1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo công tác thực tập chuyên ngành ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo công tác thực tập chuyên ngành ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng
Tác giả Họ và tên sinh viên
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Logistics và Quản lí Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 344,67 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1 (9)
    • 1.1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp lorca (9)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (9)
      • 1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của doanh nghiệp (11)
      • 1.1.3. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp (12)
      • 1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (14)
      • 1.1.5. Các hoạt động logistics trong doanh nghiệp (15)
      • 1.1.6. Các đối tác thuê ngoài của doanh nghiệp (15)
    • 1.2. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (17)
      • 1.2.1. Thuận lợi (17)
      • 1.2.2. Khó khăn (17)
  • PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KHO BÃI TẠI DOANH NGHIỆP LORCA (19)
    • 2.1. Cơ sở lí thuyết của vấn đề nghiên cứu (19)
      • 2.1.1. Khái niệm kho bãi (19)
      • 2.1.2. Vai trò kho bãi (19)
      • 2.1.3. Chức năng kho bãi (19)
    • 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp (20)
      • 2.2.1. Tổ chức quản lí và khai thác kho hàng tại DN (20)
      • 2.2.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch kho hàng trong DN (22)
      • 2.2.3. Các loại nhà kho mà doanh nghiệp đang áp dụng (23)
      • 2.2.4. Qui định về môi trường làm việc trong hoạt động kho vận và đóng gói tại DN (24)
      • 2.2.5. Sơ đồ gom hàng và tách hàng trong kho bãi tại DN (25)
      • 2.2.6. Cách thức tổ chức hoạt động kho bãi tại DN (25)
      • 2.2.7. Các hình thức xếp dỡ hàng trong kho (26)
      • 2.2.8. Các loại thiết bị trong hoạt động xếp dỡ hàng hóa (26)
      • 2.2.9. Các loại chi phí trong hoạt động kho bãi (27)
      • 2.2.10. Quy trình xuất nhập hàng hóa trong kho (29)
      • 2.2.11. Các ứng dụng của CNTT trong kho hàng (30)
      • 2.2.12. Đánh giá hoạt động kho bãi tại DN (31)
  • Phần 3: Đề xuất các giải pháp của vấn đề nghiên cứu (33)
  • Phần 4: Tự lượng giá quá trình thực tập (0)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)
    • Hinh 1: ảnh minh họa sản phẩm của DN Lorca (0)
    • Hinh 2: Lịch sử hình thành và phát triển (0)
    • Hinh 3: Thương hiệu sản phẩm thiết bị nhà bếp lorca (0)
    • Hinh 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức (0)
    • Hinh 6: sơ đồ minh họa (0)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong thời gian thực tập tại công ty , em đã được trực tiếp tham gia ở vị trí nhân viên kho trực tiếp , tiếp cận hàng hóa tại kho của công ty Lorca, trải qua quá trình thực tập

Thông tin cơ bản về doanh nghiệp lorca

Hình 1: ảnh minh họa sản phẩm của DN Lorca

Lorca là nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị nhà bếp như bếp từ, bếp điện từ, bếp gas, lò nướng, vòi rửa, chậu rửa, máy hút khói khử mùi, máy rửa bát, bộ nồi lorca.Hiện nay, Lorca đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới như Đức, Tây Ban Nha, Italy, Pháp và một số nước Châu Á như Malaysia, Việt Nam Các sản phẩm mang thương hiệu Lorca được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới với thiết kế với sự sang trọng, tinh tế ở mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm và sự vượt trội trong tính năng hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến bậc nhất dựa vào kỹ nghệ sản xuất ưu việt Nếu quý khách hàng đang có ý định muốn mua bếp mới thì Lorca là một trong những gợi ý sáng giá dành cho gia đình khách hàng.

Lorca luôn làm hài lòng quý khách hàng về chất lượng sản phẩm tuyệt vời, kỹ thuật chuyên sâu, chuyên gia tư vấn nhiệt tình và phong cách chuyên nghiệp. Đặc biệt, với dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi tốt nhất trên thị trường

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 2: Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 2014 công ty cổ phần xuất nhập khẩu lorca chính thức được thành lập và đi vào hoạt động Tổng Giám Đốc là Bà Nguyễn Thị Hà, đặt văn phòng giao dịch tại Số 494 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội

Sản phẩm kinh doanh đầu tiên là Bếp Gas và Máy Hút Mùi.

- Năm 2015 Công ty bắt đầu kinh doanh sản phẩm bếp từ cao cấp nhập khẩu chính thức nhập khẩu bếp từ Tây Ban Nha – những chiếc bếp từ Tây Ban Nha cao cấp thương hiệu LORCA đầu tiên được bán trên thị trường Việt Nam Hợp tác với tập đoàn Copreci để nhập khẩu Module bếp từ cao cấp + Hợp tác với Tập đoàn Schott Ceran (CHLB Đức) và Eurokera (Pháp) để nhập khẩu kính sử dụng và thiết kế mặt bếp từ, bếp gas Hợp tác với EGO – Tập đoàn công nghệ cao, nhà sản xuất hàng đầu thế giới về công nghệ, linh kiện và sảm phẩm gia dụng để nhập Module bếp từ cao cấp từ Cộng Hoà Liên Bang Đức.

-Năm 2016 Mở rộng quy mô và phát triển chi nhánh tại miền Nam

+ Mở văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh

+ Phát triển thêm nhiều mã bếp từ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và chính thức nhập khẩu nhiều mẫu bếp từ Malaysia.

+ Hợp tác với đối tác sản xuất máy hút mùi tại Polan (Ba Lan) để nghiên cứu và sản xuất ra những dòng Máy hút mùi cao cấp châu Âu với chất lượng hàng đầu.

- Năm 2018 Mở rộng Nhà cung cấp tại châu Á, Thái Bình Dương với mong muốn mang đến những sản phẩm thiết bị nhà bếp chất lượng nhất với giá thành tốt nhất, Lorca Việt Nam không ngừng tìm kiếm và hợp tác sản xuất với nhiều nhà cung cấp lớn, uy tín tại châu Á.

- Năm 2019 Đăng ký bảo hộ thương hiệu và mở rộng hợp tác nước ngoài

+ Đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Đây được coi là một dấu mốc quan trọng giúp LORCA VIỆT NAM khẳng định và định vị thương hiệu Thiết bị nhà bếp cao cấp trên thị trường Việt Nam Đồng thời bảo vệ Người tiêu dùng khỏi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. + Hợp tác với nhà cung cấp ELAG của Cộng Hòa Liên Bang Đức để sản xuất 02 mẫu Bếp Từ Cao Cấp Model LCI-809D và LCI-809P – Đây là hai mẫu bếp từ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và tiên tiến nhất của CHLB Đức

-Năm 2020 – Đến Nay Phát triển thêm một số sản phẩm thiết bị nhà bếp khác

Phát triển một số dòng sản phẩm thiết bị nhà bếp khác như: Máy rửa bát, Nồi chiên không dầu, lò vi sóng, bộ nồi inox… để đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm thiết bị nhà bếp chất lượng nhất.

1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của doanh nghiệp

Hình 3: Thương hiệu sản phẩm thiết bị nhà bếp lorca

-Lorca mang đến thiết bị nhà bếp tiêu chuẩn Châu Âu nhằm đáp ứng các nhu cầu khắt khe nhất của quý khách hàng.

-Xây dựng một kênh bán hàng UY TÍN: 100% các sản phẩm thương hiệu Lorca là chính hãng và được bảo hành tại Lorca trên toàn quốc.

-Uy tín: Luôn thực hiện theo đúng cam kết với khách hàng

-Khách hàng: Cam kết tối đa hóa lợi ích khách hàng Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

-Chuyên nghiệp: Thể hiện đúng chuẩn mực, sáng tạo, bắt nhịp xu thế.

-Cam kết: Chất lượng hàng đầu, thái độ phục vụ chuẩn mực, mang lại giá trị thiết thực phục vụ nhu cầu của khách hàng

-Đoàn kết: Phát huy thế mạnh của tập thể, sự đồng thuận của đội ngũ nhân sự để tiến xa hơn.

Lorca định hướng phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường Việt Nam, trong khu vực và quốc tế, chuyên gia cung cấp giải pháp, dịch vụ, sản phẩm về thiết bị nhà bếp cao cấp tiêu chuẩn Châu Âu.

1.1.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp

Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

- Chức năng, nhiệm vụ: Giao dịch với đối tác nước ngoài về các thương vụ mua hàng xuất nhập khẩu của công ty, trao đổi thông tin và đưa ra các yêu cầu về sản phẩm hàng xuất nhập khẩu, tìm kiếm đối tác sản xuất; tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới cho công ty, đàm phán chính sách mua hàng, mẫu mã và chất lượng sản phẩm; theo dõi quá trình giao hàng, đốc thúc nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn để đảm bảo tiến độ của sản xuất.

- Chức năng, nhiệm vụ: tìm kiếm các thương vụ trong nước, mở rộng và phát triển thị trường, thu thập thông tin và phản ánh của thị trường, thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh

+ Kế toán tài chính: thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề tài chính của công ty bao gồm kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán thu-chi tài chính; lập báo cáo tài chính năm.

+ Kế toán xuất nhập khẩu: kết xuất các chứng từ thương mại liên quan đến thương vụ xuất nhập khẩu soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu Phiên dịch các hợp đồng xuất nhập khẩu.

+ Kế toán kho: kết xuất chứng từ kho, thẻ kho; theo dõi biến động về lượng hàng hóa trong kho.

+ Thủ kho: trông coi hàng hóa, vật tư trong kho, xuất kho hàng hóa khi có đơn hàng, điều động nhân viên giao nhận chuyển giao hàng hóa theo đơn hàng và bảo hành sản phẩm.

+ Nhân viên giao nhận: chuyển giao hàng hóa tới các trung gian thương mại, bảo hành sản phẩm.

1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Sở hữu thiết kế độc đáo và khác biệt, bếp từ, bếp điện từ Lorca ghi dấu ấn bởi khả năng nấu nhanh, ổn định ngay cả khi hoạt động ở mức công suất cao, chức năng đun nấu nhanh Booster giúp người dùng tiết kiệm thời gian.

Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

-Tăng trưởng kinh doanh: Công ty có thể đạt được tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng quy mô kinh doanh của mình.

-Lợi nhuận và thu nhập: Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty có thể tạo ra lợi nhuận và thu nhập cao.

-Xây dựng thương hiệu: Quá trình kinh doanh thành công giúp công ty xây dựng và củng cố thương hiệu của mình, tạo độ tin cậy và tạo lòng tin từ khách hàng.

-Sự sáng tạo và phát triển: Hoạt động kinh doanh đòi hỏi sự sáng tạo và phát triển liên tục, giúp công ty duy trì sự cạnh tranh và thích nghi với thị trường.

-Tạo việc làm: Công ty thành công có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, quá trình hoạt động kinh doanh cũng đối diện với một số khó khăn, bao gồm

-Cạnh tranh: Thị trường kinh doanh thường có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi công ty phải nỗ lực để tìm cách tồn tại và phát triển.

-Rủi ro tài chính: Kinh doanh có thể đối mặt với rủi ro tài chính như thiếu vốn, khó khăn trong huy động nguồn vốn hoặc các vấn đề tài chính không lường trước.

-Thay đổi chính sách và quy định: Các thay đổi trong chính sách và quy định có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đòi hỏi công ty thích nghi và tuân thủ quy định mới.

-Khó khăn về quản lý và tổ chức: Quản lý và tổ chức công ty hiệu quả là một thách thức, đặc biệt khi công ty phát triển và mở rộng.

-Biến đổi công nghệ: Các tiến bộ công nghệ có thể yêu cầu công ty cập nhật và thích nghi với các công nghệ mới để duy trì sự cạnh tranh.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KHO BÃI TẠI DOANH NGHIỆP LORCA

Cơ sở lí thuyết của vấn đề nghiên cứu

Kho bãi là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực logistics, nhưng không phải ai cũng nắm rõ định nghĩa và chức năng của nó Kho bãi là nơi lưu trữ hàng hóa trong một thời gian nhất định, từ khi hàng hóa được sản xuất cho đến khi nó được vận chuyển đến tay người tiêu dùng Điều này đòi hỏi kho bãi phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh bị hư hỏng, mất mát và luôn sẵn sàng để vận chuyển khi cần.

Kho bãi đóng vai trò là "đầu mối" trong việc điều phối hàng hóa, giúp đảm bảo hàng hóa được cung cấp đúng lúc, đúng nơi Nó cũng giúp cân bằng giữa cung và cầu, đảm bảo không có sự cố gì xảy ra nếu có sự thay đổi đột ngột về nhu cầu hay cung ứng.

Kho bãi logistics đóng vai trò cần thiết trong việc duy trì hiệu suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng, cung cấp dịch vụ quan trọng từ lúc sản phẩm được sản xuất cho đến khi chúng được giao đến người tiêu dùng.

 Lưu trữ và bảo quản hàng hóa

Chức năng cơ bản nhất của kho bãi là lưu trữ và bảo quản hàng hóa Tại đây, hàng hóa được bảo quản theo các tiêu chuẩn và quy định nhất định, đảm bảo không bị hư hỏng hay mất mát Việc này càng trở nên quan trọng hơn với những mặt hàng đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt như thực phẩm, hóa chất…

Chức năng thứ hai của kho bãi là điều phối hàng hóa Kho bãi không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ hàng hóa, mà còn phải đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách suôn sẻ từ nơi này đến nơi khác Điều này đòi hỏi một hệ thống quản lý kho chặt chẽ và hiệu quả, bao gồm các hoạt động như nhận thông tin đơn hàng, sắp xếp, giám sát và điều phối quá trình vận chuyển hàng hóa.

Kho bãi còn có chức năng quản lý hàng hóa Nghĩa là, người quản lý kho phải kiểm soát chặt chẽ việc nhập và xuất hàng, theo dõi chính xác số lượng hàng hóa trong kho, đảm bảo không xảy ra hiện tượng mất mát hay thừa thiếu.

Kho bãi cũng đảm nhận chức năng xử lý hàng hóa Điều này bao gồm các công việc như đóng gói, gắn nhãn, sắp xếp hàng hóa trên các kệ hàng, và thậm chí là tải hàng lên xe vận chuyển.

Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp

2.2.1 Tổ chức quản lí và khai thác kho hàng tại DN

Quản lý kho hàng sản phẩm: Bao gồm các sản phẩm đã được hoàn thiện, sẵn sàng để xuất bán Đây là loại hàng hóa có giá trị cao, cần được quản lý chặt chẽ để tránh hư hỏng và thất thoát.

 Lên kế hoạch nhập kho

Lập kế hoạch nhập kho là bước đầu tiên trong quy trình quản lý kho Kế hoạch nhập kho cần đảm bảo các yếu tố sau:

-Đúng sản phẩm: Sản phẩm nhập kho phải đúng chủng loại, mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu.

-Đúng số lượng: Số lượng sản phẩm nhập kho phải chính xác, phù hợp với đơn đặt hàng.

-Đúng thời điểm: Thời gian nhập kho phải phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu không tuân thủ đúng quy trình lập kế hoạch nhập kho, doanh nghiệp có thể gặp phải các vấn đề sau:

-Mặt hàng nhập kho không đạt chuẩn: Sản phẩm không đạt chuẩn sẽ chiếm không gian kho, khiến quá trình sắp xếp và tìm kiếm sản phẩm sau này gặp khó khăn.

-Số lượng sản phẩm không đúng: Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phải tìm kiếm không gian trống để lưu trữ sản phẩm hoặc phải thay đổi kế hoạch lưu kho để phù hợp với số lượng thực tế.

-Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát: Hàng hóa không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị hư hỏng, mất mát, ảnh hưởng đến chi phí thu mua và tiến độ cung ứng hàng hóa.

 Kiểm soát hàng tồn kho

Mục đích của kiểm kê hàng tồn kho là để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong toàn bộ quy trình quản lý Hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên, đều đặn, không nên trì hoãn quá lâu Nếu trì hoãn, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian, nhân lực để tìm kiếm nguyên nhân của sự chênh lệch và có thể ảnh hưởng đến quy trình vận hành kho.

 Xử lý hàng hóa bị hư hỏng

Trong quy trình quản lý kho Logistics, quản trị chất lượng hàng hóa là một khâu quan trọng giúp đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển và cung ứng Hoạt động này yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ nhằm đảm bảo hàng hóa được sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý và an toàn nhất để tránh hư hỏng.

Khi hàng hóa bị xếp chồng lên nhau hay lộn xộn về thứ tự, quá trình tìm kiếm, kiểm kê của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn Ngoài ra, hàng hoá hư hỏng, kém chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp Do đó, việc sắp xếp kho hàng hóa đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tính hiệu quả cho quá trình vận hành kho.

Khi hàng hóa bị hư hỏng do lỗi lưu trữ, nhân viên quản lý kho cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm Tùy theo mức độ hư hỏng, nhân sự quản lý kho sẽ tiến hành loại bỏ, sửa chữa hoặc tái sử dụng hàng hoá.

 Lên kế hoạch xuất kho Để lập kế hoạch xuất kho hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: Đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn: Mỗi dòng sản phẩm sẽ có những tiêu chuẩn đóng gói riêng biệt, đảm bảo sự thuận tiện cho việc giao hàng và tránh được các sự cố không đáng có trong quá trình vận chuyển.

Kiểm kê xuất kho: Đảm bảo số lượng hàng hóa xuất kho khớp với số lượng hàng hóa thực tế có trong kho.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa: Đảm bảo hàng hóa xuất kho đạt chất lượng theo yêu cầu.

Cân đối số lượng hàng hóa khớp với thời gian: Điều chỉnh số lượng hàng hóa xuất kho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và kế hoạch sản xuất.

 Lập báo cáo thống kê định kỳ

Tiến hành lập các loại báo cáo phù hợp với từng tiêu chí nhiệm vụ là bước cần thiết, cho phép doanh nghiệp quản lý kho hiệu quả trong Logistics Các loại báo cáo thống kê định kỳ bao gồm:

Sổ kho: Theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng mặt hàng ở mỗi kho. Báo cáo kho từng chi nhánh: Tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng chi nhánh.

Báo cáo biến động xuất nhập kho: Theo dõi sự thay đổi về số lượng và giá trị của hàng hóa trong kho.

Báo cáo kiểm hàng: Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa thực tế trong kho so với số lượng và chất lượng theo sổ sách.

 Phương pháp quản lý kho tại công ty cổ phần tập đoàn lorca

Phân chia kho theo từng khu vực

-Với phương pháp này, hàng lưu kho cần được bố trí theo từng khu vực rõ ràng dựa theo tính chất hàng hóa và tần suất xuất nhập hàng.

2.2.2 Phương pháp xây dựng kế hoạch kho hàng trong DN

- Xây dựng quy trình quản lý kho hàng

-Phân loại hàng hóa trong kho

- Xác định vị trí lưu trữ : Đưa ra quyết định về vị trí và bố trí kho hàng Điều này bao gồm việc xác định số lượng và kích thước kho cần thiết, bố trí kệ và không gian lưu trữ, cũng như xác định các khu vực đặc biệt cho các loại hàng hóa đặc biệt, chẳng hạn như hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa nguy hiểm hoặc hàng hóa có yêu cầu lưu trữ đặc biệt.

- Sử dụng phần mềm quản lý kho: Để hỗ trợ việc quản lý kho hàng, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý kho hàng hóa Các phần mềm này giúp theo dõi hàng tồn kho, quản lý đơn hàng, tối ưu hóa vị trí lưu trữ, cung cấp thông tin về xu hướng tiêu thụ và báo cáo hiệu suất kho hàng.

-Đánh giá và tối ưu hóa: Xây dựng kế hoạch kho hàng không chỉ là một quá trình một lần mà nó cần được đánh giá và tối ưu hóa thường xuyên Kiểm tra và đánh giá hiệu suất kho hàng để xác định các vấn đề cần được cải thiện và thực hiện các biện pháp tối ưu hóa để nâng cao quản lý kho hàng

2.2.3 Các loại nhà kho mà doanh nghiệp đang áp dụng

Đề xuất các giải pháp của vấn đề nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu về tình hình hoạt động và quản lý kho bãi của công ty bếp Lorca, dưới đây là một số giải pháp đề xuất:

Tối ưu hóa quy trình quản lý kho bãi: Điều tra và phân tích quy trình quản lý kho hiện tại để xác định các vấn đề và điểm yếu Sau đó, đề xuất các cải tiến nhằm tối ưu hoá quy trình, bao gồm việc áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa và quản lý kho sử dụng hệ thống quản lý kho hiện đại.

Cải thiện hệ thống theo dõi và kiểm soát tồn kho: Thiết lập hệ thống theo dõi và kiểm soát tồn kho chính xác và hiệu quả Sử dụng các phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp để giúp theo dõi số lượng hàng tồn kho, kiểm tra tình trạng hàng hóa và đảm bảo rằng kho luôn đáp ứng đúng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ.

Tăng cường quản lý nhân sự và đào tạo: Đảm bảo rằng công ty có đủ nhân lực và nguồn lực để quản lý kho hiệu quả Đào tạo nhân viên về quy trình và phương pháp quản lý kho, bao gồm cách sắp xếp, lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa Đồng thời, xem xét việc tạo ra một đội ngũ chuyên gia quản lý kho để đảm bảo sự chuyên nghiệp và chất lượng của quá trình quản lý kho. Áp dụng công nghệ mới: Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong quản lý kho bãi, như hệ thống mã vạch, IoT (Internet of Things) và trí tuệ nhân tạo (AI), để cải thiện sự chính xác, độ tin cậy và hiệu quả của quá trình quản lý kho.

Tăng cường hợp tác với đối tác và nhà cung cấp: Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác và nhà cung cấp để cải thiện quá trình quản lý kho Điều này có thể bao gồm việc chia sẻ thông tin kho hàng, cải thiện quy trình vận chuyển và nhận hàng, và thiết lập các điều khoản hợp tác rõ ràng để đảm bảo rằng hàng hóa được quản lý và lưu trữ một cách tốt nhất. Đánh giá và cải thiện liên tục: Thực hiện đánh giá định kỳ về hoạt động và quản lý kho để xác định các vấn đề và cơ hội cải thiện Dựa trên đánh giá, thực hiện các biện pháp cải thiện liên tục nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của quá trình quản lý kho.

PHẦN 4: TỰ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Sau quá trình thực tập tại công ty, bản thân tự đánh giá bản thân mình có những tiến bộ đáng kể trong việc quản lý kho bãi Em đã nắm vững kiến thức cơ bản về quy trình nhập kho, xuất kho, kiểm kê và kiểm soát tồn kho Em đã có khả năng sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý kho hiện đại để nâng cao hiệu quả công việc.

Ngoài ra, Em đã phát triển tính tự chủ và khả năng làm việc độc lập, có khả năng tự quản lý công việc một cách hiệu quả và đảm bảo sự hoàn thành đúng tiến độ, rèn luyện khả năng xử lý các tình huống khó khăn và đưa ra quyết định nhanh chóng trong môi trường kho bãi Qua quá trình thực tập bản thân cũng đã có cơ hội hợp tác và giao tiếp với các đối tác và nhà cung cấp Qua đó, bản thân đã hiểu được tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chung.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn còn một số khía cạnh mà có thể cải thiện Đó là việc tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng về quản lý kho bãi, đặc biệt là sử dụng các công nghệ mới như hệ thống mã vạch, IoT và trí tuệ nhân tạo, cũng cần tiếp tục rèn luyện khả năng lãnh đạo và quản lý nhân sự để có thể đạt được sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc.

Tổng quan, quá trình thực tập đã đem lại những trải nghiệm quý giá và cơ hội phát triển Bản thân sẽ tiếp tục nỗ lực và đóng góp tích cực hơn nữa.

Qua việc nghiên cứu và phân tích tình hình quản lý kho bãi tại công ty bếp Lorca, chúng tôi đã nhận thức rõ rằng tình trạng hiện tại đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế Quá trình quản lý kho bãi chưa đạt được hiệu quả cao, gây ra mất mát tồn kho, sự trì hoãn trong cung cấp hàng hóa và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Bài báo cái này nhằm đề xuất và đưa ra những vấn đề còn tồn đọng của công ty tuef đó đưa ra những giải pháp và cách khắc phục nhằm cải thiện và khắc phục chúng từ đó đem lại lợi nhuận và giúp duy trì kinh tế tài chính cho công ty Điều này sẽ giúp công ty tạo ra một hệ thống quản lý kho bãi hiệu quả, đáng tin cậy và linh hoạt, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại thành công bền vững trong tương lai.

Ngày đăng: 26/07/2024, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: ảnh minh họa sản phẩm của DN Lorca - báo cáo công tác thực tập chuyên ngành ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng
Hình 1 ảnh minh họa sản phẩm của DN Lorca (Trang 9)
Hình 2: Lịch sử hình thành và phát triển - báo cáo công tác thực tập chuyên ngành ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng
Hình 2 Lịch sử hình thành và phát triển (Trang 10)
Hình 3: Thương hiệu sản phẩm thiết bị nhà bếp lorca - báo cáo công tác thực tập chuyên ngành ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng
Hình 3 Thương hiệu sản phẩm thiết bị nhà bếp lorca (Trang 11)
2.2.5. Sơ đồ gom hàng và tách hàng trong kho bãi tại DN - báo cáo công tác thực tập chuyên ngành ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng
2.2.5. Sơ đồ gom hàng và tách hàng trong kho bãi tại DN (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w