I. Phân tích và đánh giá thực trạng lực lượng lao động trẻ
3. Chất lượng lực lượng lao động trẻ
3.1. Trình độ học vấn
Một trong những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá khả năng và hiệu quả sử dụng các công nghệ tiên tiến của một nền kinh tế chính là trình độ học vấn. Nó cũng phản ánh khả năng làm việc của người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu với nhu cầu và sự cạnh tranh ngày càng lớn trong thị trường lao động.
So với các nước trên thế giới có cùng mức phát triển, trình độ học vấn của lao động Việt Nam tương đối cao. Theo kết quả điều tra Lao động – Việc làm hàng năm từ năm 2000 đến năm 2007, số lao động trẻ không biết chữ hoặc học hết tiểu học đã giảm liên tục, các cấp học cao hơn có xu hướng tăng. Lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn mức chung của cả nước, khoảng trên 50 % có trình độ hết THCS và THPT.
Bảng 3: Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007 Đơn vị : % Năm Trình độ học vấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chưa biết chữ 5,7 5,1 3,8 4,1 4 3,7 3,6 Chưa hết tiểu học 22,8 20,3 18,6 18,0 16,5 15,4 14,2 Đã tổt nghiệp tiểu học 26,9 28,1 29,4 28,9 29,3 28,6 26,6 Tôt nghiệp THCS 31,1 32,4 32,3 31,9 33 34,2 36,4 Tốt nghiệp THPT 13,5 14,1 15,9 17,1 17,2 18,1 19,2 Cộng 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Điều tra Lao động – Việc làm hàng năm 1996 – 2007
Số năm đi học bình quân của lao động thanh niên khá cao, bình quân là 7,8 năm, cao hơn mức chung của cả nước là 7,3 năm và không có sự khác biệt lớn về giới. Điều này thể hiện rõ tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, trình độ văn hóa của lao động trẻ nông thôn thấp hơn nhiều so với lao động trẻ ở thành thị. Tính đến năm 2006, có trên một triệu lao động nông thôn (tương đương với 89,5% tổng lực lượng lao động trẻ) bị mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học.
Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp khá cao so với lao động trẻ cả nước. Kết quả Điều tra thị trường lao động năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại 837 doanh nghiệp với 5078 lao động cho thấy: lao động trẻ có trình độ tiểu học đã giảm hẳn và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, từ 3,6 % năm 2002 xuống còn 2,1 % năm 2007. Đại bộ phận lao động trẻ trong doanh nghiệp đã tốt nghiệp THPT (72,6% năm 2003 và 87,2 % năm 2007).
Bảng 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003, 2007
Đơn vị : %
Trình độ học vấn 2001 2003 2007
Chưa tốt nghiệp tiểu học 0,5 0,4 0,2
Tốt nghiệp tiểu học 4,8 3,6 2,1
Tốt nghiệp THCS 24,8 23,8 10,5
Tốt nghiệp THPT 69,9 72,6 87,2
Tổng 100 100 100
Biểu đồ 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ nói chung và trong các doanh nghiệp năm 2007
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, các doanh nghiệp đã góp phần tích cực và có hiệu quả để nâng cao trình độ học vấn cho lực lượng lao động trẻ. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để lao động trẻ tiếp thu khoa học – kỹ thuật, công nghệ; nâng cao trình độ nghề nghiệp, kỹ năng và dễ dàng hơn trong hội nhập thị trường lao động.