1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Học Kỳ Luật Dân Sự 1 Phân Tích Về Quyền Hưởng Dụng Theo Quy Định Của Blds Năm 2015 Và Nêu Các Quan Điểm Cá Nhân Về Thực Tế Áp Dụng Quy Định Về Quyền Hưởng Dụng Hiện Nay.pdf

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS năm 2015 và nêu các quan điểm cá nhân về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng hiện nay
Tác giả Nguyễn Thu Phương
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự 1
Thể loại Bài Tập Học Kỳ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

QUYỀN HƯỞNG DỤNG 1.Khái niệm về quyền hưởng dụng: - Khái niệm quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 257 BLDS năm 2015 : “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN: Luật Dân Sự 1

Đề tài: Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS năm 2015

và nêu các quan điểm cá nhân về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng hiện nay

Hà Nội, 2019

0

Họ và Tên : NGUYỄN THU PHƯƠNG MSSV : 431707

LỚP : N09 TL1

NHÓM : 1

Trang 2

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Dân sự BLDS

Quyền sử dụng QSD Quyền hưởng dụng QHD Bồi thường thiệt hại BTTH Giá trị sử dụng GTSD Quyền sở hữu QSH

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Quyền hưởng dụng 2 1 Khái niệm 2

2 Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng 3

3 Đối tượng của quyền hưởng dụng 4

4 Chủ thể cuả quyền hưởng dụng 5

5 Hiệu lực và thời hiệu của quyền hưởng dụng 6

6 Quyền, nghĩa vụ của người hưởng dụng 6

7 Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản 7

8 Chấm dứt, hệ quả của việc chấm dứt quyền hưởng dụng 7

II Thực tế áp dụng quy định về hưởng dụng hiện nay 8

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

2

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trước đây, phần thứ hai của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) có tiêu đề “Tài sản và quyền sở hữu” Hiện nay, phần thứ hai của BLDS 2015 có tiêu đề là “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” Với tiêu đề mới nêu trên, chúng ta hiểu rằng, quyền đối với tài sản bao gồm: “quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” “Quyền khác đối với tài sản” được định nghĩa tại khoản 1 Điều 159 BLDS 2015, theo đó, “quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác” Thực tế, khoản 2 Điều 159 BLDS 2015 làm rõ những “quyền khác đối với tài sản” theo đó “Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt” “Quyền đối với bất động sản liền kề” trong BLDS 2015 không mới vì nội hàm của nó được kế thừa từ “Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề” trong BLDS năm 2005 Tuy nhiên, “quyền hưởng dụng” là quyền mới được ghi nhận.Sau khi BLDS

2015 được thông qua, đã có những công trình và hội thảo liên quan đến

“quyền hưởng dụng” nhưng nội dung các công trình và hội thảo này cho thấy nhận thức về đối tượng của quyền hưởng dụng còn được hiểu chưa thống

nhất Do vậy để tìm hiểu sâu hơn về đề tài em xin trình bày: “Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS năm 2015 và nêu các quan điểm

cá nhân về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng hiện nay”.

Trang 5

NỘI DUNG

I QUYỀN HƯỞNG DỤNG

1.Khái niệm về quyền hưởng dụng:

- Khái niệm quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 257 BLDS năm 2015 :

“Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác

trong một thời hạn nhất định”

- Như vậy quyền hưởng dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng và hương hoa lợi, lợi tức đối với tài sản của một chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản Quyền này chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định chứ không tồn tại vĩnh viễn Khi quyền hưởng dụng được thiết lập trên một tài sản thì người hưởng dụng có quyền khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản, còn chủ sở hữu tài sản chỉ còn lại quyền định đoạt Hay nói cách khác, lúc này quyền đối với tài sản của chủ sở hữu là hư quyền, còn quyền đối với tài sản của người hưởng dụng là thực quyền

- Tuy nhiên, khái niệm quyền hưởng dụng quy định tại Điều 257 BLDS 2015 khi đặt sự so sánh với quy định về khái niệm quyền sử dụng tại Điều 189 BLDS năm 2015 thì thấy trong cả hai khái niệm này đều xuất hiện một người không phải là chủ sở hữu tài sản được quyền khai thác công dụng hưởng hoa

lợi , tức từ tài sản Điều 189 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ sản QSD có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”

- Như vậy, nội dung của khái niệm quyền hưởng dụng quy định tại Điều 257

và nội dung của khái niệm quyền sử dụng quy định tại Điều 189 BLDS năm

2015 đều là quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Điểm khác biệt duy nhất trong quy định của hai điều luật này là trong khái niệm quyền hưởng dụng có thêm cụm từ “Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định” Điểm khác biệt này chỉ giúp phân

4

Trang 6

biệt được giữa QHD với QSD khi chủ sở hữu không chuyển giao quyền sử dụng cho người khác, còn trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng cho người khác thông qua hợp đồng thuê, hợp đồng mượn thì không thể phân biệt được giữa QHD với QSD Bởi khi QSD được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng thuê, hợp đồng mượn thì bản thân những người thuê, người mượn họ cũng có quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người khác trong một khoảng thời gian nhất định Đây cũng là vấn đề bất cập trong quy định của BLDS năm 2015 Đối với điểm bất cập cần có sự sửa đổi, bổ sung theo hướng: Tách quyền sử dụng một trong ba quyền năng của chủ sở hữu thành hai quyền năng là quyển dụng tài sản và quyền hưởng lợi từ tài sản Quyền dùng tài sản là quyền khai thác các công năng của tài sản và hưởng những lợi ích do việc khai thác sản sản mang lại Còn quyền hưởng lợi từ tài sản là quyền được thụ hưởng những hoa lợi tự nhiên cũng như các hoa lợi dân sự do tài sản mang lại Như vậy, chúng

ta có thể phân biệt được QHD với QSD của người thuê, mượn vì quyền của người đi thuê, mượn chỉ là quyền sử dụng tài sản của người khác Trong khi

đó, quyền của người hưởng dụng là quyền dùng và quyền hưởng lợi từ tài sản của người khác

2 Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng:

- Điều 258 BLDS năm 2015 quy định : “Quyền hưởng dụng được xác lập

theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc”.

Như vậy, theo quy định này thì quyền hưởng dụng có thể được xác lập dựa trên một trong ba căn cứ đó là: Quy định của luật, thỏa thuận của các bên hoặc di chúc của người chủ sở hữ tài sản Về căn cứ xác lập QHD theo quy định của luật hoặc theo di chúc, tác giả không bàn luận những căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo thỏa thuận thì vẫn còn có điểm chưa rõ ràng Trong trường hợp một người cùng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người khác theo sự thỏa thuận với chủ sở hữu thì khi nào họ

Trang 7

tồn tại với tư cách là người hưởng dụng, khi nào họ tồn tại với tư cách là người sử dụng ?

- Theo BLDS năm 2015, không có bất kỳ một quy định nào để xác định được vấn đề này Đây lại là một điểm rất quan trọng xác định quyền tác động lên tài sản của người có quyền hưởng dụng thông qua hợp đồng thuê, hợp đồng mượn vì rõ ràng người có quyền hưởng dụng có các quyền tác động lên tài sản rộng hơn người có quyền sử dụng thông qua hợp đồng thuê, hợp đồng mượn Bởi lẽ, người có QSD thông qua hợp đồng thuê, mượn chỉ có các quyền tác động lên tài sản trong phạm vi thỏa thuận với chủ sở hữu, còn người có QHD họ có thể thực hiện các quyền tác động lên tài sản mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu, trừ quyền định đoạt tài sản Hiện nay, có quan điểm cho rằng, để xác định khi nào một người khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác là người có quyền hưởng dụng thì trong hợp đồng phải ghi về việc chuyển quyền hưởng dụng, còn nếu trong hợp đồng không ghi thì khi đó chỉ làm phát sinh quyền sử dụng

- Tuy nhiên, quan điểm này chưa phù hợp ở chỗ: BLDS năm 2015 đã quy định tại Điều 259 về hiệu lực của QHD là có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác Như vậy, khi QHD được xác lập nó sẽ có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân khác, nhưng nếu chỉ dựa trên căn cứ có ghi trong hợp đồng để xác định đó là quyền hưởng dụng thì làm thế nào mọi cá nhân, pháp nhân khác có nghĩa vụ phải biết và tôn trọng thỏa thuận đó? Bởi lẽ về nguyên tắc thì hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng Cá nhân, pháp nhân khác không biết và không có nghĩa vụ phải biết những thỏa thuận đó Theo quan điểm của tôi để giải quyết vấn đề này cần bổ sung quy định về việc đăng ký các hợp đồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nếu hợp đồng theo đăng

ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ làm phát sinh QHD, còn hợp đồng nào không đăng ký sẽ chỉ làm phát sinh QSD Một hợp đồng được đăng ký tại

6

Trang 8

cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện được tính công khai và buộc các cá nhân, pháp nhân có nghĩa vụ phải biết về sự thỏa thuận Như vậy quyền hưởng dụng mới có hiệu lực đối với mọi cá nhân pháp nhân

3 Đối tượng của quyền hưởng dụng:

- BLDS năm 2015 không có điều luật nào quy định cụ thể về đối tượng của quyền hưởng dụng Vậy chúng ta có thể hiểu mọi tài sản được quy định tại Điều 105 BLDS 2015 đều có thể trở thành đối tượng của quyền hưởng dụng hay chỉ có một số tài sản nhất định mới có thể trở thành đối tượng của QHD? Trong trường hợp đối tượng của quyền hưởng dụng là tài sản tiêu hao có được không? Hay chỉ có thể là tài sản không tiêu hao? Bởi BLDS năm 2015 đã quy định rõ quyền hưởng dụng chỉ có hiệu lực trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn đó người hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu BLDS năm

2015 không có quy định cụ thể đối tượng của quyển hưởng dụng sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tiễn

- Chỉ có những tài sản không tiêu hao mới có thể trở thành đối tượng của quyền hưởng dụng Tài sản tiêu hao không thể trở thành đối tượng của quyền hưởng dụng, vì đối với tài sản tiêu hao thì khi sử dụng sẽ bị mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng tính năng sử dụng như ban đầu

Như vậy, nếu tài sản tiêu hao cũng có thể là đối tượng của quyền hưởng dụng thì người có quyền hưởng dụng đã định đoạt luôn tài sản, trong khi về nguyên tắc quyền định đoạt thì tài sản chỉ thuộc về chủ sở hữu

4 Chủ thể của quyền hưởng dụng

- Thông qua quy định về căn cứ xác lập QHD có thể hiểu mọi cá nhân, pháp nhân (trong đó có cá nhân là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài) đều có thể có QHD trên tài sản của người khác theo một trong 3 căn cứ xác lập: theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc Trong một số trường hợp, QHD chỉ có thể áp dụng cho cá nhân mà không dùng cho pháp nhân do

Trang 9

tính chất của QHD như quyền lưu cư, QHD di sản trong thời hạn hạn chế phân chia di sản theo quyết định của Tòa án

Nếu như QHD được xác lập dựa trên căn cứ theo thỏa thuận hoặc theo di chúc thì có thể dễ dàng xác định được trường hợp QHD Nhưng trường hợp QHD được xác lập dựa trên căn cứ theo quy định của luật thì BLDS 2015 lại không

có quy định nào về chủ thể này Vậy những ai sẽ là chủ thể của QHD khi nó được xác lập theo quy định của luật? Họ phải đáp ứng điều kiện gì? Quyền hưởng dụng của họ được xác định như thế nào? Nội dung quyền hưởng dụng của những người này khác gì với nội dung QHD của những người xác lập quyền theo thỏa thuận? Đây là vấn đề mà BLDS 2015 chưa đề cập đến

- Có nhiều quan điểm cho rằng, đối với trường hợp QHD được xác lập theo quy định của luật sẽ áp dụng cho các chủ thể là những người có quan gần gũi, thân thích nhất với chủ sở hữu tài sản như: cha, mẹ,vợ, chồng, con của người

đó Tức là những người này phải mối quan hệ huyết thống hôn nhân hoặc nuôi dưỡng với chủ sở hữu tài sản Những chủ thể này có quyền khai thác tài sản của người thân nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày

5 Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng

- Thời điểm QHD có hiệu lực được xác định theo thời điểm xác lập, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

- Theo Điều 260 BLDS 2015 quy định thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại (tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân) Như vậy, trong trường hợp luật hoặc theo thỏa thuận, theo di chúc trao QHD cho cá nhân trong thời hạn xác định (ví dụ 50 năm), nhưng cá nhân lại chết trước thời điểm chấm dứt thời hạn này thì QHD chấm dứt từ thời điểm người hưởng dụng chết, QHD không phải là

di sản thừa kế.Đối với pháp nhân, nếu đã hưởng dụng đủ 30 năm thì mặc định QHD của pháp nhân chấm dứt, nếu pháp nhân chấm dứt khi chưa hết thời hạn 30 năm thì QHD của pháp nhân chấm dứt

kể từ thời điểm pháp nhân chấm dứt hoạt động, việc thừa kế quyền, nghĩa vụ của pháp nhân chấm dứt hoạt động có quyền hưởng dụng không bao gồm quyền này.

6 Quyền, nghĩa vụ của người hưởng dụng

- Theo Điều 261 BLDS 2015, người hưởng dụng có các quyền sau: Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của QHD; Yếu cầu chủ sở hữu tài sản thực

8

Trang 10

hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản; Cho thuê QHD đối với tài sản trong thời hạn có QHD Bộ luật chưa ghi nhận người hưởng dụng có quyền chuyển nhượng hoặc dùng QHD để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong thời hạn có QHD Việc chưa ghi nhận người hưởng dụng của các quyền này đã làm giảm đi giá trị kinh tế của QHD và người sử dụng có ít cơ hội hơn trong việc tối đa hóa giá trị của QHD Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại khi mà vẫn còn có quan ngại về việc chủ sở hữu, người khác liên quan đến chủ sở hữu chịu nhiều rủi ro do người được chuyển nhượng hoặc người nhận cầm cố, thế chấp QHD có thể lạm dụng quyền mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản thì quy định như Bộ luật cũng là phần hợp lý.

- Về nghĩa vụ, người hưởng dụng tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu có luật định; khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản; giữ gìn, bảo quản tài sản như của mình; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản; hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.

7 Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản

Theo khoản 2 Điều 166, Điều 263, quy định chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi QHD đã được xác lập Chủ sở hữu tài sản không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có QHD đối với tài sản đó Chủ sở hữu tài sản không thể tự mình hủy

bỏ thoả thuận về xác lập QHD mà chỉ có quyền yêu cầu Tòa truất QHD trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình; không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng; thực hiện nghĩa

vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.

8 Chấm dứt, hệ quả của việc chấm dứt quyền hưởng dụng

- Điều 265 BLDS 2015 xác định 7 trường hợp chấm dứt QHD: thời hạn QHD

đã hết; theo thỏa thuận của các bên; người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của QHD; người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện QHD trong thời hạn do luật định; tài sản là đối tượng của QHD không còn; theo quyết định của tòa án và các căn cứ khác theo quy định của luật

- Quy định tại Điều 266 BLDS năm 2015 về hệ quả của việc chấm dứt QHD:

“Tài sản là đối tượng của QHD phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt QHD, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

- Như vậy, khi QHD chấm dứt thì người hưởng dụng có nghĩa vụ phải hoàn

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w