2013 theo nguyên nhân gây tai nạn (Trang 49)
Hình 2. 11. Số vụ TNLĐ năm 2014 theo nguyên nhân gây tai nạn - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 11. Số vụ TNLĐ năm 2014 theo nguyên nhân gây tai nạn (Trang 49)
Hình 2. 12. Số vụ TNLĐ năm 2015 theo nguyên nhân gây tai nạn - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 12. Số vụ TNLĐ năm 2015 theo nguyên nhân gây tai nạn (Trang 50)
Hình 2. 14 . Số vụ TNLĐ năm 2017 theo nguyên nhân gây tai nạn - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 14 . Số vụ TNLĐ năm 2017 theo nguyên nhân gây tai nạn (Trang 51)
Hình 2. 17. Tỷ lệ % số vụ TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn từ 2009 ÷ 2018 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 17. Tỷ lệ % số vụ TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn từ 2009 ÷ 2018 (Trang 52)
Hình 2. 16. Số vụ TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn từ 2009÷2018 tại Công ty than - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 16. Số vụ TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn từ 2009÷2018 tại Công ty than (Trang 52)
Bảng 2. 4. Thống kê TNLĐ hầm lò theo sản lượng ở Công ty than Thống Nhất từ năm - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Bảng 2. 4. Thống kê TNLĐ hầm lò theo sản lượng ở Công ty than Thống Nhất từ năm (Trang 54)
Hình 2. 21 . Tỷ lệ % số vụ TNLĐ theo vị trí công tác của người lao động từ 2009÷2018 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 21 . Tỷ lệ % số vụ TNLĐ theo vị trí công tác của người lao động từ 2009÷2018 (Trang 56)
Hình 2. 20. Số vụ TNLĐ theo vị trí công tác của người lao động từ 2009 ÷2018 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 20. Số vụ TNLĐ theo vị trí công tác của người lao động từ 2009 ÷2018 (Trang 56)
Hình 2. 22. Biểu đồ thống kê TNLĐ theo tuổi nghề - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 22. Biểu đồ thống kê TNLĐ theo tuổi nghề (Trang 58)
Bảng 2. 7. Thống kê TNLĐ hầm lò theo bậc thợ  ở Công ty than Thống Nhất từ năm - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Bảng 2. 7. Thống kê TNLĐ hầm lò theo bậc thợ ở Công ty than Thống Nhất từ năm (Trang 59)
Bảng 2. 8. Thống kê TNLĐ hầm lò theo Quý ở Công ty than Thống Nhất từ năm 2009 - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Bảng 2. 8. Thống kê TNLĐ hầm lò theo Quý ở Công ty than Thống Nhất từ năm 2009 (Trang 60)
Bảng 2. 10. Thống kê TNLĐ hầm lò theo loại thợ ở Công ty than Thống Nhất từ năm - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Bảng 2. 10. Thống kê TNLĐ hầm lò theo loại thợ ở Công ty than Thống Nhất từ năm (Trang 62)
Hình 2. 26. Biểu đồ thể hiện số vụ TNLĐ theo loại thợ - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 2. 26. Biểu đồ thể hiện số vụ TNLĐ theo loại thợ (Trang 63)
Hình 3. 2. Biểu đồ dự kiến thể hiện tần suất số vụ TNLĐ/1000 tấn than - luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại công ty than thống nhất tkv
Hình 3. 2. Biểu đồ dự kiến thể hiện tần suất số vụ TNLĐ/1000 tấn than (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w