1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích mô hình kinh doanh số b2c kết hợp của google

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, không quá khi cho rằng Google đã làm thay đổi cuộc sống ngày nay, khi mà giờ đây, hầu như tất cả mọi người trong chúng ta, không ai không sử dụng đế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH SỐ B2C KẾT HỢP CỦA GOOGLE

Môn: Mô hình kinh doanh số Lớp học phần: 232QT7504 GVHD: ThS Nguyễn Thị Lài Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Lài - người trực tiếp giảng dạy bộ môn “Mô hình kinh doanh số” Cô đã trang bị cho chúng em những kiến thức bổ ích, kỹ năng cần có trong môn học, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được học tập, tiếp cận và thực hiện đề tài tiểu luận này

Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét, ý kiến đóng góp cũng như phê bình từ phía cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I Cơ sở lý thuyết 2

1 Mô hình kinh doanh 4C - Net 2

2 Quá trình phát triển của mô hình kinh doanh số kết hợp 3

II Tổng quan về Google 5

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Google là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia có trụ sở chính tại Mountain View, California, Hoa Kỳ Sự ra đời của Google vào năm 1998 được xem là một trong những bước ngoặc quan trọng nhất trong lịch sử Internet Sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, không quá khi cho rằng Google đã làm thay đổi cuộc sống ngày nay, khi mà giờ đây, hầu như tất cả mọi người trong chúng ta, không ai không sử dụng đến công cụ tìm kiếm của Google hay một dịch vụ nào đó của Google ít nhất một lần trong ngày

Google nổi tiếng với công cụ tìm kiếm trực tuyến của mình, còn được gọi là "Google Search" hoặc "Google Search Engine” Ngoài công cụ tìm kiếm, Google cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm khác nhau, bao gồm dịch vụ email (Gmail), hệ điều hành di động (Android), trình duyệt web (Google Chrome),… Google cũng là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Internet Như vậy, có thể nói Google chính là một biểu tượng kinh doanh thành công ở cấp độ toàn cầu

Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tiến hành phân tích chi tiết mô hình kinh doanh số B2C kết hợp của Google nhờ vào mô hình kinh doanh 4C – Net, đồng thời, chúng em cũng không quên giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển cũng như các sản phẩm, dịch vụ chính của công ty Cuối cùng, bài tiểu luận mô tả tổng quan về môi trường cạnh tranh của Google ở các lĩnh vực khác nhau, bao gồm liệt kê các đối thủ cạnh tranh, chỉ ra khuyết điểm hiện có, vấn đề pháp lý mà công ty đang vướng phải và đề xuất giải pháp tương ứng

Trang 5

- Mô hình kinh doanh số B2C: Nội dung (Content) - Mô hình kinh doanh số B2C: Thương mại (Commerce) - Mô hình kinh doanh số B2C: Bối cảnh (Context) - Mô hình kinh doanh số B2C: Kết nối (Connection)

1.2 Các mô hình thành phần

Định nghĩa Thu thập, lựa chọn, hệ thống hoá, biên soạn và cung cấp thông tin

Bắt đầu, đàm phán và/ hoặc thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp

Phân loại và hệ thống hoá thông tin có sẵn trên Internet

Cung cấp công cụ và dịch vụ cho trao đổi thông tin và giao tiếp

Mục tiêu Cung cấp trực tuyến các nội dung được cá nhân hoá, lấy người tiêu dùng làm trung tâm

Bổ sung hoặc thay thế giao dịch thương mại truyền thống bằng Internet

Giảm thiểu sự phức tạp và không minh bạch

Tạo ra các kết nối mật thiết để hỗ trợ giao tiếp

Mô hình doanh thu

Doanh thu gián tiếp

Phụ thuộc vào các giao dịch, doanh thu gián tiếp hoặc trực tiếp

Doanh thu gián tiếp

Doanh thu gián tiếp và trực tiếp

Giá trị Thông tin điện tử, giải trí điện tử, thông tin giải trí điện tử, giáo dục điện tử

Thu hút khả năng thương lượng, các giao dịch đàm phán

Công cụ tìm kiếm, các danh mục web

Kết nối nội bộ, kết nối liên thông

Ví dụ youtube.com, worldlibrary.net

amazon.com, ebay.com

google.com, yahoo.com

pobox.com, xing.com

Trang 6

2 Quá trình phát triển của mô hình kinh doanh số kết hợp 2.1 Quá trình phát triển của mô hình kinh doanh số kết hợp

Ở giai đoạn đầu của sự phát triển kinh doanh kỹ thuật số, các công ty Internet theo đuổi mô hình kinh doanh ở dạng thuần tuý, như đã trình bày ở mô hình kinh doanh 4C-Net Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Internet, những mô hình kinh doanh thuần tuý không chức năng này đã trở nên quá tập trung

→ Các khía cạnh của các biến thể mô hình kinh doanh khác đã thành công thay thế chúng Từ đó, các mô hình kinh doanh trở nên đa chức năng và lai tạp

Khi triển khai hai mô hình kinh doanh, có thể gọi là mô hình kinh doanh kết hợp, hoặc trong trường hợp cụ thể này, là mô hình kinh doanh kép Hay mô hình kết hợp ba hoặc bốn mô hình khác nhau

Ảnh: Quá trình phát triển của mô hình kinh doanh số kết hợp

Từ góc độ người dùng, mô hình kinh doanh số kết hợp giúp cho việc tiếp cận lượng lớn thông tin và sản phẩm/ dịch vụ một cách tiện lợi và giảm đáng kể nỗ lực tìm kiếm của khách hàng

Từ góc độ của doanh nghiệp, mô hình kinh doanh số kết hợp tạo ra những lợi ích ảnh hưởng đến các yếu tố như:

- Cấu trúc chi phí (chi phí cố định lớn và chi phí biến đổi thấp): Mô hình kinh doanh số kết hợp sẽ tác động mạnh đến chi phí cố định, làm giảm bớt nhờ tính kinh tế theo quy mô (economics of scale)

- Sở hữu nhiều khách hàng vì chinh phục và duy trì khách hàng dựa trên hơn một nền tảng mô hình, gia tăng mối quan hệ khách hàng, đẩy nhanh quá trình đạt được sự trung thành

- Tạo nên tổ hợp kết nối khách hàng, bởi việc cung cấp mô hình kinh doanh số tiện lợi với một điểm đến nhiều tiện ích với mức phí chuyển đổi cao, gia tăng rào cản khách hàng nhiều hơn so với mô hình kinh doanh số đơn lẻ thuần tuý Mạng lưới kết nối lớn hơn, có nhiều thông tin nhờ lợi thế cơ sở khách hàng gia tăng nhanh hơn, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn nhờ tính kinh tế quy mô, thiết lập giá gộp cho các tổ hợp sản phẩm/ dịch vụ, từ đó gia tăng các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận

Trang 7

Mở rộng các lĩnh vực kinh doanh khác, tiến đến đa dạng hoá và khai thác tối đa các dòng doanh thu mới:

- Đa dạng hoá sẽ giảm rủi ro khi tập trung vào một dòng doanh thu duy nhất - Phòng vệ trước sự biến động nhanh, phức tạp cao và đa chiều của nền kinh tế số

2.2 Những tác nhân thúc đẩy sự phát triển mô hình kinh doanh số kết hợp

- Hiệu ứng mạng:

+ Hiệu quả kinh tế theo quy mô tăng do có sự tăng khối lượng sản xuất và đa dạng hoá

+ Hiệu ứng mạng giúp củng cố hệ thống khách hàng - Giữ chân khách hàng:

+ Mức độ trung thành và giữ chân người dùng ở các cấp độ mô hình kinh doanh khác nhau

+ Hiệu ứng khoá thông qua chi phí thay đổi hệ thống cao + Giao diện một cửa

- Định giá theo gói:

+ Giảm chi phí nỗ lực tìm kiếm + Tiện ích

+ Chuyển từ chi phí ngoại tuyến (offline) sang chi phí trực tuyến (online) thông qua tự động hoá

- Đa dạng hoá các dòng doanh thu: + Giảm thiểu hoá rủi ro

+ Đa dạng hóa nguồn doanh thu

Ảnh: Những tác nhân thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh doanh số kết hợp

Trang 8

II Tổng quan về Google

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Google LLC là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet bao gồm: công nghệ quảng cáo trực tuyến, điện toán đám mây, công cụ tìm kiếm, phần cứng và phần mềm Doanh nghiệp nằm trong những công ty công nghệ “Big Four” có giá trị nhất thế giới cùng với: Apple, Facebook, Amazon

Ảnh: Trụ sở công ty Google

Công ty Google được thành lập ngày 04/09/1998 bởi Larry Page và Sergey Brin tại một ga ra của nhà Esther Wojcicki (là nhân viên thứ 16 của Google) tại Menlo Park, California

Tháng 02/1999, trụ sở dọn đến Palo Alto Từ năm 2003 trụ sở được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway

Tháng 6 năm 2000, Google đã trở thành nhà cung cấp công cụ tìm kiếm mặc định cho Yahoo! - một trong những trang web phổ biến nhất vào thời điểm đó, thay thế Inktomi

Ngày 19/04/2004, Google phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (NASDAQ) Ngày 17/01/2006, Google đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc Nhờ đó Google được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006 Cuối năm 2006, Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần Không lâu sau, 31/10/2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công nghệ wiki cho các website cộng đồng

Ngày 13/04/2007, Google mua lại DoubleClick với giá 3,2 tỷ USD Ngày 22/03/2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc

Tháng 05 năm 2011, lần đầu tiên số lượng khách truy cập duy nhất vào Google đã vượt qua một tỷ lần; tăng 8.4% so với tháng 5 năm 2010 (931 triệu) Ngày 15/08/2011, Google tuyên bố sẽ mua Motorola Mobility với giá 12.5 tỷ USD

Trang 9

Đầu năm 2012, Google đứng đầu trong danh sách 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn Đây là lần đầu tiên Google tạo ra 50 tỷ đô la doanh thu hàng năm

Tháng 08 năm 2015, Google quyết định tổ chức lại công ty với tư cách là một tập đoàn có tên là Alphabet Inc Google là công ty con hàng đầu của Alphabet và sẽ tiếp tục là công ty ô dù vì lợi ích Internet của Alphabet Sundar Pichai được bổ nhiệm làm CEO của Google, thay thế Larry Page trở thành CEO của Alphabet Website chính thức của Google là: www.google.com

Tháng 11 năm 2018, Google đã công bố kế hoạch mở rộng văn phòng tại New York với sức chứa 12.000 nhân viên

2 Các sản phẩm dịch vụ chính

Hiện nay Google đã phát triển rất nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng như trong lĩnh vực kinh doanh Những sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Google ở từng lĩnh vực cụ thể gồm:

- Quảng cáo: Google Analytics, Google AdSense - Công cụ tìm kiếm: Google Search và Google Images - Dịch vụ doanh nghiệp: G Suite, Google for Entrepreneurs - Dịch vụ tiêu dùng:

+ Dịch vụ dựa trên web (Gmail, Google Maps, Google ảnh, Google dịch, Google My Business, Google +)

+ Phần mềm: Google Chrome, Chrome OS-, hệ điều hành Android + Phần cứng: Nexus One, Chromecast, Google Cardboard

- Dịch vụ Internet: Google Fiber, Project Fi, Google Station

- Sản phẩm khác: Dịch vụ Google News, Google Wallet, Google shopping

Express, Google Alerts, Deep Dream, Family Link, AutoDraw

- API: Bộ giao diện lập trình ứng dụng do Google phát triển

- Các trang web khác: Google Developers, Google Labs, We Wear Culture - Ứng dụng: Google Docs, Google Earth, Google Space

- Sản phẩm phục vụ kinh doanh: Google Apps Premium Edition, Google Security

Services

Và nhiều sản phẩm dịch vụ khác Google còn mệnh danh là “Gã Khổng Lồ” Google có mặt ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực: Giáo dục, giải trí, ứng dụng di động, ô tô,…

Trang 10

III Phân tích mô hình kinh doanh số B2C kết hợp của Google 1 Chuỗi giá trị

1.1 Ý tưởng

Google được bắt đầu từ suy nghĩ liệu có cách nào tải hết toàn bộ trang web và sau đó hình thành ý tưởng xếp hạng các trang web dựa trên sự liên kết của hàng loạt trang web khác cũng như thiết kế một công cụ tìm kiếm Hiện nay Google không chỉ tạo ra công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới là Google Search với các công cụ tiện lợi như tìm kiếm qua cách nhập bàn phím, tìm kiếm qua giọng nói, tìm kiếm bằng hình ảnh; mà còn mang đến các sản phẩm, dịch vụ phổ biến khác như gmail, drive, maps, Youtube,

Google đa dạng hoá phạm vi dịch vụ của mình qua nhiều loại sản phẩm, ví dụ như cung cấp nội dung miễn phí và tính phí khi tìm kiếm trên Google Search, cung cấp nội dung trả phí theo lượt xem hoặc nội dung đăng ký trả phí trên Youtube

1.2 Phát triển nội dung

Google không tự sản xuất nội dung mà cung cấp nhiều nền tảng cho người dùng (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức) để tìm kiếm, truy cập hoặc tự sáng tạo, lưu trữ và chia sẻ nội dung Nội dung mà Google cung cấp rất đa dạng, từ video, âm nhạc, hình ảnh, text,

1.3 Kỹ thuật phân phối nội dung

Google sử dụng công nghệ của mình để phân phối nội dung đến người dùng Internet trên toàn thế giới Điều này bao gồm việc thu thập, lưu trữ và lập chỉ mục dữ liệu để có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập được trên nhiều thiết bị và định dạng khác nhau Google phân phối nội dung bằng cách để người dùng chủ động truy cập nội dung thông qua việc truy xuất trực tiếp từ Internet để sử dụng trực tuyến (online)

1.4 Thiết kế

Thiết kế phân loại: Google chia sản phẩm và dịch vụ của mình thành nhiều danh mục khác nhau, từ công nghệ (hệ điều hành Android, trình duyệt Chrome) đến dịch vụ trực tuyến (Gmail, Google Drive, Google Maps)

Xác định khách hàng mục tiêu: Google hướng đến các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng

1.5 Giới thiệu

Thiết kế cửa hàng: Google cung cấp các nền tảng và giao diện người dùng thân thiện như trang chủ Google và các ứng dụng khác để người dùng có thể truy cập và khám phá các sản phẩm và dịch vụ của họ, đồng thời, Google có trang chính thức và cửa hàng trực tuyến (Google Play Store) để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình

Trang 11

Giới thiệu sản phẩm: Google thông qua các chiến dịch quảng cáo, sự kiện, truyền thông để giới thiệu sản phẩm mới và các cải tiến

Thiết kế dịch vụ: Google tạo ra đa dạng các dịch vụ tiện ích trực tuyến như công cụ tìm kiếm, email, lưu trữ đám mây, bản đồ, để đáp ứng nhu cầu của người dùng

Bằng cách kết hợp hài hòa chất liệu vải và màu sắc mượt mà (hơn 250 sắc độ), các thiết bị của Google dần mang đến sự mềm mại cho từng góc cạnh Từ hình dáng thân thiện của Home Mini, đến độ bền, mỏng nhẹ và các cạnh tròn của thiết bị Pixel Slate và Home Hub, những thiết kế mới nhất này mang đến cảm giác tự nhiên mà thiết bị phần cứng thường khó mang lại

Google đã liên tục nâng cấp giao diện người dùng bao gồm nền trắng, màu sắc nổi bật, các góc được làm tròn, kiểu chữ mới (Google Sans), nhiều nhãn ghi hữu ích hơn và việc gõ được tích hợp thân thiện với điều khiển bằng giọng nói nhằm hướng đến mục đích giúp UI dễ nhìn và thân thiện Thiết kế giao diện của một số dịch vụ như Gmail, Calendar, Chat, Drive hay Keep cũng được lược giản và tạo không gian gọn gàng để làm việc Giao diện mới cũng trình bày hình minh họa mang đến sự thú vị cho người dùng như màn hình onboarding

Bên cạnh đó, Google cũng đã phát hành và cập nhật bản thiết kế trên giao diện của thiết bị di động nhằm mục đích tối ưu một cách tốt nhất giao diện tìm kiếm cho người dùng Ngoài ra, các phần thông tin và tiêu đề rõ ràng hơn còn giúp tìm thông tin trên Google Search một cách dễ dàng Đồng thời, với phông chữ, bố cục và màu sắc hiện đại ở ở giao diện này sẽ tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng xem

kết quả tìm kiếm

1.6 Vận hành của máy chủ

Máy chủ web của Google tạo thành xương sống của công nghệ mạng của trung tâm dữ liệu Chúng thực hiện các truy vấn của người dùng Internet Các truy vấn được gửi từ Google Tìm kiếm đến các máy chủ lập chỉ mục Chúng được phối hợp với các thuật toán xếp hạng và cũng nhận được thông tin về tự động đề xuất và các tính năng tìm kiếm khác Các máy chủ sẽ cung cấp kết quả tìm kiếm và tất cả các thông tin liên quan khác

Google sử dụng GoogleBot, một robot có khả năng tìm và lấy tất cả thông tin của các trang trên website và đưa chúng vào Google Index Mạng robot này xâm nhập vào website và đi theo các liên kết đến các trang khác trong website để thành lập bản đồ, đồng thời nó sẽ gửi một bản nội dung bằng file html về máy chủ của hệ thống Google

Sau khi Googlebot tải về toàn bộ dữ liệu các trang được tìm thấy, những trang web này được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Google Index Dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và bằng các cụm từ tìm kiếm, mỗi mục sẽ lưu một danh sách tài liệu

Trang 12

chứa từ khoá tìm kiếm và vị trí từ khoá xuất hiện trong văn bản Qua đó cấu trúc của dữ liệu cho phép truy cập nhanh chóng các tài liệu có chứa các truy vấn truy cập

Google lưu trữ các tài liệu và tệp trên Internet trong các máy chủ tài liệu Các tài liệu trả về này có liên quan đến các truy vấn

Các máy chủ khác quản lý các dịch vụ khác của Google, từ Maps đến Mua sắm và Quảng cáo

Phần cứng

Máy chủ: Google sử dụng hơn 2,5 triệu máy chủ đặt tại các trung tâm dữ liệu

trên khắp thế giới để cung cấp năng lượng cho trình duyệt web và các dịch vụ công cụ tìm kiếm của mình Các máy chủ này được thiết kế đặc biệt để xử lý lưu lượng truy cập cao và đảm bảo thời gian phản hồi nhanh cho các yêu cầu của người dùng

Hệ thống lưu trữ: Google sử dụng hệ thống lưu trữ phân tán, được tối ưu cho các

dịch vụ mà Google cung cấp gọi là Google File System (GFS) Hệ thống cơ sở dữ liệu người dùng đồ sộ, các dịch vụ điện toán đám mây và lượng dữ liệu khổng lồ phục vụ việc tìm kiếm, tất cả đều được quản lý dựa trên GFS Và thiết kế của GFS được tạo ra để bảo đảm rằng, dù có phải thường xuyên thay đổi các server trong hệ thống, lượng dữ liệu bị mất đi vẫn sẽ được giữ ở mức tối thiểu

Trung tâm dữ liệu: Các trung tâm dữ liệu của Google độc đáo ở chỗ chúng chứa

phần cứng và phần mềm cần thiết để duy trì các dịch vụ của Google, bao gồm Google Tìm kiếm và chỉ mục tìm kiếm của Google có kích thước hơn 100.000.000 gigabyte Tính đến năm 2021, Google sở hữu và vận hành hơn 135 trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới Các trung tâm dữ liệu này được đặt tại nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Châu Á và Nam Mỹ Các trung tâm dữ liệu này có hệ thống làm mát tiên tiến đảm bảo độ tin cậy và thời gian hoạt động

Ảnh: Hệ thống làm mát tại trung tâm dữ liệu của Google ở Hamina, Phần Lan Hệ thống sao lưu: Để đảm bảo tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của dữ liệu, Google

có một hệ thống sao lưu lưu trữ các bản sao dữ liệu bên ngoài trang web Điều này đảm bảo rằng dữ liệu có thể được khôi phục trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc lỗi hệ thống

Trang 13

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng phần cứng của Google được xây dựng để hỗ trợ các dịch vụ trình duyệt web và công cụ tìm kiếm của công ty và để đảm bảo rằng người dùng có quyền truy cập nhanh và đáng tin cậy vào các dịch vụ này

Phần mềm

Phần mềm máy chủ web: Google sử dụng phần mềm máy chủ web là Google

Web Server (GWS) - máy chủ Web dựa trên Linux tùy chỉnh mà Google sử dụng cho các dịch vụ trực tuyến của mình GWS được phát triển nội bộ bởi Google và được tối ưu để sử dụng với các ứng dụng Web lớn và phức tạp

Phần mềm máy chủ ứng dụng: Máy chủ của Google sử dụng phần mềm máy chủ

ứng dụng là Google App Engine (GAE) cung cấp hệ cơ sở dữ liệu để phát triển và triển khai các ứng dụng trên cơ sở hạ tầng máy chủ của Google

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu: Google chủ yếu sử dụng Bigtable - công nghệ

quản lý dữ liệu có dạng như một cơ sở dữ liệu, Spanner - cơ sở dữ liệu NewSQL được phân phối trên toàn cầu và Google F1 - một cơ sở dữ liệu quan hệ phân tán thay thế MySQL để lưu trữ và truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu

Phần mềm lưu đệm: Để cải thiện hiệu suất của máy chủ và giảm tải cho cơ sở dữ

liệu, máy chủ của Google sử dụng một phần mềm được xây dựng tùy chỉnh cho các máy chủ bộ nhớ đệm của mình được gọi là “Google Global Cache” (GGC)

Cân bằng tải: Để phân phối các yêu cầu đến trên nhiều máy chủ và đảm bảo tính

khả dụng cũng như khả năng mở rộng cao, các máy chủ của Google sử dụng một bộ cân bằng tải mạng là Maglev

Nhìn chung, phần mềm máy chủ của Google được thiết kế để xử lý một lượng lớn yêu cầu của người dùng một cách hiệu quả và đáng tin cậy Các thành phần phần mềm hoạt động cùng nhau để đảm bảo rằng các yêu cầu của người dùng được xử lý nhanh chóng, dữ liệu được lưu trữ và truy xuất chính xác

1.7 Phần mềm tìm kiếm/thuật toán Độ tin cậy của kết quả tìm kiếm

Google là công cụ tìm kiếm được thiết kế để cung cấp kết quả tìm kiếm nhanh và chính xác nhất trên toàn cầu Công ty luôn không ngừng cập nhật các thuật toán tìm kiếm nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng, đưa ra những kết quả phù hợp nhất Một số thuật toán tìm kiếm cốt lõi của Google là: Google Panda, Google Pigeon, Google RankBrain, Google Penguin, Google Mobile, Google Fred, Google Pirate, Google HummingBird, Google Sandbox, Google Possum, Các bản cập nhật thuật toán Google nhằm cải thiện các yếu tố dưới đây:

- Hiểu ngôn ngữ của con người: Mang đến cho người dùng những kết quả tìm

kiếm chính xác và nhanh chóng nhờ khả năng phân tích ngữ nghĩa của từ khóa

Trang 14

phức tạp, hiểu nhiều sắc thái hơn trong các từ được sử dụng trên trang và trong các truy vấn tìm kiếm bằng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên

- Cung cấp các đề xuất tìm kiếm tương tự: Đưa ra những website, bài viết có liên

quan nhất đến truy vấn tìm kiếm người dùng, và đôi khi, do những sai sót do lỗi đánh máy, công cụ tìm kiếm Google sẽ gợi ý từ khóa gần đúng, đưa ra các truy vấn tìm kiếm phù hợp

- Hiểu truy vấn tìm kiếm: Sử dụng máy học trong việc chọn lựa kết quả tìm kiếm

phù hợp nhất thông qua như tính cá nhân hoá, vị trí người dùng, mục tiêu chính của người dùng khi tra từ khoá

- Cung cấp kết quả được bản địa hóa: Ưu tiên đưa những kết quả tìm kiếm gần vị

trí người dùng thực hiện tìm kiếm Cùng một từ khóa, tại nhiều vị trí tìm kiếm khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau

- Đánh giá chất lượng của nội dung trên các trang web: Những trang web chất

lượng sẽ được gia tăng thứ hạng tìm kiếm, trong khi những website có nội dung chất lượng thấp (đạo văn, spam, nội dung lậu, …) có thể bị loại bỏ trên công cụ tìm kiếm Google thông qua việc rà soát các đường link dẫn và keyword sử dụng

Lượng dữ liệu tìm được

Google thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên toàn cầu Nhìn chung, lượng dữ liệu có trong phần mềm tìm kiếm của Google là rất lớn vì phần mềm này lập chỉ mục nội dung từ các trang web đã được thu thập thông tin vào cơ sở dữ liệu, sau đó xếp hạng và sử dụng trong các truy vấn tìm kiếm có liên quan Google xử lý hơn hơn 40.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây, hơn 2 triệu GB dữ liệu mỗi phút và hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày

Khác biệt hóa/khách quan

Tập trung vào quyền riêng tư: Google coi trọng quyền riêng tư của người dùng

và đã triển khai thêm một số tính năng mới về bảo mật và quyền riêng tư để bảo vệ hoạt động trực tuyến của người dùng khỏi các mối đe dọa trên mạng, bao gồm các cuộc tấn công lừa đảo và các trang web độc hại, đồng thời cung cấp nhiều quyền kiểm soát và minh bạch hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ Cụ thể các tính năng quyền riêng tư, an toàn và bảo mật mới được công bố tại Hội nghị Google I/O 2023 đang diễn ra tại California (Mỹ) bao gồm: Cải thiện tính minh bạch và kiểm soát dữ liệu; Báo cáo kết quả quét các trang web đen trên ứng dụng Gmail; Dễ dàng xóa lịch sử tìm kiếm trên bản đồ; Duyệt web an toàn dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI); Mở rộng giao diện lập trình cho ứng dụng (API) duyệt web an toàn; Tìm kiếm bằng hình ảnh (About This Image) và Chế độ xem thư rác trong ứng dụng Google Drive

Công cụ tìm kiếm dành riêng cho ngành y tế: Trong năm 2023, Google vừa công

bố ra mắt công cụ tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI là Vertex AI Search giúp các nhân

Ngày đăng: 22/07/2024, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w