Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (Trang 86 - 91)

II. Các nhóm giải pháp

1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để ổn định và tạo nhiều việc làm cho lao động trẻ, đặc biệt là cho số

lao động mới gia nhập thị trường lao động hàng năm. Đó là hệ thống chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô để duy trì tăng trưởng kinh tế cao và trên diện rộng, nâng cao chất lượng tăng trưởng (tăng năng suất lao động, khả năng và hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế), đảm bảo quy mô và điều chỉnh cơ cấu đầu tư toàn xã hội trong GDP, giảm thiểu tác động tiêu cực và rủi ro của cải cách thể chế, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và thiên tai, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước…

1.1. Các chính sách tăng trưởng kinh tế tạo việc làm

Các chính sách cần tập trùng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, cụ thể là:

- Phát triển các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền (Bắc, Trung và phía Nam), phát triển các ngành kinh tế hiện đại, mũi nhọn, đi đầu trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và đóng góp tỷ trọng lớn cho xuất khẩu; sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các doanh nhân, các nhà quản lý giỏi và lao động kỹ thuật trình độ cao. Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn; có nhu cầu lớn thu hút lao động được đào tạo ở các bậc Đại học, dạy nghề trình độ cao (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề), rất có lợi thế đối với lao động thanh niên.

- Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là về mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức, chính sách thuế, đào tạo chủ doanh nghiệp, bảo hộ thu nhập và tài sản hợp pháp của mọi công dân…nhằm phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phấn đấu đến năm 2010 cả nước có khoảng 500 ngàn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 200 người dân có 1 doanh nghiệp; đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…). Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư ở mức trung bình, áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, sử dụng lao động kỹ thuật trình độ lành nghề, rất phù hợp với lao động thanh niên đã qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề chính quy.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, để giải quyết việc làm tại chỗ và di chuyển lao động thanh niên ra khỏi khu vực nông nghiệp , nông thôn.

+ Tạo việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên bằng các biện pháp phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhất là áp dụng công nghệ sinh học, đưa giống mới (cây con) có năng suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân ở các vùng chậm phát triển; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và đồng ruộng, đồng thời hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ; khuyến khích và hỗ trợ đầu tư để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn.

+ Di chuyển một phần đáng kể lao động thanh niên nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ làng nghề cho lao động thanh niên có sức khỏe, có trình độ văn hóa để cung ứng cho các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, cho xuất khẩu lao động …

- Mở rộng và phát triển thị trường lao động nước ngoài. Xây dựng chiến lược và tăng đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật, rèn luyện sức khỏe, ý thức tự vươn lên trong cơ chế thị trường; xây dựng hệ thồng pháp luật về xuất khẩu lao động để đảm bảo các bên giao dịch thực hiện theo hợp đồng được thuận lợi, chống tiêu cực; sắp xếp, đổi mới và đầu tư 20 doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu lao động mạnh, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động quốc tế; mở rộng khu vực tư nhân tham gia xuất khẩu lao động.

1.2. Chính sách kích cầu và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tưu toàn xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm

Tăng đầu tư toàn xã hội là điều kiện quyết định nhất để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế , tạo nhiều

việc làm. Giai đoạn 2006 -2010 cần đảm bảo đầu tư toàn xã hội trong GDP khoảng 36 -38%. Trong đó tập trung vào:

- Huy động tối đa nguồn tiết kiệm trong dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay, theo đánh giá của các nhà kinh tế nguồn vốn trong dân là rất lớn (khoảng 40 ngàn tỷ đồng), trong những năm tới nguồn này có khả năng tăng. Tuy nhiên, hiện nay vốn trong dân chủ yếu đầu tư vào bất động sản, mua sắm hàng hóa có giá trị cao. Để huy động tối đa nguồn này cần áp dụng chính sách kích cầu trong tiêu dùng, nhất là tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ, thực hiện tốt chính sách đầu tư trong nước (chính sách ưu đãi về đất đai, mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức và quỹ phát triển doanh nghiệp, miễn giảm thuế trong nhưng năm đầu mới thành lập doanh nghiệp…)

- Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển, đảm bảo không thấp hơn 30% tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm. Đầu tư của ngân sách nhà nước cho phát triển chủ yếu là các công trình phát triển hạ tầng cơ sở, tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệ, nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, đối ứng trong tiếp nhận viện trợ chính thức (ODA)… Tuy nhiên, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư để giảm chỉ số ICOR đảm bảo hiệu quả; kết hợp giữa đầu tư tập trung và phi tập trung, giữa áp dụng công nghệ sử dụng nhiều vốn với công nghệ sử dụng nhiều lao động, đảm bảo hệ số co giãn việc làm khoảng 0,27 – 0,36; giảm bảo hộ và bao cấp doanh nghiệp Nhà nước; chống thất thoát trong xây dựng cơ bản…

- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế để đẩy nhanh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả vốn hợp tác quốc tế, tiếp tục bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính phiền hà, cải thiện môi trường đầu tư; điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất…để thu hút nguồn vốn FDI, ODA và các dự án NGO đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho lao động, trước hết là thanh niên.

1.3 Các chính sách hạn chế tác động rủi ro của cải cách thể chế và các rủi ro xã hội khác đến người lao động nói chung, thanh niên nói riêng hội khác đến người lao động nói chung, thanh niên nói riêng

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp tục cải cách thể chế. Trong quá trình đó có thể có các tác động ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao động, nhất là vấn đề mất viêc làm, thất nghiệp, lạm phát…Mặt khác, đối với nước ta những rủi ro xã hội do thiên tai cũng rất lớn. Bởi vậy cần có các biện pháp tích cực để hạn chế các tác động này, cụ thể là:

- Trong quá trình sắp xếp lại, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước nhằm tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước, nâng cao chất lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cần tập trung vào các biện pháp:

+ Xử lý nợ, đánh giá tài sản doanh nghiệp (nhất là đất đai, máy móc thiết bị…), lao động dôi dư, giảm bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước để tháo gỡ ách tắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

+ Thực hiện chính sách thị trường lao động tích cực để người lao động mất việc làm, thất nghiệp sớm trở lại thị trường lao động (trước hết là đào tạo lại nghề; đẩy mạnh thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm…).

- Thực hiện chính sách can thiệp của Nhà nước đối với thị trường đầu ra, do biến động giá cả trong nước và quốc tế (lạm phát), nhất là chính sách bảo hiểm sản xuất, dự trữ và xúc tiến thương mại…để không dẫn đến sa thải hàng loạt.

- Phát triển hệ thống bảo hiểm việc làm, lưới an toàn xã hội có khả năng bảo vệ người lao động trong cơ chế thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển.

- Thực hiện chính sách và chương trình phòng tránh, cứu trợ thiên tai, nhất là các vùng thường xuyên bị thiên tai.

1.4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô nhằm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế. thành phần kinh tế.

- Sửa đổi, bổ sung pháp luật kinh tế đảm bảo các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, nhất là xây dựng Luật Doanh nghiệp mới trên cơ sở Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp; xây dựng luật khuyến khích đầu tư

trong nước và luật đầu tư nước ngoài; sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng nâng mức sàn miễn thuế để thu hút nhân tài trong nước và chuyên gia giỏi ngoài nước vào việc làm ở Việt Nam, xây dựng Luật Phá sản, Luật cạnh tranh, Luật thương mại…

- Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển các sản phẩm và ngành nghề kinh tế - kỹ thuật, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất…gắn với phát triển, phân bố và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nguồn vốn quý nhất ở nước ta nhất là thanh niên, trên phạm vi cả nước, các khu vực, các vùng, các tỉnh, thành phố. Đặc biệt quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, trước hết là đường giao thông, bến cảng, sân bay, hạ tầng cơ sở thông tin, việc thông…

- Hoàn thiện chính sách, tiền tệ, ngân hàng lành mạnh, nhất là hệ thống thuế, giảm bảo hộ của Nhà nước, điều tiết hợp lý thu nhập doanh nghiệp theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu và có hiệu quả, đảm bảo cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng việc làm.

- Tiếp tục cải cách hành chính, trước hết là tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, cho thị trường lao động phát triển; giảm các thủ tục hành chính trong cấp phép thành lập doanh nghiệp, cấp phép cho người lao động nước ngoài, cho xuất khẩu lao động, bỏ duyệt hợp đồng xuất khẩu lao động; đơn giản thủ tục về Bảo hiểm Xã hội…đảm bảo sự chuyển dịch lao động linh hoạt giữa các thành phần kinh tế các vùng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w