Một giải pháp cho vấn đề trên đó là GV cần chuẩn bị mỗi bài giảng thật hấp dẫn, có những điều mới lạ để có thể thu hút HS từ đó giúp các em hiểu bài nhanh hơn và tăng thêm niềm yêu thích với môn học. Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong thực tiễn và đã nhận thấy có kết quả tích cực rõ rệt: “Tổ chức trò chơi nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Địa lí lớp 9”.
Trang 1Năm học 2023- 2024
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu 1
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.2 Thực trạng 3
2.2.1 Thuận lợi 3
2.2.2 Khó khăn 4
2.3 Cách thức xây dựng một số trò chơi 4
2.3.1 Các nguyên tắc thiết kế trò chơi trong dạy học 4
2.3.2 Các nhóm trò chơi 4
2.3.3 Một số trò chơi có thể tổ chức trong dạy học Địa lí lớp 9 5
2.3.4 Một số lưu ý và yêu cầu khi tổ chức các trò chơi 13
2.3.5 Kết quả thu được qua việc áp dụng trò chơi 13
PHẦN 3 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 15
3.1 Kết luận 15
3.2 Khuyến nghị 15
3.2.1 Đối với học sinh 15
3.2.2 Đối với giáo viên 15
3.2.3 Đối với nhà trường 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 3STT Chữ cái viết tắt/kí hiệu Cụm từ đầy đủ
Trang 4PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS những năm qua, tôi nhận
thấy kĩ thuật sử dụng “Trò chơi học tập” là một phương pháp dạy học tích cực, thu
hút được học sinh Nó là chiếc cầu nối đắc lực, hữu hiệu và tự nhiên giữa giáo viênvới học sinh Thông qua trò chơi, ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đếnngười nghe một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc dễ hiểu Trò chơi không nhữnggiúp học sinh gần gũi, cởi mở và tạo sự chú ý của học sinh đối với nội dung bàigiảng, mà còn khuyến khích học sinh tiếp thu bài một cách tự nhiên, không gượng
ép và khô cứng Từ đó, góp phần hình thành và phát huy năng lực cho HS, giúp HShành động, áp dụng bài học vào thực tiễn Tuy nhiên, việc thực hiện các phươngpháp dạy học tích cực trong thực tế giảng dạy còn chưa thường xuyên và chưa hiệuquả Thêm vào đó là thái độ và hứng thú học tập của HS đối với môn học nhất làvới HS lớp cuối cấp đang trong thời gian tập trung ôn thi vào THPT, thì sự hứngthú, quan tâm học tập bộ môn Địa lí của các em ngày càng ít
Một giải pháp cho vấn đề trên đó là GV cần chuẩn bị mỗi bài giảng thật hấpdẫn, có những điều mới lạ để có thể thu hút HS từ đó giúp các em hiểu bài nhanhhơn và tăng thêm niềm yêu thích với môn học Xuất phát từ những lý do trên, tôixin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong thực tiễn và đã
nhận thấy có kết quả tích cực rõ rệt: “Tổ chức trò chơi nhằm kích thích sự hứng thú
học tập của học sinh trong dạy học Địa lí lớp 9”.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Trong điều kiện dạy học ở THCS hiện nay, việc sử dụng các trò chơi vào hoạtđộng học tập là một phương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xemnhư một hình thức tổ chức dạy học mới, tích cực, cần được phát huy thường xuyêntrong các bài giảng của mình Khi ta biết kết hợp giữa chơi và học chính là làmthay đổi hình thức, phương pháp dạy và học, tiết học truyền thống trước đây, khôkhan và cứng nhắc sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, tạo không khí lớp học sôiđộng, dễ chịu, thoải mái và thu hút sự tập trung của học sinh, học sinh tiếp thu kiếnthức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi Hơn nữa, mối quan tâm và hoạt động của họcsinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng thêm tình cảm của các em đốivới môn học và thầy, cô giáo Trò chơi học tập giúp học sinh thấy vui hơn, nhanhnhẹn và cởi mở hơn, tinh thần dễ chịu và thể lực khỏe mạnh hơn Từ đó giúp họcsinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực hơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này được thực nghiệm với học sinh các lớp 9A1,9A2,9A3,9A4,9A5 tạitrường THCS Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm, Hà Nội)
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trang 5Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Tổ chức trò chơi nhằm
kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Địa lí lớp 9” tôi đề cập
các nội dung liên quan đến việc tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Địa lí lớp 9 ởtrường THCS Mỹ Đình 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng nhữngphương pháp sau :
- Thu thập, chọn lọc, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu cần thiết làm cơ sởcho lý luận
- Tìm hiểu thực trạng học tập của HS, thực nghiệm sư phạm, kiểm chứng hiệuquả của đề tài
- Điều tra toàn diện các đối tượng HS trong các khối; tìm hiểu tâm lý của các
em khi học môn Địa lí, quan điểm của các em khi tham gia các hoạt động học có sửdụng “trò chơi học tập”
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiêncứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng kết quả học tập của HS mộtcách khách quan
Trang 6PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Cơ sở lí luận
Những trò chơi học tập được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuântheo mục đích, nội dung, nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổchức, hướng dẫn và động viên HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rènluyện kĩ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử
xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và pháttriển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS khi học thamgia trò chơi gọi là trò chơi học tập Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệtrong trò chơi học tập được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm
vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập Trò chơi học tậpđược sáng tạo và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên nhữngkhuyến nghị của lí luận dạy học, đặc biệt là của lí luận dạy học các môn học cụ thể.Chúng phản ánh lí thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạtđộng giáo dục không tuân theo tiến trình cứng nhắc trong các giờ học Như vậy, tròchơi học tập là một loại hoạt động mang tính giáo dục, tạo cho người tham giađược vui chơi, giải trí, rèn luyện trí tuệ, sáng tạo, nó mang một chủ đề, nội dungnhất định liên quan đến nội dung dạy học, đồng thời rèn luyện cho người chơi cả vềphẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập
Để thiết kế các trò chơi trong dạy học môn Địa lí phù hợp và hiệu quả, GVcần phải căn cứ vào các vấn đề sau:
Bước 1 Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ
biến luật chơi; cử HS làm thư ký, giám sát viên
Bước 2 HS thực hiện trò chơi.
Bước 3 Nhận xét kết quả trò chơi và thái độ của người chơi, rút kinh nghiệm Bước 4 GV tổng kết.
2.2 Thực trạng
2.2.1 Thuận lợi
Ban giám hiệu Trường THCS Mỹ Đình 2 rất quan tâm đến các tổ chuyên mônnói riêng, hoạt động dạy và học nói chung Đồng thời, nhà trường tạo điều kiện choviệc tổ chức thi cử thuận lợi, nghiêm túc, công tác thi cử được chuẩn bị chu đáo
Đa số HS đều có hứng thú tham gia các hoạt động tập thể, đòi hỏi có sự đoànkết của các thành viên trong lớp, nhất là các hoạt động học mà vui, vui mà học.Thông qua các trò chơi lồng ghép vào các hoạt động, HS cũng có cơ hội đểthể hiện khả năng của mình, các em không chỉ biết ghi nhớ, củng cố kiến thức lýthuyết đã học mà còn được rèn luyện cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin,
sự tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập
Trang 7Thông qua các trò chơi GV có cơ hội để đánh giá về kiến thức, việc rèn luyện
kỹ năng địa lí của HS để kịp thời có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc
2.2.2 Khó khăn
- Tỉ lệ HS học lực yếu kém còn cao nên ảnh hưởng đến kết quả chung của nhàtrường trong công tác dạy và học cũng như công tác kiểm tra, đánh giá kết quả củaHS
- Nhiều em trong quá trình học còn chưa thực sự chú ý, chưa tập trung nênkhông nắm rõ luật chơi, gây mất thời gian
- Trong quá trình xây dựng và sử dụng trò chơi cũng còn gặp nhiều khó khănnhư: mất thời gian thiết kế, tốn kém về kinh phí, GV không chủ động, không quản
lí tốt về thời gian có thể bị "cháy giáo án"…Thậm chí cũng có ý kiến cho rằng ápdụng trò chơi chỉ phù hợp với một số môn, một số bài hay một số phần trong bàihọc nên có cũng được mà không cũng chẳng sao
2.3 Cách thức xây dựng một số trò chơi
2.3.1 Các nguyên tắc thiết kế trò chơi trong dạy học
- Đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi là phát huy tính tích cực học
tập của HS Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động của trò chơi đòi hỏi HSphải sử dụng các giác quan, thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy như: phântích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, để lĩnh hội kiến thức của bài học,môn học
- Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Mỗi trò chơi học tập phải là trò
chơi đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của HS.Những trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho HS phải tạo cơ hội chocác em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết
và năng lực trí tuệ của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những hoàn cảnhchơi sinh động với yếu tố thi đua lẫn nhau
- Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các trò chơi được sắp xếp từ
đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tạo thành một hệ thống gồm các nhóm tròchơi nhằm nâng cao năng lực phát triển trí tuệ của học sinh
- Đảm bảo tính đa dạng: Các trò chơi hệ thống phải đa dạng, phong phú tạo
cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau và khả năng tư duy để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những tình huốngchơi đa dạng, phong phú
2.3.2 Các nhóm trò chơi
Dựa trên các căn cứ và các nguyên tắc đã nêu ở trên, trong quá trình dạy họccủa mình, trong thời gian qua tôi đã thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học theo 3nhóm trò chơi chính được xếp theo 3 hướng như sau:
- Nhóm 1: Nhóm trò chơi áp dụng trong phần khởi động
Trang 8Những trò chơi này sử dụng khi bắt đầu vào bài học, nó có tác dụng khởi động
tư duy của HS, dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung học tập một cách tự nhiên, thoải mái
và vui vẻ Đồng thời áp dụng trò chơi trong phần khởi động giúp định hướng nộidung bài học cho HS rõ ràng, cụ thể
- Nhóm 2: Nhóm trò chơi áp dụng trong phần hình thành kiến thức mới
Nhóm trò chơi này, GV sử dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức giờ học vìmỗi em có sự nhận thức khác nhau và tuỳ từng bài hoặc tuỳ từng đơn vị kiến thức
mà GV muốn truyền đạt cho HS
- Nhóm 3: Nhóm trò chơi áp dụng trong phần luyện tập
Những trò chơi trong nhóm này được sử dụng sau khi HS đã được học một nộidung hoặc kỹ năng nào đó, những kiến thức hoặc kỹ năng đã học là cơ sở để HSthực hiện những trò chơi này
2.3.3 Một số trò chơi có thể tổ chức trong dạy học Địa lí lớp 9
2.3.3.1 Nhóm trò chơi áp dụng trong phần khởi động
Đây là nhóm trò chơi rất dễ áp dụng trong các giờ học, gần như bài học nàochúng ta cũng có thể tìm ra được một trò chơi để tạo hứng thú cho giờ học Việcxây dựng các trò chơi ở phần khởi động bài học mới có ý nghĩa rất lớn trong việctạo sự chú ý, hứng thú cho HS với bài học mới và từ đó HS sẽ tiếp thu bài mới mớinhanh hơn, sẽ kích thích sự sáng tạo, tìm tòi trong HS
Ở đây, tôi xin trình bày một số trò chơi nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng
* Trò chơi “Ô cửa bí mật”
- Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những
ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là giải các ô chữ để
mở các mảnh ghép che đi một hình ảnh sau đó đoán từ khóa…Mỗi ô chữ bao gồm
có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học
Ví dụ: Khi dạy “Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)”
* Chuẩn bị:
- GV thiết kế ô chữ với 4 mảnh ghép, ẩn chứa sau nó là một hình ảnh bí mậttượng trưng như sau:
+ Câu hỏi hình ảnh bí mật: Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất
ở Việt Nam cũng như châu Á? (Đáp án: Chùa Một Cột)
HS có thể trả lời luôn câu hỏi tìm hình ảnh bí mật Trả lời sai, mất quyền trả lời.Hoặc HS có thể chọn một mảnh ghép bất kì để trả lời câu hỏi và lật mở tìm hình ảnh.+ Ô chữ số 1: Điền từ còn thiếu vào khổ thơ sau:
“Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Chấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương…
(Đáp án: Tây Hồ)
Trang 9+ Ô chữ số 2: Đây được xem là trường Đại học đầu tiên ở nước ta
(Đáp án: Văn miếu Quốc Tử Giám)
+ Ô chữ số 3: Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng do người Pháp
xây dựng (1898 - 1902)? (Đáp án: Cầu Long Biên)
+ Ô chữ số 4: Hãy cho biết địa danh nào được nhắc tới trong khổ thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Đáp án: Lăng Bác Hồ)
Để động viên HS trong trò chơi này, GV có thể có hình thức cho điểm các câutrả lời đúng là 10 điểm, còn đối với HS mà trả lời chính xác ngay câu hỏi hình ảnh
bí mật có thể vừa cho điểm và vừa có một phần quà nhỏ HS trả lời đúng hình ảnh
bí mật khi đã lật mở 1 mảnh ghép thì được 8 điểm, trả lời hình ảnh bí mật sau khi
đã mở 2 mảnh ghép thì không cho điểm
Khi hình ảnh Chùa Một Cột xuất hiện, GV có thể đưa ra những dẫn dắt vàobài như: Với việc trải qua 4 câu hỏi và lật mở 4 mảnh ghép đã đưa các em đếnhình ảnh của một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất không chỉ ở Việt Nam màcòn cả ở khu vực châu Á đó chính là Chùa Một Cột - Một biểu tượng của thủ đô
Hà Nội ngàn năm văn hiến Ngoài ngôi chùa này thì Đồng bằng sông Hồng cònrất nhiều địa điểm thu hút khách du lịch tới tham quan, khám phá (Hồ Tây, lăngBác Hồ, Văn Miếu Quốc Tử Giám…) Vậy ngành dịch vụ của vùng Đồng bằngsông Hồng phát triển như thế nào? Chúng ta cùng hiểu nội dung bài học hômnay…
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa về việc thiết kế và tổ chức trò chơi:
Trang 10Với mỗi câu trả lời đúng một miếng ghép và hình ảnh tương ứng sẽ được mở ra.
GV sử dụng hình ảnh này để giới thiệu bài mới về sự phát triển ngành dịch vụ
của vùng Đồng bằng sông Hồng
* Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
- Đây là một thể loại trò chơi trí tuệ và vô cùng thú vị Nó sẽ giúp cho HS cónhững trận cười thật sảng khoái khi có thể giải những câu đố vô cùng hóc búanhưng cũng vô cùng đơn giản HS sẽ ngạc nhiên và đầy bất ngờ bởi sự kết nối rấtchẳng ăn nhập giữa những hình ảnh không mấy liên quan đến nhau, lại có thể cho
Ví dụ: Khi dạy “Bài 15 Thương mại và du lịch”
GV đưa ra các hình ảnh sau để HS tìm ra các thuật ngữ Sau khi tìm hết cácthuật ngữ, HS sẽ xâu chuỗi lại vấn đề cần giải quyết trong tiết học đó: Đây lànhững thuật ngữ nói về ngành nào? Ngành đó phát triển và phân bố ra sao?
- Nhóm hình ảnh thứ nhất:
Trang 112.3.3.2 Nhóm trò chơi hình thành kiến thức mới
Mục đích của hoạt động này là giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mớivào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân GV sẽ giúp HS xây dựng kiến thứcmới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với nhữnghiểu biết mới Kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phátbiểu, viết ra các kết luận/khái niệm/công thức mới…
Việc tổ chức trò chơi có thể thực hiện trong từng phần của hoạt động hìnhthành kiến thức mới tùy vào đơn vị kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt được Sau đây
là một số trò chơi minh họa:
Trang 12* Trò chơi “Theo dòng dữ kiện”
- GV đưa ra những hình ảnh, những thông tin (có thể là câu hỏi) gợi ý yêu cầu
HS tìm ra nội dung ẩn chứa trong dữ kiện đó Mỗi nội dung sẽ có khoảng từ 3 - 4
dữ kiện
- Trò chơi này nên chia thành các nhóm để tạo tính cạnh tranh Đội thắng làđội tìm ra nhiều nội dung qua các dữ kiện nhất Trò chơi này thích hợp nhất vớiviệc dạy bài học mới, giúp HS rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức từ hình ảnh,bản đồ
Ví dụ: Khi dạy “Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông”
Để khắc sâu vai trò, ý nghĩa của ngành GTVT, GV sẽ đưa ra các dữ liệu (hìnhảnh) để học sinh rút ra ý nghĩa của GTVT
Trang 13* Trò chơi “Tôi là nhà thông thái”
- Trong quá trình dạy học giáo viên có thể đưa ra các dạng câu hỏi nhằmkích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách giải quyết vấn đề cho học sinh Cụthể:
+ Kiểu câu hỏi giả định giúp học sinh suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ củatình huống hiện tại, các cụm từ thường được sử dụng để hỏi như: Điều gì nếu ?Điều gì sẽ xảy ra nếu ? Hãy tưởng tượng ? Nếu thì ?
+ Kiểu câu hỏi hỏi ý kiến dùng để học sinh đưa ra ý kiến, suy nghĩ của mình
về một sự kiện, vấn đề, chủ đề Địa lý nào đó Câu hỏi này thường sử dụng với các
từ và cụm từ để hỏi như: Em nghĩ gì về điều này? Ý kiến của em về vấn đề đó nhưthế nào? Em quan tâm nhất về ?
+ Kiểu câu hỏi hành động giúp học sinh đưa ra các giải pháp, ý tưởng để
sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển bền vững, thích ứng với môi trường địa lý,với sự thay đổi của tự nhiên và xã hội cũng như xu hướng phát triển kinh tế, cácvấn đề đặt ra với bản thân, gia đình, cộng đồng, khu vực và thế giới
- Với hình thức này, GV đưa những câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, đòi hỏikhả năng tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức của HS trong một số bài học HS cóthể thoải mái trình bày quan điểm, ý tưởng của mình từ đó giúp các em tự tin hơn,chủ động hơn…
Ví dụ minh họa:
Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) Bài 25: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Như vậy ở nhóm trò chơi hình thành kiến thức mới, (trò chơi “Theo dòng dữ
kiện” và “Tôi là nhà thông thái”) là những trò chơi vừa đáp ứng được mục tiêu về
kiến thức, vừa đáp ứng được mục tiêu hình thành kĩ năng và đặc biệt là phát huy