vật lý 12, chương 1, vật lý nhiệt, kết nối tri thức: giáo án, bài tập, kiểm tra chương 1 bài 1: sự chuyển thể bài 2: nội năng bài 3: nhiệt độ, thang đo bài 4: nhiệt dung riêng bài 5,6: nhiệt nóng chảy và hoá hơi
Trang 1BÀI 1: CẤU TẠO CHẤT THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ
I Cấu tạo chất
1 Những điều đã học về cấu tạo chất
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử
+ Các phân tử chuyển động không ngừng
+ Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
2 Lực tương tác phân tử
+ Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy
+ Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể
3 Các thể rắn, lỏng, khí Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn
+ Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng
+ Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định
+ Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được Chất lỏng
có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó
II Thuyết động học phân tử chất khí
1 Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
+ Chất khí được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng
+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; nhiệt độ của chất khí càng cao thì tốc độ chuyển động càng lớn
+ Giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy gọi chung là lực liên kết
Lưu ý: Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình
Bài tập ôn luyện
Câu 1 Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?
A.Chuyển động hỗn loạn B.Chuyển động không ngừng
C.Chuyển động hỗn loạn và không ngừng D.Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định
Câu 2 Tính chất nào sau đây KHÔNG phải là của phân tử?
A.Chuyển động không ngừng
B.Giữa các phân tử có khoảng cách
C.Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
Trang 2D.Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
Câu 3.Câu nào sau đây nói về chuyển động của các phân tử khí là không đúng ?
A Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra
B Các phân tử chuyển động không ngừng
C Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
D Các phân tử chuyển động hỗn loạn
Câu 4.Chất khí gây áp suất lên thành bình chứa là do :
A Nhiệt độ B Va chạm C Khối lượng hạt D Thể tích
Câu 5 Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì:
A.động năng tăng gấp đôi B.thế năng tăng gấp đôi C.động lượng tămg gấp đôi D.gia tốc tăng gấp đôi
Câu 6.Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí ?
A.Lực tương tác giữa các phân tử là rất yếu
B.Các phân tử khí ở rất gần nhau
C.Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng
D.Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng
Câu 7.Chọn câu sai khi nói về cấu tạo chất:
A.Các phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng
B.Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại
C.Các phân tử luôn luôn đứng yên và chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật càng cao D.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử
Trang 3CHẤT RẮN KẾT TINH CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
I Chất rắn kết tinh Có dạng hình học, có cấu trúc tinh thể.
1 Cấu trúc tinh thể.
Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẻ với nhau bằng những lực tương tác và và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó
2 Các đặc tính của chất rắn kết tinh
- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau
- Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không dổi ở mỗi áp suất cho trước
- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể + Chất rắn đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim
cương… + Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau,
có tính đẳng hướng Ví dụ: thỏi kim loại…
3 Ứng dụng của các chất rắn kết tinh Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cát kính Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau
II Chất rắn vô định hình
1 Chất rắn vô định hình: không có cấu trúc tinh thể, không có dạng hình học xác định
Ví dụ: nhựa thông, hắc ín,… 2 Tính chất của chất rắn vô định hình: + Có tính đẳng hướng + Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
Hãy giải thích các đặc điểm sau đây của thể khí, thể rắn, thể lỏng a) Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng
Trang 4NỘI NĂNG ĐỊNH LUẬT I
NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
1 Khái niệm
+ Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên được gọi là nội năng của vật, nội năng được kí hiệu bằng chữ U và có đơn vị là J
Nội năng của một vật phụ thuộc và nhiệt độ và thể tích của vật
2 Các cách làm thay đổi nội năng
1 thực hiện công
Quá trình thực hiện công làm cho nội năng của vật thay đổi, vật nhạn công của nội năng tăng, hệ thực hiện công cho vật khác thì nội năng giảm
2 Truyền nhiệt
Khi 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì xảy ra quá trình truyền nhiệt Quá trình này thay dổi nội năng của các vật
3 Nhiệt lượng Nhiệt dung riêng
Q = mc( T2 – T1 )
Q > 0: vật nhận nhiệt lượng, nhiệt độ tăng lên
Q < 0 : Vật truyền nhiệt lượng, nhiệt độ của vật giảm
4 Định luật I nhiệt động lực học
Độ biến thiên nội năng :Δ U = A + Q
B Bài tập vận dụng
Câu 1: Câu nào sau đây nói về nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ của một vật là
đúng ?Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
Câu 2: Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng ?
Trang 5A Nội năng là nhiệt lượng.
B Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật A cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B.
C Nội năng của vật chì thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá
trình thực hiện công
D Nội năng là một dạng năng lượng.
Câu 3: Nội năng của một vật là
A tổng động năng và thế năng của vật.
B tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực
hiện công
D nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 4: Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng ?
A Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật.
B Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng V ngược lại.
C Trong truyền nhiệt có sự truyền động nâng từ phân tử này sang phân tử khác.
D Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại.
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng?
A Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử
cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng
B Đơn vị của nội năng là Jun (J).
C Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
D Nội năng không thể biến đổi được.
Câu 6: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.
D Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 7: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?
A Nội năng là một dạng năng lượng
B Nội năng có thể chuyển hóa thành năng lượng khác.
C Nội năng là nhiệt lượng
D Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 8: Cách nào sau đây không làm thay đỏi nội năng của vật?
A Cọ xát vật lên mặt bàn B Đốt nóng vật
C Làm lạnh vật D Đưa vật lên cao
Câu 9: Trường hợp làm biến đổi nọi năng không do thực hiện công là?
A Đun nóng nước bằng bếp
B Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm
C Nén khí trong xilanh
Trang 6D Cọ xát hai vật vào nhau.
Câu 10: Nhiệt dung riêng của 1 vật có giá trị âm trong trường hợp nào
A chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ
B Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt dộ
C Chất toả nhiệt và giảm nhiệt độ
D Chất toả nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ
Câu 11: Công thức nào sau đây mô tả đúng nguyên lí I của NĐLH ?
A ΔU = A - Q U = A - Q B ΔU = A - Q U = Q -A
C A = ΔU = A - Q U - Q D ΔU = A - Q U = A + Q.
Câu 12: Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức U A Q của nguyên lí I NĐLH ?
A Vật nhận công: A < 0 ; vật nhận nhiệt: Q < 0
B Vật nhận công: A > 0 ; vật nhận nhiệt: Q > 0.
C Vật thực hiện công: A < 0 ; vật truyền nhiệt: Q > 0
D Vật thực hiện công: A > 0;vật truyền nhiệt: Q < 0.
Câu 13: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì công thức ΔU = A - Q U = A + Q
phải thỏa mãn
A Q < 0 và A > 0 B Q > 0 và A > 0.
C Q < 0 và A < 0 D Q > 0 và A < 0.
Câu 14: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xylanh Biết khí truyền
sang môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J Độ biến thiên nội năng của khí là:
A 80J B 120J C -80J D -120J
Câu 15: Một khối lượng khí bị nén đã nhận được công là 150 kJ Khí nóng lên và đã
toả nhiệt lượng là 95 kJ ra môi trường Nội năng của lượng khí
A giảm 55 kJ B tăng 55 kJ
C không thay đổi D tăng 245 kJ
Câu 16: Hiện tượng quả bóng bàn bị móp khi thả vào nước sẽ phồng trở lại là do
A nội năng của chất khi tăng lên
B, nội năng của chất khí giảm
C nội năng của chất khí không đổi
D nội năng của chất khi bị mất đi
Bài tập đúng sai
Câu 1: Xét khối khí như trong hình Dùng tay ấn mạnh và nhanh pittong
vừ nung nóng khí bằng ngọn đèn cồn
a Công A > 0 vì khí bị nén ( khí nhận công)
b Nhiệt lượng Q < 0 vì khí bị nung nóng ( khí nhận nhiệt)
c nội năng của khí tăng ΔU = A - Q U > 0
d Biểu thức liên hệ độ biến thiên nội năng, công và nhiệt lượng là ΔU = A - Q U = A – Q
Câu 2: Trong quá trình nóng chảy của vật rắn
a nhiệt được truyền vào vật rắn để tăng nhiệt độ của nó
Trang 7b động năng trung bình của các phần tử vật rắn giảm di
c nội năng của vật rắn không thay đổi
d tại nhiệt độ nóng chảy, nội năng không đổi
Bài tập tự luận
Bài 1: Một bình nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 0,118kg nước ở nhiệt độ 20oC Người
ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,2kg đã được đun nóng tới nhiệt độ 75oC Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt.Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 920J/kgK; nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kgK; và nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kgK Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh
Bài 2: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt
độ 8,4oC Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192g đã đun nóng tới nhiệt độ
100oC vào nhiệt lượng kế Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC.Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 128J/kgK và của nước là 4180J/kgK
Bài 3: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 1420C vào một cốc đựng nước ở 200C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 420C Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của Al m là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K
Bài 4: Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 24oC Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 80g ở nhiệt độ 100oC Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/Kg.K, của đồng là 380 J/Kg.K và của nước là 4,19.103 J/Kg.K
Bài 5 : Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng m1 = 100g có chứa m2 = 375g nước ở
nhiệt độ 25oC Cho vào nhiệt lượng kế một vật bằng kim loại khối lượng m3 =400g ở
90oC Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC Tìm nhiệt dung riêng của miếng kim loại Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K, của nước là 4200J/Kg.K
Bài 5: Nhiệt độ Thang nhiệt độ- nhiệt kế
I Khái niệm nhiệt độ
Nhiệt độ cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng
- Khi 2 vật có nhiệt độ chênh lệch tiếp xúc nhau thì nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
- khi 2 vật tiếp xúc nhau có nhiệt độ bằng nhau thì không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng, hai vật ở trạng thái cân bằng nhiệt
2 Thang Nhiệt độ
a Thang nhiệt độ Celsius (0C)
- Mốc nhiệt nóng chảy của đá tinh khiết ( quy ước 00C ) và mốc nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là 1000C
b Thang nhiệt độ Kelvin (K)
Trang 8- thang nhiệt này có tên gọi là thang đô nhiệt độ động, là thang đo nhiệt độ sử dụng mốc gồm 2 nhiệt độ cố định:
+ Nhiệt độ thấp nhất có thể có được gọi là độ không tuyệt đối 0K Không có vật ở bất kì trạng thái nào nhỏ hơn nhiệt độ này
+ nhiệt độ nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời 3 thể R,L,K trong trạng thái cần bằng nhiệt ở áp suất tiêu chuẩn là 273,15K ( tương ứng 0,010C) được gọi là nhiệt độ diểm ba của nước
c thang đo farenhai (0F)
d Cách chuyển đổi
t = T – 273,15 ( hoặc t = T – 273)
T = t + 273,15 ( hoặc T = t + 273,15)
t = 32 + (t.1,8) F
II nhiệt kế
1 Nhiệt kế là gì?
- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ
- Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế rượu( đo nhiệt độ khí quyển), nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế Mỗi nhiệt kế đều có giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và công dụng riêng của nó
Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên
sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép), nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế) và nhiệt kế hiện số
t = ax + b ( x là thuộc tính vật lý)
2 Nguyên lý hoạt động
- Nhiệt kế thường dùng : dự trên sự nở dài của cột chất lỏng trong ống thuỷ tinh ( nhiệt
kế rươuj, thuỷ ngân, kế dầu)
- nhiệt kế kim loại : hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép ( thanh kim loại mỏng thẳng hoặc xoắn ốc)
- Nhiệt kế hồng ngoại: dự vào bức xạ hồng ngoại
- Nhiệt kế khí: dựa trên sự nở vì nhiệt của thể tích lượng khí khi áp suất không đổi
3 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
+ Sự nở dài:
- Định nghĩa: là sự thay đổi chiều dài của vật rắn khi nhiệt độ thay đổi
- Thí nghiệm tìm quy luật của sự nở dài: Đo chiều dài l theo nhiệt độ t, nghiên cứu độ nở
dài ∆l= l-l0 phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Quy luật của sự nở dài: Độ nở dài của một vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với độ tang
nhiệt độ và chiều dài ban đầu của vật rắn:
Độ nở dài: ∆l = l – l 0 = l 0 α∆t với l0 là chiều dài ở t00C, ∆t = t-t0: độ tang nhiệt độ
Trang 9Chiều dài ở t0C: l = l 0 (1+ α∆t)
- Hệ số nở dài: α (K-1) phụ thuộc và bản chất vật liệu Bảng 36.2 SGK
+ Sự nở khối
- Định nghĩa: là sự thay đổi thể tích vật rắn khi thay đổi nhiệt độ
- Quy luật: sự nở khối: V = V 0 (1+ β∆t), với β ≈ 3α là hệ số nở khối
Bài tập
Bài 1: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng gì?
A Hiện tượng bay hơi của chất
B Hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng của lực
C Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
D Hiện tượng ngưng tụ của chất
Bài 2: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào trong nước nóng, mức rượu trong ống nhiệt kế
tăng lên vì sao?
A Ống nhiệt kế nở dài ra
B Ống nhiệt kế co ngắn lại
C Cả ống nhiệt kế và rượu đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn
D Cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở ra nhiều hơn
Bài 3: Đièu nào sau đây là đúng với nguyên lý truyền nhiêt
A Nhiệt truyền từ nhiệt độ thấp sang nhiệt độ cao
B Nhiệt truyền từ nhiệt dộ cao sang nhiệt dộ thấp
C Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp sang nhiệt dung riêng cao
D Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao sang nhiệt dung riêng thấp
Bài 4: Đổi 320C sang độ K
Bài 5: Vì sao người ta lựa chọn thuỷ ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế?
A Vì chúng có nhiệt độ nóng chảy cao B Vì nhiệt độ nóng chảy thấp
C Vì nhiệt độ đông đặc cao D Vì lí do khác
Bài 6: Nhiệt kế y tế có tác dụng chính là
A đo nhiệt độ trong các thí nghiệm B đo nhiệt độ cơ thể người
Bài 7: Cần sử dụng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của không khí quanh ta?
A Nhiệt kế thuỷ ngân B Nhiệt kế y tế C Nhiệt kế điện tử D Nhiệt kế rượu
Bài 8: Trong thang nhiệt độ Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu?
Bài 9: Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là gì?
A Kelvin B Cenxiut C Farenhai D Cả ba đơn vị trên
Bài 10: Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C
B Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C
Trang 10C Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
D Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C
Bài 11: Nếu 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì
A Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ 2 vật bằng nhau
B Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ 1 vật đạt 00C
C Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau
D Quá trình truyền nhiệt cho đén khi nhiệt dung riêng 2 vật như nhau
Câu hỏi đúng sai
Câu 1: Nhúng bàn tay trái vào nước lạnh, bàn tay phải vào nước nóng và sau đó nhúng
cả 2 tay vào nước âm, cảm giác của ta sẽ là:
a) Bàn tay trái lạnh, bàn tay phải nóng
b) Bàn tay trái nóng, bàn tay phải lạnh
c) Cả 2 bàn tay đều thấy ấm
d) Cả 2 bàn tay đều thấy lạnh
Câu 2: Mùa hè, trời xanh, mây trắng, nắng vàng, ta thường cần một chút “vitamin sea”
Khi đi tắm biển, ta thường đi chân trần trên bãi cát
a) Cát hấp thụ nhiệt của mặt trời và nhiệt này được truyền đến chân chúng
ta, chân ta bắt đầu nóng rát lên
b) Chân cọ xát nhiều với mặt cát nên chân nóng dần lên
c) Cơ thể ta có nhiệt độ, khiến nhiệt này được truyền xuống mặt cát, làm
ta cảm thấy khi đi chân trần thì mặt cát sẽ nóng
d) Chân nhận nhiệt từ cát, cát lấy nhiệt từ mặt trời, quá trình truyền nhiệt diễn ra từ chân qua mặt cát, làm cho mặt cát nóng
Tự luận
Câu 1: Em hãy đổi 10°C, 40°C, 64°C, 100°C sang thang nhiệt độ Fahrenheit
Câu 2: Em hãy đổi 0°F, 68°F, 132°F, 241 °F sang thang nhiệt độ Celsius
Câu 3: Em hãy đổi 30°C, 45°C, 136°C sang thang nhiệt độ Kenvin.
Câu 4: Em hãy đổi 10°F, 64°F, 112°F, 269°F sang thang nhiệt độ Kenvin
Câu 5: Một nhiệt kế thể tích không đổi hiện thị 00C và 1000C tương ứng với áp suất 50cmHg và 90 cmHg Biết nhiệt độ đọc được là hàm bậc nhất của áp suất thuỷ ngân là 60cmHg thì nhiệt độ đọc được là bao nhiêu
Câu 6: Một thang đo X lấy điểm băng là -10 X , điểm sôi là 90X nhiệt độ 1 vật đọc
được trên nhiệt kế cenxiut là 40 thì nhiệt kế X là bao nhiêu
Câu 7: Một nhiệt kế thể tích không đổi hiện thị 00C và 1000C tương ứng với độ cao cột thuỷ ngân 50cm và 75 cm Biết nhiệt độ đọc được là hàm bậc nhất của độ cao cột thuỷ ngân là 80cm thì nhiệt độ đọc được là bao nhiêu
Câu 8: Một thanh nhôm ở 100C có chiều dài 2m Tính độ nở dài và chiều dài của thanh nhôm khi nhiệt độ của nó là 500C Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1