1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài cải tạo về hiệu quả chiếu sáng phòng học

14 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề tài cải tạo về hiệu quả chiếu sáng phòng học
Tác giả Nguyễn Chính Tín, Lê Võ Anh Tuấn, Đỗ Nguyễn Đình Toàn
Người hướng dẫn ThS. Phạm Khoa Thành
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 746,75 KB

Nội dung

10Các giải pháp để cải tạo hiệu quả chiếu sáng cho phòng học ..... MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu: Thiết kế chiếu sáng là một lĩnh vực chuyên môn đầy sáng tạo và kỹ thuật, nơi các nhà thiết kế sử

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP



MÔN HỌC: KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG DÂN DỤNG

VÀ CÔNG NGHIỆP GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

NHÓM 13:

NGUYỄN CHÍNH TÍN 21142402

LÊ VÕ ANH TUẤN 21142418

ĐỖ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN 21142403

Tp Hồ Chí Minh , tháng 04 năm 2024

Trang 2

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

NHẬN XÉT CỦA GV:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Xác nhận của GV

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

MỞ ĐẦU 1

1.Giới thiệu: 1

2 Lý do chọn đề tài: 1

3 Mục tiêu cải tạo: 1

4 Phạm vi nghiên cứu: 1

6 Cấu trúc bài tiểu luận: 1

7 Đóng góp của bài tiểu luận: 2

CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT, THU THẬP DỮ LIỆU 3

1.1 Khảo sát: 3

1.2 Thu thập dữ liệu: 3

CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP DỮ LIỆU 7

2.1 Tổng hợp: 7

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 8

3.1 Theo tiêu chuẩn 8

3.2 Theo tính toán 8

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI TẠO HIỆU QUẢ CHIẾU SÁNG 10

Các giải pháp để cải tạo hiệu quả chiếu sáng cho phòng học 10

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu:

Thiết kế chiếu sáng là một lĩnh vực chuyên môn đầy sáng tạo và kỹ thuật, nơi

các nhà thiết kế sử dụng ánh sáng để kiến tạo không gian, nâng cao thẩm mỹ và tối

ưu hóa chức năng Không chỉ đơn thuần sắp xếp đèn chiếu sáng, ngành thiết kế chiếu sáng còn bao hàm việc ứng dụng các nguyên tắc khoa học, nghệ thuật và tâm lý học

để tạo ra môi trường ánh sáng phù hợp với từng mục đích sử dụng

2 Lý do chọn đề tài:

Là sinh viên ngành kỹ thuật Điện - điện tử, chúng em nhận thức rõ về tầm quan trọng của thiết kế chiếu sáng ngày càng tăng cao, dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn cho các nhà thiết kế chiếu sáng có trình độ chuyên môn cao Các công ty kiến trúc, công ty thiết kế, nhà thầu xây dựng và các đơn vị tổ chức sự kiện đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực này Vì thế chúng em đã chọn đề tài “ CẢI TẠO

VỀ HIỆU QUẢ CHIẾU SÁNG PHÒNG HỌC” để thực hiện

3 Mục tiêu cải tạo:

Mục tiêu chính của bài tiểu luận này là:

+ Đưa ra một số giải pháp cải tạo để nâng cao hiệu quả chiếu sáng ở lớp học trong thực tế

hiệu quả và an toàn hơn

4 Phạm vi nghiên cứu:

Bài tiểu luận này tập trung nghiên cứu các khái niệm cơ bản về thiết kế chiếu sáng, các giải pháp cải tạo khi hiệu quả chiếu sáng chưa đạt theo tiêu chuẩn quy định

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Thu thập tài liệu, sách báo, Internet

+ Phân tích, tổng hợp các số liệu và tài liệu thu thập được

+ Trình bày nội dung một cách khoa học, logic

6 Cấu trúc bài tiểu luận:

- Bài tiểu luận gồm 4 chương:

Trang 5

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

+ CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT, THU THẬP DỮ LIỆU

+ CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP DỮ LIỆU

+ CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

+ CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI TẠO HIỆU QUẢ CHIẾU SÁNG

7 Đóng góp của bài tiểu luận:

Bài tiểu luận này cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về Thiết kế chiếu sáng Bài viết cũng giới thiệu một số giải pháp cải tạo về hiệu quả chiếu sáng trong thực tế Bài tiểu luận này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành kỹ thuật Điện - điện tử và các ngành liên quan

❖ Hạn chế của bài tiểu luận:

Do thời gian và tài liệu hạn chế, bài tiểu luận này chưa thể trình bày đầy đủ và sâu sắc về tất cả các khía cạnh về Thiết kế chiếu sáng

❖ Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Em mong muốn tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế chiếu sáng để có thể hiểu sâu hơn và góp phần tạo ra những không gian sống và làm việc đẹp, tiện nghi, hiệu quả và thân thiện với môi trường

Trang 6

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT, THU THẬP DỮ LIỆU 1.1 Khảo sát:

Nhóm 13 tiến hành khảo sát dãy phòng học tầng 5, khu C Do phòng học được thiết kế chiếu sáng giống nhau nên nhóm chúng em tiến hành khảo sát hai

phòng học là C502, C504

• Diện tích phòng: 1510=150m2

• Chiều cao phòng: h=4m

• Tính chất: Phòng học trong môi trường giáo dục

• Đặc điểm: Phòng học ở tầng cao nhất khu C, xung quanh có cây cao che bóng mát, diện tích phòng học rộng

• Cường độ sáng: Trung bình

1.2 Thu thập dữ liệu:

Phòng C502

Buổi chiều

607

Bảng 2

Cửa vào

Bàn giáo viên

570 661 676

595 605 648 Dãy bàn học 1 Dãy bàn học 2 Dãy bàn học 3

Trang 7

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

Phòng C504

Buổi chiều

317

Bảng 2

Cửa vào

Bàn giáo viên

412 373 413

370 350 390 Dãy bàn học 1 Dãy bàn học 2 Dãy bàn học 3

Trang 8

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

Phòng C502

Buổi tối

133

Bảng 2

Cửa vào

Bàn giáo viên

267 264 246

265 263 253 Dãy bàn học 1 Dãy bàn học 2 Dãy bàn học 3

Trang 9

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

Phòng C504

Buổi tối

119

Bảng 2

Cửa vào

Bàn giáo viên

302 289 228

298 292 270 Dãy bàn học 1 Dãy bàn học 2 Dãy bàn học 3

Trang 10

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP DỮ LIỆU 2.1 Tổng hợp:

a Phòng C502

Buổi chiều

Độ chiếu sáng đo được: E =33898 584, 448

58 = (lux) Buổi tối:

Độ chiếu sáng đo được : E = 11003 189, 707

58 = (lux)

Độ chiếu sáng cả hai buổi là: E = 584, 448 189, 707 387, 0775

2

+

b Phòng C504

Buổi chiều

Độ chiếu sáng đo được: E =25877 446,155

58 = (lux) Buổi tối:

Độ chiếu sáng đo được : E = 11928 205, 655

58 = (lux)

Độ chiếu sáng cả hai buổi là: E=446,155 205, 665 325, 91

2

+

= (lux)

Trang 11

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3.1 Theo tiêu chuẩn

Dựa vào TCVN 7114-1:2008 ở bảng dưới ta có được tiêu chuẩn về độ rọi của 1 phòng học: Emin ≥ 300

=> Cả 2 phòng C502,C504 vào buổi tối cần được cải tạo để đảm bảo độ rọi

3.2 Theo tính toán

Ta có kích thước của phòng: 15x10x4 (m)

Công suất của bòng đèn huỳnh quang: 32W

Quang thông của đèn: 2200 lux

Số lượng đèn: 27

Số đèn trong 1 bộ: 1

Do cả 2 phòng đều là trần trắng, tường vàng nhạt

=> Các hệ số phản xạ pH=0.5, pT=0.3, pN=0.1

Ta có độ cao treo đèn tính toán: Htt = 4 - (0.8 + 0.2) = 3

Từ đó ta có được hệ số phòng: 𝜑 = 𝑎.𝑏

𝐻𝑡𝑡.(𝑎+𝑏)= 15.10

3.(15+10)= 2 Dựa vào bảng dưới ta có được hệ số phản xạ CU

Trang 12

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

=> CU = 0.85

Ta tra được hệ số dự trữ K dựa vào bảng dưới

Với môi trường là phòng học ít bụi => LLF = K = 1.5

Ta có công thức độ rọi: 𝐸𝑡𝑏 = 𝑁đ.𝑁𝑏.𝐶𝑈.𝐿𝐿𝐹.𝜙đ

𝑆 = 27.1.0,85.1,5.2200

15.10 = 504.9 lux Vậy so với độ rọi trung bình của phòng được tính toán như trên ta cần cải tạo về buổi đêm cho cả 2 phòng C502, C504 để đảm bảo độ rội

Trang 13

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI TẠO HIỆU QUẢ CHIẾU SÁNG

Dựa theo công thức tính độ rọi: 𝐸𝑡𝑏 = 𝑁đ.𝑁𝑏.𝐶𝑈.𝐿𝐿𝐹.𝜙đ

𝑆

Ta có các phương pháp cải tạo chiếu sáng như sau:

+ Tăng số lượng đèn, tăng số đèn trong một bộ

+ Tăng quang thông

+ Tăng hệ số mất mát

+ Tăng hệ số CU và giảm S ( bằng cách tăng Htt độ cao treo đèn tính toán )

Trong đó 2 phương pháp cải tạo độ rọi khả quang:

+ Tăng số lượng đèn trong 1 bộ: Cụ thể C502 từ 1 bộ 1 đèn nâng lên thành 1 bộ 2 đèn

+ Nâng độ cao treo đèn: Sử dụng cái giá treo đèn để nâng độ cao treo đèn ( Tăng

CU ), từ đó diện tích S cũng được giảm

Vì tính chất công trình cũng như giá thành

=> Ta kết hợp cả hai phương pháp để tăng tính khả thi và giá cả được ổn định một cách hợp lý

Các giải pháp khác để cải tạo hiệu quả chiếu sáng cho phòng học

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập hiệu quả và thoải mái cho học sinh Việc cải thiện hiệu quả chiếu sáng cho phòng học mang lại nhiều lợi ích như:

❖ Nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ: Ánh sáng phù hợp giúp học sinh

tập trung tốt hơn, tiếp thu bài học hiệu quả hơn và ghi nhớ thông tin lâu hơn

Trang 14

NHÓM 13 GVHD: ThS.PHẠM KHOA THÀNH

❖ Giảm thiểu mỏi mắt: Ánh sáng quá chói hoặc quá tối có thể gây mỏi mắt,

nhức đầu và ảnh hưởng đến thị lực của học sinh

❖ Tạo bầu không khí tích cực: Ánh sáng phù hợp có thể tạo ra bầu không khí

tích cực, khơi gợi cảm hứng học tập và thúc đẩy sự sáng tạo cho học sinh

❖ Tiết kiệm năng lượng: Việc sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả có thể

giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chi phí điện năng cho nhà trường Dưới đây là một số giải pháp khác được đề xuất thêm trong quá trình cải tạo hiệu quả chiếu sáng cho phòng học:

1 Sử dụng ánh sáng tự nhiên:

❖ Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên: Mở cửa sổ và rèm cửa để đón ánh

sáng tự nhiên vào phòng học

❖ Sử dụng sơn màu sáng: Sơn tường và trần nhà bằng màu sáng giúp phản xạ

ánh sáng tốt hơn, tạo cảm giác căn phòng sáng sủa và rộng rãi hơn

2 Sử dụng đèn chiếu sáng phù hợp:

❖ Lựa chọn đèn có hiệu suất cao: Chọn đèn có quang thông cao và tiêu thụ

điện năng thấp

❖ Sử dụng đèn có nhiệt độ màu phù hợp: Nên chọn đèn có nhiệt độ màu từ

3500K đến 4000K cho phòng học, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho mắt

3 Áp dụng hệ thống điều khiển thông minh:

❖ Sử dụng cảm biến: Lắp đặt cảm biến chuyển động hoặc cảm biến ánh sáng

để tự động bật/tắt đèn khi có người hoặc khi trời tối

❖ Sử dụng hệ thống hẹn giờ: Hẹn giờ tắt đèn vào ban đêm hoặc khi không sử

dụng

4 Vệ sinh và bảo trì đèn chiếu sáng:

❖ Vệ sinh đèn định kỳ: Bụi bẩn bám trên đèn có thể làm giảm hiệu quả chiếu

sáng Nên vệ sinh đèn định kỳ để đảm bảo hiệu quả chiếu sáng tốt nhất

❖ Bảo trì đèn chiếu sáng: Thay thế các bộ phận hỏng hóc của đèn kịp thời để

đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w