THƠ TỰ DO - Thực hành phân tích giá trị của một số biện pháp tu từ đã học - Thông qua dạy phần Ôn tập về các BPTT, GV giúp HS đạt đực các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong ngữ cảnh giao t
Trang 1pg 1
BÀI 7 THƠ TỰ DO Tuần 28/ Tiết 84- 85
(Từ 1/4 - 6/4/2024) THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (Tiết 1)
I Mục tiêu
1 Năng lực
1.1 Năng lực ngôn ngữ:
- Thực hành phân tích giá trị của một số biện pháp tu từ đã học
- Thông qua dạy phần Ôn tập về các BPTT, GV giúp HS đạt đực các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong ngữ cảnh giao tiếp
- Nhận diện được các BPTT xuất hiện trong văn bản qua các ngữ cảnh cụ thể
- Phân tích được tác dụng của các BPTT trong văn bản
1.2 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập do giáo viên chuyển giao trước khi đến lớp ở hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập
và vận dụng, các biện pháp tu từ để cảm thụ vẻ đẹp của văn chương và thực hành viết hiệu quả
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động, tự tin trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm lớp và giáo viên
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh hình thành thói quen cân nhắc sử dụng biện pháp tu từ từ ngữ đúng ngữ cảnh để đạt hiệu quả giao tiếp cao
2 Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tích cực và sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao
- Đoàn kết, có trách nhiệm, kiên nhẫn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao ở hoạt động nhóm
- Tự tin trong việc đưa ra và bảo vệ ý kiến của bản thân
- Yêu nước: Trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
II Thiết bị dạy học và học liệu
1 Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, PHT hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm
2 Học liệu: SGK Ngữ Văn lớp 10 kì 2 bộ Cánh Diều, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo,
phiếu đánh giá sản phẩm học tập của học sinh, video bài hát “Việt Nam trong tôi là” sử dụng trong
hoạt động mở đầu để dẫn dắt vào bài học
III Tiến trình dạy học
1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của
- Bước đầu dự đoán được nội dung của văn bản
- Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản
b) Nội dung: TRÒ CHƠI: NGHE NHẠC, ĐOÁN TỪ
- GV cho học sinh nghe video bài hát “Việt Nam trong tôi là” và điền từ còn thiếu vào chỗ trống
- Đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS:
c) Sản phẩm: phần trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Trang 2pg 2
B1 Chuyển giao nhiệm vụ: PHT số 1: làm việc cá nhân
- Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Việt Nam trong tôi là”
(thể hiện: ca sĩ Tùng Dương)
- Trong quá trình nghe, HS chú ý lắng nghe và điền những từ còn
thiếu vào chỗ trống trong PHT số 1
- GV nêu câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS: Những từ ngữ, hình ảnh
nào được nhắc lại nhiều lần trong lời bài hát trên? Việc lặp lại đó
gợi cho em suy nghĩ gì về bài hát?
B2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước
lớp
B3 Báo cáo thảo luận:
- GV mời 1-2 HS chia sẻ trước lớp
B4 Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS
- GV dẫn vào bài học mới:
Máu đỏ da vàng, tôi là người Việt Nam Lời hát gợi lên trong mỗi
chúng ta một niềm tự hào và tình yêu mến đối với quê hương đất
nước mình, tự hào là Người Việt Nam Âm điệu của bài hát vừa
tha thiết, ngân nga, vừa mạnh mẽ, tự hào Điều đó được tạo nên
không chỉ do giai điệu mà còn do câu chữ, cách sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các BPTT như là phép điệp, phép nhân hóa…
- HS điền các từ mình nghe được vào chỗ trống
- Các từ ngữ được nhắc lại nhiều lần trong lời
bài hát: ối a ối à; Máu
đỏ da vàng, tôi là người Việt Nam; sum vầy Trung Bắc Nam; Việt nam trong tôi là ngàn khúc dân ca; Nơi tôi sinh ra tự hào biết mấу v.v
- Việc lặp lại đó gợi suy nghĩ: tự hào về đất nước Việt Nam.v.v
Trang 3pg 3
Như vậy trong tiếng Việt, các BPTT thường được sử dụng một
cách rất phong phú, linh hoạt, trong văn học, nghệ thuật, sinh
hoạt hàng ngày v.v tùy thuộc vào ngữ cảnh để tạo hiệu quả cao
trong giao tiếp
Tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn tập lại về
một số BPTT đã học
2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: ÔN TẬP CÁC BPTT ĐÃ HỌC (PHT SỐ 2) (5 PHÚT)
a) Mục tiêu: Trình bày ngắn gọn về các BPTT đã được học ở bậc THCS và trong các bài học được học trong SGK Ngữ văn 10
b) Nội dung: - PHT SỐ 2: TRÒ CHƠI: AI NHANH NHẤT?
- Tiết trước Gv yêu cầu HS đọc trước mục (4) phần Kiến thức ngữ văn/ Tr.69 SGK Ngữ văn
10, tập 2 (Cánh diều)
- PHT số 2: trò chơi: Ai nhanh nhất? (HS nối cột A với cột B để được đáp án đúng)
c) Sản phẩm: phần trả lời của HS trong PHT số 2
GV gọi 4 HS lên bản ghi đáp án
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1 Chuyển giao nhiệm vụ: thảo luận
nhóm đôi
- Giáo viên nêu yêu cầu của PHT số 2
- PHT số 2: trò chơi: Ai nhanh nhất?
(HS nối cột A với cột B để được đáp án
đúng)
B2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ
và thảo luận với bạn cùng bàn để trả lời thật
nhanh vào PHT số 2
B3 Báo cáo thảo luận:
- GV mời 4 HS ghi đáp án của nhóm mình
lên bảng
B4 Đánh giá, kết luận:
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS
GV nêu câu hỏi: Vậy các em hãy kể tên
các BPTT mà mình đã nhắc đến trong bài
tập vừa rồi?
- GV dẫn vào phần tiếp theo: Như vậy,
chúng ta đã được học rất nhiều các BPTT
Trang 4pg 4
GV thống kê lại bằng sơ đồ một số BPTT
đã học cho HS theo dõi
- ĐÁP ÁN PHT SỐ 2: TRÒ CHƠI AI NHANH NHẤT
1-C 2-D 3-B 4-E 5-A 6-G 7-M 8-N 9-F 10-K 11-Y 12-H
- Hệ thống lại các BPTT đã học bằng sơ
đồ
- Có thể chia BPTT thành 2 nhóm:
-
Trang 5pg 5
3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành bài tập 1, 3 trong SGK79-80/SGK Ngữ văn 10 Tập 2
b) Nội dung: thực hành thảo luận nhóm 4 người
c) Sản phẩm: Bài giải của HS trên giấy A4
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
Hoạt động của Gv
B1 Chuyển giao
nhiệm vụ: giải bài tập số
1/SGK/tr.79
Mỗi 2 bàn gần nhau
sẽ quay lại tạo thành 1
nhóm 4 người cùng thảo
luận và trả lời câu hỏi của
bài tập:
- Các nhóm ở Dãy
số 1: câu 1a, 3a
- Các nhóm ở dãy
số 2: câu 1b, 3b
- Các nhóm ở dãy
số 3: câu 1c, 3c
- Các nhóm ở dãy
số 4: câu 1d, 3d
B2 Thực hiện
nhiệm vụ:
- HS cùng nhau suy
nghĩ, tahỏ luận và ghi lời
giải vào giấy A4
B3 Báo cáo thảo
luận:
- GV đổi phần bài
làm giữa các nhóm để HS
tự chấm chéo cho nhóm
bạn mình
- Lần lượt mỗi câu
bài tập sẽ mời 1-2 HS trả
lời trước lớp
B4 Đánh giá kết
quả thực hiện:
- GV nhận xét, đánh
giá, khen ngợi HS
- GV chốt đáp án và
trình chiếu trên bản
Bài 1/SGK tr.79-80 Gợi ý đáp án
1a – BPTT: Phép so sánh: sỏi cát bay (như) lũ chim hoang
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật hình ảnh sỏi cát bay mù mịt bốn phía, tô đậm sự khắc nghiệt dữ dội của thiên nhiên trên đảo
+ Thể hiện sự quan sát tinh tế và sự thấu hiểu, đồng cảm
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
1b - BPTT: Phép so sánh:
+ Những giai điệu ngang tàng (như) gió biển + Những lời ca (như) vỏ ốc cất thành lời
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật giai điệu mạnh mẽ, phóng khoáng trong lời ca tiếng hát của những người lính biển Từ đó tô đậm vẻ đẹp tâm hồn tự do, phóng khoáng của các anh
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
1c – BPTT: Phép so sánh:
Con gặp lại nhân dân (như) nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh cảm xúc hân hoan, sung sướng, hạnh phúc ngập tràn của nhân vật trữ tình khi được gặp lại nhân dân Gặp được nhân dân giống như được tiếp thêm sức mạnh, tiếp thêm nguồn sống
+ Thể hiện tình yêu, sự gắn bó máu thịt
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
1d – BPTT: Phép so sánh: tình yêu (là) vũ khí
Trang 6pg 6
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm + Nhấn mạnh vai trò, sức mạnh của tình yêu nước Tình yêu nước trở thành thứ vũ khí mạnh mẽ giúp họ bền gan vững chí để giữ gìn quê hương đất nước
Bài 3/SGK tr.80 Gợi ý đáp án 3a
- BPTT:
+ Phép điệp: đã…
+ Đảo ngữ: Đảo Vị ngữ lên trước Chủ ngữ
Đã tan tác/ Bóng thù hắc ám
Đã sáng lại/ trời thu tháng Tám
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự thất bại thảm hại của quân xâm lược và khẳng định tương lai tươi sáng của quê hương đất nước khi đã giành lại được hòa bình, độc lập, tự do
+ Thái độ: Thể hiện niềm vui hân hoan, vui sướng, tự hào
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
3b
- BPTT:
+ Điệp: là của chúng ta, những
+ Liệt kê: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng
sông
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm + Khẳng định chủ quyền đối với non sông đất nước, với núi sông rừng biển
+ Niềm vui sướng, tự hào của những con người trong tư thế làm chủ quê hương đất nước, làm chủ cuộc sống mới
3c
- BPTT:
+ Điệp: Từ…đã…
+ Đối lặp tương phản: đau thương >< ngời lên; hôn
hậu >< căm hờn
+ Đảo ngữ: đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ
Đã ngời lên/ nét mặt quê hương
Đã bật lên/ những tiếng căm hờn
- Tác dụng:
+ Khẳng định sưc sống mãnh liệt, vững bền của quê hương đất nước ta Dù chìm trong đau thương mất mát nhưng con người vẫn luôn sáng ngời một niềm tin yêu hi vọng vào ngày chiến thắng; Từ những con người vốn hiền hậu chất phác cũng đã bật lên sự căm hờn đối với kẻ xâm lược
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
Trang 7pg 7
3d
- BPTT: đảo ngữ: Lô nhô mấy chàng đầu trọc
- Tác dụng:
+ Miêu tả ngoại hình kì dị độc đáo của những người lính đảo
+ Thái độ: cách gọi tinh nghịch, dí dỏm, vui tươi khi nói
về những người lính đảo
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1 Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để giải quyết những vấn đề trong cuộc
sống thực tiễn
2 Nội dung:
GV chốt kiến thức của tiết học
HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân
3 Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
4 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm
B1 Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS:
+ Câu 1: Qua 2 bài tập vừa làm, em có nhận xét gì
về cách sử dụng các BPTT trong các văn bản thơ?
+ Câu 2: Khi gặp dạng câu hỏi về BPTT, chúng ta
cần thực hiện theo những bước nào?
B2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ
trước lớp
B3 Báo cáo thảo luận:
- GV mời 1-2 HS chia sẻ trước lớp
B4 Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS
- Câu 1: Các văn bản thơ thường
sử dụng rất đa dạng và linh hoạt các BPTT khác nhau để tăng hiệu quả diễn đạt
- Câu 2: Khi gặp dạng câu hỏi
về BPTT, chúng ta phải thực hiện 2 bước:
+ Bước 1: xác định, gọi tên của BPTT Chỉ rõ các từ ngữ/hình ảnh
tu từ đó
+ Bước 2: Nêu tác dụng về mặt nội dung và về mặt nghệ thuật
IV SAU GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS:
GV giao nhiệm vụ HS về nhà chuẩn bị trước các bài tập còn lại trong
Trang 8pg 8
Họ tên HS: ………Lớp…………
PHỤ LỤC
PHT SỐ 1: TRÒ CHƠI: NGHE NHẠC, ĐOÁN TỪ
nghe video bài hát “Việt Nam trong tôi là” và điền từ
còn thiếu vào chỗ trống
Lời bài hát: VIỆT NAM TRONG TÔI LÀ
Quê hương tôi nàу
Tôi ……… từ đâу
Ơi a ơi à từng câu dân ca
Ru tôi vào từng giấc ngủ saу
……… cởi áo ối à cho nhau
Về nhà mẹ hỏi ối a
Qua cầu gió baу
Nước xanh ối à làn nước trong xanh
ố tình là con cá lặn
Bớ cái duуên có a ru hời
……… theo tôi lớn lên
Điệp khúc
Máu đỏ da vàng, tôi là ………
Biển trời hôm naу sum vầy Trung ………
……… trong tôi là ngàn khúc
dân ca
Nơi tôi sinh ra tự hào biết mấу
Máu đỏ da vàng tôi là ………
Dù đi năm châu cho dù về nơi đâu
Triệu trái tim nàу, cùng hát chung câu
………
Lời ru đất nước hôm naу cho tôi được hát lên
Máu đỏ da vàng, tôi là ………
………
Việt nam trong tôi là, ngàn khúc dân ca
Nơi tôi sinh ra ……… biết mấу
Máu đỏ da vàng tôi là ………
Dù đi năm châu cho dù về nơi đâu
Triệu trái tim nàу, cùng hát chung câu
………
Trang 9pg 9
PHT SỐ 2: PHT SỐ 2: TRÒ CHƠI: AI NHANH NHẤT?
HS nối cột A với cột B để được đáp án đúng Ghi đáp án vào cột số (2) ở giữa bảng
A Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
(Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ) ……… 1 Ẩn dụ
B Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
(trích “Trong lời mẹ hát” – Trương Nam
C Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
D Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(Tố Hữu) ….……… 4 Điệp
E Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống
F Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết em được người con gái anh hùng
6 Nói quá,
phóng đại
G Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng
H Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng?
(Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ) ……… 8 Đảo ngữ
M Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
N Lom khom dưới núi/ tiều vài chú
Lác đác bên sông /Ychợ mấy nhà
Y Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
(Nguyễn Trãi) ……… 11 Tương phản đối lặp
K Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
(Quê hương – Giang Nam)
……… 12 Câu hỏi tu từ
Trang 10pg 10
PHT SỐ 1: ĐÁP ÁN - NGHE NHẠC ĐOÁN TỪ
Quê hương tôi nàу
Tôi sinh ra từ đâу
Ơi a ơi à từng câu dân ca
Ru tôi vào từng giấc ngủ saу
Yêu nhau cởi áo ối à cho nhau
Về nhà mẹ hỏi ối a
Qua cầu gió baу
Nước xanh ối à làn nước trong xanh
ố tình là con cá lặn
Bớ cái duуên có a ru hời
Lời ru theo tôi ….lớn lên
Điệp khúc
Máu đỏ da vàng, tôi là người Việt Nam
Biển trời hôm naу sum vầy Trung Bắc Nam
Việt nam trong tôi là ngàn khúc dân ca
Nơi tôi sinh ra tự hào biết mấу
Máu đỏ da vàng tôi là người Việt Nam
Dù đi năm châu cho dù về nơi đâu
Triệu trái tim nàу, cùng hát chung câu Việt Nam
Lời ru đất nước hôm naу cho tôi được hát lên
Máu đỏ da vàng… tôi là người Việt Nam
Biển trời hôm naу sum vầy Trung Bắc Nam
Việt nam trong tôi là, ngàn khúc dân ca
Nơi tôi sinh ra tự hào biết mấу
Máu đỏ da vàng tôi là người Việt Nam
Dù đi năm châu cho dù về nơi đâu
Triệu trái tim nàу, cùng hát chung câu Việt Nam
Trang 11pg 11
Bài 2/SGK tr.80 Gợi ý đáp án
2a Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
- BPTT:
+ Hoán dụ: cánh đồng quê (chỉ những con người sống trong không gian làng quê đó)
+ Ẩn dụ: dây thép gai (chỉ sự tàn ác của kẻ thù đang dày xéo lên quê hương, phá nát sự bình
yên của những làng quê Việt Nam
+ Nhân hóa: cánh đồng chảy máu, dây thép gai đâm nát
- Tác dụng:
+ Miêu tả khung cảnh đau thương, chết chóccủa những làng quê Việt Nam khi bị kẻ thù tàn phá + Thái độ đau đớn, xót xa trước quê hương đất nước và sự căm thù, phẩn nộ trước tội ác của quân xâm lược
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
2b Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
- BPTT: Hoán dụ:
+ Trán cháy rực: chỉ con người trí tuệ, với những suy tư, trăn trở luôn thôi thúc, thường trực trong
lòng khi nghĩ về tương lai của quê hương đất nước
+ Lòng ta bát ngát ánh bình minh: chỉ con người cảm xúc, những tình cảm cao đẹp rộng mở, nhiều
khát khao, nhiều hi vọng về một tương lai tốt đẹp, tươi sáng
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
+ Làm nổi bật những tâm trạng, suy tư và tình cảm đẹp đẽ của người lính
2c Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
- BPTT:
+ Nhân hóa: Súng - giận dữ
+ So sánh: Người lên như nước vỡ bờ
+ Ẩn dụ:
* Máu lửa (chỉ chiến tranh, đau thương, mất mát);