và có cả người “thầy” của bác sĩ – bệnh nhân.Trong suy nghĩ từ những ngày đầu bước chân vào Khoa Y Trường đại học Khoahọc Sức khoẻ - ĐHQGTPHCM và được giới thiệu về chương trình học, mod
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
MODULE CUỘC SỐNG BỆNH VIỆN
NGUYỄN VÕ NHƯ HUỲNH – 237720101023
LỚP: Y2023 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
THẦY THUỐC TẬN TÂM – CHĂM MẦM ĐẤT NƯỚC
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, trở thành một bác sĩ – “Thiên thần áo trắng” luôn là niềm mơ ước của rất nhiều người và cũng là ước mơ từ thuở nhỏ của em Mọi người nhìn vào bác
sĩ hay sinh viên y khoa một cách ngưỡng mộ và tôn trọng Người ta thường dùng những ngôn từ mỹ miều để nói về ngành Y, chẳng hạn như "kiếm được nhiều tiền", "nhận được rất nhiều sự tôn trọng" hay “có địa vị cao trong xã hội” Tuy nhiên, không ai có thể hiểu
rõ cuộc đời của một bác sĩ hơn chính bản thân họ Mỗi người một trải nghiệm, mỗi người một cuộc đời và chỉ khi được nhìn trực diện vào “một ngày của bác sĩ sẽ như thế nào?” thì
đó mới là hình ảnh miêu tả chân thật nhất Bệnh viện là nơi gắn bó với người thầy thuốc, người bệnh với muôn vàn triệu chứng, hành vi, thái độ, đến đó không chỉ để nhìn trực tiếp mà còn giúp ta nhìn nhận không chỉ đơn thuần là cuộc đời của một bác sĩ mà còn có đồng nghiệp của họ (điều dưỡng, hộ lý, ) và có cả người “thầy” của bác sĩ – bệnh nhân Trong suy nghĩ từ những ngày đầu bước chân vào Khoa Y (Trường đại học Khoa học Sức khoẻ - ĐHQGTPHCM) và được giới thiệu về chương trình học, module Cuộc sống bệnh viện với em là một module lạ lẫm với nhiều thắc mắc xung quanh: “Module này mình học như thế nào? em cần làm gì ở bệnh viện bây giờ? em cần phải thể hiện điều
gì tại bệnh viện thực tập để đạt kết quả cao nhất?”; và sự háo hức và tự hào mà một sinh viên Y1 được khoác áo blouse đặt chân vào trải nghiệm môi trường bệnh viện
Trải nghiệm 5 ngày tại bệnh viện thực tập – bệnh viện Nhi đồng 1 với một sinh viên năm nhất như em là một trải nghiệm quý giá, thay đổi nhận thức ban đầu, là khoảng thời gian để em tự nhìn nhận lại bản thân, và là niềm động lực để em nỗ lực hơn bao giờ hết trong chặng đường sắp tới Ngày trước khi vào bệnh viện, em chỉ là một người bệnh đến thăm khám, trải nghiệm dịch vụ dành cho bệnh nhân nhưng nếu đi với tư cách một bác sĩ thực tập thì sẽ rất khác Em thật sự rất mong chờ được học và tìm ra giá trị mà module này đem lại!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC ĐÍCH CỦA MODULE CUỘC SỐNG BỆNH VIỆN 2
NỘI DUNG 3
I BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 – VÌ TƯƠNG LAI TRẺ THƠ 3
1 Giới thiệu sơ lược 3
2 Quy trình khám chữa bệnh 3
3 Những nguyên tắc - nội quy trong bệnh viện 3
3.1 Đối với cán bộ, viên chức, người lao động 3
3.2 Đối với thân nhân bệnh nhi nuôi bệnh, thăm bệnh 3
4 Quy tắc – nguyên tắc cấp cứu trong bệnh viện 4
5 Vai trò và trách nhiệm của nhân viên y tế 4
II NHẬT KÝ CUỘC SỐNG BỆNH VIỆN 5
1 “5 ngày 3 đêm ở Bệnh viện Nhi Đồng 1” và những cảm nhận 5
1.1 Ngày thứ nhất – “Vạn sự khởi đầu nan” 5
1.2 Ngày thứ 2 - Trải nghiệm mới, cảm xúc mới 6
1.3 Ngày thứ 3 - Niềm hy vọng và niềm tin 7
1.4 Ngày thứ 4 - Tự hào 7
1.5 Ngày thứ 5 - Luyến tiếc và hẹn gặp lại 8
2 Tóm tắt những điều được học sau 5 ngày thực tập 8
2.1 Về kiến thức 8
2.2 Về nhận thức 9
2.3 Về tình cảm 9
2.4 Bài học rút ra 10
LỜI KẾT 10
1
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước khi đến với bài báo cáo, em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến Khoa Y, hiện là Trường đại học Khoa Học Sức Khoẻ - ĐHQGTPHCM, đặc biệt là Thầy Đặng Vạn Phước đã hỗ trợ, tạo cơ hội cho chúng em - những sinh viên y năm đầu tiên, được trải nghiệm môi trường thực tế tại các bệnh viện (ngôi nhà thứ hai của sinh viên y)
Em xin cảm ơn Thầy Lê Văn Quang, Thầy Nguyễn Thế Dũng, Thầy Lê Quang Nghĩa, Thầy Nguyễn Hoan Phú và Cô Thân Thị Thu Ba đã cung cấp cho chúng em những kiến thức bổ ích và vô cùng cần thiết trước khi bước vào kì thực tập của module Cuộc sống bệnh viện
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các anh chị bác sĩ, điều dưỡng
và kỹ thuật viên tại các khoa của bệnh viện Nhi Đồng 1 – nơi đã tiếp nhận những sinh viên y còn non nớt một cách tận tình Nơi đây đã chứa đựng một kỷ niệm, trải nghiệm khó quên trên con đường trở thành một người bác sĩ tương lai của chúng em
Em xin gửi lời cảm ơn đến Giám đốc Bệnh viện PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, BSCKII Nguyễn Thị Kim Thoa, ThS.BSCKII Nguyễn Thị Thu Sương, ThS.BSCKII Quan Thủy Tiên và ThS.BS Hồ Quang Minh Phúc đã tận tình hướng dẫn chúng em từ những buổi đầu tiên tại bệnh viện Tuy thời gian thực tập không dài chỉ vỏn vẹn 5 ngày, nhưng những điều mà anh chị truyền đạt vô cùng quý báu và quan trọng
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Y lớn trường mình nói riêng và những trường khác nói chung đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo “đàn em” trong thời gian qua Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bệnh nhi, thân nhân ở khoa thực tập đã tạo cơ hội để kỳ thực tập được diễn ra thuận lợi nhất
MỤC ĐÍCH CỦA MODULE CUỘC SỐNG BỆNH VIỆN
Module Cuộc sống Bệnh viện được thiết kế để giúp sinh viên lĩnh hội được như:
1 Cách tổ chức và hoạt động ở bệnh viện: Sinh viên sẽ được giới thiệu những
đặc điểm chính sau đây của bệnh viện: Các quy định, cơ cấu tổ chức, hệ thống, chính sách
và các quy trình khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân, ; được trải nghiệm môi trường thực hành trước khi chính thức bước vào các khoá lâm sàng trong năm học tiếp theo Hơn thế, sinh viên sẽ được xem như là thành viên của bệnh viện
2 Nghĩa vụ của nhân viên y tế trong bệnh viện: Sinh viên sẽ được biết rằng
bệnh viện không chỉ có y bác sĩ, y tá mà còn có trợ lý, nhân viên vệ sinh, nhân viên hành chính, nhân viên an ninh, và mỗi cá nhân trong bệnh viện đều đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp quản lý bệnh viện đúng cách
3 Các thắc mắc liên quan đến khoa học và công nghệ, dịch vụ, bệnh nhân và các vấn đề đạo đức trong bệnh viện: Sinh viên được tiếp cận với các máy móc tiên tiến
để chẩn đoán bệnh cũng như chăm sóc bệnh nhân Qua đó, có thể hiểu tầm quan trọng của xét nghiệm thích hợp để đáp ứng nhu cầu và điều kiện của bệnh nhân
2
Trang 54 Kĩ năng giao tiếp: Là một chuyên viên y tế, mỗi sinh viên cần biết cách giao
tiếp hiệu quả, thấu hiểu và tôn trọng bệnh nhân của mình cũng như giao tiếp với đồng nghiệp bệnh viện
5 Thái độ học tập: Sau một tuần trải nghiệm, các học viên sẽ được truyền sự đam
mê với ngành nghề này và cùng trau dồi học hỏi để cống hiến hết mình phục vụ cho sức khoẻ của đất nước
NỘI DUNG
I BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 – VÌ TƯƠNG LAI TRẺ THƠ
1 Giới thiệu sơ lược
Bệnh viện Nhi đồng 1 được biết đến là một trong 2
bệnh viện chuyên khoa Nhi lớn nhất toàn khu vực phía
Nam, bệnh viện đã có hàng chục năm hoạt động trong lĩnh
vực y tế (từ trước năm 1975 cho đến nay) Được khởi công
từ ngày 22 tháng 02 năm 1954 và đưa vào sử dụng với tên
gọi là Bệnh viện Nhi Đồng vào cuối tháng 10 năm 1956,
quy mô lúc bấy giờ là 268 giường bệnh
“Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám
chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân
thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên
nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng
với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực
phía Nam” Hình 1 Bệnh viện Nhi Đồng 1
2 Quy trình khám chữa bệnh
Thời gian tiếp nhận:
07 giờ 00 – 16 giờ 00
(Nguồn:Thông tin từ Bệnh viện
Nhi Đồng 1)
3 Những nguyên tắc - nội quy trong bệnh viện
3.1 Đối với cán bộ, viên chức, người lao động
- Giờ hành chính: + Sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30 phút
+ Chiều từ 12 giờ 30 đến 16 giờ 00 phút
3
Trang 6- Tích cực học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, học tập do Bệnh viện tổ chức; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngành
- Luôn nêu cao ý thức cảnh giác, giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật nhà nước; tích cực tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự tại khoa, phòng
- Thực hiện tốt Quy tắc ứng xử và các nội dung ký cam kết đổi mới phong cách thái độ phục vụ: vui vẻ, lịch sử, ân cần trong giao tiếp; hướng dẫn cụ thể nơi khách cần liên hệ
3.2 Đối với thân nhân bệnh nhi nuôi bệnh, thăm bệnh.
- “Một bệnh nhi - Một thân nhân” và được cấp giấy nuôi bệnh
- Người nuôi bệnh, thăm bệnh có trách nhiệm thực hiện đúng Nội quy của Bệnh viện và Quy định của khoa
4 Quy tắc – nguyên tắc cấp cứu trong bệnh viện
TIÊU CHUẨN NHẬP KHOA CẤP CỨU TIÊU CHUẨN KHÁM ƯU TIÊN
(Tại phòng khám lọc bệnh)
1 Ngưng thở, doạ ngưng thở 1 Sốt cao > 39,5 C
1
0
Chuyển tuyến với xe cấp cứu có NVYT 10 Trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi
1
1
Thiếu máu nặng:Hct 12% hoặc
Hb 4g/dl
11 Chuyển tuyến đang điều trị tại tuyến trước
5 Vai trò và trách nhiệm của nhân viên y tế
Với slogan “Thầy thuốc tận tâm – chăm mầm đất nước” của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã
khẳng định vai trò và trách nhiệm to lớn của nhân viên y tế đối với nhân dân.
- Bác sĩ điều trị: Theo như em đã quan sát, công việc hàng ngày của các bác sĩ,
chẳng hạn như BS Sương ở Khoa Hô hấp là cứ 7h-7h30 sáng sẽ quan sát, đánh giá tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị Hàng ngày, buổi sáng phải khám từng người bệnh, cho
y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa
và cho y lệnh bổ sung khi cần thiết Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát sao,
xử lý kịp thời khi có diễn biến bất thường Đặc biệt đối với một bác sĩ Nhi thì điều đầu tiên cần phải có “Tình yêu thương trẻ em, xem các em như con ruột của mình”
- Điều dưỡng: Họ có thể làm gần như tất cả các công việc từ cấp phát thuốc,
truyền dịch, theo dõi tình trạng bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật như thay băng hỗ trợ cho bác sĩ rất nhiều nên có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân, đặc biệt trong khoa cấp cứu, họ là một cánh tay trợ giúp đắc lực nhất cho các bác sĩ
4
Trang 7Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đánh giá:“Người điều dưỡng và hộ sinh là trụ cột của hệ thống y tế”.
- Các kỹ thuật viên xét nghiệm, vật lý trị liệu, chẩn đoán hình ảnh: Biết cách
vận hành thành thạo những trang thiết bị tự động hoá để thực hiện các xét nghiệm, nhận định và phân tích kết quả xét nghiệm, đưa ra hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể qua các kỹ thuật như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm,…trợ giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác nhất tình trạng bệnh mà người bệnh đang mắc phải, từ đó đưa ra được phương hướng điều trị phù hợp nhất
II NHẬT KÝ CUỘC SỐNG BỆNH VIỆN
1 “5 ngày 3 đêm ở Bệnh viện Nhi Đồng 1” và những cảm nhận
1.1 Ngày thứ nhất – “Vạn sự khởi đầu nan”
Tiếng chuông đồng hồ reo lên điểm 4h00, sáng hôm ấy em
phải dậy từ sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất cho một tuần
thực tập sắp tới Sau gần 2 tiếng chuẩn bị và di chuyển, em
đã tới cổng Cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1 Em đến
được chỗ tập trung của nhóm, các bạn đều giống nhau ở
một điểm, đó là sự hào hứng, vui vẻ Sau đó không lâu, chị
Quan Thủy Tiên – Bác sĩ hướng dẫn chúng em đã có mặt, Hình 2 Khu điều trị nội trú
“đầy sắc màu”
chị hỏi thăm tâm trạng chúng em đã có mặt, chị hỏi thăm tâm trạng, điểm danh các đã có mặt, chị hỏi thăm tâm trạng, điểm danh các bạn Sau đó, chị nói chúng em mặc áo blouse vào và bắt đầu chuyến tham quan thôi Khoác lên người chiếc áo blouse vào lúc này, em cảm thấy vô cùng tự hào cũng như vui sướng
Chị Tiên đến với tác phong chuyên nghiệp, đưa chúng em đi đến Hội trường Trên đường đi, chị giới thiệu các khu vực tại bệnh viện, các khu mới xây để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh Em rất ấn tượng với Trung tâm chuyên sâu phẫu thuật và can thiệp tim mạch trẻ em, đó là một khu nhà mới mẻ, rất hiện đại và sạch sẽ, chúng em được chị dắt tham quan và cùng nhau chụp tấm hình Đến nơi, chúng em đi ngang qua khu vực ban giam đốc, từ đây nhìn sang có thể thấy khu C đầy những ô vuông đầy màu sắc bắt mắt
“Bệnh viện cho trẻ em là phải nổi bật như vậy chứ!” Chúng em được chị Tiên giới thiệu
về bệnh viện, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức và sơ đồ chung bệnh viện Chị Tiên có nói rằng trước khi tới nơi nào mới thì nên tìm hiểu những thông tin về nó Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, bỏ công tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh viện sắp tới mình học tập tại đó thì sẽ có lúc những thông tin đó giúp ích cho mình trong quá trình học Câu dặn dò này có lẽ em sẽ luôn ghi nhớ trong học tập lẫn công việc của mình Sau đó, Bác Hùng đã dẫn dắt chúng tôi và cùng nhau chụp hình kỉ niệm với bác Kết thúc phần giới thiệu, chúng em được phân ra 3 nhóm nhỏ và kiến tập tại 3 khoa khác nhau: Cấp cứu – Tim mạch – Hô hấp
5
Trang 8Hình 3,4 Kỉ niệm cùng với PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, BS Tiên
Kỳ kiến tập bắt đầu rồi, mà sao chúng em trong trạng thái hoang mang cực độ Giờ mình phải làm gì là câu hỏi chúng em hỏi nhau không biết bao nhiêu lần trong ngày đầu tiên thực tập Chợt nhớ về mục tiêu module là quan sát cuộc sống tại bệnh viện, em bắt đầu bằng việc quan sát hoạt động của các điều dưỡng, bác sĩ nơi đây Hình ảnh sinh viên Y1 cầm cuốn note với cây bút lúng túng đi hỏi các anh chị Y lớn, bất chợt chị Thảo Linh – Y5 trường mình đã dắt nhóm em quan sát cả khoa, giới thiệu các phòng bệnh, phòng trữ thuốc, phòng tiêm thuốc, phòng phun khí dung, các công cụ hỗ trợ hô hấp (Vyntus Body), công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và cả quy trình làm việc của các nhân viên y tế nơi đây, Chị còn giúp chúng em học hỏi thêm về kĩ năng hỏi bệnh, chỉ cách sử dụng ống nghe đúng cách lên trên một bé nhi Cả ngày đầu tiên này, chúng em như những chú ong chăm chỉ, di chuyển quan sát khắp các phòng Rồi buổi chiều chúng em cả nhóm lớn được
cô Sương dẫn vào Hội trường 5C để tham gia học tập, xem các anh chị Y5 trình bày bệnh
án như thế nào Lắng nghe bệnh án của các anh chị và sự chỉnh sửa ân cần của bác sĩ Sương, em cảm thấy để trở thành một bác sĩ tốt và giỏi cần rất nhiều nỗ lực và sự rèn dũa
Để có một bệnh án tốt thì sinh viên cần phải có kĩ năng hỏi bệnh tốt để không bỏ sót triệu chứng và tính chất của triệu chứng, điều này đòi hỏi sinh viên y phải siêng năng đi lâm sàng, “ôm người bệnh mà học” để thăm khám, theo dõi diễn tiến bệnh cũng như đáp ứng điều trị Đồng thời sinh viên y phải chịu khó học bài, đọc sách tham khảo, đặc biệt là các sách y học nước ngoài để có nền tảng kiến thức chắc để biện luận, cận lâm sàng và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất
1.2 Ngày thứ 2 - Trải nghiệm mới, cảm xúc mới
Đúng 7 giờ sáng, nhóm lại tập hợp đầy đủ tại khoa Giờ làm gì đây ta? Hôm nay, nhóm chúng em được phân công kiến tập ở khoa Cấp cứu, BS Phúc cùng với anh chị Y lớn đã giới thiệu sơ, đôi nét về Khoa được trang bị những thiết bị y tế hiện đại như máy tạo nhịp tim, máy thở, máy chụp X-quang di động, máy siêu âm, để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị kịp thời và sau đó nhóm chúng em đứng quan sát một buổi sáng làm việc của các nhân viên y tế nơi đây Em còn đứng chứng kiến các bé đang nằm thoi thóp, thở với máy CPAP, đo SpO2, đo nhiệt độ hậu môn,… Một buổi sáng cứ từ từ trôi qua, chúng em vẫn
cứ loay hoay vừa quan sát, vừa đứng khép nép để không cản đường các bác sĩ, điều dưỡng Không khí nơi đây rất căng thẳng, hồi hộp với những ca có tiến triển xấu và nhẹ
6
Trang 9nhõm với những ca tiến triển tốt Dù biết rằng mục đích đến đây là quan sát một ngày làm việc của bác sĩ tại bệnh viện, nhưng nỗi buồn chán vì không giúp ích được gì cứ bủa vây lấy chúng em Em nóng vội mong muốn quay lại đây với một hình dáng khác hơn, không phải chỉ biết đứng nhìn Chắc còn lâu lắm nhỉ, nhưng biết sao được, đó sẽ là động lực để
em phấn đấu hàng ngày, hàng giờ, hàng tháng, hàng năm để trau dồi thêm cho bản thân mình
Hôm nay sẽ là buổi trực đêm đầu tiên của 3 đứa nhóm trực chúng em, là lần đầu tiên em thực sự hiểu “trực đêm” là gì Lòng vòng ở hành lang khoa Hô hấp, các “đàn chị” lại đến gặp và được hướng dẫn về quy trình nhận bệnh, thăm khám tại khoa Các anh chị cũng chia sẻ cho em cách giao tiếp, tạo được sự tin tưởng từ người bệnh và thân nhân để quá trình thăm khám được thuận lợi hơn Xong xuôi hết ca trực bên Khoa Hô hấp, em cùng với các bạn luân phiên sang khoa Tim mạch, nơi đây trông có vẻ yên bình hơn các khoa khác Em cùng bọn họ qua phòng vui chơi của các bé, xoa dịu tâm hồn tôi sau những ngày qua Cuối cùng, chúng em sang qua khoa Cấp cứu trực, em không ngờ buổi tối hôm đó, em lại chứng kiến nhiều điều hay như vậy Phòng nhộn nhịp tấp nập và đầy căng thẳng khi tiếp nhận nhiều ca nặng Đám đông ùa về ca đó, mọi người thi nhau cấp cứu cho bé Ai nấy đều bình tĩnh mà làm, không một ai hoảng loạn, lúng túng gì hết! Tuy
là vào ban đêm, thời điểm mà mọi người đã làm việc hết công suất, vẫn giữ tinh thần thép, hết sức tập trung, tỉnh táo để xử trí các tình huống cấp cứu Kết thúc một đêm trực đầy hoành tráng, em dặn lòng với bản thân “Mình sẽ học và trải nghiệm bao nhiêu nữa để
có thể có được sự bình tĩnh được như họ? Thật sự rất khâm phục những người trái tim đã thuộc về ngành Y tế!”
1.3 Ngày thứ 3 - Niềm hy vọng và niềm tin
Vẫn như ngày trước, nhóm chúng em được phân công kiến tập khoa kếp tiếp là khoa Tim mạch Tại đây, các anh chị Y5 được chị Tiên cử đến giới thiệu chi tiết các phòng bệnh, phòng cấp cứu, phòng siêu âm tim, phòng ECG, phòng thủ thuật, các máy móc và hoạt động nơi đây Đặc biệt, chị Bích Kiều – Y5 đã dắt em đến phòng tiền phẫu thuật của một bé mắc bệnh tim bẩm sinh, còn vài ngày nữa bé sẽ đến ca phẫu thuật Bé rất ngoan và chịu hợp tác cùng các chị Bé nằm yên để các chị đặt ống nghe lên ngực bé nghe thử, sau khi chị đã nghe thử xong, chị đưa em ống nghe và bảo nghe đi rồi xem tim mình đập khác so với bé như thế nào! Em tò mò hỏi chị bé bị sao ạ? Chị nói rằng bé bị “thông liên thất”, từ nhỏ bé đã mồ côi cha mẹ và được gửi vô chùa nuôi dưỡng, nay bệnh tật hiểm nghèo bé được dì nuôi bệnh Nghe xong, tim em bị hẫng một nhịp, em quay sang nhìn nét ngây thơ, ngoan ngoãn của bé Điều đó khiến em chỉ muốn ước mình phải học thật giỏi để
có thể giúp bé ngay thôi! Và đây cũng là lần đầu em có thể nghe trọn vẹn, rõ ràng một trái tim sinh ra đã kém may mắn hơn nhưng em tin phép màu sẽ đến với em ấy và phép màu
ấy sẽ là những nỗ lực mà “Trung tâm tim mạch xuất sắc” của Nhi đồng 1 ban tặng cho em ấy!
7
Trang 101.4 Ngày thứ 4 - Tự hào
Thoáng chốt đã qua 3 ngày kiến tập, thì sáng ngày thứ 4 chúng em vinh dự được tham gia cuộc họp giao ban với ban giám đốc bệnh viện Đúng 7h30, anh Phúc dắt cả nhóm 6 đứa xuống phòng họp giao ban, ngồi ngay ngắn vào dãy ghế sau tham dự Đó là một cảm xúc rất tự hào mà chúng em vinh dự có được trong buổi sáng này Và đặc biệt, được tham dự cuộc họp giao ban đầy căng thẳng, em được biết thông tin các ca đang được điều trị và tử vong Được chứng kiến các bác trình bày thông tin tại các khoa khác nhau, đối đáp với nhau về những ca bệnh Buổi họp kết thúc, nhóm chúng em cùng với 2 Phó Giám đốc Bệnh viện là TS.BS.Ngô Ngọc Quang Minh - TS.BS.Phạm Đình Nguyên, cô Thoa, chị Sương và anh Phúc cùng nhau chụp một bức ảnh ghi lại kỉ niệm khó quên của
“y muỗi” chúng em Bất ngờ có xen lẫn cả chút tự hào là cảm giác của em vào lúc đó, tự hào khi là một sinh viên y năm nhất UHS-ĐHQGHCM được một đặc quyền to lớn khi được tham dự một cuộc họp mà em luôn mơ ước có thể ngồi được Đặc biệt, hôm nay sẽ
là đêm trực cuối cùng của em và các bạn nên chúng em đã cố gắng hoàn thành mọi công việc, những công việc nhỏ nhất để bản thân mình trở nên “có ích” hơn trong những giây phút cuối cùng
Hình 5 Kỉ niệm cùng với ban lãnh đạo bệnh viện
1.5 Ngày thứ 5 - Luyến tiếc và hẹn gặp lại
Ngày thứ 5, cũng là ngày cuối cùng trong chuyến hành trình tại bệnh viện Nhi Đồng 1 của em Như những ngày trước, chúng em lại vào khoa, nép mình quan sát hoạt động thăm khám của bác sĩ, đi vào phòng thủ thuật xem các chị điều dưỡng làm việc Vài năm nữa, em quyết tâm trở lại đây học tập với một tâm thế tự tin hơn Năm ngày tại bệnh viện cho tôi cái nhìn trực quan nhất về một ngày làm việc của y bác sĩ, khối lượng công việc mà các bác sĩ phải thực hiện và trải nghiệm phần nào áp lực tại môi trường bệnh viện này Cuối cùng là một cuộc hội ngộ tại nơi thân thuộc gắn liền với chúng em - Hội trường 5C giữa các thầy cô và 20 sinh viên y cùng nhau trò chuyện, tâm sự và giải đáp các thắc mắc Một cuộc trò chuyện đáng nhớ nhất đối với sinh viên “chân ướt chân ráo” như em Các thầy cô ân cần chu đáo và thương chúng em lắm! Và chúng em đã có những bức ảnh
kỉ niệm lưu lại trong cuộc đời này Tuy rằng không nỡ nhưng vẫn phải chia tay Chúc các
em mau khỏe để có thể viết tiếp những trang của cuộc đời mình nhé Tạm biệt và hẹn gặp lại mọi người!
8