1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam

195 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

PHÙNG THỊ THU HƯƠNG

LUẬN ÁN TIEN SĨ TÀI CHÍNH NGAN HÀNG

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TE

PHUNG THI THU HUONG

Chuyén nganh: Tai chinh - Ngan Hang

Mã số: 9340201.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ TÀI CHÍNH NGAN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Phạm Thị Hoang Anh2 TS Nguyễn Phú Hà

Hà Nội, 2024

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Luận án “Nghiên cứu các nhân to anh hưởng đến quyết địnhtham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam ” là công trình nghiêncứu của riêng cá nhân tôi, chưa được công bồ trong bất cứ một công trình nghiên cứunào của người khác Tất cả các nội dung tham khảo sử dụng trong luận án đều được

trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.

Hà Nội, ngày 23 thang 1 năm 2024Tác giả luận án

Phùng Thị Thu Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận đượcsự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốcgia Hà Nội, Khoa Tài chính Ngân hàng cũng như Phòng Đào tạo đã tạo mọi điều kiệntốt nhất cho tôi trong quá trình học tập tại trường cũng như việc hoàn thành luận án.

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ này.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đinh Thị ThanhVân, TS Phạm Hùng Hiệp, TS Lê Hồng Thái, PGS TS Nguyễn Đăng Tuệ, TS.

Soyoung Lim, GS TS Hongjoo Jung Không có sự ủng hộ, hỗ trợ, hướng dẫn, và

đồng hành của các thầy cô thì có lẽ tôi đã không thể hoàn thành luận án này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai giảng viên hướng dẫn khoa học

của tôi là PGS TS Phạm Thị Hoàng Anh và TS Nguyễn Phú Hà đã luôn tận tình

quan tâm và hướng dẫn dé tôi có thé trưởng thành hon trong quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận án này Đối với tôi, được đồng hành cùng người hướng dẫn khoa

học, không chỉ là người thầy, người cô, mà còn là người chị, cùng với những kiến

thức và kinh nghiệm được sẻ chia trong cuộc sống, giúp tôi có động lực và tự tin vào

chính bản thân mình.

Đồng thời, tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới các khối cơ quan, ban ngành vàđại diện các doanh nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu

nghiên cứu.

Tôi cũng xin dành lời yêu thương và chân thành tới những người thân trong gia

đình, đặc biệt là bố mẹ hai bên, chồng tôi cùng hai con vì đã luôn đồng hành, hỗ trợvà động viên tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện nghiên cứu sinh.

Trong quá trình thực hiện luận án sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôirất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý và những người

quan tâm để có thể hoàn thiện nghiên cứu của mình tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 23 tháng I năm 2024Tác giả luận án

Phùng Thị Thu Hương

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 55-52 5E2E221221121121112112T1221121.E1 211tr

DANH MỤC TU VIET TAT TIENG WIỆT -©-222<22++EE22EE22EE22212222221221222Xe2 iDANH MUC BANG ovvcescssssssessessesssessesscsssssssesssssssssssssissssussssssesisssisssesietsessessuesseeees ivDANH MỤC BIEU DÔ ©22 5< 2E22E22E12E122112112112112112121121121212121 xe v

DANH MỤC CAC HINA oeccesscsscesssesscsssesssevssessesssevssevsesssesssesssessesssesasetieessesavesavesseeess vi

MO DAU oovceecescsssessesssessessesssssessessesssesssssessssssssssitssesssssesiesiessssstiesietsessissiesiessesseeseen 1

CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU VE CÁC NHÂN TÔ ANH HUONG DEN

QUYET ĐỊNH THAM GIA BAO HIEM HUU TRÍ TU NGUYỆN - 81.1 Nghiên cứu về các nhân tổ anh hưởng đến ý định và quyết định tham gia

,10.7127/PEEnn77Ẽ7Ẽ7Ẽ 8

1.2 Nghiên cứu về bảo hiểm ÏiwH tÍ - 25-522 52222x‡2Et‡EE2EEE2221222122112212212222 xe 131.3 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu

88/42/2, eee cee eect eee -4Ai1Ăđ5Z5 17

1.4 Khoảng trồng nghién Cleti ccccccccccccescesessesseessessesssssssssessessesssssessessessesssesseseesseease 19

TOm tet ChUONg 0m na neee-«á 22

CHUONG 2 CƠ SỞ LY THUYET NGHIÊN CUU CÁC NHÂN TỐ 23

ANH HUONG DEN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIEM HƯU TRÍ 23

TỰ NGUYỆNN Ặ 5 3 1 2222222112111 E111 1111 e 23

2.1 Hệ thong hưu trí và bảo hiểm hưu trí tee H8MJỆN -5-5ccscccEcEcrxererered 23DAA HE hOmg WU tri trang a 232.1.2 Bảo hiểm hưu tri tue NQUyOncccccccccccccceccescesessessessessesessssssessessessessesssvssessesseees 282.2 Các lý thuyết nên tảng liên quan đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự

NQUYEN LH TH TH TH HH HH HH TH HH 37

2.2.1 Giả thuyết vòng AOL cceccccccceccccesessesessesessessessessessessessssessessessessesseasaessesseeseees 372.2.2 Lý thuyết về Hành vi người tiêu dùng occcccceccccccscescesvesessessessessessesessesessessesseees 392.2.3 Lý thuyết hành động hop lý ( Theory of Reasoned Action model — TRA) 40

Trang 6

2.2.5 Lý thuyết triển vọng (Prospect TH€OF) - 5e éE‡EkEESEES2E2EEEEererkered 432.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện 452.3.1 Nhận LHỨC án Hàng ng HT TT TH TH TH TH TH Hàng HH nh 45

2.3.2 Trach hide 16.08 066 nhe äa.a 48PT NI n-4 45 49

Pu n6 ố 50

2.3.5 Hành vỉ © NAL PHỦ FO cv cece eee eeceseeeeseecseeenseeenseecsseeseeenseeenseegs 52

2.3.6 Động cơ tiẾt KIC oo eeccccccecscssscsssesssesssessusssesssssssssusssssssessississssesisesitsssetsseseeeseess 53

2.3.7 Hig Diet ti NINN nan 54

Tóm tắt CHUONG 2 veccccsccscescsscssvessesessessessessessessessesessessessessessesssessessessessessesssstesessesseeees 56CHUONG 3 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỬU - c5c:2c5cccsccvvrsccvrrrree 573.1 Thiết kế nghiÊH CU ceecccccccccssccsscessesssesssesssesssssssssessusssssssssistisssessiesstsssesssessesseess 57

3.1.1 Quy trình nghién COU s-c c Sc tk SH TH kg kiện 573.1.2 Nội dung nghiÊH CỨN St SE SH SH TH 1k HH hy hy 57

3.2 Giả thuyết và mô hình nghién crt eccecceccccccescescssssssvessessessessessessessessessessesseesses 59

3.2.1 Phỏng van sâu chuyên gia về mô hình nghiên cứu đề xuất - 593.2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiÊH CHU ccecccccccceccseesvesesseessesessesseesees 60

3.3 Phương pháp thu thập dit liỆU th TT HH HH Hệ 64

3.3.1 Dữ VG SƠ CẤTD 52- S5 SE SE 221121121.21221 2111211 ererree 643.3.2 Dữ liệu thứ CẤp - 5c 5c SE EE2E112 1212112122111 ereree 67

3.4 Phương pháp phân tích Att lIỆU í c Sc SE vE SE * E1 1 1111 khay 683.4.1 Phuong pháp phân tích thống kê mô td c.ccccccccccecceccssssessessessesesessesessessesseesen ó83.4.2 Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - sec ó8Tóm tắt chương ©25- 5c 22221 22121112112112211211121121121121121211111221 ra 71

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CUUviscescesscssesscessessesssessessessesssessessessesssessessesseeane 72

4.1 Thực trạng hệ thống hur tri Viet NAM NNNNẼ 724.1.1 Tốc độ già hóa và cầu trúc độ tuổi của Việt Ngm S.Sc c5 22 2x 724.1.2 HE thong Natu tri ceececceccsccsccscessessesessessesessessessessessessessesessessessessessesssstssessesseesen 784.2 Thi trường bao hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Na «~.SẰ đó

Trang 7

4.2.1 Khung chính sách về bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam đó4.2.2 Các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam 89

4.2.3 Thực trạng thi trường bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam 93

4.2.4 Đánh giá chung về bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam 994.3 Két quả AO ÏƯỜNG 5c St EEEEEEEE21211211 1121121211111 11a 1044.3.1 Kết quả thong kê M6 tả - 52-5252 ESEÉEEEE 2112112111211 1044.3.2 Phương pháp mô hình phương trình cau trúc bình phương nhỏ nhất từng

phan (PLS Structural Equation Modeling — PLS-SEÌM) -¿-c-z5-s55+2 106

4.4 Thảo luận kết quả nghién ttt ccccccccescessssssescessessesssessessessesssessessesstsssessessesseeasen 115

AAD Ket sẽ ae 1164.4.2 Ket QUAD voecceccccescsscssvesvesessessessessessessessessssssessessessessesisssssssesevssesessesessessessees 118"` ?n‹(cr han nẽn.a 118[ƯN(CT.,.gaầ 120Tóm tắt chương 4 25: 5< 2522 22122112112112211221211211211121122121121 xe 122

CHƯƠNG 5 KHUYEN NGHỊ VÀ CHÍNH SÁCH -. -: cc5ccccccscccccec 123

5.1 Định hướng phat triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam 1235.1.1 Thay đổi về điều kiện và chính sách hưởng lương hưu cập nhật 2023 1235.1.2 Nhu cau về bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2028

"—— U 123

5.2 Khuyến nghị chính sách vcccccccscssccsscessessesssessessessesssessessessesssessessesstssessessesseeasen 1245.2.1 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp bảo hiểm -5c5ccccccerccsccet 124

5.2.2 Khuyến nghị đối với người đlÂN 5c SE 2E EEEEEEE1E1E121.1.Eerrki 1305.2.3 Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 55c ccccccscxerxererei 133KET LUAN 008A - ,Ô 139DANH MỤC CONG TRÌNH DA CONG BO CUA CUA TÁC GIA CO LIÊN QUAN

DEN NOI DUNG LUẬN AN Qi essssssessvessesssevssevssevsesssesssessesssesssesssessesssesssetsisssesssesess 142

18//20:/0804./oNnPnnẺẻ8Sa 143

[ri0000/01nGdtd:

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT TIENG VIỆT

TT Ky hiệu Nguyên nghĩa

I | BHHTTN Bảo hiểm hưu trí tự nguyện2 | BHHT Bao hiểm hưu trí

3 BHHTBS Bảo hiểm hưu trí bô sung4 | BHHTBB Bao hiém hưu trí bắt buộc

5 | BHXH Bao hiém xã hội

6 BHXHTN Bao hiểm xã hội tự nguyện7 ASXH An sinh xã hội

8 HTTN Huu tri tu nguyén

9 | BHNT Bảo hiểm nhân thọ

10 | BHYT Bảo hiểm y tế

II |BHYTBB Bao hiểm y tế bắt buộc

12 NLD Người lao động13 DN Doanh nghiệp

14 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm15 |NCT Người cao tuôi

Trang 9

DANH MỤC TU VIET TAT TIENG ANH

TT | Ký hiệu Nguyên nghĩa Tiếng Việt

1 AVE Average Variance Extracted Phuong sai trich trung binhPhan tich nhan t6 kha

2 CFA Confirmatory factor analysis ana toh, —

3 KMO Kaiser Meyer Olkin Hệ số kiêm định KMO

4 MSV Maximum Shared Variance Phương sai chia sẻ lớn nhất

Kiểm định độ tin cậy th

6 Outer loading Hệ số tải ngoài

1 HTMT Heterotrait-monotrait He so ty lệ đặc điểm di piệtđặc diém đơn nhat

8 VIF Variance inflation factor Hệ sô phóng đại phương sai

9 EFA Exploratory Factor Analysis | Phân tích nhân tố khám pha

Ph h lệ lâ x x

10 Bootstrapping Ons P ˆ 2P , ay mau nee

nhiên có lặp lại

Mô hình phương trình câ

Covariance-Based Structural ° im P mone num cau

11 | CB-SEM trúc dựa trên hiệp phươngEquation Modeling

; M6 hinh phuong trinh ca

Partial Least Squares Structural ° mee none nim a

12 | PLS-SEM trúc dựa trên bình phươngEquation Modeling Leap và A

tôi thiêu từng phân

15 TPB Theory of planned behaviour Ly thuyét hanh vi du dinh

16 Prospect Theory Ly thuyét trién vong

17 Loss Aversion Ly thuyét hanh vi so thua 16

18.| UNDP United Nations Development | Chuong trinh phat trién Lién

Programme hop quôc

International Lab

19.| ILO eee Oe Tổ chức Lao động Quốc tế

20 WB World Bank Ngân hàng Thé giới

21.Ì OECD Organization for Economic Tô chức Hợp tac và PhatCooperation and Development triển Kinh tế

li

Trang 10

TT | Ký hiệu Nguyên nghĩa Tiếng Việt

22.| PAYG Pay As You Go Cơ chế thực thu thực chi

Individual reti t

24 DB Defined Benefit Chương trình hưu " có mựchưởng xác định trướcCh trình hưu trí có mú

25 DC Defined Contribution mons ¬ wan co mụcdong xac dinh

Reti t Savings A t

26.| 401() etirement Savings Account) (5 hưu trí tur nhân 401(k)401(k)Reti ings A

27 | 403(b) etirement Savings Account) (5 hưu trí tur nhân 403(b)403(b)

28 Convenience Sampling Mau thuan tién

11

Trang 11

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1 Các biến được sử dụng trong mô hình -2- 2-2 2+ z+z++£x+zxzzeze 62

Bảng 4.1 Tổng quan về hệ thống hưu trí Việt Nam 2: 2 2 2+sz+x+£xecxeẻ 81

Bảng 4.2 Mức đóng góp của người sử dụng lao động và lao động Việt Nam và lao

động nước ngoài tại VIỆt Nam -.- c1 112111211111 1121111 111111111111 011 1 vn nếp 82Bảng 4.3 Mức bình quân tiền lương dựa trên thời gian đóng BHXH theo từng giai

¡050 :1-: BA 83Bang 4.4 Thông tin chung của khảo Sat c3 Sc 3211121131111 Ererrrrres 104

Bang 4.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy 2-52 25222 EEeEEEEEEEEEErrrrervees 107Bang 4.6 Hệ số tải biến quan sát - 2-52 SE SềEEE12E1211211111111121121 11 ty 108

Bảng 4.7 Hệ số tải chéO -¿-52- ©5222 E1 EE2E21122127171121121111111211211 11111 cxe 109

Bảng 4.8 Giá tri phân biệt HTÌMTT, c5 Sc 3111112112 11112121111 1111 E1 tre 109

Bảng 4.9 Gia tri V[E - HT TT TH TH HH HH nh nh nh HH Hàn 110

Bảng 4.10 Kết quả xác định mức độ ý nghĩa của các liên kết trực tiếp (sử dụng

100/30699113220007Ẽ5777 = 111

Bảng 4.11 Kết qua xác định mức độ ý nghĩa của các liên kết gián tiếp thông qua

biến ý định tham gia BHHTTN - 2:2 22+2E22EEt2EEEEE222E222E2112212221 2222 ee, 112Bảng 4.12 Kết quả xác định mức độ ý nghĩa của các biến điều tiết tác động lên

quyết định tham gia BHHTTNN - 2-2: + 222+2E22EEt2EEEEEEEEEE2EE2EEEEEEerkrsrkrrred 113

Bảng 4.13 Kết quả giả thuyết nghiên cứu - ¿22-52 Sxecxe2E2EeEerxerkerrrerxee 114

IV

Trang 12

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 4.1 Tổng số phí bảo hiểm nộp của hợp đồng bảo hiểm hưu trí tự nguyện cá

0000201227220 94Biểu đồ 4.2 Tổng số phi bảo hiểm nộp của hợp đồng bảo hiểm hưu trí tự nguyện

0100920207221 94Biểu đồ 4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ hưu trí tự nguyện AIA 9S

Trang 13

2018-Hình 2.1.Hình 2.2.Hình 2.3.Hình 2.4.Hình 2.5.Hình 2.6.Hình 3.1.Hình 3.2.Hình 4.1.Hình 4.2.Hình 4.3.Hình 4.4.Hình 4.5.

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hệ thống hưu tri đa tru, CỘ( - 221 E1 1E233111 111115531111 E511 kkrres 25Giả thuyết vòng đời ¿- + St SE E12E12112112171712111111211 11.1111 xe 38

Mô hình hành vi tiêu dùng - - 2 *+t* +2 HH HH ghe 39

Lý thuyết hành động hợp lý (TR.A) - 2-5 52 seSE+E£E2EzEcrxerkerxee 40Lý thuyết hành vi dự định (TPB), - 2-22 2+2z+£E+£Et2E+EEeExerxerresred 42Lý thuyết triển vọng ( Prospect Theory) -: ©2 sz2cxc2zxvzxzsrxcee 44Quy trình nghiÊn CỨU - G222 1211111135115 1111111111111 1111 1E dep 57Mô hình nghiên cứu dé xuấtt 2: 2 2 + E+E£EE£EEEEEEEE2EE2ErErkerxee 61Dự báo tháp dân số Việt Nam, 2019-2060 -¿+:+x+E2SE+E2E2EEEE2E2EEzxse2 72Dân số từ 0-14 tuổi va từ 60 tuổi trở lên trong giai đoạn 2019-2069 73Tỷ lệ người cao tuổi sống dưới mức thu nhập bình quân đầu người 75Hệ thống hưu trí Việt Nam từ năm 2014 -2 5¿+2x+2z++zxzsrxcee 87

Kết quả mô Bink eae cecceccecsccsesseessessessssssssessessecssessessessesssssessessessseasesses 115

vi

Trang 14

MO DAU1 Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Theo điều luật về quyền hưởng hưu trí tuổi già được Liên Hợp Quốc công bốvào năm 2015, điều 25 đã thể hiện rằng “Mọi người có quyền hưởng mức sống thích

đáng đủ dé đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnhăn, mặc ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảovệ trong trường hợp thất nghiệp, dau ốm, tàn phế, góa bua, tuổi già hoặc thiếu kế sinhnhai do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ” (UN, 2015).

Có thể thấy răng, đảm bảo thu nhập tuổi già là quyền cơ bản của con người khi màho bước vào giai đoạn tuổi già, không còn đủ khả năng đi làm dé kiếm thu nhập nhưtrước nữa An sinh xã hội là một trong những chính sách hàng đầu của các nước, đặcbiệt là các quốc gia phát triển, với hệ thống hưu trí đảm bảo cho người dân có cuộc

sông và thu nhập khi họ bước vào giai đoạn tuôi già.

Lương hưu được biết tới như một nguồn kinh tế giúp cho người cao tuôi có thé

trang trải sinh hoạt của mình, giúp đỡ gia đình con cháu, tiết kiệm và đầu tư có ích.Trên thế giới, khái niệm người già được Liên Hợp Quốc định nghĩa là “người trên 60

tuổi hoặc từ 65 tuôi trở lên” (UN, 2001) Tại Việt Nam, theo Nghị quyết

01/2006/NQ-HĐTP, người già đã được định nghĩa là “những người từ đủ 70 tuôi trở lên”, còn đối

với Điều 2 Luật người cao tuổi 2009, người cao tuổi được định nghĩa là “công dânViệt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” Dam bảo điều kiện thu nhập cho người già được coi

như là mục tiêu quan trọng trong các mục tiêu phúc lợi mà xã hội luôn đây mạnh triểnkhai Có thé thấy rang mỗi con người khi trong quá trình sinh sống luôn cống hiếncho sự phát triển của đất nước, và thực sự công bằng mà nói khi họ gia di, Nhà nước

và xã hội sẽ không để họ bị bỏ rơi và có sự hỗ trợ chia sẻ và bảo vệ quyền lợi cho họ.

Một phần nhỏ dân số trên thế giới có thể tự bảo vệ bản thân mình khi về già thôngqua nỗ lực cá nhân như quyền sở hữu nhà ở, các khoản tiền tiết kiệm hay sự hỗ trợcủa gia đình thế hệ, tuy nhiên con số ấy là không đáng kê Do đó, hệ thống bảo trợ xã

hội đóng vai trò quan trọng đôi với người già Tuy nhiên, già hóa dân sô sẽ tạo ra áp

Trang 15

lực về tài chính đối với các hệ thống hỗ trợ chính sách cho người già.

Ở các khu vực phát triển, vấn đề gia hóa dân s6 sé tạo ra áp lực chính sáchtài khóa với hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt trong vấn đề thuế và lợi ích cộngđồng Còn đối với các nước đang phát triển, nơi có chế độ an sinh xã hội còn hạn

chế khiến cho cá nhân và gia đình phải đối mặt với áp lực về tài chính cho người giàtrong gia đình.

Van đề cốt lõi nhất trong ty lệ già hóa ngày càng cao như này, các chương trìnhbảo trợ xã hội cần được duy trì và phát triển dé ngăn chặn ngăn chặn nghèo đói, giảm

bất bình dang và thúc day hòa nhập xã hội giữa những người lớn tuổi Dé đáp ứng

mục tiêu này, hệ thống bảo hiểm hưu trí được biết tới như một nhân tổ trụ cột trongđảm bảo an sinh xã hội cho người già cũng như trong việc chống đói nghèo và bấtbình đẳng trong xã hội Với các quốc gia đã và đang phát triển, khi nền kinh tế đạtđến sự 6n định bền vững, đất nước đó sẽ nâng cao đây mạnh hệ thống hưu trí nhằmdam bao thu nhập cho công dân khi bước vào giai đoạn tuổi già.

Với tính hình tuổi thọ tăng lên, dự tính tuổi về hưu sẽ tăng lên, điều đó sẽ khiếncho các cá nhân phải làm việc lâu hơn để được hưởng chế độ lương hưu Yếu tố kháclà ty lệ sinh giảm đi cùng với sự gia tăng tuổi thọ đồng nghĩa với việc dân số đanggià đi, trong khi đó quỹ bảo hiểm hưu trí trong Bảo hiểm xã hội (BHXH) đang dần

cạn kiệt, không đủ đáp ứng với dân số già đi trong tương lai Bảo hiểm hưu trí tự

nguyện (BHHTTN), bên cạnh BHXH của Nhà nước, là một bộ phận quan trọng trong

hệ thống tài chính và an sinh xã hội, góp phần làm giảm bớt áp lực lên quỹ bảo hiểmxã hội của Nhà nước.

Theo dự thảo Đề án thí điểm chính sách hưu trí bố sung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, BHHT bồ sung là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc

-bắt buộc, cơ chế tạo lập quỹ đến từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng

lao động, tồn tại dưới dạng các tài khoản cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thôngqua hoạt động đầu tư, do các định chế tài chính trung gian thực hiện và được quản lý

bởi các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Theo Thông tư 115/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, BHHTTN là “sản phẩm

Trang 16

bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổsung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động” BHHTTN bao gồm bảo hiểmhưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động.

Hiện BHHTTN đã được một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trién khai trongvài năm qua Dù ghi nhận sự tăng trưởng nhất định, nhưng vì nhiều lý do mà sảnphẩm nay vẫn chưa phát triển như kỳ vọng Daiichi Life Việt Nam là doanh nghiệpbảo hiểm nhân thọ đầu tiên triển khai sản phẩm nay trên thị trường (ngày 15/10/2013),tiền đến là Manulife , AIA Việt Nam và PVI Sunlife (nay là Sun Life Việt Nam) (Gia

Linh, 2019) Trong đó, có Daiichi Life Việt Nam và Bảo Việt Nhân thọ phát triểndòng sản phẩm hưu trí tự nguyện dành cho cả khách hàng nhóm và cá nhân, trong khi

Manulife Việt Nam, Sun Life Việt Nam va AIA Việt Nam tập trung cho nhóm người

lao động làm việc tại doanh nghiệp, còn Prudential Việt Nam phát triển dòng sảnphẩm dành cho cá nhân.

Theo số liệu của Bộ Tài chính tính đến tháng 6/2022, tong giá trị tài sản ròng

của các quỹ hưu trí bé sung và tự nguyện đã gan đạt 65 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2023).

Hiện nay, theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, chỉ có 6doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp phép triển khai BHHTTN là Prudential,Manulife, AIA, Daiichi, Sunlife và Bảo Việt Nhân thọ (Bộ Tài chính, 2022) Tổng

tai sản của quỹ bảo hiểm hưu trí năm 2021 đạt 4681 tỷ đồng, với số lượng hợp đồng

bảo hiểm hưu trí có hiệu lực trong năm 2021 là 43059 hợp đồng và doanh thu phí đạt

461 tỷ đồng, tăng 10.3% so với năm 2020 Trong số này, có trên 30 nghìn hợp đồng

bảo hiểm hưu trí tự nguyện có hiệu lực tính tại thời điểm cuối năm 2021, tăng 2.7%so với cùng kì năm 2020 Điều này cho thấy sự quan tâm và đánh giá cao của ngườidân về BHHTTN, cũng như khả năng của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong

việc triển khai sản pham này.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về bảo hiểm hưu trí cũng đã được quan tâm và nghiêncứu dưới góc độ về pháp luật và chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh tham gia BHHTTN Duy nhất, Trương Thanh Thùy (2016) và Thu Hương vàcộng sự, (2022) đã chỉ ra sự tồn tại của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua

Trang 17

BHHTTN đối với khách hàng ở tỉnh Bình Phước và thành phố Hà Nội Tuy nhiên,việc đưa ra kết quả các nhân tô trong hai nghiên cứu này còn nhiều hạn chế và chưa

khái quát đầy đủ các anh hưởng khác đến ý định tham gia BHHTTN, đồng thời không

đưa ra được tác động đến hành vi quyết định tham gia của cá nhân Vì vậy, rất cầnthiết dé xem xét thêm các nhân tổ có tác động cụ thé như thé nào đến quyết định thamgia BHHTTN ở Việt Nam Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thamgia BHHTTN của người dân ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảoan sinh xã hội trong giai đoạn chuyền đôi sang dân số già hóa, song song với việc quá

tải quỹ bảo hiểm hưu trí Nhà nước tại Việt Nam, đồng thời có ý nghĩa đối với việc

hoạch định chính sách phát triển sản phẩm BHHTTN của Nhà nước dé day mạnh vaitrò tư nhân hóa của các doanh nghiệp bảo hiểm và các quỹ Hưu trí trong tương lai.

Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam” làm

chủ đề nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởngđến quyết định tham gia BHHTTN của người dân ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuấtmột số hàm ý chính sách phù hợp với các bên liên quan nhằm thúc day quyết định

tham gia BHHTTN của người dân tai Việt Nam.

Đề có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu

(d) Đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp với các bên liên quan nhằm thúc

đây quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân tại Việt Nam.

Trang 18

3 Cau hỏi nghiên cứu

Đề có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các câu hỏi cụthé sau:

(a) Các nhân tố nào có khả năng ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm

hưu trí tự nguyện của người dân?

(b) Thực trạng về hệ thống hưu trí và bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam

hiện nay như thế nào?

(c) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định tham gia baohiểm hưu trí tự nguyện của người dân tại Việt Nam như thé nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham

gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Về thời gian: Luận án nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ giai đoạn2013 (năm đánh dấu cho sự ra đời của bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo Thông tư115/2013/TT-BTC) cho đến 2022 để phân tích thực trạng về bảo hiểm hưu trí tựnguyện tại Việt Nam, đồng thời tiến hành phân tích, đánh giá quyết định tham giabảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam thông qua khảo sát từ năm2022 đến năm 2023 do năm 2020 -2021 là giai đoạn dai dịch Covid-19 có ảnh hưởngrất nhiều đến quyết định tham gia hay dừng hưu trí của người dân, đặc biệt là việc rút

hưu trí một lần hoặc rút trước hạn.

Về không gian: Luận án giới hạn không gian nghiên cứu là bảo hiểm hưu trí tựnguyện do các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp tại Việt Nam.

Về nội dung: Qua nghiên cứu tong quan, nghiên cứu sinh nhận thấy các nhân tôcó thé ảnh hưởng đến có thé là các nhân tố tâm lý hành vi, các nhân tố nhân khẩu học,các nhân tô về tăng trưởng kinh tế hay thé chế, tuy nhiên do điều kiện về dit liệu ở

Trang 19

Việt Nam cũng như việc kết hợp dữ liệu đã thu thập từ các nhân tố khác nhau có sự

khác biệt dẫn đến kết quả sẽ không chuẩn Vì vậy luận án giới hạn nghiên cứu cácnhân tổ (bao gồm các nhân tố tâm lý hành vi và các nhân tố nhân khâu học) ảnh hưởng

đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân.

5 Đóng góp mới của luận án

Thứ nhát, về mặt lý luận, luận án đã vận dụng lý thuyết hành vi tài chính và cáclý thuyết nền tang để xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện, đồng thời phân tích được mối quan hệ giữaý định và quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện Đây là điều khác biệt của

luận án so với các nghiên cứu trước đây, chủ yêu chỉ sử dụng lý thuyết hành vi người

tiêu dung và lý thuyết hành vi dự định dé phân tích tác động của các nhân tố ảnhhưởng đến ý định tham gia.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án sử dụng chuỗi dữ liệu khảo sát đầu tiên vềcác nhân tô ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của ngườidân ở Việt Nam và đã cho thấy nhân tố nhận thức, thái độ, niềm tin vào ngân hàng,hiểu biết tài chính có tác động đến quyết định này Bên cạnh đó, yếu tổ nhân khẩuhọc về nơi sinh sống tại khu vực Hà Nội cũng như việc từng tham gia BHHT cũng cótác động điều tiết đến mối quan hệ giữa ý định tham gia BHHTTN và quyết định tham

gia BHHTTN.

Thứ ba, luận án đã phân tích chuyên sâu về thực trạng thị tường BHHTTN tạiViệt Nam, thê hiện rõ vai trò của BHHTTN trong bối cảnh xu hướng dân số già hóa

cùng với sự quá tải của quỹ hưu trí công tại Việt Nam.

Thứ tu, dựa trên các kết quả thực trạng trên thị tường BHHTTN tại Việt Namthông qua nghiên cứu này, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị cho các bên tham

gia trên thi trường, từ các bên như DNBH, người dân cũng như các cơ quan quản lý

Nhà nước dé nâng cao quyết định tham gia BHHTTN của người dân.6 Kêt câu của luận án

Trang 20

Ngoài phần phần giới thiệu và phần kết luận, luận án được chia thành 5 phần

chính như sau:

(1) Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

(2) Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia

bảo hiểm hưu trí tự nguyện

(3) Chương 3: Phương pháp nghiên cứu(4) Chương 4: Kết quả nghiên cứu

(5) Chương 5: Khuyến nghị và chính sách

Trang 21

CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CÁC NHÂN TO ANH HƯỚNG

DEN QUYET ĐỊNH THAM GIA BẢO HIEM HƯU TRÍ TU NGUYEN

1.1 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định va quyết định tham gia

bảo hiểm

Có nhiều nghiên cứu nước ngoài sử dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định(Ajzen, 1991) như là một thước đo về phân tích các nhân tố tác động để nghiên cứuảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tham gia hoặc mua các sản phẩm, đặc biệt là

các sản phâm về bảo hiểm Nghiên cứu sinh sẽ nêu một số nghiên cứu điền hình:

Dựa trên đữ liệu từ một cuộc khảo sát mẫu được thực hiện ở tỉnh Phúc Kiếnvào năm 2006, bài báo của Lin và Zhu (2006) đã xem xét các yếu tố quyết định đếnviệc tham gia BHXH của dân số nổi của Trung Quốc, từ ba cấp độ bao gồm thànhphố, doanh nghiệp và dân cư Kết quả chỉ ra rằng chính sách xã hội của các thành phốảnh hưởng đáng kể đến việc tham gia BHXH của tầng lớp dân cư; đặc điểm của doanh

nghiệp có tác động tương đối mơ hồ, không có tính thường xuyên rõ ràng đối với việc

tham gia BHXH của nhóm dân cư Ở một mức độ nhất định, đặc điểm cá nhân củanhóm dân cư có ảnh hưởng nhất định đến việc tham gia BHXH của họ, bao gồm Nhận

thức về tính ASXH khi tham gia BHXH và Hiểu biết về BHXH, nhưng sự ôn định

việc làm của họ không phải là yếu tố quyết định đáng kể Cuối cùng, bài báo thảo

luận về các hàm ý chính sách về BHXH cho người di cư, đồng thời nâng cao sự bảo

vệ của Chính phủ đối với người dân và nâng cao kiểm soát các doanh nghiệp trong

việc mua bảo hiểm cho người lao động.

Chimedtseren va Safari (2016) nghiên cứu các yêu tô chất lượng dich vụ ảnhhưởng đến ý định tham gia BHNT thông qua mô hình SEM Với 215 mẫu khảo

sát, kết quả đã chỉ ra rằng việc thiếu kỹ năng giải quyết van dé và tính hữu hình là

vấn đề chính của chất lượng dịch vụ làm tăng sự hài lòng của khách hàng Bêncạnh đó, sự đồng cảm và đảm bảo được cho là có ý nghĩa lên ý định tham giaBHNT, trong khi tính hữu hình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, giải quyết van đề

và tính hữu ích lại không có tác động Do đó, nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp

Trang 22

tập trung vào ý kiến của nhân viên trong ngành bảo hiểm để có thể nâng cao chất

lượng dịch vụ một cách hiệu quả.

Nghiên cứu của Nasir và cộng sự (2017) sử dụng lý thuyết phân tách về hành

vi dự định dé xem xét các nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm nhân thọ vàbảo hiểm Hồi giáo Takaful Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích nhân tốThái độ, Chuan mực chủ quan, Khả năng kiểm soát hành vi và biến trung gian Trí tuệtâm linh lên ý định tham gia Đánh giá từ trong nghiên cứu cho thấy rằng việc thamgia BHNT hoặc bảo hiểm Hồi giáo Takaful có thé không chi bị ảnh hưởng bởi tháiđộ, chuẩn mực chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi được nhận thức mà còn bởihiểu biết về tài chính cùng với yếu tổ trí tuệ tâm linh.

Hassan và Abbas (2020) cũng đã áp dụng lý thuyết hành vi dự định để điều trakhảo sát về các nhân tô tác động đến ý định tham gia bảo hiểm Hồi giáo Takaful ởPakistan Nghiên cứu với 345 khảo sát và áp dụng hồi quy cho thấy rang các yêu tốnhư lợi thế tương đối, khả năng tương thích, ảnh hưởng xã hội, nhận thức và tính tôn

giáo có tác động đáng kể đến ý định hành vi tham gia loại hình bảo hiểm Hồi giáo

Takaful Tác giả cũng đã đưa ra vấn đề thiếu nhận thức của người dân về dòng bảohiểm Hồi giáo Takaful so với loại hình bảo hiểm thông thường khiến cho sản phẩmnày chưa được ưa chuộng tại Pakistan, và đưa ra một số đề suất chính sách và kế

hoạch nâng cao nhận thức cho người dân cũng như phát triển dòng sản phẩm này mộtcách sáng tạo hơn đề thu hút người tham gia.

Nghiên cứu của Panigrahi va cộng sự (2020) nhằm điều tra mối quan hệ thực

nghiệm giữa chất lượng dịch vụ, sự tin cậy, sự hài lòng và ý định của khách hàng mua

sản phẩm BHNT ở Malaysia Để đo lường sự hài lòng, sự tin tưởng và ý định muahàng của khách hàng, bảy yêu tố SERVQUAL chính đã được sử dụng, đó là tính hữuhình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, sự đảm bảo, sự đồng cảm, sự hữu ích và khả nănggiải quyết van đề Kết quả phân tích cho thấy rằng sự hài lòng và sự tin tưởng củakhách hang cùng với các yếu tố SERVQUAL dẫn đến ý định mua hàng Ngược lại,nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các đại lý BHNT có kỹ năng giải quyết vấn đề và sự

giúp đỡ sẽ làm tăng ý định mua các sản pham BHNT của khách hàng Từ việc xác

Trang 23

nhận các lý thuyết, rõ ràng là giải pháp cần phải đảm bảo rằng tất cả các chức năngchất lượng phải phù hợp với lợi thế cạnh tranh ngày càng tăng cùng với các mục tiêu

của công ty BHNT.

Nhăm nghiên cứu vai trò của các nhân tổ lên ý định mua sắm BHNT ở BăngLa Dét, Nomi và Sabbir (2020) đã sử dụng lý thuyết hành động hợp lý dé lựa choncác nhân tố như: thái độ, chuẩn chủ quan, tôn giáo, động lực rủi ro, động lực tiết kiệm,hiểu biết tài chính dé xác định tác động của nó tới ý định mua sản phẩm BHNT tạiđất nước đó Bằng phương pháp mô hình SEM, nhân tố tôn giáo có kết quả ảnh hưởng

ngược chiều với ý định mua sắm BHNT, trong khi các nhân tố khác có kết quả ảnh

hưởng thuận chiều Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp thông qua việc nâng cao nhận thứcngười dân, lan rộng chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm từ người thân hoặcđây mạnh quảng cáo về sản pham BHNT của các doanh nghiệp bảo hiểm dé đây mạnh

xét sự tác động của các nhân tố đó lên ý định tham gia BHNT của hộ gia đình.

Khung khái niệm này nâng cao sự hiểu biết về cả tác động trực tiếp và gián tiếp,

bao gồm cả tác động điều tiết và trung gian, đối với các khía cạnh thái độ và yếu

tố nhân khâu học xã hội trong bối cảnh tham gia BHNT Bai báo nhân mạnh rangcác biến thái độ có tác động trực tiếp đến ý định tham gia Ngoài ra, nghiên cứuđi sâu vào mối liên hệ giữa các yếu tố thái độ (nhận thức, thái độ, chuẩn mực chủ

quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức lợi ích tài chính và nhận thức rủi ro)và ý định mua bao hiểm nhân thọ, đồng thời xem xét tác động điều tiết của cácyếu tố nhân khẩu học Dựa vào đó, đề xuất được đưa cho việc chủ động thực hiệncác bước dé nâng cao nhận thức của người dân Malaysia, giúp họ hiểu rõ về những

lợi ích tài chính của việc mua bảo hiêm nhân thọ.

10

Trang 24

Hasliza và cộng sự (2020) đã tìm hiểu các nhân tố tác động đến ý định thamgia sản phẩm bảo hiểm thông qua phỏng vấn khảo sát với 350 người ở Malaysia Sửdụng phương pháp mô hình PLS-SEM, kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm có ảnhhưởng quan trọng nhất đến quyết định tham gia BHNT Ảnh hưởng của thái độ đượcxác định như biến trung gian giữa các quảng cáo và ý định nghiên cứu này chỉ rarằng hỗn hợp tiếp thị quảng cáo, bao gồm sản phẩm, giá cả, địa điểm và khuyến mãi,có thé định hình thái độ của khách hang, từ đó ảnh hưởng đến ý định tham gia củahọ nghiên cứu đã đề xuất việc xây dựng một cách tỉ mỉ hỗn hợp tiếp thị của mình để

thúc đây doanh số bán hàng.

Nursiana và cộng sự (2021) cũng đã tìm hiểu các yếu tố quan trọng như chấtlượng sản phẩm, rủi ro sản phẩm, uy tin của công ty và chất lượng dich vụ và xemảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua bảo hiểm của khách hàng ở Indonesia Ápdụng mô hình SEM, nghiên cứu cho thấy chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng tích cựcvà đáng kế đến danh tiếng của công ty và nhận thức về rủi ro trong đó, chat lượng

sản phâm danh tiếng của công ty, chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực và đáng

kề đến ý định mua hàng ngược lại, rủi ro được nhận thức có ảnh hưởng tiêu cực vàđáng ké đến ý định mua hàng: nhưng lại có tác động tích cực và đáng ké đến chatlượng dich vụ và danh tiếng của công ty.

Mới đây, Poan và cộng sự (2022) đã phân tích các nhân tổ thái độ, tôn giáo,nhận thức và chuẩn mực chủ quan dé xem tác động của nó đến ý định tham gia bảohiểm Hồi giáo ở Inđônesia, với niềm tin như một biến trung gian Áp dụng mô hình

SEM với số lượng 322 khảo sát, các tác giả chỉ ra rang niềm tin có tác động đáng kếđến ý định tham gia bảo hiểm, cũng như mối quan hệ giữa nhận thức, tôn giáo và

chuẩn mực chủ quan lên niềm tin.

Đối với các nghiên cứu trong nước, có nhiều nghiên cứu đã phân tích về các

nhân tổ tác động lên ý định hoặc quyết định tham gia bảo hiểm tai thị trường ViệtNam của Thủy và cộng sự (2018); Dung và cộng sự (2019); Nam (2019); Hà vàcộng sự (2019); Hà và cộng sự (2019); Minh Thắng (2020); Hà và cộng sự ( 2020);Thu Hương (2021); Kim Thanh (2021); Việt và cộng sự (2021); Tần Tâm (2021);

II

Trang 25

Thảo và cộng sự (2021); Tiên và cộng sự (2021); Ngọc và cộng sự (2021); Hương

và cộng sự (2021); Hồ và cộng sự (2022); Hién và cộng sự (2022); Chi Ái (2022);Hiền và cộng sự (2023) (Phụ lục 1).

Phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy dé phân tích tác độngcủa các nhân tố lên ý định hay quyết định tham gia bảo hiểm, dựa trên kết quả chothấy phần lớn nhân tố có tác động cùng chiều như Thái độ, sự hiểu biết, trách nhiệmđạo ly, Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhân tố có tác động ngược chiều

là cảm nhận rủi ro ở một số nghiên cứu điển hình.

Có một số nghiên cứu sử dụng phương pháp SEM đề phân tích rõ hon tác động

của từng nhân tô như nghiên cứu của Hương và cộng sự (2021), Hồ và cộng sự (2022),Hiển và cộng sự (2022), Hiền và cộng sự (2023) Trong thời gian gần đây, phương

pháp SEM được sử dụng như một phương pháp điền hình dé phân tích mối quan hệ

đa chiều giữa nhiều biến trong một mô hình Với phương pháp này, các tác giả đãđánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố không chỉ đến ý định, quyết định mà còn

phản chiếu được mối tương quan giữa các nhân tố, như nghiên cứu của Hồ và cộng

sự (2022) đã đánh giá được nhân tố sự phản hồi xã hội, tin cậy vào lợi ích, nhận thứcrủi ro tác động cùng chiều đến thái độ; đồng thời cũng có nhân tố sự tin tưởng, động

lực có tác động cùng chiều đến chuẩn chủ quan Bên cạnh đó, Hiển và cộng sự (2022)

thông qua phương pháp mô hình PLS-SEM cũng đã nghiên cứu di sâu vào tác động

của các nhân tố đến ý định hành vi, đồng thời coi ý định như một biến trung gian dé

kiểm định hành vi tham gia của người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội Kếtquả cho thấy mối liên kết trực tiếp giữa các nhân tố kiểm soát nhận thức hành vi,trách nhiệm đạo lý, chuẩn chủ quan, nhận thức tính hữu ích và thu nhập lên biến ýđịnh tham gia và hành vi tham gia BHXHTN, đồng thời cho thấy mối liên hệ giữa ýđịnh tham gia BHXHTN đến hành vi tham gia.

Trong tông quan nghiên cứu ở trên, phần lớn các nghiên cứu đề cập đến các

nhân tố ảnh hưởng đến ý định, quyết định tham gia bảo hiểm, và ít nghiên cứu đề cập

cả mối liên hệ giữa ý định và quyết định người tham gia Bên cạnh đó, các nghiêncứu phan lớn sử dụng nhân tô khám phá EFA, phân tích tương quan và chạy hồi quy

12

Trang 26

hoặc chạy CB-SEM dé kiểm định tác động của các nhân tố trong mô hình, và mới chỉ

có một nghiên cứu trong nước và một nghiên cứu nước ngoai sử dụng mô hình

PLS-SEM liên quan đến nội dung.

1.2 Nghiên cứu về bảo hiểm hưu trí

Rudolph (2016) đã đề cập về xây dựng BHHTTN dựa trên kinh nghiệm của

một số quốc gia, bao gồm Ý, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đồng thời

đề xuất các khuyến nghị chính sách và thực tiễn tốt để xây dựng hệ thống HTTN.Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã nhân mạnh vai trò của BHHTTN và giải pháp

dé thu hút người tham gia thì phải có chính sách va cơ chế phù hợp với các loại hình

BHHT khác nhau, đồng thời nâng cao biện pháp thu hút nhu cầu người tham gia vàsử dụng mối quan hệ dé tạo động lực cho người tham gia chương trình BH dé hưởnglương hưu khi đến tuổi về hưu.

Tuytens (2018) về nền kinh tế chính trị trong việc cung cấp BHHTTN đã tập

trung vào sự tương tác giữa các quốc gia với tư cách là các chủ thê độc lập có cô phầntrong việc ôn định hệ thống phúc lợi và các nhà cung cấp phúc lợi tai chính với lợi

ích thương mại trong việc hỗ trợ công cho phúc lợi tư nhân Phần đầu tiên xem xét lýdo tại sao Đức và Anh - mặc dù có nền tảng thể chế rất khác nhau - thể hiện sự thayđổi tương tự đáng ngạc nhiên so với cách tiếp cận tự nguyện của họ dé tổ chức phúc

lợi tư nhân kế từ những năm 1990 Phần thứ hai tập trung giải thích một khía cạnh

quan trọng của việc tái tạo bao trợ xã hội trong phạm vi cung cấp phúc lợi tư nhân:khả năng tô chức chia sẻ rủi ro tập thé dé bảo vệ khỏi sự biến động tải chính Trong

khi các giải thích phố biến tập trung vào chủ nghĩa tình nguyện của đối tác xã hội,nghiên cứu nay so sánh Đan Mach và Hà Lan dé lập luận răng sự chú ý phân tích nên

chuyền sang cách thức các khuôn khổ quy định được yêu cầu dé vượt qua các cuộc

dau tranh về phân phối Phần thứ ba đã xem xét các nỗ lực ở Anh dé giảm phí BHHT

không nhất thiết phản ánh sự khác biệt về áp lực của cử tri hoặc các nhóm lợi ích cótổ chức Từ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể đánh giá sự can thiệp của phápluật có tác động việc mở rộng cung cấp phúc lợi tư nhân và cung cấp các giải pháp

phù hợp cho nền kinh tế.

13

Trang 27

Ngoài ra, nghiên cứu của Perihan và Tevfik (2019) đã đánh giá hệ thốngBHHTTN ở Thé Nhĩ Kỳ như một ví dụ về hành vi kinh tế học Các lý thuyết kinh tếtruyền thống phần lớn cho rằng cá nhân tham gia vào các hoạt động đưa ra các quyếtđịnh hợp lý và tối đa hóa lợi ích của họ Nhưng theo kinh tế học hành vi, các quyết

định và lựa chon của con người không phải lúc nao cũng hoàn hảo Hành vi của con

người bị ảnh hưởng bởi những cảm giác như công lý và bình dang và các sự kiện xãhội, văn hóa và tâm lý dé cá nhân thoát khỏi giả định về tính hợp lý Kinh tế học hành

vi nghiên cứu xem các yêu tố tâm lý có thể được sử dụng như thế nào để mang lại lợiích cho con người Một trong những ví dụ điển hình nhất về thực hành kinh tế học

hành vi ngày nay là hệ thống hưu trí cá nhân Trong nghiên cứu này, phương pháptiếp cận kinh tế học hành vi được đánh giá trong hệ thống BHHTTN ở Thổ Nhĩ Kỳ.Thổ Nhĩ Kỳ đã được hưởng lợi từ các giải pháp được đưa ra trong việc áp dụng kinhtế học hành vi tại các bước hệ thống BHHTTN đã được thực hiện theo hướng này.

Nghiên cứu khác của Yeh và cộng sự (2020) đã khám phá sự khác biệt giữa

các quốc gia trong hỗn hợp BHHT công - tư ở sáu quốc gia phúc lợi: Trung Quốc,

Hồng Kông, Nhật Ban, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan Nghiên cứu đã phân tíchchính sách BHHT của các tổ chức quốc tế và nhân mạnh vào các đặc điểm lịch sử va

thể chế của các hệ thống hưu trí tương ứng Ba loại hệ thống hưu trí: hệ thống BHHT

có định, hệ thống BHHT kép và hệ thống BHHT cá nhân này thể hiện các đặc điểm

thể chế và kết quả chính sách khác nhau, được minh họa bằng sự trùng khớp của cầutrúc thể chế của chúng cũng như bằng việc so sánh các chỉ số chính thu thập được từ

các báo cáo của Chính phủ và số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế Với kết quả của sự phản ánh lý thuyết về các chính sách lương hưu ở ĐôngÁ, tác giả đã chân đoán những thách thức riêng biệt mà mỗi mô hình lương hưu khácnhau phải đối mặt trong nghiên cứu của mình.

Một số nghiên cứu đã đánh giá mối quan hệ giữa hành vi tiết kiệm và

BHHTTN (Ertugrul & Gebesoglu, 2020; Foo & Witkowska, 2021; Gebesoðlu vàcộng su, 2023; James va cộng sự, 2020; Zalewska, 2022) Trong nghiên cứu cua

mình, Zalewska (2022) đã phân tích về sự khác biệt trong việc tiết kiệm và đầu tư

14

Trang 28

giữa các loại hình BHHTTN ở góc độ cá nhân và nhóm ở Anh Kết quả cho thấy cácquỹ hưu trí có sự tham gia của bên thứ ba trong việc thiết lập và giám sát hợp đồngmang lại lợi nhuận cao hơn và phí thấp hơn so với các quỹ được cung cấp trực tiếpcho công chúng, dé từ đó nâng cao vai trò của việc giám sát đầu tư và kêu gọi bảo vệnhiều hơn cho các nhà đầu tư cá nhân James và cộng sự (2020) cũng đã phân tích vềdự đoán tương lai của cá nhân khi quyết định về loại hình hưu trí cũng như tác độngcủa quan điểm đó tới hành vi tiết kiệm của người Anh Thông qua phương pháp phỏngvan sâu, kết quả nghiên cứu cho thấy con người thường tập trung vào các hoạt động

chi tiêu cho hiện tại cũng như ưu tiên sự 6n định tại thời điểm hiện tại hơn tiết kiệm

dài hạn trong tương lai, khi cuộc sống không có sự nguy hiểm rình rập Một số nghiêncứu tập trung vào phân tích hành vi tiết kiệm trong nước cả một số nước trong khối

OECD, dé từ đó đưa ra nhận xét hiệu quả của phân bé danh mục đầu tư của quỹ hưu

trí tư nhân, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa quỹ hưu trí tư nhân và tiết kiệmtrong nước (Ertugrul & Gebesoglu, 2020; Foo & Witkowska, 2021; Gebesoglu và

cộng sự, 2023) Với nghiên cứu của minh, Ertugrul & Gebesoglu, (2020) đã tìm thay

mỗi quan hệ đồng liên kết giữa các quỹ hưu trí tư nhân và tiết kiệm trong nước, chothấy rằng hệ thống hưu trí tư nhân đóng góp vào tiết kiệm quốc gia trong nước ở Thổ

Nhĩ Kỳ Tuy nhiên, Gebesoglu và cộng sự (2023) lại đưa ra kết luận rằng tỷ lệ tiết

kiệm có quan hệ ngược chiều với lương hưu tư nhân ở tất cả các cấp phân vị và chỉ

ra rang đóng góp lương hưu có xu hướng thay thế mạnh mẽ cho tiết kiệm tự nguyệnở các quốc gia có xu hướng tiết kiệm thấp Từ những nghiên cứu về hành vi tiết kiệm

này, một số chính sách từ Nhà nước và các cơ quan quản lý để hỗ trợ thúc đây pháttriển vào hệ thông hưu trí tư nhân với động cơ tăng tiết kiệm trong nước.

Có nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đến bảo hiểm hưu trí như là một chính

sách đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi Trong nghiên cứu của Nguyễn ThịChính (2016), tác giả đã nêu vai trò của BHHT và BHHTTN Nhà nước đối với Việt

Nam, đồng thời đưa ra kinh nghiệm triển khai BHHTTN Nhà nước của một số nước

trên thé giới dé đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tác giả Tuấn Dũng và ThịHạnh (2015) cũng đã đi sâu vào phân tích chế độ bảo hiểm hưu trí của Nhật bản với

15

Trang 29

3 loại hình: hưu trí cơ bản, hưu trí cho người làm công ăn lương và hưu trí tự nguyện

dé từ đó đưa ra bài học cho Việt Nam trong hình thành hệ thống hưu trí đa tầng, triểnkhai BHHTTN Nhà nước và BHHTTN Tư nhân cùng với cải thiện các chính sách đểđáp ứng nhu cầu người cao tuổi trong mọi điều kiện khác nhau Tiến Dũng và cộng

sự (2019); Hà và cộng sự (2019) đã phân tích chính sách BHHTTN cho lao động phi

chính thức với bài học kinh nghiệm từ các nước Pháp, Trung Quốc Ở Pháp, các quỹ

an sinh xã hội hoạt động đa dạng, chia theo nganh nghé, dem lai quyén lợi cho những

người lao động, với việc áp dụng theo thời gian làm việc dé đánh giá đóng góp của

họ trong việc tham gia quỹ Các chính sách của Pháp trong việc hỗ trợ về thuế thu

nhập và chính sách không dùng tiền mặt khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi đểgiúp Nhà nước có thể kiểm soát và hỗ trợ người lao động khu vực phi chính thức này.Ở Trung Quốc, ngoài hệ thống BHXHBB dành cho cán bộ Nhà nước và người lao

động khu vực chính thức,chương trình hưu trí tự nguyện của người lao động khu vựcphi chính thức được phân loại thành hai chương trình hưu trí cho khu vực thành thi

và khu vực nông thôn Đối với chương trình bảo hiểm hưu trí nông thôn, sự cải cách

từ những năm 1986 cho đến 2009, đã có sự điều chỉnh cập nhật theo từng giai đoạn,với các nhóm quỹ khác nhau, mức kinh phí, mức hưởng và các điều kiện hưởng đều

được cập nhật dé phù hợp với nhóm khu vực phi chính thức, đặc biệt là ở nông thôn,

cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Diệu Linh (2018) và Bá Được (2020) đã đề cập đến những hạn

chế trong chế độ hưu trí như quy định pháp luật về tuổi nghỉ hưu, quy định về mức

đóng bảo hiểm hưu trí và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH Với nghiêncứu này, các tác giả đã đưa ra giải pháp như việc đề xuất tăng tuổi về hưu, điều chỉnhtỷ lệ nộp bảo hiểm phù hợp với mức thu nhập và tăng cường hệ thống chế tài xử lý viphạm đối với các hành vi vi phạm luật hưu trí.

Các nghiên cứu của Xuân Ánh (2020); Thùy Trang (2016) và Phạm Hòa

(2019) đều phân tích pháp luật về bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam, nhưng với các khíacạnh BHHTBS và BHHTBB khác nhau trong BHXH để từ đó đưa ra những kiến nghị

hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHHT ở Việt Nam.

16

Trang 30

Ngọc Chỉ (2020) cũng đưa ra tiềm năng trong việc phát triển chương trình hưu trí tựnguyện tại Việt Nam, đồng thời nêu ra những khó khăn về loại hình sản phẩm này,

chủ yếu do các vấn đề về thu nhập thấp, thói quen tiết kiệm còn hạn chế, chưa có thói

quen đầu tư, hay các chính sách thuế còn chưa thực sự hỗ trợ nhiều và thu hút ngườidân tham gia Tác giả đã đề xuất giải pháp phát triển và đánh giá lại khuôn khổ pháplý cũng như hoàn thiện cơ chế chính sách thuế dé hỗ trợ khuyến khích các tô chức,

cá nhân khi tham gia hưu trí tự nguyện.

Phần lớn các nghiên cứu này đều đề cập với phương diện về pháp luật và học

hỏi kinh nghiệm mô hình BHHT của các nước phát triển như Đức, Anh, Mỹ, Nhật

Bản và nhiều nước khác đề từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển hệ thống

1.3 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm

hưu trí tự nguyện

Cho tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có ba nghiên cứu nước ngoài và hai nghiên

cứu trong nước đề cập cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hay quyết định tham

gia BHHTTN.

Nghiên cứu của Lee & Jung (2016) đã hướng tới phân tích các nhân tố về cảm

xúc (về tuổi thọ), nhận thức (về tuổi thọ, cách đối phó, kiến thức), xã hội (niềm tinvào Nhà nước, niềm tin vào công ty bảo hiểm) và tài chính ( hiểu biết tài chính, mứcđộ chấp nhận rủi ro) để đưa ra ý định tham gia BHHTTN Thông qua phương pháp

mô hình SEM, tác giả đã chỉ ra rằng niềm tin vào công ty bảo hiểm đóng vai trò quantrọng trong ý định mua BHHTTN Đối với những trường hợp không tham giaBHHTTN, có thể thấy rằng sự e ngại và lo lắng về tuổi thọ gây tác động đến khả năng

đối phó đã ảnh hưởng đến ý định tham gia của người dân Từ đó tác giả đã đưa ra giảipháp đưa ra các phương thức giới thiệu BHHTTN khác nhau đối với khách hàng tại

các tô chức tài chính, đồng thời thực hiện quản lý rủi ro phù hợp đối với các công tybảo hiểm có uy tín lâu năm.

Trong nghiên cứu của Dragos và cộng sự (2020), các tác giả đã đưa ra những

phân tích về ảnh hưởng của nhân tố kiến thức cũng như hành vi tới ý định và quyết

17

Trang 31

định mua BHNT và BHHTTN ở Romania Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yêutố kinh tế và nhân khâu học xã hội đều gắn liền với ý định và quyết định đối với

BHNT, ngoại trừ độ tuổi và khu vực thành phó Đối với BHHTTN, ngoại trừ nhân tố

trình độ giáo dục va thu nhập, tất cả các yếu tố đều có liên quan tích cực hoặc tiêucực đến cả ý định và quyết định đối với các sản phẩm đó Tuy nhiên, các yéu tố hànhvi chung không ảnh hưởng đến quyết định cũng như ý định mua một trong hai sảnphẩm Và việc giải thích quyết định tài chính, giáo dục tài chính đóng một vai trò

quan trọng và có ý nghĩa thống kê cao, được thể hiện thông qua chỉ số kiến thức về

bảo hiểm được tác giả tự xây dung Từ đó, tác giả đã đưa ra giải pháp dé tăng mức

độ ý định mua BHHTTN, nên tiếp cận những người đã kết hôn và có học thức; détăng mức độ ý định mua BHNT, cần lựa chọn nam giới đã lập gia đình có thu nhậpcao Ngoài ra, việc nâng cao các chiến dịch quảng cáo các sản phâm bảo hiểm củaChính phủ cũng như doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giúp nâng cao nhận thức, đồng thời

đưa các khóa học giáo dục tài chính vào trường học sớm sẽ giúp nâng cao kiến thứccủa người tiêu dùng tiềm năng.

Nghiên cứu mới nhất của Wu và Gong (2023) đã phân tích đến ý định thamgia BHHTTN của Trung Quốc ngay khi Chính phủ nước này áp dụng triển khaichương trình hưu trí tư nhân vào cuối năm 2022 vừa qua Thông qua việc áp dụngphân tích mô hình FBM-UTAUT bằng phương pháp SEM, cả sáu nhân tố dự đoán,

ảnh hưởng xã hội, kỳ vọng nỗ lực, kỳ vọng hiệu suất, lợi ích phụ và điều kiện thuận

lợi, đều có tác động tích cực đáng kê về ý định tham gia BHHTTN Ngoài ra, các

yếu tố quyết định nỗ lực mong đợi và hiệu quả mong đợi đã được chứng minh là cóhiệu quả và tác động gián tiếp đến ý định tham gia BHHTTN Với nghiên cứu này,tác giả cũng đã đưa ra một số khuyến nghị về nâng cao phát triển dòng sản phẩmBHHTTN, xây dựng niềm tin và nâng cao nhận thức của người dân cũng như hoànthiện chính sách dé bảo vệ người tham gia sau này.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHHTTN của

khách hàng cá nhân trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước của Thanh Thùy

(2016) bao gồm: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành

18

Trang 32

vi, khả năng chấp nhận rủi ro tài chính và nhận thức về thu nhập Với nghiên cứu này,tác giả cũng sử dung phân tích nhân tổ EFA kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha,phân tích tương quan và phân tích hồi quy Kết quả cho thay hai nhân tố ảnh hưởngđến ý định mua BHHTTN là thái độ đối với hành vi và nhận thức về thu nhập từ đótác giả đưa ra giải pháp nâng cao mức độ tuyên truyền của doanh nghiệp bảo hiểm,nâng cao sự cam kết rõ ràng của công ty đối với khách hàng, cũng như đảm bảo cáckhoản tiền đầu tư của công ty dé giảm thiểu sự lo lắng rủi ro của khách hang.

Mới đây, nghiên cứu của Hương và cộng sự (2022) đã nghiên cứu về phát triểnbền vững và bảo hiểm xã hội: các nhân tố tác động tới ý định tham BHHTTN ở Hà

Nội Đối với khảo sát tại khu vực Hà Nội, kết quả cho thấy hiểu biết có tác động lớnnhất đến ý định tham gia hưu trí xã hội tự nguyện, tiếp đến là thái độ và trách nhiệm

đạo đức Vì vậy, nghiên cứu đã dua ra một số khuyến nghị cho Chính phủ sửa đôi các

quy định nhằm thúc đây ngành bảo hiểm hưu trí đồng thời nâng cao nhận thức và

hiểu biết của người dân trong công chúng về an sinh xã hội và phát trién bền vững.

1.4 Khoảng trống nghiên cứu

Trong quá trình tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấyphan lớn các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định và quyết định chủ yếu

liên quan đến các loại hình bảo hiểm khác nhau, mà ít đề cập đến BHHTTN.

Trên cơ sở tổng quan tài liệu, luận án sẽ kế thừa những nội dung và phươngpháp phù hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu, đồng thời bố sung những nộidung còn hạn chế hoặc chưa phủ hợp với thị trường Việt Nam dé từ đó đưa ra mục

tiêu nghiên cứu cho bản thân.

a) Những nội dung sẽ được kế thừa

Về nội dung, tổng quan tài liệu cho thấy BHHTTN đang được nhận rất nhiều sựquan tâm và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các

doanh nghiệp và bản thân người dân Các tải liệu nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm nhân

tố có khả năng tác động hoặc cản trở về ý định hoặc quyết định tham gia BHHTTNtrong điều kiện môi trường và kinh tế khác nhau Luận án sẽ tiếp thu và kế thừa cácnhân tố trong quá trình tông quan dé áp dụng vào mô hình nghiên cứu.

19

Trang 33

Về lý thuyết nền tảng, “lý thuyết nền tảng kinh tế học hành vi” được các họcgiả áp dụng khá phổ biến trong xây dựng khung phân tích dé khảo sát các cá nhân khi

đưa ra ý định hay quyết định về hành vi Điền hình, các lý thuyết về hành vi người

tiêu dùng, lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết triển vọng,sẽ được luận án kế thừa và phát triển mở rộng thêm nhằm giúp nghiên cứu về cácnhân tô tác động đến hành vi trong quyết định tham gia BHHTTN tại Việt Nam.

Về phương pháp nghiên cứu, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến chủ đề củaluận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua tổng quan tài liệu và

phỏng van sâu, trong khi đó phương pháp định lượng phố biến nhất là khảo sát rồi

chạy hồi quy hoặc sử dụng mô hình cau trúc tuyến tính (SEM) Luận án sẽ kế thừa cảhai phương pháp này cho bài nghiên cứu của mình thông qua tông quan tài liệu, phỏngvan sâu, khảo sát các cá nhân và áp dụng mô hình PLS-SEM, một trong những môhình mới dé đo lường các mỗi quan hệ trong giả thuyết nghiên cứu.

b) Những van dé chưa đây đủ, sẽ được hoàn thiện

Qua quá trình tổng quan, NCS nhận thấy các nghiên cứu liên quan đến luận án

còn tổn tại những khoảng trống nhất định cần được hoàn thiện thêm như sau:

Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu được thực hiện thông qua phương phápnghiên cứu định tính là tổng quan tài liệu, phỏng vấn sâu cá nhân, hoặc phỏng vẫnsâu theo nhóm Mới chỉ có năm nghiên cứu định lượng đã được thực hiện nhưng mới

chỉ đo lường được tác động của một số nhân tố đến ý định tham gia BHHTTN, màchưa phân tích một cách hoàn thiện các nhân tô tác động đến quyết định tham gia

BHHTTN, đồng thời kiểm định ý định như một biến trung gian đến quyết định tham

gia BHHTTN.

Thứ hai, cách tiếp cận bố sung hoàn thiện về các nhân tố liên quan đến tài chính,

như nhân tố động lực e ngại rủi ro, động lực tiết kiệm, hiểu biết tài chính, đồng thờiáp dung phân tích tác động của các yếu tố nhân khẩu học lên quyết định của ngườidân tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng thé nao đề kiểm định lý thuyết hành vi, trong khi tongquan nghiên cứu trước đây còn chưa đề cập tổng quát đầy đủ.

Thứ ba, các nghiên cứu hiện nay liên quan đên luận án mới chỉ được thực hiện

20

Trang 34

hầu hết bởi các học giả quốc tế Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu vềBHHTTN chủ yếu phân tích tổng quan, thực trạng, các vấn đề chung về thị trườngBHHTTN, rất ít nghiên cứu về các nhân tổ tác động đến quyết định tham giaBHHTTN tại Việt Nam.

Điều này thôi thúc nghiên cứu sinh có động lực nhiều để nghiên cứu và hoànthiện nội dung ở mức độ sâu hơn, về cả lý luận lẫn thực tiễn Nghiên cứu cũng sẽkhông tránh khỏi những khó khăn vì đây được biết đến như một chủ đề mới tại ViệtNam nên trong quá trình nghiên cứu việc tìm kiếm tài liệu và thu thập dir liệu, đặc

biệt là ở thị trường Việt Nam, một thị trường bảo mật thông tin và dữ liệu rất cao.

21

Trang 35

Tóm tắt chương 1

Chương | đã tông quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến

nội dung và chủ dé của luận án Phương pháp tong quan được phân loại thành các nộidung, từ tổng quan các nhân té tác động đến ý định và quyết định tham gia bảo hiểm,cùng với tổng quan các nghiên cứu về BHHT, rồi cuối cùng với tong quan các nhântố tác động đến quyết định tham gia BHHTTN Trong chương này, các nhân tố phố

biến đã được các nhà nghiên cứu nhận định có tác động đến ý định cũng như quyết

định tham gia BHHTTN Đồng thời, trong phần này những hạn chế của các nghiêncứu được tổng quan được đưa ra dé từ đó giúp nghiên cứu sinh xác định được khoảngtrống nghiên cứu và các van đề sẽ được phân tích trong luận án dé hoàn thiện, bổsung và củng cô cho những nghiên cứu trước đó.

22

Trang 36

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYÉT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TÓ

ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIẾM HƯU TRÍ

TỰ NGUYEN

2.1 Hệ thống hưu trí và bảo hiểm hưu trí tự nguyện2.1.1 Hệ thống hưu trí

2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống hưu trí

Theo báo cáo Tái cấu trúc hệ thống hưu trí năm của Ngân hàng thế giới, hệthống hưu trí được biết đến như một hệ thống hỗ trợ cho những cá nhân không có khả

năng làm việc do van đề tuổi tác cao, bi mat nang lực hoặc tai nan, thậm chi là mat

khi dang là người lao động chính đem lại thu nhập trong gia đình (Schwarz, 2006).

Theo một khái niệm đơn giản, hệ thống hưu trí được thiết kế như một cơ chế cungcấp cho mỗi cá nhân quyền lợi có thé tự bảo hiểm trước những mat mát về thu nhập

trong tương lai, thông qua các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí của Nhà nước hay cácDoanh nghiệp bảo hiểm khi còn đang trong độ tuổi lao động Solimano (2021) đã

định nghĩa hệ thống hưu trí được ra đời vào những cuối thé kỷ 19 dé bảo vệ nhữngrủi ro cá nhân, hỗ trợ người lao động và gia đình họ khi họ phải đối mặt với các nguy

cơ bệnh tật, thất nghiệp, khuyết tật và tuổi già bấp bênh.

Hệ thống hưu trí là một chương trình phúc lợi xã hội cung cấp thu nhập cho

những người nghỉ hưu, thường được tài trợ bởi sự đóng góp của người lao động và

người sử dụng lao động của họ Các hệ thống hưu trí có thé có nhiều hình thức khác

nhau, chăng hạn như Nhà nước hoặc tư nhân, lợi ích xác định hoặc đóng góp xácđịnh, bắt buộc hoặc tự nguyện, va được tai trợ hoặc không được tài trợ Các hệ thống

hưu trí công thường được điều hành bởi Chính phủ và bảo hiểm cho mọi công dân,

trong khi các hệ thống hưu trí tư nhân được thiết lập bởi người sử dụng lao động vàbảo hiểm cho nhân viên của họ Các kế hoạch lương hưu phúc lợi xác định hứa hẹnmột khoản thu nhập hưu trí cụ thể dựa trên các yếu tố như số năm làm việc và tiềnlương, trong khi các kế hoạch đóng góp xác định, chang hạn như kế hoạch 401(k),

cho phép nhân viên và người sử dụng lao động đóng góp vào các tai khoản cá nhân

23

Trang 37

được đầu tư và phát triển theo thời gian Các hệ thống hưu trí bắt buộc yêu cầu ngườilao động và người sử dụng lao động đóng góp vào hệ thống, trong khi các hệ thống

tự nguyện cho phép người lao động chọn tham gia hoặc không tham gia chương trình.

Các hệ thống hưu trí được tài trợ có một nhóm tài sản được đầu tư và sử dụng dé trảcác khoản trợ cấp hưu trí, trong khi các hệ thống không được tai trợ trả các khoản trợcấp từ các khoản thu chung của Chính phủ Hệ thống hưu trí đóng một vai trò quantrọng trong việc cung cấp an ninh thu nhập và hỗ trợ về tài chính cho người cao tuôikhi về hưu.

2.1.1.2 Cau trúc và nội dung của hệ thong hưu trí

An sinh xã hội có một lịch sử lâu dài trong việc đảm bảo thu nhập cho nhữngngười lớn tuổi và giảm bat bình dang, với các chế độ hưu trí là công cụ hiệu qua dé

đạt được những mục tiêu này Các chương trình này thường bao gồm lương hưu thông

qua bảo hiểm xã hội hay qua các doanh nghiệp bảo hiểm được tài trợ thông qua đóng

góp của cả người sử dụng lao động và người lao động, với các điều khoản tài trợ từthuế đóng vai trò bổ sung nếu cần Bang cách cung cấp một khoản thanh toán định

kỳ đều đặn cho những cá nhân đã đến tuổi nghỉ hưu và không còn có thu nhập ổnđịnh, hệ thống hưu trí đảm bảo mức trợ cấp day đủ và tiêu dùng 6n định trong suốt

cuộc đời của một người Mặc dù các hệ thống hưu trí khác nhau trên khắp thế giới,nhưng chúng thường bao gồm các loại chương trình khác nhau, từ lương hưu xã hộicơ ban cho những người có thu nhập thấp đến tiết kiệm tự nguyện bồ sung cho những

người có thu nhập cao hơn.

Hệ thống hưu trí đa trụ cột (Multi-pillar pension system) là một hệ thống lưutrữ tiền lương hưu trí bao gồm nhiều cột hoạt động song song với nhau, mỗi cột đóngvai trò khác nhau trong việc cung cấp trợ cấp hưu trí (ILO, 2018) Các cột này bao

gồm cột lương hưu Nhà nước, cột lương hưu tư nhân và các loại hình lưu trữ tiền

lương hưu trí khác như bảo hiểm xã hội tùy chọn và các quỹ hưu trí tự do Mỗi cột cóquy định về đóng góp và phân phối trợ cấp hưu trí khác nhau và nhăm giảm thiểu rủiro, tăng tính linh hoạt và tăng cường sự đa dạng hóa của hệ thống lưu trữ tiền lươnghưu trí Ý tưởng chính đăng sau khái niệm về Hệ thong Huu tri Da tru cột là kha năng

24

Trang 38

kết hợp một tập hợp các công cụ bảo trợ xã hội, mỗi công cụ đóng một hoặc nhiềuchức năng, để đảm bảo toàn bộ các mục tiêu của hệ thống hưu trí quốc gia Sơ đồdưới đây minh họa các thành phần chính của hệ thống hưu trí đa trụ cột dựa trên cácnguyên tắc của ILO:

e Trụ cột 0: Dé thiết lập mức bảo trợ xã hội cơ bản cho người cao tuổi, chế độ

hưu trí không đóng góp được thực hiện thông qua Trụ cột 0, còn được gọi là “Sanhưu trí” Trụ cột này thường được tài trợ thông qua ngân sách chung, thường được

tài trợ bằng thuế và cung cấp phạm vi bảo hiểm phổ cập thông qua chương trình

không đóng góp toàn cau Bắt kế thiết kế cụ thé như thé nào, mục tiêu của Tru cột 0

là đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho phép người dân có một cuộc sống tươm tất và

đàng hoàng Ở các nước đang phát triển có mức độ nghèo đói và phi chính thức cao,

nơi việc mở rộng phạm vi bảo hiểm đóng góp có thể mất một khoảng thời gian đángkể, việc thiết lập một trụ cột bảo trợ xã hội cho người cao tuổi, bên cạnh bảo vệ sức

khỏe, là rất quan trọng dé dam bảo tiép cận dịch vu chăm sóc sức khỏe thiết yếu vàđảm bảo thu nhập cơ bản cho những người có nhu cầu.

e Trụ cột 1: Trụ cột thứ nhất hay Trụ cột Bảo hiểm xã hội là một hệ thống hưutrí an sinh xã hội tiêu chuẩn, mang tính bắt buộc và có lợi ích xác định Nó được tàitrợ bởi sự đóng góp của cả người sử dụng lao động và người lao động và nhăm cung

25

Trang 39

cấp các khoản trợ cấp hưu trí cao hơn dé duy trì mức sống sau khi nghỉ hưu Can đảmbảo mức lương hưu tối thiêu bằng 40% thu nhập được bảo hiểm trước khi nghỉ hưu

đối với những cá nhân đã đóng góp 30 năm và giảm trợ cấp cho những người đã đóng

góp ít nhất 15 năm Tính bền vững của trụ cột nay phụ thuộc vào quản tri tài chính vàtổng thể hiệu quả và việc thực hiện các cải cách tham số liên tiếp Tru cột 0 và trụ cột1 là những yếu tố thiết yêu của bat kỳ hệ thống hưu trí an sinh xã hội nào, và các quốcgia đang phát triển những cách mới để mở rộng Trụ cột 1 dé bảo vệ những người

chưa được bảo vệ, chang hạn như người lao động phi chính thức, người lao động tự

do và những người có thu nhập không theo tiêu chuẩn theo công việc.

e Trụ cột 2: Trụ cột thứ 2 hoặc Trụ cột bổ sung là một bé sung tuy chon cho héthống hưu trí an sinh xã hội, cung cấp các khoản đóng góp bồ sung trên cơ sở tựnguyện hoặc bắt buộc Nó có thé dựa trên việc làm hoặc phi nghề nghiệp, với các lợiich được xác định là số tiền cố định hoặc theo tỷ lệ phần trăm đóng góp Người sử

dụng lao động thường đóng góp vào quỹ do tư nhân quản lý Sự điều tiết và giám sát

hiệu quả của Nhà nước là rat quan trọng dé trụ cột này vận hành thành công Khôngphải tat cả các quốc gia đều cần thực hiện trụ cột này, vì nó là một cấu phần bồ sung

cho hai trụ cột còn lại.

e Trụ cột 3: Trụ cột thứ 3 hay Trụ cột tiết kiệm cá nhân tự nguyện là một thành

phan bổ sung và không bắt buộc của hệ thống hưu trí Nó bao gồm các chế độ lương

hưu tư nhân cho phép các cá nhân có đủ phương tiện tài chính thực hiện các khoản

tiết kiệm cá nhân bổ sung Các chương trình này thường được quản lý bởi các nhà

quản lý hưu trí tư nhân dưới sự cạnh tranh toàn diện của thị trường và quy định củaChính phủ.

Khung hệ thống hưu trí ba trụ cột ban đầu của Ngân hàng Thế giới lần đầutiên được giới thiệu trong một báo cáo năm 1994 có tiêu đề "Ngăn chặn khủnghoảng tuổi già: Các chính sách bảo vệ người già và thúc day tăng trưởng" (WB,1994) Khung đề xuất một cách tiếp cận đa trụ cột đối với hệ thống hưu trí, bao

eTrụ cột 1: là hệ thống thanh toán theo mức sử dung (PAYG) được quản ly

26

Trang 40

công khai nhằm cung cấp mức thu nhập hưu trí cơ bản cho mọi công dân, bất ké thunhập hay khoản tiết kiệm của họ.

eTru cột 2: là hệ thống hưu trí đóng góp xác định bắt buộc, được tai trợ đầy

đủ, bé sung cho trụ cột đầu tiên Trụ cột này thường được quản lý bởi các tổ chức

thuộc khu vực tư nhân và thường do người sử dụng lao động tài trợ.

e Trụ cột 3: là một hệ thống tiết kiệm cá nhân tự nguyện cung cấp thu nhập

hưu trí bố sung Trụ cột này thường được quản lý bởi các tô chức thuộc khu vực tư

nhân và có thể bao gồm tài khoản hưu trí cá nhân (IRAs), niên kim và các sản phẩmđầu tư khác.

Ngân hàng Thế giới gợi ý rang trụ cột đầu tiên cung cấp mức thu nhập hưu trícơ bản cho mọi công dân, trong khi trụ cột thứ hai và thứ ba cung cấp thu nhập hưu

trí bổ sung cho những người muốn tiết kiệm nhiều hơn cho hưu trí Hệ thống ba trụcột này nhằm mục đích cân bằng nhu cầu về mức thu nhập hưu trí cơ bản với mong

muốn lựa chọn cá nhân và trách nhiệm trong kế hoạch nghỉ hưu.

Các chương trình hưu trí được biết tới như một cầu phần quan trọng trong việc

đảm bảo ASXH của đất nước Việc phát triển hệ thong hưu tri đa trụ cột, bao gồm cả

hưu trí bắt buộc và các chương trình hưu trí bổ sung và tự nguyện sẽ giúp củng cô sự

bền vững của hệ thống ASXH trong dài hạn.

2.1.1.3 Vai trò của hệ thống hưu trí

Vai trò của hệ thống hưu trí là cung cấp sự đảm bảo tài chính cho các cá nhânkhi về hưu (Schwarz, 2006) Nó phục vụ như một hình thức tiết kiệm mà các cá nhân

đóng góp trong suốt cuộc đời làm việc của họ, và sau đó nhận được như một nguồn

thu nhập thường xuyên trong những năm nghỉ hưu của họ Hệ thống hưu trí cũng có

vai trò xã hội rộng lớn hơn trong việc thúc đây phúc lợi xã hội và giảm nghèo cho

người cao tuổi Bằng cách cung cấp một nguồn thu nhập đáng tin cậy khi nghỉ hưu,các hệ thông hưu trí có thể giảm nguy cơ nghèo đói và cải thiện chất lượng cuộc sống

cho những người lớn tuổi Ngoài ra, hệ thống hưu trí có thé phục vụ như một công cụ

ồn định kinh tế vĩ mô bang cách giúp duy trì mức chi tiêu của người tiêu dùng vàgiảm gánh nặng cho các chương trình mạng lưới an sinh xã hội Họ cũng có thể đóng

27

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w