1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thái độ và dự định của sinh viên sinh viên năm nhất trường đh khxhnv với việc luyện tập tdtt

81 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Tập Luyện Thể Dục Thể Thao Giải Trí Và Nâng Cao Sức Khỏe Của Sinh Viên Năm Nhất Trường ĐH KHXH&NV
Tác giả Ngô Hồng Thảo Nguyên, Nguyễn Phạm Minh Thư, Nguyễn Ngọc Hương Giang, Nguyễn Khánh Bảo Hân, Cao Lê Yến Nhi, Trần Lũy Hà Phương
Người hướng dẫn ThS. Châu Văn Ninh
Trường học Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn
Chuyên ngành Hàn Quốc học
Thể loại Bài Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,04 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do ch ọn đề tài (6)
  • 2. Gi ớ i h ạ n ph ạ m vi nghiên c ứ u (10)
    • 2.1. Đối tượ ng nghiên c ứ u (10)
    • 2.2. Khách th ể nghiên c ứ u (10)
    • 2.3. Ph ạ m vi nghiên c ứ u (10)
  • 3. M ụ c tiêu và nhi ệ m v ụ nghiên c ứ u (11)
    • 3.1. M ụ c tiêu nghiên c ứ u (11)
    • 3.2. Nhi ệ m v ụ nghiên c ứ u (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứ u (11)
    • 4.1. Phương pháp chọ n m ẫ u (12)
    • 4.2. Công c ụ thu nh ậ p (13)
    • 4.3. Phương pháp xử lý thông tin (13)
  • 5. Ý nghĩa khoa họ c và th ự c ti ễ n (14)
    • 5.1. Ý nghĩa khoa họ c (14)
    • 5.2. Ý nghĩa thự c ti ễ n (14)
  • 6. T ổ ng quan tình hình nghiên c ứ u (15)
    • 6.1. T ổ ng quan tình hình các nghiên c ứ u v ề vai trò c ủ a vi ệ c luy ệ n t ậ p th ể (15)
    • 6.2. T ổ ng k ế t các nghiên c ứu đã đượ c công b ố v ề vi ệ c luy ệ n t ậ p th ể d ụ c, (22)
  • 1. Cơ sở lý lu ậ n (24)
    • 1.1. Câu h ỏ i nghiên c ứ u (24)
    • 1.2. Gi ả thuy ế t nghiên c ứ u (24)
    • 1.3. Cách ti ế p c ậ n, lý thuy ế t áp d ụ ng và các khái ni ệ m có liên quan (25)
    • 2.2. Thái độ và d ự đị nh c ủa sinh viên sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV v ớ i vi ệ c luy ệ n t ậ p TDTT (42)
    • 2.3. Nguyên nhân và các y ế u t ố ảnh hưởng đế n vi ệ c luy ệ n t ậ p TDTT c ủ a (53)
    • 2.4. Bình lu ậ n (60)
  • 1. T ổ ng quát k ế t qu ả nghiên c ứ u (61)
    • 1.1. V ề t ầ n su ấ t luy ệ n t ậ p th ể d ụ c th ể thao c ủ a sinh viên (61)
    • 1.2. V ề thái độ c ủa sinh viên đố i v ớ i vi ệ c luy ệ n t ậ p th ể d ụ c th ể thao (62)
    • 1.3. Về yếu tố tác động đến nguyên nhân việc luyện tập thể dục thể thao của sinh viên (63)
  • 2. Nh ững suy nghĩ mang tính kiế n ngh ị (63)
  • 3. Nh ững đóng góp của đề tài (65)
  • 4. Nh ữ ng h ạ n ch ế c ủa đề tài (66)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Khoa: Hàn Quốc học Bài cuối kỳ môn phương pháp nghiên khoa học Đề tài: Thực trạng tập luyện thể dục

Lý do ch ọn đề tài

Trong thời đại văn minh hiện nay với sự đột phá vượt bật của xã hội một cách đa diện, con người đang dần chuyển sang tập trung nhiều hơn vào công việc nhằm bắkịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển của đời sống Để đáp ứng với nhu cầu này, nhiều máy móc, phương tiện và thiết bị tân tiến đã được phát minh với mục đích giúp con người tiết kiệm được thời gian và công sức thông qua việc tự động hóa một số công việc Tuy nhiên, một hệ quả không mong muốn từ việc này chính là con người dần trở nên thụ động, ỷ lại và chìm sâu trong thế giới khoa học kĩ thuật hiện đại mà quên đi chính bản thân mình, và đặc biệt là đời sống sức khỏe từ thể chất đến tinh thần Vì vậy, để có một cuộc sống lành mạnh, hợp lí và cân bằng hơn, chúng ta cần tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe thông qua tập thể dục và ăn uống khoa học, đồng thời học cách phân bổ, hoạch định thời gian biểu một cách hợp lý giữa công việc và sức khỏe.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện tại có hơn 1,4 tỷ người không thực hiện đủ thời gian vận động thể thao cần thiết để duy trì một sức khỏe lành mạnh (CafeF, 2022) Điều này đang đẩy họ vào nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, bao gồm béo phì, tiểu đường, huyết áp cao bệnh tim mạch và v v Bên cạnh đó, ở Việt Nam, tỷ lệ người thường xuyên vận động thể thao chỉ chiếm 33,1% tổng số dân (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2022) Tức là, có khoảng 66,9% dân số đã không duy trì đủ thời gian vận động thể thao cần thiết để giữ gìn sức khỏe của mình Với phong cách sống tiên tiến và công việc văn phòng của đa số người dân Việt Nam hiện nay, cóthể nói lối sống này đã, đang và sẽ đòi hỏi con người ngồi nhiều và ít vận động, từ đó dẫn đến một thực trạng lan rộng, phổ biến và đang trở nên nghiêm trọng theo từng ngày Thêm vào đó, chính sự giáo dục đến từ các bậc phụ huynh hiện nay cũng là một nguyên do mà chúng ta đáng lưu tâm đến Việc để trẻ em tiếp xúc quá sớm với thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại, máy tính bảng từ lúc còn nhỏ sẽ dần tạo nên những thói quen xấu, khiến các em lười vận động và không còn hứng thú với các hoạt động vui chơi ngoài trời Đặc biệt hơn là việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của các em Chính vì thế, vấn đề đáng báo động này càng cần phải nhận được nhiều sự quan tâm hơn bởi chính tác hại mà nó đang ăn mòn từng phút từng giây trong mỗi con người

Vì vậy, làm thế nào để duy trì thời gian vận động thể thao cần thiết? Có rất nhiều cách để tăng cường sự vận động trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, tham gia các lớp thể dục như yoga hay Zumba và v v Ngoài ra, đối với những người làm công việc văn phòng, cố gắng đứng lên và đi bộ mỗi khi có thể hay tập thể dục nhẹ nhàng trong giờ nghỉ trưa cũng đã được xem là rèn luyện cơ thể Tập thể dục không khó, nhưng điều khó khăn nhất chính là ta phải vượt qua sự lười biếng và hèn nhất của chính mình

Và cách tốt nhất để không chán nản và có động lực chính là tìm ra một hoạt động thể thao mà bản thân thực sự thích, điều đó sẽ giúp bạn duy trì nguồn cảm xúc của mình và thúc đẩy sự vận động thường xuyên. Đặc biệt là đối với đối tượng sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất nói riêng, nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện thể thao vẫn còn khá kém Song song với đó là nguyên do ngoại cảnh cũng là một sự tác động lớn đến ý thức của các bạn sinh viên Việc thay đổi môi trường sống, học tập và làm việc có thể là một thách thức lớn Những thay đổi này có thể gây ra rất nhiều căng thẳng và cảm giác bất an, khiến các sinh viên không thể thích nghi nhanh chóng với môi trường mới lạ, hoàn toàn khác với những trải nghiệm của mình trong quá khứ Các bạn sinh viên chưa biết cách sắp xếp thời gian biểu các bạn luôn dành phần lớn thời gian để bắt kịp lịch học, lịch thi cử, các bài tập, bài học trên giảng đường Thêm vào đó, vì để có thể xoay sở học phí mà đa số các bạn sinh viên thường dành thời gian nghỉ ngơi để làm công việc bán thời gian, điều này cũng khiến cho lịch trình một ngày của các bạn trở nên dày đặc Vì vậy khi điều này xảy ra cùng với việc ăn uống không điều độ, sinh hoạt không ổn định và thiếu quản lý thời gian có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là khi sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập và các yêu cầu của cuộc sống hàng ngày Tất cả những lý do trên đều dẫn đến lối sống “vội vã”, các bạn bị cuốn vào việc học, việc làm mà quên mất sức khỏe của mình cũng cần phải để tâm đến.

Ngoài ra có thể nói đến là các hoạt động giáo dục thể chất ở trường, lớp vẫn còn mang tính khuôn khổ, điểm số, không được đa dạng để sinh viên có thể tự do, thoải máilựa chọn Cùng với đó, các bạn sinh viên còn phải đối mặt với sự thiếu hụt về cơ sở vật chất và hoạt động giáo dục thể chất ở trường Điều này có thể khiến sinh viên cảm thấy bất lực và không có động lực để tham gia vào các hoạt động thể thao hay luyện tập thể dục Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục thể thao là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và giúp các sinh viên tăng cường khả năng chống lại căng thẳng và áp lực học tập Vì vậy, chúng ta cần cung cấp cho sinh viên môi trường học tập và sinh hoạt tốt hơn, bao gồm các cơ sở vật chất và hoạt động giáo dục thể chất đầy đủ, để giúp các sinh viên phát triển toàn diện từ rèn luyện thể chất lẫn bồi dưỡng tâm hồn Từ đó có thể đạt được mục tiêu học tập trọn vẹn mà không ảnh hưởng hay dùng sức khỏe để đánh đổi

Việc nghiên cứu về việc luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho sinh viên đã được thực hiện từ lâu và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt trong cộng đồng, không chỉ riêng từ những người làm cha làm mẹ quan tâm đến con cái, mà còn đến từ chính những lớp trẻ đang dần ý thức được giá trị của sức khỏe mà mình đang nắm giữ Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có đủ thông tin về tác động của việc tập luyện này đối với sinh viên năm nhất tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung vào đối tượng sinh viên năm nhất tại trường này để đưa ra những kết quả chính xác và toàn diện hơn Nhờ thế mà thúc đẩy, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể và chăm sóc sức khỏe một cách tự nguyện, không ép buộc.

Không dừng lại ở những lí do trên, một trong những lý do chủ chốt và quan trọng nhất để nghiên cứu về việc luyện tập thể dục thể thao của sinh viên chinh là vì sức khỏe của họ rất quan trọng Việc tập luyện đều đặn không chỉ giúp cải thiện sức thể chất, phòng tránh và cải thiện các vấn đề sức khỏe và bệnh tật mà còn giúp tăng cường sự tập trung, giảm stress và nâng cao tinh thần.

Trong nghiên cứu này, chúng ta cũng sẽ xem xét các yếu tố khác như thời gian và tần suất của việc luyện tập, cũng như tác động của việc tập luyện đối với kết quả học tập của sinh viên Tất cả những kết quả này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với sinh viên năm nhất tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM

Trong bối cảnh tối tân hiện nay, con người luôn đồng hành, gắn liền với các thiết bị điện tử, khoa học, công nghệ kỹ thuật, nhu cầu về việc tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mọi nhân loại Và đặc biệt hơn hết là đối với các sinh viên năm nhất, những mầm non tương lai của đất nước với biết bao ký thác, hoài bão được thế hệ ông cha gửi gắm, việc tập luyện và chăm sóc sức khỏe thể chất đã trở thành một hoạt động quan trọng không thể thiếu để giúp họ đáp ứng được những thử thách trong cuộc sống học đường và rèn luyện bản thân.

Vì vậy, việc nghiên cứu “Thực trạng tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV” sẽ mang viên năm nhất Nghiên cứu này cũng có thể cung cấp cho các sinh viên năm nhất những thông tin hữu ích, có lợi về những giá trị tích cực từ việc tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn đem lại đối với sức khỏe con người, đồng thời góp phần phòng tránh những nguy cơ liên quan đến bệnh tật và cải thiện sức khỏe thể chất và tâm hồn một cách hiệu quả Ngoài ra, nghiên cứu còn có thể đưa ra các giải pháp cụ thể, rõ ràng và chi tiết cho các bạn sinh viên năm nhất về những cách thức hữu ích nhằm tăng cường, nâng cao sức khỏe thông qua việc tập luyện thể dục thể thao giải trí.

Gi ớ i h ạ n ph ạ m vi nghiên c ứ u

Đối tượ ng nghiên c ứ u

Thực trạng tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của sinh viên.

Khách th ể nghiên c ứ u

Sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ph ạ m vi nghiên c ứ u

2.3.1 Phạm vi thời gian: Từ tháng 5/2023 đến nay

2.3.2 Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường ĐHKHXH&NV

Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, tần suất rèn luyện thể dục thể thao giải trí để nâng cao sức khỏe của các bạn sinh viên năm nhất.

M ụ c tiêu và nhi ệ m v ụ nghiên c ứ u

M ụ c tiêu nghiên c ứ u

Tìm hiểu về nhận thức, thái độ, mong muốn đối với tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của sinh viên năm nhất tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM về vai trò và tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao Đề xuất một số giải pháp phù hợp đối với vấn đề rèn luyện thể dục thể thao ở sinh viên năm nhất, tìm ra hướng giải quyết cho nhu cầu rèn luyện thể thao của sinh viên và giúp sinh viên có cái nhìn thực tiễn hơn về cách chăm sóc sức khỏe thể chất của bản thân.

Nhi ệ m v ụ nghiên c ứ u

Khảo sát thực trạng rèn luyện thể dục thể thao của sinh viên năm nhất tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Thu thập và tìm hiểu về mức độ tập luyện trong tuần, khung giờ tập luyện thể dục thể thao trong ngày, thời gian tập luyện thể dục thể thao trong ngày, động cơ tập luyện thể dục thể thao, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện thể dục thể thao của sinh viên năm nhất tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Phương pháp nghiên cứ u

Phương pháp chọ n m ẫ u

Kích thước mẫu của nghiên cứu sẽ được tính dựa vào công thức:

• n: kích thước mẫu cần xác định

Với tổng sốsinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV hiện là khoảng

3600 sinh viên, mức độ sai số là 0.1, cỡ mẫu mà nhóm sẽ khảo sát rơi vào khoảng 98 sinh viên

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát các đối tượng là sinh viên năm nhất đến từ tất cả các khoa của trường ĐH KHXH&NV nên thời gian học tập và làm việc khác nhau Vì thế, tần suất và nhu cầu luyện tập TDTT của mỗi sinh viên cũng sẽ hoàn toàn khác nhau nên kết quả khảo sát là khách quan.

Công c ụ thu nh ậ p

Tìm kiếm và phân loại các tư liệu có liên quan đến thực trạng và mức độ quan tâm đến luyện tập TDTT của sinh viên để tổng hợp thành cơ sở lý luận cho đềtài như các khái niệm, phương pháp, Tham khảo các nguồn tài liệu được công bốdưới dạng sách báo, luận văn, các bài tạp chí khoa học, báo cáo khoa học trực tuyến, Hệ thống hóa các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng thành một cơ sở lý luận cho đề tài tài nghiên cứu

Thu thập những thông tin định lượng về tần suất, thói quen luyện tập thể dục thể thao của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV và nhận thức của sinh viên đối với việc luyện tập thể dục thể thao trong cuộc sống hàng ngày

Khảo sát và tổng hợp các số liệu thông qua biểu mẫu trực tuyến Sau đó xử lý các số liệu đã thu thập để phân tích thực trạng luyện tập TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV.

Phương pháp xử lý thông tin

Đối với dữ liệu thứ cấp, nhóm tiến hành tìm kiếm, chọn lọc và tổng hợp thành những thông tin cần thiết để phục vụcho đề tài nghiên cứu Đối với dữ liệu sơ cấp, nhóm tiến hành trích xuất dữ liệu của bảng hỏi từGoogle Form sang Google sheet để tổng hợp, phân loại các câu trả lời để phân tích dữ liệu.

Ý nghĩa khoa họ c và th ự c ti ễ n

Ý nghĩa khoa họ c

Nghiên cứu hướng đến thực trạng rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao của sinh viên năm nhất Trường Đại học KHXH&NV Từ đó đánh giá ý thức, tinh thần tự giác trong việc giữ gìn, cải thiện sức khoẻ của sinh viên Ngoài ra, nghiên cứu sẽ vạch ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến sinh viên chủ động hay thụ động trong việc rèn luyện thân thể.

Kết quả nghiên cứu đóng góp hoàn thiện cơ sở khoa học của nghiên cứu về thực trạng rèn luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của sinh viên năm nhất tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TPHCM.

Ý nghĩa thự c ti ễ n

Nghiên cứu mong muốn nêu ra những lợi ích của việc ý thức tăng cường sức khoẻ Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu còn muốn đề ra những giải pháp giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận hơn với các hoạt động rèn luyện thân thể, giải trí, cải thiện trực tiếp sức khoẻ của sinh viên.

Nghiên cứu còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan khác; là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho nhà trường hoặc các đơn vị, bộ phận có mong muốn tổ chức những bộ môn hoặc xây dựng chương trình đào tạo liên quan đến thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ dành cho sinh viên trong tương lai.

T ổ ng quan tình hình nghiên c ứ u

T ổ ng quan tình hình các nghiên c ứ u v ề vai trò c ủ a vi ệ c luy ệ n t ậ p th ể

thể dục, thể thao giải trí đối với đời sống của sinh viên

6.2.1.1 Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội, ThS Phạm Thế Hoàng

Bài nghiên cứu được tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, nghiên cứu lý luận, điều tra để tìm hiểu về thực trạng thể chất của sinh viên, song từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để kiến nghị thay đổi, cải thiện tình trạng hiện có “Theo kết quả khảo sát khoảng 400 sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau cho thấy cho thấy sức khỏe của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay khá tốt, cụ thể: Nam sinh viên có thể lực tốt chiếm khoảng 25%; sức khỏe bình thường chiếm khoảng 72%; sức khỏe yếu khoảng 3% Ở nữ sinh viên sức khỏe tốt khoảng 40%, sức khỏe bình thường khoảng 56% và yếu khoảng 4%” (ThS Phạm Thế Hoàng, 2015) Bài nghiên cứu khảo sát khách quan ở cả hai giới nam và nữ về tình trạng rèn luyện thể dục thể thao và năng lực thể chất của từng đối từng để có thể đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp hơn với đặc thù về thể trạng của sinh viên Tác giả thực hiện khảo sát và đưa ra số liệu thống kê cụ thể về nhu cầu, thái độ, động cơ tập luyện của cả nam và nữ sinh viên của trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện khảo sát về các môn thể thao được sinh viên lựa chọn để biết được mong muốn học tập, rèn luyện thể dục thể thao của sinh viên tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội Thông qua những số liệu mà tác giả đã đưa ra trong bài viết, ta có thể biết được sinh viên đa số đều có sức khỏe bình thường và tốt Và số lượng sinh viên không thích, chán ghét rèn luyện thể dục thể thao cho sinh viên không thích, chán ghét việc hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

Về các số liệu động cơ của sinh viên đối với việc rèn luyện thể dục thể chất được khảo sát trên 400 đối tượng đã cho ta thấy được động cơ lớn nhất của việc rèn luyện thể dục thể thao là để giao lưu mở rộng mối quan hệ Bên cạnh đó số liệu về động cơ rèn luyện thể chất là để thi kết thúc học phần đứng ở vị trí thứ hai Còn về động cơ nâng cao thể lực khá thấp Có thể thấy sinh viên tham gia các hoạt động rèn luyện thể dục thể chất ở trường còn mang tính đối phó Tác giả cũng đưa ra các khảo sát để tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của sinh viên về việc rèn luyện thể dục thể chất Từ những số liệu thu được tác giả đưa ra những kiến nghị phù hợp với mong muốn của sinh viên Tác giả đưa ra 2 nhóm biện pháp bao gồm: nhóm biện pháp thứ nhất là tích cực tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vai trò và tác dụng của các hoạt động thể dục thể thao Nhóm biện pháp thứ hai là đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao, thành lập các câu lạc bộ theo sở thích của sinh viên và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường Những kiến nghị đó thiết thực và phù hợp với mong muốn của sinh viên chứ không mang tính áp đặt và đại trà Hơn thế những giải pháp được đưa ra cũng phù hợp với điều kiện của nhà trường Phần ảnh hưởng được tác giả phân loại ảnh hưởng chủ quan và ảnh hưởng khách quan Những yếu tố ảnh hưởng mang tính chủ quan có ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu là nhu cầu, thái độ và động cơ của sinh viên đối với hoạt động này Những yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan có ảnh hưởng lớn nhất là việc lựa chọn tham gia môn thể thao nào đó của sinh viên Tuy nhiên, đây là bài nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu là trường Đại học Văn hóa Hà Nội nên tỉ lệ nam và nữ trong khảo sát khá chênh lệch vì trường có số lượng học sinh nữ cao

Tóm lại, bài viết cho ta một cái nhìn tổng quan về thực trạng cũng như nhu cầu, thái độ và động lực tham gia các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao của các sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra các giải pháp dựa trên những dữ liệu đã thu thập được

6.2.1.2 Thực trạng năng lực thể chất của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, TS Nguyễn Mạnh Toàn, ThS Kiều Quang Thuyết, tháng 10/2016

Bài viết đưa ra các số liệu về thực trạng và năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội về việc rèn luyện thể dục thể chất trong nhà trường “Về điểm lý thuyết đạt khá và giỏi rất thấp (chiếm tỷ lệ từ 3.17% đến 7.31%), điểm lý thuyết không đạt chiếm tỷ lệ khá cao ở năm học thứ nhất (55.78%) và có giảm xuống ở năm học thứ ba (40.20%) Số không đạt điểm lý thuyết năm học thứ nhất khá cao (57.31%) và có giảm xuống ở năm học thứ ba (42.63%) Điểm lý thuyết đạt khá và giỏi rất thấp (chiếm tỷ lệ từ 2.12% đến 6.63%) Về điểm thực hành, số không đạt giảm không đáng kể, từ năm học thứ nhất đến năm học thứ ba, số không đạt điểm thực hành năm học thứ nhất còn khá cao (chiếm tỷ lệ 25.64%), năm học thứ hai giảm xuống còn 21.60% và năm học thứ ba là 17.22% Mặc dù, tỷ lệ đạt điểm thực hành là 61.12% ở năm học thứ nhất, 67.41% ở năm học thứ ba, nhưng số đạt điểm khá giỏi đạt không cao (chiếm tỷ lệ từ 13.24% đến 15.37%)” (TS Nguyễn Mạnh Toàn & ThS Kiều Quang Thuyết, 2016) Theo như số liệu, ta có thể thấy được ý thức học tập, rèn luyện thể dục thể chất theo chương trình mà nhà trường đưa ra chưa cao

Ngoài ra, bài viết còn thực hiện khảo sát về kết quả đánh giá năng lực thể chất của nam sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thông qua số liệu được đề cập trong bài viết, ta thấy được số lượng sinh viên đạt chỉ tiêu của

6 nội dung đánh giá đa phần tỷ lệ đạt chỉ tiêu đều cao hơn 50% chỉ riêng nội dung chạy tùy sức 5 phút (m) số lượng sinhviên đạt chỉ tiêu chỉ khoảng 42,06%

Ta thấy trình độ thể lực của nam sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội còn yếu, số lượng nam sinh không đạt tiêu chuẩn theo 6 nội dung đánh giá thể chất chiếm tỉ lệ cao, số lượng nam sinh đạt tiêu chuẩn cũng chỉ đạt ở mức trung không thường xuyên và chưa có nhận thức về sức khỏe đối với bản thân Bài viết đưa ra các số liệu và căn cứ rõ ràng Số liệu được đánh giá khách quan thông qua sinh viên của năm nhất, năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba, ở ba độ tuổi khác nhau Số lượng sinh viên được chọn để khảo sát khá cao (tổng số đối tượng khảo sát là 2.230 nam sinh viên)

Tuy nhiên, các số liệu khảo sát trong bài chỉ thể hiện mức độ và kết quả đánh giá năng lực của nam sinh viên, chưa có sự toàn diện ở hai giới nam và nữ Bên cạnh đó, bài viết chủ yếu xem xét số lượng thực trạng của nam sinh viên để đánh giá chương trình giảng dạy giáo dục thể chất của trường mà chưa đưa ra được thêm các vấn đề, lí do khác về nhận thức cũng như quá trình rèn luyện thể dục thể chất ở nam sinh viên còn thấp Thực trạng về vấn đề rèn luyện sức khỏe của sinh viên chưa được đào sâu, tìm hiểu rõ Các hoạt động rèn luyện sức khỏe tự phát của sinh viên chưa được khai thác Mặt khác, từ những số liệu bài viết đưa ra ta cũng có được một cái nhìn khái quát về nhận thức của sinh viên về việc rèn luyện sức khỏe, thể chất trong nhà trường cũng như năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồng thời ta cũng thấy được bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường vẫn chưa được sinh viên chú trọng và quan tâm

6.2.1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trong nước đã được công bố

Từ hai bài nghiên cứu trên, ta nhận thấy được việc tham gia các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao ở sinh viên trong nước khá thấp Đa số các sinh viên đều tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường theo hướng đối phó, chưa có tính tự giác Và các báo cáo đánh giá năng lực thể chất của các sinh viên chỉ ở mức bình thường và trung bình, số lượng sinh viên có sức khỏe tốt không cao

6.1.2 Tình hình ngoài nước được thực hiện ở khuôn viên trường học, Phó Giáo sư Vật lý Hạ Ngọc Thư (Xia Shuyu), nghiên cứu được xuất bản bởi Elsevier B.V, năm 2012.

Theo bài nghiên cứu được làm nghiên cứu theo phương pháp phân tích, nghiên cứu phi thực nghiệm, sinh viên đại học tự do hơn một chút trong giai đoạn thường và dành 11-13 tiếng cho việc học, nhưng khi đến những ngày có bài kiểm tra thì cũng mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị, trung bình sẽ học khoảng từ 14-15 tiếng cho kì kiểm tra Việc học tập quá sức trong một khoảng thời gian dài khiến não bộ mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin dẫn đến các vấn đề về tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân với nhau và tệ hơn hết là sức khỏe đi xuống Thể thao sinh thái cho phép sinh viên được tập thể dục, thể thao để giải trí và nâng cao sức khỏe, giảm bớt áp lực tâm lý và giải phóng gánh nặng tâm lý tiềm tàng trong cơ thể Để nâng cao ý thức tập luyện thể dục, thể thao của sinh viên, giáo sư Hạ Ngọc Thư đã đưa ra một vài giải pháp để tuyên truyền về thể thao sinh thái Bài luận nghiên cứu chỉ ra rất cụ thể các nguyên nhân, giải pháp để giúp sinh viên chủ động luyện tập thể thao Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp trong bài nghiên cứu còn gặp phải một số hạn chế về phía lãnh đạo nhà trường trong khi tăng cường các giáo viên và sinh viên gương mẫu rèn luyện thể thao sinh thái thông qua các ý tưởng như Thế vận hội Olympic xanh

6.2.2.2 Nghiên cứu định tính về tập yoga cho thanh niên trong thể thao học đường, Michael Jeitler cùng với những nhà nghiên cứu khác, năm

Bài nghiên cứu theo phương pháp phân tích và thống kê tổng kết việc tập yoga đã được hầu hết những người luyện tập cho phản hồi là một môn rèn luyện sức khỏe rất tốt Ngoài ra cũng có nhiều bài báo nói về lợi ích thể chất và tâm lý cũng như các tác dụng phục hồi tổng thể, khả năng vận động và tính linh nghiên cứu đặt ra là liệu nếu sinh viên trong độ tuổi thanh niên có thể tập môn thể thao yoga để giải tỏa căng thẳng, cũng là một bài tập nhẹ nhàng cho những ngày bận rộn thay cho những bài tập thể dục thông thường hay không Những người trẻ tuổi ở lên đại học đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự khổ cực do quá tải công việc và các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống từ môi trường học đường, trong số đó được biết đến là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển thể chất và rối loạn tâm lý

Tổng cộng có 18 người tham gia khảo sát vào việc tập luyện yoga kéo dài từ 50 đến 60 phút và đưa ra những kết luận về việc tập luyện thể thao một cách nhẹ nhàng Kết quả nghiên cứu theo những báo cáo của sinh viên đã cho thấy nhiều tác động tích cực của yoga đối với sức khỏe và những hoạt động thể chất Sau đó lại có một cuộc nghiên cứu thử nghiệm khác về việc tổ chức một khóa học yoga kéo dài 10 tuần như mộtgiải pháp thay thế cho các môn thể thao học đường và cho ra kết quả tích cực.

Tóm lại, thực hiện yoga trong trường học dường như là một bổ sung có giá trị cho các môn thể thao thông thường ở trường Nghiên cứu này cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong việc điều tra tác động của các bài tập thể chất và tinh thần như yoga đối với sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của những người trẻ tuổi Vì thế, việc tập thể dục mang đến cho sinh viên đại học những lợi ích về thể chất và tâm lý, tác dụng phục hồi tổng thể cũng như cải thiện hành vi sức khỏe bằng cách nhận thức được tình trạng tiêu cực của sức khỏe Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một đề xuất và không phải ai cũng phù hợp với việc tập yoga, một bộ môn đòi hỏi sự kiên nhẫn và dẻo dai Hiện tại cũng cần có nhiều biện pháp để thúc đẩy sinh viên luyện tập thể dục để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe, và bài nghiên cứu về việc đề xuất yoga trong thể thao học đường cần sẽ xét thêm nhiều điều kiện khách quan và chủ quan hơn nữa.

6.2.2.3 Nghiên cứu về tình hình giáo dục thể chất trong nhà trường: Góc nhìn của Châu Âu, Ken Hardman, tháng 6/2008.

Giáo dục thể chất ở Châu Âu đã phát triển từ những ảnh hưởng và sáng kiến Là một thực thể địa chính trị, Châu Âu được đặc trưng bởi sự đa dạng, minh chứng cho sự khác biệt và các hình thức cấu trúc và thực hành khác nhau nhưng có một số yếu tố đồng dạng trong các khái niệm và cách truyền tải Các khảo sát và kết quả nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu thống kê của Hardman cho thấy sự suy giảm của việc tập thể dục, thể thao trong trường học Đặc biệt vào những năm 1990, tình trạng đã vượt qua mức cho phép và đã có sự tham gia thay đổi chế độ thể thao của Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu Các sáng kiến chính sách ở các quốc gia khác và sự do dự hoặc ít ý chí chính trị để hành động và các mối lo ngại tiếp tục ở các quốc gia khác có rõ ràng sự thiếu sót trong việc cung cấp các môn thể chất, cụ thể là trong phân bổ thời gian chương trình giảng dạy, tình trạng môn học, tài chính, bất cập về cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị và nguồn nhân lực, chất lượng của chương trình giáo dục thể chất và việc cung cấp cũng như mức độ hiệu quả của mạng lưới ngoài trường học Bài nghiên cứu khoa học của Hardman kết luận với các kế hoạch được đề xuất để đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho thể dục trong trường học.

Trên khắp Châu Âu, các bài học thể dục đang dần bị xói mòn trong suốt thế kỷ 20, Đan Mạch đã giảm từ 7 xuống 4 bài học trong năm 1937, 4 đến 3 năm 1958 và 3 đến 2 năm 1970, bõy giờ là 1–3 bài ( Rứnholt H., 2015, tr.226-

227) Ở Thụy Điển các bài luyện thể thao hàng ngày đã giảm xuống còn 1–2 tiết học (Annerstedt C., 2005, tr 604-629) ở trường và hơn nữa, vào những năm

T ổ ng k ế t các nghiên c ứu đã đượ c công b ố v ề vi ệ c luy ệ n t ậ p th ể d ụ c,

dục, thể thao giải trí đối với của sinh viên

Từ tất cả các công trình nghiên cứu trên về vai trò luyện tập thể dục, thể thao giải trí ảnh hưởng tới đời sống sinh viên và những bất cập xung quanh việc bố trí sự vận động thể thao ấy, vấn đề chung mà sinh viên gặp phải nếu không có sự luyện tập thể thao điều độ là các vấn đề về sức khỏe tâm lý Những áp lực về học tập, thi cử và mối quan hệ với các cá thể xung quanh góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến sự căng thẳng của não bộ, từ đó hình thành một áp lực lên tâm lý sinh viên Vì thế, các bài nghiên cứu trên đã cho thấy việc tập luyện thể thao là rất cần thiết.

Tuy nhiên, các vấn đề như cơ sở vật chất không đáp ứng được điều kiện luyện tập, các kế hoạch cắt giảm tiết học của lãnh đạo nhà trường và những bài tập, bài kiểm tra quá nhiều đang là một câu hỏi lớn trong các công trình nghiên cứu trên Mặc dù đã đề xuất một số kế hoạch về việc nâng cao sức khỏe cho sinh viên bằng những nền tảng thể: thao mới lạ, tuy nhiên những bài nghiên cứu trên chỉ tập trung vào điều kiện khách quan mà chưa nhắc tới nhiều những chủ thể là sinh viên, người trực tiếp tham gia các hoạt động thể chất này.

Cơ sở lý lu ậ n

Câu h ỏ i nghiên c ứ u

Mức độ luyện tập thể dục thể thao của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV như thế nào?

Tác động của việc luyện tập thể dục thể thao đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV như thế nào?

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc luyện tập thể dục thể thao của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV là gì?

Gi ả thuy ế t nghiên c ứ u

Tỷ lệ sinh viên tham gia rèn luyện thể dục thể thao không cao:

- Thuận lợi: nâng cao sức khỏe, giảm stress, thay đổi tâm trạng, nâng cao sức đề kháng,

- Khó khăn: địa điểm luyện tập, thời gian sau giờ học ít, không có người luyện tập cùng,

Ngoài việc sinh viên tham gia tập luyện thể dục thể thao ở trường như một môn học bắt buộc thì việc rèn luyện thể dục thể thao ngoài giờ học chủ yếu đến từ ý thức và mong muốn chủ quan của sinh viên

Hoạt động rèn luyện thể dục thể thao tạo cho sinh viên một đời sống tinh thần lành mạnh, tạo hứng thú và niềm đam mê trong học tập nghiên cứu.

Cách ti ế p c ậ n, lý thuy ế t áp d ụ ng và các khái ni ệ m có liên quan

Trước khi vào nội dung của hai học thuyết, có hai khái niệm chung nằm trong hai học thuyết mà chúng ta cần làm rõ.

• Ý định hành vi: Ý định hành vi (tiếng Anh: Behavioural intention): một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định Nó được coi là tiền đề của việc thực hiện hành vi Nó dựa trên thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi (trích Wikipedia).

Lấy ví dụ, bạn đang lái xe trên đường và bạn nảy sinh ý định rẽ trái Ý nghĩ rằng bạn sẽ quẹo trái chính là ý định của bạn về hành vi rẽ trái Như vậy, ta thấy rằng ý định hành vi có thể sẽ dẫn đến hành vi thực tế

Hành vi (tiếng Anh: Behaviour): là phản ứng có thể quan sát được của một cá nhân trong một tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định (trích Wikipedia)

Lấy lại ví dụ bạn nảy sinh ý định rẽ trái ban nãy, bây giờ bạn ấn xi nhan rẽ trái và đánh tay lái qua bên trái Như vậy, việc ấn xi nhan và đánh tay lái sang trái chính là hành vi của bạn đối với mục tiêu là rẽ trái, và tất yếu một điều là hành vi sẽ bắt nguồn từ ý định hành vi Áp dụng vào đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi, hành vi ở đây chính là luyện tập thể dục thể thao và ý định hành vi chính là ý định luyện tập thể dục thể thao của sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM Bây giờ, chúng tôi sẽ đi sâu vào phần áp dụng các mô hình lý thuyết TRA và TPB để phân tích và lý giải thực trạng luyện tập thể dục thể thao của sinh viên, cũng như đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp để đạt được mục tiêu nghiên cứu. a Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) để lý giải lý do thực trạng ko lt thể dục thể thao

Thuyết hành động hợp lý (tiếng Anh: Theory of reasoned action) được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek Ajzen vào năm

1967 Thuyết hành động hợp lý nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ Các cá nhân sẽ hành động dựa vào những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành viđó (trích Wikipedia).

Theo lý thuyết, ý định thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế Ý định này được gọi là ý định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý định này “được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan” Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện.

Trong mô hình thuyết hành động hợp lý, hai yếu tố có tác động lớn nhất đến ý định hành vi đó là thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan Dưới đây sẽ là phần phân tích rõ ràng về hai yếu tố này khi áp dụng vào đề tài nghiên cứu của chúng tôi

Thái độ với ý định luyện tập thể dục thể thao của sinh viên

Theo Ajzen (1991), thái độ là nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của một hành vi Nó đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi củamình Nói cách khác, khi xét đến một hành vi, con người sẽ cân nhắc các lợi ích và thiệt hại mà hành vi đó đem lại cho mang lại nhiều lợi ích cho con người thì khả năng thực hiện hành vi đó càng cao và ngược lại Trong bài nghiên cứu này, hành vi chính là việc luyện tập thể dục thể thao Thái độ sinh viên được hiểu là những đánh giá về sự hữu ích và những kết quả có lợi khi lựa chọn luyện tập thể dục thể thao.

Từ kết quả thu được củabảng hỏi, có thể thấy rằng đa số sinh viên có thái độ tích cực với việc luyện tập thể dục thể thao vì họ tin rằng luyện tập thể dục thể thao sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ như: giữ gìn và nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng, giúp tinh thần thư giãn, phòng ngừa bệnh tật, v.v Do những lợi ích mang lại là rất lớn nên đa số sinh viên đều nhận thức được rằng việc luyện tập thể dục thể thao là rất quan trọng, dẫn đến ý định hành vi được hình thành và củng cố, và khả năng cao sẽ dẫn đến hành vi luyện tập thể dục thể thao.

Chuẩn mực chủ quan với ý định luyện tập thể dục thể thao của sinh viên

Chuẩn mực chủ quan được hiểu là những nhận thức của con người về việc phải xử lý như thế nào cho phù hợp với các yêu cầu của xã hội (Ajzen,

2002) Các yêu cầu của xã hội ở đây có thể là các yêu cầu của các cá nhân hoặc nhóm người có liên quan như thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, mà có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi của một người.

Theo TRA, mọi người phát triển một số niềm tin hoặc niềm tin chuẩn mực về việc liệu một số hành vi nhất định có được chấp nhận hay không Những niềm tin này định hình nhận thức của một người về hành vi và xác định ý định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi của một người Ví dụ, nếu một người cho rằng việc vượt đèn đỏ được chấp nhận trong xã hội, thì họ sẽ có xu hướng vượt đèn đỏ nhiều hơn Ngược lại, nếu bạn bè hoặc gia đình của họ phản đối việc vượt đèn đỏ thì người đó sẽ có xu hướng không vượt đèn đỏ Đây gần giống như hiệu ứng tâm lý đám đông, khi mọi người đều thực hiện hoặc ủng hộ hành vi đó thì chúng ta sẽ có xu hướng làm theo và ngược lại

Ngày nay, các trang thông tin đại chúng đều tích cực tuyên truyền về lợi ích khi tập thể dục thể thao và khuyến khích mọi người luyện tập thể dục thể thao Theo thời gian, suy nghĩ rằng luyện tập thể dục thể thao là một hành vi tốt, nên thực hiện đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người Điều này đã góp phần không nhỏ vào ý định luyện tập thể dục thể thao của mọi người nói chung và sinh viên nói riêng

Xu hướng hành vi với ý định lựa chọn luyện tập thể dục thể thao của sinh viên

Xu hướng hành vi được hình thành dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ của chính người đó và cũng dựa trên thông tin đã qua sử dụng như kinh nghiệm của gia đình và bạn bè Áp dụng vào bài nghiên cứu, ta thấy hành vi ở đây là luyện tập thể dục thể thao còn cá nhân thực hiện hành vi chính là các sinh viên năm nhất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM Kết quả bảng hỏi cho thấy đa phần sinh viên khi nhìn thấy sự thay đổi tích cực của bản thân nhờ luyện tập thể dục thể thao thì cảm thấy vui mừng và bất ngờ Hai cảm xúc này có tính tích cực, cho thấy rằng sinh viên rất hài lòng với kết quả thu được từ việc luyện tập thể dục thể thao Tuy nhiên, cũng có số ít sinh viên tin rằng việc luyện tập thể dục thể thao là không quan trọng Vì họ nhận thấy những bất tiện sau khi luyện tập thể dục thể thao như: mệt mỏi, tinh thần không thoải mái, tỉnh táo, v.v

Ngoài ra, việc luyện tập thể dục thể thao cũng yêu cầu điều kiện cơ sở vật chất và thời gian, công sức bỏ ra rất nhiều mới có thể đạt được lợi ích mong muốn Vì vậy nên với vài trường hợp cụ thể, sinh viên bị gia đình hoặc người thân, bạn bè khuyên nhủ không nên dành thời gian và tiền bạc cho việc tập thể dục thể thao mà thay vào đó hãy học hoặc đi làm kiếm tiền rồi hưởng thụ Vì muốn làm hài lòng yêu cầu của người thân, những người có ảnh hưởng với mình, nên một số ít sinh viên không có ý định luyện tập thể dục thể thao mặc dù biết rằng việc đó có đem lại lợi ích cho mình Áp dụng mô hình TRA, thái độ của một bộ phận sinh viên đối với việc luyện tập thể dục thể thao là không tích cực, cũng như niềm tin của những người liên quan có ảnh hưởng đến sinh viên với việc luyện tập thể dục thể thao là tiêu cực, vì thế nên tình trạng sinh viên không thực hiện luyện tập thể dục thể thao vẫn diễn ra thường xuyên b Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Được mở rộng từ thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được tạo ra để khắc phục sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí.

Thái độ và d ự đị nh c ủa sinh viên sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV v ớ i vi ệ c luy ệ n t ậ p TDTT

KHXH&NV với việc luyện tập TDTT

2.2.1 Thái độ của sinh viên

2.2.1.1 Thái độ của sinh viên về tần suất luyện tập thể dục thể thao

Hình 2.2.1.1 Biểu đồ thể hiện tần suất, mức độ bạn dành thời gian cho việc rèn luyện thể chất trước và sau khi thay đổi môi trường học tập

Khi được hỏi về tần suất tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài trường ở lớp cũ và sau khi nhập học, câu trả lời “Bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất Ngoài ra, câu trả lời “Thường xuyên” chiếm tỷ lệ cao nhất với câu nói “Bạn trì hoãn việc rèn luyện thể chất vì lí do học tập”(35 người) và

“Bạn có suy nghĩ việc tập TDTT là quan trọng” (38 người), và với câu nói

“Bạn trì hoãn việc rèn luyện thể chất vì lí do việc làm thêm” thì câu trả lời

“Bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất (33 người) Đặc biệt và quan trọng nhất, với nhận định “Bạn có suy nghĩ việc tập TDTT là không quan trọng” lại được phần lớn sinh viên trả lời rằng “Không bao giờ” (30 người) Có thể rút ra kết luận rằng đại đa số sinh viên năm nhất đều nhận thức được tầm quan trọng của việc luyện tập TDTT, tuy nhiên không phải ai cũng có khảnăng thực hành việc tập luyện này

2.2.1.2 Thái độ của sinh viên về cơ sở vật chất để luyện tập thể dục thể thao

Hình 2.2.1.2 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất vềcơ sở vật chất cũng như là khung chương trình đào tạo, giáo dục thể chất ở trườ

Cơ sở vật chất và khung chương trình đào tạo là hai yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thái độ của sinh viên về việc luyện tập thể dục thể thao tại trường Vậy nên, khi được hỏi về sự hài lòng về cơ sở vật chất, khung đào tạo cũng như hình thức học tập và thi cử các môn GDTC thì phần lớn sinh viên đều trả lời “Bình thường”, riêng khi hỏi về mức độ hài lòng về sựđa dạng trong các môn học GDTC thì câu trả lời “Khá hài lòng” lại chiếm tỷ lệ nhiều nhất Điều đó chứng tỏ rằng nhà trường đã làm khá tốt trong công tác tổ chức và hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên năm nhất của trường ĐH KHXH&NV

2.2.1.3 Thái độ của sinh viên về sựtác động của việc luyện tập thể dục thể thao

Hình 2.2.1.3.a Biểu đồ thể hiện suy nghĩ của sinh viên về những lợi ích và hạn chế khi tham gia hoạt động thể dục thể thao (TDTT)

Khi nhắc đến vấn đề luyện tập TDTT, lợi ích và hạn chế chính là hai mặt mà sinh viên quan tâm nhất Nhìn chung, phần lớn sinh viên đều cảm thấy

“Bình thường” đối với cái lựa chọn liên quan đến: “Tôi cảm thấy chán nản khi phải luyện tập thể dục”, “Tôi dễ cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng cho một bài tập thể dục ngắn hay đơn giản”, “Công việc học tập dày đặc khiến tôi không có thời gian rèn luyện thể chất”, “Tôi cảm thấy có thêm năng lượng khi luyện tập TDTT”, “Việc rèn luyện TDTT giúp tôi giảm stress, mệt mỏi” và “Việc rèn luyện TDTT có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng một ngày của tôi” Tuy nhiên, với lựa chọn “Tôi thấy tinh thần không thoải mái, tỉnh táo sau khi luyện tập thể dục” thì phần lớn sinh viên trả lời rằng “Ít giống tôi”, và đây là một tín hiệu tốt về nhận thức của sinh viên về việc luyện tập TDTT

Hình 2.2.1.3.b Biểu đồ thể hiện suy nghĩ của sinh viên về sự hữu ích của việc luyện tập TDTT

Một lần nữa khi nhắc đến những lợi ích mà việc luyện tập TDTT mang lại, chúng tôi lại nhận được những phản hồi khá tích cực, lần lượt với các tần suất “Bình thường”, “Thường xuyên” và “Luôn luôn” Nhóm nghiên cứu nhận thấy được rằng sau khi luyện tập thể thao, sinh viên dần có cải thiện trong tâm trạng hằng ngày Sinh viên cảm thấy bớt cáu gắt hơn, giảm thiểu những cơn stress vì học tập hay công việc Thể chất cũng dần được cải thiện qua việc sinh cảm thấy bản thân ít thụ động, thể lực cũng tốt hơn, vóc dáng trở nên đẹp hơn sau khi tham gia các hoạt động thể thao một cách điều độ Đặc biệt hơn cả, sinh viên còn cảm nhận được sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ sau khi có rèn luyện thể thao Mặt khác, con số “Hiếm khi” và “Không bao giờ” là không đáng kể.

Có thể thấy, đa phần sinh viên đều có thái độ tích cực với việc luyện tập TDTT vì những lợi ích mà nó mang lại Dù vô tình hay cố ý thì việc tập TDTT cũng ít nhiều giúp cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tâm lý của sinh viên năm nhất, vậy nên, luyện tập TDTT dễ dàng trở thành một hoạt động mà các bạn sinh viên lựa chọn trong một ngày của mình

2.2.2 Dựđịnh của sinh viên và phương pháp cải thiện luyện tập thể dục thể thao

Hình 2.2.2.1.a Biểu đồ thể hiện tần suất luyện tập TDTT dự định của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Theo kết quả khảo sát những dự định của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV về tần suất luyện tập TDTT, phần lớn sinh viên có ý định sẽ rèn luyện thể dục "Mỗi tuần"chiếm 50,5% (49 sinh viên lựa chọn), tiếp đến 27,8%

(27 sinh viên) dự định "Mỗi ngày", lựa chọn tập luyện TDTT "Mỗi 2 tuần" và "Mỗi tháng" chiếm tỷ lệ ngang nhau là 14,4% (14 sinh viên), ngoài ra chỉ có 1% sinh viên trả lời rằng "Khi có thời gian" Với tỷ lệ này, ta có thể thấy tần suất luyện tập TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV hiện nay nằm ở mức độ khá thường xuyên, đều đặn

Hình 2.2.2.1.b Biểu đồ thể hiện dự định, kế hoạch thực hiện việc luyện tập

TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Kết quả khảo sát của biểu đồ về dự định lên kế hoạch luyện tập TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV cho thấy, đại đa số sinh viên có kế hoạch sẽ rèn luyện thể chất "Suốt đời" với 43,3% (42 sinh viên), số ít sinh viên cho rằng luyện tập TDTT "Khi có thể", "Được bao nhiêu hay bao nhiêu" và "Khoảng cho đến cuối năm" với 1% Chiếm phần lớn thứ hai là kế hoạch tập luyện thể chất trong "1 tháng" chiếm 20,6% (20 sinh viên), kế tiếp là lựa chọn "Đến khi hết năm học" chiếm 17,5% (17 sinh viên) và cuối cùng là "1 năm" chiếm 16,5% (16 sinh viên) Qua đó, nhóm nghiên cứu thấy được rằng tinh thần lên kế hoạch cho việc rèn luyện thân thể của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV đạt ở mức độ lâu dài

Hình 2.2.2.1.c Biểu đồ thể hiện địa điểm mà sinh viên năm nhất trường ĐH

KHXH&NV dự định lựa chọn để luyện tập TDTT

Sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV tham gia khảo sát về địa điểm dự định để rèn luyện TDTT phần lớn lựa chọn "Sân trường hoặc nhà thi đấu" chiếm đến 53,6% (52 sinh viên), điều này cho thấy sinh viên vẫn còn gắn liền với các hoạt động thể thao từ nhà trường và ở nhà trường, cũng như xem sân trường là địa điểm thuận tiện nhất để tập TDTT Tiếp đó sinh viên lựa chọn "Công viên" (48,5% tương đương với 47 sinh viên), 10,3% sinh viên chọn "Nhà"; 3,1% chọn "Phòng gym" và "Kí túc xá"; còn lại là các địa điểm như "Hồ bơi", "Sân tập chuyên môn"chiếm phần ít 1%

Hình 2.2.2.1.d Biểu đồ thể hiện dự định của sinh viên năm nhất trường ĐH

KHXH&NV trong việc lựa chọn cộng sự khi luyện tập TDTT

Theo khảo sát, sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV đại đa số yêu thích việc tập TDTT với "Bạn bè" chiếm đến 76,3% (74 sinh viên) Theo sau đó là với "Gia đình, người thân" chiếm 33%; rèn luyện với "Người có chuyên môn" hoặc "PT (Personal Trainer)" đều chiếm 12,4% và lựa chọn

"Một mình" chiếm 10,2% Số ít sinh viên lựa chọn luyện tập TDTT cùng

Hình 2.2.2.1.e Biểu đồ thể hiện dự định của sinh viên năm nhất trường ĐH

KHXH&NV về nguồn gốc cho chế độ và hình thức luyện tập TDTT

Sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV dự định lựa chọn nguồn gốc, nguồn cảm hứng để rèn luyện TDTT chủ yếu là "Từ các bài tập trên mạng, sách, báo, phim ảnh" với 67% 43,3% có nguồn cảm hứng "Từ bạn bè, gia đình, người thân" chiếm 43,3%; "Từ thầy, cô giáo" và "Từ người có chuyên môn" đều chiếm 25,8% Còn lại là 1% từ "Tiktok" và "Không"

Hình 2.2.2.1.f Biểu đồ thể hiện chế độ tập luyện TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Phần ít sinh viên lựa chọn "Tập một môn thể thao duy nhất"với 33% và "Tập nhiều môn thể thao cùng lúc" với 22,7% Trong khi đó, đại đa số sinh viên chọn "Tập TDTT kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng"chiếm 68% Qua đó, nhóm nghiên cứu thấy được rằng sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV vẫn có nhận thức tốt trong việc rèn luyện sức khỏe phải đi đôi với việc có thói quen ăn uống lành mạnh, điều độ, đầy đủ dưỡng chất

Hình 2.2.2.1.g Biểu đồ thể hiện lựa chọn dự định của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV trong hình thức tập luyện TDTT

Nguyên nhân và các y ế u t ố ảnh hưởng đế n vi ệ c luy ệ n t ậ p TDTT c ủ a

của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

2.3.1 Nguyên nhân của việc luyện tập TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Hình 2.3.1 Biểu đồ thể hiện lý do của việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Từ khảo sát, về lý do của việc luyện tập TDTT thường xuyên của sinh viên năm nhất của trường ĐHKHXH&NV, có thể thấy phần lớn sinh viên là vì

“Giữ gìn và nâng cao sức khỏe”,chiếm 79,4%, tiếp theo đó là để “Cải thiện vóc dáng” chiếm 69,1% Đứng thứ 3 trong tất cả các phương án mà sinh viên đã lựa chọn là “Giúp tinh thần thư giãn”, chiếm 62,9%, tỷ lệ sinh viên chọn

“Phòng ngừa bệnh tật”chiếm 52,6% Ngoài ra cũng có không ít những sinh viên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là vì muốn “Hòa nhập với mọi người”, chiếm 29,9% Đồng thời tỷ lệ sinh viên được “Bạn bè, người thân khích lệ” để luyện tập TDTT cũng chiếm 19,6% Còn lại là số ít sinh viên lựa chọn “Để qua môn thể chất” và “Để có người yêu” chiếm tỷ lệ ngang bằng nhau (1%)

Như vậy có thể thấy, Đa số các sinh viên đều nhận thấy được những ích việc sinh viên thường xuyên rèn luyện thân thể là vì mong muốn có thể “Cải thiện vóc dáng”, có được một thân hình khỏe khoắn, săn chắc hơn Ngoài ra số lượng sinh viên cảm thấy việc luyện tập TDTT sẽ giúp cho “tinh thần được thư giãn”, thư thái và nhẹ nhàng hơn sau những giờ làm việc và học tập đầy căng thẳng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối Đồng thời không ít sinh viên nhận ra được việc rèn luyện thể chất cũng sẽ giúp “Phòng ngừa bệnh tật”, giảm thiểu được những căn bệnh không mong muốn xảy ra đối với cơ thể chúng ta

Và cũng có số ít các bạn sinh viên vì muốn “hòa nhập với mọi người”, ngoài vóc dáng săn chắc, tinh thần thoải mái thì sinh viên còn muốn có được thêm nhiều mối quan hệ lành mạnh Lý do “bạn bè, người thân khích lệ”cũng được tỷ lệ sinh viên lựa chọn nằm ở mức trung bình, và còn lại là “Để qua môn thể chất” và “Để có người yêu” chiếm tỷ lệ sinh viên lựa chọn ít nhất.

Từ những dữ liệu trên, nhóm nghiên cứu cho rằng đại đa số các bạn sinh viên đã có nhận thức về lợi ích của việc tập luyện TDTT Nhưng cũng còn vài tình trạng luyện tập để đối phó với việc “qua môn”, chứ chưa thực sự thấy được hiệu quả và ích lợi của việc luyện tập, điển hình là vẫn còn một số các bạn sinh viên đã chọn phương án luyện tập TDTT chỉ “để qua môn thể chất”.

2.3.2 Nguyên nhân của việc không luyện tập TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Hình 2.3.2 Biểu đồ thể hiện lý do của việc không thường xuyên luyện tập thể dục thể thao của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Từ khảo sát về lý do của việc các sinh viên năm nhất của trường ĐHKHXH&NV không thường xuyên luyện tập TDTT, có thể thấy phương án

“Không có thời gian” được phần lớn sinh viên lựa chọn, chiếm 70,1%, tiếp đến là 63,9% sinh viên chọn “lười biếng” Và tỷ lệ sinh viên chọn phương án

“không có không gian luyện tập” chiếm 45,4%, đứng thứ ba trên tất cả các lý do được đề cập đến Ngoài ra có khoảng 30,9% sinh viên chọn “Không có đủ điều kiện (dụng cụ, kinh tế)” và phương án “Không có bạn đồng hành” chiếm 38,1% Và còn lại 1% sinh viên lựa chọn “chưa từng bỏ tập”.

Dựa theo số liệu khảo sát trên, nhóm nghiên cứu thấy hầu hết phần các bạn sinh viên không luyện tập TDTT là vì “không có thời gian” Điều này cho thấy, hiện nay các sinh viên có thể đang dành nhiều thời gian hơn cho các việc học tập và các công việc cá nhân khác, Ngoài ra “lười biếng”cũng là nguyên nhân lớn khiến phần lớn sinh viên rời xa các bài tập thể chất nâng cao sức khỏe Điều này cho ta thấy được, các bạn có thể chưa nhận thấy được tầm quan trọng thứ ba là số lượng sinh viên “không có không gian luyện tập” Và việc

“không có bạn đồng hành” cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc các sinh viên, bởi nhóm nghiên cứu dựa trên hình 3.1.2.e Biểu đồ thể hiện cảm xúc khi có người cùng luyện tập của sinh viên năm nhất, tỷ lệ sinh viên cảm thấy “vui vẻ, năng suất hơn” chiếm 77,3% Việc sinh viên có người cùng đồng hành khi luyện tập TDTT sẽ giúp các bạn có thêm năng lượng, tạm quên đi những sự mệt mỏi bởi những lời động viên, khích lệ của người bạn đồng hành Có thể thấy số sinh viên cảm thấy “bình thường” chiếm một lượng nhỏ 17,5% và số ít còn lại là cảm thấy “Khó chịu, không tập trung” Quay trở lại với lý do của việc không thường xuyên tập thể dục ở sinh viên, đứng thứ năm là số lượng sinh viên “không có đủ điều kiện (dụng cụ, kinh tế)” Từ đây có thể thấy được nhiều sinh viên không thể luyện tập TDTT thường xuyên là vì điều kiện kinh tế không thể chi trả để đến các phòng tập hay là không đủ kinh phí chi trả cho việc mua các thiết bị luyện tập Và số ít còn lại chọn phương án “Chưa từng bỏ tập”

Vậy có thể thấy thời gian, không gian, kinh tế, sự lười biếng ảnh hưởng ít nhiều đến lý do các bạn sinh viên không thường xuyên luyện tập TDTT, chính vì thế chúng ta cần phải tích cực tuyên truyền những lợi ích về việc luyện tập TDTT, cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của rèn luyện thể chất, để từ đó các bạn sẽ có ý thức hơn trong việc luyện tập, giảm thiểu tối đa tình trạng sinh viên lười biếng và không chịu tập TDTT Ngoài ra ta cần tăng cường thêm các thiết bị luyện tập ở các không gian như ký túc xá, công viên, …để sinh viên thuận lợi hơn trong việc luyện tập thể mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc.

2.3.3 Các yếu tốtác động việc luyện tập TDTT của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV

Hình 2.3.3.a Biểu đồ thể hiện mức độ thuận tiện của sinh viên năm nhất của trường ĐH KHXH&NV về các yếu tố sau tại địa điểm trường học với việc luyện tập TDTT

Hình 2.3.3.b Biểu đồ thể hiện mức độ thuận tiện của sinh viên năm nhất của trường ĐH KHXH&NV về các yếu tố sau tại địa điểm công viên với việc luyện tập TDTT

Hình 2.3.3.c Biểu đồ thể hiện mức độ thuận tiện của sinh viên năm nhất của trường ĐH KHXH&NV về các yếu tố sau tại địa điểm phòng gym với việc luyện tập TDTT

Hình 2.3.3.d Biểu đồ thể hiện mức độ thuận tiện của sinh viên năm nhất của trường ĐH KHXH&NV về các yếu tố sau tại địa điểm nhà văn hóa với việc luyện tập TDTT

Hình 2.3.3.e Biểu đồ thể hiện mức độ thuận tiện của sinh viên năm nhất của trường ĐH KHXH&NV về các yếu tố sau tại địa điểm nhà riêng với việc luyện tập TDTT

Bình lu ậ n

Theo số liệu nhóm thu được khi thực hiện khảo sát trên 97 sinh viên Trong đó có 57,7% (56 sinh viên) thi thoảng luyện tập thể thao, 24,7% (24 sinh viên) thường xuyên luyện tập TDTT và 17,5% (17 sinh viên) không thường xuyên luyện tập TDTT

Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu: khảo sát thực trạng rèn luyện thể dục thể thao của sinh viên năm nhất Bên cạnh đó, thu thập và tìm hiểu về các yếu tốảnh hưởng đến việc tập luyện thể dục thể thao của sinh viên năm nhất tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HCM. Ở thời đại này, đa sốsinh viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc luyện tập TDTT như là: nâng cao sức khỏe thể chất, giúp cho tình thần được cải thiện, mở rộng mối quan hệ, Song vẫn chưa có nhiều sinh viên thực hiện luyện tập TDTT thường xuyên do các yếu tố vềcơ sở vật chất, thời gian, địa điểm luyện tập, Có các yếu tố khách quan và chủquan tác động đến việc sinh viên luyện tập TDTT vì thế cho nên cần có những phương pháp phù hợp để khuyến khích sinh viên quan tâm đến sức khỏe của mình và luyện tập TDTT

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

T ổ ng quát k ế t qu ả nghiên c ứ u

V ề t ầ n su ấ t luy ệ n t ậ p th ể d ụ c th ể thao c ủ a sinh viên

Thể dục thể thao trong đời sống của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV đóng góp một vai trò khá quan trọng về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên Đa số sinh viên năm nhất sẽ tập luyện thể dục với khoảng thời gian biểu khá ngắn, với kết quả nổi bật là “thỉnh thoảng” và “hiếm khi”

Mặc dù chúng ta có thể đồng ý rằng việc giữ gìn sức khỏe từ việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng ảnh hưởng rất nhiều về sức khỏe, và hoàn toàn có thể giữ gìn sức khỏe nếu duy trì thói quen tốt mặc dù không cần luyện tập thể dục Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục lại giúp ích cho cơ thể và tinh thần của chúng ta nhất là đối với sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV khi luyện tập với khoảng thời gian trong tuần thuộc phần trăm trung bình thấp như vậy Các yếu tố thời gian, không gian luyện tập cũng ảnh hưởng đến tần suất luyện tập của sinh viên Vì thế, để tăng cường thời gian chơi thể thao, luyện tập thể dục thì cần sắp xếp lại thời gian biểu, kế hoạch của mỗi bản thân sinh viên để nâng cao tần suất luyện tập.

V ề thái độ c ủa sinh viên đố i v ớ i vi ệ c luy ệ n t ậ p th ể d ụ c th ể thao

Trong thời đại truyền thông 4.0 như ngày nay thì những lợi ích của thể thao ngày càng quen thuộc hơn với các bạn trẻ, cụ thể hơn là các sinh viên năm nhất Các bạn luôn được tiếp xúc với những nội dung liên quan đến tập thể dục thể thao như những cá nhân xuất sắc, những bài tập ngắn giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng hay những đoạn bình luận gay cấn về một trận bóng, v.v Tất cảđều góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và những lợi ích mà luyện tập thể dục thể thao mang lại Sinh viên không chỉ biết thêm về thể thao, mà còn có thái độ tích cực với thể thao, cụ thể hơn là việc tập thể dục thể thao

Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng đa số sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV đều có thái độ tốt với việc tập thể dục thể thao, đồng tình với ý kiến “Bạn có suy nghĩ việc tập thể dục thể thao là quan trọng”, từđó các bạn cũng thể hiện dự định tập thể dục thể thao trong tương lai Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhỏ các bạn vẫn cảm thấy ác cảm với việc tập thể dục thể thao vì nhiều lý do khác nhau Công việc, học tập, sức khỏe cá nhân, v.v là những lý do khiến các bạn không ủng hộ việc tập thể thao Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của các bạn sinh viên về việc tập thể dục thể thao nhưng thái độ chỉ là một phần nhỏ quyết định việc thực sự luyện tập thể dục thể thao của sinh viên.

Về yếu tố tác động đến nguyên nhân việc luyện tập thể dục thể thao của sinh viên

Qua quá trình nghiên cứu về khía cạnh những tác động có ảnh hưởng đến nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao ở sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV, nhóm tác giả nhận thấy được các nhân tố cơ bản và nổi trội chủ yếu liên quan về nhận thức cá nhân, thói quen cá nhân, cơ sở vật chất, địa điểm tập, người hướng dẫn và yếu tố môi trường xung quanh

Trong đó, lí do chủ quan chiếm phần lớn trong việc rèn luyện thân thể là vì sinh viên mong muốn có thể "Giữ gìn và nâng cao sức khỏe" đã đưa đến kết luận rằng các bạn sinh viên năm nhất có nhận thức rất tốt về sự hữu ích mà các hoạt động thể thao mang lại cho sức khỏe khỏe của bạn thân Trái lại, nguyên nhân "Không có thời gian luyện tập" đi kèm với nhiều lý do khác nhau như sinh viên vẫn còn gắn liền với thời gian biểu cá nhân, điều này chứng tỏ rằng các bạn sinh viên năm nhất vẫn còn dành phần nhiều thời gian cho các hoạt động học tập và công việc dẫn đến không thể thử sức các bộ môn thể thao hay tham gia các bài tập rèn luyện sức khỏe

Về yếu tố ảnh hưởng khách quan, nhóm nghiên cứu có thể kết luận rằng hiện nay các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ và người hướng dẫn (thầy, cô giáo, ) cho sinh viên trong từng địa điểm để rèn luyện thể thao nằm ở mức độ khá hài lòng, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn có nhiều thiếu sót và bất cập gây ảnh hưởng đến quá trình vận động của sinh viên Các yếu tố khác như môi trường, địa điểm luyện tập cũng có ảnh hưởng không ít đến quyết định lựa chọnnơi để sinh viên tập luyện thể dục thể thao.

Nh ững suy nghĩ mang tính kiế n ngh ị

Để sinh viên duy trì được việc luyện tập TDTT một cách thường xuyên rèn luyện thể chất mang lại Song các yếu tố từ bên ngoài môi trường và xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc luyện tập TDTT thường xuyên của sinh viên.

Về phía nhà trường, cần đẩy mạnh và khuyến khích sinh viên tham gia các phong trào TDTT bằng việc thành lập các câu lạc bộ giải trí, rèn luyện thể chất hay là các hoạt động thể thao ngoại khóa để không những các bạn có niềm đam mê với thể thao mà ngay cả các bạn sinh viên mong muốn được cải thiện sức khỏe, vóc dáng, tinh thần cũng có thể dễ dàng tìm kiếm và tham gia Việc tạo môi trường hoạt động thể thao thường xuyên với đa dạng các loại hình thức khác nhau sẽ giúp cho sinh viên cảm thấy hứng khởi hơn với việc tập luyện và dần quen với các hoạt động TDTT Ngoài ra, các giảng viên, bạn bè xung quanh cũng cần cổ vũ khích lệ sinh viên và bạn của mình luyện tập TDTT, nâng cao tinh thần và sức khỏe

Hơn nữa để có thể giúp các sinh viên dễ dàng tiếp cận với những bài tập TDTT, bên cạnh việc tuyên truyền những ích lợi, thì chúng ta cũng cần phải có sự đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất để giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc luyện tập Chẳng hạn như ta cần tăng thêm số lượng dụng cụ, các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại không những ở trong khuôn viên trường học mà còn là ở các nơi công cộng khác như: công viên, ký túc xá, …để sinh viên không phải mất quá nhiều thời gian và tiền bạc tìm đến những phòng tập có chi phí quá “đắt đỏ” hiện nay

Về phía sinh viên, bản thân của mỗi sinh viên cần ý thức được những giá trị mà việc luyện tập TDTT đem đến Không chỉ tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ mà còn giúp cho tinh thần, năng lượng được cải thiện Sinh viên cần phải có ý chí, đặt ra cho mình những mục tiêu muốn đạt được khi luyện tập như: cải thiện sức khỏe, vóc dáng, …để có thể tạo cho mình một động lực rèn luyện thể chất thường xuyên

Tóm lại việc thường xuyên luyện tập TDTT không chỉ xuất phát từ bản thân của mỗi sinh viên mà những yếu tố bên ngoài cũng tác động ít nhiều đến việc rèn luyện thể chất của sinh viên Việc tác động đến nhận thức, ý thức của sinh viên về vấn đề luyện tập thể thao giữ một vai trò vô cùng quan trọng Bởi chỉ khi sinh viên nhận thức rõ được tầm quan trọng, ảnh hưởng của việc luyện tập TDTT, thì những nhận thức ấy mới có thể trở thành mục tiêu và hành động để giúp sinh viên tự giác luyện tập vì chính lợi ích cho bản thân mình chứ không phải là do đối phó với các môn học hay là ở trạng thái miễn cưỡng luyện tập.

Nh ững đóng góp của đề tài

Vấn đề về việc rèn luyện thể dục thể thao ở sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm của nhà trường trong việc giảng dạy giáo dục thể chất nói chung và đối với cá nhân sinh viên năm nhất nói riêng Đề tài “Thực trạng tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV” đã tổng hợp các vấn đề về thực trạng, tần số luyện tập, thái độ cũng như mong muốn của sinh viên trong quá trình luyện tập thể dục thể thao

Từ đó, đề tài đã mang đến một số đóng góp như sau:

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu đã thu thập được các thông tin, số liệu của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV trong việc luyện tập thể dục thể thao Những số liệu này có thể giúp ích cho nhà trường cũng như các nhóm nghiên cứu khác có cùng đề tài một cái nhìn tổng quát về việc luyện tập thể dục thể thao của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV Từ đó, nhà trường có thể nhìn nhận về thái độ và mong muốn của sinh viên trong việc tập luyện thể dục thể thao ở nhà trường

Thứ hai, từ đề tài ta có thể thấy được sinh viên đang dần quan tâm đến sức khỏe cũng như việc rèn luyện thể dục thể thao Đa số sinh viên chọn tham gia các hoạt động, các bộ môn thể thao tùy theo sở thích và năng lực Từ đó, nhà trường có thể căn cứ vào số liệu khảo sát để tổ chức cũng như tạo điều kiện để sinh viên có thể luyện tập thể dục thể thao thường xuyên hơn

Thứ ba, nhóm nghiên cứu đã khảo sát được những lợi ích trong việc luyện tập thể dục thể thao cũng như tâm trạng sau khi luyện tập từ sinh viên năm nhất Việc luyện tập thể dục thể thao mang đến sự cải thiện về hình thể, thể chất, tinh thần của các bạn trẻ nói chung và sinh viên năm nhất nói riêng Những số liệu đó có thể giúp cho các nhóm nghiên cứu khác đo lường được sự cải thiện cao nhất và thấp nhất của việc trước, trong và sau khi luyện tập thể dục thể thao

Những điều trên là những đóng góp mà nhóm nghiên cứu cũng như đề tài đã làm được Những thông tin và số liệu mà nhóm nghiên cứu đã khảo sát và thống kê hi vọng có thể giúp ích cho các đề tài nghiên cứu sau có thể hoàn thiện hơn.

Nh ữ ng h ạ n ch ế c ủa đề tài

Đề tài “Thực trạng tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV” đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình và thái độ của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV về việc luyện tập TDTT Song, đề tài này vẫn có một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu chưa có sự đa dạng trong việc thu nhập mẫu Nhóm chỉ sử dụng phương pháp lấy mẫu từ bảng hỏi thông qua biểu mẫu trên google form để thu thập thông tin Thiếu sự đa dạng trong phương pháp thu thập mẫu như phỏng vấn, Vì thế đề tài không được tiếp cận rộng rãi đến sinh viên năm nhất của tất cả khoa và bộ môn trong trường để có thể đánh giá tình hình chung của việc luyện tập TDTT.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu chưa nghiên cứu sâu vềnhững yếu tố tâm lý cứu chỉ đưa ra những yếu tố khách quan tác động đến việc luyện tập TDTT và chỉ đề cập sơ lược qua nguyên nhân không luyện tập TDTT Vì thế, đề tài còn thiếu những yếu tố chủ quan đến với việc không luyện tập thường xuyên của sinh viên

Những điều trên là hạn chế của đề tài nghiên cứu này, mong nó sẽ được khắc phục trong những đề tài tiếp theo Để có một nghiên cứu hoàn thiện hơn giúp cho việc luyện tập TDTT của sinh viên ngày càng phát triển

Chúng em đã kết thúc quá trình thực hiện công trình nghiên cứu khoa học “Thực trạng tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV” với sự giúp đỡ tận tâm của giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Châu Văn Ninh từ khoa Triết học, cũng là người phụ trách bộ môn Nghiên cứu khoa học của chúng em Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, người đã trực tiếp tham gia hướng dẫn chúng em trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu

Ngoài ra, chúng em cũng xin gửi lời biết ơn đến nhà trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố HồChí Minh đã tạo điều kiện về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật với hệ thống thư viện trực tuyến đã góp phần giúp chúng em có điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm tài liệu cho công trình nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành với sựđúc kết kinh nghiệm, tìm tòi, tổng hợp những kết quả của các công trình liên quan, các sách báo của những nhà khoa học, tác giả, các giảng viên Đại học trên thế giới tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành bài nghiên cứu một cách dễdàng hơn Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các vị đã gián tiếp giúp đỡ bài nghiên cứu của chúng em hoàn thành

Và không thể không nói tuy công trình nghiên cứu khoa học đã kết thúc, nhưng vẫn không tránh được một số sai sót trong quá trình thực hiện tiểu luận của đề tài do chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và lượng kiến thức chưa thật sự sâu Vì vậy, chúng em rất mong nhận được các đánh giá, góp ý quý báu một cách công tâm từ quý Thầy

Một lần nữa, nhóm đề tài nghiên cứu của chúng em gửi lời biết ơn sâu sắc đến các quý Thầy, nhà trường cùng những nhà nghiên cứu khác đã giúp chúng em trong công trình nghiên cứu khoa học này

1 Annerstedt C., Physical Education and Health in Sweden In: Pühse U., Gerber M (eds.) (2005), International Comparison of Physical

Education Concept–Problems–Prospects, Meyer & Meyer Sports, Đức.

2 Hạ Ngọc Thư (2012), Ecology sports studies carried out in school sports,

Physics Procedia - 2012 International Conference on Medical Physics and Biomedical Engineering (ICMPBE2012), NXB Elsevier BV, Ấn Độ.

3 Ian Sample, “What is this thing we call science? Here’s one definition…” The Guardian, https://shorturl.at/efgln, cập nhật ngày 04/03/2009

4 Icek Ajzen (1991), The Theory of Planned Behavior, Organizational

Behavior and Human Decision Processes 50

5 Kellis S., Mountakis K., Physical Education in Greece, (eds.) (2005),

International Comparison of Physical Education Concept–Problems– Prospects Meyer & Meyer Sports, Đức

6 Ken Hardman (2008), The situation of physical education in schools: A

European perspective, Trường Đại học Worcester, Anh.

7 Mel Reed & Bev Lloyd (2018), Health Psychology, Scientific e- Resources, ED-Tech Press, United Kingdom

8 Michael Jeitler (eds.) (2020), Qualitative study of yoga for Young adults in school sports, Complementary Therapies in Medicine, tập 55, NXB

9 Phương Thúy, Người Việt đang tập thể dục nhiều hay ít? Hóa ra đây là con số WHO khuyến nghị, nhiều người còn chưa thể vượt qua, CafeF, https://bit.ly/3C02dE9, cập nhật ngày 22/07/2022.

10.Rứnholt H., Physical Education in Denmark In: Pỹhse U., Gerber M (eds.) (2005), International Comparison of Physical Education Concept–Problems–Prospects Meyer & Meyer Sport, Đức.

11.Sollerhed A-C (1999), The Status of Physical Education in the Swedish School System, Paper, ICHPER.SD 42nd World Congress, Developing

Strategies of International Co-operation in Promotion of HPERSD for the New Millennium, Cairo, Egypt

12 Stacy Sampson, D.O — Tác giả Adam Felman, “What is good health?”, https://www.medicalnewstoday.com/articles/150999, cập nhật ngày 19/4/2023

13.ThS Phạm Thế Hoàng - Bộ môn GDTC&QP (2015), Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội, NXB Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

14.Thu Trang, Tỷ lệ người tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 33,1% tổng số dân, tăng 1,1% so với năm 2021, UBND tỉnh Bắc Kạn, https://bit.ly/438Q2k7, cập nhật ngày 30/12/2022

15.TS Nguyễn Mạnh Toàn, ThS Kiều Quang Thuyết (2016), Thực trạng năng lực thể chất của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Nhà in Báo Nhân dân, Hà Nội

16.Vincenzo Lisciani Petrini, Tema sullo sport e i suoi valori, Studenti, https://www.studenti.it/tema-sport.html, cập nhật năm 2020.

17 Wallian N., Gréhaigne J-F., Physical Education in France In: Pühse U., Gerber M (eds.) (2005), International Comparison of Physical Education Concept–Problems–Prospects, NXB Meyer & Meyer Sport, Đức.

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

A Tiêu chí xây dựng bảng hỏi:

Nhóm chúng em xây dựng bảng hỏi theo bố cục 6 phần:

1 Thông tin cá nhân của sinh viên

2 Thực trạng luyện tập TDTT của sinh viên

3 Tác động của việc luyện tập TDTT đối với sinh viên

4 Sự thuận tiện khi luyện tập TDTT

5 Tần suất, mức độ hài lòng và ý kiến chủ quan của sinh viên về luyện tập TDTT

6 Những dựđịnh và phương pháp luyện tập TDTT thường xuyên

Phần 1: Thông tin cá nhân của sinh viên

2 Giới tính sinh học của bạn:

Phần 2: Thực trạng luyện tập TDTT của sinh viên

1 Bạn có thường xuyên luyện tập thể dục thể thao không?

2 Tần suất luyện tập thể dục thể thao

3 Bạn dành thời gian bao nhiêu giờ cho một lần tập?

4 Bạn thường chơi môn thể thao nào?

5 Bạn thường luyện tập ởđâu?

6 Để đến được công viên gần nhất để luyện tập TDTT thì bạn đi

Phần 3: Tác động của việc luyện tập TDTT đối với sinh viên

1.Trong lúc luyện tập TDTT, bạn cảm thấy:

2 Sau khi luyện tập TDTT, bạn cảm thấy

3 Khi nhìn thấy sự thay đổi tích cực của bản thân nhờ luyện tập TDTT, bạn cảm thấy

5 Sau khi luyện tập TDTT, thái độ nhận thức của bạn đối với cuộc sống xung quanh:

6 Khi có người luyện tập TDTT cùng, bạn cảm thấy

A Vui vẻ, năng suất hơn

B Khó chịu, không tập trung

7 Lý do của việc luyện tập TDTT thường xuyên

□ Giữ gìn và nâng cao sức khỏe

□ Giúp tinh thần thư giãn

□ Bạn bè, người thân khích lệ

□ Hòa nhập với mọi người

8 Lý do của việc không luyện tập TDTT thường xuyên

□ Không có không gian luyện tập

□ Không có đủ điều kiện (dụng cụ, kinh tế)

□ Không có bạn đồng hành

Phần 4: Sự thuận tiện khi luyện tập TDTT

Những câu hỏi sau đây sẽ nhằm đánh giá cảm nhận của bạn về sự thuận tiện khi luyện tập TDTT Đáp án sẽ có dạng thang đo, xếp từ theo các mức gồm 1 - Không thuận tiện, 2 - Hiếm khi thuận tiện, 3 - Bình thường,

4 - Thường xuyên thuận tiện, 5 - Luôn luôn thuận tiện

1 Bạn đánh giá các yếu tố sau tại địa điểm trường học như thế nào với việc luyện tập TDTT của mình?

- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ

- Thầy, cô giáo, người hướng dẫn

- Phương tiện di chuyển đến địa điểm tập

- Các yếu tố môi trường khác (tiếng ồn, không khí, con người, )

2 Bạn đánh giá các yếu tố sau tại địa điểm công viên như thế nào với việc luyện tập TDTT của mình?

- Sân, bãi (diện tích tập)

- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ

- Thầy, cô giáo, người hướng dẫn

- Phương tiện di chuyển đến địa điểm tập

- Các yếu tốmôi trường khác (tiếng ồn, không khí, con người, )

3 Bạn đánh giá các yếu tố sau tại địa điểm phòng gym như thế nào với việc luyện tập TDTT của mình?

- Sân, bãi (diện tích tập)

- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ

- Thầy, cô giáo, người hướng dẫn

- Phương tiện di chuyển đến địa điểm tập

- Các yếu tốmôi trường khác (tiếng ồn, không khí, con người, )

4 Bạn đánh giá các yếu tố sau tại địa điểm nhà văn hóa như thế nào với việc luyện tập TDTT của mình?

- Sân, bãi (diện tích tập)

- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ

- Thầy, cô giáo, người hướng dẫn

- Phương tiện di chuyển đến địa điểm tập

- Các yếu tố môi trường khác (tiếng ồn, không khí, con người, )

5 Bạn đánh giá các yếu tố sau tại địa điểm nhà riêng của mình như thế nào với việc luyện tập TDTT của mình?

- Sân, bãi (diện tích tập)

- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ

- Thầy, cô giáo, người hướng dẫn

- Phương tiện di chuyển đến địa điểm tập

- Các yếu tốmôi trường khác (tiếng ồn, không khí, con người, )

6 Theo cảm nhận của bạn thì mức độảnh hưởng tới việc luyện tập TDTT của các yếu tố sau sẽ như thế nào? Đáp án sẽ có dạng thang đo, xếp từ theo các mức gồm 1 - Không ảnh hưởng, 2 - Hiếm khi ảnh hưởng,

3 - Bình thường, 4 - Thường xuyên ảnh hưởng, 5 - Luôn luôn ảnh hưởng

- Sân, bãi (diện tích tập)

- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ

- Thầy, cô giáo, người hướng dẫn

- Các yếu tốmôi trường khác (tiếng ồn, không khí, con người, )

- Chếđộ ăn uống, ngủ nghỉ

Phần 5: Tần suất, mức độ hài lòng và ý kiến chủ quan của sinh viên về luyện tập TDTT

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w