1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch cá nhân ngôn ngữ anh chương trình lkqt 2+2

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Cá Nhân: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Đào Trúc Linh
Trường học Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh chương trình LKQT 2+2
Thể loại Bài thu hoạch cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàngBảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,phường Bến Nghé, Quận 1.. Năm 1956, bảo tàng đổi tên là“Viện

lOMoARcPSD|38842354 BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN Trường: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Ngành: Ngôn ngữ Anh chương trình LKQT 2+2 Họ và tên: Nguyễn Đào Trúc Linh MSSV: 235L701013 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 I Tổng quan chung về bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh I.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1 Đây là địa điểm lưu giữ, bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Bảo tàng ban đầu có tên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của viên thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ), được xây dựng và thành lập năm 1929 Đây là bảo tàng đầu tiên phía Nam với bề dày lịch sử lâu đời, đã chứng kiến sự thăng trầm tại đất Sài Gòn này Năm 1956, bảo tàng đổi tên là “Viện Bảo tàng Quốc Gia Việt Nam” trưng bày mỹ thuật cổ của một số nước châu Á Cho đến ngày 23/8/1979, bảo tàng chính thức được đổi tên là “Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh” Và tới năm 2012, bảo tàng được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia I.2 Kiến trúc của bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh có khuôn viên rộng 6.057m² và được chia làm hai tòa nhà: Tòa nhà trước được xây dựng vào năm 1927 và tòa nhà đằng sau xây vào năm 1970 Các hoa văn của bảo tàng đều làm từ chất liệu khác nhau gồm gỗ, sắt, xi măng… mang nét đẹp phổ biến và hình thù tương đồng với nhiều công trình khác Đó cũng chính là phần di sản văn hóa phi vật thể được ẩn chứa trong tòa nhà mà cụ thể là ở các họa tiết trang trí kiến trúc Các hoa văn ấy cũng đã cho thấy sự giao lưu văn hóa Việt – Pháp, góp phần làm cho công trình kiến trúc của bảo tàng mang nét Á Đông nhưng cũng rất Tây phương Tòa nhà đằng trước được kiến trúc sư người Pháp Auguste Delaval thiết kế mang nét cổ kính chính là Bảo tàng Blanchard de la Brosse ban đầu, với diện tích là 2.100m² Toà nhà có lối kiến trúc tổng thể mang phong cách Đông Dương xưa là khối tháp bát giác ở giữa làm điểm nhấn, đồng thời là trục đối xứng quan trọng cho hai dãy nhà hai bên của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh 2 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Tòa nhà trước Tòa nhà đằng sau được xây nối tiếp tòa trước theo phong cách hài hòa nối tiếp vào tòa nhà đằng trước, do kiến trúc sư người Việt Nam là Nguyễn Bá Lăng thiết kế Tòa nhà này có hình chữ U có diện tích 1.000m², được thiết kế cân đối và xử lý cảnh quan cho phù hợp với kiến trúc cổ của tòa nhà trước Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh là công trình kiến trúc đặc sắc, là công trình được sử dụng đúng với công năng thiết kế ban đầu cho đến ngày hôm nay 3 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 II Cảm nhận của bản thân sau khi tham quan những hiện vật Như Bác Hồ đã từng căn dặn “Dân ta phải biết sử ta”, cho nên vừa qua ngày 12/09/2023, tôi đã cùng các bạn sinh viên Chương trình Liên kết Quốc tế 2+2 đã được tham gia vào một chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn tổ chức để tiếp nối ý chí và giữ gìn truyền thống nước nhà 4 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Không ngờ đằng sau cánh cổng Thảo Cầm Viên kia còn là một tòa nhà đồ sộ, uy nghiêm, được xây dựng theo lối kiến trúc Đông Dương cổ, với những mái ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu nằm ngay bên trái, đó chính là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Trước khi vào tham quan bên trong thì đập vào mắt tôi chính là hai dãy hành lang đối diện nhau tạo thành một lối đi ngay cổng chính Hai hàng lối đi không được che chắn bởi tầng ngói nào, tạo điều kiện để ta có thể hòa mình vào không gian thoáng đãng của quang cảnh thiên nhiên nơi đây Dãy hành lang bên trái cổng chính Đương nhiên vì đây là một địa điểm tham quan cho nên vẻ bề ngoài phải được chăm chút, nhưng điều thực sự làm nên giá trị của bảo tàng chính là không gian trưng bày bên trong mang tính giáo dục vô cùng cao Sự sắp xếp bố trí của bảo tàng rất thông minh Mỗi gian phòng là một thời kỳ khác nhau khiến người xem có cảm giác như đang được du hành về thời gian, một lần nữa được trải nghiệm lại nước 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Việt Nam từ thời kỳ tiền sử cho đến hết thời nhà Nguyễn Bên cạnh các hiện vật quý giá là những chú thích vô cùng chi tiết và tỉ mỉ giúp khách tham quan có thể hình dung rõ ràng hơn về những hiện vật lúc bấy giờ Qua đó ta có thể hiểu thêm về cuộc sống của con người cách đây nhiều năm về trước Cảnh sinh hoạt hằng ngày của con người thời tiền sử 6 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Hiện vật được trưng bày không chỉ thể hiện quá trình lịch sử phát triển mà còn tô đậm nét văn hóa của dân tộc Việt Nam Một số khu vực trưng bày những bộ xiêm y sặc sỡ và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, tạo thành một dải lụa rực rỡ Trang phục một số dân tộc Nhạc cụ của một số dân tộc Việt Nam Việt Nam 7 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Trái ngược với nét vui tươi, đa dạng và sống động là khu vực trưng bày xác ướp Xóm Cải (Thế kỷ XIX) Theo nghiên cứu ban đầu, đây là một phụ nữ người Việt (dân tộc Kinh) thuộc tầng lớp quý tộc, khoảng 60 tuổi, cao 1,52m, tên là Trần Thị Hiệu Xác ướp Xóm Cải là di sản vật chất và tinh thần quý giá góp phần vẽ lại bộ mặt Sài Gòn xưa Khi đi vô chỗ này thì tôi không khỏi rung mình nhưng cũng hết sức thán phục bởi khả năng bố trí của những người thợ nơi đây Tất cả căn phòng đều được xen tách riêng biệt nhưng tổng thể lại tạo nên một bức tranh văn hóa cho ta thấy được cuộc sống của tổ tiên thời xưa, từ khi họ sinh ra, trưởng thành và ra đi Không chỉ dừng lại tại Việt Nam, bảo tàng còn trưng bày tượng Phật của những nền văn hóa khác nhau của các nước Đông Nam Á Phật Giáo do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại miền Bắc Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên Khi du nhập vào các nước, Phật giao đã hòa nhập với tín ngưỡng và tôn giáo riêng của mỗi nước, để hình thành sắc thái văn hóa Phật giáo đặc trưng mỗi khu vực, thể hiện qua các công trình kiến trúc tôn giáo, hình thức thờ cúng và nghệ thuật tạo tượng Sự truyền bá của Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ra đời và phát triển sáng tạo của nhiều nền nghệ thuật Phật giáo trên khắp lục địa châu Á Ngoài ra, khoảng cuối thời đại đồng thau – cuối thời đại đồ sắt (thế kỷ VIII TCN – thế kỷ II), trên lãnh thổ nước ta đã lần lượt xuất hiện ba nền văn hoá với các nhà nước 8 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 sớm đó là: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc trên cơ sở Văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, nước Lâm Ấp tiền thân của Vương quốc Champa trên cơ sở nền Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và Vương quốc Phù Nam trên cơ sở nền Văn hóa Đồng Nai – Óc Eo ở miền Nam Sự ra đời của các quốc gia này đã mở ra một thời đại mới – thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Đồng thời, ba khu vực văn hóa này cũng có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hóa Việt Nam: thống nhất trong đa dạng Đây cũng là thời kì xây dựng nền văn minh nông nghiệp, xây dựng lối sống và tính cách truyền thống của một nước Việt Nam thống nhất sau này Trống đồng Đông Sơn 9 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Là một người có niềm đam mê với trang sức, đặc biệt là khuyên tai, tôi đã hoàn toàn bị thu hút ngay khi bắt gặp hiện vật về khuyên tai được trưng bày Khuyên tai được đeo ngay ngắn trên di cốt sọ người Qua quá trình tìm hiểu, tôi được biết phía trên chính là “Khuyên tai hình hai đầu thú”, một loại trang sức độc đáo được coi là đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh vào thời đại 10 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 kim khí ở ven biển miền Trung Việt Nam Khuyên tai hai đầu thú được phát hiện tại di chỉ Giống Cá Vồ, Giống Phệt (Cần Giờ, TP.HCM) Đây là một trong những loại hình trang sức thể hiện cao nhất trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác độc đáo của cư dân văn hóa Đồng Nai Số lượng lớn của khuyên tai hai đầu thú được phát hiện tại đây phần nào cho thấy nguồn gốc bản địa của loại hình trang sức này, đồng thời là mình chứng cho sự trao đổi giao lưu với cư dân văn hóa Sa Huỳnh và các nền văn hóa trong khu vực Dù chưa nhất trí được con vật trên khuyên tai là trâu, dê, ngựa hay thậm chí là sao la nhưng các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là một con vật mang tính biểu tượng của một hình thức tín ngưỡng Khuyên tai hình hai đầu thú được người xưa chế tác từ đá ngọc Nephrite và thủy tinh Có thể nhận thấy khuyên tai hình hai đầu thú ở khu vực Cần Giờ có 3 kiểu: - Kiểu 1: Được tạo dáng uốn lượn mềm mại, móc đeo thường tròn, ngắn – có chiếc khoét ngay sát thân Mặt thú nở, sừng thường ngắn hơn móc đeo Hầu hết các tiêu bản là thuộc kiểu này 11 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 - Kiểu 2: Được tạo dáng gãy góc vuông vắn, móc đeo vuông cạnh, vươn cao Mặt thú thường nhỏ gay, sừng dài xấp xỉ móc đeo Không thấy tiêu bản nào bằng thủy tinh ở kiểu này - Kiểu 3: Chỉ có 1 chiếc duy nhất Hình dáng mỏng dẹt, khắc họa một bên mặt thú với thân rộng thon dần lên trên, làm bằng đá ngọc Nephrite, trông giống như một chiếc “khánh đá” Đây là kiểu dáng lần đầu tiên được phát hiện 12 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Nhân dân ta đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau dựng nước và giữ nước, và triều Nguyễn chính là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Mỗi một triều đại đi qua đều để lại những dấu ấn riêng biệt về phong cách, đặc điểm trang phục cung đình và hoàng gia triều Nguyễn cũng vậy Những bộ trang phục trong văn hóa triều Nguyễn không chỉ được may một cách tỉ mỉ, khéo léo mà còn đòi hỏi khắt khe về chất liệu, họa tiết Trang phục của các thành viên trong Hoàng tộc đều được may từ loại vải cao cấp như gấm, vải lụa Áo và mũ vua, hoàng hậu đều được thêu hình rồng có dáng vẻ uy nghi hay đoàn phượng uốn lượn trong hình tròn Trang phục của Vua (ở giữa), Hoàng hậu (bên trái) và Thái tử (bên phải) 13 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Tầng trên là nơi trưng bày thiên về mỹ thuật của nền văn hóa Champa Nơi đây chúng ta sẽ thấy những tủ kính được trưng bày các bức tượng chum, lọ và những đồ vật bằng đất nung được tìm thấy từ thời xưa Nền nghệ thuật của các vương quốc Champa cổ xưa có ảnh hưởng của Ấn Độ giữ một vị trí đáng chú ý trong di sản văn hóa của Việt Nam 14 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Nhờ có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử TPHCM do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn tổ chức mà bản thân tôi đã có được cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử nước nhà và những giá trị cốt lõi mang tính giáo dục mà tòa nhà này mang lại, từ đó giúp cho tôi có thể nâng cao ý thức giữ gìn và trân trọng những gì ông cha ta đã đổ máu hy sinh đồng thời truyền lửa kiến thức và tinh thần của chính mình cho các thế hệ sau này 15 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảo tàng Lịch Sử Bảo Tàng Lịch Sử (n.d.) http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/ Thịnh, N V (2023, May 24) Tìm Hiểu về Bảo Tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam 2023 Bò Cạp Vàng - Khu Du Lịch Sinh Thái Bò Cạp Vàng https://bocapvang.net/bao-tang- lich-su-viet-nam-tphcm/ Về một loại hình trang sức cổ độc đáo : khuyên tai hình hai đầu thú Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia (n.d.) https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3101/69526/ve-mot-loai-hinh-trang-suc-co-djoc- djao-khuyen-tai-hinh-hai-djau-thu.html 16 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:01

w