1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ phiếu cuối tuần HK2 môn Tiếng việt lớp 4 hệ chuẩn Vinschool

35 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ phiếu cuối tuần HK2 môn Tiếng Việt lớp 4 hệ chuẩn Vinschool
Tác giả Trần Tùng Chinh, Tô Hoài
Trường học Vinschool
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Bộ phiếu tự học
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Bộ tài liệu bao gồm toàn bộ phiếu tự học cuối tuần từ tuần 20 đến tuần 35 được biên soạn theo chương trình dành cho các bạn học sinh lớp 4 hệ chuẩn trường tiểu học Vinschool bám sát chương trình học trên trường. Gửi các phụ huynh và các em học sinh tham khảo

Trang 1

- Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi Rồi Bác nói:

- Chú ngã thế đau lắm Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau Ngồi xuống! Ngồi xuống! Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác:

- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận” Rồi Bác quay vào Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc

(Theo Bác Hồ – Con người và phong cách, NXB Trẻ, 2005)

B DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý ĐÚNG NHẤT HOẶC LÀM THEO YÊU CẦU:

Câu 1 Thời tiết ở Việt Bắc được miêu tả như thế nào?

A Gió bắc thổi mạnh, mưa phùn ấm áp

B Mưa phùn lâm râm, mát lạnh

C Gió bắc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm

D Gió bắc thổi mạnh và ấm áp

Câu 2 Khi đứng gác bên bác, anh lính cảm thấy:

A lòng mình như được sưởi ấm lên

B lòng mình vui vẻ, hạnh phúc đến lạ thường

C trong lòng nôn nao đến lạ

D khó chịu và không thoải mái

Câu 3 Bác đã có hành động gì khi nhìn thấy anh lính canh bị ngã?

A Bác giúp anh đứng dậy và liên tục hỏi han, kiểm tra vết thương của anh

B Bác liên tục hỏi han, băng bó vết thương cho anh lính canh

C Bác lấy đá lạnh chườm lên vết thương của anh lính canh

D Bác sờ khắp người, nắn chân tay, bóp chân để giúp anh lính canh đỡ đau

Trang 2

Câu 4 Dấu gạch ngang trong bài có công dụng gì?

A Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

B Đánh dấu bộ phận giải thích trong câu

C Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

D Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

Câu 5 Câu chuyện muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Câu 6 Nối cột A với cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B 1 Ngồi xuống! a) Câu kể 2 Chú nào ngã đấy? b) Câu hỏi 3 Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán c) Câu khiến 4 Ôi, Bác có một tấm lòng thật đẹp biết bao! d) Câu cảm Câu 7 Điền bộ phận câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây: a) trải khắp cành cây, kẻ lá, tràn ngập khắp con đường b) Đám trẻ

c) Tiếng cười nói

d) đang đung đưa trong gió Câu 8 Viết đoạn văn 6 – 8 câu nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong câu chuyện “Chú ngã có đau không?”

Trang 3

Thứ ………… ngày …… tháng …… năm 2024

PHIẾU TỰ HỌC TUẦN 21 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

Họ và tên: Lớp: 4 Nhận xét của giáo viên:

I ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

Món quà

Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối Tuần sau là đến sinh nhật Vy – nhỏ bạn rất thân của Chi rồi Chi nghĩ mãi mà chẳng biết tặng Vy cái gì Chợt nhớ hôm trước, trong giờ học tiếng Anh, Chi có nghe Vy tâm

sự với Thư: "Vy thích lật từng trang từ điển hơn là tra nghĩa trên máy tính."

Tan học, Chi ra nhà sách, nhưng khi nhìn bảng giá thì em lè lưỡi: “Eo ôi, hơn trăm ngàn!" Nhưng tặng Vy món quà gì khác thì em cũng không biết Em xin phép má cho mổ con heo đất Nhưng mổ heo ra, vẫn còn thiếu mười ngàn Má đưa cho Chi mười ngàn, cười: "Má cho vay nhé!" Chi thích quá Vậy là em

đã có đủ tiền mua quyển từ điển tặng Vy rồi

Vậy mà đùng một cái, có tin Thư phải mổ ruột thừa Nhà Thư nghèo nên khi Thư bị bệnh bất ngờ thế này chắc ba má bạn không xoay xở kịp Cô chủ nhiệm và cả lớp quyết định mở đợt quyên góp nhanh để đỡ đần một phần viện phí cho Thư Tự nhiên lúc đó, Chi nhớ tới sinh nhật Vy, nhớ tới quyển từ điển vẫn còn nằm trong nhà sách Nhưng Chi lại nghĩ tới Thư đang nằm thiêm thiếp trong bệnh viện Thế là không một chút đắn đo, Chi đem góp số tiền tiết kiệm, trong đó có mười ngàn đồng sáng nay má vừa cho vay

Vậy là sinh nhật Vy, Chi không có quyển từ điển để tặng bạn như dự kiến Nhưng mà không sao, Chi

sẽ làm cho bạn cái móc khoá thật đặc biệt, một cái móc khoá có hình quyển từ điển nhỏ xíu thật dễ thương

Theo Trần Tùng Chinh

II KHOANH VÀO CHỮ CÁI ĐẶT TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC LÀM THEO YÊU CẦU: Câu 1 Đánh số thứ tự tương ứng cho đúng với trình tự các sự việc trong câu chuyện

Chi đã có đủ tiền mua quyển từ điển tặng Vy

Chi băn khoăn lựa chọn quà sinh nhật cho Vy

Chi lo quyên góp tiền để đỡ một phần viện phí cho Thư

Chi đã tặng Vy món quà đặc biệt, ý nghĩa

Câu 2 Những chi tiết nào cho thấy Vy là bạn rất thân của Chi?

A Chi nhớ đến lời tâm sự của Vy để chọn món quà sinh nhật cho bạn

B Chi xin phép mẹ mổ heo đất để mua quà tặng Vy

C Chi dùng tiền mua quà sinh nhật Vy quyên góp cùng lớp đỡ phần viện phí cho Thư

D Không tặng được quà cho Vy như dự kiến, Chi đã nghĩ ra món quà khác là cái móc khóa có hình quyển từ điển

Câu 3 Việc quyên góp ủng hộ Thư của cô giáo và các bạn cùng lớp thể hiện:

A sự đoàn kết của một tập thể

B tình yêu thương, quan tâm, giúp đỡ đến Thư

C sự chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn của gia đình Thư

D Chi quan tâm đến Thư hơn Vy

Câu 4 Cụm từ “không một chút đắn đo” trong bài cho ta biết điều gì?

A tự tin ra quyết định

B chỉ biết suy nghĩ cho bản thân

C chưa biết nên hay không nên làm việc đó

D hèn nhát, không dám làm việc gì

Trang 4

Câu 5 Dấu hai chấm trong bài dùng để:

A Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích

B Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

C Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

D Đánh dấu phần thuyết minh, giải thích và liệt kê

Câu 6 Câu chuyện muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

………

………

………

Câu 7 Đặt câu theo yêu cầu dưới đây: a) Câu với chủ ngữ chỉ người có hoạt động vị ngữ ………

………

b) Câu với chủ ngữ chỉ con vật được miêu tả trạng thái ở vị ngữ ………

………

c) Câu với chủ ngữ chỉ vật được miêu tả đặc điểm ở vị ngữ ………

………

Câu 8 Viết chủ ngữ thích hợp cho mỗi câu dưới đây a) ……… lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua b) ……… cất lên những âm thanh trong vắt Câu 9 Tưởng tượng mình là Vy, ghi lại cảm xúc của mình khi nhận được món quà sinh nhật từ Chi ………

………

………

………

Câu 10 Nhân vật Chi trong câu chuyện “Món quà” đã mang lại cho em những suy nghĩ gì? Em hãy viết đoạn văn (5 - 8 câu) nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật đó ………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

Thứ ………… ngày …… tháng …… năm 2024

PHIẾU TỰ HỌC TUẦN 22 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

Họ và tên: Lớp: 4 Nhận xét của giáo viên:

I ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

(1) Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn Một ông Ké đã chờ sẵn ở đấy Ông mỉm cười hiền hậu:

- Nào, bác cháu ta lên đường!

Ông Ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay Trông ông như người Hà Quảng đi cào

cỏ lúa Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông Ké lững thững theo đằng sau Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường

(2) Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo Ông

Ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người Nhưng lũ lính đã trông thấy Chúng nó kêu ầm lên Ông Ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường

xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát

(3) Nghe đằng trước có tiếng hỏi:

- Bé con đi đâu sớm thế?

Kim Đồng nói:

- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm

Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:

- Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng Những tảng

đá ven đường sáng rực lên, vui tươi trong nắng sớm

Theo Tô Hoài

Từ ngữ

ông ké: người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc)

ông Ké: tên gọi khác của Bác Hồ

Tây đồn: tên quan Pháp chỉ huy đồn

thầy mo: thầy cúng ở miền núi

thong manh: (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường

KHOANH VÀO CHỮ CÁI ĐẶT TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC LÀM THEO YÊU CẦU: Câu 1 Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

A đi cùng anh Đức Thanh đến điểm hẹn gặp ông ké

B dẫn đường, đưa bác cán bộ (ông ké) đến địa điểm mới

C huýt sáo, đi trước làm hiệu, dò đường

D đưa thầy mo (ông ké) về cúng cho mẹ bị ốm

Câu 2 Bác cán bộ phải đóng vai ông già người dân tộc Nùng vì:

A trông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa

B dễ ẩn nấp sau các tảng đá lớn, ngồi nghỉ khi mỏi chân

C che mắt sự truy lùng của địch với các chiến sĩ cách mạng

D cần đến điểm hẹn để gặp Tây đồn đem lính đi tuần

Câu 3 Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

A Đến quãng suối, đi qua cầu, gặp Tây đồn đem lính đi tuần thì ông ké dừng lại, nấp vào một tảng đá

B Cứ đi cho đến khi mỏi chân thì ngồi nghỉ chốt lát xuống tảng đá lớn ở ven đường

C Huýt sáo báo hiệu cho ông ké khi gặp Tây đồn, đóng vai thành thấy mo người Nùng đang đi cúng

D Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững đi sau; gặp điều đáng ngờ người trước làm hiệu, người sau tránh

Trang 6

Câu 4 Đánh dấu (X) vào những chi tiết cho thấy sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?

bình tĩnh huýt sáo làm hiệu

đeo túi nhanh nhẹn đi trước

lấy lí do "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm." khi giặc hỏi, gọi giục ông ké theo cách của người Nùng đóng vai làm cậu bé người Nùng, chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay

ung dung đi qua trước mặt Tây đồn và bọn lính trong tiếng kêu ầm ĩ của chúng

Câu 5 Dấu gạch ngang trong bài có công dụng gì?

A Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích, thuyết minh

B Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

C Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

D Đánh dấu phần thuyết minh, giải thích và liệt kê

Câu 6 Bài đọc muốn nói điều gì?

……… ……

……… …

Câu 7 Điền bộ phận câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây: a) Mùa xuân, đàn chim én ………

b) ……… rơi lộp độp trên mái nhà, trên lá chuối c) Dọc hai bên đường ………

Câu 8 Đặt câu theo yêu cầu dưới đây: a) Câu với chủ ngữ chỉ vật ………

………

b) Câu có vị ngữ nêu trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ ………

………

c) Câu có vị ngữ giới thiệu, nhận xét ………

………

Câu 9 Tìm và ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong đoạn 3 ………

………

Câu 10 Viết đoạn văn từ 6 – 8 câu nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Kim Đồng trong câu chuyện “Người liên lạc nhỏ” ………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 7

………

Trang 8

Thứ ………… ngày …… tháng …… năm 2024

PHIẾU CUỐI TUẦN 23 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

Họ và tên: Lớp: 4 Nhận xét của giáo viên:

I ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

VỊ QUAN CHÉP SỬ

(1) Đời vua Lê Thánh Tông có một viên sử quan tên là Lê Nghĩa Ông gầy guộc, mái tóc bạc phơ, râu cằm cứng lởm chởm Ông chỉ quanh quẩn trong Hàn lâm viện, ghi ghi, chép chép

(2) Một buổi chiều thu, sử quan đang mải mê làm việc thì có một vị khách từ trong cung đến:

- Tôi là quan hầu cận Hoàng thượng Hoàng thượng sai tôi đến Hàn lâm viện để mượn cuốn Thực lục Ông hãy đem sách ra đây

(3) Viên sử quan kinh ngạc, không giấu vẻ sợ sệt, hoảng hốt:

- Sách Thực lục là sách ghi chép các việc vua làm hàng ngày, không ai được xem

Nội quan nói:

- Nhưng đây là lệnh của nhà vua Đức vua sai tôi…

Lê Nghĩa cắt ngang lời nội quan, giọng dứt khoát:

- Vua càng không được tùy tiện Tôi là sử quan trong Hàn lâm viện, không thể không giữ nghiêm quy chế đã ban hành, ông về lựa lời tâu với đức vua

Trước thái độ cương quyết của sử quan, viên nội quan đành ra về

(4) Việc tưởng đến đó là xong, không ngờ hôm sau đích thân vua Lê ThánhTông vào Hàn lâm viện tìm gặp Lê Nghĩa Nhà vua bảo:

- Ngươi giữ nghiêm phép nước là rất đúng Nhưng ta chỉ muốn xem qua, không có ý can thiệp vào công việc của sử thần thì có hề gì Ta chỉ cốt xem những ghi chép hàng ngày của các sử gia để biết trước đây mình có lỗi gì mà sửa

Viên sử quan dịu giọng đáp:

- Muôn tâu Chúa thượng, người là bậc minh quân, lập bao công trạng Thần tin yêu bệ hạ bao nhiêu, càng thấy phải giữ mình, không để mảy may sai sót Ngài mà muốn xóa bỏ lỗi lầm, đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc Nếu bệ hạ suốt ngày chỉ lo làm điều hay thì cần gì phải để mắt đến việc chép

sử Còn nếu bệ hạ quyết xem thì xin cho phép thần được ghi mấy dòng như sau:

“Ngày…tháng…năm, Đức vua vào Hàn lâm viện đòi Lê Nghĩa cho xem sách Thực lục Sử quan họ

Lê quyết một lòng bảo vệ phép nước nhưng không được, đành phải tuân theo.”

Vua Lê Thánh Tông mỉm cười nhìn viên sử quan già, rồi lẳng lặng ra về

Theo Lê Vân

II KHOANH VÀO CHỮ CÁI ĐẶT TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC LÀM THEO YÊU CẦU:

Câu 1 Điền chữ số được đánh dấu ở đầu mỗi đoạn trong bài đọc vào ô trống trước ý tương

ứng dưới đây cho phù hợp:

Quan hầu cận đến Hàn lâm viện mượn sách Thực lục cho vua

Vua Lê Thanh Tông tìm gặp Lê Nghĩa để xem ghi chép nhưng viên sử quan vẫn từ chối

Giới thiệu nhân vật và bối cảnh của câu chuyện

Lê Nghĩa dứt khoát từ chối yêu cầu của vị nội quan

Câu 2 Vua Lê Thánh Tông muốn xem sách Thực lục vì:

Trang 9

A muốn kiểm tra công việc của người chép sử

B tò mò về cách ghi chép của các sử quan

C muốn biết mình đã phạm lỗi gì để sửa

D muốn hiểu ra các quy chế đã ban hành

Câu 3 Đánh dấu (X) vào những chi tiết thể hiện thái độ kiên quyết của sử quan Lê Nghĩa trong việc can ngăn nhà vua xem sách Thực lục:

cương quyết từ chối yêu cầu của vị nội quan

không có ý can thiệp vào công việc của sử thần

chỉ quanh quẩn trong Hàn lâm viện, ghi ghi, chép chép

nếu vua quyết xem, xin cho phép được ghi mấy dòng vào sách về việc vua đòi cho xem Thực lục tin yêu nhà vua, càng thấy phải giữ mình, không để mảy may sai sót

Câu 4 Dấu gạch ngang trong bài có công dụng gì?

A Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích, thuyết minh

B Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

C Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

D Đánh dấu phần thuyết minh, giải thích và liệt kê

Câu 5 Bài đọc muốn nói điều gì?

………

………

Câu 6 Cho câu: “Một tiếng chim hót vui đánh thức cả đất trời vào hạ.” Cách đặt dấu gạch chéo để phân tách thành phần chủ ngữ, vị ngữ nào dưới đây là đúng? A Một tiếng chim / hót vui đánh thức cả đất trời vào hạ B Một tiếng chim hót vui / đánh thức cả đất trời vào hạ C Một tiếng chim hót / vui đánh thức cả đất trời vào hạ Câu 7 Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a) Sách Thực lục là sách ghi chép các việc vua làm hàng ngày b) Sử quan họ Lê quyết một lòng bảo vệ phép nước nhưng không được, đành phải tuân theo c) Một buổi chiều thu, sử quan đang mải mê làm việc trong Hàn lâm viện Câu 8 Viết đoạn văn 3 – 5 câu nêu ý kiến của em về viên sử quan Lê Nghĩa trong câu chuyện trên ………

………

………

………

………

………

Câu 9 Viết bài văn kể lại câu chuyện “Vị quan chép sử”

(Con làm bài vào giấy kiểm tra)

Trang 10

Thứ ………… ngày …… tháng …… năm 2024

PHIẾU TỰ HỌC 24 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

Họ và tên: Lớp: 4 Nhận xét của giáo viên:

I ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

NGHĨA THẦY TRÒ

(1) Từ sáng sớm, trước sân nhà cụ giáo Chu, các môn sinh đã tề tựu để mừng thọ thầy Cụ giáo hiền từ, đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

- Thầy cảm ơn các anh Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng

(2) Các môn sinh đồng thanh dạ ran Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa,

ấm cúng Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:

- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy

(3) Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe Cụ đã nặng tai Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy

(4) Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò

- Theo Hà Ân -

II KHOANH VÀO CHỮ CÁI ĐẶT TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC LÀM THEO YÊU CẦU:

Câu 1 Sắp xếp chữ cái trước mỗi ý theo trình tự diễn biến của câu chuyện:

A Gặp cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy giáo Chu

B Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy

C Các môn sinh kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau đến một ngôi nhà tranh đơn sơ

D Các môn sinh vái tạ cụ đồ già và có thêm bài học về nghĩa thầy trò

Câu 2 Đánh dấu (X) vào những chi tiết thể hiện học trò rất tôn kính cụ giáo Chu:

tề tựu để mừng thọ cụ giáo Chu

hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban

chắp tay cung kính vái

học trò cũ dâng biếu thầy sách quý

đồng thành dạ ran, đi theo cụ giáo tới thăm thầy

các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước

ngước lên, nghiêng đầu nghe

Trang 11

Câu 3 Dáng vẻ cụ giáo Chu hiện lên như thế nào trong ngày mừng thọ?

A có tuổi, để tóc trái đào

B trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ

C cụ già tóc bạc, đã nặng tai, hay nghiêng đầu nghe

D hiền từ, đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm

Câu 4 Dấu hai chấm trong bài có công dụng gì?

A Báo hiệu bộ phân đứng sau là lời giải thích, thuyết minh

B Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

C Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

D Đánh dấu phần giải thích

Câu 5

a) Bài học muốn nói điều gì?

………

………

b) Viết lại một câu thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nội dung của câu chuyện trên: ………

………

Câu 6 Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong đoạn văn sau: Từ sáng sớm, trước sân nhà cụ giáo Chu, các môn sinh đã tề tựu để mừng thọ thầy Câu 7 Đặt câu nói về hoạt động của trường em, trong câu có sử dụng trạng ngữ: a) Chỉ nơi chốn ………

………

b) Chỉ thời gian ………

………

Câu 8 Viết đoạn văn 5 – 7 câu nêu ý kiến của em về câu chuyện “Nghĩa thầy trò” ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 12

NGƯỜI TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN CHO VIỆT NAM

(1) A-lếch-xan-đơ Y-éc-xanh (1863 – 1943), người đã để lại nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại trong lĩnh vực y học, nông nghiệp, luôn coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình

(2) Ông là học trò xuất sắc của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ, nhận bằng tiến sĩ y khoa tại Pháp năm

25 tuổi Sau ba năm khám phá và phụng sự thế giới trong vai trò một bác sĩ – nhà thám hiểm, năm

1891, ông dừng chân tại Nha Trang Trong một xóm chài nhỏ bé, ông trở thành “ông Năm” chuyên khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và cưu mang họ mỗi khi có bão

(3) Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y khoa Hà Nội (Đại học Y Hà Nội ngày nay) Sau hai năm, khi công tác tổ chức và giảng dạy đã đi vào ổn định, ông xin

từ nhiệm, trở về Nha Trang Năm 1904, phòng thí nghiệm do ông lập ra trước đó tại Nha Trang được nâng cấp và đổi tên thành Viện Pa-xtơ Nha Trang, chuyên nghiên cứu về bệnh sốt rét và các loại vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh Về sau, ông mở thêm các Viện Pa-xtơ tại Hà Nội – năm 1920 và tại

Câu 2 Ở nơi ông dừng chân, ông đã làm gì để giúp đỡ dân chài?

A chữa bệnh miễn phí và cưu mang họ khi có bão

B thám hiểm, khám phá ra các vùng đất mới

C trồng nhiều loại cây cung cấp nguồn rau xanh

D tổ chức và giảng dạy tại một trường Y khoa

Câu 3 Khi nào Y-éc-xanh nâng cấp và đổi tên phòng thí nghiệm của mình thành Viện Pa-xtơ Nha Trang?

Trang 13

Câu 4 Đánh dấu (x) vào những cống hiến của Y-éc-xanh cho Việt Nam:

hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y khoa Hà Nội

khám phá và phụng sự trong vai trò một bác sĩ – nhà thám hiểm

chú tâm nghiên cứu những cây trồng mang lại ích lợi lâu dài

mở Viện Pa-xtơ chuyên nghiên cứu về bệnh sốt rét và các loại vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh

dừng chân trong một xóm chài nhỏ bé ở Nha Trang

nhập về nhiều giống cây công nghiệp, cây ăn trái, rau, hoa

Câu 5 Nói: “Y-éc-xanh là người có công đặt nền móng cho ngành y học hiện đại Việt Nam.”

vì ông:

A là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội

B chuyên khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

C chuyên nghiên cứu về các loại vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh

D nhận bằng tiến sĩ y khoa khi rất trẻ - năm 25 tuổi

Câu 6 Dấu hai chấm trong đoạn (4) có công dụng gì?

A Đánh dấu phần giải thích

B Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

C Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D Báo hiệu bộ phân đứng sau là lời giải thích, thuyết minh

Câu 7 Theo em, vì sao Y-éc-xanh được vinh danh là “Công dân Việt Nam danh dự”?

Câu 8 Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong các câu sau:

a) Trong một xóm chài nhỏ bé, ông chuyên khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và cưu

mang họ

c) Để tri ân những đóng góp của Y-éc-xanh, năm 2014, Nhà nước đã vinh danh ông là “Công dân Việt Nam danh dự”

Câu 9 Thêm trạng ngữ phù hợp để hoàn chỉnh các câu dưới đây:

a) , gió heo may thổi nhè nhẹ

b) , cây bàng rụng lá mang một vẻ đẹp riêng

c) , các thủy thủ nhảy múa tưng bừng tới tận đêm khuya

Câu 10 Viết bài văn kể lại một câu chuyện thuộc chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”

(Con viết bài vào giấy kiểm tra)

Trang 14

B PHẦN LUYỆN TẬP BỔ SUNG

1 Ngôn ngữ

Câu 1 Dấu gạch ngang trong đoạn (2) của văn bản “Người trọn đời cống hiến cho Việt Nam”

có công dụng gì?

A Đánh dấu phần giải thích

B Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

C Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D Báo hiệu bộ phân đứng sau là lời giải thích, thuyết minh

Câu 2 Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong các câu sau:

a) Ngày nay, những loại hoa và cây trái trên đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam b) Ông là học trò xuất sắc của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ

c) Sau ba năm khám phá và phụng sự thế giới, năm 1891, ông dừng chân tại Nha Trang

Câu 3 Tìm chủ ngữ (CN) hoặc vị ngữ (VN) thích hợp để hoàn thành các câu sau:

a) Cơn gió mùa hạ ………

b) Y-éc-xanh ………

c) ……… nặng trĩu những bông hoa tươi thắm d) ……… đứng trầm ngâm chờ đợi con đò cập bến 2 Viết Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với Y-éc-xanh trong văn bản “Người trọn đời cống hiến cho Việt Nam”

Trang 15

BÀI THUYẾT GIẢNG KHÔNG LỜI

(1) Tại ngôi làng nhỏ, một vị giáo sư tài năng thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng

và tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi vào mỗi ngày Chủ nhật Nhưng đến một ngày nọ, một cậu bé vốn rất chăm đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa Cậu ta không muốn nghe vì nghĩ những bài nói chuyện đó vô bổ và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác (2) Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh

(3) Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:

- Cảm ơn bác đã đến thăm và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác Tuần sau, cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người

- Theo Hạt giống tâm hồn -

II DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý ĐÚNG NHẤT HOẶC LÀM THEO YÊU CẦU:

Câu 1 Vị giáo sư thường đến ngôi làng để làm gì?

A thăm nhà những cậu bé trong ngôi làng

B ngồi xuống cạnh bếp lửa và không nói gì

C để tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi

D nhặt mẩu than hồng đang cháy đặt bên cạnh lò sưởi của mỗi gia đình

Câu 2 Cậu bé trong câu chuyện lại không đến nghe vị giáo sư nói chuyện nữa vì:

A gia đình cậu chuyển nhà đi nơi khác

B bố mẹ cậu không đồng ý cho cậu đến nghe

C những bài nói chuyện của giáo sư vô bổ và cậu không muốn chơi với những bạn khác

D cậu luôn phải ở nhà một mình

Câu 3 Vị giáo sư giúp cho cậu bé hiểu ra vấn đề bằng cách nào?

A đưa ra một lời khuyên và mời cậu bé tham gia các hoạt động tổ chức vào ngày Chủ nhật

B không nói gì, gắp mẩu than đặt ra ngoài lò sưởi và gắp trở lại khi nó đã tắt

C thực hiện một bài nói về cuộc đời, cộng đồng ở nhà cậu bé như thường lệ

D tổ chức và chơi trò chơi gắp than từ lò sưởi trong nhà của cậu bé

Thứ ……… ngày …… tháng … năm 2024

PHIẾU TỰ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

Trang 16

Câu 4 Dấu hai chấm trong đoạn (3) có công dụng gì?

A Đánh dấu phần giải thích

B Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

C Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích, thuyết minh

Câu 5 Theo em, vì sao cậu bé quyết định trở lại chỗ của vị giáo sư vào cuối tuần?

………

………

………

Câu 6 Câu chuyện muốn nói điều gì? ………

………

………

Câu 7 Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong các câu sau: a) Tại ngôi làng nhỏ, một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng và tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi vào mỗi ngày Chủ nhật b) Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé c) Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh Câu 8 Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân hoặc mục đích phù hợp để hoàn chỉnh các câu dưới đây: a) , Hệ thống giáo dục Vinschool tổ chức giải chạy Edurun thường niên b) ., các Vinsers Trường Tiểu học Vinschool Times City T35 đã có một buổi trải nghiệm môn Việt Nam học rất vui và bổ ích Câu 9 Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về nhân vật giáo sư trong “Bài thuyết giảng không lời” ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 17

B PHẦN LUYỆN TẬP BỔ SUNG

1 Ngôn ngữ

Câu 1 Dấu gạch ngang trong đoạn (3) của văn bản “Bài thuyết giảng không lời” có công dụng gì?

A Đánh dấu phần giải thích

B Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

C Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích, thuyết minh

Câu 2 Viết lại 1 câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài đọc “Bài thuyết giảng không lời” và gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện phép nhân hóa

………

………

………

Câu 3 Viết tiếp vào chỗ chấm để câu văn sau có hình ảnh so sánh: Cục than đơn lẻ cháy tỏa sáng như ……… ……

……… ……

Câu 4 a) Đánh dấu (X) vào ô trống trước lời giải nghĩa đúng nhất cho từ “tài năng”: năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và sáng tạo một việc nguồn của cải thiên nhiên đang hoặc chưa được khai thác giỏi giang và khéo léo đến mức đáng khâm phục của cải về vật chất hoặc tinh thần có giá trị với chủ sở hữu b) Đánh dấu (X) vào ô trống trước những từ cùng nghĩa với “tài năng”: tài giỏi tài trợ tài chính tài sản tài hoa

2 Viết Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một thầy, cô giáo ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày đăng: 21/07/2024, 11:03