Mặt hạn chế của chính sách và những nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (Trang 76 - 80)

III. Đánh giá tác động của các chính sách việclàm trong giai đoạn từ

2. Mặt hạn chế của chính sách và những nguyên nhân tồn tại

2.1 Mặt hạn chế

Hầu hết các chương trình nói trên mới chỉ ở mức thí điểm nên tác ddoonhj của chúng đến tình hình lao động – việc làm cho thanh niên còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, các chương trình này được thiết kế trên quy mô nhỏ, chủ yếu nhằm mục đích trình diễn nên chưa đảm bảo tính bền vững. Việc thực hiện các chính sách, các chương trình quốc gia đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, mở rộng liên kết hoạt động giữa các ban ngành, trong khi đây lại là khâu tương đối yếu kém của Việt Nam. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cạnh tranh quốc tế, việc áp dụng các biện pháp chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ kinh tế địa phương và thị trường lao động khỏi những cú sốc bên ngoài lại thường đi kèm với những yếu kém trong công tác quản lý. Về mặt này, Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc đối phó cạnh tranh và những biến động diễn ra trong cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Do những bất cập vốn có của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề hiện nay cùng những đòi hỏi của thị trường lao động, học sinh, sinh viên tốt nghiệp hầu như không có đủ kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ để có thể tìm hay tạo việc làm cho bản thân trong khilaij mơ ước xin được việc ở khu vực quốc doanh (70%), trong lĩnh vực quản

lý và sống ở thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương…) (52%), chỉ có 5,3 % thanh niên muốn làm việc ở nông thôn. Rõ ràng, lao động trẻ Việt Nam chưa được chuẩn bị tốt cho bước chuyển đổi từ đi học sang đi làm. Con số thanh niên có tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam. Những đổi mới chính sách gần đây trong ngành giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự chú trọng đến đòi hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề chuyên môn mà tiếp tục khiến cho hệ thống giáo dục hiện nay chạy theo bằng cấp và những kiến thức sách vở. Tình trạng mất cân đối giữa một bên là số lớn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thường không tìm được việc làm, và một bên là số lượng ít ỏi công nhân kỹ thuật và công nhân có tay nghề, đã cho thấy sự bất cập trong việc làm cho thanh niên hiện nay. Thị trường cả nước với đặc trưng “thừa thầy thiếu thợ” càng làm trầm trọng thêm tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm hiện nay. Khả năng hội nhập vào thị trường lao động chưa cao, 13,3% lao động thanh niên sau khi tốt nghiệp phải đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng mới, 37,9% cần kèm cặp tại nơi làm việc và 41,5% thanh niên cần có thời gian để làm quen với công việc mới mới có thể làm việc được. Ngoài ra, một số lượng lớn lao động trẻ làm việc trong khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa có nguyện vọng học nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm nhưng không đủ khả năng chi trả các khoản chi phí trong quá trình học tập như học phí, tiền sinh hoạt…, không có vốn để mở mang ngành nghề và tự tạo việc làm.

Hàng năm, ngân sách TW chỉ phân bổ cho các Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm, trong đó có các chương trình dành riêng cho thanh niên, khoảng 300 tỷ đồng (từ năm 2006 – 2008 phân bổ 897 tỷ đồng, đạt 39% tổng nguồn vốn được phê duyệt), trong đó nguồn vốn bổ sung mới cho Quỹ Quốc gia về Việc làm (Quỹ 120) khoảng 250 tỷ/năm (từ năm 2006 – 2008 phân bổ 735 tỷ đồng, đạt 37% nguồn vốn được phê duyệt), mới đáp ứng được 30 – 40 % nhu cầu vay vốn của nhân dân; các dự án cho vay giải quyết việc làm chủ yếu là dự án trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm trên 50%), đối tượng vay là các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp (<10%)

nên nhìn chung chỉ tăng thời giờ làm việc, chưa tạo thêm nhiều việc làm mới, một số dự án cho vay sai mục đích, không đúng đối tượng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường lao động nói chung và thị trường lao động trẻ nói riêng, tuy nhiên, nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 phân bổ cho dự án phát triển thị trường chỉ chiếm khoảng 20%. Đến năm 2009 đã sử dụng hết nguồn vốn từ Chương trình phân bổ, trong khi một số trung tâm mới được đầu tư ở giai đoạn đầu.

Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia chưa được quán triệt để thực hiện sâu rộng trong các cấp, các ngành. Công tác đào tạo chuẩn bị nguồn cho xuất khẩu lao động chưa được chú trọng cao. Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu cả về ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, còn tồn tại các hành vi lừa đảo, thu tiền bất chính của các cá nhân, tổ chức không có chức năng xuất khẩu lao động, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận… Hơn nữa, việc xuất khẩu lao động lại chủ yếu trong những ngành nghề đơn giản không có ngoại ngữ, lương thấp và rủi ro cao.

Hệ thống giao dịch việc làm còn thiếu và yếu, vai trò của các Trung tâm Giới thiệu Việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung – cầu của thị trường lao động; hoạt động của các Trung tâm chưa đồng bộ, gắn kết với nhau. Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm Giới thiệu Việc làm còn một số hạn chế: thủ tục đầu tư tại một số địa phương quá phức tạp gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, một số trung tâm còn tập trung quá nhiều vào đầu tư xây dựng cơ bản, gây khó khăn và ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu Việc làm.

Hệ thống Trung tâm Giới thiệu Việc làm, Hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm chưa phát huy được hết khả năng và vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa cung lao động thanh niên với nhu cầu của các doanh nghiệp, giữa đào tạo nghề và tìm việc làm. Đặc biệt, hệ thống Trung tâm Giới thiệu Việc làm chưa đến được với thanh niên vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, thông tin thị trường lao động chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng có nhu cầu.

Ngoài ra, việc ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện chậm,chưa thực sự theo sát, cập nhật với sự thay đổi của thị trường, thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị trường lao động như chế độ tiền lương, tiền công và thu nhập chưa thực sự gắn với thị trường và hiệu quả, chưa tôn vinh lao động tài năng, trọng dụng nhân tài, cũng là những hiện tượng làm hạn chế cơ hội việc làm cho lao động trẻ.

2.2 Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế trên đây bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau:

Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, sự phối hợp giữa các thành viên trong các cơ quan thực hiện chưa chặt chẽ, việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình còn chậm ở nhiều địa phương, ở một số địa phương còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành.

Cơ chế chính sách chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời trong việc thực hiện vốn vay còn mang tính bình quân, chưa gắn với nhu cầu của các dự án hiệu quả cao. Các cơ chế quản lý, điều hành các dự án, hoạt động thuộc Chương trình chậm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn trong quản lý và hoạt động.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác quản lý Nhà nước về lao động – việc làm còn bất cập, hoạt động tuyên truyền về việc làm, phát triển thị trường lao động còn yếu, hiệu quả chưa cao.

Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm chưa thực sự gắn với thị trường lao động, xu hướng nghiêng về đào tạo hơn là tư vấn và tìm việc làm. Công tác thông tin thị trường lao động cũng chỉ được phát triển chủ yếu ở một số vùng thị trường phát triển mạnh như vùng kinh tế trọng điểm, còn ở các địa phương khác thông tin thị trường lao động chưa được coi trọng.

Công tác đào tạo nghề chưa được quy hoạch, các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến dạy nghề nên lao động tay nghề thấp, mặt khác đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường nên khả năng tạo việc làm còn hạn chế, kể cả xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w