Trong quá trình dạy học bộ môn, ngoài những tri thức đã có trong sách giáo khoa thì kiến thức của bộ môn này phải được cập nhật hàng ngày qua tư liệu sách báo, tư liệu tham khảo, trên phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet. Giáo viên cần phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng đa dạng phương tiện dạy học và kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay đồ dùng dạy học cho bộ môn này còn thiếu rất nhiều thì việc truyền tải nội dung bài học bằng công nghệ thông tin là rất phù hợp nhằm lôi cuốn, gây hứng thú cho các em qua các tiết học để từ đó giáo dục hành vi cần thiết hình thành nhân cách cho học sinh. Trên cơ sở đó, tôi xin đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ trong việc sử dụng đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học nhằm tăng hứng thú học tập môn GDCD đó là “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 7 khi học môn GDCD thông qua sử dụng Video clip”.
Trang 1MỤC LỤC
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến 3
4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3
5.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp 4
5.1.3 Thực trạng dạy, học môn GDCD trong các nhà trường THCS 75.1.4 Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không hứng thú với môn
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp 18
8 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) 198.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
8.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
Trang 2DANH MỤC VIẾT TẮT
BGDĐT-GDTrH Bộ giáo dục đào tạo-Giáo dục trung học
Trang 3BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu:
Môn Giáo dục công dân (GDCD) có vai trò quan trọng và trực tiếp trongviệc hình thành nên những thế hệ công dân tương lai Là nền tảng để người côngdân biết thực hiện bổn phận đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng vàmôi trường tự nhiên
Giảng dạy bộ môn GDCD không chỉ đơn giản là việc truyền thụ kiến thức
mà còn phải giáo dục hành vi của các em cho phù hợp với các chuẩn mực đã học,hình thành được tình cảm niềm tin, đạo đức, pháp luật…Nếu chỉ dạy lý thuyết khôkhan thì khó lòng thuyết phục được các em Có một thực tế mà chúng ta không thểphủ nhận đó là môn học GDCD ở các nhà trường THCS hiện nay vẫn còn tồn tạitâm lý là môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, phươngpháp chủ yếu là thuyết trình Vì vậy giờ học không gây hứng thú cho học sinh, đồdùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức
Trong quá trình dạy học bộ môn, ngoài những tri thức đã có trong sách giáokhoa thì kiến thức của bộ môn này phải được cập nhật hàng ngày qua tư liệu sáchbáo, tư liệu tham khảo, trên phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet Giáoviên cần phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng đadạng phương tiện dạy học và kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Hơn nữa trong điều kiện hiện nay đồ dùng dạy học cho bộ môn này cònthiếu rất nhiều thì việc truyền tải nội dung bài học bằng công nghệ thông tin là rấtphù hợp nhằm lôi cuốn, gây hứng thú cho các em qua các tiết học để từ đó giáo dụchành vi cần thiết hình thành nhân cách cho học sinh
Trên cơ sở đó, tôi xin đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ trong việc sử dụng
đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học nhằm tăng hứng thú học tập môn
GDCD đó là “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 7 khi học môn GDCD thông qua
4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Lần đầu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023
Lần 2: Từ tháng 9 năm 2023 đến nay
Trang 45 Mô tả bản chất của sáng kiến.
5 1 Nội dung của giải pháp.
5.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp.
* Cơ sở lý luận:
Môn GDCD là môn học mà các tri thức, chuẩn mực, kĩ năng của nó đều gắnchặt với thực tế, nó rất gần gũi với mỗi học sinh Đó là những vấn đề về đạo đức,pháp luật của đời sống hàng ngày tác động qua lại giữa con người với con người,các vấn đề chính trị xã hội, quan hệ giữa con người và các thể chế xã hội Môn họcnhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của người công dân ở mức độ phù hợpvới lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách củacon người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế phát triển tiến bộcủa thời đại
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy GDCD, ngườigiáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh các tri thức, tựchiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm trithức, thực hành và rèn luyện trong và ngoài giờ học
Môn GDCD có ưu thế đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách của họcsinh, hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức Mục đích quan trọng nhất và cuốicùng là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật củahọc sinh
Với những đặc thù riêng như vậy về tri thức bộ môn việc sử dụng Videoclip trong quá trình giảng dạy bộ môn có những tác động rất tích cực trong quátrình chiếm lĩnh tri thức của học sinh và việc hình thành hành vi, thói quen đạođức, lối sống của học sinh
cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình Những giờ học như vậy,học sinh ít có khả năng sáng tạo
Trang 5Căn cứ vào mục tiêu đào tạo con người mới của xã hội hiện nay vẫn lànhững công dân tốt, sống có đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật, do đó đòihỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học Muốn làm được điều đó, giáoviên phải là những người tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa
sự độc thoại của thầy Bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan,phong phú, tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học, học sinh chủ động tiếp cận đồ dùngdạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học Như vậy học sinh có cơhội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng caonhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn người giáo viên chỉ là người tổ chức tiết họcthành môi trường để học sinh học tập mà thôi Những Video clip mà giáo viêncông phu chuẩn bị có tác động rất mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh, tạonên một sự hứng thú tiếp thu tri thức
5.1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
5.1.2.1 Khái quát chung về Video clip.
Video clip là một đoạn phim ngắn và nó là một loại hình đa phương tiện kếthợp nghe nhìn, được trích từ một bộ phim, một bài hát, hay một đoạn phim ghi lạimột quá trình, một sự kiện Trong hệ thống các phương tiện dạy học, video đượcxếp vào loại phương tiện dạy học hiện đại
5.1.2.2 Vai trò của Video clip.
Video clip giúp tạo động cơ học tập tích cực đối với học sinh Những hìnhảnh sinh động phối hợp nhuần nhuyễn với âm thanh, màu sắc, văn bản, bản đồ tácđộng tích cực vào các giác quan của học sinh làm nâng cao tính trực quan trong giờhọc, tạo cơ sở cho việc phát triển các năng lực tư duy của học sinh như phân tích,tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá và góp phần rèn luyện kĩ năng, kĩxảo cho học sinh
Các sự việc, thông tin gắn liền với thực tiễn đời sống, sinh hoạt của học sinh
sẽ giúp kích thích hứng thú, gây sự chú ý cao độ vào đối tượng cần nghiên cứu,hình thành ở học sinh sự tò mò khám phá tri thức, do vậy tạo được tình huống họctập tích cực, làm xuất hiện nhu cầu tiếp thu tri thức của học sinh, thoả mãn nhu cầuhiểu biết và sự say mê học tập của học sinh
Video clip giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ tốt hơn Khả năngtiếp nhận và ghi nhớ kiến thức của học sinh được tốt nhất thông qua các tri giácnhư thính giác, thị giác Khi xem Video clip học sinh được tiếp xúc trực tiếp vớihình ảnh, âm thanh, lời nói, do đó kiến thức được truyền tải bằng nhiều đường, nộidung bài học sẽ có hiệu quả hơn, được ghi nhớ nhanh và khắc sâu hơn
Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở họcsinh
Trang 6Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynhhướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan, mang tính chất lý thuyết, áp đặt đốivới học sinh.
Video clip với hình ảnh sinh động, hấp dẫn có thể thay thế tranh ảnh và môhình, thí nghiệm, thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại thực tế
Video clip có thể được sử dụng một cách linh hoạt: Video clip có kèm theonhững lời thuyết minh, giải thích, bình luận hướng sự tập trung chú ý của học sinhvào những vấn đề trọng tâm của nội dung bài học Do đó, Video clip có thể pháthuy tác dụng trong nhiều hình thức và nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưhình thức dạy học cá nhân, hình thức học nhóm, hình thức học cả lớp Video clipkhông chỉ được sử dụng trong các giờ học mà còn được sử dụng trong các giờ dạythực hành hay các giờ ôn tập Hay sử dụng Video clip để kiểm tra kiến thức củahọc sinh bằng việc ngắt tiếng thuyết minh, sau đó giáo viên đặt câu hỏi để học sinhtrả lời
5.1.2.3 Yêu cầu của việc sử dụng Video clip trong dạy học môn GDCD.
- Việc sử dụng Video clip trong dạy học bộ môn phải tuân theo những yêucầu nhất định, để việc sử dụng có hiệu quả, tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụngmột cách hình thức Trước hết Video clip phải gắn bó hữu cơ với phương pháp dạyhọc, như một thành tố của phương pháp dạy học Mỗi hoạt động dạy học được xâydựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy họcphù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó Vì vậy sử dụng Video clip dạy học phải đúnglúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện
- Một yêu cầu rất quan trọng là Video clip phải có tác dụng kích thích họcsinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện minh hoạ nộidung bài học Khi sử dụng Video clip nghĩa là giáo viên cung cấp cho học sinhnhững chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kỹ năng trên cơ sởlàm việc với nguồn thông tin từ Video clip mà giáo viên trình bày, giới thiệu Họcsinh có nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài họccần thiết
- Những thông tin mà Video clip đề cập đến phải bám sát nội dung bài họctheo chuẩn kiến thức kĩ năng Là những hình ảnh, câu chuyện chân thực, sống độngmang tính thời sự song phải phù hợp với nhận thức và tâm sinh lý học sinh
- Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học Các văn bản, biểu đồ, hìnhảnh phải chính xác Kịch bản, lời thoại đảm bảo phù hợp với nội dung môn học
- Các Video clip phải đảm bảo tính trực quan: Nội dung rõ ràng, hình ảnh rõnét, dễ quan sát, âm thanh phải trung thực, rõ ràng
- Thời lượng của Video clip không nên quá 7 phút, tùy thuộc vào mục đíchbài dạy
Trang 7- Video clip phải có tính hấp dẫn HS và chuyển tải đủ thông tin cần truyềnđạt.
- Nên sử dụng kết hợp trên ứng dụng Microft Powerpoit
5.1.2.4 Nguồn cung cấp Video clip.
Các Video clip sử dụng trong bài học có thể là những băng, đĩa hình, sưu tầmtrên mạng internet, youtube, các chương trình truyền hình: Khoảnh khắc kì diệu -quà tặng cuộc sống, thư viện tâm hồn…Video clip phải có trích dẫn nguồn và đượclấy từ các trang chính thống
Cách thức đưa Video clip vào bài học:
- Thứ nhất: GV cho HS về tìm hiểu, tham khảo trước những Video clip liênquan đến nội dung bài học
- Thứ hai: GV sẽ cung cấp những Video clip do GV sưu tầm được hoặcnhững Video clip tự xây dựng thông qua hoạt động sân khấu hóa của HS, haynhững Video đồ họa do GV tự xây dựng nên
5.1.2.5 Thể loại Video clip.
Có thể là phim hoạt hình, clip ca nhạc, chương trình giáo dục, đoạn phóng
sự, clip quảng cáo, video trên mạng xã hội facebook, youtube, tictok…Hoặc Video
về những tình huống do HS đóng vai
5.1.2.6 Những lưu ý khi sử dụng Video clip vào bài dạy.
- Thứ nhất: Giáo viên cần xem trước nội dung, chọn lọc những đoạn phim cónội dung phù hợp nhất với bài học, thời lượng vừa đủ
- Thứ hai: Không sử dụng nhiều Video clip trong một tiết dạy Nên xác định
rõ nên đưa đoạn phim vào hoạt động nào để đem lại hiệu quả cao nhất cho bài học,tạo hứng thú cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động
- Thứ ba: Giáo viên cần xây dựng được các câu hỏi hợp lý để khai thác nộidung đoạn Video theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
- Thứ 4: Giáo viên cần xác định thời điểm hợp lí để hướng dẫn học sinh sửdụng, khai thác đoạn video
5.1.3 Thực trạng dạy, học môn GDCD trong các nhà trường THCS.
* Thực trạng chung:
Như trên đã nói, về mục tiêu môn GDCD là một môn học trực tiếp giáo dụccác chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần thiết của con người trong mọi thời đại.Bản thân cái tên gọi của nó - Giáo dục công dân - đã thông báo một nhiệm vụ rất rõràng và cụ thể đó là: Giáo dục con người, một nhiệm vụ rất cần thiết và hữu ích củamọi quốc gia, dân tộc, mọi thời đại Gần đây nhất, giáo viên dạy môn GDCD củalớp nào còn được tham gia xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp đó Vậy mà trên
Trang 8thực tế môn học này chưa thực sự phát huy hết vai trò, nhiệm vụ và chức năng quantrong đó Vì sao vậy?
Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đạthiệu quả cao Trước hết phải kể đến đó là việc xã hội, gia đình và bản thân ngànhgiáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ýnâng cao nhân cách đạo đức cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài chưa chú ý rènđức Hiện nay môn GDCD chưa được chọn để làm môn thi vào cấp THPT Điềunày làm cho giáo viên và học sinh chủ quan, chỉ ý thức được rằng miễn là dạy học
đủ bài, đúng chương trình Chính môn GDCD không được chọn vào các môn thitrong các kì thi quan trọng nên sách tham khảo, sách bài tập còn ít, đặc biệt là sáchviết về phương pháp dạy học bộ môn này cũng hiếm, nhất là các tài liệu dạy họcphần pháp luật gần như là không có Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộmôn này còn ít (1 tuần/1 tiết) Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú,tương đối phù hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không
có sự đầu tư thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắngnghe
* Thực trạng của giáo viên dạy môn GDCD.
Hiện nay số lượng giáo viên chuyên môn GDCD chưa nhiều, môn học nàycòn được kiêm nhiệm bởi các giáo viên trái ban như giáo viên Lịch Sử, Địa Lí…Qua công tác dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy điểm hạn chế, tồn tại tập trung rấtnhiều ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh Đó là sự đầu
tư cho giờ dạy còn ít, chưa chu đáo, đặc biệt là chưa đổi mới phương pháp, chưatích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chưa cập nhật kịp thời nhữngthông tin, số liệu mới Nhiều tiết học sa vào giảng suông, đôi khi như là những giờđọc chép chính tả dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí họcsinh những ấn tượng đặc biệt để các em khắc sâu, ghi nhớ bài học
* Thực trạng của học sinh học môn GDCD.
- Qua thực tế dạy học bộ môn này của bản thân khi chưa tích cực đổi mớiphương pháp, chưa sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và đặc biệt là chưa có ứngdụng của công nghệ thông tin vào dạy học, tôi thấy học sinh chưa hứng thú học bộmôn này
- Các em chỉ tập trung cao cho các môn “chính” – môn học có khả năng thivào cấp THPT Do đó các em dễ lơ là, ít quan tâm, khó hứng thú với bài học nếugiáo viên không chủ động tìm ra những hướng đi, cách tiếp cận bài giảng sao chosinh động
- Đa số các em chưa tự giác học tập, ít nghiên cứu sách vở, còn mải chơi.Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không đượcgiao nhiệm vụ cụ thể
Trang 9- Các em ngại đi tìm tài liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động,chỉ học qua loa, đối phó vì luôn coi đó là môn học không quan trọng, chỉ cần học
để lấy điểm trung bình là được
- Khả năng tự phân tích, đánh giá một vấn đề mang tri thức pháp luật để từ
đó rút ra bài học ở các em hầu như không có
5.1.4 Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không hứng thú với môn học GDCD.
* Về phía học sinh:
- Hiện nay, học sinh có rất ít thời gian học ở nhà trong khi lượng kiến thứchọc nhiều môn quá lớn, học sinh chưa chú tâm tới môn học cho rằng môn GDCD làmôn học phụ hay chưa hiểu rõ tác dụng của phương pháp học bộ môn này
- Thường xuyên không mang sách vở khi đến lớp Không chuẩn bị bài hoặcchuẩn bị một cách đối phó
- Không tập trung trong giờ học, nói chuyện với bạn gây ồn hoặc nhiều emgiả vờ tập trung vào bài giảng của thầy cô nhưng thực chất các em không học màđang suy nghĩ việc khác
- Không nắm vững kiến thức cũ, các em không theo kịp bài học nên các emthiếu tự tin tham gia xây dựng bài, dần dần các em quên đi việc phát biểu xây dựngbài hoặc đôi lúc hiểu bài muốn phát biểu nhưng cứ ngại nói rồi các em bỏ qua việcphát biểu luôn Điều này kìm hãm tính thích thú đối với việc học của các em
- Thường hay ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè trong kiểm tra, thi cử Nhiều em có thái độ hờ hững, thiếu nghiêm túc với môn học Học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó giáo viên
- Nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội, kết bạn với những đối tượng bỏ học chơi bời bên ngoài, nhiều học sinh yêu đương sớm nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập
- Nhiều học sinh học thuộc thuộc lí thuyết nhưng khi vận dụng lí thuyết vào giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày thì các em vẫn còn yếu, nhất là trong các tình huống pháp luật
* Về phía giáo viên:
- Với tâm lý cho rằng đây là môn học phụ nên giáo viên bộ môn ít có sự quantâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, thiết kế bài dạy, sử dụng phương tiện dạy học khi lên lớp
- Tại các nhà trường thì số lượng giáo viên chuyên môn GDCD còn thiếu nêncòn có sự kiêm nhiệm của các giáo viên trái ban dẫn đến tình trạng: giáo viên lên
Trang 10lớp bằng phương pháp truyền thống, đọc chép là chính, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thụ động cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế, không tích cực thay đổi phương pháp dạy học, không sử dụng dụng
cụ trực quan, không ứng dụng công nghệ thông tin là cho tiết học trở nên khô khan,nhàm chán
* Về phía phụ huynh:
- Hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh chưa hiểu đúng vai trò, vị trí của môn GDCD Họ vẫn coi đây là môn học phụ nên vẫn hướng cho con em mình chú trọng vào các môn Toán, Văn, Tiếng Anh Từ đó, phụ huynh chưa có sự đầu tư đúng mức cho môn học này
* Về phía các cấp quản lý:
Do thực trạng áp lực về thành tích trong giáo dục hiện nay nên trong các nhà trường phổ thông vẫn chủ yếu đề cao giáo dục trí tuệ
5.1.5 Nội dung giải pháp được sử dụng.
Theo công văn số 5512/BGDĐT – GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của
Bộ Giáo dục và đào tạo xác định tiến trình dạy học trên lớp cơ bản gồm 4 hoạtđộng:
- Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Khởiđộng)
- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Hoạt động 3: Luyện tập
- Hoạt động 4: Vận dụngTrước khi tiến hành bài dạy tôi đã nghiên cứu bài giảng, xác định những nộidung, đơn vị kiến thức của tiết dạy có thể sử dụng Video clip sau đó tìm kiếm cácVideo clip trên mạng, xem xét và chọn lọc các Video clip có chất lượng tốt, nộidung rõ ràng, phù hợp với nội dung bài dạy Sử dụng kỹ thuật cắt ghép phim để cótạo ra các Video clip có thời lượng và nội dung thích hợp đưa vào bài giảng
Trong nội dung giải pháp này tôi chỉ ứng dụng trong 3 hoạt động của mônGDCD, đó là: Khởi động, Khám phá kiến thức và Vận dụng Sau đây là một số bàiminh họa cho việc sử dụng Video clip vào trong quá trình dạy học mà tôi đã ứngdụng:
5.1.5.1 Sử dụng Video clip vào hoạt động: Khởi động
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng Mỗi bài học hoặc mỗi phần đều cần cóphần mở đầu thuyết phục vì nó sẽ dẫn dắt cả buổi học Một sự khởi đầu thú vị, hấpdẫn sẽ giúp học sinh hứng khởi khi bắt đầu bài học mới Chỉ khi nào có sự chuẩn bị
Trang 11sẵn sàng, học sinh mới có thể học tốt Qua một đoạn Video clip với những hìnhảnh, âm thanh, nội dung mới lạ, hấp dẫn sẽ dẫn dắt học sinh vào bài mới với niềmhứng thú trong học tập, mong muốn được khám phá, giải thích các hiện tượng, cáctình huống có vấn đề nêu trong đó Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạocủa các em Ngoài ra, nó còn làm cho tiết học trở nên thú vị, sinh động hơn, họcsinh yêu thích môn học hơn.
Ví dụ: Hoạt động khởi động - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (GDCD 7)
a Mục tiêu hoạt động
Giúp học sinh nhận biết được những biểu hiện của sự cảm thông, chia sẻ được thể hiện trong cuộc sống như thế nào
b Nội dung: Học sinh xem nội dung Video clip nói về sự quan tâm, chia sẻ
của người dân khi gặp những hoàn cảnh khó khăn
c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến sản phầm: Đoạn video thể hiện sự quan tâm giúp đỡ của đồng bào
ta khi thấy người khác gặp hoàn cảnh khó khăn Trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, Hà Nội đã thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, của nhân dân ta