Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc và tác nhân Theo các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học : Bao gồm phân bón N, P dư lượng phân bón trong đất, thuốc trừ sâu
Trang 1Nguyễn Thị Thùy Duyên – 1191080023
Lê Thị Minh Hiển – 1191080035
Vũ Thị Ngọc Linh – 1191080052
Mai Mỹ Kim – 1191080047.
Lê Thanh Vương –1191080
Trang 2CÁC NỘI DUNG CHÍNH
KHÁI NIỆM Ô NHIỄM ĐẤT
PHÂN LOẠI ĐẤT BỊ Ô NHIỄM THEO NGUỒN GỐC VÀ TÁC NHÂN
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ONMT Ở VIỆT NAM
KHÁI NIỆM VỀ PHÂN BÓN
PHÂN LOẠI CÁC LOẠI PHÂN BÓN
Trang 3Khái Niệm Về Phân Bón
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu
phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì
nhiêu của đất
Phân bón được chia làm hai nhóm chính:
Nhóm phân khoáng: bao gồm phân N, P, K,
Mg, phân Bo, Mo và phân hỗn hợp.
Nhóm phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng,
phân bắc, phân than bùn, phân xanh và phân rác.
Trang 4Phân loại phân bón
vd: Rác ủ hoai mục, phân xanh, bã đậu phộng, đậu nành, hạt bông vải, bột máu động vật,
bột xương, phế phẩm từ các lò mổ, các nhà máy chế biến đồ hộp, phân chuồng, mạt cưa
Mô hình ủ phân hữu cơ
từ bùn và phế phẩm
Trang 5Các loại phân được sử dụng
Trang 6Các loại phân được sử dụng
Trang 9Khái niệm ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả
các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân ô nhiễm.
Trang 10Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn
gốc và tác nhân
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm
theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo
các tác nhân gây ô nhiễm
Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
Nguồn gốc tự nhiên: Do lắng đọng của các
chất, do hoạt động của núi lửa….
Nguồn gốc nhân tạo:
Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
Trang 11Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc và
tác nhân
Theo các tác nhân gây ô nhiễm:
Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học : Bao gồm
phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp
và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit
v.v )
Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực
khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng
Trang 12Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn
gốc và tác nhân
Chất ô nhiễm đến với đất đầu vào thì nhiều,
nhưng đầu ra thì rất ít , vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất
Trang 13Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất ở Việt Nam
Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng
lương thực, thực phẩm ngày càng tăng
Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa
và mạng lưới giao thông làm chai đất bị ô nhiễm
Nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ
dần trong đất qua các mùa vụ
Các loại chất thải trong hoạt động của con
người (rắn, lỏng, khí)
Trang 14Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất ở Việt Nam
Sử dụng các loại nước thải để tưới cho cây
trồng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các
chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.
Ô nhiễm đất vì chất phế thải :Nguồn chất thải
rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở
đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn
Trang 15Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất ở Việt Nam
Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi
Trang 16Một số hình ảnh ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất ở làng nghề phú xuyên Vùng bị nhiễm nặng dioxin ở Đà Nẵng Đất trống sau khi bị cháy rừng
Trang 17TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM PHÂN BÓN TRONG ĐẤT Ở VIỆT NAM
Trang 18Sự tồn lưu của phân bón trong đất:
1 Thực vật và động vật hấp thụ
2 Đất giữ lại
3 Rửa trôi và mất chất dinh dưỡng do tiêu nước
4 Mất dinh dưỡng do bốc hơi vào khi quyển
Khi bón phân vào đất có 5 quá trình sau xảy ra:
Trang 19Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác
nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng.
Ðối với phân đạm: phần lớn phân đạm dễ tan, ngoài phần cây trồng sử dụng, phần còn lại
trong đất tham gia vào các quá trình chuyển
hoá khác nhau trong đất và được giữ lại chủ
yếu ở dạng NO3- và NH4+ NH4+ được keo đất giữ, trong điều kiện oxi hoá NH4+ dễ dàng bị
nitrat hoá để hình thành NO3- Tuy nhiên do
NO3- ít được keo đất giữ và sự hấp phụ hoá
học xảy ra với ion này rất yếu nên quá trình rửa trôi theo nước mặt và thấm sâu, cộng với quá trình phản nitrat hoá làm hàm lượng NO3- trong đất giảm nhiều sau một năm canh tác.
Trang 20Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác
nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng.
Ðối với phân lân: khác với phân đạm, phân lân
ít bị mất đi trong quá trình sử dụng Ngoài
phần P cây hút và một phần nhỏ dễ hoà tan bị mất đi theo dòng chảy, phần lớn lân tồn tại ở trong đất ở dạng các hợp chất khó tan với Ca,
Al và Fe Ngoài ra, trong điều kiện đất vùng
nhiệt đới chua nhiều, một phần P bị giữ chặt
do hấp phụ lý hoá học bởi các keo dương Ðây chính là lý do tại sao hàm lượng lân tổng số
trong một số loại đất tăng lên nhiều trong
những năm gần đây do bón phân lân liên tục Tồn dư của P trong đất tuy không ảnh hưởng
Trang 21Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác
nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng.
Ðối với phân kali: Khác với phân lân, phân
kali dễ tan hơn Tồn dư của kali trong đất
không gây độc cho đất và môi trường Kali
tồn lưu này có thể tồn tại ở trong đất dưới
các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào lượng tồn
dư và loại đất Một phần kali tồn lưu có thể
hoà tan tồn tại trong nước, phần kali này dễ
bị rửa trôi khỏi đất hoặc dễ dàng được cây
hấp thụ
Trang 22Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác
nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng
Phần lớn kali tồn lưu được keo đất hấp phụ ở
dạng kali trao đổi hoặc kali nằm sâu trong
khe hở giữa các lớp tinh thể của keo sét Ðặc biệt các đất có chứa nhiều hydromica sự hấp phụ và cố định kali càng mạnh.
Khác với lân, kali sau khi được đất hấp phụ
hoặc cố định trong các khe hở của keo sét có thể chuyển thành kali dễ hoà tan và kali trao đổi để cung cấp cho cây
Trang 23Sự chuyển hóa của phân bón trong đất
Phân bón trong đất chịu tác động của những
chuyển hoá chính sau:
Quá trình điện li, ví dụ sự điện ly của
Trang 2432-Sự chuyển hóa của phân bón trong đất
Quá trình nitrat hoá
2NH4+ 3O2 2NO2- + 4H+ + 2H2O + Q
2NO2- + O2 2NO3- + Q
Quá trình phản nitrat hoá
NO3- → NO2- → NO → N2O → N2
Nitrosomonas Nitrosomonas
Trang 25Sự chuyển hóa của phân bón trong đất
Quá trình hấp phụ trao đổi, ví dụ sự hấp phụ
trao đổi
Quá trình kết tủa
Ca(H 2 PO 4 ) 2 + Ca(HCO 3 ) 2 → 2CaHPO 4 + 2H 2 CO 3
Trang 26Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Hiện nay, ở các nước phát triển lượng phân bón
hóa học sử dụng có xu hướng giảm thay vào đó
là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường
Ở Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử dụng khá
nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng
Năm1997 đã bón 126,1 kg/ha, xấp xỉ mức trung bình của thế giới, thấp hơn nhiều so với Hàn
Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc
Tuy nhiên ở một số vùng thâm canh tăng vụ cao
Trang 27Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
So với các nước sử dụng nhiều phân bón
trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân
bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối lớn Nhu cầu phân
bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 – 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu
tấn/năm, kế đến là phân urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm.
Trang 28Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Nhập khẩu vẫn đóng vai trò lớn trong việc
đảm bảo nguồn cung trong nước Nhìn qua
số liệu về nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến nay có thể thấy xu hướng chung là tăng
Từ năm 2005, lượng phân bón có giảm so với trước là nhờ khả năng sản xuất phân bón
trong nước đã thay thế được một phần
lượng phân bón nhập khẩu Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu phân bón có tốc độ tăng khá
mạnh Nhất là trong 9 tháng đầu năm 2008,
Trang 29Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, xu
thế sử dụng phân bón cũng có khá nhiều
thay đổi Do yêu cầu cần bổ sung đồng bộ
các chất dinh dưỡng cho cây nên người
nông dân đã chuyển sang sử dụng phân
tổng hợp thay cho phân đơn Vì vậy, phân
NPK, SA2, DAP3 đang có xu hướng sử dụng tăng lên còn phân urê đang có chiều hướng giảm trong cơ cấu phân bón sử dụng của
nước ta hằng năm.
Trang 30Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Phía Nam là thị trường tiêu thụ phân bón
nhiều nhất nên số lượng các doanh nghiệp tại thị trường này cũng nhiều hơn ở phía Bắc
Yếu tố cạnh tranh tại hai thị trường này khá
khác nhau Ở thị trường miền Nam, nông sản sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu nên năng
suất và phẩm chất nông sản đều được quan
tâm do đó người nông dân thường chọn
những loại phân có chất lượng; những sản
Trang 31Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Còn tại phía Bắc, các sản phẩm phân bón sẽ
cạnh tranh với nhau về giá do người nông
dân ít quan tâm đến phẩm chất của nông sản nên loại nào có giá thành rẻ thì sẽ có xu
hướng được lựa chọn nhiều hơn Đây cũng
là một phần lý do tại sao tình trạng phân bón giả xảy ra khá thường xuyên tại khu vực phía Bắc.
Trang 32Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 100 doanh nghiệp đầu mối và các thành phần kinh tế tham gia vào
mạng lưới sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ phân
bón Các loại phân bón trên thị trường Việt Nam
được chia thành 6 loại chính, bao gồm: Phân đơn, phân NPK, phân hữu cơ – khoáng, phân vi sinh,
phân trung lượng – vi lượng và các loại phân khác Trong đó, chất lượng của các loại phân N, P, K,
phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng đang
là vấn đề nổi cộm và cũng góp phần làm ô nhiễm
môi trường Vì lý do lợi nhuận, các chất trên không được tinh khiết Do đó chúng chứa nhiều tạp chất
Trang 33Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Các loại phân khoáng được sử dụng rất
nhiều với lượng sử dụng cao gấp nhiều lần
so với lượng khuyến cáo Điều tra khảo sát tại Lâm Đồng cho thấy mức sử dụng thường cao hơn từ 30 – 40%, cá biệt lớn hơn tới 60% đối với phân N, P, K
Trang 34Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
ở Việt Nam
Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hàng năm
lượng phân Bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong đó 2/3 được dùng bón cho cây trồng
gây ô nhiễm môi trường đất và nông sản
Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã phải
dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7– 12 tấn /
ha Do vậy, 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công
cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất
Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức
ăn cho cá Phân Bắc và phân chuồng tươi
Trang 35Khái quát các vấn đề môi trường do
phân bón gây ra
Việc sử dụng phân bón tràn lan cũng đã làm
xuất hiện các mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng được sử dụng không hợp
lí Hiện tượng xảy ra là: đất bị chua hóa, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, hoạt động của các vi sinh vật trong đất giảm,
có sự tích đọng nitrat, amoni, kim loại nặng ở một số vùng
Trang 36Khái quát các vấn đề môi trường do
phân bón gây ra
Không phải tất cả phân bón cho vào đất, được phun trên lá sẽ được cây hấp thụ hết.Theo số liệu tính
toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa
học ở VN, hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt từ 45%, lân từ 40-45%, kali từ 40-50%, tùy theo chân
30-đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón…
Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với
1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương
với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali
Trang 37Khái quát các vấn đề môi trường do
phân bón gây ra
Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây
độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh
trưởng khi vượt quá mức quy định như Cu,
Zn …rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển và có khả năng nâng cao khả
năng chống chịu cho cây trồng Tuy nhiên
khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành
những loại kim loại nặng khi vượt quá mức
sử dụng cho phép và gây độc hại cho con
người và gia súc.
Trang 38Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường
đất
Trong các vấn đề môi trường gây ra do nền
công nghiệp hiện đại, có một phần lớn là do sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật, không hợp
vệ sinh và vượt quá mức độ cho phép Phân
bón là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng năng suất cây trồng, nhưng cũng có
những mặt trái, đặc biệt ở những vùng thâm
canh cao bằng phân hoá học, sử dụng không
cân đối phân N, P, K và các loại phân hữu cơ và phân vi lượng khác Hiện tượng có thể gặp là
sự hoá chua của đất, kết cấu đất bị kém đi, sự
Trang 39Thoái hóa đất do phân bón
Lạm dụng quá mức phân bón hóa học và
thuốc trừ sâu là một trong những nguyên
nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai, nhất là đất sản xuất nông
nghiệp Theo kết quả điều tra gần đây nhất
của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông
nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu
ha đất hoang hóa Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha đất xám bạc màu, trong đó diện tích đất cát 15.968
ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích hoang
mạc hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha.
Trang 41Thoái hóa đất do phân bón
Ngoài ra, việc bón phân không hợp lí và không đúng
tỉ lệ còn gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất Ở vùng đồng bằng chỉ chú ý bón phân đạm, ít bón
phân lân và phân kali Ở Việt Nam, tỉ lệ N : P2O5 :
K2O phổ biến là 100 : 29 : 7, trong khi trung bình của thế giới là 100 : 33 : 17 (FAO, 1992) Việc ít bón phân Kali làm giảm khả năng hấp thụ đạm của cây Do đó, tuy lượng phân hóa học được sử dụng ở Việt Nam là rất ít so với trung bình của thế giới nhưng vẫn gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất Đồng thời
việc tăng cường thâm canh cũng làm giảm sút độ
phì nhiêu của đất thông qua việc lấy đi các chất dinh dưỡng mà không có biện pháp nào hoàn trả lại.
Trang 42Thoái hóa đất do phân bón
Sử dụng phân khoáng liên tục với liều lượng
cao trong các hệ thống nông nghiệp cũng
làm axit hóa đất, và một phần qua quá trình nitrat hóa khi sử dụng phân đạm Nếu các
ion NO3- trong đất nhiều hơn so với nhu cầu của cây trồng, chúng sẽ bị rửa trôi
Trang 43Thoái hóa đất do phân bón
Hiện tượng chua hóa xảy ra với các đất phù
sa của Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu
của Phạm Quang Hà (2003) thì có hơn 68% đất phù sa đang trên đà chua hóa, trong đó
có khoảng 50% ở mức chua và rất chua và
do đó việc sử dụng phân bón đang rất được quan tâm để tránh xu hướng chua hóa đất phù sa.
Trang 44Sự gây chua trong đất do phân SA:
Quá trình nitrate hoá SA sinh ra trong đất 2
loại axit:
(NH4)2SO4 + 4O2 = 2HNO3 + H2SO4 +
2H2O
Ở đất chua, bón SA có khả năng đẩy ra một
lượng độ chua trao đổi lớn:
Trang 45Sự gây chua trong đất do phân SA:
Hiện tượng chua hóa xảy ra với các đất phù
sa của Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu
của Phạm Quang Hà (2003) thì có hơn 68% đất phù sa đang trên đà chua hóa, trong đó
có khoảng 50% ở mức chua và rất chua và
do đó việc sử dụng phân bón đang rất được quan tâm để tránh xu hướng chua hóa đất phù sa.
Trang 46· Sự gây chua trong đất do phân SA:
Quá trình nitrate hoá SA sinh ra trong đất 2
loại axit:
(NH4)2SO4 + 4O2 = 2HNO3 + H2SO4 +
2H2O
Ở đất chua, bón SA có khả năng đẩy ra một
lượng độ chua trao đổi lớn:
Trang 47Sự gây chua trong đất do phân SA:
Ngoài phân SA, các loại phân khoáng khác
như KCl, K2SO4, Supe lân … cũng tạo ra các gốc axit SO42-, Cl – cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại trong đất, cùng với nước tạo thành axit làm cho đất chua.
Trong đất chua, các nguyên tố gây độc sẽ trở
nên linh động hơn, làm tăng nguy cơ gây độc cho cây trồng.