Khi đến với tuyến phố ẩmthực này chúng ta thấy các không gian cảnh quan kiến trúc tương đối ảm đạm, hạ tầngxuống cấp, nó không còn phù hợp với bộ mặt của tuyến phố ẩm thực văn minh và lị
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây các tuyến phố đi bộ với các chức năng khác nhau từ thương mại đến ẩm thực lần lượt được mở ra tại thành phố Hà nội, có những tuyến phố rất thành công tuy nhiên có những tuyến phố chưa thực sự được như kỳ vọng Tuy nhiên thật là tiếc khi một khu vực tuyến phố đi bộ với đặc trưng ẩm thực rất nổi tiếng và còn nằm trong khu vực trung tâm được mở ra đầu tiên tại Hà Nội thì lại dần bị lãng quên và hoạt động èo uột, tuyến phố nhóm muốn đề cập đến đó là phố Tống Duy Tân và Ngõ Cấm Chỉ rất nổi tiếng với các món ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội xưa Khi đến với tuyến phố ẩm thực này chúng ta thấy các không gian cảnh quan kiến trúc tương đối ảm đạm, hạ tầng xuống cấp, nó không còn phù hợp với bộ mặt của tuyến phố ẩm thực văn minh và lịch sử thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước đến với khu vực.
Nghiên cứu cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan Tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân, ngõ Cấm Chỉ không chỉ mang đến diện mạo mới mà còn đa dạng hóa các loại hình ẩm thực truyền thống Kết hợp với các kịch bản hoạt động phong phú, tuyến phố này sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với sức hút khó cưỡng đối với du khách Hà Nội.
Vì vậy đề tài: “Cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ ẩm thực TốngDuy Tân và Ngõ Cấm Chỉ, phường Cửa Nam quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ”là rất cần thiết, mang tính thực tiễn và khả thi cao.
Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
- Đề tài sẽ mang tính tiên phong tạo ra hướng đi mới cho việc tái lập những không gian kiến trúc cảnh quan phục vụ cho việc tăng sức hút cho tuyến phố đi bộ ẩm thực đầu tiên của Hà Nội
- Đề tài sẽ đề xuất giải pháp về kiến trúc, cảnh quan và các kịch bản hoạt động dung hòa tất cả các yếu tố truyền thống , lịch sử và cả những hình thức hoạt động mới lạ, hiện đại.
- Đề tài sẽ giúp cải tạo một không gian kiến trúc cho một tuyến phố ẩm thực có giá trị lịch sử.
- Tăng thêm sức thu hút của một tuyến phố đi bộ ẩm thực và tiến đến là một điểm du lịch của Hà nội
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học là nghiên cứu và đề xuất cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan cho mới Tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân, ngõ Cấm Chỉ tạo cho tuyến phố một bộ mặt mới và những loại hình ẩm thực đa dạng mang đậm bản sắc truyền thống và cả những kịch bản hoạt động phong phú sẽ giúp cho tuyến phố có sức hút mạnh mẽ và là điểm đến của du lịch Hà Nội.
- Đề xuất ý tưởng, giải pháp không gian cho khu vực nghiên cứu
- Đánh giá không gian của khu vực nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian tuyến phố đi bộ ẩm thực Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực lô phố Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát khoa học.
- Phương pháp thống kê khảo sát đánh giá
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp biểu đồ, sơ đồ, bản đồ
Đóng góp đề tài
- Tạo ra các không gian công cộng kết hợp các chức năng công trình công cộng phục vụ cộng đồng.
- Đưa ra các giải pháp thúc đẩy sáng tạo những công trình sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển Thủ đô bền vững.
- Tăng diện tích cây xanh trên khu vực giúp giảm các vấn đề về môi trường và không khí.
- Bảo tồn và lưu trữ các giá trị lịch sử xung quanh của khu vực nghiên cứu.
Cấu trúc nghiên cứu
- Đề cương gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
- Phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
1 Chương I: Xác định phạm vi nghiên cứu và phân tích đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu.
2 Chương II: Những căn cứ và cơ sở khoa học để đề xuất phương án cải tạo cho tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ
3 Chương III: Nguyên tắc chung cải tạo và những giải pháp đề xuất cụ thể cải tạo cho tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ.
XÁC ĐỊNH PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu và vùng tác động
1.1.1 Phạm vi nghiên cứu: Khu vực lô phố Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ
Hình 1.1.1: Hình ảnh ranh giới khu vực nghiên cứu có phạm vi tác động
Trong xu thế mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, hiện nay thủ đô Hà Nội, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa với thế giới, đang biến đổi không ngừng để trở thành một đô thị hiện đại Dù vậy, Hà Nội vẫn giữ gìn được vẻ đẹp cổ kính, sâu lắng cùng những giá trị văn hóa độc đáo không đâu sánh kịp - một “Văn hóa đất kinh kỳ” Trong vô vàn mảng màu của văn hóa tại đây, ẩm thực không chỉ là một phần của văn hóa mà còn là bản sắc, là tình yêu thương và niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung Ẩm thực không chỉ là thưởng thức, mà còn là cách sống, là nghệ thuật của cộng đồng cần được bảo tồn và phát huy.
Phố Tống Duy Tân và Ngõ Cấm Chỉ là hai điểm đến không thể bỏ qua khi bạn muốn khám phá bản sắc văn hóa và ẩm thực độc đáo của Hà Nội, thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam Phố Tống Duy Tân, với nhịp sống nhanh nhẹn và sôi động, là một trung tâm ẩm thực nổi tiếng thu hút người dân và du khách bởi sự đa dạng về các món ăn đặc trưng từ khắp mọi miền đất nước Từ bánh mì phô mai, phở truyền thống, đến bún chả và nem rán, mỗi quán đều mang đến hương vị độc đáo và hấp dẫn của ẩm thực đường phố Việt Nam.
Ngõ Cấm Chỉ, với kiến trúc cổ kính và hẻm nhỏ xinh, mang lại cảm giác bình yên và lãng mạn Nơi đây, bạn có thể bước vào thế giới của những góc phố yên bình, với các quán cà phê truyền thống và những nhà hàng nhỏ phục vụ những món ăn đặc sản độc đáo Không chỉ là nơi để thưởng thức ẩm thực, Ngõ Cấm Chỉ còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá văn hóa và lối sống truyền thống của người dân Hà Nội.
1.1.2 Xác định khu vực tác động chính của đề tài
Hình 1.1.2: Hình ảnh ranh giới phạm vi tác động
Phố Tống Duy Tân từ lâu đã trở thành phố ẩm thực nức tiếng Hà Nội với nét đặc trưng hội tụ ẩm thực 3 miền Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng và gìn giữ nét văn hóa ẩm thực phố phường, phố Tống Duy Tân cần có những không gian xứng tầm với tên gọi của mình Những không gian này không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực mà còn tạo nên điểm đến văn hóa, gắn kết cộng đồng và lưu giữ bản sắc phố ẩm thực Tống Duy Tân.
Gìn giữ và phát triển với cái nên tàng đã có của con phố, mà con phố thuộc trung tâm của thủ đô, một nơi phát triển điển hình sánh tầm với các nước khác, diện mang lại diện mạo đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam nói chung.
Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố ẩm thực” nhằm mục tiêu không chỉ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời tạo điểm nhấn du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Đánh giá hiện trạng và những vấn đề tồn tại trong khu vực nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Hình 1.2.1: Sơ đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Tổng diện tích đất khu vực nghiên cứu khoảng 20.000 m2.
- Tổng diện tích đất xây dựng khoảng 17.000m2 chiếm khoảng 85 % tổng diện tích khu vực nghiên cứu Trong đó diện tích đất ở đô thị khoảng 16.000 m2 chiếm khoảng 80% tổng diện tích khu vực nghiên cứu, diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng 585 m2 chiếm khoảng 3% tổng diện tích khu vực nghiên cứu, diện tích đất trụ sở cơ quan khoảng 119 m2 chiếm khoảng 0.6 % tổng diện tích khu vực nghiên cứu.
- Diện tích đất giao thông khoảng 3.000 m2 chiếm khoảng 15 % tổng diện tích đất khu vực nghiên cứu.
- Nhìn chung khu vực chủ yếu là đất ở đô thị, cho thấy đây là khu vực tập trung dân cư cao cộng thêm việc khu vực nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội và gần các điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách nước ngoài nên sẽ là một vị trí tốt để phát triển các ngành dịch vụ.
Diện tích đất dành cho giao thông trong khu vực nghiên cứu tương đối hạn chế so với diện tích đất xây dựng Điều này dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc di chuyển bên trong con ngõ ẩm thực.
- Ngoài ra trong khu vực còn có đất trụ sở cơ quan và đất cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng 2 loại đất này chỉ chiếm 1 phần diện tích rất nhỏ nhưng cần thiết đặc biệt là đất trụ sở cơ quan.
1.2.2 Đánh giá hiện trạng chức năng công trình kiến trúc
Dãy chẵn Tống Duy Tân
Dãy lẻ Tống Duy Tân
Dãy lẻ Cẩm Chỉ Dãy chẵn Cẩm Chỉ
- Phố đi bộ ẩm thực ngõ Cẩm Chỉ là nơi tập chung nhiều món ăn, thức uống đặc sản không chỉ của Việt Nam mà còn của một số nước khu vực châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản Hiện tại trên khu vực phố đi bộ ngõ Cẩm Chỉ và Tống Duy Tân có 72 quán ăn ,nhà hàng, quán nước đang hoạt động, 1 UBND / nhà xuất bản , 3 khách sạn - nhà nghỉ và 2 spa - beauty salon, 1 cửa hàng đồ chơi, 1 quán tạp hóa và 1 cửa hàng tiện lợi và 3 nhà ở thuần, 1 nhà vẫn chưa có người sử dụng, 1 cửa hàng trang sức.
- Các quán ăn truyền thống, đặc sản Việt Nam có tổng cộng 47 quán bao gồm các quán cơm gà, cơm rang, cơm hải sản,cháo, quán mỳ gà tần, quán lẩu dê, lẩu bò, bún phở các loại, quán ăn hải sản các loại,1 nhà hàng đồ ăn chay ( tập chung ở tuyến phố Tống Duy Tân ) Các quán ăn, nhà hàng truyền thống, đặc sản của các nước khác có tổng cộng 5 quán, trong đó món ăn Trung Quốc có 2 quán chủ yếu phục vụ các món ăn như mỳ vằn thắn, sủi cảo, hủ tiếu, bánh cuốn, gỏi các loại, và tập chung chủ yếu ở tuyến đường Hàng Bông ( ngõ Cẩm Chỉ), 1 quán đồ nhật và 2 nhà hàng đồ Tây.
- Quán phục vụ đồ uống có tổng cộng 12 quán so với số lượng quán ăn chênh lệch rất lớn cho thấy dịch vụ đồ uống ở đây chưa được đa dạng như đồ ăn, đồ uống ở đây chỉ là các quán cafe Các quán ăn vặt khác có tổng cộng 2 quán.
- Các khách sạn, nhà nghỉ có tầng 1 sẽ cho thuê 1 số dịch vụ khác như chụp ảnh (số lượng 1), cửa hàng tiện lợi ( số lượng 1), dịch vụ spa ( số lượng 1).
Khu phố đi bộ ẩm thực đa dạng với 5 loại hình kinh doanh: ăn uống, lưu trú, chăm sóc sức khỏe - làm đẹp, giải trí, tiện lợi, cùng một trụ sở cơ quan nhà nước Về ẩm thực, phố đi bộ cung cấp cả món Việt truyền thống lẫn món Á, đặc biệt là Trung Quốc Tuy nhiều quán ăn, nhà hàng Việt nhưng chỉ phục vụ các món phổ biến chung, chưa có đặc sản vùng miền riêng Do đó, cần đa dạng hóa ẩm thực Việt để giới thiệu văn hóa Việt đến du khách quốc tế Ngoài ra, đồ uống tại đây còn ít lựa chọn, cần được phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu của thực khách.
1.2.3 Đánh giá hiện trạng phong cách công trình kiến trúc
Phong cách kiến trúc của khu phố ẩm thực Tống Duy Tân là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại Các nhà hàng, quán ăn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, với mái ngói đỏ, cửa sổ kính, ban công hoa văn Đường phố được lát bằng gạch hình lục lăng màu xanh rêu, tạo nên một không gian cổ kính và ấm cúng.
Vấn đề của phong cách kiến trúc của khu phố ẩm thực Tống Duy Tân là sự thiếu thống nhất, mất mỹ quan và không phản ánh được bản sắc văn hóa của Hà Nội.
1.2.4 Đánh giá hiện trạng tầng cao công trình
Hình 1.2.4a: Sơ đồ đánh giá hiện trạng tầng cao công trình
Loại hình kinh doanh Chi tiết loại hình Số lượng Tỉ lệ
Cafe, đồ uống 12 16% Ẩm thực Việt Nam 47 64% Ẩm thực nước khác 5 7%
Hình 1.2.4b: Mặt đứng dãy lẻ
Hình 1.2.4c: Mặt đứng dãy chẵn Điều đầu tiên ta có thể thấy các công trình không đồng đều, các công trình cao tầng lấn chiếm không gian trên không trong tổng thể không gian mặt đứng cả tuyến Các công trình có độ cao chiếm phần lớn từ ~3, 6 m đến ~15m (Khoảng từ 1 đến 4 tầng nhà).
Có các công trình lớn như khách sạn WECOZY HANOI và HANOI SKY HOTEL có 8 tầng với chiều cao ~30m và AROI CAFE (MIAMI BILLIARD CLUB vào năm 2022) với 6 tầng với chiều cao ~20m.Có các công trình lớn như khách sạn WECOZY HANOI và HANOI SKY HOTEL có 8 tầng với chiều cao ~30m và AROI CAFE (MIAMI BILLIARD CLUB vào năm 2022) với 6 tầng với chiều cao ~20m
Vẫn còn các công trình cũ được sắp xếp xen kẽ cùng với các công trình mới, có những công trình đã được cải tạo lại, đảm bảo cho các công trình vẫn có thể thực hiện các hoạt động
Những công trình xây dựng trong khu phố thiếu sự đồng nhất về kiến trúc, từ màu sắc, kích thước đến vị trí, làm mất đi vẻ mỹ quan và không thể hiện được phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng của khu phố.
Kết luận chương I
Khu phố ẩm thực Tống Duy Tân đã từng được cải tạo vào khoảng tháng 8 năm
2020, nhằm cải tạo môi trường, cảnh quan đô thị, cho nên quận Hoàn Kiếm đã triển khai cải tạo hè, thoát nước trên tuyến phố Trần Phú - Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ (quận Hoàn Kiếm), nơi được gọi là phố ẩm thực về đêm của Thủ đô.
Mặc dù khu phố ẩm thực đã được cải tạo lại nhưng vẫn không giữ được bản sắc vốn có do nhiều yếu tố tác động Điều này khiến việc quảng bá khu phố đến du khách gặp khó khăn, cản trở sự phát triển trong tương lai Việc thiết kế và cải tạo mới theo xu hướng hiện đại là điều cần thiết để khu phố ẩm thực duy trì sức hút và phát triển bền vững.
Khu phố cũng dần mất chất là khu phố ẩm thực, do không có sự đổi mới trong ẩm thực cũng như hoạt động cho khu phố, thay vào đó, một số quán cafe đã và đang trở thành điểm nổi bật thu hút giới trẻ và khách du lịch đến thăm Các công trình cũng đã cũ, xập xệ, ẩm thấp, vậy nên người tham quan thường ít ghé đến những nơi như vậy và họ chọn những nơi sạch sẽ, đẹp đẽ hơn Dần dần khu phố sẽ mất chất ban đầu, không còn mang giá trị bản sắc về khu phố ẩm thực Tống Duy Tân.
NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO CHO TUYẾN PHỐ ẨM THỰC TỐNG DUY TÂN VÀ NGÕ CẨM CHỈ
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tìm hiểu các giá trị văn hoá, lịch sử từ khu vực nghiên cứu
Hà Nội xưa không chỉ gắn với 36 phố phường tấp nập đông vui mà còn có nhiều con đường, ngõ phố nhỏ nhưng tên gọi lại gắn với nhiều truyền thuyết về sự hình thành, Cấm Chỉ là một trong những ngõ như thế.
Tên gọi Cấm Chỉ gắn với nhiều truyền thuyết nhưng nổi nhất là truyền thuyết nói về chúa Chổm tức vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), tên thật là Lê Duy Ninh Trong dân gian truyền rằng, Chổm là kết quả của một mối tình ngoài dân gian của vua Lê Chiêu Tông Từ bé Chổm đã phải sống trong cảnh nghèo khó nhưng lại có một điểm rất đặc biệt: Chổm cứ ngồi đâu ăn là hàng đó lại bán chạy như tôm tươi Vì vậy, Chổm đi đâu cũng được cho ăn uống, cho ghi nợ Dần dà thành thói quen, Chổm kiếm được thì ít mà rượu thịt thì nhiều, nợ nần chồng chất Sau đó, Chổm được Nguyễn Kim đón về lập ngôi và cùng ông này giành lại ngôi vua từ nhà họ Mạc Khi quay lại kinh thành, bao nhiêu người trước đây cho Chổm ăn nợ nhận ra con nợ của mình ùn ùn kéo tới đòi Trả được một, hai, mười người chứ không thể trả được cả thiên hạ Vậy nên, Nguyễn Kim mới bày ra cách miễn thuế hết cho dân trong vòng một năm và ra lệnh viết bảng “Cấm Chỉ” ở gần cửa Nam để cấm dân tình sau khi vua đi qua đây thì không được chỉ vua mà đòi nợ nữa. Vốn chỉ là một lối đi ngắn thông quãng giữa phố Tống Duy Tân với phố Hàng Bông, độ dài chưa đến trăm mét có cái tên ngõ Cấm Chỉ từ đó.
Tên gọi của ngõ ngoài gắn với truyền thuyết chúa Chổm còn có một cách giải thích khác đây là lối đi vào Dương mã thành, tức là một mang cá của cửa Đông Nam, cấm không cho một ai đi lại khi đã có trống, chuông thu không (chiều tối) Còn chiếu theo bản đồ cũ, ngõ Cấm Chỉ ở gần cổng thành cửa Nam cách một quãng không xa Chỗ này ở trên con đường từ Hoàng thành ra, qua cửa Đại Hưng Đó là con đường thường có những đoàn quân lính hộ tống nhà vua và các đại thần đi lại, mỗi khi đoàn voi ngựa lính tráng kiệu võng rầm rộ trẩy qua thì cấm đường không cho ai qua chỗ này.
Dẫu chỉ là một con ngõ nhỏ, nhưng cái tên Cấm Chỉ lại gắn với nhiều truyền thuyết, cách giải thích về lịch sử hình thành Thời Pháp thuộc, Cấm Chỉ gọi là Rue Londe
(Lôngđơ), có thời kỳ gọi là ngõ Hàng Bông Lờ, ngõ Hàng Bông, sau Cách mạng tháng Tám trở lại tên gọi là Cấm Chỉ cho đến nay Theo năm tháng con ngõ Cấm Chỉ nay trở nên sầm uất hơn với nhiều hàng quán phục vụ ăn uống nhưng nó vẫn mang trong mình một nét riêng biệt của một con phố gắn với nhiều truyền thuyết.
Theo năm tháng, con ngõ Cấm Chỉ trở nên nhộn nhịp hơn với nhiều hàng quán phục vụ ăn uống nhưng nó vẫn mang trong mình nét riêng biệt của một con phố gắn với nhiều truyền thuyết
Kiến trúc của những ngôi nhà nơi đây mang đậm phong cách từ cuối thế kỷ XIX, sự giao thoa giữa nét hiện đại và cổ kính được thể hiện rất rõ.
Ngõ Cấm Chỉ thông với phố Tống Duy Tân tạo thành một nơi ăn uống sầm uất với hàng loạt nhà hàng, quán ăn phục vụ các loại món ăn từ Bắc vào Nam như: Cơm, phở, cháo, mì, lẩu, nhưng giá khá đắt đỏ.
Mỗi khi lên đèn, ngõ Cấm Chỉ lại mang trong mình một vẻ đẹp riêng, với những món ăn phong phú cùng sự tích ly kỳ, đây là địa điểm du lịch mà du khách không thể bỏ qua mỗi dịp đến thăm Hà Nội.
2.1.2 Đánh giá bằng phương pháp SWOT
○ Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội
○ Gần nhiều địa điểm du lịch như Hồ Hoàn Kiếm, Nhà thờ lớn, phố đường tàu, nhà tù Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long, … đều là những địa điểm thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài
○ Nằm ở nút giao thông lớn, nơi đông người qua lại
○ Giá trị lịch sử chưa được phát triển trong khu phố
○ Không gian chưa có chủ đề hay đặc điểm nổi bật thu hút tham quan
○ Có thể phát triển thành một khu phố đi bộ ẩm thực mang nét truyền thống riêng và trở thành một địa điểm du lịch ẩm thực nổi tiếng.
○ Không chỉ đơn thuần là phố ẩm thực, nơi đây còn có thể là nơi quảng bá văn hóa truyền thống đất nước ta đến với bạn bè quốc tế
○ Phải cạnh tranh với nhiều loại hình du lịch ẩm thực nổi tiếng khác trên toàn thế giới
○ Phải tạo ra được bản sắc riêng cho không gian tuyến phố ẩm thực để thu hút sự chú ý của mọi người
2.1.3 Bài học kinh nghiệm Việt Nam và Thế giới
Cải tạo khu phố ẩm thực là một quá trình quan trọng để phát triển không chỉ ẩm thực địa phương mà còn cả văn hóa và du lịch Dưới đây là một số bài học và kinh nghiệm từ cải tạo khu phố ẩm thực ở Việt Nam và trên thế giới:
1 Tạo không gian giao thoa: Khi cải tạo khu phố ẩm thực, tạo ra không gian giao thoa giữa các nền ẩm thực khác nhau Kết hợp các món ăn truyền thống với các xu hướng và phong cách ẩm thực hiện đại để thu hút đa dạng khách hàng.
2 Tôn vinh đặc sản địa phương: Cải tạo khu phố ẩm thực cần tôn vinh và bảo tồn đặc sản địa phương Khuyến khích các doanh nghiệp và đầu bếp sử dụng nguyên liệu và phương pháp chế biến truyền thống để giữ vững bản sắc văn hóa.
3 Tạo sự kết nối với cộng đồng: Khu phố ẩm thực không chỉ là nơi ăn uống, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và tạo sự kết nối với cộng đồng Tạo ra các sự kiện, hội thảo, hoạt động văn hóa để thu hút người dân và du khách.
Giao thoa ẩm thực Pháp - Việt tại Việt Nam
Chương trình "Mùa ẩm thực" được tổ chức tại Sofitel Saigon, mở đầu bằng sự kiện tọa đàm "Những cái nhìn giao thoa trong ẩm thực Pháp - Việt" Đầu bếp người Pháp Didier Corlou và các đầu bếp Việt Nam Alain Nguyễn và Thảo Na đã thảo luận về sự kết hợp giữa nguyên liệu và phương pháp chế biến của hai nền ẩm thực Đầu bếp Corlou nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "vay mượn" giữa hai nền ẩm thực, tạo ra sự sáng tạo và độc đáo.
Sự kiện “A Whimsical Gastronomic Journey” tại JW Marriott Phu QuocEmerald Bay mang đến trải nghiệm ẩm thực kết hợp Pháp - Nhật - Đông Dương Đầu bếp Takagi Kazuo và bếp trưởng Kjell Kollin đã tạo ra một hành trình độc đáo với sự kết hợp tinh tế giữa các nền ẩm thực.
Tạo bản đồ câu chuyện ẩm thực Việt Nam
Cần xây dựng một bản đồ ẩm thực chuyên nghiệp, bài bản để tạo ra một nền tảng văn hóa và giới thiệu giá trị ẩm thực của Việt Nam ra thế giới.
Việc tôn vinh đặc sản địa phương và tạo không gian giao thoa giữa các nền ẩm thực là quan trọng để phát triển khu phố ẩm thực.
Nhớ rằng, ẩm thực không chỉ là việc ăn uống, mà còn là một phần quan trọng của văn hóa và lối sống của mỗi quốc gia.
Khu phố ẩm thực Omoide Yokocho(còn được biết đến với tên gọiPiss Alley) nằm ở phía tây bắc ga tàu Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản Đây là một khu phố rất nổi tiếng với người dân Tokyo và du khách bởi sự đông vui, nhộn nhịp Omoide Yokocho có nhiều con ngõ nhỏ đan xen nhau với các cửa hàng nằm san sát, được trang trí đẹp mắt.
2.2 Cơ sở về pháp lý và thực tiễn
2.2.1 Những văn bản pháp lý liên quan đến tuyến phố đi bộ, tuyến phố ẩm thực
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận và có hiệu lực thi hành từ ngày 27/5/2022.
16 yêu cầu với tổ chức, cá nhân hoạt động tại phố đi bộ
1 Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Thành phố yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa; trang phục lịch sự; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; không có những hành vi, lời nói thô tục, thiếu văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
2 Không đi, để các phương tiện giao thông đường bộ trên hè, lòng đường và các vị trí công cộng khác trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, xử lý sự cố điện, xe thu gom rác và các phương tiện thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xe lăn của người khuyết tật).
3 Không dừng, đỗ các phương tiện giao thông trước các điểm chốt ra vào của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
4 Không tổ chức biểu tình, tuần hành, tụ tập đông người trái pháp luật; tuyên truyền các nội dung trái pháp luật; tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng.
5 Không mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6 Không thực hiện hành vi dẫm, nằm lên thảm cỏ, ghế ngồi; ngắt hoa, trèo cây, bẻ cành, hái quả, chặt hạ, huỷ hoại cây xanh.
7 Không bơi lội, câu, đánh bắt cá và sinh vật khác dưới lòng hồ Hoàn Kiếm.
8 Không tổ chức hoạt động đánh bạc dưới mọi hình thức, không tổ chức đua xe trái phép, bói toán, mại dâm, sử dụng ma túy, các chất kích thích khác, tổ chức ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép theo quy định) và các hành vi gây mất trật tự công cộng.
9 Không xả rác thải, phóng uế, tiểu tiện, chất thải của vật nuôi không đúng nơi quy định.
10 Không thực hiện hành vi di chuyển hoặc làm hư hại các thiết bị tài sản, vật dụng, thiết bị kỹ thuật lắp đặt, trang trí tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
11 Không viết, vẽ, chạm, khắc, bôi bẩn, treo, dán tờ rơi quảng cáo, rao vặt lên tượng đài, ghế ngồi và các công trình kiến trúc, cây xanh.
12 Không bán hàng rong, đánh giày, đeo bám khách du lịch để nài ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền dưới mọi hình thức.
13 Không sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường, thu hút và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của không gian đi bộ Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, dụng cụ, thiết bị âm thanh vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để tổ chức hoạt động phải xuất trình văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động Không thực hiện quảng cáo dưới mọi hình thức khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
14 Không phát tán, tuyên truyền, lưu hành, phổ biến, trưng bày các sản phẩm văn hoá, xuất bản phẩm bị cấm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây hiểu nhầm và xung đột với các nền văn hóa khác.
15 Không phát tán, tuyên truyền, lưu hành, phổ biến, trưng bày các sản phẩm văn hoá, xuất bản phẩm bị cấm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây hiểu nhầm và xung đột với các nền văn hóa khác.
16 Đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hà Nội Không thực hiện các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Không tranh giành lôi kéo, ép giá đối với khách hàng tại phố đi bộ
Quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, Thành phố yêu cầu thực hiện các quy định về văn minh thương mại: Giao tiếp với khách hàng lịch sự, hòa nhã; trang phục bán hàng gọn đẹp, không phản cảm; không tranh giành lôi kéo, ép giá đối với khách hàng; có bảng niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; sử dụng biển hiệu đúng quy định.
Theo quy định của Thành phố, các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại không gian đi bộ phải kê khai và đăng ký hoạt động kinh doanh Họ chỉ được phép kinh doanh các mặt hàng phù hợp với quy hoạch, bao gồm: trưng bày và giới thiệu sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống; tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư; cung cấp dịch vụ văn hóa, thể thao, nghệ thuật, giải khát và ăn nhanh.
NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CỤ THỂ CẢI TẠO CHO TUYẾN PHỐ ẨM THỰC TỐNG DUY TÂN VÀ NGÕ CẨM CHỈ
Nguyên tắc chung
3.1.1 Nguyên tắc cải tạo theo xu hướng hoạt động của khách hàng
Tuyến phố đi bộ là một phần của đô thị được thiết kế hoặc chỉnh sửa để chỉ dành cho người đi bộ và không cho phép xe cộ thông qua Các tuyến phố đi bộ thường là những con đường chính hoặc khu vực trung tâm của thành phố, nơi mà người dân và du khách có thể đi bộ thoải mái, mua sắm, thư giãn và tận hưởng không gian công cộng mà không phải lo lắng về nguy cơ va chạm với xe cộ.
Những tuyến phố đi bộ thường được trang trí bằng hoa, cây cỏ, băng ghế, đèn trang trí và các tiện ích công cộng khác như bảng thông tin, nghệ thuật đường phố, và khu vui chơi cho trẻ em Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giải trí thường được tổ chức trên các tuyến phố đi bộ để tạo ra một môi trường sống động và hấp dẫn cho cộng đồng.
Tuyến phố đi bộ ẩm thực là một loại tuyến phố đi bộ được thiết kế để tập trung vào trải nghiệm ẩm thực của người dân và du khách Thường được đặt trong các khu vực trung tâm của thành phố hoặc khu phố cổ, tuyến phố đi bộ ẩm thực thường có nhiều nhà hàng, quán bar, quán cafe, gian hàng thức ăn đường phố và các điểm bán đồ ăn nhỏ.
Các tuyến phố đi bộ ẩm thực thường có không gian mở, với bàn ghế ngoài trời hoặc khu vực ngồi để khách hàng có thể thưởng thức thức ăn và thức uống trong không gian thoải mái và vui vẻ Ngoài ra, những tuyến phố này thường cũng có các sự kiện thường xuyên như các hội chợ ẩm thực, festival đồ ăn đường phố, hoặc các buổi biểu diễn âm nhạc và nghệ thuật để tạo ra một không khí sôi động và đa dạng.
Tuyến phố đi bộ ẩm thực thường là điểm đến phổ biến cho những người yêu thích ẩm thực và mong muốn khám phá văn hóa ẩm thực địa phương Đây cũng là nơi thu hút khách du lịch đến để thưởng thức những món ăn đặc trưng của địa phương và trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo. Đặc điểm của một không gian đi bộ, phố đi bộ là đáp ứng các tiêu chí như:
Không gian công cộng:Không gian công cộng là những khu vực mà mọi người có thể tiếp cận và sử dụng mà không cần phải trả tiền hoặc có giới hạn đối với việc sử dụng. Đây là những không gian thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của cộng đồng, được thiết kế để phục vụ nhu cầu chung của công cộng và tạo ra một môi trường sống và làm việc tích cực Mục tiêu của không gian công cộng là tạo ra một môi trường cộng đồng tích cực, nơi mọi người có thể gặp gỡ, tương tác và tham gia vào các hoạt động chung Các không gian này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và sự phát triển của cộng đồng, cung cấp không gian cho việc vận động, thư giãn và giáo dục.Tuyến phố đi bộ là các khu vực công cộng, không phải là sở hữu tư nhân, do đó mọi người đều có quyền được sử dụng và tham gia các hoạt động tại đây.
Không có giao thông xe cơ giới: Tuyến phố đi bộ chỉ dành cho người đi bộ, không cho phép các phương tiện giao thông cơ giới, tạo ra một không gian an toàn và thân thiện với người dân Bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế giao thông xe cơ giới, các tuyến phố đi bộ có thể tạo ra một môi trường sống và vui chơi tích cực cho cộng đồng Không có ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi từ xe cộ, tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho người tham gia Ngoài ra, không gian không có xe cộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành vận động, đạp xe, và các hoạt động thể thao, giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông cho người đi bộ, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, kích thích sự giao tiếp giữa người đi bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xã hội, văn hóa và giải trí Điều này còn nhằm góp phần cải tạo kinh tế, thúc đẩy kinh tế địa phương qua việc tăng cường hoạt động thương mại và du lịch.
Không gian sống động: Tuyến phố đi bộ thường có nhiều cửa hàng, quán cà phê,nhà hàng, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thu hút nhiều người tham gia và tạo ra không khí sôi động Tổ chức các sự kiện thú vị như hội chợ ẩm thực, festival đồ ăn đường phố, buổi biểu diễn âm nhạc, hoạt động văn hóa và nghệ thuật để thu hút người dân và du khách đến tuyến phố Bên cạnh việc tổ chức sự kiện thì việc chú trọng đến văn hóa không gian, sự đa dạng ẩm thực, việc nâng cấp các trang thiết bị đô thị và chiếu sáng,trang trí đô thị, cũng góp phần nâng cấp không gian, tạo ra những không gian lãng mạn, hấp dẫn.
3.2.1 Sơ đồ phân tích ý tưởng phân khu chức năng sau khi cải tạo
- Tuyến phố ẩm thực đang bao gồm các hoạt động như ăn uống, tham quan, ngủ nghỉ và làm đẹp trong đó hoạt động ăn uống là chủ yếu Theo khảo sát thực tế, khách tham quan khu phố chủ yếu là các khách nước ngoài đến thăm quan và trải nghiệm các món ăn Việt Nam cho nên giải pháp cải tạo khu phố hướng tới một khu phố đi bộ mang chủ đề ẩm thực sẽ giúp cho các khách tham quan có sự trải nghiệm tuyệt vời cũng như đẩy mạnh kinh tế cho khu phố và mang vẻ đẹp truyền thống Việt Nam ta gần gũi với bạn bè quốc tế hơn Vậy nên bố trí các hoạt động tổ chức ăn uống và quảng bá nét đẹp truyền thống của Việt Nam thông qua những món ăn mang đậm chất Việt sẽ là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu Trong đó ẩm thực được chia làm 3 khu vực: khu ẩm thực Việt Nam, khu ẩm thực Châu Á và khu ẩm thực Tây Âu Điều này không chỉ giúp cho khu phố mang nét đặc trưng riêng là một phố đi bộ thuần ẩm thực mà còn có các hoạt động sôi nổi sẽ được thay đổi liên tục theo từng sự kiện, làm sống dậy một khu phố tưởng chừng như đã mất giá trị từ lâu và khó tiếp cận tới nơi đây.
Hình 3.2.1a: Sơ đồ phân vùng ẩm thực tại khu phố sau khi cải tạo
- Khu trung tâm: Không gian trung tâm của khu phố, tập trung khai thác hoạt động gắn kết con người với nhau.
- Khu ẩm thực Việt Nam + cửa ngõ 1: Không gian về văn hóa, ẩm thực Việt Nam
- Khu ẩm thực Châu Á + cửa ngõ 2: Không gian về văn hóa, ẩm thực Châu Á
- Khu ẩm thực Tây Âu + của ngõ 3: Không gian về văn hóa, ẩm thực Tây Âu.
3.2.1.2 Phân tích ý tưởng a) Khu trung tâm (ngã ba)
Trung tâm của khu phố là nơi giao nhau giữa hai phố Tống Duy Tân và Cẩm Chỉ, là nơi thoáng đãng, rộng rãi nhất cho nên nơi đây sẽ là nơi tổ chức chính cho các lễ hội sự kiện Ví dụ như tổ chức một không gian sân khấu, từ đó có thể thu hút người tham quan tới để thưởng thức không chỉ các tiết mục biểu diễn âm nhạc mà họ còn có thể kết hợp với sự trực tiếp trải nghiệm ẩm thực của nơi đây Gợi nên một không gian ấm cúng, nơi mà con người có thể trực tiếp trải nghiệm làm những món ẩm thực mà họ vừa ăn, điều này sẽ góp phần đem những truyền thống nấu ăn những món ăn cổ truyền bên ta đến gần hơn đối với khách nước ngoài và kể cả những người bạn trẻ chưa được tiếp cận tới.
Với mục đích hướng tới khu phố đi bộ ẩm thực 24/7, vậy nên các hoạt động trong tuần nên được chia ra rõ ràng và cụ thể sẽ giúp cho khu phố lúc nào cũng sẽ chuẩn bị cho khách du lịch đến dù ở bất cứ thời điểm nào trong năm, dù có lễ hội hay không Vậy nên sắp xếp với lịch trình là:
+ Thứ hai và thứ ba, sẽ hướng sự tập trung khu phố về hướng cửa ngõ 1 - khu ẩm thực Việt Nam.
+ Thứ ba và thứ tư, sẽ hướng sự tập trung khu phố về cửa ngõ số 2 - khu ẩm thực châu Á.
+ Thứ năm và thứ sáu, sẽ hướng sự tập trung khu phố về cửa ngõ số 3 - khu ẩm thực châu Âu.
+ Hai ngày cuối tuần thứ bảy và chủ nhật, nơi đây sẽ là nơi hướng tới không gian sôi động, nhiệt huyết.
Hình 3.2.1b: Hình ảnh minh họa cho tổ chức không trung tâm
Với sự đề xuất trên, khu phố sẽ trở nên sôi động hơn, nhộn nhịp hơn, mỗi ngày dường như sẽ có chủ đề riêng, thay đổi liên tục Vậy nên du khách đi tới đây thăm quan, họ sẽ muốn đến nhiều lần để tự mình trải nghiệm cùng bầu không khí khác nhau sẽ mang lại cảm giác như thế nào Và bao gồm cả những ngày lễ, sẽ được tổ chức với quy mô rộng lớn, đẹp đẽ hơn, trải nghiệm thú vị hơn, điều này càng làm cho du khách sẽ muốn quay trở lại nơi đây thêm nhiều lần nữa. b) Cửa ngõ
Cửa ngõ là không gian đón khách vào cho nên phải thể hiện để cho mọi người qua lại có thể dễ dàng nhận ra đây là phố ẩm thực cho nên tại mỗi cửa ngõ sẽ bố trí biểu tượng về ẩm thực ví dụ như:
- Cửa ngõ 1: Là cửa ngõ gắn liền với khu ẩm thực Việt Nam cho nên tại đây sẽ bố trí biểu tượng của chiếc bánh mì truyền thống được làm bằng thạch cao đặt ở phía bên tay phải cổng vào kết hợp với tiêu đề tuyến phố ẩm thực.
- Cửa ngõ 2 gắn liền với khu ẩm thực Châu Á nên biểu tượng sẽ là bát cơm.
- Cửa ngõ 3 gắn liền với khu ẩm thực Tây Âu sẽ đặt 1 chiếc pizza.
Tại vị trí không gian cửa ngõ sẽ bố trí thêm các tấm áp phích giới thiệu về lịch sử khu phố ẩm thực cùng với các món ăn tiêu biểu trong khu phố ở 2 bên cổng sau khi đi qua biểu tượng. c) Khu vực các hàng quán
KẾT LUẬN
Phố đi bộ ẩm thực Cẩm Chỉ là một điểm đến hấp dẫn, nơi du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sắc và tận hưởng không gian cảnh quan thỏa mái Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết để phát triển phố đi bộ này để nó có thể đạt được tiềm năng của nó.
Khu phố đi bộ Cẩm Chỉ đang trong quá trình cải tạo một phần từ năm 2020, tuy nhiên vẫn chưa giữ được bản sắc vốn có, đánh mất dần tính chất phố đi bộ ẩm thực Hiện trạng còn nhiều thiếu sót về thiết kế và linh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu của một phố đi bộ hoàn chỉnh về không gian nghỉ ngơi, khu vực để xe, khu tập kết rác Các vấn đề đáng lo ngại như trộm cướp, tệ nạn xã hội, vấn đề tăng giá với du khách nước ngoài vẫn tồn tại, làm xấu đi hình ảnh của phố đi bộ và người dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Việc cải tạo một phần con phố chưa đưa ra được định hướng phát triển rõ ràng, cách quản lý vận hành còn lỏng lẻo, khiến khu phố vẫn chưa có nét đặc trưng riêng, chưa thu hút được nhiều du khách và để lại ấn tượng đặc biệt khi ghé thăm phố đi bộ Cẩm Chỉ.
Hiểu được vấn đề này, chúng em đã làm bài nghiên cứu khoa học, tìm hiểu thực trạng của khu phố ẩm thực, những vấn đề còn thiếu sót và những vấn đề cần sửa đổi để hoàn thiện, đồng thời tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý và vận hành phố đi bộ ẩm thực chưa được trọn vẹn Đề xuất các giải pháp, đưa ra các phương hướng khắc phục thực trạng, sửa đổi khu phố.
Việc đầu tiên đó chính là cải tạo lại không gian cảnh quan, việc mở rộng không gian vỉa hè, mái che, để không gian được thoáng mát và sạch sẽ hơn Việc di dời khu vực gửi xe của các quán cafe trong ngõ cũng cần được giải quyết Du khách có thể tiếp cận phố đi bộ bằng các phương tiện công cộng, một số du khách muốn tiếp cận không gian phố đi bộ bằng phương tiện cá nhân nên cần có những bãi đỗ xe gần khu vực phố đi bộ ẩm thực này Khu vực nghỉ ngơi, khu vực vui chơi cần được bổ sung Một số hoạt động ngoài trời hay khép kín liên quan đến ẩm thực cần phải được khai thác nhiều hơn.
Cảnh quan trên các bình diện nền, bình diện đứng, bình diện trần cần phải đặc biệt chú ý Ta có thể trang trí đèn LED điện tử cho khu vực điểm nhấn, sân khấu, cổng chào hay đèn có tính dẫn hướng nhằm thu hút khách du lịch, tăng sự lãng mạn của không gian vào buổi tối Các hoạt động hàng ngày ở phố ẩm thực cần được lên kịch bản chi tiết Có kịch bản theo ngày thường và theo lễ hội ẩm thực hàng năm như lễ hàn thực, lễ thất tịch, hay các ngày lễ lớn như Tết nguyên đán hay tuần lễ ăn chay, ngày hội phật đản cho những tín đồ phật tử, Ngoài ra cũng có thể tổ chức các sự kiện theo mùa: xuân, hạ, thu, đông; theo từng vùng miền trên đất nước: Bắc, Trung,Nam, Việc tổ chức các sự kiện trên phố đi bộ vừa có thể giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, vừa có thể nâng cao sự gắn kết cộng đồng, tạo ra sự tương tác giữa người với người, vừa có thể thu hút khách du lịch, tạo sự đặc trưng riêng của khu phố, tăng lợi ích kinh tế cho người dân nơi đây.
Trang thiết bị đô thị như hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước hay tiện ích đô thị như khu vực ngồi nghỉ cũng cần phải chú trọng đến từng chi tiết, vật liệu thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng, an toàn với người sử dụng và có thể trang trí các chi tiết liên quan đến lễ hội, sự kiện ẩm thực được tổ chức.
Về vấn đề quản lý, chúng ta cần đảm bảo được trật tự, vệ sinh và an toàn trong khu phố đi bộ Là phố đi bộ ẩm thực, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm nên là yếu tố được quan tâm hàng đầu Việc thu gom rác thải để tránh cho không gian có mùi khó chịu hay gây mất mỹ quan đô thị Việc quản lý chặt chẽ các nhà hàng, quán ăn, quán cafe trong phố ẩm thực nên được thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo vấn đề sức khỏe và sự an toàn cho người tiêu dùng Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của du khách, thu hút khách du lịch qua các hoạt động hay sự kiện cũng cần phải đảm bảo sự hài lòng của người dân địa phương, tránh gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng gây ảnh hưởng đến người dân địa phương quanh khu vực Nguồn tài chính ổn định cũng cần có để có thể vận hành và duy trì, phát triển phố đi bộ.
Ngoài người dân địa phương, việc hợp tác của chính quyền địa phương cũng vô cùng quan trọng Chính quyền địa phương có thể góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, không gian phố đi bộ Ban hành các quy định, chính sách để quản lý và phát triển phố đi bộ Ngoài ra chính quyền địa phương cũng có thể tổ chức các sự kiện, chương trình để thu hút khách tham quan du lịch cũng như tăng tính đoàn kết cộng động của người dân địa phương quanh khu vực.
Để duy trì và phát triển phố đi bộ ẩm thực, người dân sống và kinh doanh cần tích cực hợp tác với chính quyền địa phương Việc đầu tư kinh doanh cần được cân nhắc kỹ lưỡng, từ các dịch vụ ẩm thực tới thương mại Đặc biệt, tuân thủ nguyên tắc và chính sách của chính quyền là yếu tố quan trọng giúp quản lý và vận hành khu phố đi bộ hiệu quả nhất.
Rút ra được bài học từ phố đi bộ trước đây cũng như một số phố đi bộ khác trên quốc tế, việc chỉnh sửa, cải tạo không gian cảnh quan, tận dụng không gian một cách tối ưu, đa dạng, cảnh quan độc đáo để thu hút khách Khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quản lý và vận hành khu phố Định kỳ tổ chức các cuộc thi, sự kiện, hoạt động, lễ hội để thu hút lượng khách.
Việc phát triển phố đi bộ Tống Duy Tân- Cẩm Chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng người dân nơi đây Bằng việc cải tạo không gian cảnh quan, tăng cường hoạt động và quản lý hiệu quả, phố đi bộ này sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.