II. Phân tích và đánh giá thực trạng việclàm cho lực lượng lao động
2. Cơ cấu việclàm
2.3. Cơ cấu theo vị thế
Vị thế công việc ở Việt Nam được hiểu là các loại làm việcquan trọng và hữu ích bao gồm: chủ sử dụng lao động; tự làm việc cho bản thân; làm công; làm việc gia đình không hưởng công và những người không thuộc vị thế công việc nào do không có đầy đủ thông tin.
Tuy nhiên, vì không có điều kiện nghiên cứu sâu theo từng thành phần theo cách phân loại trên và để đơn giản hóa cho việc nghiên cứu, bài viết sẽ nghiên cứu vị thế lao động theo hai khía cạnh chính là làm công ăn lương và không làm công, ăn lương. Năm 2007, số lao động trẻ làm công ăn lương (tham gia thị trường lao động) chiếm 25,6% số lao động trẻ có việc làm, tăng 1,6% so với năm 2006. Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ làm công ăn lương cao nhất là Đông Nam Bộ (44,2%), tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long (28,1%), Duyên hải Nam Trung Bộ (27,5%); Đồng bằng Sông Hồng (26,2%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (9,8%), Đông Bắc (15,3%). Ở các vùng còn lại, tỷ lệ này dao động từ 15 – 16,4%. So với năm 2006, tỷ lệ làm công ăn lương đều tăng ở tất cả các vùng trong cả nước; trong đó có 4 vùng tăng khá nhanh là Đồng bằng Sông Hồng; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ lao động trẻ làm công ăn lương chia theo vùng năm 2006 và 2007
Đơn vị: %
Nguồn : + Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2006 + Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm 2007
Tuy tỷ trọng lao động hưởng lương có xu hướng tăng lên, song đến năm 2007, cũng mới chỉ chiếm khoảng ¼ số lực lượng lao động trẻ làm việc trong khu vực kinh tế hộ gia đình, trong khu vực phi kết cấu với đặc trưng cơ bản là năng suất và chất lượng lao động thấp. Điều này cũng nói lên rằng khu vực có quan hệ lao động còn nhỏ bé và thị trường lao động trẻ nói riêng và thị trường lao động cả nước nói chung của nước ta vẫn chưa phát triển.