Một số đề xuất về kỹ thuật bắt chước nhằm cải thiện khả năng phát âm cho sinh viên thuộc khối ngành không chuyên tiếng Anh Trường Đại học Phenikaa...463.2.1.. Nhằm tìm ra phương pháp học
Lý do lựa chọn đề tài
Tiếng Anh hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới, là sợi dây liên kết giữa các dân tộc và người dân đến từ các quốc gia khác nhau Do vậy, việc học tiếng Anh nói chung và tiếng Anh giao tiếp nói riêng chính là chìa khóa cho việc hội nhập với thế giới hiện đại và đa văn hóa Kỹ năng giao tiếp vốn là nhu cầu thiết yếu của con người Cái đích cuối cùng cần đạt của một người học tiếng Anh đó là phải giao tiếp được, bởi giao tiếp là nhu cầu cơ bản khi học ngoại ngữ bên cạnh việc nghiên cứu chuyên sâu về từ vựng, ngữ pháp Chính vì thế, việc học tập và rèn luyện cách giao tiếp cũng như tăng khả năng giao tiếp tiếng Anh là vấn đề thực sự cần thiết đối với mọi lứa tuổi đặc biệt là sinh viên Một trong những yếu tố để tạo nên một cuộc giao tiếp thành công là phát âm rõ ràng, chính xác thể hiện giá trị biểu đạt ý nghĩa trong từng từ, câu Những vấn đề này trở nên đáng lo ngại khi bộ phận lớn người Việt Nam phát âm còn mắc khá nhiều lỗi sai. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Phenikaa, sinh viên ở mọi chuyên ngành đều phải hoàn thành môn học tiếng Anh này hoặc sở hữu những chứng chỉ Tiếng Anh đạt chuẩn theo yêu cầu về chuẩn đầu ra của mỗi ngành đào tạo Để đạt được trình độ tiếng Anh bậc 3 theo quy định, người học cần có năng lực thực hành tiếng tương ứng Trong đó, khả năng phát âm là một trong những trở ngại lớn đối với sinh viên không chuyên tiếng Anh Theo quy định trong khung trình độ quốc gia, yêu cầu về phát âm và độ lưu loát gồm: “Phát âm rõ ràng, dễ hiểu mặc dù đôi lúc giọng vẫn chưa tự nhiên và thỉnh thoảng còn phát âm sai Có thể nói dài mà vẫn có thể hiểu được, mặc dù còn khó khăn diễn đạt lại về cấu trúc và từ vựng, đặc biệt là khi nói dài và tự do” Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào tại trường Đại học Phenikaa hướng tới việc hỗ trợ sinh viên không chuyên tiếng Anh nâng cao khả năng phát âm Nhằm tìm ra phương pháp học mà có thể cải thiện kỹ năng phát âm, đồng thời nâng cao khả năng tự học tiếng Anh cũng như trang bị kỹ năng ngôn ngữ trong định hướng công việc sau khi tốt nghiệp bậc đại học cho sinh viên không chuyên tiếng Anh, nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài khoa học: “Ứng dụng kỹ thuật bắt chước để cải thiện kỹ năng phát âm cho sinh viên không chuyên tiếng Anh trường Đại học Phenikaa.”
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng học tiếng Anh nói chung và một số vấn đề về phát âm tiếng Anh nói riêng của sinh viên không chuyên tiếng Anh trường Đại họcPhenikaa, từ đó tiến hành áp dụng kỹ thuật nói bắt chước để nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh cho sinh viên không chuyên trường Đại học Phenikaa.
Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm khảo sát thực trạng hiễu biết về kỹ thuật bắt chước và một số vấn đề cơ bản về khả năng phát âm của sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Trường Đại học Phenikaa như sau:
1 Sinh viên không chuyên trường đại học Phenikaa nhận thức như thế nào về kỹ thuật bắt chước?
2 Thực trạng khả năng phát âm và kinh nghiệm rèn luyện phát âm của sinh viên không chuyên trường Đại học Phenikaa như thế nào?
3 Kỹ thuật nói bắt chước giúp thay đổi khả năng phát âm như thế nào cho sinh viên không chuyên tham gia nhóm thực nghiệm?
Sản phẩm nghiên cứu và phạm vi ứng dụng
Sau khi quá trình nghiên cứu này kết thúc sẽ thu được một số sản phẩm có thể ứng dụng vào việc giải quyết các vấn đề thực tế việc học Tiếng Anh tại trường Đại học Phenikaa như sau:
Nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính nên dữ liệu thu được là bảng số liệu và các câu trả lời về sự hiểu biết liên quan đến kỹ thuật bắt chước (shadowing) và các những khó khăn trong việc năng cao khả năng phát âm cho sinh viên không chuyên tiếng Anh.Đây là cơ sở khoa học để phản ánh thực trạng khả năng phát âm cũng như kỹ năng nói của sinh viên hiện nay, đồng thời đây cũng là các nguồn tài liệu dùng để tham khảo liên quan đến sự hiệu quả của kỹ thuật bắt chước Mọi tiến trình lưu trữ dưới dạng hình ảnh mang đến kết quả khách quan về quá trình tiến hành nghiên cứu dự án.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc sẵn, chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi Các tác giả đã dùng Google Form tạo biểu mẫu cho bảng khảo sát, thu thập thông tin từ những sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Phenikaa (sinh viên không chuyên tiếng Anh), gửi tới các nhóm lớp sinh viên Các kết quả thu được từ phiếu khảo sát trên trực tuyến được thống kê trên Google Form và xuất ra dưới các dạng biểu đồ
Phương pháp giả thực nghiệm; Đề tài sử dụng phương pháp giả thực nghiệm, tiến hành áp dụng biện pháp can thiệp là cho thực nghiệm viên xem video kết hợp các bài luyện tập liên quan dựa trên kỹ thuật bắt chước nhằm thay đổi khả năng phát âm ở thực nghiệm viên Do điều kiện thực tế, đề tài sử dụng nhóm đối chứng.
Khách thể nghiên cứu: Đối tượng tham gia nghiên cứu là sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau (không bao gồm sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh) Nhóm đối tượng tham gia trả lời khảo sát và trở thành nghiệm viên: Là sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau thuộc cả bốn lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học và xã hội, Kinh tế - Kinh doanh và Sức khỏe đang theo học tại trường Đại học Phenikaa Số lượng tham gia trả lời khảo sát là 100 sinh viên không chuyên Tiếng Anh Ngoài ra, 6 sinh viên hợp tác cùng nhóm tác giả để trở thành thực nghiệm viên tiến hành quá trình thực nghiệm ứng dụng kỹ thuật bắt chước với mục đích cải thiện khả năng phát âm tiếngAnh của sinh viên không chuyên tiếng Anh Cả hai nhóm đối tượng trên đều đang học tập tại trường Đại học Phenikaa từ năm nhất đến năm thứ năm Thời điểm trả lời khảo sát và tham gia thực nghiệm từ tháng 01/2023 đến tháng 4/2023.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa nghiên cứu có thể được nhìn nhận từ hai góc độ, lý thuyết và thực tiễn Xét về ý nghĩa lý thuyết, kỹ thuật nói bắt chước có thể được coi là một trong những kỹ thuật giúp tăng khả năng phát âm của học sinh mà giáo viên chắc chắn sẽ áp dụng nó Trong khi đó, ý nghĩa thực tiễn là cung cấp một phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho sinh viên đạt được mục tiêu học tập của họ.
Kết quả nghiên cứu có thể mang lại một số lợi thế cho giáo viên tiếng Anh, học sinh và các nhà nghiên cứu khác Đối với giáo viên, kết quả có thể được sử dụng để hướng dẫn thực hiện kỹ thuật bắt chước trong việc dạy phát âm mà không gây áp lực cho sinh viên Đối với sinh viên không chuyên trường ĐH Phenikaa, họ có thể sử dụng kỹ thuật này để nâng cao trình độ tiếng Anh, đặc biệt là khả năng phát âm Đối với các nhà nghiên cứu khác, họ có thể sử dụng nó làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo như kỹ năng nghe- hiểu; kỹ năng học từ vựng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT NÓI BẮT CHƯỚC
Định nghĩa
Từ điển Cambridge English nêu rõ “Nói bắt chước là một kỹ thuật ngôn ngữ mà bao gồm việc nhắc lại các cụm từ và câu ngay tức khắc sau khi nghe được chúng”. ("Shadowing is a language learning technique which involves repeating phrases or sentences immediately after hearing them." - Cambridge English Dictionary).
Từ điển Oxford Learner’s Dictionaries cho rằng “Nói bắt chước là kỹ thuật được sử dụng để cải thiện sự trôi chảy ngôn ngữ, mà ở đó bạn nhắc lại hoặc ‘nói bóng’ các từ ngữ bạn nghe được càng sớm càng tốt khi bạn nghe thấy chúng” ("Shadowing is a technique used to improve language fluency, where you repeat or 'shadow' the words you hear as soon as possible after hearing them." - Oxford Learner's Dictionaries).
“Shadowing” là thuật ngữ bắt nguồn từ “shadow” trong tiếng Anh có nghĩa là “cái bóng” Một vài nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra định nghĩa kỹ thuật nói bắt chước Shiota (2012) tuyên bố rằng “kỹ thuật nói bắt chước được sử dụng để nâng cao kỹ năng thông dịch” Shiki và đồng tác giả (2010) định nghĩa “kỹ thuật bắt chước” như là “một quá trình bắt chước trong quá trình học tập có gợi ý để bắt chước người nói và nói một cách nhanh chóng” Ngoài ra, Kadota (2007) đã tuyên bố rằng “quá trình nhắc lại sử dụng những chất liệu nhất định có trong một vài bộ phận ở não người học, đặc biệt là trung tâm của ngôn ngữ” (the repetition process using the certain materials occupied in some areas of the learners’ brains, especially the center of language) Ngoài ra, có một vài định nghĩa khác về Shadowing Theo Lambert (1992, tr.266), Nói bắt chước là “một nhiệm vụ dò đường âm thanh có tốc độ mà bao gồm việc phát âm ngay tức khắc các kích thích được trình diễn bằng âm thanh” (“a paced, auditory tracking task which involves the immediate vocalization of auditorily presented stimuli”) (Lambert, 1992, 266).
Cụ thể hơn, theo Fitriyah, kỹ thuật bắt chước là một quá trình để bắt chước người nói đang nói trong khoảng thời gian mà người nói vừa nói xong để nhại lại những từ, ngữ điệu và nhịp điệu của người nói Nó được coi như là một hoạt động thụ động gồm những hoạt động nghe của người học, sau đó họ phải nói lại bằng âm thanh ngay sau khi họ nghe và đó là một hoạt động tích cực (Fitriyah, Kỹ thuật nói bắt chước, 2022).
Nói bắt chước trong việc học ngôn ngữ có thể khó khăn cho người tự học khi liên tục phải tập luyện và lặp đi lặp lại nhiều lần Kadota (2007) đã đề xuất rằng nói bắt chước là một cách hiệu quả để sao chép một giai điệu tiếng Anh (reproduce english prosody).
Phân biệt giữa nói bắt chước, nhại, nhắc lại
Shadowing (Nói “bắt chước”) được coi là gần giống với giả âm thanh đơn giản hoặc lặp lại mà có khi chưa cần hiểu ý nghĩa của âm thanh lời nói (Hamada 2016) Kỹ năng nhận thức âm vị (phoneme perception skills) vẫn chưa được xem xét nhiều và chưa được hiểu rõ Các tác giả trên thế giới hầu hết đều nêu rằng khi nói “bắt chước”, người học bắt chước âm thanh theo cách đơn giản Cách thực hành này giúp người học tăng cường sự thành thạo “cơ chế xử lý lời nói tức thời” Do vậy, nói bắt chước là một trong số các kỹ thuật hữu ích và có thể giúp cho việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Trong kỹ thuật nói bắt chước, người học tập trung vào nắm bắt những âm thanh trước khi nắm bắt nghĩa của âm thanh Do đó, vai trò quan trọng của nói bắt chước là cải thiện kỹ năng nhận thức về âm vị của người học, trình độ thành thạo ở bậc thấp Nói bắt chước được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, người học tiến bộ dần lên trong việc nắm bắt âm thanh và có thể từ đó người học hiểu được ý nghĩa của âm thanh đó (Hamada 2016)
Trong từ điển Cambridge Dictionary, bốn từ “imitate”, “copy”, “repeat” và “emulate” được giải thích tương đối khác nhau
- “Imitate” (Bắt chước) được hiểu là “ứng xử theo cách giống với ai đó hoặc cái gì đó khác, hoặc sao chép lời nói hoặc hành vi, v.v về ai đó hoặc cái gì đó” (Imitate – Imitation: to behave in a similar way to someone or something else, or to copy the speech or behaviour, etc of someone or something)
- “Copy” (Sao chép/Nhại) là “sản xuất gì đó mà nó giống với công trình gốc” (Copy: to produce something so that it is the same as an original piece of work)
- “Repeat” (Nhắc lại) nghĩa là “nói hoặc bảo ai đó cái gì nhiều hơn một lần” (Repeat -Repetition: to say or tell people something more than once).
- “Emulate” (Mô phỏng) là “sao chép cái gì đó mà ai đó đạt được và cố gắng làm nó tốt như họ làm” (Emulate: to copy something achieved by someone else and try to do it as well as they have).
Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu về giải pháp hỗ trợ thực hành tiếng, các giả trên thế giới hầu như không phân biệt rõ ràng giữa bắt chước và nhắc lại, bởi vì “đây là quá trình giải mã thông tin (có sự chồng chéo với việc phân biệt âm thanh) nhằm để nói bắt chước có ý nghĩa và hiệu quả” (it is the information decoding process (overlapping with sound differentiation) that is responsible for meaningful and productive shadowing) Khoảng cách giữa nhận thức âm thanh và giải mã thông tin càng nhiều, thì việc sản xuất âm thanh lời nói trong suốt quá trình nói “bắt chước” càng có tính bắt chước nhiều hơn (The more distance there is between sound perception and information decoding, the more imitative the speech sound production is during shadowing) (Zajdler, 2020).
Kadota đã phân tích sự khác nhau giữa đọc to và bắt chước, đó không chỉ là một phương pháp đào tạo, xét về mặt hiệu quả “đọc to thúc đẩy sự tự động hoá của việc tiếp cận từ vựng trên văn bản giấy, chứ không phải là việc nhận biết lời nói” (aural reading promotes the automatization of written lexical access, not speech perception) (Kadota (2018- 2019), the effect of shadowing technique on EFL learners’ listening comprehension, tr.21-23)
Từ đó, đề tài lựa chọn thuật ngữ “nói bắt chước” tương đương với “shadowing”.
Phân loại kỹ thuật bắt chước
Murphey (2001), như được trích dẫn trong Oanh (2019), đã phân chia nói bắt chước thành ba loại: bắt chước hoàn toàn, bắt chước có lựa chọn và bắt chước tương tác Cách phân loại của ông dựa trên những thông tin được nhắc lại bao nhiêu Nếu người học bắt chước mọi thứ từ người nói đang nói, có nghĩa rằng người nói đang luyện tập quá trình nói bắt chước toàn bộ Mặt khác, nếu người nói luyện tập một phần nào đó thì có nghĩa rằng đó là sự bắt chước có chọn lựa và sau đó được nâng cao thành tương tác, nếu người học chứng minh rằng hai hoạt động xảy ra cùng một lúc, họ chọn những phần đặc biệt trong quá trình nói bắt chước trước khi họ tự tạo ra những câu hỏi và những dẫn giải để làm cho lời nói tự nhiên hơn (Fitriyah, Kỹ thuật nói bắt chước, 2022)
Các bước của kỹ thuật bắt chước
Theo Hamada (2014), kỹ thuật bắt chước được chia thành 5 bước:
B1: Nghe audio: sinh viên sẽ cần phải nghe audio cẩn thận và trong bước đầu này chỉ tập trung vào nghe.
B2: Nhại theo audio: sinh viên sẽ bắt chước người nói trong audio với giọng nhỏ.
B3: Nói bắt chước hoàn toàn: sinh viên sẽ nói “bắt chước” mỗi từ ngữ trong audio.
B4: Đọc đồng thời: sinh viên bắt chước audio, đọc to văn bản, và mô phỏng tông giọng và ngữ điệu.
B5: Sinh viên luyện tập nói đuổi văn bản.
(- Listening to the audio: Students listen the audio carefully Only focus on listening
- Mumbling : Students imitate the audio with low voice
- Complete shadowing: Students shadow every single word from the audio
- Synchronized Reading: Students imitate the audio, read text aloud, and emulate intonation and tone
- Act out: Students practice the text while shadowing it)
(Fitriyah, The use of shadowing technique to enhance students’ pronunciation at brilliant english course pare kediri, 2022, trang 12)
Tầm quan trọng của kỹ thuật bắt chước trong việc học tiếng Anh của sinh viên không chuyên
Với thời đại của toàn cầu hóa, có rất nhiều cơ hội cho mọi người trên khắp thế giới học một ngôn ngữ nước ngoài Điều rất quan trọng là mọi người phải hiểu được những gì mà người khác đang nói trong một cuộc trò chuyện bằng một ngôn ngữ khác Vì vậy, việc học tiếng nên theo kỹ thuật như thế nào có vai trò rất quan trọng để nâng cao khả năng nghe và nói của người học với hệ thống dạy học ngoại ngữ hiện nay.
Với kỹ năng giao tiếp bằng lời, người học cần tập trung nghe hiểu toàn bộ những gì mà người khác đang nói Kỹ thuật nói bắt chước giúp xây dựng cho người học động cơ đi tìm những cơ hội để nghe mọi người nói chuyện bằng ngôn ngữ nước ngoài Qua rèn luyện bằng kỹ thuật này, họ có thể trở nên quen thuộc với tông giọng, mức độ, và âm điệu của ngôn ngữ nước ngoài Thông qua đó người học có thể nâng cao được khả năng nghe hiểu ngôn ngữ nước ngoài từ đó có thể học được cách giao tiếp với mọi người bằng ngôn ngữ đó.
Sinh viên các khoa khác không phải Khoa Tiếng Anh hầu hết đều coi tiếng Anh như là một môn học ngoài chuyên ngành của họ Vì vậy, họ cần tiếp cận được một cách học thuận tiện và không quá phức tạp để vừa có thể áp dụng những gì họ học được trong lớp học vừa mở ra cách tự học, tự rèn luyện Kỹ thuật nói bắt chước có thể đáp ứng nhu cầu trên của sinh viên không chuyên tiếng Anh.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật nói bắt chước trong việc học tiếng Anh
1.6.1 Ưu điểm của kỹ thuật nói bắt chước
Kỹ thuật nói bắt chước có rất nhiều ưu điểm trong quá trình dạy và học một ngôn ngữ nước ngoài Liên quan đến khía cạnh phát âm khi học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, nhiều tài liệu đã đề cập các lợi ích của kỹ thuật này trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu, khả năng ghi nhớ, kỹ năng nói và khả năng nói lưu loát.
1.6.1.1 Cải thiện kỹ năng nghe hiểu
Mục tiêu chính của kỹ năng nghe là phát triển mức độ hiểu biết của học sinh, sinh viên trong quá trình nghe Theo Tamai (2002), kỹ thuật nói bắt chước là một bài tập nghe trong quá trình học tiếng Anh người học sẽ nghe và nhắc lại chính xác những gì họ nghe thấy để hiểu toàn bộ thông tin Ngoài ra, Tanaka (2004) cũng đã nêu ra rằng kỹ thuật nói bắt chước giúp người học sao chép lại những lời nói đã nghe trong một khoảng thời gian ngắn Bà ấy đã nói rằng thông qua việc luyện tập này, việc nghe hiểu và kỹ năng sao chép của người học được tiến bộ Nói bắt chước giúp học sinh mở rộng việc luyện tập nghe, quan trọng hơn đó là bắt chước có thể giúp học sinh tập trung vào những gì họ đang nghe và sau đó kỹ năng nghe hiểu của học sinh sẽ được cải thiện.
1.6.1.2 Nâng cao khả năng ghi nhớ
Kỹ thuật nói bắt chước tăng khả năng ghi nhớ tác động đến một vài vùng trong bộ não Đầu tiên, kỹ thuật nói bắt chước tác động đến ghi nhớ tượng thanh ( the echoic memory), “chứa những thông tin mà chúng ta nghe được trong một giai đoạn ngắn”(Kadota, 2007), hiểu được những thông tin nghe được chính xác hơn Tiếp theo, ghi nhớ tượng thanh là hoạt động để duy trì được những thông tin chúng ta nghe được, Ngoài ra, người học có thể dành nhiều thời gian để phân tích các thông tin thu thập được Kadota đã nhấn mạnh rằng “ trong quá trình nhắc lại những thông tin và bắt chước những thông tin đó có sự tham gia của rất nhiều vùng trong bộ não của người học, đặc biệt là trọng tâm ngôn ngữ” ( trích dẫn trong Hamada, 2012) Trong lĩnh vực này, người học sẽ được phép tự động nhận thức được những lời nói của họ và phát triển bộ nhớ.
1.6.1.3 Cải thiện kỹ năng nói
Kỹ thuật bắt chước có thể là chức năng chính để phát triển kỹ năng nói của học sinh, sinh viên và từ đó giúp họ có thêm nhiều cơ hội trong việc nói tiếng Anh (Wiltshier, 2007) Theo nghiên cứu, kỹ thuật nói bắt chước có thể giúp học sinh trong giao tiếp, bày tỏ ý kiến, chia sẻ những quan điểm và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
1.6.1.4 Nâng cao khả năng nói lưu loát
Thông qua kỹ thuật nói bắt chước, người học sẽ trở nên thành thạo và lưu loát hơn. Zakeri (2014) trong bài báo nghiên cứu của ông “ The effect of shadowing on EFL learners’ oral performance in term of fluency” đã cho thấy rằng có mối quan hệ khăng khít giữa nói bắt chước và nói lưu loát của người học Ví dụ, nói ấp úng có thể được tránh thông qua việc liên tục thực hành nói bắt chước Điều đó có thể giúp người học tạo ra những âm thanh khác nhau một cách chính xác để cải thiện phát âm của họ Do đó, người bắt chước có thể nâng cao được phát âm trong quá trình áp dụng kỹ thuật nói bắt chước, Omar và Umehara (2010) trong bài báo nghiên của của họ “Using a shadowing technique to improve english pronunciation deficient adult Japanese learners:” đã có những bằng chứng trong việc cải thiện kỹ năng phát âm của những người tham gia khảo sát.
1.6.1.5 Cải thiện kỹ năng phát âm
Khi người học nghe và lặp lại những gì mà người khác đang nói, nó cũng tương tự như một đứa trẻ đang bập bẹ từng từ từng chữ mà người nói đang nói và tạo ra một câu hoàn chỉnh như bố mẹ của bố mẹ chúng đang nói Và người học khi áp dụng kỹ thuật bắt chước cũng như một đứa trẻ, họ sẽ học cách phát âm, cách nói một từ cho đến khi phát âm của họ chính xác như người nói Thông qua kỹ thuật bắt chước, người học sẽ có những tiến bộ vượt bậc trong việc học tiếng Anh, và khả năng phát âm của họ cũng cải thiện lên rất nhiều.
1.6.2 Nhược điểm của kỹ thuật nói bắt chước
Nhược điểm của kỹ thuật nói bắt chước đó là sự phức tạp của kỹ thuật và thiếu sự nghiên cứu Vì phải bắt chước ngay khi nghe một đoạn văn, và nhại lại những từ mà mình vừa nghe thấy cho nên phương pháp này yêu cầu người thực hiện cần phải nói lại rõ ràng những gì mình vừa nghe hay vừa đọc, kỹ thuật bắt chước gặp khá nhiều trở ngại (Miyake,2009) Kadota (2007) cũng nghiên cứu ra rằng kỹ thuật bắt chước có nhiều hơn hai hoặc ba từ vựng không được biết tới trên tổng số 100 từ Do đó, tài liệu bị hạn chế và đơn giản sẽ gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc sử dụng kỹ thuật bắt chước Trở ngại thứ hai đó là tài liệu bị hạn chế nên dẫn đến sự khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật bắt chước vào kĩ năng nói và cải thiện kỹ năng phát âm cho người học, và nó cũng mang lại sự khác biệt giữa học sinh, sinh viên trong việc học Sự khác biệt có thể chỉ ra rằng một quyển sách giáo khoa có thể dễ dàng cho một học sinh tiếp thu những kiến thức ở trong sách một cách trọn vẹn, nhưng nó có lẽ là khó khăn cho một vài học sinh khác. Vậy nên một phương pháp cần có nhiều tài liệu ở mức độ khác nhau để học sinh có thể ứng dụng Tiếp theo đó là việc luyện tập bắt chước nên được kiểm tra, và giám sát Mặc dù có có rất nhiều phương pháp sử dụng trong kỹ thuật bắt chước được biết đến, nhưng một mô hình rõ ràng và hiệu quả vẫn chưa được nhắc đến Không có nghiên cứu nào đã kiểm tra và so sánh những phương pháp hiệu quả nhất có những mục đích khác biệt nào.
Từ những nhược điểm trên, ta có thể rút ra kết luận rằng khi sử dụng kỹ thuật bắt chước nó là quan trọng để nhớ rằng, người học không cần nghiên cứu ngữ pháp hay ý nghĩa khi đang bắt chước khi người học đã luyện tập lại nhiều lần Và người học cũng không cần thiết phải hiểu toàn bộ đoạn văn, chỉ cần hiểu nội dung Người học sẽ cải thiện và nâng cao khả năng nói của mình qua một thời gian.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả khảo sát
2.1.1 Thông tin về người trả lời khảo sát
Biểu đồ 1: Giới tính của người trả lời phiếu khảo sát
Biểu đồ trên cho thấy có 56% người trả lời phiếu khảo sát là sinh viên nữ và 44% là sinh viên nam Khảo sát thu được câu trả lời chủ yếu từ sinh viên nữ Kết quả này là hợp lý vì các khoa thường có tỷ lệ sinh viên nữa vượt trội hơn, cũng như sinh viên nữ luôn quan tâm đến việc học hơn sinh viên nam rất nhiều, vậy nên đa phần cuộc khảo sát đều là sinh viên nữ.
Biểu đồ 2: Thông tin về năm theo học của người trả lời khảo sát
Biểu đồ chỉ ra rằng sinh viên năm thứ hai trả lời phiếu khảo sát có tỷ lệ cao nhất là 54%, tiếp theo đó là với 36% sinh viên năm thứ nhất và cuối cùng là sinh viên năm thứ ba chiếm 10% trên tổng số sinh viên Kết quả cho thấy rằng sinh viên không chuyên năm thứ hai ở trường đại học Phenikaa chiếm tỷ lệ khá đông, họ có mong muốn tìm ra phương pháp học tập tiếng Anh, và sử dụng trong những hoạt động học tập hoặc nghiên cứu thực tế hơn so với sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba Ngoài ra, các sinh viên năm thứ hai cũng đã có một số kinh nghiệm về học tập và sự nghiệp, và có thể nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc phát triển sự nghiệp.
2.1.2 Thái độ và kinh nghiệm của người trả lời khảo sát về việc học tiếng Anh
Biểu đồ 3: Cảm nhận của sinh viên không chuyên về việc học tiếng Anh
Biểu đồ cho thấy rằng sinh viên đối với việc học tiếng Anh luôn ở mức quan trọng và chiếm khoảng 72%, và có 24% sinh viên trả lời tiếng Anh là quan trọng, nhưng lại có đến 4% sinh viên coi việc học tiếng Anh là bình thường Khảo sát trên cho thấy sinh viên không chuyên coi việc học tiếng Anh là rất quan trọng vì tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, nó được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, sinh viên học tiếng Anh có thể kết nối với những người khác ở bất kỳ đâu trên thế giới và hiểu được các giá trị, văn hóa và tư tưởng khác nhau Tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc trong hầu hết các công việc Nếu sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và tiến thân trong sự nghiệp Sinh viên cũng có thể dễ dàng tiếp cận những tài liệu nghiên cứu quốc tế.
Biểu đồ 4: Cảm nhận của sinh viên về kỹ năng nói trong tiếng Anh
Sinh viên không chuyên cảm nhận kỹ năng nói trong tiếng Anh là rất quan trọng và chiếm khoảng 70%, tiếp theo đó là có đến 26% sinh viên cảm thấy kỹ năng nói là quan trọng, và có khoảng 45 sinh viên cảm thấy nó là bình thường Kết quả trên cho thấy, sinh viên coi kỹ năng nói trong tiếng Anh là rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng giao tiếp, và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt được coi là một yêu cầu bắt buộc trong nhiều công việc, đặc biệt là vị trí quản lý và công việc liên quan đến khách hàng, vì vậy khả năng nói tiếng Anh tự tin và lưu loát sẽ giúp sinh viên tự tin và thành công trong công việc của mình Đồng thời, trường đại học có rất nhiều những hội thảo hay những talkshow quốc tế, và khi sinh viên có kỹ năng nói tốt thì họ sẽ luôn cảm thấy tự tin khi đặt ra những câu hỏi cho các diễn giả cũng như trò chuyện với họ để học hỏi thêm nhiều thứ.
2.1.2.1 Ý kiến về phương pháp nâng cao khả năng phát âm
Biểu đồ 5: Phương pháp sinh viên thực hiện để nâng cao khả năng phát âm
Biểu đồ trên cho thấy có khoảng 38% sinh viên áp dụng phương pháp tự học bằng cách xem các hình ảnh, video trực tuyến Tiếp theo đó là có khoảng 31% là học tập trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên Và tự học bằng cách xem từ điển giấy hoặc từ điện tử/ trực tuyến chiếm tỷ lệ 19% Từ kết quả cho thấy, tự học bằng cách xem hình ảnh, video trực tuyến chiếm tỉ lệ cao nhất trong các phương pháp mà sinh viên không chuyên áp dụng trong cải thiện khả năng phát âm Vì hầu hết sinh viên không chuyên sẽ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và những video bằng tiếng Anh thường sẽ xuất hiện trên các trang mạng của họ Còn học tập trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên đó chiếm tỷ lệ đáng kể vì đối với tất cả các ngành học, tiếng Anh là một môn bắt buộc.
2.1.2.2 Ý kiến về khoảng thời gian dành cho luyện tập phát âm tiếng Anh
Biểu đồ 6: Khoảng thời gian sinh viên dành cho luyện tập kỹ năng phát âm
Biểu đồ trên cho thấy, 45% sinh viên dành cho luyện tập kỹ năng phát âm ít hơn 1 giờ/ ngày Tỷ lệ sinh viên luyện tập nhiều hơn 1 giờ/ ngày chiếm khoảng 39% Tiếp theo đó thời gian trung bình 1 giờ/ ngày và những ý kiến khác sinh viên trả lời trong phiếu khảo sát có tỷ lệ lần lượt là 9% và 7% Khảo sát này cho thấy sinh viên không chuyên vẫn chưa dành nhiều thời gian học và cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh Có rất nhiều lý do vì sao sinh viên chỉ dùng ít hơn 1 giờ / ngày để học tiếng Anh, họ phải đối mặt với nhiều bài tập, dự án và công việc khác trong cuộc sống hàng ngày, khiến họ không thể phân bổ thời gian hợp lý Và thiếu động lực là một trong những lý do khiến sinh viên không thể cải thiện kỹ năng phát âm nói riêng và các kỹ năng trong tiếng Anh nói chung, họ bị mất gốc, hoặc việc học tiếng Anh không gắn liền với mục tiêu nghề nghiệp hay cuộc sống của họ.
2.1.3 Nhận thức của người trả lời khảo sát về khả năng và khó khăn
2.1.3.1 Ý kiến về khả năng nói tiếng Anh
Dưới đây là kết quả khảo sát về khả năng nói tiếng Anh, do chính sinh viên tự đánh giá Biểu đồ cho thấy hơn 50% sinh viên tự nhận định khả năng nói của bản thân ở mức độ trung bình Và có hơn 33% sinh viên có khả năng nói ở mức độ yếu, có đến 4% sv cho rằng họ còn kém về khả năng nói TA Tỷ lệ sv nói tốt TA chỉ chiếm 1,9%.
Biểu đồ 7: Khả năng nói tiếng Anh của sinh viên không chuyên
Từ kết quả trên, chúng ta thấy tỷ lệ sinh viên ko chuyên nói khá/tốt tiếng Anh còn rất thấp Có một số chuyên nhân điển hình dẫn đến kết quả trên đó là họ thiếu cơ hội giao tiếp, và khả năng nói của họ không được cải thiện Phương pháp học không hiệu quả khiến cho sinh viên không chuyên bị hỏng rất nhiều kiến thức như ngữ pháp, từ vựng và điều đó khiến họ trở nên tự ti khi giao tiếp, khả năng nói sẽ không được tiến bộ.
2.1.3.2 Ý kiến về những khó khăn trong quá trình học cách phát âm chính xác
Biểu đồ 8: Những khó khăn trong quá trình học cách phát âm chính xác
Biểu đồ trên cho thấy những lỗi sinh viên thường xuyên mắc phải là không nhấn trọng âm, lượt bớt âm cuối và nhấn sai trọng âm với lần lượt chiếm khoảng 49%, 46% và45% những lỗi điển hình mà sinh viên không chuyên mắc phải.Tiếp theo là sinh viên không chuyên thỉnh thoảng mắc lỗi về phát âm lẫn lộn giữa các âm tiết chiếm tỷ lệ cao nhất là 64%, và khó phát âm các phụ âm tiếng Anh mà tiếng Việt không có chiếm khoảng 63% và khó phát âm các nguyên âm tiếng Anh mà tiếng Việt không có xếp thứ 3 trong các lỗi mà sinh viên thỉnh thoảng mắc phải với 60% Cuối cùng là không biết cách đọc phiên âm tiếng Anh khi tra từ điển chiếm tỷ lệ 15% trong tổng số các lỗi mà sinh viên không chuyên không bao giờ mắc phải Từ kết quả trên cho thấy, không nhấn trọng âm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lỗi mà sinh viên không chuyên thường xuyên mắc phải vì họ không có nhiều kiến thức về trọng âm, kỹ năng nghe của họ còn hạn chế nên họ không thể phân biệt trọng âm và cách sử dụng từ ngữ Phát âm lẫn lộn giữa các âm tiết là một trong những lỗi mà sinh viên thỉnh thoảng mắc phải nhiều nhất có thể là do thiếu các kiến thức về âm vị, âm tiết, sinh viên không dành nhiều thời gian cho việc luyện tập và họ không có người hướng dẫn hoặc không có tài liệu phù hợp nên dẫn đến khả năng phát âm kém Và cuối cùng sinh viên không bao giờ mắc phải lỗi về không biết cách đọc phiên âm khi tra từ điển, có thể họ đã học và biết đến bảng phiên âm IPA và do đó họ không bao giờ mắc phải khi nói tiếng Anh.
2.1.3.3 Ý kiến về sự cần thiết thay đổi phương pháp học để cải thiện phát âm
Biểu đồ 9: Sự cần thiết thay đổi phương pháp học để cải thiện phát âm
Biểu đồ trên cho thấy nhu cầu của sinh viên đối với mong muốn thay đổi phương pháp học để cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh chiếm tới 99% Và chỉ có 1% trong số sinh viên trả lời phiếu khảo sát là không nghĩ là cần thiết để cải thiện kỹ năng phát âm. Kết quả này sinh viên rất quan tâm đến các phương pháp học để có thể cải thiện kỹ năng phát âm, họ mong muốn được trở nên tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh, giúp người nghe có thể hiểu những gì họ nói và điều đó là quan trọng cho công việc sau này.
2.1.3.4 Tần suất sử dụng phương pháp nối âm trong tiếng Anh
Biểu đồ 10: Tần suất sử dụng phương pháp nối âm trong tiếng Anh
Biểu đồ hình tròn trên tương ứng với câu hỏi số 10: “ Bạn có sử dụng phương pháp nối âm trong giao tiếp hay không ?” Đối chiếu với số liệu trên, phần lớn nhất là 51% người có sử dụng, tiếp đến 36% người không sử dụng và còn lại 13% người ít sử dụng Đa phần sinh viên đều nhận ra giá trị và lợi ích của việc sử dụng phương pháp nối âm trong việc nâng cao kỹ năng phát âm và giao tiếp Khi sử dụng phương pháp nối âm,người học có thể tập trung vào mô phỏng, sao chép và luyện tập lại cách phát âm chính xác của người bản ngữ, từ đó cải thiện kỹ năng phát âm tốt hơn Tuy nhiên tỷ lệ những người “không sử dụng” phương pháp nối âm trong giao tiếp dừng lại ở một con số khá lớn Điều này đồng nghĩa với việc một bộ phận sinh viên thiếu kiến thức và nhận thức về phương pháp nối âm mang lại những giá trị trong việc cải thiện phát âm Đây cũng chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân có thể đóng vai trò trong việc 36% người không sử dụng phương pháp nối âm Để có cái nhìn toàn diện hơn, tác giả có thể cần nghiên cứu chi tiết hơn và tiếp cận thông tin từ các cá nhân trong nhóm này để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân cụ thể Cuối cùng, nói đến tỉ lệ dành cho “người ít sử dụng” có thể nói một số sinh viên đã có một số kiến thức hoặc kỹ năng về phương pháp này, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc áp dụng nó trong thực tế Phương pháp nối âm yêu cầu một quá trình luyện tập và thực hành liên tục để có thể áp dụng nó một cách tự nhiên trong quá trình cải thiện phát âm hàng ngày Thiếu thực hành đầy đủ có thể làm cho họ cảm thấy không tự tin và không dám sử dụng phương pháp này trong thực tế.
2.1.3.5 Tầm quan trọng của phát âm cụm phụ âm đầu và cụm phụ âm cuối âm tiết trong tiếng Anh
Biểu đồ số 11: Tầm quan trọng của phát âm cụm phụ âm đầu và cụm phụ âm cuối âm tiết trong tiếng Anh
Nghiên cứu được thực hiện trên 100 sinh viên đang học tại trường đại học Phenikaa không bao gồm nhiều khối ngành không chuyên ngôn ngữ Anh Dựa theo số liệu thống kê ở câu hỏi số 11 (quan sát tại biểu đồ, phần lớn các sinh viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát âm cụm phụ âm đầu và cụm phụ âm cuối âm tiết tiếng Anh. Điều đó cũng khẳng định việc nắm rõ các vấn đề về lý thuyết cụm phụ âm đầu và cụm phụ âm cuối của sinh viên đang đạt mức độ từ khá đến tốt( 50% lựa chọn mức độ rất quan trọng, 45% lựa chọn mức độ quan trọng) Tuy nhiên vẫn còn 5% sinh viên xếp vấn đề này ở mức độ bình thường
2.1.4 Hiểu biết và thái độ của người trả lời khảo sát về kỹ thuật bắt chước
2.1.4.1 Nhận thức kỹ thuật shadowing trong việc nâng cao khả năng phát âm cho sinh viên không chuyên tiếng Anh Ở câu hỏi số 12: “Bạn có biết đến kỹ thuật shadowing trong việc nâng cao khả năng phát âm không?” kết quả khảo sát được thể hiện dưới biểu đố sau:
Tìm hiểu về kỹ thuật nói bắt chước
Tỉ lệ đánh giá Đã từng nghe qua nhưng chưa tìm hiểu kỹ 52%
Biết rất rõ về phương pháp này 45%
Chưa từng biết đến phương pháp này 3%
Biểu đồ 12: Nhận thức kỹ thuật shadowing trong việc nâng cao khả năng phát âm cho sinh viên không chuyên tiếng Anh.
Tỷ lệ đã từng nghe qua (52%): Đây là tỉ lệ người tham gia thực nghiệm đã từng nghe qua về kỹ thuật shadowing Điều này cho thấy hầu hết người tham gia đã có ít nhiều kiến thức về phương pháp này trước khi thực hiện thực nghiệm.
Tỷ lệ biết rõ về phương pháp (45%): Tỉ lệ này chỉ ra rằng trong số người tham gia thực nghiệm, có 45% đã biết rõ về kỹ thuật shadowing trước đó Điều này cho thấy có một phần người tham gia đã nắm bắt được khái niệm và cách thức hoạt động của kỹ thuật này.
Kết quả can thiệp hỗ trợ cải thiện phát âm cho sinh viên
2.2.1 Miêu tả công cụ và quá trình can thiệp hỗ trợ cải thiện phát âm cho sinh viên 2.2 1.1 Miêu tả công cụ của quá trình thực nghiệm kỹ thuật bắt chước
- Công cụ hỗ trợ: thực nghiệm viên sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy quay để quay video trong quá trình tiến hành học tập theo các bài tập đã được lựa chọn sẵn. Đồng thời, kết hợp với tính năng ghi âm của các thiết bị để thu âm giọng nói của chính thực nghiệm viên trong quá trình thực hiện kỹ thuật bắt trước lúc nhắc lại các đoạn văn bản đã được soạn từ trước
- Lựa chọn video trên nền tảng mạng xã hội trực tuyến Youtube: Bởi các bài giảng hay tài liệu giảng dạy liên quan đến kỹ thuật bắt chước để cải thiện khả năng phát âm khá rộng Nên việc lựa chọn và tìm ra những bài giảng thực sự chất lượng hỗ trợ thực nghiệm viên có thể cải thiện khả năng phát âm cũng như duy trì về kỹ thuật bắt chước là một thách thức lớn đối với nhóm nghiên cứu Cuối cùng, chúng tôi vẫn đã lựa chọn nguồn bài giảng hướng dẫn của một tài khoản có tên mmmEnglish với số lượng theo dõi 5,49 triệu người học trên toàn cầu Khi xác định được nguồn bài giảng trực tuyến hữu ích và mang tính ứng dụng phù hợp cho thực nghiệm viên thuộc khối ngành không chuyên Tiếng Anh (at www.mmmenglish.com/imitation) tiếp tục phân chia làm 3 phần thực nghiệm viên cần phải thực hiện trong quá trình thực nghiệm
2.2.1.2 Mô tả quá trình can thiệp hỗ trợ cải thiện phát âm cho sinh viên
Thiết lập mục tiêu: Dựa trên đánh giá ban đầu về mức độ phát âm hiện tại cùng với nỗi khó khăn cụ thể mà họ đang gặp phải được ghi nhận về lỗi phát âm mục tiêu cải thiện phát âm cụ thể sẽ được đề ra Mục tiêu này có thể liên quan đến việc sửa các lỗi phát âm cụ thể, nâng cao sự rõ ràng và tự nhiên trong phát âm, hoặc nắm vững các nguyên âm, phụ âm cơ bản.
- Phần 1: Bài test kiểm tra và đánh giá năng lực của thực nghiệm trước khi tiến hành vào các bài tập thực nghiệm để so sánh mức độ thay đổi của kỹ năng phát âm cũng như sự hiệu quả mà kỹ thuật nói bắt chước (Shadowing) mang lại Bản test đã được soạn thảo nội dung Theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR), trình độ Anh ngữA2 vì các thực nghiệm viên đề tự nhận thấy năng lực Tiếng Anh của bản thân xếp loại trung bình Bàn test không chỉ là dừng lại ở kiểm tra mức độ đầu vào nhằm phát hiện lỗi sai cơ bản trong phát âm mà sinh viên không chuyên thường mắc phải Sau khi tiến hành làm các bài tập thực nghiệm bài test này được sử dụng lại để kiểm tra sự cải thiện lỗi sai ban đầu mà thực nghiệm viên mắc phải Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra những kết quả và phân tích một cách khách quan nhất về ứng dụng kỹ thuật bắt chước được sâu hơn nữa
- Phần 2: Bài tập thực nghiệm số 1 với tựa đề English Imitation Lessons/Speak More Clearly and Confidently có kèm bản soạn thoạn văn bản trước Ngay tại bài tập số một thực nghiệm viên sẽ nghe những lợi ích mà phương pháp shadowing có thể đem đến cho người học từ chính người hướng dẫn video Thêm vào đó, thực nghiệm viên được làm quen với ngữ điệu của người bản xứ để luyện tập các bài tập với một tinh thần hào hứng với nội dung học tập Tinh thần và nguồn cảm hứng học tập là bước khởi đầu tốt nhất cho việc học ngôn ngữ Nhóm nghiên cứu mong muốn thực nghiệm viên sẽ coi đây là một trải nghiệm mới mẻ trong việc tìm kiếm sự yêu thích trong việc học Tiếng Anh
- Phần 3: Bài thực nghiệm số 2 với tựa đề Practice Speaking with me! (Practise Imitation lesson) tiếp nối với bài tập 1 dựa trên những điểm yếu của bản thân về phát âm (chưa nắm rõ được bảng IPA, sai nối âm, nhấn sai trọng âm…) Thực nghiệm viên phát hiện được những lỗi sai và sẽ được hướng dẫn để khắc phục ngay để tiến hành bài tập thực nghiệm số 2 Khi đó, thực nghiệm viên cần nâng cao phát âm qua việc luyện tập thường xuyên với tần suất duy trì từ 2 giờ mỗi ngày trở lên.
Tất cả các bài tập thực nghiệm đều được soạn khớp với các video bài giảng Thêm vào đó, những từ mới cũng được ghi chú lại ngay bên dưới (phân tích từ theo bảng IPA, có đánh trọng âm) Những từ ngữ quan trọng được bôi đỏ để dễ dàng theo dõi trong quá trình thực nghiệm kỹ thuật bắt chước
2.2.1.3 Cấu trúc kỹ thuật bắt chước trong hai bài tập thực nghiệm
Step one: Listen & Read (dịch nghĩa: lắng nghe và đọc) Thực nghiệm viên cần kết hợp lắng nghe của cách phát âm của người hướng dẫn để định hình những từ ngữ trong đoạn văn
Step two: listen and shadowing (dịch nghĩa: lắng nghe và bắt chước) tại bước này yêu cầu thực nghiệm viên cần tập chung và kết hợp với kỹ năng lắng nghe để phát âm cách chính xác các từ khi đã vận dụng vào câu Sau mỗi câu sẽ có khoảng 3 đến 5 giây cho thực nghiệm viên tự nhắc lại câu nói đó nên yêu cầu cao hơn phản xạ Thực nghiệm viên nên cố gắng hoàn thành bước này một cách tốt nhất Bạn cần chú ý đến các âm, nguyên âm, phụ âm và nhóm âm để tái tạo lại âm thanh và giọng đọc của người nói mẫu. Lắng nghe cẩn thận, học cách phát âm đúng và cố gắng luyện tập cho đến khi bạn có thể phát âm tương tự người nói mẫu.
Step three: It is a little more challenging but I think you’re ready for it If you want to, you can head back to step two and do it over again (dịch nghĩa: Khó khăn hơn một chút nhưng tôi nghĩ bạn đã sẵn sàng Nếu muốn, bạn có thể quay lại bước hai và thực hiện lại.) Bước ba yêu cầu một sự linh hoạt, nhuần nhuyễn ở thực nghiệm viên và kèm theo yêu cầu trong việc phát âm chính xác nhất Thực nghiệm viên cần chú ý đến các âm, nguyên âm, phụ âm và nhóm âm để tái tạo lại âm thanh và giọng đọc của người nói mẫu. Lắng nghe cẩn thận, học cách phát âm đúng và cố gắng luyện tập cho đến khi thực nghiệm viên có thể phát âm tương tự người nói mẫu.
Các quá trình liên quan đến bài tập thực nghiệm sẽ được sử dụng các kỹ thuật sẽ được quay video và ghi âm lại để so sánh và đưa ra những kết quả đáng tin cậy nhất của dự án nghiên cứu khoa học Thông qua cách thức trên cả thực nghiệm viên và nhóm nghiên cứu để có sự quan sát về sự cải thiện phát âm theo các dạng bài tập này Làm cơ sở để người giám sát đánh giá kết quả một lần nữa qua phiếu chấm điểm thực nghiệm viên về việc ứng dụng kỹ thuật bắt chước nhằm cải thiện phát âm của sinh viên không chuyên Trường Đại học Phenikaa
2.2.2 Phân tích Phiếu chấm điểm dành cho thực nghiệm viên ( không chuyên Tiếng Anh) sau khi ứng dụng bài tập kỹ thuật nói bắt chước (Shadowing)
2.2.2.1 Thông tin về thực nghiệm viên Ở câu hỏi này, đa phần thực nghiệm viên là sinh viên năm thứ hai chiếm (83%) tương ứng với 5 nghiệm viên Phần còn lại là sinh viên năm thứ nhất chiếm (17%) tương ứng với một nghiệm viên Có thể nhận thấy, sinh viên năm thứ hai có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động thực nghiệm hoặc chủ đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực học thuật Họ có thể đã lựa chọn tham gia cùng với nhóm nghiên cứu để tìm hiểu thêm về vấn đề mà họ quan tâm.
Biểu đồ số 14: Thông tin về năm theo học tại trường của thực nghiệm viên
Cùng với đó, việc tham gia vào hoạt động thực nghiệm sớm giúp sinh viên năm thứ nhất xây dựng mạng lưới quan hệ và kết nối với giảng viên và các sinh viên khác có cùng chung sự phát triển về nghiên cứu Tiếng anh Điều này có thể tạo ra cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và mở ra cánh cửa cho các dự án và cơ hội học tập thực tế trong tương lai. Tổng quan biểu đồ hình tròn mô tả số lượng thực nghiệm viên tham gia các bài tập thực nghiệm kỹ thuật nói bắt chước (Shadowing) trong đó, số thực nghiệm viên năm thứ hai đóng góp phần lớn trong tổng số các thực nghiệm viên.
Dựa theo yêu cầu về lựa chọn thực nghiệm viên tiến hành thực nghiệm tiến hành bài tập thực nghiệm về kỹ thuật nói bắt chước (Shadowing) nhằm cải thiện kỹ năng phát âm một cách hiệu quả nhất Kết hợp với một số vấn đề như kết quả thử, vấn đề quản lí thời gian đảm bảo chất lượng các bài tập thực nghiệm để đưa ra sinh viên không chuyên TiếngAnh thực sự tham gia vào quá trình thực nghiệm Ở câu hỏi số 3, có 6 thực nghiệm viên thuộc các ngành học không chuyên khác nhau, kết quả được thể hiện dưới tỉ lệ phần trăm như sau:
Biểu đồ số 15: Thông tin về khoa chuyên môn của thực nghiệm viên
Thực nghiệm viên thuộc khoa Số lượng Tỉ lệ phần trăm
Khoa Kinh tế và kinh doanh 1 16,7%