Đề trở thành pháp luật, ý chí đó phải được biểu hiện dưới những hình thức cụ thê nhất định, thông qua những hành vi đặc biệt của Nhà nước.. Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán p
Trang 1TRUONG DAI HOC PHENIKAA
KHOA KHOA HOC CO BAN
UNIVERSITY
BAI TAP LON KET THUC HQC PHAN PHAP LUAT DAI CUONG
Đề bài: “So sánh các hình thức pháp luật Từ đó rút ra nhận xét của cá nhân về ưu điểm, hạn chế của mỗi hình thức pháp luật đó?”
Mã số: 39
Sinh viên : bại Quang Hà
Ma SV : 21012384
HA NOI, THANG 10/2021
Trang 2Muc luc
Hình thức pháp luật Tập quán pháp
Hình thức pháp luật Tiên lệ pháp .-. -cc <2
Hình thức pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật
So sánh ưu điểm, hạn chế của 3 hình thức pháp luật Tài liệu tham khảo |2
Trang 3Lời mở đầu Trải qua lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua nhiều biến đổi của từng thời kỳ đã hình thành nên mong muốn của nhân dân hay giai cap thong tri về một trật tự trong xã hội mà ở đó các quy tác xử sự được đảm bảo thực hiện, quan hệ giữa người với người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục tập
quán và các quy tác tôn giáo, qua đó các quy tắc ứng xử này hình thành trong
cộng đồng một cách tự phát và trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội mới, tương đối đa dạng, phức tạp mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán không điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thê điều chỉnh được Trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện đề tô chức, quản lí đời
sóng xã hội phức tạp đó, từng bước làm xuất hiện một loại quy tắc ứng xử mới,
đó chính là pháp luật Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con đường, một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù họp với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước
thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thê trong thực tế, sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các
quy tắc xử sự mới
Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên trong đời sống xã hội, là sự thê hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhưng ý chí của giai cấp thống trị chưa phải là pháp luật Đề trở thành pháp luật, ý chí đó phải
được biểu hiện dưới những hình thức cụ thê nhất định, thông qua những hành vi
đặc biệt của Nhà nước Hình thức biêu hiện đó trong khoa học Pháp lý được gọi
là Hình thức Pháp luật Cách thức thê hiện ý chí của giai cấp thông trị mà thông
qua cách thức đó trở thành Pháp luật được gọi là Hình thức Pháp luật Hình thức Pháp luật là những biểu hiện bên ngoài của Pháp luật, thông qua đó người ta nhận
biết đó là quy phạm pháp luật Hoặc có thê hiểu khái niệm chỉ ranh giới tồn tại
của pháp luật trong hệ thống các quy phạm của xã hội chính là Hình thức Pháp
luật, đó là phương thức tồn tại, là đạng thực tế của Pháp luật
Trong lịch sử đã tồn tại ba hình thức pháp luật: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và
Văn bản quy phạm Pháp luật, mà ở mỗi hình thức Pháp luật sẽ có nguồn gốc, đặc điểm, tính ứng dụng khác nhau
Trang 4Hình thức Pháp luật Tập quán pháp
Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận, nâng
lên thành luật, là một loại nguồn gốc của Pháp luật Tập quán pháp bắt nguồn từ
những tập tục đã lưu truyền trong xã hội, được hình thành một cách tự phát, mang tính bảo thủ cao, ít biến đổi Tập quán pháp không phải do cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất ban hành, không thê phản ánh tập trung và đầy đủ được ý chí, lợi ích của cộng đồng, không đảm bảo được một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nguyên tắc pháp ché là triệt đề tôn trọng giá trị pháp lý cao nhất của Hiến
pháp
Tập quán pháp mang tính cưỡng chế Tập quán pháp là thói quen hình thành từ đời sông hay từ truyền thông văn hoá xã hội trong một thời gian dài Thói quen này được thiết lập bởi cộng đồng và trở thành khuôn mẫu của hành vi mà trong
đó, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng được chấp nhận và tuân thủ một cách tự giác Tập quán pháp được sử dụng như một nguồn hỗ trợ cho pháp luật nhà nước, góp phân điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một địa
phương
Khi nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp, điều đó có ý nghĩa đối với cả nhà nước và xã hội Đối với nhả nước, tập quản pháp đóng vai trò quan trọng tạo nên hệ thông pháp luật của quốc gia Nhà nước thừa nhận một tập quán
là tập quán pháp nhằm mục đích đề đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà nước Đôi với xã hội, việc nhà nước thừa nhận một tập quán là tập quán pháp có ý nghĩa thê hiện sự chấp thuận của nhà nước đối với một thói quen ung xử của cộng đồng
Đó là sự thông nhất giữa ý chí nhà nước với ý chí cộng đồng Qua việc thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp cũng góp phần giữ gìn và phát huy tập quán
đó
Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác
nhau như: liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, viện dẫn tập quan trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc phát sinh trong thực tiến, Như vậy, tập quán có thê được tạo ra từ hoạt động của các
cơ quan lập pháp, cũng có thê được tạo ra từ hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp, Nhà nước chỉ thừa nhận những tập quán không trái với giá trị đạo đức xã hội và trật tự công cộng
Có thê thấy, tập quán pháp được sử dụng phô biến trong thời kỳ chưa có pháp luật thành văn Tuy nhiên tập quán có hạn chế là không xác định, tản mạn, thiêu thống nhát, Do đó, khi mà pháp luật thành văn ngày càng phát triển và trở nên phô biến thì tập quán pháp cũng theo đó mà bị thu hẹp phạm v1 sử dụng Trong điều kiện hiện nay, tập quán đóng vai trò la nguồn bồ sung cho các văn bản quy phạm pháp luật Pháp luật của các quốc gia thường có quy định cụ thê đối với thứ
tự áp dụng của tập quản pháp
Trang 5Ở Việt Nam, Nhà nước cũng thừa nhận vả nâng lên thành pháp luật một số tập quán thể hiện văn hóa truyền thông tốt đẹp của dân tộc như: tập quán tết nguyên đán ở Việt Nam, tập quán giỗ tổ Hùng Vương
Hình thức Pháp luật Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản á án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa
án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó Tiền lệ pháp còn là qua trinh lam luật của toa án trong việc công nhận và áp dụng các
nguyên tắc mới trong quá trình xét xử Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị
trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh — Mỹ (Anglo- Sacxon) và được sử dụng rộng rãi trên thé giới, là nguồn chủ yếu và quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm Anh, hầu hết các tiêu bang của Hoa Kỷ và Canada, các thuộc địa trước kia của Anh cũng như các lãnh thổ được uy tri cua Hoa Ky
Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp Vì vậy, hình thức này dễ tao ra sw tùy tiện, không phù hợp với nguyên tác pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tôi cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật Tuy
nhiên, trên thực tế, bởi xuất phát điểm của tiền lệ pháp là hình thành từ con đường
thông qua quá trình xét xử; phù hợp với chức năng của cơ quan tư pháp và nêu như các cơ quan hành chính cũng ban hành tiền lệ thì không phù hợp với thâm quyên và chức năng là cơ quan quản lý — không phải là cơ quan xét xử, tạo nên
một sự chồng chéo trong việc hình thành và áp dụng tiền lệ giữa hai cơ quan hành
pháp và tư pháp Cho nên, tiên lệ pháp chỉ có thê được hình thành từ hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp, hinh thành từ cơ quan tư pháp chứ không phải từ cơ quan lập pháp hay hành pháp Tiên lệ pháp hình thành từ các cơ quan tư pháp được gọi là án lệ
Án lệ được hiểu là đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các Tòa án về
một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiên lệ, khiến các thâm
phán sau đó có thê noi theo trong các trường hợp tương tự Có thê hiểu xử theo
Trang 6án lệ là việc Tòa án cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của Tòa án cấp
trên dé đưa ra một phán quyết tương tự trong một vụ việc tương tự Cơ sở đề hình
thành nên án lệ chính là những khuyết điểm của hệ thông pháp luật Khi có những khuyết điểm của hệ thống luật, Tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để đưa ra những phán quyết có tính đột phá và bản án này sẽ được Tòa tối cao công bồ là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự đó
khiêm khuyết quy phạm hoặc chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng
Tiên lệ pháp được hiểu là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp dụng và áp dụng nguyên tắc mới trong quá trình xét xử dựa trên những cơ sở vụ
việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thê còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau nảy, do đó, sẽ tạo bình đăng trong việc xét
xử các vụ án giống nhau, giúp dự đoán trước được kết quả của các vụ tranh chấp,
tiết kiệm công sức của các Thâm phán, Người tham gia tô tụng, Cơ quan tiền hành tổ tung, tạo ra sự công bằng trong xã hội Án lệ là khuôn thước mẫu mực dé
các thâm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp
Khi ấy thâm phán chỉ cần đối chiêu dé đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiêu Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đăng Đồng thời, áp dụng án lệ còn
giúp các đơn vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự,
thương mại biết phòng tránh rủi ro
Dé trở thành án lệ thì một bản án, một quyết định phải có những đặc điểm sau: Nội dung của án lệ phải liên quan đến nhứng vấn đề pháp lý, mà những van dé
đó phải là những vấn đề mới mà Pháp luật chưa có lời giải đáp trong thực tế Cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ việc, bằng cách phương pháp nghiệp
vụ đã tìm được hướng giải quyết và hướng giải quyết này trở thành một tiền lệ để
áp dụng với các vụ việc tương tự sau nay; Tiền lệ pháp phải thê hiện được thái
độ, quan điểm của thẳm phán hoặc Hội đồng xét xử về các vấn đề được pháp luật đặt ra Quan điểm đối với một vấn đề pháp lý mới nảy sinh sẽ được chấp nhận
nếu thâm phán đưa ra những lập luận màn tính hợp lý và có logic pháp luật; Tiền
lệ pháp phải xuất phát từ những tranh chấp giữa các bên trong vụ án; Tiên lệ pháp phải được tạo ra bởi Tòa án có thâm quyên bởi không phải Tòa án nào cững có
đủ điều kiện và khả năng để tạo ra án lệ; Tiên lệ pháp phải được công bố và hệ thống hóa
Trong hệ thông pháp luật Dân sự, hình thức này chỉ được col là nguồn thứ yếu, tuy vậy tiên lệ pháp ngày cảng đóng val tro quan trọng trong hệ thông luật Dân
sự, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, tiền lệ pháp đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hợp đồng Đối với nước Nga và các nước Đông Âu,
Trang 7sau khi Liên bang Xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đỏ, tiền
lệ pháp đã được công nhận như là một nguồn luật chính thức
Ở Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, tiền lệ pháp cũng được coi là một
nguồn trong lĩnh vực pháp luật dân sự Trong khi đó, ở miền Bắc Việt Nam và
sau này là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiền lệ pháp không
được thừa nhận là một nguồn chính thức Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại thông qua những biến tướng là việc “hướng dẫn xét xử” của tòa cấp trên (đề lắp những “lỗ
hồng” pháp lý đang tồn tại) Việt Nam chính thức thừa nhận án lệ là nguồn của
pháp luật từ năm 2014
Hình thức Pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm Pháp luậthay Văn bản pháp quy là một hình thức Pháp luật thành văn (Văn bản pháp) được thể hiện qua các văn bản chứa được các quy
phạm pháp luật do cơ quan hoặc cá nhân có thắm quyền ban hành để điều chỉnh
các quan hệ xã hội Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Việt Nam thì Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ
quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thâm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội Van ban quy pham Phap luat mang những dau hiệu cơ bản sau: Do cơ quan nhà nước có thâm quyên hoặc cá nhân có thâm quyên ban hành; Việc ban hành luôn luôn theo thủ tục, trình tự luật định; Nội dung văn bản quy phạm pháp luật gồm
những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung (quy phạm pháp luật), đó là những khuôn mẫu của hành vi mà mọi thành viên xã hội hoặc các cá nhân, cơ quan nhà nước, tô chức có liên quan phải xử sự theo; Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện Nhà nước sử dụng mọi biện pháp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, pháp luật, trong đó có cả biện pháp cưỡng chề nhà nước mang tính trừng phạt, để bảo đảm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành Biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt chỉ được cơ
quan nhà nước có thâm quyên áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra và việc
áp dụng đó cũng dựa trên cơ sở nhằm giáo dục, thuyết phục, cải tạo; Văn bản quy
phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong thực tế đời sống, được áp dụng
khi có sự kiện pháp lý xảy ra; được tất cả thành viên xã hội hoặc cá nhân, cơ quan
nhà nước, tổ chức có liên quan thực hiện nhiêu lần cho tới khi nó bị đình chỉ hoặc
bị sửa đôi hoặc bị bãi bỏ một phân hay toàn bộ bởi cơ quan nhà nước có thâm quyên; Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là sự điều chỉnh có phạm vi nhất
định về thời gian, không gian và đối tượng điều chỉnh; Bao gồm các yếu tố: thời
Trang 8điểm có hiệu lực, khoảng thời gian áp dụng, thời diém hét hiéu luc, pham vi/d6i tượng áp dụng
Văn bản quy phạm Pháp luật có thể được nhận biết dựa vào số hiệu, ví dụ: 17/2008/QH12; 71/2012/NĐ-CP; 03/2013/TT-BTC, 09/2013/QĐ-UBND ; Dựa vào cơ quan ban hành văn bản và loại văn bản, ví dụ: Quốc hội ban hành Hiền pháp, luật, nghị quyết, Chính phủ ban hành Nghị định, Nghị quyết liên tịch
Pháp luật Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo lên
nhau Do đó, có những trường hợp có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề,
lúc đó phải có sự cân nhắc phù hợp đề tìm ra luật áp dụng, dựa trên các tiêu chí:
áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn; áp dụng văn bản mới hơn; trường hợp văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì luật riêng ưu tiên hơn luật chung, luật nào
sát với lĩnh vực của vấn đề thì ưu tiên hơn; đối với luật nội dung thì sự việc xảy
ra vào thời gian nảo thì lây văn bản có hiệu lực vào thời điểm đó đề giải quyết, còn về luật hình thức thì áp dụng văn bản có hiệu lực lúc quan hệ được đem ra giải quyết
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thông văn bản quy phạm Pháp luật bao gồm 26 loại văn bản, theo điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm Pháp luật: Hiền pháp, Bộ luật của Quốc hội, Luật của Quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lệnh của Chủ tịch nước, Nghị quyết của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dan toi cao, Thong tu cua Vién truong Vién
kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao với Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao, Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tính, thành phó trực thuộc trung ương, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyên địa phương ở đơn vị hành chính — kinh tế đặc biệt, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tính, thành pho thudc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện), Quyết định của Ủy ban nhân dân cap huyện, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trần, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
Trang 9So sánh ưu điểm, hạn chế của 3 hình thức Pháp luật
Tập quán pháp Xuất phát từ những thói
quen, quy tắc ứng xử từ
lâu đời nên đã ngâm sâu
vào tiềm thức của nhân
dân, được nhân dân tự
giác tuân thủ góp phần
tạo nên pháp luật vả nâng cao hiệu quả của
pháp luật, góp phần khắc
phục tinh trạng thiếu pháp luật, khắc phục các
16 hong cua pháp luật thanh van
Tập quán pháp tôn tại đưới dạng bất thành văn nên thường được hiếu một cách ước lệ, nó thường có tính tản mạn, địa phương, khó bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong pham vi rong
Tiên lệ pháp
Được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thê có thấm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thê trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải nên
nó dé dàng được xã hội chấp nhận; có tính linh
hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống: gop phan khac phuc những lỗ hồng, những điểm thiếu sót của văn bản quy phạm pháp luật
Được hình thành trong quá
trình áp dụng pháp luật, là sản phẩm, kết quả của hoạt
động áp dụng pháp luật nên tính khoa học không cao bằng văn bản quy phạm pháp luật; thủ tục phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu rộng: hừa nhận án lệ có thê dẫn tới tình trạng toả án
tiém quyền của nghị viện
và Chính phủ
Trang 10
Van ban quy pham
Pháp luật
Được hình thành do kết
quả của hoạt động xây dựng pháp luật, thường
thê hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học
tương đối cao; Các quy
định được thê hiện thành
văn nên rõ ràng, cụ thé,
dễ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, dễ phố biến, dễ áp dụng, có thê
được hiểu và thực hiện thống nhất trên phạm vi
rộng; có thể đáp ứng
được kịp thời những yêu
cầu, đòi hỏi của cuộc sống vì dễ sửa đối, bổ sung
Cac quy dinh cua van ban quy phạm pháp luật thường mang tính khái
quát nên khó dự kiến được
hết các tình huống, trường
hợp xảy ra trong thực té, vì
thế có thể dẫn đến tình
trạng thiếu pháp luật hay tạo ra những lỗ hồng,
những khoảng trồng trong pháp luật; những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thường có tính
ồn định tương đối cao, chặt
chẽ nên đôi khi có thê dẫn
đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt; quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
thường lâu dài và tốn kém
hơn sự hình thành của tập quản pháp và án lệ
10