Trong những ngôi đình ở thành phố Hồ Chí Minh, đình Phong Phú là nơi thu hút nhiều khách thập phương đến viếng thăm bởi nét uy nghi và sự linh thiêng, và cũng là nơi có ý nghĩa to lớn trong hoat động của quân cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với kiến trúc độc đáo khác với những ngôi đình khác vì của đình Phong Phú có hai lớp cổng, đồng thời đình đã được trùng tu lại khi trải qua sự tàn phá của chiến tranh tuy nhiên đình vẫn giữ được những nét cổ kính và uy nghi của nó. Nằm trong không gian rộng rãi với những hàng cây xanh, mát mẻ. Đặc biệt đình Phong Phú đã được Bộ Văn Hóa Thể Thao chính thức công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Hiện tại địa chỉ trọ của em cũng gần địa chỉ của Đình Phong Phú, nên việc ghé thăm, quan sát, tìm hiểu về đình cũng dễ dàng và thuận tiện. Nên em quyết định chọn kiến trúc đình Phong Phú làm đề tài kết thúc môn văn hóa kiến trúc của mình.
Trang 1TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: VẺ ĐẸP CỦA ĐÌNH PHONG PHÚ QUẬN 9
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài: 3
2. Mục tiêu nghiên cứu: 3
3. Đối tượng nghiên cứu: 3
4. Phương pháp nghiên cứu: 4
5 Bố cục dự kiến: 4
B NỘI DUNG: 4
1 Cơ sở lí thuyết: 4
2 Cơ sở thực tiễn: 6
3 Vị trí địa lí, nguồn gốc của đình: 7
4 Vẻ đẹp kiến trúc của đình: 7
C KẾT LUẬN 10
Tài liệu tham khảo: 11
Phụ lục hình ảnh: 12
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Trong những ngôi đình ở thành phố Hồ Chí Minh, đình Phong Phú là nơi thu hút nhiều khách thập phương đến viếng thăm bởi nét uy nghi và sự linh thiêng, và cũng là nơi có ý nghĩa to lớn trong hoat động của quân cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Với kiến trúc độc đáo khác với những ngôi đình khác vì của đình Phong Phú
có hai lớp cổng, đồng thời đình đã được trùng tu lại khi trải qua sự tàn phá của chiến tranh tuy nhiên đình vẫn giữ được những nét cổ kính và uy nghi của nó Nằm trong không gian rộng rãi với những hàng cây xanh, mát mẻ Đặc biệt đình Phong Phú đã được Bộ Văn Hóa Thể Thao chính thức công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia
Hiện tại địa chỉ trọ của em cũng gần địa chỉ của Đình Phong Phú, nên việc ghé thăm, quan sát, tìm hiểu về đình cũng dễ dàng và thuận tiện Nên
em quyết định chọn kiến trúc đình Phong Phú làm đề tài kết thúc môn văn hóa kiến trúc của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về kiến trúc đình để hiểu rõ hơn về nét đẹp kiến trúc trong quá trình xây dựng và trùng tu của người dân nam bộ, đồng thời qua đó tìm hiểu được nét văn hóa độc đáo qua những hình khối kiến trúc của đình
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đình Phong Phú tọa lạc tại đường Đình Phong Phú, Phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, tp Thủ Đức
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu:
Em sử dụng phương pháp định tính, phân tích tổng hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau, sàn lọc nguồn tư liệu thứ cấp Từ đó hệ thống đối tượng, tiến hành phân tích vấn đề
5 Bố cục dự kiến:
B NỘI DUNG:
1 Cơ sở lí thuyết:
Theo Phạm Văn Đồng thì : “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị:
tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm
và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian Kiến trúc cũng chứa đựng những yếu tố về tôn giáo, tâm linh, văn hóa và đời sống xã hội Các giai đoạn xã hội khác nhau biểu hiện đời sống văn hóa cũng khác nhau và kiến trúc sẽ kế thừa của nền văn hóa dân tộc Mỗi dân tộc, do những đặc thù tự nhiên, đặc biệt là quá trình ứng xử, thích nghi với môi trường trong lịch sử tồn tại, phát triển của mình, đã hun
Trang 5đúc lên truyền thống văn hóa riêng mang những giá trị bền vững Bản sắc văn hóa này không chỉ lưu giữ, thế hiện trong tư tưởng đạo đức, lối sống, trong văn học nghệ thuật mà cả trong công trình kiến trúc, vật dụng hàng ngày Mục đích của kiến trúc là kiến tạo một “thiên nhiên thứ hai” có tổ chức bên cạnh “thiên nhiên thứ nhất” hoang dã và tự nhiên
Văn hóa kiến trúc là một bộ phận thuộc về văn hóa, kiến trúc ở mỗi giai đoạn khác sẽ phản ánh nội hàm văn hóa không đồng nhất, đồng thời thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với môi trường xung quanh Đặc trưng của văn hóa kiến trúc: Nghệ thuật sáng tạo “không gian – hình khối”, sức truyền cảm của kiến trúc dễ nhận thức ở hình khối hơn ở không gian, nghệ thuật hình khối trong kiến trúc vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang tính biểu trưng, các hình khối phát huy tính hiệu quả truyền cảm thông qua ánh sáng và chất liệu, không chỉ gây ấn tượng ở gần mà còn ở xa thông qua hiệu ứng bóng dáng, yếu tố tạo hình đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc, mỗi kiến trúc mang diện mạo riêng tương ứng với nội dung, đặc diểm, chức năng, đặc điểm kết cấu vật liệu Kiến trúc còn mang tính dân tộc rõ nét
và phản ánh xã hội, mang tính lịch sử, tính biểu trưng Hình mẫu trang trí kiến trúc là chất liệu thể hiện rõ nhất nhu cầu, nguyện vọng của người nghệ
sĩ đó là ước vọng hạnh phúc, ước vọng sống lâu
Theo Vũ Tam Lang “đình làng là công trình kiến trúc cổ truyền bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm nghệ thuật kiến trúc trong sáng, độc đáo tính dân tộc phong phú, đâm đà sắc thái dân gian và ít chịu ảnh hưởng ngoại lai hơn tất cả các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam xây dựng trong xã hội phong kiến xưa, là nơi thờ Thành Hoàng – một vị thần bảo hộ của mỗi làng làng Việt cổ truyền, phong tục tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam cận đại” (Kiến trúc cổ Việt Nam)
Trang 6Trước kia đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ Năm
1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượng Phật ở đình quán Năm
1491 nhà vua cho xây dựng Quảng Văn đình là nơi để dân chúng đánh trống kêu oan và nơi ban bố, giảng giải các chính sách của nhà nước phong kiến tại Thăng Long Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16 Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 chái Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng Cuối thế kỷ 17
từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền
tế
2 Cơ sở thực tiễn:
Quận 9 được thành lập lại từ năm 1997, tách ra từ Huyện Thủ Đức, phía Đông Bắc giáp Biên Hòa, Dĩ An, “đô thị hóa” đến nay đã 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều phong vị của một vùng nông thôn ngoại ô Mình đi qua một con đường tên là đường “Đình Phong Phú” thì thấy rất thú vị vì bên quận 8 cũng có một chỗ tên là “đường Phong Phú”, trên đường có Đình Phong Phú Thì ra ở quận 9 này cũng có một Đình Phong Phú và do trùng tên nên đường phải đặt thành “Đường đình Phong Phú”
Đình làng là một biểu hiện rõ rệt của văn hóa người Kinh và mô hình làng xã ấy đã được mang theo trong những cuộc di cư suốt chiều dài đất nước này Dĩ nhiên hình thức và tập quán thờ cúng trong đình đã biến đổi rất nhiều
từ địa đầu Móng Cái cho đến vùng Đông Nam Bộ này, nhưng nó vẫn sừng sững như một minh chứng cho dấu ấn của giống người Việt Cả thành phố
Hồ Chí Minh rộng lớn chỉ có 25 di tích lịch sử cấp quốc gia (cộng thêm 30
Trang 7di tích kiến trúc-nghệ thuật cấp quốc gia), có điều tất cả các di tích này đều
là từ thời hiện đại (cách mạng) Chỉ có 2/25 di tích là hai ngôi đình, ngoài liên quan đến cách mạng ra thì còn có thêm chút xíu giá trị cổ xưa
3 Vị trí địa lí, nguồn gốc của đình:
Đình Phong Phú tọa lạc trên khu đất rộng 4.2 ha thuộc ấp Phong Phú xã Tăng Nhơn Phú (nay là khu phố 3 phường Tăng Nhơn Phú B), được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX để thờ Thành Hoàng
Khi mới xây dựng, đình còn lợp lá, vách ván Năm 1937, đình được lợp lại ngói âm dương, xây tường gạch Vào năm 1948, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, đình bị phá, đến năm 1952 thì được xây dựng lại trên nền đất cũ Do bị tàn phá nặng nề trong thời kỳ chiến tranh, năm 1969 đình được xây dựng lại lần thứ hai Sau 1975, đình lại được trùng tu sửa chữa và được nhân dân, hội đình chăm sóc, bảo quản giữ gìn cho đến ngày nay
Là một trong những ngôi đình lớn, nổi tiếng trên địa bàn thành phố, mỗi năm đình Phong Phú đón hàng ngàn lượt khách thập phương đến tham quan cúng tế Đặc biệt, vào dịp lễ kỳ yên là dịp lễ chính yếu trong năm của đình diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 11 âm lịch hằng năm
4 Vẻ đẹp kiến trúc của đình:
Khi đặt chân đến ngôi đình Phong Phú ta ấn tượng bởi đình có hai lớp cổng, lớp cổng đầu tiên có hai cửa hai bên, ở giữa tạc bia ông hổ
Khi khai hoang lập xóm, lập ấp, lập xã dân làng đã phải chiến đấu với cọp
dữ, ở các cửa của mỗi đình đều có vẽ hình cọp, có nhang khói tỏ vẻ lo sợ, mỗi năm đến lễ Kỳ Yên đều phải làm lễ cúng
Trang 8Đến với lớp cổng thứ hai làm theo kiểm tam quan Phía trước là tượng cá chép vượt vũ môn
Ở giữa tam quan là tượng Bạch Mã, xung quanh tường ở lớp cổng thứ hai được trang trí bằng hình ảnh long, lân, quy, phụng ốp bằng mảnh sành nhiều màu rất sặc sỡ Trên đầu của cổng được trang trí bằng hình ảnh lưỡng long tranh châu Sau tam quan là bàn thờ Thần Nông, tiếp theo là hòn non bộ Hai bên hòn non bộ là miếu Ngũ Hành Nương Nương và miếu thờ Bạch Mã, đặc biệt của ngôi đình là bàn thờ lộ thiên được đặt phía trước miếu Ngũ Hành Nương Nương Một bên thờ Thần Nông và một bên thờ Ngũ Hành Nương Nương là đặc trưng của đình Nam Bộ, cầu xin trực tiếp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
Ở miền Nam không có nhiều Thành hoàng có thần tích, tên tuổi đàng hoàng, hầu hết chỉ thờ một tấm bài vị có viết chữ Thần rất to, coi như Thần bổn cảnh thành hoàng vô danh mà thôi, tuy nhiên thần bổn cảnh ở đình Phong Phú đã được sắc phong
Điều làm cho ngôi đình này đặc biệt, đó là trong đình ngoài tấm bài vị nói trên còn có tượng thờ dưới dạng tượng tròn Một số ban đều có tượng gỗ sơn,
có thể nói đây là hiếm có, nếu không muốn nói là ngôi đình duy nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh có tượng thờ trong chính điện
Theo trục dọc của đình Phong Phú thì chính giữa chính là tiền điện, chánh điện, nhà túc, nhà bếp, đối xứng qua bên phải là nhà truyền thống, bên trái
đó là nhà rửa rau quả, đối diện chính điện chính là vỏ ca, nơi mà đến các dịp
lễ sẽ diễn ra hát bội cho thần nghe Trên nóc mặt tiền có trang trí bằng lưỡng long triều nguyệt được ốp bằng mảnh sành nhiều màu Mái ngói được lợp theo hình vảy cá
Phần nóc của gian chính điện được nâng lên một tầng lầu thấp, làm kính bốn mặt để dẫn ánh sáng tự nhiên vào khá hiện đại Ánh nắng đi vào trong
Trang 9nhà thành các tia rất đẹp mà không làm mất vẻ uy nghi, khác hẳn với nhiều đền chùa tối mò mò Tất cả kèo và xà trên trần nhà đều được sơn đỏ, rất vui tươi, màu mè Tất cả các bao lam, hoành phi, câu đối trong đình đều được cham khắc bằng gỗ và được
Bên trong đình cũng được bài trí như nững ngôi đình khác, kiến trúc của đình là nhà một gian hai trái, cột gỗ được chạm khắc tinh xảo và sơn son thép vàng đọc đáo Ở chính điện có cột được xây dựng bằng xi măng có trang trí hình rồng, có ba lư hương lớn và hai lư hương nhỏ ở hai bên, để hạn chế những thiệt hại không đáng có thì có quy định là không đốt hương ở trong tiền điện
Võ ca được đặt chính giữa đối diện với chính điện, cách chính điện 10,5m Theo trục dọc công trình, chính giữa ta có tiền điện, chánh điện, nhà túc, nhà bếp, đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, bên trái là nhà rửa rau quả Trên nóc mặt tiền có trang trí lưỡng long tranh châu cẩn mảnh sành nhiều màu Bên trong đình tất cả các bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thiếp vàng rực rỡ Các họa tiết trang trí vẫn là những đề tài quen thuộc ở các đình miền Nam như: long, lân, qui, phụng, bát tiên, cá hóa long Nét đặc biệt của đình Phong Phú là nhờ tượng tròn mà hầu hết các đình khác trong thành phố Hồ Chí Minh không có
Đình được xếp hạng là di tích lịch sử-cách mạng vì ở góc vườn, cạnh nhà vệ sinh có một cảnh sát đến lục soát, bắt giam cả Ban quí tế để tra khảo nhưng các cụ nhất quyết không khai Trong số nghĩa quân được Thành hoàng làng Phong Phú che chở, Ban quí tế cưu mang khi ấy, sau có người làm đến chức Thái Sư bản triều
Các ngày lễ cúng trong đình
Trang 10Hằng năm như thường lệ thì lễ cúng sẽ diễn ra vào ngày 14 – 15 và ngày 16 tháng 11 âm lịch Lễ cúng cầu an, hội đình Phong Phú mở của từ 5 giờ sáng tới 7 giờ tối
C KẾT LUẬN
Giá trị văn hóa mà đình Phong Phú mang lại đó chính là kiến trúc độc đáo và nghệ thuật trang trí đặc sắc của ngôi đình, không những vậy đình còn là nơi hoạt động của chiến sĩ trong thời kì chống Pháp và chống Mỹ Lễ hội và hình ảnh mái đình trở thành nhịp cầu nối của tinh thần dân tộc, đình Phong Phú còn giúp người ta nhớ về những chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng của dân tộc, chiến tích anh hùng của nhân dân về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hương Những ngôi đình làng từ xưa tới nay đều mang những nét độc đáo về kiến trúc và ý nghĩa sâu sắc về tâm linh vì vậy phải phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống ấy Thực trạng ở trước cổng đình Phong Phú họp chợ, có nhiều xe ô tô đậu ngay trước cổng đình làm hạn chế tầm nhìn, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sự uy nghiêm
và linh thiêng của ngôi đình, cần có những biện pháp để ngôi đình thể hiện được sự uy nghi vốn có của nó
Trang 11Tài liệu tham khảo:
Vũ Tam Lang - Kiến trúc cổ Việt Nam
Đình làng ở Nam Bộ
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%ACnh_l%C3%A0ng_Nam_B
%E1%BB%99
Khái niệm về văn hóa
http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=e1f687b2-14d1-417b-b0cf-8956e0aa5632
Di tích lịch sử đình Phong Phú
https://www.youtube.com/watch?v=s_q2PE01M_8
Thiêng liêng đình Phong Phú
https://baocantho.com.vn/thieng-lieng-dinh-phong-phu-a88368.html
Trang 12Phụ lục hình ảnh:
Bảng xếp hạng di tích quốc gia
Nguồn: Vân Nam
Hình ảnh cổng đình
Nguồn: Vân Nam
Hình ảnh bia Ông Hổ
Nguồn: Vân Nam
Trang 13Hình ảnh chính diện đình Phong Phú
Nguồn: Vân Nam
Hình ảnh lớp cổng thứ hai
Nguồn: Vân Nam
Hình ảnh nơi thờ bạch mã
Nguồn: Vân Nam
Trang 14Hình ảnh cá chép vượt vũ môn
Nguồn: Vân Nam
Hình ảnh mái ngón đình
Nguồn: Vân Nam
Hình ảnh bao lam được chạm khắc tỉ mỉ
Nguồn: Vân Nam