Ðó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốcgia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả.Thương mại không giống như một cuộc thi đấu thể thao, t
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA NGUYÊN LÝ: “ THƯƠNG MẠI LÀM CHO MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ LỢI”.
M C L C Ụ Ụ
Trang 2Phần I: MỞ ĐẦU 3
1.1 Trình bày khái quát tính cấp thiết (ý nghĩa) của vấn đề (Lý do) 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
Phần II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
2.2 Phương pháp phân tích 3
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN 3
3.1 Tìm hiểu về Nguyên lý Thương mại làm cho mọi người đều có lợi 3
3.1.1 Thương mại là gì 3
3.1.2 Thương mại tồn tại vì nhiều lý do 4
3.1.3 Thương mại hoạt động theo nguyên tắc phát huy lợi thế so sánh 6
3.2 Liên hệ với thực tiễn nước ta hiện nay em có kiến nghị gì 8
3.3 Bài học rút ra sau khi nghiên cứu 10
3.3.1 Tầm quan trọng của Thương mại 10
3.3.2 Đối với người tiêu dùng: 10
3.3.3 Đối với doanh nghiệp 11
3.3.4 Đối với người lao động 11
Phần IV: KẾT LUẬN 11
Trang 3Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Trình bày khái quát tính cấp thiết (ý nghĩa) của vấn đề (Lý do).
Các nguyên lý của kinh tế học là những quy luật tổng quan về kinh tế học và
là những dự báo có thể xảy ra trong nền kinh tế Trên thực tế, hộ gia đình là một
bộ phận nằm trong nền kinh tế; và hộ gia đình và nền kinh tế có rất nhiều điểm chung Kinh tế học là bộ môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản
lý nguồn lực khan hiếm của mình Nó được đặt trên cơ sở của một số ý tưởng
cơ bản chi phối hành vi cá nhân, sự tương tác giữa các cá nhân và nền kinh tế với tư cách một tổng thể - Các nhà kinh tế gọi chúng là các nguyên lý của kinh
tế học
Thương mại là chìa khoá mở ra con đường đi đến thịnh vượng Các nhà kinh tế
đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng của cải Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau Ðó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốcgia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả.Thương mại không giống như một cuộc thi đấu thể thao, trong đó luôn có kẻ thắng, người thua Trong thương mại quốc tê thì là điều ngược lại: Thương mại giữa hai nước có thể làm cả hai bên cùng được lợi Thương mại cho phép mỗi người chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, cho dù đó là trồng trọt, may mặc hay xây nhà.Thông qua hoạt động thương mại với những người khác, con người có thể mua được những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn với chi phí thấp hơn.Đi sâu tìm hiểu em xin chọn đề tài “Nguyên lý Thương mại làm cho mọi người đều có lợi Liên hệ với thực tiễn nước ta hiện nay em có kiến nghị gì ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ Nguyên lý Thương mại làm cho mọi người đều có lợi , sau đó Liên hệ
Trang 4với thực tiễn nước ta hiện nay và rút ra bài học ý nghĩa
Phần II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Giáo trình kinh tế vi mô
Mạng internet
2.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp nghị luận
Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp quy nạp , diễn dãi
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN
3.1 Tìm hiểu về Nguyên lý Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
3.1.1 Thương mại là gì
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác…
Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng, trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán
Ví dụ, chị T trao đổi một 5 mét vải lấy 10kg thóc của chị B Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán) Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng T lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm
Vì thế tiền được hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại Nếu như trước kia tiền thường được kiên kết với các
Trang 5phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy) Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta
có thể mua được Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào
sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát
3.1.2 Thương mại tồn tại vì nhiều lý do
Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác
Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho
cả hai khu vực
Thương mại là chìa khoá mở ra con đường đi đến thịnh vượng Các nhà kinh tế đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng của cải Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau Ðó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốc gia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả, những mặt hàng có lợi thế
so sánh
Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài
nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến thức của người dân quốc gia đó Tất cả các nước đều có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm Những nước có nguồn nhân
Trang 6công rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân công Những nước có giá thuê nhân công đắt đỏ lại có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất đòi hỏi đầu tư vào những công nghệ cần đến ít nhân công Khi các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại, họ có xu hướng mua từ nước ngoài những sản phẩm mà sản xuất trong nước tương đối khó và đắt, và bán ra những sản sản xuất với giá thành tương đối rẻ
Thương mại hai chiều như vậy làm giảm giá thành, mở rộng sản xuất,
tăng tuyển dụng nhân công, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội ở cả hai nước Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia thì chịu thiệt
Với một số người, khó có thể tin rằng thương mại tự do thực sự làm tăng thu nhập và của cải của tất cả các quốc gia, nhưng lịch sử thế giới đã chứng minh điều này.Thực tế thì tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ chủ yếu nhờ một yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn
Không một quốc gia nào có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó sẽ buộc người lao động phải làm việc vất vả hơn với thu nhập ít hơn Rốt cuộc, các ngành công nghiệp của nước đó sẽ phải chịu lỗ và suy thoái
Để tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau
Nhận thức được thực tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, giống như thị trường khu vực rộng lớn đã mở ở Châu
Âu và Bắc Mỹ
3.1.3 Thương mại hoạt động theo nguyên tắc phát huy lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh hay Ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất
và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ
Trang 7được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác) Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa Nguyên tắc lợi thế so sánhlà khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
3.1.3.1 Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí Không đổi và có hai quốc
gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất
và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao
ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định
Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác
thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự
3.1.3.2 Lợi thế so sánh về giá yếu tố đầu vào
Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự
khác nhau giữa các nước trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất
và đòi hỏi lao động đơn vị khác nhau Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng công nghệ như nhau:
Các yếu tố đầu vào có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn Ngược lại số
Trang 8nhân công trên một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển Như vậy giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công; ngược lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư bản Nói một cách khác, các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công
Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình
có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này
Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá ) hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép còn nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước phát triển
3.2 Liên hệ với thực tiễn nước ta hiện nay em có kiến nghị gì
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là một bước nhảy quan trọng giúp cho nên thương mại VN phát triển
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và việc khẳng định vi thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế
Tổ chức thương mại (WTO)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 và là một bước phát triển toàn diện của Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại (GATT) WTO quản lý các Hiệp định thương mại do các Thành viên ký kết, đặc biệt là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs)
Các Thành viên WTO có trình độ kinh tế khác nhau, từ những nền kinh tế kém phát triển nhất cho tới những nền kinh tế phát triển nhất Sự thành công của
tổ chức này được thể hiện ở sự phát triển liên tục số lượng các nước tham gia
Kể từ khi tổ chức này được thành lập, đã có hai mươi hai nước – kể cả Việt
Trang 9Nam – gia nhập WTO, đưa tổng số Thành viên lên tới 150 (tới thời điểm tháng
10 năm 2007), chiếm trên 90% tổng thương mại toàn cầu Các Thành viên mới của châu Á gia nhập WTO trước Việt Nam là Trung Quốc và Đài Loan, hai nền kinh tế gia nhập năm 2001 và 2002, Ácmênia (2003), Campuchia (2004) và Nêpan (2004)
WTO coi việc không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường và cạnh tranh toàn cầu trong thương mại quốc tế sẽ thúc đẩy phúc lợi quốc gia tại tất cả các nước là triết lý nền tảng của mình Một lý do khiến WTO tồn tại là các hạn chế
về chính trị đã ngăn cản các Chính phủ áp dụng các chính sách thương mại hiệu quả hơn, và thông qua sự trao đổi có đi có lại các cam kết tự do hóa, các nước
có thể vượt qua các hạn chế chính trị này
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là
thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007 Việc gia nhập WTO
đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu
Lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO
Trong phân tích về tác động gia nhập WTO thì lợi ích đầu tiên và rõ nhất thường được nhắc đến là VN sẽ nhanh chóng thu hút đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu Phân tích về điều này, là thành viên WTO, VN có điều kiện để xuất khẩu vào thị trường 149 nước thành viên theo mức thuế được cắt giảm Hàng hoá VN được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt Đây là cơ sở để VN có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng lợi thế, khai thác thêm thị trường Điều này hết sức có ý nghĩa vì xuất khẩu hiện chiếm tới 60% GDP của cả nước
Gia nhập WTO, môi trường kinh doanh VN sẽ dần cải thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra niềm tin và sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài Việc ngày càng có nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến VN đầu tư
cơ sở sản xuất sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới cho VN, tăng khả năng xuất khẩu
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bên cạnh đó, gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào dây chuyên phân công sản xuất trên thế giới, cơ
Trang 10hội xuất khẩu mở ra và doanh nghiệp VN sẽ gắn chặt hơn với DN và thị trường thế giới
Đặc biệt, gia nhập WTO, VN có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu nhằm thiết lập một trật tự kinh tế công bằng trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho đất nước và DN Điều này có ý nghĩa lớn, giúp DN tránh và giải quyết thuận lợi các cuộc tranh chấp thương mại theo nguyên tắc WTO, không còn bị thiệt thòi như trước đây Hiện nay trên thị trường quốc tế, Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh của Hoa
Kỳ Xét trên một vài khía cạnh, điều này là đúng vì các công ty Nhật và Mỹ sản xuất nhiều mặt hàng giống nhau Hãng Ford và hãng Toyota cạnh tranh để thu hút cùng một nhóm khách hàng trên thị trường ô tô Hewlett-Packard HP cũng cạnh tranh với Sony Vaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút cùng một nhóm hàng
Vì vậy, người ta rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước Thương mại giữa Nhật và Mỹ không giống như một cuộc thi đấu thể thao, trong đó luôn có kẻ thắng, người thua Sự thật thì điều ngược lại mới đúng: Thương mại giữa hai nước có thể làm cả hai bên cùng được lợi
3.3 Bài học rút ra sau khi nghiên cứu
3.3.1 Tầm quan trọng của Thương mại
Một nền kinh tế mà không có thương mại đó là nền kinh tế đóng Khi có thương mại thì tất cả các loại hàng hoá không còn ở dạng trao đổi mà được thông qua trên thị trường vì vậy hàng hoá trở nên phong phú, đa dạng, tạo ra nhiều sự lựa chọn
Từ đó ta thấy thương mại không phải là trận đấu mà các hoạt động
thương mại là sự kết nối người này với người khác , nước này trao đổi với nước khác giúp con người có thể mua được những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú và chi phí thấp.Và thương mại cũng giúp các nước có lợi từ khả năng trao đổi này
Thương mại cho phép các nước chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ làm