- Làm thay đổi tính thấm của màng sau synapse đối với 3 ion Na, K+ và Cl- dẫn đến thay đổi điện thế màng tế bào sau synapse theo 1 trong 2 hướng sau đây:+ Chuyển từ điện thể nghỉ sang đi
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA: SINH HỌC NGÀNH: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
VÀ CƠ CHẾ THUỐC GÂY MÊ TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
Huế, tháng 05 năm
2024
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU
II NỘI DUNG
2 SINH LÍ TẾ BÀO THẦN KINH
2.0 Cơ sở tế bào của Noron và Synrap
2.1 Tế bào thần kinh ( Noron )
2.1.1 Đặc điểm cấu tạo
2.1.2 Phân loại
2.1.3.Các chức năng cơ bản
2.1.4 Dẫn truyền hưng phấn
2.2 Khớp thần kinh ( Synrap)
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo
2.2.2 Chức năng
2.2.3 Sự dẫn truyền qua Synap
III SINH LÍ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
3.0 Chức năng từng phần của hệ thần kinh trung ương
3.1 Sinh lí tủy sống
3.1.1 Đặc điểm cấu tạo
3.1.2 Cấu tạo dây thần kinh tủy
3.1.3 Chức năng
3.2 Sinh lí vỏ đại não
3.8 Nguyên tắc hoạt động hệ thần kinh trung ương
IV CƠ CHẾ THUỐC GÂY MÊ TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THÀN KINH TRUNG ƯƠNG
4.0 Định nghĩa thuốc gây mê
4.1 Các giai đoạn gây mê
4.2 Cơ chế tác động của thuốc gây mê lên hệ thần kinh trung ương
4.3 Tác dụng của thuốc gây mê
4.4 Ưu điểm và tác dụng phụ
KẾT LUẬN
Trang 3I MỞ ĐẦU
II SINH LÍ TẾ BÀO THẦN KINH
2.1 Synapse
Synapse hay còn gọi là khớp thần kinh, đó là nơi tiếp xúc giữa 2 neuron với nhau hoặc giữa neuron với tế bào cơ quan mà neuron chi phối Vì vậy, về mặt cấu trúc,
synapse được chia làm 2 loại:
- Synapse thần kinh- thần kinh: chỗ nối giữa 2 neuron với nhau
- Synapse thần kinh- cơ quan: chỗ nối giữa neuron với tế bào cơ quan
Về mặt cơ chế dẫn truyền, synapse cũng được chia làm 2 loại:
-Synapse điện (electrical synapse): dẫn truyền xung động thần kinh bằng cơ chế điện học theo 2 chiều
- Synapse hóa (chemical synapse): dẫn truyền xung động theo 1 chiều thông qua chất trung gian hóa học
Một xinap thường gồm ba phần: phần trước synapse là tận cùng sợi trục, phần sau synapse là tận cùng sợi nhánh hoặc màng tế bào cơ Giữa hai phần trước và sau synapse
có khe hẹp được gọi là khe synapse
Các tận cùng thần kinh trong hệ thần kinh trung ương có dạng hình chiếc cúc hay hình một tấm nhỏ Mỗi cúc synap có một màng được gọi là màng trước synap Trong cúc synap có các túi chứa chất trung gian hóa học (chất dẫn truyền) dẫn truyền hưng phấn và ức chế Trong phần trước synapse có nhiều bóng synapse chứa các chất trung gian thần kinh (neuro transmitter) đóng vai trò là tín hiệu hoá học, có tác dụng kích thích các tế bào nơron sau synapse khi chúng được giải phóng ra
Khe synapse là khoảng giữa màng trước và màng sau synap Khe synapse rộng trung bình là 20 nm, ở một số khe synapse có thể rộng đến 100 um Trong khe synapse
có chứa dịch ngoại bào
Màng sau synap là phần màng của thân, màng của sợi nhánh hay sợi trục của tế bào thần kinh Trên màng sau synapse có các receptor (chất tiếp nhận) các cấu trúc đặc hiệu phụ thuộc vào chất trung gian hóa học chứa ở phần trước synap
Phụ thuộc vào hiệu quả gây ra ở synapse, người ta phân thành synapse hưng phấn
và synapse ức chế Synapse hưng phấn là synapse có các túi chứa các chất trung gian hóa học gây hưng phấn Synapse ức chế là synapse có các túi chứa các chất trung gian hóa học gây ức chế
2.1.1 Cơ chế dẫn truyền qua synapse
Khi xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng, màng trước synapse sẽ chuyển sang điện thể động, kênh Ca2+ trên màng mở ra và Ca2+ từ ngoài sẽ đi vào bên trong cúc tận cùng Dưới tác dụng của Ca2+, các túi synapse sẽ vỡ ra giải phóng chất trung gian hóa học đi vào khe synapse, chất trung gian hóa học lập tức đến gần vào các receptor ở phần sau synapse và gây ra 1 trong 2 tác dụng sau:
- Hoạt hóa hoặc ức chế enzyme gắn vào receptor và hình thành chất truyền tin thứ hai để gây nên các tác dụng sinh lý ở tế bào sau synapse, chất truyền tin thứ hai thường gặp nhất là AMP vòng
Trang 4- Làm thay đổi tính thấm của màng sau synapse đối với 3 ion Na, K+ và Cl- dẫn đến thay đổi điện thế màng tế bào sau synapse theo 1 trong 2 hướng sau đây:
+ Chuyển từ điện thể nghỉ sang điện thể động do làm mở kênh Na+ và kênh Ca2+, đồng thời đóng kênh K+ và Cl-, điện thế trong màng tăng lên trở nên dương tính gọi là điện thể kích thích sau synapse (excitatory postsynaptic potential), trong trường hợp này
sự dẫn truyền qua synapse có tác dụng kích thích phần sau synapse và chất trung gian hóa học được gọi là chất kích thích, ví dụ glutamate
+ Làm tăng điện thể nghỉ do đóng kênh Na+ và kênh Ca2+ đồng thời mở kênh K+ và Cl-, điện thế trong màng càng trở nên âm hơn gọi là điện thế ức chế sau synapse (inhibitory postsynaptic potential), trường hợp này sự dẫn truyền qua synapse có tác dụng ức chế và chất trung gian hóa học là chất ức chế, ví dụ GABA
Sau khi phát huy tác dụng xong, chất trung gian hóa học lập tức bị các enzyme đặc hiệu tại khe synapse phân hủy và mất tác dụng Vì vậy, một kích thích chỉ gây một đáp ứng, hết kích thích sẽ hết đáp ứng
Điều này có ý nghĩa sinh lý quan trọng:
- Bảo vệ phần sau synapse khỏi bị tác động kéo dài của chất trung gian hóa học
- Cắt đứt các đáp ứng kéo dài không cần thiết của cơ thể
2.1.2 Cơ chế dẫn truyền qua synap ức chế
Khi xung động truyền đến synapse ức chế, chất trung gian hóa học được giải phóng ở đây không gây khử cực mà gây tăng phân cực màng sau synap Điện thế xuất hiện trong trường hợp này được gọi là điện thế ức chế sau synapse Cũng giống như điện thế hưng phấn sau synapse, điện thể ức chế sau synapse xuất hiện trong các synapse ức chế cũng được tập cộng theo không gian và thời gian Do đó, tăng kích thích theo các sợi thần kinh đến các synapse ức chế sẽ làm tăng điện thế ức chế Hưng phấn đến đây bị chặn lại, không truyển tiếp Chất trung gian hóa học gây tăng phân cực màng sau synap ở đa số synapse ức chế trong hệ thần kinh trung ương là acid gamma amino butyric (viết tắt là GABA) Ngoài ra các chất khác như glycım, acid glutamic, enkephalin, endorphin cũng
có tác dụng gây ức chế dẫn truyền qua synap
2.2 Chức năng dẫn truyền của xung động thần kinh
Mọi thông tin đi vào và đi ra khỏi hệ thần kinh đều được truyền qua neuron dưới dạng các xung động thần kinh Các xung động này truyền đi theo một chiều nhất định nhờ chức năng dẫn truyền đặc biệt của các synapse hóa học
2.2.1 Điện thể nghỉ của màng neuron (resting membrane potential)
Ở trạng thái nghỉ, bên trong và bên ngoài màng neuron có sự phân bố 3 ion Na+,
K+ và Cl- khác nhau:
Na+: ngoài (142mEq / L) cao hơn trong (14mEq / L)
K+: trong (140mEq / L) cao hơn ngoài (4 mEq/L)
Cl-: ngoài (103 mEq/L) cao hơn trong (4mEq / L)
Sự phân bố này duy trì do 2 cơ chế:
+ Do bơm Na+- K+: còn gọi là bơm sinh điện (electrogenic pump) nằm ở trên màng tế bào Mỗi lần bơm hoạt động, 3 Na+ được đưa ra ngoài trong khi chỉ có 2 K+ đi vào bên trong
Trang 5+ Do sự khuếch tán của Na+- K+ qua các kênh trên màng tế bào Na+ có khuynh hướng đi vào bên trong còn K+ đi ra ngoài
Do sự phân bố khác biệt đó mà mặt trong màng neuron có điện thế thấp hơn mặt ngoài khoảng 65 mV đến 70 mV và được gọi là điện thể nghỉ (-65 mV d hat en - 70 mV) Điện thế nghỉ chủ yếu do K+ quyết định vì ở trạng thái nghỉ, kênh K+ vẫn mở để K+
dễ dàng đi từ trong ra ngoài Ngoài ra, lượng protein trong tế bào cao hơn ngoài cũng góp phần gây ra điện thể nghỉ
Nếu điện thế của màng bớt âm thì màng dễ bị kích thích Ngược lại, nếu âm hơn gọi là ưu phân cực thì màng khó bị kích thích Đây là cơ sở của hai hình thức hoạt động của neuron là hưng phấn hoặc ức chế
2.2.2 Điện thế động (action potential)
Khi có một kích thích đủ ngưỡng tác động lên màng neuron, tại điểm kích thích sẽ xuất hiện điện thể động với các giai đoạn như sau:
+ Một số kênh Na+ mở ra - Hình thành điện thế kích thích: khi bị kích thích, một số kênh
Na+ trên màng neuron mở ra, một lượng N a+ từ ngoài đi vào bên trong làm điện thế trong tế bào tăng dần lên Khi điện thế màng tăng lên đạt giá trị khoảng -55 mV đến -45
mV sẽ trở thành điện thế kích thích (excited potential)
+ Kênh Na+ mở ồ ạt - Hiện tượng khử cực: dưới tác dụng của điện thế kích thích, các kênh Na+ mở ra ồ ạt, một lượng lớn Na+ ùa vào bên trong, có thể gấp 5.000 lần trước đó, làm điện thể trong màng neuron tăng nhanh, đạt giá trị khoảng +30 mV đến +35 mV, gọi
là điện thế động và gây ra hiện tượng khử cực (depolarization) Tuy nhiên, hiện tượng khử cực này chỉ xảy ra ở các dây thần kinh lớn, còn ở những sợi thần kinh nhỏ hoặc thân neuron thì điện thế chỉ tăng gần mức trị số 0 mV chứ không vượt quá được trị số 0 mV + Kênh Na+ đóng, kênh K+ mở - Hiện tượng tái cực: sau khi khử cực, kênh Na+ bắt đầu đóng lại đồng thời kênh K+ mở ra, một lượng lớn K+ từ trong đi ra ngoài làm mặt trong màng bớt dương dần rồi trở nên âm hơn mặt ngoài như trong trạng thái nghỉ Vì vậy, giai đoạn này được gọi là giai đoạn tái cực (repolarization) và điện thế nghỉ của màng cũng được lập lại với trị số -70 mV Tuy nhiên, do các kênh K+vẫn tiếp tục mở sau đã đạt được điện thế nghỉ nên K+ tiếp tục đi ra ngoài, điện thế trong tế bào càng âm hơn, có thể đến -90 mV, gọi là giai đoạn ưu phân cực (hyperpolarization)
+ Bơm Na+- K+ hoạt động - Trở lại hiện tượng phân cực: sau hiện tượng ưu phân cực, bơm Na+- K+ được kích hoạt Na+ được bơm trở lại ra ngoài và K+ vào trong, điện thế màng trở lại trạng thái nghỉ ban đầu
Các giai đoạn ở trên diễn ra rất nhanh, chi trong khoảng một vài phần nghìn giây (ms)
Trong quá trình hình thánh điện thế động của màng neuron, vai trò của Cl- và Ca2+
ít quan trọng vì kênh của những ion này đóng mở rất chậm
III SINH LÍ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
3.1 Sinh lí não bộ
3.1.1 Sinh lí vỏ đại não
Đại não gồm hai bán cầu, có nhiều rãnh, nhiều nếp chia bán cầu não thành nhiều thùy, nhiều đồi Các rãnh lớn như rành trung tâm (Rolando), rãnh bên (Sylvius), chia
Trang 6đại não thành nhiều thùy lớn như: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương Các thùy còn lại chia thành các hồi và các nếp nhăn Vì vỏ não chủ yếu chứa các thân noron
và giàu mao mạch nên có màu xám- đỏ, bao quanh hai bán cầu đại não, dày khoảng 2-5
mm, diện tích là 145000 – 220000 mm2, có khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh Nằm dưới lớp vỏ là chất trắng gồm các sợi nhánh và sợi trục có bao myelin
Về phương diện tiến hóa, vỏ não có ba loại: vỏ não cổ, và não cũ và vỏ não mới, 10% là và nào cũ và cổ Vỏ não mới gồm ba loại: tế bào tháp, tế bào hạt và tế bào hình thoi
Vỏ não mới gồm sáu lớp tế bào từ nông đến sâu: (1) lớp I hay lớp phân tử: có ít tế bào thần kinh, chủ yếu được tạo thành do tập hợp các sợi thần kinh (là nơi tận cùng của sợi trục thần kinh và những synapse trên đuôi gai); (2) lớp II hay lớp hạt ngoài gồm phần lớn là những tế bào hạt, có vài tế bào tháp; (3) lớp III hay lớp tế bào tháp ngoài: gồm phần lớn là tế bào tháp nhỏ; (4) lớp IV hay lớp hạt trong: gồm phần lớn là những tế bào hạt, hầu những tế hết những tín hiệu cảm giác chuyên biệt tận cùng ở lớp này, sau
đó tín hiệu lan tỏa về phía bề mặt vỏ não và đồng thời về phía những lớp sâu hơn; (5) lớp V hay lớp tế bào tháp lớn cho những sợi trục thần kinh lớn xuống thân não và tủy sống; (6) lớp VI hay lớp đa dạng: gồm tế bào tháp, tế bào hình thoi và những loại tế bào khác, tế bào tháp ở lớp VI cho sợi trục thần kinh tới đồi thị
Lớp I, lớp II, lớp III được gọi là những lớp trên hạt làm nhiệm vụ liên hợp trong
vỏ não, đặc biệt là các neuron ở lớp II và lớp III cho ra sợi trục thần kinh tạo ra những nối ngang giữa các vùng vỏ não lân cận Lớp IV, lớp V, lớp VI được gọi là những lớp dưới hạt
Vỏ não cổ có ba lớp tế bào và vỏ não cũ có từ 4-5 lớp tế bào
Vỏ não có liên hệ chặt chẽ với những cấu trúc sâu ở dưới vỏ, đặc biệt là đồi thị Những vùng của vỏ não có liên hệ cả hai chiều với các phần riêng biệt của đồi thị Khi đường liên hệ đồi thị - vỏ não bị gián đoạn thì vùng vỏ não tương ứng không hoạt động Như vậy về phương diện giải phẫu và chức năng, vỏ não và đổi thị tạo thành một đơn vị gọi là hệ thống vỏ não - đổi thị Các tế bào thần kinh ở vỏ não sắp xếp thành từng cột dọc tế bào, mỗi cột là một đơn vị chức năng, có đường kính khoảng một phần của milimét và có hàng ngàn neuron trong mỗi cột
3.1.2 Phân vùng chức năng vỏ não
Vỏ não gồm những vùng chức năng khác nhau Brodmann phân chia vỏ não thành
52 vùng, đánh số từ 1 đến 52
3.1.2.1 Vùng vận động
Gồm ba phân vùng: vùng vận động chính, vùng tiền vận động, vùng vận động bổ túc Ngoài ra ở vỏ não người còn có những vùng vận động đặc biệt
3.1.2.1.1 Vùng vận động chính: tương ứng với vùng 4 Brodmann hay hồi trước trung
tâm, là nơi xuất phát của các bó tháp thẳng và chéo Vùng vận động một bên chi phối vận động theo ý muốn của nửa thân thể bên kia Theo Adrian thì bộ phận nào của cơ thể
có cử động tinh vi và nhiều thì vùng vận động tương ứng ở vỏ não rộng, như đầu (nhất
là vùng miệng) bàn tay có hình chiếu vận động ở vùng 4B chiếm một diện tích rất lớn,
Trang 7trong khi thân mình, cánh tay, chân chiếm một diện tích nhỏ hơn Kích thích vùng này gây ra những cử động đơn giản
3.1.2.1.2 Vùng tiền vận động: gồm phần lớn vùng 6B, ở phía dưới vùng vận động bổ
túc Sự phân phối hình chiếu của các bộ phận trong cơ thể ở vùng này gần như vùng vận động chính Kích thích vùng tiền vận động sẽ gây ra các cử động phối hợp phức tạp để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt Vùng tiền vận động hoặc gửi tín hiệu trực tiếp tới vùng vận động chính, hoặc gián tiếp tới hạch nền não, sau đó trở lại đồi thị rồi mới tới vùng vận động chính
3.1.2.1.3 Vùng vận động bổ túc (vùng vận động phụ): nằm ngay phía trước và phía trên
vùng tiền vận động Muốn có đáp ứng của vùng này thì cường độ kích thích phải mạnh hơn và thường gây ra co cơ ở cả hai bên cơ thể Vùng này cùng với vùng tiền vận động cung cấp những cử động liên quan đến tư thế, những động tác định hình những phần khác nhau của cơ thể, những cử động liên quan đến vị trí của đầu và mắt,… làm nền tảng cho sự điều khiển những cử động tinh vi và khéo léo của cánh tay và bàn tay, do vùng tiền vận động và vùng vận động chính chi phối Vùng tiền vận động và vùng vận động bổ túc có nhiệm vụ lập chương trình cho những cử động phức tạp tinh vi, khéo léo của cơ thể trước khi các cử động này xảy ra vận động ở vùng 48 chiếm một diện tích rất lớn, trong khi thân mình, cánh tay, chân chiếm một diện tích nhỏ hơn Kích thích vùng này gây ra những cử động đơn giản
3.1.2.1.4 Những vùng vận động đặc biệt ở người: ở vùng tiền vận động
- Vùng Broca: tương ứng với vùng 44B và 45B, ngay phía trước vùng vận động chính và trên rãnh Sylvius Vùng Broca tham gia vào hành động phát âm Khi vùng này
bị tổn thương, thì con người không nói được thành lời, chỉ phát âm thành những tiếng vô nghĩa hoặc đơn giản như "không" hoặc "có"
- Vùng điều khiển cử động tự ý của mắt: ngay phía trên vùng Broca Nếu bị tổn thương vùng này thì con người không thể tự ý điều khiển mắt nhìn những vật khác nhau, một khi đã nhìn vào một vật nào đó Muốn nhìn vật khác, con người phải chớp mắt hoặc lấy tay che mắt một lúc mới có thể chuyển động được mắt Vùng này cũng điều khiển cử động của mí mắt như chớp mắt chẳng hạn Vùng 19B làm cho mắt nhìn chăm chú vào một vật Nếu vùng này bị tổn thương cả hai bên thì bệnh nhân sẽ mất khả năng giữ mắt hướng về một điểm đã định
- Vùng quay đầu: kích thích vùng này làm quay đầu Vùng này có liên hệ mật thiết với vùng điều khiến cử động của mắt, có lẽ điều khiển đầu quay về phía những vật khác nhau
- Vùng khéo tay: ở vùng tiền vận động ngay phía trước và năng này cử động của bàn tay và hàng khác để không khi bị đào hay sang thương ở vùng này, cử động của bàn tay trở nên không phối hợp và không có mục đích
3.1.2.2 Vùng cảm giác thân thể
Vùng cảm giác: bao gồm cảm giác xúc giác, nóng, lạnh và đau gồm hai phân vùng: vùng cảm giác chính gồm vùng cảm giác I và vùng cảm giác II Vùng cảm giác liên hợp có nhiệm vụ giải thích ý nghĩa của các tín hiệu đi vào vùng cảm giác chính
Trang 83.1.2.2.1 Vùng cảm giác I, II: tương ứng với vùng 1B, 2B, 3B, nằm ở hồi sau trung tâm.
Nếu vùng này bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng tới cảm giác xúc giác nóng lạnh và đau ở nửa thân bên kia Hình chiếu cảm giác của các phần khác nhau của cơ thể trên vỏ não cảm giác I: môi chiếm diện tích lớn nhất, sau đó là mặt và ngón cái, thân thể và chi dưới chiếm diện tích nhỏ hơn Vùng cảm giác II nằm ở phía sau và phía dưới vùng I, hình chiếu cảm giác của các phần cơ thể lên vùng này được định vị sơ sài hơn: mặt ở phía trước, cánh tay ở chính giữa và chân ở phía sau
3.1.2.2.2 Vùng cảm giác liên hợp: gồm vùng 5B và 7B nhận tín hiệu thần kinh tới từ
vùng cảm giác I, nhân của đồi thị, vỏ não thị giác và vỏ não thính giác Vùng cảm giác liên hợp đồng vai trò giải thích ý nghĩa của tín hiệu cảm giác đi vào vùng cảm giác I Khi vùng cảm giác liên hợp ở một bên bị cắt đi, con người sẽ bị mất khả năng nhận biết những vật phức tạp bằng phương pháp cảm giác ở nửa thân thể đối diện Ngoài ra còn bị mất hầu hết cảm giác về hình thể của nửa thân đối diện, quên luôn sự hiện diện của nó
và thường hay quên không vận động nửa thân thể này Hơn nữa con người chỉ nhận biết một bên của vật thể và quên mất nửa bên kia Sự thiếu hụt cảm giác phức tạp này được gọi là “amorphosynthesis" (không tổng hợp được hình thể)
3.1.2.3 Các vùng giác quan
3.1.2.3.1 Vùng thị giác: có hai vùng: (1) vùng thị giác thông thường: là vùng 17B ở
thùy chẩm, cho ta cảm giác ánh sáng, cho ta nhìn thấy vật, phá hủy vùng này thì sẽ bị
mù gọi là mù vỏ não; (2) vùng thị giác nhận thức: là vùng 18B, 19B cho ta nhận thức được vật nhìn thấy, khi bị tổn thương vùng này thì vẫn nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì
3.1.2.3.2 Vùng thính giác: vùng thính giác thông thường là vùng 41B, 42B thuộc thùy
thái dương ở cả hai bên, cho ta cảm giác âm thanh, nghe được tiếng Nếu vùng này tổn thương ở cả hai bên sẽ làm giảm đáng kể khả năng nghe, không định hướng được âm thanh tới tai Vùng thính giác nhận thức: tương ứng với vùng 22B cho ta nhận thức được
ý nghĩa của âm thanh Nếu bị phá hủy thì vẫn nghe được tiếng, nhưng không hiểu ý nghĩa của tiếng này
3.1.2.3.3 Vùng khứu giác: ở người vùng này ít phát triển Dải khứu giác khi tới vùng
thủng trước ở đáy não chia thành dải khứu bên và dải khứu giữa
- Dải khứu bên đi vào vùng khứu giác bên gồm vùng vỏ não trước vỏ lê, vùng vỏ não quanh thể hạnh nhân và vùng vỏ lê Vùng khứu giác bên cho nhánh tới hồi hải mã (từ vùng vỏ não mũi thuộc vùng vỏ lê), tới trực tiếp phần trước trong của vỏ não thùy thái dương và có nhánh tới nhân lưng giữa đồi thị, sau đó tới vùng vỏ trán thị Đây là đường cảm giác duy nhất của cơ thể, mà không có sự bắt buộc phải tiếp hợp với đồi thị trước khi tới vỏ não Vùng khứu giác bên phụ trách việc điều hòa có tính cách tự động
và "phải học” của sự ăn vào và tránh những thức ăn độc không lành mạnh, dựa vào kinh nghiệm đã tiếp xúc với mùi thức ăn ấy Vùng trán thị phụ trách việc nhận các mùi vị một cách có ý thức
- Dải khứu giữa đi vào với vùng khứu giác giữa là vùng phụ trách những phản xạ căn bản của khứu giác như liếm mép, tiết nước bọt, ăn khi ngửi thấy mùi thức ăn, cảm
Trang 9xúc thô sơ kết hợp với mùi Vùng khứu giác giữa bao gồm một nhóm nhân nằm ở phần giữa nền não ở phía trước vùng hạ đồi, đáng chú ý nhất là nhân vách
3.1.2.3.4 Vùng vị giác: ở đầu dưới của hồi sau trung tâm của thủy đỉnh, nằm sâu vào
rãnh bên tới vùng nắp thùy đảo, ở gần vùng cảm giác lưỡi của vùng cảm giác thân thể I Vùng này cho cảm giác vị của thức ăn (mặn, ngọt, chua, cay), độ đặc lỏng và nhiệt độ của thức ăn, truyền cảm giác đau, mùi Khi bị tổn thương vùng này, lưỡi không nếm được, bị tê
3.1.2.4 Vùng liên hợp: vùng vỏ não liên hợp nhận và phân tích những thông tin từ nhiều
vùng chức năng khác nhau của vỏ não cũng như những cấu trúc dưới vỏ Những vùng
vỏ não liên hợp quan trọng nhất là vùng liên hợp đỉnh – chẩm – thái dương, vùng trước trán và vùng liên hợp hệ viền
3.1.2.4.1 Vùng liên hợp đình - chẩm - thái dương: vùng này nằm giữa vùng cảm giác
thân thể ở phía trước, vùng thị giác phía sau và vùng thính giác ở phía ngoài, có chức năng giải thích ý nghĩa của các tín hiệu đi vào vùng này từ xung quanh, chia làm bốn phân vùng như sau:
- Phân vùng phân tích sự phối hợp trong không gian của tất cả các phần của cơ thể
và mối liên hệ với môi trường xung quanh: để điều hòa những cử động của thân thể, não cần phải biết mỗi phần của cơ thể đang ở vị trí nào và mối liên hệ của chúng với môi trường xung quanh, ngoài ra các thông tin này cũng giúp phân tích những tín hiệu cảm giác của thân thể Nếu bị tổn thương vùng này, thì người đó sẽ không nhận biết sự hiện diện của thân thể và môi trường xung quanh phía đối diện, cả về cảm giác lẫn vận động
tự ý
- Phân vùng để hiểu ngôn ngữ: là vùng Wernicke nằm ở phía sau vùng thính giác thông thường, ở phần sau của hồi thái dương trên Vùng này là nơi hội tụ của những vùng giải thích cảm giác khác nhau, đặc biệt phát triển trên bán cầu não, ưu thế là bán cầu não trái ở người thuận tay phải, đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phần khác của vỏ não để quyết định sự thông minh Nếu bị tổn thương vùng này, con người sẽ nghe tốt, nhưng không hiểu ý nghĩa gọi là điếc lời, hoặc đọc chữ nhưng không hiểu nghĩa Như vậy vùng Wernicke có nhiệm vụ giải thích những ý nghĩa phức tạp của nhiều cảm giác khác nhau đã trải qua, còn gọi là vùng “giải thích tổng quát” hay vùng hiểu biết, hoặc vùng liên hợp thứ ba
- Hồi góc nằm ngay phía sau vùng Wernicke Nếu phá hủy thì con người nghe và hiểu được lời nói, nhưng không hiểu được ý nghĩa của chữ dù thấy chữ, gọi là mù lời Vùng hồi góc ưu thế thường ở bán cầu đại não trái (95% trường hợp) Ngoài ra, vùng Broca và vùng vận động điều khiển bàn tay cũng ở bán cầu đại não trái ở người thuận tay phải (95%)
- Vùng đỉnh - chẩm - thái dương phía bên bán cầu không ưu thể dùng để hiểu và giải thích âm nhạc, những gì trông thấy không liên quan đến lời nói, sự liên hệ trong không gian giữa người và môi trường xung quanh, tầm quan trọng của "ngôn ngữ thân thể” và âm điệu của giọng nói
- Phân vùng để gọi tên vật: tên được học chính yêu qua đường nghe, trong khi đặc tỉnh vật lý và hình dạng của vật được học chủ yếu bằng thị giác
Trang 103.1.2.4.2 Vùng liên hợp trước trán
Phối hợp chặt chẽ với vùng vận động chính để lập kế hoạch cho những cử động vận động phức tạp và kể tiếp nhau Vùng này nhận tín hiệu từ vùng liên hợp đỉnh – chẩm - thái dương, qua bó dưới vỏ nối hai vùng này, do đó vùng trước trán nhận được những thông tin cảm giác được phân tích trước cần thiết cho việc lập kế hoạch vận động cho có hiệu quả Phần lớn tín hiệu từ vùng trước trán phải đi qua phần nhân đuôi của vòng phản hồi hạch nền não - đồi thị trước khi tới vùng vận động chính Vùng trước trán cũng rất cần thiết cho việc suy nghĩ (không thể hiện ra bằng cử động) trong một thời gian dài
Những bệnh nhân khi cắt thủy trước trán, để chữa bệnh loạn tâm thần đã có những triệu chứng sau: (1) bệnh nhân mất khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp: (2) không thể liên kết những công việc kế tiếp nhau để đạt được mục đích nào đó; (3) không thể học để làm vài công việc cùng một lúc, (4) mức độ hung hãng bớt đi đáng kể nhưng mất tất cả mong muốn ước vọng; (5) phản ứng xã hội thường không thích hợp với cơ hội, mất khả năng xử thể hợp lý, thờ ơ với hoạt động tình dục và bài tiết; (6) bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện và hiểu ngôn ngữ, nhưng không thể suy nghĩ lâu và thay đổi trạng thái tinh thần nhanh chóng từ dịu dàng tới giận dữ, từ hân hoan đến điên cuồng; (7) bệnh nhân có thể thực hiện được phần lớn những cử động thông thường, nhưng thường không
có mục đích
Từ đó nhận thấy chức năng của vùng liên hợp trước trán là:
- Làm giảm những phản ứng hung hăng và những phản ứng xã hội không thích hợp, đó là nhiệm vụ của phần bụng của thùy trán
- Vùng trước trán có khả năng sử dụng thông tin từ các vùng rộng lớn ở vỏ não để suy nghĩ nhằm đạt được mục đích nào đó; hoặc là vận động hay là hoạt động trí óc Mặc
dù những người không có thùy trước trán có thể suy nghĩ, nhưng rất ngắn hạn, chưa đầy một phút đã bị lôi kéo ra khỏi chủ đề trung tâm của suy nghĩ
- Vùng trước trán có khả năng ghi nhớ nhiều thông tin cùng một lúc và gợi nhớ đến một thông tin nào đó ngay lập tức khi cần cho các ý nghĩ tiếp theo, được gọi là “trí nhớ đang làm việc" của não
Vùng này được chia thành nhiều phân vùng chứa những loại trí nhớ tạm thời khác nhau, như là một phân vùng để chứa hình dạng của đồ vật, hay một phần của cơ thể, một vùng khác chứa các cử động Bằng cách phối hợp những thông tin tạm thời của trí nhớ, làm chúng ta có những khả năng: tiên đoản, đặt kế hoạch cho tương lai, trì hoãn một hành động đáp ứng với thông tin cảm giác nào đó để có thể có đáp ứng tốt nhất, giải quyết các vấn đề toán học, luật pháp và triết học, liên kết tất cả thông tin để chẩn đoán những bệnh hiếm, điều khiển phù hợp với đức
3.1.2.4.3 Vùng liên hợp viền: gồm cực trước của thùy thái dương, phần bụng của thùy
trán và hồi đai ở mặt trong bán cầu não, liên quan tới hành vi, cảm xúc và động cơ, hành động
3.1.2.4 Các vùng chức năng khác của vỏ não