Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Nghiên cứu thị trường lưỡng điện đối với dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam” của tôi là hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYEN THỊ PHAN THU
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIEN SĨ TÀI CHÍNH NGAN HANG
HÀ NOI, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYEN THỊ PHAN THU
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG LƯỠNG DIEN DOI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIÊN MẶT
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngan hàng
Mã số: 9340201.01
Người hướng dẫn khoa học : 1 PGS.TS Nguyễn Văn Định
2 TS Dinh Thị Thanh Vân
HÀ NOI, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi va được
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Định và TS Đinh ThịThanh Vân.
Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Nghiên cứu thị trường lưỡng điện đối với dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam” của tôi là hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giáđược cá nhân thu thập từ các nguồn gốc khác nhau và có ghi rõ nguồn gốc.Nếu có phất hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmcho nội dung bài luận án của mình.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Phan Thu
Trang 4LOI CAM ON
Quá trình thực hiện luận án tốt nghiệp nghiên cứu sinh là giai đoạn quantrọng nhất trong quãng đời mỗi sinh viên Trở thành nghiên cứu sinh là tiền đềnhằm trang bị cho em thêm những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý
báu trong quá trình giảng dạy.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh Tế- Đại học
Quốc Gia Hà Nội Đồng cảm ơn quý Thay, Cô khoa Kinh tế- Phát Triển và Tài chính- Ngân hàng Cam ơn các Thay, Cô đã tận tinh chỉ day và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh.
Làm nên tảng cho em có thé hoàn thành được bài luận án này
Em xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Văn Định đã tận tình
giúp đỡ, định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học Đó là những góp
ý hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện luận án này mà còn làhành trang tiếp bước cho em trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy sau này
Em xin trân trọng cảm ơn cô TS Dinh Thị Thanh Vân đã nhiệt tình đưa
ra những góp ý, chỉ ra những thiếu sót em cần cải thiện và trau đồi thêm trong
quá trình hoàn thành nghiên cứu sinh.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp những ngườiluồn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ quá trình học tập và giảng dạy
Em xin trần thành cảm ơn!
Trần trọng.
Nguyễn Thị Phan Thu
Trang 5MỤC LỤC
00/9870 |
CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE THỊ TRƯỜNG LUONG
DIỆN VÀ DICH VU THANH TOÁN KHONG DUNG TIEN MAT 10
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về thị trường lưỡng diện - 10
1.1.1 Tài liệu nước ngOàÌI + + 2x v.v 9v ng rrg 10 1.1.2 Tai 116u trong NUGC 1 dd 16
1.2 Tổng quan nghiên cứu về thanh toán không dùng tiền mặt 18
1.2.1 Tài liỆu nước NgOal - - 6 2< + 1E SE ng re, 18 1.2.2 Tài liệu trong THƯỚC - - - << + E1 1E E919 9119 1 9v ng net 25
1.3 Tông quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với dich vụ thanh toán không dùng tiền mặt 27 1.4 Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu - 31 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE THỊ TRƯỜNG
LƯỠNG DIỆN ĐÓI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNGTIỀN MẶT -5- 5c 522 E5221221271 7121121121111 1111111121111 11 11 1c 33
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường lưỡng diện - 33
2.1.1 Khái niệm thi trường lưỡng diện -. - ¿+ +++s*£+ss++e>+eersesss 33
2.1.2 Đặc điểm của thị trường lưỡng diện -2- 22 5 s+zxecxeee 372.1.3 Thị trường lưỡng diện và thị trường đơn diện - + ‹ 39
2.2 Nội hàm của thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiỀn mặt - 2 2+ 2+EE2EE£EEEEEEEEEEE12112112111111111112111111 111111 ye 42 2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặtt ¿+ + 2+ z+E£EE#EEEEEEEEEEEEEEE2E12121 1E re 422.2.2 Phân biệt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt dưới góc độ thịtrường lưỡng diện và thị trường truyền thống -2- 2 2 s+cs+cszce2 43
Trang 62.2.3 Cơ chế vận hành mô hình hoạt động của thị trường lưỡng điện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 2t tt St 2E2E2E1EE2EEEEEErEerrrees 45
2.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường lưỡng diện đối vớidịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt - ¿ch xxx 492.4 Cơ sở ly luận về hành vi lựa chọn dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt dưới góc độ của thi trường lưỡng diỆn - s5 + +++s**+s++ssx+s+ 512.4.1 Các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng - 5-5 555552 51
2.4.2 Các đặc tính của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ảnh hưởng đến
hành vi lựa chọn của người tiêu dùng dưới góc độ của thị trường lưỡng diện 52
2.5 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt dưới góc độ thị trường lưỡng diỆn .- ¿55+ + *++ecsseerseeeeees 56
2.5.1 Kinh nghiệm của Thụy Điển - 2-5-5 SEc2E2E2E2Exerxerkrrkerree 56
2.5.2 Kinh nghiệm từ Singapore - - + 1E k**VE*EeEsekerrsrkrrrree 58
2.5.3 Kinh nghiệm từ Trung Quốc 2: + + +£+E+£+£2£+zxerxerxersee 60
2.5.4 Kinh nghiệm từ Chau P1 - 5 5 +3 E + *+EE+vEEeeEeeeeersrkerereree 63
2.5.5 Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ¿ct St St E221 2ESEEEEExrrrrrrees 63
CHUONG 3 THIẾT KE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 66
3.1 Thiết kế nghiên Cứu -2- 2 2 E+EE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE2EEEEEEEEerkerree 66
3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2 2 2+2s+cxezxerxcrxerrerrerred 68
3.2.1 M6 hinh nghién CWU 8 68
3.2.2 Giả thuyết nghiên COU o.ccecceccsccessessessessesssesessessessessessesssssessessesseeseeseeses 68
3.3 Phương pháp nghiên cứu định tinh 555 +2 *++£+veeeseeeerss 73
3.3.2 Thu thập thông tin định tính - 5 55+ + * + £+se+eeseeeeeereeerse 73
3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính 2-22 2+ 2+EE+EE+EEerEerErxerrerrerred 74
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng «5+ ++ss+++s+++ee++exs+ 78
Trang 73.4.1 MUC tO cece 78 3.4.2 Thu thập dữ liệu - - 6 6 1 t1 1S HH ng nh net 78
3.4.3 Xử lý và phân tích dit liệu/số liệu - 2-2 2 szx+zxzxzxzzesred 80
3.4.4 Phuong pháp thí nghiệm lựa chọn 101 TạcC - 5+ s++s++£+s+ 81
CHUONG 4 KET QUA NGHIEN CUU THI TRUONG LUONG DIEN DOI VOI DICH VU THANH TOAN KHONG DUNG TIEN MAT TAI
0% 1 90
4.1 Khái quát về thị trường lưỡng diện tại Việt Nam -. -: 90
4.1.1 San giao dich thương mại điện tử - 5 55+ *++cesseerseereree 92
4.1.2 Các kênh tìm kiếm và mạng xã hội - 2-2 2 s+E+Ez+£zzzzzcxee 98 4.1.3 Các trung gian cung cấp các giải pháp công nghệ .- 101
4.1.4 Dịch vụ thanh toán - G - c 3211112301112 111182111 8111181111181 kg 102 4.1.5 Đánh giá, nhận XÉT - - (c2 121132111 1181118111111 11 11k ree 104
4.2 Thực trạng thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùngtiỀn TmẶT St Tt TT E k1 E1 1111111111111 1111111111 11111111111111 11x crk 105
4.2.1 Thực trạng các chủ thê tham gia thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam -¿-++c+cscszevzvrsrsseez 105 4.2.2 Thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đưới góc độ của thị
trường lưỡng điỆn - c2 13x 19199119 111v 9t TH ng ng rry 110
4.2.3 Thực trạng quy định pháp lý về thị trường lưỡng diện đối với dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam - - + cx+xerzxerreeree 1124.2.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trường lưỡng diện đối vớidịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam - s- «+ 1164.2.5 Đánh giá chung thực trạng thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam -¿- 5s cv+EEEvErEerertsrerrrrs 120 4.3 Kết quả đánh giá các đặc tính của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng 2-5 555cc: 124
Trang 84.3.1 Đặc điểm mẫu khảo Sat - 2-2252 ‡EEEEeEEEEEerkrrrxerkrerrees 124 4.3.2 Thông tin về sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 126
4.3.3 Kết quả mô hình theo thí nghiệm lựa chọn rời rac .- 129
CHƯƠNG 5 ĐÈ XUẤT VÀ KHUYEN NGHỊ NHẰM GOP PHAN PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG LƯỠNG DIỆN DOI VỚI DICH VU THANH TOÁN KHONG DUNG TIEN MAT TẠI VIỆT NAM 143
5.1 Bối cảnh sự phát triển của thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt của Việt Nam 2-2 s+s+cx+rxerrzzrzrxee 143 5.2 Đề xuất và khuyến nghị 2-2 2 s+SE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrreee 150 5.2.1 Đề xuất và khuyến nghị nham phát triển thị trường lưỡng diện 150 5.2.2 Đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt dưới góc độ của thị trường lưỡng diện + «++s+>+s+ 152KẾT LUẬN ©5255 S< EE2EEE 212211211211 11111111 11121111111 11 xe 158
DANH MỤC CÔNG TRINH CUA TÁC GIÁ LIÊN QUAN DEN LUẬN F9 -.£{ŒRÃ|:Öậâ4., , ,) HHH.HH ÔÒ 161 TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2+S2+EE+EE£EE£EEEEEZEEEEEEEEerkerkerreee 162
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC TU VIET TAT TIENG ANH
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
Analytical Hierarchy , ar LẠ
AHP Pricess Phuong pháp phân tích thứ bac
Association of South East ta as Le a ASEAN Asian Nations Hiệp hội các quôc gia Đông Nam A
DCE Discrete choice experiment Thi nghiệm lựa chon roi rac
GDP Gross Domestic Product Tông san phâm nội địa
GPI Global Payments Sáng kiên đôi mới thanh toán toàn
Innovation Initiative cau
MSP Managed Service Provider Trung gian lưỡng diện
MCDM Multi Criteria Decision Mô hình ra quyết định da tiêu chuẩnMaking
RUT Random Uulity Theory Lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên
Technology Acceptance Mô hình chap nhận công nghệ mở
TAM ^
Model rộngTPB Theory of Planned Lý thuyết hành vi có kế hoạchBehavior
TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyêt hành vi hợp lý
Trang 10DANH MỤC TỪ VIET TAT TIENG VIET
Từ viết tat Viết day đủ
BIDV Ngân hàng Thương mại Cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng Trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại
MB Ngân hàng Thương mại Cô phân Quân đội
TCB Ngân hàng Thương mại Cô phần Kỹ thương Việt Nam
TTLD Thị trường lưỡng diện
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
PVcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phân Đại chúng Việt Nam
VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phân Ngoại thương Việt Nam
i
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân tích thị trường lưỡng diện và thị trường truyền thống 40Bảng 2.2 Các đặc tính của các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt 54Bang 3.1 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình về thẻ tín dụng 69
Bảng 3.2 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình về thẻ ghi nợ 70
Bang 3.3 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình về ngân hàng di động lại
Bang 3.4 Mô tả các biến sử dung trong mô hình về ví điện tử - 72
Bảng 3.5 Các đặc tính của thẻ tín dụng - - + 5s +++s+sesseeeeeereeers S4 Bảng 3.6 Các đặc tính của thẻ ghi nỢ, -. 5 525 3S **kE+seseeesreersrers 85 Bảng 3.7 Các đặc tính của dịch vụ ngân hàng di động - - 87 Bang 3.8 Các đặc tính va mức độ từng đặc tinh của vi điện tử S7
Bang 4.1 Phân nhóm các trung gian kết nối tại Việt Nam -. - 91Bang 4.2 Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán của nước ta 118Bang 4.3 Mức độ cải thiện của một số chỉ số thuộc nhóm kinh tế xã hội 119Bang 4.4 Đặc điểm mẫu khảo sát - 2-5252 2EeEESEE2EEZErEerxersrree 125
Bang 4.5 Thống kê mô tả các biến trong mô hình thẻ tín dụng 129 Bang 4.6 Kết quả hồi quy đối với thẻ tin dụng -2- 2-55 sec: 130 Bang 4.7 Kết quả hồi quy đối với thẻ tin dụng sau khi bỏ biến lãi suất 131
Bang 4.8 Thống kê mô tả các biến trong mô hình thẻ ghi nợ 132Bảng 4.9 Kết quả hồi quy đối với thẻ ghi nợ -2- 2 s2 sec: 133Bang 4.10 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ngân hàng di động 134Bang 4.11 Kết quả hồi quy đối với ngân hàng di động 135Bảng 4.12 Kết quả hồi quy đối với ngân hàng di động sau khi bỏ bớt biến 136
Bang 4.13 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ví điện tử 137 Bang 4.14 Kết quả hồi quy đối với ví điện tử - 2-2 scsscxsrsees 137 Bang 4.15 Tổng kết sự thay đồi về độ thỏa dụng và khả năng lựa chọn 140
iii
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sự khác nhau giữa MSP và các mô hình kinh doanh khác 13
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa các bên trong hệ thống thanh toán bằng thẻ 21
Hình 1.3 Mối quan hệ giữa các bên trong mô hình Bank Centric 22
Hình 2.1 Sự khác biệt giữa thị trường lưỡng diện và thị trường đơn diện 41
Hình 2.2 Mô hình hoạt động của dịch vụ thanh toán qua thẻ nội địa 46
Hình 2.3 Mô hình hoạt động của dịch vụ thanh toán qua thẻ quốc tế 47
Hình 2.4 Mô hình hoạt động của dịch vụ thanh toán qua ngân hang di động 47
Hình 2.5 Mô hình hoạt động cua dịch vụ thanh toán qua ví điện tử 48
Hình 3.1 Thiết kế nghiên cứu của luận án - 2 2 2 s+zszzxzzxzse2 67 Hình 4.1 Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam nam 2015-2022 45000 93
Hình 4.2 Số người tham gia mua sắm trực tuyến giai đoạn 2015-2022 94
Hình 4.3 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia san giao dịch thương mại điện tử giai đoạn 20 1 Š-222 Í - - 6 6 1 1 21151191191 1E 1 1 01 nọ nọ Thọ Thọ TT Thọ TH Hư 94 Hình 4.4 Số lượt truy cập web trung bình quý của năm 2020 (triệu lượt) 95
Hình 4.5 Số lượng truy cập web trung bình quý từ 2021-2022 (triệu lượt) 96
Hình 4.6 Tỷ lệ người mua ở các kênh mua sắm trực tuyến - 99
Hình 4.7 Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động bán hàng trên mạng xã hội 99
Hình 4.8 Phan trăm người dùng Internet trong độ tudi 16-64 có sử dụng các kênh mạng xã hội trên trong tháng 2/2022 - ¿+ +++++£+e++eesexss 100 Hình 4.9 Số lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam 101
Hình 4.10 Đánh gia của người sử dụng dịch vụ đặt xe - 102
Hình 4.11 Hình thức thanh toán người mua hàng trực tuyến ưu tiên lựa chọn 103
Hình 4.12 Số lượng thẻ ATM và máy POS giai đoạn 2015-2021 109
Hình 4.13 Số lượng thẻ ngân hang đang lưu hành (triệu thẻ) - 110
IV
Trang 13Hình 4.14 Giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng 111
Hinh 4.15 Gia tri giao dich qua Internet va dién thoai giai doan 2017-2019
00612077 112Hình 4.16 Số lượng ATM, POS qua các năm - 2-2 25 s+£s£szse2 117Hình 4.17 Tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ tài chính tại một số quốc gia
ASEAN năm 2017 (⁄4) - - 6 SG 3 11183011 1181 E119 1 E1 11H ng nh ng ry 122
Hình 4.18 Thông tin về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng
Hình 4.19 Thông tin về việc sử dụng san phâm/ dịch vụ thanh toán của các
287 126
Hình 4.20 Lý do anh hưởng đến việc sử dụng ngân hàng của khách hang 127
Hình 4.21 Thông tin về việc sử dụng ví điện tử của khách hàng 128Hình 4.22 Lý do ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng ví điện tử của
[91080 11177 128
Trang 14LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Trong nên kinh tế kỹ thuật số, khái niệm “nền tảng” đang trở thành mộtphương thức mới để tạo ra giá trị trong nhiều nganh công nghiệp khác nhau(Gawer và Cusumano, 2014) Sự thành công các nền tảng của Youtube,Airbnb, Amzone, Grab trong thị trường mà kinh tế học gọi là “thị trườnglưỡng diện” đã đặt nền móng phát triển các nghiên cứu sâu về thị trường này
Các nền tảng (hay còn gọi là các trung gian lưỡng diện) có thể cung cấp công nghệ, sản phẩm hoặc dịch vụ cho phép hai (hoặc nhiều) nhóm khách hàng (hoặc người dùng, người tham gia) tương tác trực tiếp, trong đó mỗi nhóm
khách hàng được liên kết với nền tảng (Hagiu và Wright, 2015; Eisenmann và
cộng sự, 2006) Điểm đặc biệt của các trung gian lưỡng diện này là: lợi ích
của người dùng ở một bên phụ thuộc vảo sự tham gia của người dùng ở phíabên kia của nền tảng (Rochet và Tirole, 2000) Đây được gọi là “sự thu hút
lẫn nhau” hay hiệu ứng mạng lưới chéo (gọi tắt: hiệu ứng mạng lưới) Ví dụ, càng nhiều khách hàng mua sắm trên Amazon, càng có nhiều nhà sản xuất muốn trưng bày sản phẩm của họ trên gian hàng của Amazon Ngược lại, càng có nhiều nhà cung cấp hàng, càng có nhiều người mua sắm Như vậy, sự
gia tăng số lượng người dung ở một phía của nền tảng làm tăng giá trị của nềntang cho phía bên kia, thu hút nhiều người dùng hơn đến với nên tảng
Tại Việt Nam, thị trường lưỡng diện (TTLD) là thuật ngữ vẫn còn mới
nhưng các hình thức kinh doanh lưỡng diện thông qua hoạt động ở các trung
tâm gia sư, trung tâm môi giới việc làm, môi giới bất động sản đã xuất hiện
từ lâu Cùng với sự bùng nỗ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các trung
gian lưỡng diện xuất hiện và nhanh chóng có được chỗ đứng trong thị trường
Việt Nam, đặc biệt trong thương mại điện tử, các trang mang xã hội va thanh
Trang 15toán không dùng tiền mặt (Trương Trọng Hiếu, 2016) Trong đó, những ưu
điểm nỗi bật của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã
thu hút sự quan tâm sử dụng của một lượng lớn khách hàng Điều này cũng đãtạo ra những cuộc chạy đua của các ngân hàng và tô chức tài chính trong việccung cấp dịch vụ này Theo Thống kê của Hiệp hội thẻ Việt Nam, tính đếncuối năm 2021 tổng số lượng thẻ lưu hành nội địa là 100 triệu thẻ, số thẻ lưuhành quốc tế là 21 triệu thẻ và doanh số thẻ các loại của tổ chức thành viên
tăng 24% so với năm 2020 Bên cạnh đó, các sản phẩm thẻ cũng ngày càng
được đa dạng hóa: American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club,
Discover và UnionPay đều đã có mặt tai Việt Nam Theo báo cáo của VN Pay, tính đến đầu năm 2021, thanh toán qua mã QR tăng trưởng 180%, số
lượng các điểm giao dịch chấp nhận thanh toán mã QR code tăng lên tới gần
8.000 điểm Hầu hết các ngân hàng lớn tại Việt Nam đều đã tích hợp giải
pháp thanh toán qua mã QR trên ứng dụng di động Mobile Banking (VN Pay,
2018) Theo báo cáo Chỉ số Thanh toán mới của Mastercard, trong năm 2022, 94% người tiêu dùng tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán kỹ thuật số và 60% trong số đó sử dụng ví điện tử bằng thao tác trên điện thoại thông minh Người tiêu dùng cũng dự định sẽ sử dụng ví điện tử nhiều hơn trong tương lai; 77% cho biết sẽ sử dụng ví điện tử trên điện thoại thông
minh thường xuyên hơn trong năm tới Giờ đây, ngay cả tại các khu chợ vùng
nông thôn hay cửa hàng tạp hoá trong thôn xóm, không khó để bắt gặp hình
ảnh QR Code được dán tại quầy để khách hàng thêm lựa chọn thanh toán.
Theo Thống kê của Vụ Thanh toán, NHNN, trong năm 2022, các chỉ số thanhtoán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, việctriển khai các dịch vụ thanh toán điện tử qua Internet và điện thoại di động đã
đạt được những kết quả ấn tượng, thu hút số lượng khách hàng sử dụng dịch
vụ khá lớn cũng như số lượng và giá trị giao dich tăng cao Trong 11 thang
Trang 16dau năm 2022, giao dịch TTKDTM tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021; qua kênh Internet tăng 89,36% về số lượng và
40,55% về giá trị; qua kênh điện thoại đi động tăng 116,1% về số lượng và92,3% về giá tri; qua phương thức QR Code tăng 182,5% về số lượng và210,6% về giá trị Các tài liệu về thanh toán không dùng tiền mặt về thanh
toán qua thẻ, thanh toán qua điện thoại, ví điện tử v v cũng cho thấy, đây
cũng là một ngành có đặc điềm của thị trường lưỡng diện, với người tiêu dùng
ở một bên của nền tảng thanh toán và người bán ở bên kia Trong đó, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dich vụ TTKDTM Thực tế cũng cho thấy, các ngân hàng hiện đang hoạt động trong một môi trường đầy thách thức như cạnh tranh cao, nhiều áp lực pháp lý, sở thích của
khách hang phát triển đa dạng Trong bối cảnh đó, mô hình kinh doanh lưỡngdiện mang đến cho các ngân hàng cơ hội đáng ké dé tạo ra các hình thức giátrị khách hàng mới và mở ra những con đường mới cho sự phát triển Thôngqua các nền tảng, các ngân hàng có thé thực hiện một vai trò mới với tư cách
là trung tâm hoặc người tham gia trong một hệ sinh thái kỹ thuật số, kết nối các nhà cung cấp dịch vụ, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và khách hàng với các cơ hội kiếm tiền khi cùng điểm kết nối chung (KPMG, 2022).
Tuy nhiên rủi ro chính trong quá trình phát triển nền tảng là vấn đề “con
gà và quả trứng” khi số lượng người dùng nền tảng của một bên là không đủ
hoặc không đạt được khối lượng quan trọng cần thiết dé phát triển người dùng
ở phía bên kia, dẫn đến không thé tao ra các hiệu ứng mạng chéo bên dé đâynhanh sự phát triển của thị trường nền tảng (Gawer và Cusumano, 2014;
Ruutu và cộng sự, 2017) Vấn đề mà các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán KDTM, bao gồm: các tổ chức tài chính quốc tế như Visa, MasterCard (tổ chức cung cấp mạng lưới thanh toán qua thẻ) hoặc các công ty của các ví điện
tử (như MoMo, Zalopay), các ngân hàng quan tâm đó là: làm thế nào thu hút
Trang 17được sự chấp nhận sử dụng dịch vụ từ cả hai bên nhóm khách hàng: người
mua hàng và cơ sở bán hàng Trong khi đó, lý thuyết về thị trường lưỡng diệncho răng sự chấp nhận của người tiêu dung và sự chấp nhận của người (cơ sở)bán hàng đối với một phương thức thanh toán là phụ thuộc lẫn nhau (Li vacộng sự, 2020) Cụ thé, khi người dùng ở một phía chấp nhận nền tảng thanhtoán không dùng tiền mặt nào đó, họ sẽ xem xét quy mô dân số của người
dùng tương ứng ở phía bên kia (Rochet và Tirole, 2003; Wang và Lai, 2020).
Hay nói cách khác, việc chấp nhận sử dụng một phương thức thanh toánkhông dùng tiền mặt của người mua hàng (người dùng ở một bên) sẽ phụthuộc vào số lượng cơ sở chấp nhận phương thức thanh toán đó (số lượngngười dùng ở phía bên kia) và ngược lại Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm
tại Việt Nam về sự phụ thuộc như vậy rất khan hiếm, nhất là đối với phía người tiêu dùng Bằng chứng là các nghiên cứu của một số ngân hàng như
BIDV, Vietcombank, Techcombank,v v và một số nghiên cứu của Lê ThịBiếc Linh (2010), Trương Thị Câm Nhung (2013), Đỗ Thị Lan Phương(2014) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán khôngdùng tiền mặt của khách hàng như thói quen sử dụng tiền mặt; thu nhập của
khách hàng; lợi ích của dịch vụ, song vẫn mang tính khác biệt cao, chưa có sự
liên kết chặt chẽ và chưa xem xét dưới góc độ/trong thiết lập của thị trường
lưỡng diện (two-sided market setting).
Xuất phat từ những van dé trên cần có một nghiên cứu cụ thé và toàn diện
về bản chất đặc điểm của thị trường lưỡng diện và đưa ra bằng chứng thựcnghiệm về thị trường lưỡng diện đối với một điển hình như dịch vụ
TTKDTM Từ đó, đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo, giải pháp nhằm
phát triển thị trường lưỡng diện nói chung và dịch vụ TTKDTM nói riêng.Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên đánh giá các đặc tính của dịch vụ thanh toánkhóng dùng tiền mặt ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đặc biệt
trong trường hợp của Việt Nam
Trang 18Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thịtrường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở ViệtNam” Một cách rõ ràng hơn, đề tài tập trung nghiên cứu về thị trường lưỡngdiện và tiến hành nghiên cứu điển hình đối với dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt tại Việt Nam.
2 Mục tiêu, cau hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu của dé tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở làm rõ bản chất của thị trường lưỡng diện, đề tài phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhăm mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính:
(1) Thực trạng phát triển thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt tại Việt Nam như thế nào?
(2) Những đặc tính nào của dịch vụ thanh toán không dùng mặt dưới
góc độ của thị trường lưỡng diện ảnh hưởng đến sự lựa chọn tiêu dùng tại
Việt Nam?
(3) Cần có những giải pháp nào dé phát triển thị trường lưỡng diện đối
với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam?
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài
Đề đạt được mục tiêu đề ra thì đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê như sau:
- _ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- - Đánh giá thực trạng thị trường lưỡng diện nói chung và thị trưỡng
lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại Việt Nam.
Trang 19- _ Xây dựng mô hình các đặc tính của dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt dưới góc độ của thị trường lưỡng diện ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của người tiêu dùng.
- Dé xuất một số giải pháp nhằm góp phan phát triển thị trường lưỡngdiện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thị trường lưỡng diện và dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam Trong đó tập trung vào các ngân hàng
thương mại cô phần và các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Bởi lẽ đây là chủ thé thực hiện mô hình kinh doanh kết nối hai (hay nhiều) nhóm khách hàng trong TTLD.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng về thị trường lưỡngdiện nói chung và thị trường lưỡng diện đối với thanh toàn không dùng tiềnmặt nói riêng trong giai đoạn 2015 - 2021 Vì đây là giai đoạn phát triển mạnh
mẽ của các doanh nghiệp lớn thị trường lưỡng diện như Google, Facebook và
sự bùng nô trong việc phát triển các ứng dụng thanh toán trong ngân hàng như thẻ ngân hàng, ví điện tử Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất một
số giải pháp nhằm góp phần phát triển thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong giai đoạn 2022-2030
- Không gian: Tại Việt Nam.
- Nội dung: Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu thị trường lưỡng
diện, trong đó nghiên cứu chuyên sâu đối với dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt (dudi góc độ thị trường lưỡng diện) bao gồm thực trạng của dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt (tập trung vào dịch vụ thanh toán của các
khách hàng cá nhân cho các cơ sở/cá nhân bán hàng), các đặc điểm của thị
trường lưỡng diện, và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đối với dịch vụ
Trang 20thanh toán không dùng tiền mặt Phân tích được thực hiện dưới góc độ của
một nhà nghiên cứu độc lập, nhằm kiến nghị giải pháp, đề xuất cho các trung
gian thực hiện mô hình kinh doanh lưỡng diện; trong đó, bao gồm các tổ chứctham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam như
các ngân hàng và các công ty thanh toán di động, ví điện tử.
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề đạt được các mục tiêu dé ra, đề tài trước tiên tiễn hành tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến thị trường lưỡng diện Từ kết quả của tổng quan, nghiên cứu sẽ hình thành được cơ sở lý luận chung về thị
trường lưỡng diện Từ đó, áp dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin
và dữ liệu để nghiên cứu điển hình đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt Cụ thể, phân tích thực trạng hoạt động của các dịch vụ thanh toán khôngdùng tiền mặt, tìm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Hai phương pháp phân tích thông tin, đữ liệu chính được sử dụng bao gồm:
Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sẽ dùng phương pháp chuyên gia
thông qua việc phỏng van sâu các nhà quản ly của ngân hàng, các nhà nghiên cứu trong ngành nhằm làm rõ nội hàm về thị trường lưỡng diện.
Phương pháp phân tích hôi quy: Phương pháp phân tích hồi quy dựa trên
dữ liệu thu thập từ thí nghiệm sự lựa chọn rời rạc (DCE) nhằm phân tích hành
vi người tiêu dùng để tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sửdụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
5 Đóng góp của nghiên cứu
a Đóng góp về lý luận
Bài nghiên cứu góp phần làm rõ khái niệm, nội hàm Nghiên cứu cũng
phân tích và đánh giá thực trạng về TTLD và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Luận án xây dựng khung lý thuyết DCE dé nghiên cứu hành vi
Trang 21khách hàng nhằm tìm ra các đặc tính của từng phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng dưới góc độ
(trong thiết lập) thị trường lưỡng diện Đây cũng là điểm mới của nghiên cứu
so với hầu hết các nghiên cứu trong nước về các yếu tô ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của người tiêu dùng đối với dịch vụ TTKDTM Đồng thời, nghiên cứu
cũng góp phần đưa ra đường hướng phát triển thị trường lưỡng diện nói chung
và đối với dịch vụ TTKDTM nói riêng
b Đóng góp về thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu, các trung gian lưỡng diện (các doanh nghiệp) có thể tham khảo và nắm bắt tình hình hiện tại để từ đó đưa ra những chính sách và quyết định dé phát triển thị trường lưỡng diện va dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Đồng thời nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển của thị trường lưỡng diện và đưa ra được các gợi ý chính sách chongân hàng Cu thé, các ngân hang cần hướng tới việc cung cấp các dich vụ tài
chính thông qua các nền tảng kỹ thuật số và xây dựng một trải nghiệm khách hàng từ đầu đến cuối Điều quan trọng từ kết quả nghiên cứu mà các ngân hàng có thé nhận ra là cơ hội để cung cấp các giải pháp là không giới han
trong bộ sản phâm hiện có của họ, ma cả những sản phẩm của các bên thứ ba
khác, như các san giao dịch thương mại điện tử hay các công ty ví điện tử.
Các ngân hàng mong muốn thực sự nắm bắt các mô hình kinh doanh lưỡngdiện sẽ cần đánh giá lại cách mà họ tương tác với khách hàng Việc chia sẻgiá trị kinh tế giữa các bên tham gia là rất quan trọng đối với sự thành công
lâu dài của một hệ sinh thái trong thị trường luỡng diện.
6 Kết cau luận án
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thị trường lưỡng diện va dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trang 22Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương 3: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về thị trường lưỡng diện đối với thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Chương 5: Đề xuất và khuyến nghị nham góp phan phát triển thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Trang 23CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE THỊ TRƯỜNG LUONG
DIEN VA DICH VU THANH TOAN KHONG DUNG TIEN MAT
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về thi trường lưỡng diện
1.1.1 Tài liệu nước ngoài
1.1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu làm rõ nội hàm thị trường lưỡng diện
Cho đến những năm đầu của thế kỷ 21, khái niệm về thị trường lưỡngdiện (TTLD) mới được biết đến và được giới thiệu lần đầu tiên bởi Rochet và
Tirole (2003) Sau đó, các công trình của Parker và Van Alstyne (2005),
Amstrong (2006), Fillistruchi (2008), từng bước góp phan làm sáng tỏ ban chất và tam quan trọng của thị trường này, cả ở khía cạnh kinh tế và pháp
luật Trong TTLD, tồn tại những tổ chức trung gian (hay nền tảng) cung cấpsản phẩm, dịch vụ hoặc sự tiện ích nhằm liên kết hai (hay nhiều) nhóm người
sử dụng chúng Các tài liệu về thị trường lưỡng diện thường sử dụng các khái
niệm “người bán-người dùng”, “người bán-khách hàng/người mua” hoặc
“những người dùng/ khách hàng” Nói một cách dé hiểu, những khái niệm
này đề cập đến “người mua” và “người bán” (hoặc những người cung cấp và các khách hàng có nhu cầu, trên mạng) Trong các nghiên cứu của mình,
Rochet va Tirole cũng như các tac giả khác thường sử dụng xen kẽ hai khái
niệm đó Auer và Petit (2015) cho rằng có một số lý do giải thích hợp lý cho
các tác giả khi sử dụng không rõ ràng các khái niệm “người bán-người dùng”
và “những người dùng” Một là, có một số lượng lớn các thị trường lưỡng
diện, người dùng ở một bên giao dịch với nền tảng nên không có giao dịch
băng tiền được diễn ra Các khoản thanh toán băng hiện vật, miễn phí và trợ cấp phù hợp với sự phân tách rõ ràng giữa người mua và người bán Một lý
do khác đó là ở một số thị trường lưỡng diện nhất định, một số nhóm người dùng trả tiền cho nền tảng trong khi những nhóm khác thì không, vì vậy họ
10
Trang 24không thể được coi là cùng một “người mua”.Ví dụ, hệ thong thanh toan (Visa, Mastercard ) la hé thong kết nối hai nhóm khách hàng: chủ thẻ (tức
người dùng) và tổ chức chấp nhận thẻ (các siêu thi, các cửa hàng tiện lợi- tứcngười bán) bằng việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho cả hai nhóm kháchhàng này Dé thực hiện được một thanh toán, hệ thống thẻ phải kết nối vớingân hàng của chủ thẻ (ngân hàng phát hành) và ngân hàng của tổ chức chấpnhận thẻ (ngân hàng thanh toán) Hệ thống thanh toán thực hiện thu phí của
hai ngân hàng phát hành và thanh toán khi thực hiện thanh toán cho người
lưỡng diện điều phối nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, những người cần nhau theo một cách nào đó Tuy nhiên, thiếu sót chính của định
nghĩa này là nó quá rộng Vì đôi khi, không rõ liệu một công ty có phải là
trung gian kết nối của thị trường lưỡng diện (trung gian/nén tảng lưỡng diện) hay chỉ đơn thuần đảm nhận vai trò trung gian như trong thị trường truyền
thống Hagiu (2007) nói rằng sự khác biệt chính giữa hình thức trung gian của
thị trường cô điển - mà thường được gọi là thương nhân và nền tảng lưỡng
diện là: các thương nhân thuần túy, bằng cách chiếm hữu hàng hóa của ngườibán, kiểm soát hoàn toàn đối với hàng hóa của họ và bán cho người tiêu dùng
Ngược lại, các trung gian lưỡng diện hoàn toàn để lại quyền kiểm soát đó cho người bán và chỉ cần xác định quyền truy cập của người mua và người bán (hoặc giao dịch) thông qua nên tang Hagiu (2007) đã đóng góp lớn vào sự
phân biệt này băng cách nhân mạnh sự liên quan của việc chú ý đên các
11
Trang 25quyền kiểm soát đối với hàng hóa được giao dịch Cái nhìn sâu sắc này rất cần thiết khi phân loại các doanh nghiệp thành các trung gian (hay nền tảng)
lưỡng diện vì nó thúc đây sự chú ý từ giá cả đối với các quyền kiểm soát Cụthể, tác giả đã đề xuất một định hướng kinh doanh lưỡng diện dựa trên hai đặcđiểm: (1) Doanh nghiệp lưỡng diện cho phép tương tác trực tiếp giữa hai hoặcnhiều bên; (2) Mỗi bên liên kết với trung gian (hay nền tảng) nhiều mặt(Muti-sided platform - MSP) Bên cạnh đó, bởi sự tương tác trực tiếp, Hagiuand Wright (2015) hàm ý hai bên (ví dụ A và B) đều giữ quyền kiểm soát các
điều khoản quan trọng của sự tương tác, trái ngược với việc chỉ bên trung gian lay quyền kiểm soát Tương tác trực tiếp giữa hai bên khiến các trung gian
lưỡng diện khác các đại lý — trung gian ban hang hoá (dịch vụ) giữa A và B
hoặc các công ty sở hữu hay hợp tác trực tiếp (V.I) với một bên và bán hànghoá (dịch vụ) cho bên B Các trung gian lưỡng diện cũng khác với một doanhnghiệp mua hàng từ nhà cung cấp đầu vảo, qua quá trình sản xuất, bán hànghoá dịch vụ cho bên B Hình 1.1 minh họa sự khác biệt này.
12
Trang 26Hình 1.1 Sự khác nhau giữa MSP và các mô hình kinh doanh khác
Nguôn: Hagiu and Wright (2015)
Mặc dù vậy, các phương pháp định nghĩa phô biến nhất cho đến nay tập trung vào sự hiện diện của các nhóm quan trọng hoặc ảnh hưởng gián tiếp
(hiệu ứng mạng lưới) giữa hai hay nhiều nhóm khách hàng tham gia vào thị
trường (Caillaud and Jullien, 2003, Armstrong, 2006) Một cách tổng quát
nhất, thị trường lưỡng diện là nơi tồn tại trung gian kết nối hai (hay nhiều)
nhóm khách hàng băng cách cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ riêng biệt
cho mỗi nhóm, từ đó thu lợi nhuận thông qua kết nối này (Rochet and Tirole,2003) Trong mô hình kinh doanh lưỡng diện có sự tham gia của ít nhất bachủ thể: một doanh nghiệp trung gian tiến hành cung cấp hàng hóa dịch vụcho các nhóm khách hàng và ít nhất hai nhóm khách hàng có nhu cầu giao
dịch với nhau sử dụng hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp Trong
đó, doanh nghiệp trung gian nói trên được gọi là doanh nghiệp lưỡng diện.
Cần phân biệt giữa “doanh nghiệp lưỡng diện” và “thị trường” là nơi cácdoanh nghiệp lưỡng diện tiến hành hoạt động
13
Trang 27Nhìn chung, đại đa số các học giả đều thừa nhận rằng chưa có một định nghĩa chính xác nào được chấp nhận rộng rãi về TTLD Nhưng nhìn chung,
TTLD gồm ba đặc trưng chính:
* Một nền tảng cung cấp các dịch vụ riêng biệt cho hai phía của thị trường
* Người dùng có lợi từ sự tham gia của người dùng ở phía bên kia của thị trường.
+ Nền tảng quyết định giá trên cả hai mặt của thị trường
1.1.1.2 Nghiên cứu hoạt động trên thị trường lưỡng điện
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu về thị trường lưỡng diện
đã xem xét vấn đề gia nhập cũng như các chiến lược mở rộng dé đạt được tiềm năng thị trường cần thiết Staykova và Damsgaard (2015) tiến hành
nghiên cứu đối với thanh toán di động (Mobile payment) và phát hiện ra rằng
cả chiến lược gia nhập và mở rộng đều đóng góp vào thành công của nềntảng Mặc dù nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động tiên phong có thể đạtđược lợi thế của người ổi trước, nhưng lợi thế cạnh tranh đã đạt được trước đó
có thê bị vô hiệu hóa bởi những người “theo dõi” nhanh nếu việc mở rộng của người đi đầu tiên không được thực hiện trong khoảng thời gian tối ưu Reuver
và Ondrus (2017) cũng đã áp dụng khuôn khổ phân tích thị trường lưỡng diện
để giải thích tại sao các nhà khai thác mạng di động có thể sẽ thua trận trong
hệ sinh thái thanh toán di động Họ phát hiện ra rằng ngoải sự vượt trội vềcông nghệ, hiệu ứng mạng lưới và sự tin tưởng vào các nhà cung cấp nên tảng
có thê đóng những vai trò quan trọng Còn White va Weyl (2012) thì cho rang chủ sở hữu công nghệ tốt hơn phải có hai điều kiện tiên quyết dé thay thé một người đương nhiệm và dé tránh thất bại trong việc ra mắt Đầu tiên, nên tang phải được vốn hóa tốt dé có thé trợ cấp cho người tiêu dùng Thứ hai, nó phải
đủ tinh vi dé quan lý sự phối hợp/tương tác của người tiêu dùng ở hai phía của
thị trường Ngoài ra, Belleflamme và Toulemonde (2004) nghiên cứu các ưu
14
Trang 28đãi của một công ty độc lập để ra mắt dịch vụ nền tảng mới trong hai kịch
bản: Khi không có dịch vụ trước đó và khi có một công ty đương nhiệm đang
cung cấp dich vụ Trong kịch ban đầu tiên, người bán va người tiêu dùng phảigiao dich trên nền tảng nay vi không có nơi nao khác dé giao dịch Do đó, nềntảng có thể hưởng lợi từ thặng dư của cả người bán và người mua Vì vậy,trong trường hợp này, bắt đầu một thị trường mới luôn là một chiến lượcchuyên nghiệp Trong kịch bản thứ hai, nền tảng phải trợ cấp hoặc giảm giá
cho khách hàng ở một bên của thị trường dé thu hút họ va, băng các mạng
lưới, thu hút các khách hàng ở phía bên kia.
Các nên tảng hay trung gian lưỡng diện đều có mô hình kinh doanh cụ thé của nó Rochet và Tirole (2003) chỉ ra rằng các trung gian này nên chú ý
đến mô hình kinh doanh của chính nó, tức là làm thế nào để phối hợp tất cả
các bên dé tạo ra lợi nhuận tổng thé Filistrucchi và cộng sự (2014) lập luận
rang trong thị trường lưỡng diện, thử nghiệm SSNIP (“small significant
non-transitory increase in price test” — thử nghiệm tăng một lượng nhỏ trong gia)
không thé được áp dung ở dạng truyền thống Mặc dù, logic tương tự dưới thử nghiệm truyền thống có thé được mở rộng sang thị trường lưỡng diện, thử nghiệm cần được thiết kế lại để tính đến tính chất “hai mặt” của thị trường Nguyên nhân là do nhu cầu liên quan đến hai phía của thị trường: việc tăng
giá ở một bên của thị trường có liên quan đến lợi nhuận ở thị trường kia Hơnnữa, trong một thị trường lưỡng diện thường có hai mức giá đối với hai nhómkhách hàng và giá tôi đa hóa lợi nhuận là phụ thuộc lẫn nhau, không rõ liệu
doanh nghiệp lưỡng diện chỉ nên tăng giá ở một bên khách hàng, cả hai bên
hay một kiểu phối hợp nào khác
Ngoài ra, các nghiên cứu về mô hình kinh doanh cũng tập trung vào các yếu tô định hướng của doanh nghiệp dé củng cố các hiệu ứng mạng lưới dé làm tăng lợi thế cạnh tranh của nền tảng; chăng hạn như giá cả (Rochet và
15
Trang 29Tirole, 2003), thời điểm nhập hang (Zhu và Iansiti, 2012), và chất lượng sanphẩm (Zhu và Iansiti, 2012) Ngoài ra, Dou và cộng sự (2016) đã nghiên cứucác chiến lược đầu tư của các nền tảng lưỡng diện Kết quả cho thấy khi chỉphí đầu tư cận biên thấp hơn một giá tri tới hạn nào đó thì mức đầu tư tối đa làhiệu quả nhất, và khi chi phí đầu tư cận biên cao hơn giá trị tới hạn thì giảmmức dau tư là lựa chọn tối ưu Wang và cộng sự (2017) đã lay thị trường xetaxi dé phân tích tác động của các quy định từ chính phủ đối với cạnh tranh
trong thiết lập của thị trường lưỡng diện được đặc trưng bởi hiệu ứng mạng lưới trong kỷ nguyên trực tuyến và trực tiếp (O2O) Kết quả cho thấy tác động của việc điều chỉnh giá phần lớn phụ thuộc vào quy mô dân số (số lượng người dùng) ở cả hai bên Trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp nền tảng
cần đầu tư mạnh để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn (Wang và Lai,2020).Tuy nhiên, các nghiên cứu về chiến lược này có quan điểm một chiều
và chưa điều tra về cách các tương tác người dùng từ nhiều phía của nền tảng
phát triển linh hoạt theo thời gian (McIntyre va Srinivasan, 2017) Ngoài ra,
các nghiên cứu trước đây cũng không thảo luận về những yếu tô dựa trên bối cảnh nào xác định sức mạnh của hiệu ứng mạng lưới Do vậy, dé hiểu rõ hơn tác động của hiệu ứng mạng lưới đối với sự cạnh tranh giữa các nền tảng, các nghiên cứu bồ sung là cần thiết (Siciliani và Giovannetti, 2019).
1.1.2 Tài liệu trong nước
Các nghiên cứu trong nước về thị trường lưỡng diện còn tương đối ít
Nghiên cứu tiêu biểu có thể kế đến như: “Kinh doanh lưỡng diện và một số
van dé liên quan đến pháp luật kinh doanh” (Trương Trọng Hiếu va cộng sự,2016) Nhóm tác giả trong đã trình bày lịch sử phát triển của thị trường lưỡng
diện trên thế giới Thị trường lưỡng diện thời sơ khai xuất hiện với các hình thức như mai mối, môi giới bảo hiểm, cho đến thời điểm hiện nay, khi công nghệ bắt đầu trở nên phô biến, các mô hình kinh doanh lưỡng diện bắt đầu mở
16
Trang 30rộng như các thiết bị nghe nhạc số, san giao dịch điện tử, hệ thống thanh toán.
Bên cạnh đó, bai nghiên cứu cũng đưa ra các mô hình điển hình của thị
trường lưỡng diện như Google hoạt động như một trung gian giữa người dùng
và các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo hay các trang mạng xã hội, truyền
hình miễn phí, báo chí Bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng pháp luật
cạnh tranh tại Việt Nam về thị trường kinh doanh lưỡng diện Theo đó, tạiViệt Nam, có quy định pháp luật cạnh tranh về xác định thị trường liên quan
tại khoản 5 và khoản 7 điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP Quy định này
về cơ bản là đã tiếp thu các pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thé giới
và tập trung vào việc xác định một mức tăng lên hợp lý của giá cả và xác định
một ty lệ khách hàng nhất định sẽ thay đổi nhu cầu sử dung đủ dé đại diện cho
nhu cầu thị trường Tuy nhiên, quy định này chưa áp dụng được đối với doanhnghiệp kinh doanh lưỡng diện Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra đề xuất cho các cơquan chức năng cần nghiên cứu dé đưa vào pháp luật cạnh tranh quy định về thi
trường lưỡng diện và các công cụ phù hợp dé điều chỉnh hoạt động cạnh tranh,
tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho sự hoạt động của các doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Phan Thu (2019) trong nghiên cứu “Kinh doanh lưỡng diện
và sự phát triển của dịch vụ thanh toán di động tại Việt Nam” đã đưa ra các
khái niệm cơ bản liên quan đến thị trường lưỡng diện như là kinh doanh
lưỡng diện và dịch vụ thanh toán di động Nhóm tác giả cũng phân tích hiệu
ứng mạng lưới và cấu trúc giá của kinh doanh lưỡng diện Theo đó, doanhnghiệp lưỡng diện giảm giá đối với nhóm khách hàng, tạo ra hiệu ứng mạnglưới gián tiếp mạnh hơn và định giá cao hơn cho khách hàng ở phía bên kia
Kết quả cho thấy bài toán tìm kiếm khách hàng và lợi nhuận trong trường hợp nay là việc định giá thấp hơn chi phí biên cho nhóm khách hàng tạo ra hiệu
ứng mạng lưới mạnh dé thu hút nhóm nay tham gia vào giao dich, từ đó thu
hút nhóm khách hang còn lại với mức giá cao hơn, dé bù đắp chi phí bỏ ra
17
Trang 31trước đó và thu lợi nhuận Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng thị
trường kinh doanh lưỡng diện tại Việt Nam.
1.2 Tổng quan nghiên cứu về thanh toán không dùng tiền mặt
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt là một cụm từ chung để chỉ dịch vụ thanh toán bằng các hình thức khôngdùng tiền mặt khác nhau như giao dịch qua ngân hàng (séc, ủy nhiệm thu,
chi ), dùng thẻ ngân hàng (bao gồm cả thẻ tin dụng, thẻ ghi nợ), thanh toán
di động (Mobile banking), ví điện tử v.v.
1.2.1 Tài liệu nước ngoài
Các nghiên cứu về thanh toán không dùng tiền mặt được tập trung nghiên cứu về mức độ phổ biến và sự gia tăng của thanh toán không dùng
tiền mặt Từ những năm 1986, nghiên cứu của Fox (1986) đã khang định rằngviệc sử dụng thanh toán điện tử tiếp tục gia tang do tính tiện lợi, an toàn và
phương thức thanh toán nhanh chóng Theo Hoofnagle và cộng sự (2012),
thanh toán qua các thiết bị không dây như điện thoại di động mang lại nhiều
tiện lợi hơn, giảm phí giao dịch và tăng tính bảo mật cho thanh toán Hệ thống thanh toán này cũng giúp các doanh nghiệp thu thập thông tin hữu ích vềkhách hàng và việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn Thêm vào đó, Thirupathi
và cộng sự (2019) cho rằng thanh toán không dùng tiền mặt mang lại những
lợi ích thanh toán nhanh chóng, tránh mang theo tiền mặt, tiết kiệm thời gian,thanh toán an toàn cao, nhận chiết khấu và ưu đãi và nạp tiền dé dang hơn.Paunov và Vickery (2006) thì nhận thay kha năng ứng dụng của các hệ thốngthanh toán di động khá rộng rãi do sự phát triển vượt bậc và sự thâm nhập
mạnh mẽ của các thiết bi di động so với các cơ sở hạ tang viễn thông khác Bezhovski (2016) cho rằng khách hàng đang ngày càng sử dụng các phương thức thanh toán di động cho các giao dịch mua hàng trực tuyến thông thường
và mua hàng tại chỗ Công nghệ tiên tiến ngày càng phát triển hỗ trợ các giao
18
Trang 32dịch di động và tăng tính minh bạch và thuận tiện, niềm tin và thói quen sử
dụng các hệ thống thanh toán di động của người tiêu dùng cũng tăng lên, đặc
biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và bán lẻ Nghiên cứu này cũng cho thấy các
hệ thống thanh toán di động sẽ được tích hợp tốt hơn với cơ sở hạ tầng tảichính và viễn thông hiện tại, tăng cường khả năng tương thích với nhiều
người dùng, khắc phục các van đề về bảo mật và quyền riêng tư, tạo điều kiện
cho việc áp dụng nhanh hơn các phương thức thanh toán điện tử và thúc đây
thị trường thanh toán di động ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó là các nghiên cứu để đi sâu phân tích vai trò của thanh
toán không dùng tiền mặt như theo Drigă và cộng sự (2016), việc thay thế tiền
mặt bằng các thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa kinh tế quan trọng và
có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của các giao dich không dùng tiền
mặt và tăng trưởng kinh tế do một cơ sở hạ tầng thị trường thanh toán đầy đủcho phép giảm chỉ phí lưu thông tiền Trong thời gian tới, các giao dịch không
dùng tiền mặt sẽ hấp dẫn và hiệu qua hơn dé thúc day quá trình chuyên dịch
sang thanh toán kỹ thuật số Ngoài ra, Hasan và cộng sự (2012) đã chỉ ra mối
quan hệ cơ bản giữa việc áp dụng thanh toán bán lẻ điện tử và tăng trưởng
kinh tế nói chung trên 27 quốc gia Châu Au từ giai đoạn 1995-2009 Cụ thé,việc chuyên sang thanh toán bán lẻ điện tử hiệu quả sẽ kích thích tăng trưởng
kinh tế, tiêu dùng và thương mại nói chung Tuy nhiên, tác động của thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, chuyên khoản và thanh toán séc đối với
nên kinh tế là tương đối thấp Tương tự, một số nhóm tác giả cũng cho rằng
việc áp dụng thanh toán điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
và thương mại; thúc day tiêu dùng của nền kinh tế (Oyewole và cộng sự,
2013; Zandi và cộng sự, 2013) Hơn nữa, việc áp dung giao dịch điện tử là
cần thiết cho sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và giảm gian lận liên quan đến tiền mặt, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế
(Mieseigha và Ogbodo, 2013).
19
Trang 33Đặc biệt, đã có những nghiên cứu về dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt trong trong thiết lập thị trường lưỡng diện Nghiên cứu của Baxter (1983) về
bản chất hai mặt của dịch vụ thẻ tín dụng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều
học giả thực hiện nghiên cứu về dịch vụ thanh toán (payment service) dưới
góc độ thị trường lưỡng diện Theo đó, hiệu ứng mạng lưới đã trở thành trung
tâm của các tài liệu này Trước hết, hiệu ứng mạng lưới giữa các nhóm khách
hàng của doanh nghiệp lưỡng diện có nghĩa là: giá trị mà một nhóm khách
hàng nhận thấy từ doanh nghiệp lưỡng diện tăng lên cùng với sự gia tăng số
lượng của nhóm khách hàng còn lại (Rochet và Tirole, 2002; 2006) Một
trang web tìm kiếm sẽ giá trị hơn trong mắt các nhà quảng cáo nếu nó có khảnăng thu hút được một số lượng lớn người truy cập và ngược lại (khi quảng
cáo có liên quan đến nhu cầu của người dùng Trong một hệ thống thanh toán
không dùng tiền mặt, hai nhóm tác nhân kinh tế khác nhau tương tác thôngqua một nền tảng hoặc liên nhóm trung gian quản lý; trong đó số lượng chủthẻ - người tiêu dùng chấp nhận một phương thức thanh toán KDTM nào đótăng lên cùng với số lượng cơ sở (bán hàng) chấp nhận nó (và ngược lại) (Bin
và công sự, 2019) Ví dụ, đối với hệ thống thanh toán bằng thẻ (hình 1.2),
Rochet và Tirole (2002) đã chỉ các bên tham gia bao gồm: (1) Tổ chức thẻ
quốc tế: là đơn vị đứng dau quan lý mọi hoạt đồng và thanh toán thẻ trongmạng lưới của mình - chăng hạn như Visa, MasterCard; (2) Chủ thẻ
(Cardholder) - là những cá nhân hoặc người được ủy quyền sử dụng thẻ để chỉ trả thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ; (3) Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant): là các đơn vị cung ứng hang hóa, dịch vụ ký hợp đồng với ngân hàng về việc chấp nhận thẻ thanh toán như mét phương tiện thanh toán.(4)
Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer): là ngân hàng được tổ chức thẻ quốc tế hoặccông ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của tô chức và cổng ty
này; (5) Ngân hàng thanh toán (Acquirer): là ngần hàng chi lam chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và ngần hàng phát hành thẻ.
20
Trang 34Hình 1.2 Mỗi quan hệ giữa các bên trong hệ thống thanh toán bằng thẻ
Nguôn: Rochet và Tirole (2002)
Trong đó:
C¡; Ca lần lượt là chi phí (Net cost) mà ngân hang phát hàng, ngân hang
thanh toán phải chịu
a: Phí hoa hồng mà ngân hàng thanh toán trả cho Ngân hàng phát hàng
(interchange fee) Mức phí nay do các trung gian quy định.
m: Mức chiết khau/giam giá của cơ sở chấp nhận thanh toán (merchant
discount)
f: Phí chủ thẻ trả cho ngân hang phát hành (Customer fee).
Ngoài ra, Chaix và Torre (2011) cũng chỉ ra và phân tích bốn mô hìnhhoạt động của thanh toán di động (Mobile payment), bao gồm:
(1) Mô hình ngân hàng là trung tâm (Bank Centric model): sự liên kết
của các ngân hàng là nút trung tâm của mô hình, quản lý các giao dịch và
phân phối quyền sở hữu được thé hiện qua hình 1.3.
Mô hình này (mô hình ngân hàng làm trung tâm) có thể được coi là một
sự tiễn hóa của mô hình thanh toán băng thẻ Ngân hàng cung cấp cho khách
21
Trang 35hàng (Customer) cách thanh toán mới (sử dụng điện thoại di động thay vì quet
thẻ) Cơ sở chấp nhận thanh toán — Merchants thường không phải là khách hàng
của cùng một ngân hàng so với khách hàng (người thực hiện thanh toán) Do đó,
các ngân hàng đối tác của hệ này cũng phải trả phí cho nhà khai thác liên quanđến hoạt động này tại hình 1.3 Phương thức thanh toán sử dụng ứng dụng
Mobile banking có tích hợp mã quét QR, hay sử dụng ứng dụng Samsung Pay
của các ngân hàng tại Việt Nam là điển hình cho mô hình này, trong đó, các
ngân hàng hợp tác chặt chẽ với VN Pay (công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán
Việt Nam) và công ty Samsung Vina dé cung cấp dịch vụ
Ngân hàng của Cam kết
Hình 1.3 Mỗi quan hệ giữa các bên trong mô hình Bank Centric
Nguồn: Chaix và Torre (2011)
(2) Mô hình nhà điều hành là trung tam (Operator Centric model): cùngmột kịch bản như trên nhưng nhà điều hành điện thoại giữ vai trò chiến lược;
(3) Mô hình hợp tac (Collaborative model): trung gian tài chính và nhađiều hành điện thoại cộng tác trong các nhiệm vụ quản lý và chia sẻ hợp tác
các quyền sở hữu;
(4) Mô hình nhà cung cấp dịch vụ độc lập (Independent Service
Provider): trong mô hình này, một bên thứ ba của hoạt động là trung gian độc
lập và trung lập giữa các hãng điện thoại và tổ chức tài chính
22
Trang 36Đối với mô hình này, bên thứ ba khác với ngân hàng, nhà điều hành
điện thoại, đóng vai trò trung gian giữa ngân hàng, nhà điều hành di động, các
cơ sở bán hàng và người tiêu dùng Các công ty Internet là những ứng cử viên
lý tưởng để can thiệp như ISP (Nhà cung cấp dịch vụ độc lập) cho kinhnghiệm trước đó của họ với chuyền tiền và tổ chức các trang web thương mạiđiện tử Google pay hoặc PayPal là điển hình của mô hình này trong nhữngnăm gan đây Ngoài ra, có thể kế đến các nghiên cứu của Rochet va Tirole
(2002) phân tích sự hợp tác của các bên tham gia cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán ở các thị trường lưỡng diện; cung cấp một khuôn khổ chung về cạnh
tranh giữa các trung gian trong thị trường lưỡng diện Tác giả cũng đã xây
dựng mô hình giả định rằng số lượng các giao dịch của các trung gian thanh
toán tăng tương ứng với số lượng cơ sở chấp nhận thẻ và số lượng chủ thẻ.Dựa trên dit liệu hàng năm từ 1981 đến 2001 đối với Visa, tác giả đã xâydựng một mô hình hồi quy đơn giản cung cấp một số hỗ trợ cho giả định này.Theo Baxter (1983) cho rằng tong nhu cau vé dich vu thé tin dụng được xác
định theo nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ sở chấp nhận thẻ; tổng chi phi cho dịch vụ thẻ tin dụng bao gồm chi phí của ngân hàng phát hành và thanh toán (Issuer and acquirer costs) Giá cân bằng và số lượng dịch vụ thẻ tin dụng xảy ra khi nhu cầu chung về dich vụ thẻ bằng chi phí chung của việc cung cấp các dịch vụ đó Vì chi phí của người mua và người phát hành và nhu cầu của người tiêu dùng và người bán thường không đối xứng, phí trao đổi
nhiều khả năng sẽ không bằng 0 Hơn nữa, việc xác định phí trao đôi dựa trênchi phí có thé không dẫn đến phí trao đổi tối ưu xã hội khi người tiêu dùng va
người bán yêu cầu dịch vụ thẻ tín dụng khác nhau Schmalensee (2002) mở rộng phân tích của Baxter bằng cách xem xét các tô chức phát hành và thanh toán có quyên lực thị trường Tác giả hỗ trợ kết luận của Baxter rằng phí trao đổi cân bằng chi phí và nhu cầu đối với dich vụ thẻ tin dụng va phí trao đổi tối
23
Trang 37ưu xã hội không có khả năng bang không Nghiên cứu của James và Zhu
(2008) phân tích các yếu tô kinh tế của thị trường thẻ thanh toán liên quan đến
mức phí, sự chấp nhận va sử dụng thẻ Kết quả chỉ ra rằng khi chi phi chodich vụ thẻ giảm đi dẫn đến sự gia tăng của mức trao đôi trên một giao dịch
mà ngân hàng trả cho các cơ sở chấp nhận thẻ (Interchange fee) Khi chi phínày giảm, giảm mức phí đối với chủ thẻ và tăng mức phí cho cơ sở chấp nhậnthẻ nhằm tăng mức cầu và lợi nhuận
Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các trung gian cùng khai thác dịch vụ thẻ
thanh toán đặt ra các vấn đề quan trọng về mức giá/phí đối với mỗi nhóm
khách hàng Nghiên cứu của Chakravorti và Roson (2006) xây dựng một mô hình cạnh tranh với ba bên tham gia: nhà khai thác mạng thanh toán (trung
gian); người tiêu dùng (chủ thẻ) và cơ sở chấp nhận thẻ, từ đó chỉ ra các tác
động của cạnh tranh giữa các trung gian lên phúc lợi của khách hàng và cơ sở
chấp nhận, lợi nhuận của các trung gian và tỷ lệ của người tiêu dung và cơ sởchấp nhận Lợi nhuận của các trung gian sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng cao
Tỷ lệ (số) người tiêu dùng và cơ sở chấp nhận thẻ phụ thuộc vào sự khác biệt
về lợi ích Guthrie và Wright (2003) xây dựng một mô hình cạnh tranh giữa các trung gian cùng cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán Tác giả giả định chỉ phí cho mỗi giao dịch cho cả người tiêu dùng và cơ sở chấp nhận và lợi nhuận
của mỗi trung gian (nhà cung cấp) là giỗng hệt với đối thủ cạnh tranh Kết quachỉ ra răng khi người tiêu dùng nắm giữ một thẻ, sự cạnh tranh giữa các trunggian không làm giảm đi phí giao dịch Tuy nhiên, nếu một số người tiêu dùng
có thể giữ nhiều thẻ, phí giao dịch cân bằng sẽ thấp hơn nếu nhà cung cấp là
độc quyên Qua đó, bài viết chỉ ra tại thị trường lưỡng diện đối với thẻ tín
dụng, nếu nhà cung cấp/ngân hàng có những yếu tố, chiến lược độc quyên thì lợi nhuận sẽ thu được nhiều hơn so với nhà cung cấp khác Wright (2002) tập trung vào câu hỏi tại sao người bán hàng chấp nhận thẻ tín dụng trong một mô
24
Trang 38hình cạnh tranh giữa những người bán Với giả định, nhu cầu của người tiêu
dùng co giãn theo giá, phí tham gia của người bán hàng băng 0, tác giả thấy
rằng những người/cơ sở bán hàng đang cạnh tranh sẽ chấp nhận thẻ tín dụng
vì họ kiếm được lợi nhuận cao hơn Kết quả này cũng dẫn đến người tiêudùng sẵn sàng trả nhiều hơn cho hàng hóa, khi họ có khả năng mua bằng thẻ
tín dụng.
1.2.2 Tài liệu trong Hước
Nguyễn Thị Mỹ Xuyên (2012) đã phân tích các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt như thanh toán bằng séc, thanh toán bang ủy nhiệm chihoặc lệnh chi, thanh toán băng ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ thanh toán Tácgiả cũng cho rằng trình độ hiểu biết của tầng lớp dân cư và sự hạn chế của cáccác phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã gây ra nhiều khó khăn
cho thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ÁChâu - Chi nhánh Tây Ninh Nghiên cứu của Đỗ Thị Lan Phương (2014) chorằng mặc dù các dịch vụ hiện đại như ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng
qua điện thoại di động và ví điện tử ngày càng được các ngân hàng thương
mại chú trọng nhưng tỷ trọng các giao dịch không dùng tiền mặt vẫn chưa cao
do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, sự hạn chế của các chính sách
phí liên quan đến quá trình sử dụng thẻ cũng như hạ tầng kỹ thuật Tương tự,
Lê Hữu Hung (2021) cho răng thanh toán dùng tiền mặt vẫn là thói quen cố hữu của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay, do đó để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán và chuyển sang
thanh toán không dùng tiền mặt thì cần phải có những đòn bay chính sách va
sự tham gia của truyền thông, nhất là trong bối cảnh đại địch Covid đang diễn
ra ngày một phức tạp và khó lường.
Văn Tạo (2009) đã chỉ ra thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở
Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều
được trả lương bằng tiền mặt, các hộ kinh doanh gia đình cũng đều sử dụng
25
Trang 39tiền mặt dé chi trả Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở pháp lý còn thiếu đồng bộ,
chưa hoàn thiện; cơ sở hạ tang về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu vềthanh toán không dùng tiền mặt Trịnh Thanh Huyền (2012) đã phân tích thựctrạng sử dụng, tỷ trọng và xu hướng phát triển đối với các phương thức thanhtoán chủ yếu là séc, Internet banking, Mobile banking, ví điện tử, PayPal,
trong đó thẻ thanh toán có xu hướng phát triển mạnh nhất trong thời gian tới Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng công nghệ trên các phương diện
như phần mềm ứng dụng, đường truyền thanh toán và tốc độ thanh toán Đây
được coi là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển an toàn và hiệu quả
của hoạt động thanh toán Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền(2017) khi nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng Thương mại Cô phan Công thương Việt Nam — chi nhánh
Thanh Xuân” đã đưa ra một số đánh giá đối trong việc phát triển dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngàymột đa dạng, phong phú, có nhiều tiện ích mới, đáp ứng nhu cầu của từngnhóm khách hàng, chất lượng cũng được nâng cao với quy trình thanh toánmột cửa giúp giảm thiêu tối đa thời gian giao dịch, đảm bảo an toàn chính
xác, mức phí áp dụng hợp lý cùng chương trình chăm sóc khách hàng hiệu
qua, tăng cường ứng dung tin học trong hoạt động thanh toán nhằm đảm baotính an toàn, chính xác và thuận lợi Bên cạnh những tiến bộ, hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh vẫn có những hạn chế như thịphần thấp, sản phâm dịch vụ chưa mang tính đột phá mà vẫn còn dựa trên kết
quả triển khai của các NHTM khác, chất lượng phục vụ về một số nghiệp vụ thanh toán chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phí dịch vụ chưa khuyến
khích, thu hút khách hàng Thanh Bình và Hoàng Oanh (2021) đã nghiên cứu
về thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công tại Việt Nam và chothay những kết quả tích cực như thu chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước
đã giảm mạnh, các dịch vụ công như điện, xăng, dâu, viện phí, học phí và
26
Trang 40truyền hình cáp cũng được tập trung phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Từ đó, tác giả cũng đưa các giải pháp để phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công về hành lang pháp lý và cơ chế, cơ
sở hạ tầng, và sự chỉ đạo của các bên liên quan
1.3 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Hầu hết các nghiên cứu về việc áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đều tập trung vào phía người tiêu dùng Việc hiểu rõ hành vi lựa chọn của người tiêu dùng đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là điều quan trọng để cải thiện dịch vụ nhằm nâng cao ý định chấp
nhận hay sử dụng người tiêu dùng (Wang và Lai, 2020) Một số nghiên cứucũng đã tích hợp các lý thuyết như lý thuyết về hành vi hợp lý (TRB), lýthuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991) và lý thuyết lựa chọn rờirạc (Louviere và cộng sự, 2010) để xây dựng các mô hình nghiên cứu phù hợp
với việc khám phá hành vi lựa chọn của người tiêu dùng đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (Liébana-Cabanillas và cộng su, 2014;
Oliveira va cộng sự, 2016; Schierz và cộng sự, 2010; Yang và cộng sự, 2012).
Trong đó đề tài áp dụng lý thuyết lựa chọn rời rac dé nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với dich vụ thanh toán
không dùng tiền mặt
Cụ thể, lý thuyết lựa chọn rời rạc được dựa trên tảng lý thuyết hành vilựa chọn các khả năng rời rạc (Discrete Choice Theory - DCT), gọi tắt là lýthuyết lựa chọn Lý thuyết này được phát triển từ lý thuyết hành vi người tiêu
dùng của Lancasters (1966) và lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên (Random
utility theory — RUT) của Thurstone (1927).
Lý thuyết của Lancasters (1966) cho rằng độ thỏa dụng xuất phát từ phẩm chất sản phẩm mang lại thay vì số lượng sản phẩm được tiêu dùng.
27