1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh

185 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Tác giả Đinh Thị Vân
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hương Thảo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý văn hóa
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 42,2 MB

Nội dung

Điều này giúp bảo vệ các giá trị di tích Văn miếu, đưa raphương án giải quyết các van dé giải quyết các van dé hạn chế và phát huy giá trị ditích bền vững hơn nữa trong tương lai.Văn mié

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ VAN

BAO TON VÀ PHAT HUY GIÁ TRI DI TÍCH VAN MIEU

BAC NINH

HA NOI, 2023

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Hương Thảo

HÀ NỘI, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung Luận văn “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tíchVan miéu Bắc Ninh” là nghiên cứu cua riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng

dẫn của TS Đỗ Thị Hương Thảo, là giảng viên thuộc khoa Lịch sử trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn Tên đề tài của Luận văn không trùng với bất kì côngtrình nào đã được công bố Các trích dẫn, số liệu và kết quả được thể hiện trong

Luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả Luận văn

Dinh Thị Van

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơquan, tổ chức và các cá nhân

Tôi xin thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với TS Đỗ Thị Hương Thảo,

người hướng dẫn khoa học của tôi Cô đã gợi ý tôi tiếp cận với đề tài này, dànhnhiều thời gian và công sức dé hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện Luận văn

Nhờ có sự kiên trì theo dõi sát sao của cô tôi đã mở rộng được vốn kỹ năng, kiến

thức của bản thân trong quá trình nghiên cứu.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chi dang công tác tạiCục Di sản Van hoá, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Viện Bảo tồn Di tích; BanQuan lý di tích tinh Bắc Ninh; Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện dé tôi khảo

sát, phỏng vấn và thu thập tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài của mình Đặc

biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc đối với các anh chị Phòng Quản lý di tích, là những cán

bộ trực tại địa điểm di tích Văn miéu Bắc Ninh đã kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của

tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, chia sẻ, tạo

điều kiện thuận lợi về mọi mặt dé tôi không ngừng học hỏi, vững tâm trên con

đường học tập.

Trong quá trình hoàn thiện Luận văn do nguồn tài liệu còn thiếu sót cũng như

sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những sai sót.Rat mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè dé Luận văn có thé hoàn

thiện hơn nữa.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả Luận văn

Đỉnh Thị Vân

Trang 5

MỤC LỤC

9537100 5

1 Lý do chọn đề tài -¿-5- 56 Ss2E2E12E19E12211211271711111211111111111 11111 1EExye 5

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2 2 +22 £+EE+EE£E£+E£EEeEEzEezrerrxerxee 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - 5 3< 1321113911131 1 111 8111 1 vn rưn 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu +: 2: £+£+x+Ex+£+++EE+EEtrkrkezrxerxrrrerex 15S9 0ï 08 Ö°›°›©ÓˆÖ534 15

6 Phương pháp nghién CỨU «+ + 1k HH ng TH HH Hưng 16

7 Đóng góp của Luận Văn - <1 1911919 HH HH net 17

8 Bé 0)/409ì7.80ì7205 00000757 17CHƯƠNG 1 CƠ SO LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE DOI TƯỢNGNGHIÊN CỨU - 2© ¿SE +EE£2EE£EEEEE112E121171127121121111121121111 11.111 cre 19

1.1 Cơ sở lý luận về bảo tồn và phat huy giá tri di tich oo 19

LL.D ni an 191.1.2 Các quan điểm về bảo tOn ccccceccecesssessesssessessessscssessessecsusssessessssecssessessesseseeens 221.1.3 Quan điểm về phát triển bền vững -2¿ 252 E+EE£EEE2EEEEEeEEerkrrrerred 271.2 Tống quan về Văn miéu Bắc Ninh - 2-22 2+SE‡EEeEEeEEtzExerxerkerreee 31

1.2.1 Tiền đề cho sự hình thành và phát triển của Văn miéu Bắc Ninh 311.2.2 Lich sử hình thành và phát triển của Văn miéu Bắc Ninh - 33

1.2.3 Quy mô, cấu trúc Văn miéu Bắc Ninh 2 2 2 +2E£+£z+£Eerxerrezrssred 351.3 Giá trị của Văn miéu Bắc Ninh - 2-2 + E+EEeEEeEEEEEEEerkrrkrrrrrrkee 401.3.1 Gid 00.1 ẽašêễễ.ễ^®” 40

1.3.2 Gid tri 0 hố a1 41 1.3.3 Giá trỊ khoa hỌC - - - - - E1 311111 1122311111119 1K vn 44

Tidu Ket ChUON ểNNgAẦẢ.:.: ÔỎ 48CHUONG 2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY VA PHAT HUY GIATRI DI TÍCH VAN MIEU BAC NINH o00.o ccccccescescsccesseeseessessessesseessessesseeseessen 49

2.1 Chủ thé quan lý và cơ chế quản lý -2 2 2 x+EE£2E++EeExerxerxerrxees 49

2.1.1 Chủ thé quản lý -¿-¿- ¿52 2+ keEE#EE9EEEEEEEE2E12171712121111211211 1111111 xe 50

Trang 6

2.1.2 Cơ chế quản lý -¿- ¿- ¿2+ £+E£+k£EE#EE9EEEEEEE121121717121711111 11111111 cre 552.2 Thực trạng các hoạt động bảo tồn giá trị đi tích ¿5c 555 s52 582.2.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học, lập hồ sơ đi tích - -cs+cs+xvzzxerxssee 582.2.2 Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích ¿- 5+ ©+©+++x+2Ex+£x+erxtzrxrrreerxeerxree 61

2.2.3 Hoạt động quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia -c©czcsze: 672.3 Thực trạng các hoạt động phát huy giá trị di tích - - -‹- 692.3.1 Hoạt động tuyên truyền và đón tiếp khách tham quan - 2-2: 692.3.2 Hoạt động văn hoá phục vụ công chúÚng ¿5c c + + xsssserssrrssrssrs 75

2.3.3 Hoạt động xây dựng điểm du lịch Van miéu Bắc Ninh s- 5: 81

Tiểu kết chương 2 o cccceccccccsscssessesssssseesessecsssssessscsscssessessecssssssseesessesssessesseeseeasen 85

CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG BẢO TÒN

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRI DI TÍCH VĂN MIEU BAC NINH 863.1 Đánh giá hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn miéu Bắc Ninh 86

3.1.1 Những kết quả đạt được -22- 2222 2+‡EE+2EE2EEEEEEEEEESEErEEkerkrerkrervres 863.1.2 Một số vấn đề hạn chế -. -:¿-©2+22+++22++222127212711122111271112111 ccee 90

3.1.3 Đề xuất nguyên tắc trong bảo tồn và phát huy giá tri di tích 943.2 Một số giải pháp trong hoạt động tu bé, tôn tạo di tích .- 95

3.2.1 Đối với nguồn nhân lực và hoạt động nghiên cứu khoa học 953.2.2 Đối với các hạng mục kiến trúc và cơ sở hạ tầng "DĐ 973.2.3 Đối với việc bố trí thờ CU eeeeeeccssseesessseseessneecssnseessneecesnseeessneeessineecsnneeessneeetees 983.3 Một số giải pháp trong hoạt động phát huy giá trị di tích Văn miếuBắc Ninh c2 HH gi 100

3.3.1 Tăng cường công tác truyền thông 2 2 2 x++E£+E++E++rxerxzrezrxrred 1003.3.2 Nâng cao vai trò của cộng đồng và các bên liên quan - s2 1053.3.3 Xây dựng điểm đến du lịch thu hút khách tham quan - 110

3.3.4 Đề xuất xây dựng lễ hội truyền thống tại Văn miéu Bắc Ninh 117Tidu Ket ChUONY anh aaa 120

KET LUẬN -:- 5£ 522S< 2E E2 E2 EE71211211211112112112111111211111 11111 121DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-22 522E22E££EE+£xezrxzrxee 123

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Di tích lịch sử văn hóa DTLSVH

Di sản văn hoá vat thé DSVHVT

Di san văn hoá phi vật thé DSVHpVT

Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Dé tam giáp ĐTSXT

Nhà xuất bản Nxb

Uỷ ban nhân dân UBND

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch SVHTTDL

Ban Quản lý di tích BQLDT

Trang 8

DANH MỤC CAC BANGBảng 1.1 Thông tin về hệ thống bia đá Văn miéu Bắc Ninh - . - 39Bang 1.2 Số lượng người đỗ đạt theo địa giới hành chính Bac Ninh hiện nay 45Bảng 1.3 Học vị mà các nhà khoa bảng Bắc Ninh đạt được s-c-ccssxsce¿ 46Bảng 2.1 Các dự án tôn tạo di tích Văn miéu Bắc Ninh s- + s+cx+xerxesee 66

Bang 2.2 Số lượt khách du lịch đến di tích Văn miéu Bắc Ninh từ năm 2018 đến

năm 2022 aoe cceecsesssecssesseessecssecssecssessecssecssesssessecssesssessesssecssesssesseessesssesssessesssesseesseessees 82

Bang 3.1 Hệ thống di tích Nho học tinh Bắc Ninh theo cấp hành chính 110Bang 3.2 Hệ thống di tích thờ Danh nhân của các làng xã tỉnh Bac Ninh 110Bang 3.3 Hệ thống di tích thờ Danh nhân khoa bảng thuộc gia tộc, dòng ho 111

DANH MỤC CAC BIEU DO, SO DO

Hình 1.1 Sơ đồ phát triển bền vững của UNESCO cccsscsssesssesssesstesseessecsseesteesees 29Hình 1.2 Sơ đồ mục tiêu phát triển bền vững (giai đoạn 2016-2030) 29Hình 1.3 Sơ đồ kiến trúc Văn miéu Bắc Ninh 2-2 5¿©c++2z++rxeerxcre 36

Hình 2.1 Mô hình tổ chức quản lý khu di tích Văn miéu Bắc Ninh 49

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nhân sự BQLDT tinh Bắc Ninh theo trình độ đảo tạo 53Ban đồ 3.4 Di tích Văn hoá về truyền thống hiếu học tỉnh Bắc Ninh 111

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi dân tộc, đó lànhững dấu vết còn lại của quá khứ phản ánh những sự kiện lịch sử văn hóa qua cácthời kỳ Các dau ấn vật chat và tinh thần còn lưu giữ ngày hôm qua thường được théhiện rõ rệt qua các công trình tôn giáo tín ngưỡng như: đình, chùa, miéu, nhà thờ đây là nơi sinh hoạt tâm linh, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, là không

gian kết nối giữa cộng đồng dân cư Mặc dù vậy nhưng trải qua dòng thời gian,

dưới sự tác động của thiên nhiên, xã hội và con người thì những giá trị vốn có củacác công trình tôn giáo ngày càng bị suy giảm, gây mat mát to lớn đối với nền vănhóa truyền thống của đất nước

Trong lịch sử phong kiến, Nho học là biểu tượng lớn của nền giáo dục Việt

Nam, song từ khi đất nước thay đổi chương trình giáo dục theo xu hướng phương

Tây thì nền giáo dục Nho học không còn được quan tâm, các di tích Văn miếu củaloại hình này bị coi nhẹ Theo thống kê chưa day đủ, thời Nguyễn có tới vài chụcVăn miéu hàng tỉnh, nhưng đến nay số lượng các Văn miéu hàng tinh còn lại khôngnhiều, riêng ở vùng đồng bang châu thé sông Hồng có thé đếm trên đầu ngón tay

Hơn nữa, các di tích Văn miéu trải qua thử thách của thời gian đều dé bị hư hỏng,ton thương, cấu trúc công trình dé bị thay đổi trong quá trình bảo tổn và trùng tu.Các di tích Nho học vốn đã rất ít so với các loại hình đình, đền, chùa đến nay càng

bị suy giảm hơn.

Xét trên phương diện phát huy các giá trị của di tích hiện nay thì các Văn miéucấp trung ương như Văn miéu - Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội), Văn miéuHuế (Thừa Thiên Huế) là nơi có bộ máy quản lý ổn định, tương xứng với giá tri

truyền thống của di tích Trong khi đó các Văn miếu hàng tỉnh, địa phương lại ítđược chú trọng đến, chưa tương xứng với giá trị truyền thống của di tích, các giá trị

văn hóa dần bị mai một theo thời gian Thậm chí kế đến Văn miéu Vĩnh Phúc đượcđầu tư kinh phí xây dựng lớn với hàng trăm tỷ đồng nhưng vẫn chưa đem lại hiệu

quả cao trong hoạt động tương xứng với mức đâu tư Vì vậy, cân phải nghiên cứu

Trang 10

tìm hiểu về các công tác quan lý, bảo tồn và phát huy những giá trị của Văn miéuhàng tỉnh hiện nay Điều này giúp bảo vệ các giá trị di tích Văn miếu, đưa raphương án giải quyết các van dé giải quyết các van dé hạn chế và phát huy giá trị ditích bền vững hơn nữa trong tương lai.

Văn miéu Bắc Ninh hiện được đánh giá là một trong số it các Văn miéu hàng

tỉnh còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa lịch sử với hệ di sản văn hoá hiếm hoi

chứng minh cho truyền thống khoa bảng vẻ vang của vùng đất Kinh Bắc xưa Vềmặt DSVHVT, Văn miéu Bắc Ninh còn lưu giữ nhiều hoành phi, câu đối, văn tế và

hệ thống 15 bia đá, trong đó tiêu biểu nhất phải ké đến 12 tam bia Tiến sĩ “Kim

Bảng Lưu Phương” cung cấp dữ liệu khoa cử của vùng đất Kinh Bắc qua các triều

đại phong kiến Xét trên phương diện DSVHpVT, Văn miéu Bắc Ninh là công trìnhsinh hoạt tín ngưỡng tâm linh; thông qua việc thờ phụng, tế lễ các vị danh nhânkhoa bảng đã góp phần thúc đây truyền thống hiếu học khoa bảng của dòng họ, quêhương Trong thời gian qua, Văn miéu tinh Bắc Ninh đã được các cấp chính quyềntỉnh Bắc Ninh quan tâm và dành được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên công

tác quản lý ở nơi đây vẫn đang gặp những khó khăn, tồn đọng nhất định, cần đượcgiải quyết Do vậy việc nghiên cứu bảo vệ, phát huy những giá trị di tích tại Vănmiếu Bắc Ninh là hết sức cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu

cầu vật chat và tinh than của nhân dân Không những thế, việc nghiên cứu Văn miéuBắc Ninh cũng sẽ là kinh nghiệm dé áp dụng cho các Văn miéu hàng tỉnh khác

trong nước.

Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích

Văn miéu Bắc Ninh” làm đề tài Luận văn chuyên ngành Quản ly Văn hóa của mìnhtại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

21 Cite cong trinh nghitn citu vé bio ton va phitt huy giá ti di tich

Trong bối cảnh hiện nay, van dé bảo tồn va phát huy giá trị di tích không

chỉ là mối quan tâm riêng ngành của ngành văn hóa và các nhà quản lý, mà còn

là mối quan tâm của nhiều ngành khác nhau như: kinh tế, du lịch, môi trường

Trang 11

Do vậy đã có nhiều các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị ditích đã đề cập đến các quan điểm, nguyên tắc cũng như giải pháp bảo tồn và phát

huy giá trị di tích.

Trong bài “Tam nhìn tương lai đối với di sản văn hoá và hệ thống bảo vệ di

tích ở nước ta” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng năm 2004 đã chỉ ra nguyên nhân vànhững tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm tổn hại tới hệ thốngDTLSVH Từ đó, tác giả đã phân tích ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trong điều kiện pháttriển như hiện nay [16, tr 4-5]

Tác giả Ha Văn Tan trong bài viết “Bao vệ di tích lịch sử văn hoá trong bốicảnh công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước” năm 2005 cho rằng: “Các di tích lịch

sử văn hoá đang trong tình trạng SOS khẩn cấp Nếu chúng ta không có những

chính sách bảo tôn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ bị mat di, mà một dântộc đánh mat di di tích lich sử văn hoá là một dân tộc đánh mất trí nhớ "[56, tr

di tích lịch sử văn hoá trên cả nước.

Trong bai “Mấy van đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử vănhóa” tác giả Lưu Trần Tiêu năm 2011 cho rằng hoạt động bảo tồn di tích thể hiện

ở 3 mặt cụ thé là: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích vềmặt vật chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện tại của

xã hội [60, tr 3-7] Tác giả bài viết “Bảo vệ, phát huy các giá trị văn hoá trong

quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế” Nguyễn Thế Hùng làm

Trang 12

chủ nhiệm năm 2013 đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy

giá trị di sản văn hoá; đưa ra những thành tựu đạt được và hạn chế trong hoạtđộng nay Từ đó tác giả cũng đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm day mạnh việc bảo

tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá: tăng cường công tác quản lý nhà nước;củng có hoàn thiện bộ máy ngành; chính sách đầu tư; xã hội hóa; đào tạo nguồn

lực con người; tăng cường hợp tác quốc tế [20]

Tác giả Phạm Thị Thu Hương trong đề tài nghiên cứu khoa học năm 2013

“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn di sản văn hoá tại các vùng đang trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở đồng băng sông Hồng” nghiên cứu thực

trạng bảo tồn di sản văn hoá ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sau đó chỉ ra những tác động tích cực và

tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đến di sản văn hoá, đề ra những

giải pháp bảo tồn và phát huy di sản phù hợp [21]

Bên cạnh đó còn có một số giáo trình đưa ra những nội dung cơ bản về quản

lý di sản văn hoá: Lược sứ quản lý văn hóa ở Việt Nam của tác giả Hoàng Sơn

Cường năm 1998 [10]; Bảo ton di tích lich sử văn hóa do Trịnh Minh Đức chủ biên

năm 2007 [12]; Quản lý đi sản văn hóa do Nguyễn Thị Kim Loan chủ biên năm

2012 [27] Các giáo trình đã đưa ra một số khái niệm cơ bản về di sản văn hoá,quản lý di sản văn hoá, các nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý di sản vănhoá, vai trò của di sản đối với sự phát triển du lịch hiện nay Thực chất đó là các

mặt hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị đi sản văn hoá

Bên cạnh những công trình nghiên cứu đã nêu trên còn có rất nhiều bai đăngtrên các tạp chí chuyên ngành có nội dung bàn về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị

di sản văn hoá ở nước ta Nội dung các bài viết có xu hướng đề cập cả những vấn đề

lý luận cũng như thực trạng của việc bảo tồn, phát huy và vai trò của di sản văn hoátrong bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay Số lượng các bài viết thuộc dạng naykhá lớn, do vậy tác giả Luận văn khó có thé bao quat hết toàn bộ quan điểm, nội

dung cua tat cả các bài viết đó.

Trang 13

22 Cic cong winh nghtén citu vé bio ton Là phitt lu gid 0ÿ Vin miéu not chung

Nhóm công trình nay có giá tri trong việc mô ta, đưa ra giá tri cua loại hình di

tích này, đồng thời đưa ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của chúng Các công

trình về Văn miéu có thé phân thành hai nhóm:

Nhóm nghiên cứu về nội dung lịch sử, giá trị Văn miéu: Nho học gan liền với

chế độ quân chủ phong kiến, có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa Việt Nam tronglịch sử, do vậy những tư liệu sử sách sớm nhất cũng ghi chép phần nào về hệ thống

di tích Nho học Việt Nam như Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí,

Khâm định Việt sử thông giảm cương mục, Đại Việt thông sw Các bộ sử này ghichép thông tin ban đầu về các tư liệu liên quan đến các Văn miếu Riêng mục Đềnmiếu của sách Đại Nam nhất thống chí thời Nguyễn giúp xác định thời điểm ra đời

và không gian phân bố cụ thé của các Văn miéu hàng tỉnh Khoảng thời gian về sau,những công trình nghiên cứu về nội dung, giá trị lịch sử của Văn miếu ngày càngđược quan tâm Bài viết “Van miéu, văn từ, văn chỉ trong lịch sử Việt Nam” của tác

giả Nguyễn Phương Chi và Nguyễn Kỳ Nam năm 2013 làm rõ hai van đề chính là

lịch sử hình thành phát triển và tầm quan trọng của các di tích Văn miếu Trung

ương, Văn miếu hàng tỉnh, Văn miéu hàng huyện, văn từ văn chi tại các làng xã [7,

tr 61-69] Cuốn sách Hé thống di tích Nho học Việt Nam va các Văn miéu tiêu biểu

ở Bắc Bộ của tác giả Dương Văn Sáu năm 2014 đưa ra góc nhìn đa chiều dé giải mãvăn hóa các vấn đề liên quan đến hệ thống di tích Nho học, giá trị văn hóa tri thức

của ông cha ta trong thời kỳ lịch sử; sau đó giới thiệu các di tích Văn miéu tiêu biểu

ở Bắc Bộ (Hà Nội, Bac Ninh, Hưng Yên) [46] Cuốn sách Van Miếu Việt Nam khảocứu do Trịnh Khắc Mạnh chủ biên năm 2020 trình bày về các tài liệu Văn MiếuViệt Nam (tư liệu Hán Nôm và chữ Quốc ngữ) chia ra nội dung 05 chương sách,cuốn sách tiếp cận giá trị thông tin mới nhất, tong quan nhất về Văn miéu Việt Nam[29] Những công trình nghiên cứu trên chủ yêu khảo sát hiện trạng Văn miếu, mô

ta lịch sử hình thành, hiện trạng, trên co sở đó đánh giá giá trị của Văn miéu về mặt

văn hóa, xã hội.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra giải pháp bảo ton và phát huy giá trị Văn miếu: Thời

Trang 14

gian gần đây những nghiên cứu về giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di tích các Văn

miếu bắt đầu được chú ý đến trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tuy nhiên số lượng

nghiên về Văn miéu ít hơn hắn so với các DSVHVT khác Hội thảo khoa học “Cơ

sở và giải pháp nghiên cứu bảo tồn di tích Nho học ở Việt Nam” của Sở Khoa học

Công nghệ và Môi trưởng, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội năm 1998 đã đưa ra

những giải pháp vĩ mô nhằm tăng tính quản lý các di tích Nho học trong phần tổngluận [48] Tác giả Nguyễn Quốc Hùng với bai đăng “Bảo tồn và phát huy giá trị ditích Nho học thời hội nhập” năm 2009 đã thể hiện quá trình bảo ton và phát huy giátrị di tích Nho học đã có sự so sánh không đồng đều giữa các di tích, trong khi Văn

miéu - Quốc Tử Giám Hà Nội có bộ máy quản lý ổn định thì một số Văn miéu hang

tỉnh hoạt động không hiệu quả [ 17, tr 19-24] Bài nghiên cứu “Suy nghĩ về việc bảotồn và phát huy các giá trị di tích Văn miéu ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Văn Trụnăm 2011 đã thé hiện sự quan tâm đến việc phát huy các giá trị Văn miéu [65] Hộithảo khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học ở Việt Nam với chủ đề “Nghiêncứu khoa học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học” do Trungtâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn miéu — Quốc Tử Giám t6 chức năm 2015 đãkhẳng định giá trị của các di tích Nho học và đề cao công tác bảo tồn và phát huygiá tri di tích Nho học, đặc biệt là việc đưa di tích Nho học lên bản đồ du lịch Gầnđây nhất, Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tú với đề tài “Bảo tồn và pháthuy giá trị di tích Nho học Việt Nam (trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà

Nội và Văn miéu Mao Điền, Hai Dương)” năm 2020 là Luận án đầu tiên nghiên cứu

hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học nói chung và di tích Văn miéu

- Quốc Tử Giám Hà Nội, Văn miéu Mao Điền nói riêng Từ đó chỉ ra những ưuđiểm, hạn chế và dé ra những giải pháp dé bảo tồn và phát huy di tích trên, tao động

lực phát triển di sản [63] Ở nhóm nghiên cứu này, ngoài việc mô tả, hệ thống hoá

về các Văn miéu ở Việt Nam còn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

quan lý, bảo tồn va phát huy giá trị Văn miéu

10

Trang 15

23 Các cong winh nghtén cÍw vé bio tén va phit huy giá 0ÿ Vin miu Bic Ninh

Nhóm nghiên cứu về lich sử, giá trị Văn miéu Bắc Ninh: Các nghiên cứu so

lược về các di tích Văn miếu Bắc Ninh có lẽ được đề cập sớm nhất trong một sốcuốn Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kỷ toàn thự trong cuốn sách có ghi chép lại

những sự kiện liên quan đến nghi lễ tôn giáo tại Văn miéu Bắc Ninh; Dư dia chí củaNguyễn Trãi chỉ thoảng qua non sông hiện nơi đây Từ thời nhà Nguyễn xuất hiệnkhá nhiều những cuốn sách địa chí ghi chép các di tích cô tại các địa phương tiêu

biểu như cuốn Đại Nam nhất thong chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn nội

dung hiện trạng các Văn miéu trong toàn tinh Bac Ninh, các dữ kiện của cuốn sách

cho biết: Năm Gia Long thứ 1 (1802) tu sửa Văn miéu, đến năm Thiệu Trị thứ 4(1841) làm lại Văn miéu, năm Thành Thái thứ 5 (1893) di chuyên Văn miéu về vị

trí hiện nay theo lệnh của các quan đầu tỉnh [42, tr 105] Bên cạnh đó còn có một số

tác giả là người địa phương hoặc khuyết danh viết về các mặt tự nhiên, con người

và các di tích tỉnh, tiêu biểu như các cuốn Bắc Ninh địa dư chi, Bắc Ninh phong thổ

tạp ký, Bắc Ninh tỉnh dia dw Đây đều là những nguồn tài liệu quan trọng cho việc

nghiên cứu thời điểm xây dựng Văn miéu Bắc Ninh về sau

Trong bài nghiên cứu “Văn miéu Bắc Ninh ngày ấy và bây giờ” của tác giả

Trần Vọng năm 1996 viết về lịch sử, những giá trị di tích lịch sử Văn miéu tinh BắcNinh mang lai Bai viết còn cho thay sự khác biệt về mức độ quan tâm của di tíchVăn miéu vào các năm 1994 và năm 1996 [81, tr 1-2] Sở Văn hóa Thông tin Bac

Ninh tô chức Kỷ yếu hội thảo khoa học “Văn miéu Bac Ninh” năm 1999 giới thiệu

về Văn miéu Bắc Ninh và những giá trị văn hóa lịch sử mà di tích đem lại [66].Cuốn sách Văn miéu Bắc Ninh của tác giả Lê Viết Nga năm 2006 giới thiệu tập sách

ảnh về di tích Văn miéu trước và sau khi tu bổ [34]

Các nghiên cứu có điểm chung là khai thác giá trị văn bia tại Văn miéu BắcNinh gồm có: Bài viết “Hệ thống văn bia văn miéu Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn

Cam Phong năm 1995 khảo sát nội dung 11 tam bia Tiến sĩ ở Văn miéu Bắc Ninhnhận diện về giá trị di tích và các tam bia tại Văn miéu Bắc Ninh [40, tr 276-283].Cuốn Van bia Văn miéu Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Quang Khai (chủ biên) năm

II

Trang 16

2000 giới thiệu tiểu sử các vị đỗ đại khoa vùng Kinh Bắc và thực trạng xây dựng,tôn tạo Văn miéu Bắc Ninh cô [25] Trong bài nghiên cứu “Một số kết quả và nhậnxét đánh giá về nội dung hệ thống bia đá ở Văn miếu Bắc Ninh so sánh với Vănmiéu Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Văn Đáp năm 2000 đã mô tả lại hệ thống bia

đá ở Văn miéu Bắc Ninh dé thấy được giá tri sâu sắc những tấm văn bia tại Vănmiéu Bắc Ninh và có sự so sánh đối với Văn miéu Hưng Yên các van đề kiến trúc,văn bia, số lượng tiến sĩ [11, tr 112-120]

Ngoài ra còn có các một số công trình khác nghiên cứu về Văn miéu Bắc Ninhnhư: “Di tích Văn miéu Kinh Bắc với truyền thống hiếu học của người Kinh Bắc”

của tác giả Nguyễn Cầm Phong năm 1995: “Bắc Ninh đất khoa bảng” của tác giả

Nguyễn Quang Khải năm 1997; Lich sử văn miéu Bắc Ninh của tác giả Nguyễn

Quang Khải (dịch và chú giải) năm 2000; Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh do Lê ViếtNga chủ biên năm 2007 Nội dung của các công trình nghiên cứu nói trên đã đánh

giá sơ lược về lịch sử Văn miéu Bắc Ninh và truyền thống giáo dục khoa bang tại

vùng đất Kinh Bắc

Nhóm nghiên cứu chỉ ra giải pháp bảo ton và phát huy giá trị Văn miéu BắcNinh: Những công trình nghiên cứu chuyên biệt về bảo tồn và phát huy giá trị Vănmiéu Bắc Ninh bao gồm: “Tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng của các di tích Bac

Ninh” năm 1997; Hội thảo khoa học “Văn miéu Bắc Ninh” của Sở Văn hóa Thôngtin Bắc Ninh tô chức năm 1999 [66] Trong hội thảo này có 13 bài báo cáo khoa học

trong đó báo cáo “Đề án tu bỏ, tôn tạo, phục hồi và phát huy các tác dụng di tích

Văn miéu Bắc Ninh” của Lê Viết Nga đã đưa ra nghiên cứu cụ thể những công tác

bảo tồn, tôn tạo di tích Văn miéu Bắc Ninh thời gian qua và đưa ra giải pháp trongcông tác sửa chữa Văn miéu từ ngân sách đầu tư dé phát huy giá trị của di tích [66,

tr 243-259]; Trương Quốc Bình với bài báo cáo “Bảo vệ và phát huy khu di tích

Văn miéu Bắc Ninh” đề nghị triển khai 06 hoạt động cụ thể như sau: tiếp tục nghiêncứu những tư liệu lịch sử Văn miéu, tiễn hành khảo cô học, điều tra khoa học những

vị đỗ đại khoa theo số liệu thống kê từ văn bia tại đây, phối hợp với Trung tâm Hoạt

động Văn hóa Khoa hoc Văn miêu - Quéc Tử Giám và Trung tâm Bao tôn cô đô

12

Trang 17

Huế Những nghiên cứu tại hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị tại di tích Vănmiếu Bắc Ninh là những tư liệu vô cùng quý giá đối với công tác nghiên cứu vàquản lý, bảo tồn và phát huy Văn miéu Bắc Ninh [66, tr 234-231] Bài tham luận

“Quản lý bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của Văn miéu Bắc Ninh” của tác giả

Lê Viết Nga năm 2009 in trong kỷ yêu hội thảo “Văn miéu - Quốc Tử Giám và hệthống di tích Nho học ở Việt Nam” cho thấy công tác bảo tồn và phát huy giá trị ditích Văn miéu Bắc Ninh được quan tâm đúng mức kể từ năm 1997 khi tỉnh Bắc

Ninh được tái lập; tuy nhiên quy mô và hệ thống biển báo chưa đáp ứng được yêucầu Nghiên cứu này chưa đưa ra những định hướng của công tác bảo tồn và pháthuy giá trị di tích Văn miéu Bắc Ninh trong thời gian sap tới [36, tr 213-217]

“Công tác quản lý các di tích ở tỉnh Bắc Ninh” năm 2001 của tác giả Lê Viết

Nga phân tích thực trạng hoạt động kiểm kê, tu bổ tôn tạo, chống xuống cấp của các

di tích trong đó có di tích Văn miéu Bắc Ninh [32, tr 37-39]; Hội thảo khoa học

“Bảo tồn và phát huy giá trị đi sản văn hoá” do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh phốihợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức năm 2013 trong đó có tham luận

“Thực hiện Luật Di sản Văn hóa góp phân bảo tôn, phát huy giá trị di tích lich sửvăn hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Phong là bài thamluận đề cập đến vấn đề trong quản lý di tích, công tác tu bổ, xếp hang di tích

trong những năm trở lại đây [41] Những công trình nghiên cứu này là tiền đề vậndụng cho việc tu bổ, phát huy giá trị tại các di tích lịch sử Bắc Ninh nói chung vàVăn miéu Bắc Ninh nói riêng

Từ việc phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trên tác giả Luận văn nhận

thấy một số van dé chung:

Các nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH hiện nay đã đượcnhiều nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm Các công trình chủ yếu tập trung đến

van dé quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trong đời sống đương dai

Từ đó đưa ra các giải pháp để di tích được sống, phục vụ mục tiêu trong xã hội

đương đại, làm cho di tích đến gần với cộng đồng Tuy nhiên, có rất ít các côngtrình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn miếu ứng dụng quan

13

Trang 18

điểm quản lý di sản văn hóa hiện đại.

Đối với nhóm các nghiên cứu bao tồn và phát huy di tích Văn miéu nói chung

và Văn miéu Bắc Ninh nói riêng thì phần lớn nội dung thiên về việc khái quát lịch sử,

mô tả, đánh giá giá trị văn hoá của Văn miéu Nhóm công trình nghiên cứu chỉ ra giải

pháp trong công tác bảo tồn phát huy giá trị di tích xuất hiện muộn hơn và chiếm sốlượng ít ỏi Các giải pháp thường mang tính chung chung với mong muốn đưa các Vănmiéu trở thành địa điểm du lịch, phát triển kinh tế, đây cũng là xu hướng thịnh hành

trong thời gian qua ở Việt Nam Tuy nhiên nếu chỉ khai thác giá trị của Văn miéu chomục tiêu phát triển du lich thì chưa đủ, cần phải khai thác những giá trị đặc trưng của

Văn miéu dé di tích phát triển bền vững hơn nữa

Như vậy, rõ ràng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêngbiệt về việc bảo tồn và phát triển Văn miéu Bắc Ninh dựa trên cơ sở lý thuyết về

quan điểm quản lý di sản phù hợp

Từ tập hợp và những phân tích trên, có thé thấy răng van dé “Bảo tồn và pháthuy giá trị Di tích Văn miéu Bắc Ninh” là khoảng trống trong tư liệu trong công tác

quản lý văn hóa cần được quan tâm Tác giả Luận văn sẽ tiếp thu, tham khảo và kếthừa những nghiên cứu của các học giả đi trước nhằm phục vụ cho mục đích nghiên

cứu của mình.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

IL Myc UÊM nghi€n CI//

Mục tiêu nghiên cứu của Luan văn là nêu ra được giá tri của di tích Van miéuBắc Ninh, thực trạng trong công tác bao tồn và phát huy giá tri di tích Văn miéu

Bắc Ninh hiện nay Trên cơ sở của tình hình thực tiễn, Luận văn sẽ đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị ditích Văn miéu Bắc Ninh một cách bền vững

%2 MU vu nght€n CN

Đề đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trình bày các khái niệm, khung lý thuyết liên quan đến các quan

điêm bảo tôn và quan diém phát triên bên vững.

14

Trang 19

Thứ hai, nghiên cứu tổng quan về di tích Văn miéu Bắc Ninh qua các van đề:quá trình hình thành và phát triển, quy mô kiến trúc, giá tri di tích.

Thứ ba, khảo sát, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và phát huy di sản

Văn miéu của tỉnh Bắc Ninh, nêu ra những kết qua đạt được, những van dé hạn chế

Thứ tư, đưa ra những giải pháp cụ thé phù hợp với thực tiễn dé Văn miéu Bắc

Ninh phát triển bền vững

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

41 ĐỂ tong nghién ciiu:

Luận văn tập trung đến việc làm rõ những van dé trong công tác quản lý va

bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Văn miéu Bắc Ninh

42 Pham vi nghtén cit:

Phạm vi không gian nghiên cứu: Van miéu Bắc Ninh tại phường Dai Phúc,

thành phó Bắc Ninh, tinh Bắc Ninh

Phạm vi thời gian nghiên cứu: nghiên cứu từ năm 2017 đến nay Năm 2017 lànăm mà BQLDT tỉnh Bắc Ninh nhận nhiệm vụ trực tiếp quản lý Văn miéu BắcNinh Hiện nay là thời điểm cá nhân tôi đang tiến hành nghiên cứu luận văn nên dễ

dàng cho việc nghiên cứu, mang lại giá trị thực tiễn cao.

5 Nguồn tư liệu

Các nguồn tài liệu được sử dụng trong quá trình làm Luận văn:

- Các Hiến chương, Công ước của Quốc tế gồm: Hiến chương quốc tế về Bảo

vệ và Trùng tu đi tích và di chỉ (Hiến chương Venice, 1964), Công ước bảo vệ di

sản thiên nhiên thé giới (1972), Hiến chương quốc tế về Bảo vệ các địa điểm di sản

có giá trị văn hoá (Hiến chương Burra Australia năm 1979, cho đến nay đã được

sửa đổi nhiều lần), Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003)

- Luật và các văn bản quản lý trong nước: Luật Di sản Văn hoá; các quyết

định, báo cáo tờ trình của UBND, SVHTTDL, BQLDT tỉnh Bắc Ninh

- Các tài liệu, hỗ sơ thu thập được tại Cục Di sản Văn hoá, Viện Bảo tồn Di

tích, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh

- Các Luận văn, Luận án liên quan đến công tác quản lý di sản, bảo tồnDSVHVT, di sản Nho học, truyền thống khoa bảng xứ Kinh Bắc, Văn miéu

15

Trang 20

Bắc Ninh.

- Sách, bài báo, kỷ yếu hội thảo, tạp chí nghiên cứu khoa học về Văn miéuBắc Ninh

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp được sử dụng khi tác giả đến điền

dã Văn miéu Bắc Ninh vào thời điểm tháng 4 năm 2022 và tháng 5 năm 2023 Đợtđiền dã giúp tìm hiểu về đối tượng thờ phụng, quy mô kiến trúc, cơ sở hạ tầng vật

chất, cảnh quan xung quanh, các hoạt động quản lý tại Văn miéu Bắc Ninh, thái độ

và nhận thức của du khách khi đến di tích, sự tham gia của BQLDT và cộng đồng

dân cư trong việc bảo tồn di tích Trong suốt quá trình tham gia điền dã, tác giả đã

nghiên cứu, ghi chép và chụp ảnh những van đề liên quan dé phục vụ Luận văn

Bên cạnh đó, tác giả Luận văn cũng đã thực hiện điền dã trong khoảng thời gian

ngắn hơn đối với các điểm di tích Văn miếu Vĩnh Phúc, Văn miéu Sơn Tây, Vanmiéu Mao Điền vào tháng 4 năm 2022 Đợt điền dã này tác giả chủ yếu quan sát,ghi chép lại những thông tin mô tả về di tích, giới thiệu các hoạt động liên quan

quản lý các Văn miếu do các nhà quản lý tại di tích cung cấp

Phương pháp phỏng van: Kết hợp với các chuyến điền dã, tác giả đã thực hiện

phỏng vấn đại diện BQLDT Bắc Ninh và các anh chị trong Phòng Quản lí di tích.Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề về bộ máy quản lý, các hoạt động bảo tồnphát huy di tích Văn miéu Bắc Ninh và định hướng phát triển di tích trong thời gian

sắp tới Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng van đối với du khách đến tham quan

Văn miéu và một số người dân sinh sống xung quanh khu vực Văn miéu dé làm rõ

sự hiểu biết về di tích, tầm ảnh hưởng của di tích đối với cộng đồng và vai trò của

họ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn miéu Danh sách đối tượng

phỏng vấn xem tại Phụ lục 4 của Luận văn

Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được tiễn hành nham các mục

đích: thống kê số lượng Tiến sĩ tinh Bắc Ninh được khắc trên bia Văn miéu dé thayđược giá trị khoa học của Văn miéu Bắc Ninh; thống kê các dự án tôn tạo Văn miéu

Bac Ninh nhăm cung cap cái nhìn tông quan về giai đoạn thực hiện tôn tạo Văn

16

Trang 21

miéu Bắc Ninh; thống kê hệ thống di tích về truyền thống hiếu học tỉnh Bac Ninh dé

đề xuất phương pháp liên kết với Văn miéu Bắc Ninh trong các hoạt động phát huy

giá trị về truyền thống hiếu học trong thời gian sắp tới

Phương pháp so sánh: Trên cơ sở của việc điền dã, tác giả đã tiến hành so sánhđối chiếu việc quan lý của Văn miéu Bắc Ninh với các Văn miếu hang tỉnh khác

dựa trên những van dé cơ bản sau: công tác quan lý, vai trò của cộng đồng đối với

di tích và quá trình di sản hóa đối với hệ thống di tích Văn miéu này Thông quaphương pháp so sánh có thé rút ra những ưu điểm, hạn chế bat cập đối với công tácbảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn miéu Bắc Ninh

Phương pháp tong hợp, phân tích: Luận văn tiễn hành phân tích va tổng hopcác nguồn tài liệu nhằm xem xét, đánh giá, rút ra các thông tin về công trình nghiêncứu trước đây có liên quan đến Văn miếu và Văn miếu Bắc Ninh; quan điểm bảo

tồn, quan điểm phát triển bền vững; lịch sử hình thành và phát triển Văn miếu Bắc

Ninh, giá trị Văn miéu Bắc Ninh Bên cạnh đó là việc phân tích, tong hop cácnguồn tư liệu như: hồ sơ di tích Văn miéu Bắc Ninh được lưu trữ tại Cục Di sảnVăn hoá, lưu giữ tại Viện Bảo tồn Di tích, các văn bản quy phạm pháp luật của Nha

nước, của UBND tỉnh Bắc Ninh đối với các DTLSVH nói chung và Văn miéu Bắc

Ninh nói riêng; các báo cáo của BQLDT tỉnh Bắc Ninh

7 Đóng góp của Luận Văn

Luận văn nghiên cứu, phân tích các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá

trị di tích Văn miéu Bắc Ninh

Đề xuất một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tácbảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn miéu Bắc Ninh

Bồ sung nguồn tài liệu để tham khảo, nghiên cứu cho BQLDT Bắc Ninh, cho

các sinh viên, học viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

và các ngành có liên quan.

8 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính

17

Trang 22

của Luận văn được trình bày thành 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tông quan về đối tượng nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích Văn miếu

Bắc Ninh

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy giá trị

di tích Văn miéu Bắc Ninh

18

Trang 23

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE DOI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

LLL Mot số khdtniém

Di tích lịch sử van hoá:

Trong Hiến chương Venice, Hiến chương quốc tế về Bảo tôn và Trùng tu ditích và di chi năm 1964, tại Điều 1 có định nghĩa: Di tích lịch sử văn hóa khôngchỉ là một công trình kiến trúc mà còn cả các khu đô thị hoặc nông thôn trong đó

được tim thấy bằng chứng của một nền văn minh cụ thể, phát triển quan trong

hay một sự kiện lịch sử [22; tr 1] Khái nệm này không chi áp dung với những

công trình nghệ thuật lớn mà cả với những công trình nhỏ hơn mang các ý nghĩa

văn hóa trong quá khứ.

Trong cuốn Dai tir điển tiếng Việt, di tích lich sử văn hóa được hiểu là “7 ổng

thể những công trình, địa điểm, đồ vát hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch su hay

giá trị văn hóa được lưu lại” [82, tr 414].

Theo Luật Di sản Văn hóa: “Di fích lịch sử văn hóa là công trình xây dung,

địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá

trị lịch sw, văn hóa, khoa học ” [45, tr 33] Chúng ta có thể hiểu đó là các công trìnhxây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phó gan

với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gan với hoạt động tôn giáo

quy định của pháp luật” [9; tr 18] Nội hàm định nghĩa này tương tự theo Luật Di

sản Văn hoá đã nêu trên, tuy nhiên mở rộng thêm yêu cầu phải được xếp hạng theoquy định của pháp luật Tác giả Luận văn lựa chọn sử dụng khái niệm DTLSVH này làm cơ sở nghiên cứu đôi với di tích Văn miêu Bắc Ninh.

19

Trang 24

Bảo tôn:

Theo Tir điển Tiéng Viét, khái niệm bảo tồn được định nghĩa là “git? lai không để

cho mat đi" [80, tr 39] Bảo tồn là bảo vệ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo dạngthức vốn có của nó, không dé mất đi, không dé bị thay thé hay biến hoá Do vậy nội

hàm của thuật ngữ này không bao gồm việc cải biên, nâng cao hay phát trién

Tại Điều 1 Hiến chương Burra định nghĩa: “Bảo tôn có nghĩa là bảo quản kếtcau một địa điểm ở hiện trạng và hãm sự xuống cấp của kết cau đó”, và “Bao quản có

nghĩa là chăm nom bảo vệ thường xuyên kết cầu và khung cảnh một địa điểm, và can

phải phân biệt với sửa sang Sua sang bao hàm trùng tu hoặc phục dung” [23, tr 2].

Từ những định nghĩa trên chúng ta có thé thấy bảo tồn là bảo vệ và làm cho một

địa điểm không bị xuống cấp, hay hủy hoại theo thuộc tính ban đầu vốn có của nó

Bảo tôn di tích:

Theo tài liệu Di sản văn hóa và các vấn dé liên quan — thuật ngữ và định

nghĩa chung thì hoạt động bảo tồn di tích bao gồm: “Hoạt động nghiên cứu, quản

lý, bảo vệ, bảo quan, tu bổ, phục hôi nhằm bảo đảm tính toàn vẹn, tính xác thực và

sự ton tại lâu dài, 6n định của di tích để phát huy ” [9, tr 20]

Cũng theo tài liệu trên, nội dung Bao quan di tích được định nghĩa là: “Hoat

động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thayđổi những yếu tô nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng

cảnh ” [9, tr 20] Bảo vệ di tích là: “Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm

hai di tích và xu lý hành vi xâm hại di tích theo quy định cua pháp luật” [9, tr 21].

Tu bé di tích “Hoat động nhằm tu sửa, gia có, tôn tạo di tích lịch sử, danh lam

thắng cảnh” [9, tr 23] Tôn tạo di tích là: “Hoạt động nhằm tăng cường khả năng

sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu

tô gốc cau thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di

tích ” [9, tr 23] Phục hồi di tích ghi: “Hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sửvan hoa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di

tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh do” [9, tr 21]

Như vậy, theo nội dung tài liệu do Cục Di sản Văn hoá biên soạn năm 2014 thì Bảo tôn di tích bao gôm việc nghiên cứu, quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bô, phục hôi

20

Trang 25

nhăm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính xác thực và sự tồn tại lâu dài, ôn định của ditích dé phát huy giá trị.

Bên cạnh đó cũng có một số nhà nghiên cứu có đã ban luận về hoạt động bảo

tồn di tích Tác giả Nguyễn Chí Bén đưa ra quan điểm bảo tồn di tích “7à tat cả

những nỗ lực nhằm hiểu biết về di sản văn hoá, giá trị lịch sử, ÿ nghĩa cua nó, nhằmđảm bảo sự an toàn về vật chất của di tích và khi cần đến đảm bảo việc giới thiệu,trưng bày, khôi phục ” |4, tr 20].

Từ những định nghĩa trên có thé thấy việc bảo tồn di tích là những hoạt độngnhằm là đảm bảo cho di tích giữ được nguyên vẹn như nó vốn có và tồn tại lâu dài

vì mục đích phát huy giá trị Đó là chính là những cơ sở để tác giả Luận văn đưa ra

được các hoạt động bảo ton và phát huy giá trị di tích Văn miéu Bắc Ninh

Giá tri:

Trong cuốn Dai từ điển tiếng Việt giải thích: “Giá trị là cdi được xác định cóích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất, tinh than” [82, tr 725] Tác giả TrầnNgọc Thêm cũng có nêu quan điểm giá trị được hiểu “la tinh chất của khách thé,

được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùngloại trong boi cảnh không gian — thời gian cụ thé” [58, tr 139]

Với những ý nghĩa trên có thể hiểu giá trị di tích là tính chất của di tích đượccộng đồng đánh giá là tích cực, trong sự so sánh với các di tích khác ở cùng trongkhu vực, vào cùng thời điểm Di tích được coi là có giá trị khi cộng đồng — nhữngngười chủ thể di tích đánh giá tích cực trong sự so sánh với những thứ khác cùng

loại Do đó, DTLSVH phải là những di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

theo sự đánh giá của chủ thé di tích Trong Luận văn tác gia sử dụng khái niệm giátrị này dé nghiên cứu giá trị di tích Văn miéu Bắc Ninh

Phát huy giá trị: Phát huy có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng tác

dụng và tiếp tục phát triển thêm, phát huy giá trị tức là làm cho giá trị được lan rộngtác dụng, tiếp tục phát triển thêm [80, tr 768]

Phát huy giá trị di tích: Theo tác giả Nguyễn Chí Bén, “Phát huy giá trị ditích có nghĩa là tập trung sự chú ý của công chúng một cách tích cực tới các giá trị

21

Trang 26

của di tich/di sản, làm cho đông đảo người biết đến giá trị của di tích bằng cáchtruyền đạt trực tiếp hay thông qua một hình thức nào đó” |4, tr 21] Phát huy giá trị

di tích có nghĩa là sử dụng hiệu quả giá trị vốn có của di tích vào việc giáo dụctruyền thong lich sử, văn hóa, thâm mi, khoa học Phát huy những giá trị đó như lànguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời trên cơ sở đó nâng cao trách

nhiệm bảo vệ di sản của cộng đồng.

Vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá là hai mặt tương

trợ nhau trong quá trình quản lý di sản văn hoá Quản lý là cách làm để di sản tồntại, không làm mất đi vì bất cứ lí do nào Bên cạnh đó quản lý di sản không phải là

chỉ bảo toàn sự hiện diện của di sản mà còn phải biết khai thác phát huy giá trị di

sản văn hoá nhằm thúc đây sự phát triển bền vững trong xã hội đương đại [62, tr

102] Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá được xác định theo

nguyên tac “hết lòng bảo ton tài sản văn hóa cho tương lai” [§5, tr 16]

LL2, Cúc quan diém vé bio tonHiện nay có ba hướng bảo tồn di sản chính: tiếp cận bảo tồn nguyên ven, bảotồn giá trị trên co sở kế thừa và quan điểm quan lý di sản

1.1.2.1 Quan điểm bảo ton nguyên ven/nguyén gốc:

Tiếp cận bảo tồn nguyên vẹn tập trung vào bảo tồn vật liệu dựa trên nguyêntac “những sản phẩm của quá khứ nên được bảo tôn nguyên vẹn như nó vốn cớ”[47, tr 79] Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn được hình thành trong thế giới Tây Âuvào khoảng những năm 50 của thế kỷ XIX, đóng vai trò quan trọng trong việc giải

cứu các tượng đài và những công trình xây dựng vào cuối thế kỷ XIX và một phầnlớn của thế ky XX [85, tr 16] Cách thức bảo tồn di sản như sau:

- Về mục dich: đơn giản là bảo tồn những gì có thé bảo tồn được một cách don

Trang 27

- Về chiến lược bảo tồn: xuất hiện sự mâu thuẫn giữa bảo ton và phát triển,những tác động của bảo tồn sẽ kéo theo những vấn đề phát sinh, tăng việc sử dụngcác sản phâm được bảo tồn trong giai đoạn hiện thời phải phù hợp với công việcquản lý và nếu cần thiết phải giới hạn nhu cầu.

Bảo tồn nguyên vẹn/nguyên gốc là phương pháp khá phù hợp đối với cácDSVHVT, các công trình điêu khắc nghệ thuật, di chỉ khảo cô học, di tích lich sử Nếu làm mới các hiện vật, phá vỡ cảnh quan, xâm hại các di tích để phát triển các di

sản thì sẽ đánh mắt những giá trị trong quá khứ do ông cha ta dé lại và dẫn tới pháhủy di sản Điều này được thê hiện rõ nét trong tinh thần của Hiến chương Venice

“Hiến chương Quốc tế về Bảo tôn và Trùng tu Di tích và Di chỉ” năm 1964 Hiếnchương Venice đã nêu lên một khung tông quan tối thiểu về triết lý các nguyên tắcchung cho công tác bảo tồn và tôn tạo di tích Trong đó, Hiến chương nhân mạnh

tầm quan trọng của vị trí di tích, tôn trọng tính nguyên gốc chân thật và đặc điểmcủa di tích qua thời kỳ lịch sử trước Hiến chương chú ý đến giá trị thâm mỹ và giátrị lịch sử Công tác bảo tồn cơ bản đề cao vai trò các đơn vị quản lý đi sản và các

chuyên gia bảo tồn [22]

Quan niệm quan điểm bảo tồn nguyên gốc được hiểu là đóng gói các sản phẩm

văn hóa trong một môi trường khép kín, tránh những yếu tố bên ngoài tác động vào

di sản dé bảo vệ di sản một cách nguyên vẹn như vốn ban đầu Những người đi theoquan điểm bảo tồn nguyên gốc cho rằng mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa

— xã hội nhất định mà không phải lúc nào thế hệ hiện đại có thé hiểu biết và pháthuy theo, bởi những giá trị văn hóa đó luôn biến đổi theo thời gian và chịu tác độngcủa xã hội hiện tại Điều này sẽ tao nên những không gian văn hóa khác nhau,

không trùng với không gian văn hóa từ thế hệ trước chuyên giao cho thế hệ sau

Hơn nữa họ cho rằng con người chúng ta chưa có đủ thông tin và trình độ hiểu biết

để có thể lý giải các giá trị của di sản văn hóa Chính vì vậy chúng ta nên giữnguyên trạng những di sản này dé khi có điều kiện chúng ta có thé xử lý, giải thích

và tìm cách kế thừa phát huy di sản một cách tốt hơn

Mặc dù, bảo tôn nguyên gôc có thê đưa ra cái nhìn chính xác không sai lệch vê

23

Trang 28

di sản nhưng bảo tồn nguyên gốc cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn nhất địnhtrong việc xác định yêu tố nguyên gốc, khó tránh khỏi các yếu tố trực tiếp tác độnglên di sản, khó khăn trong nguồn nhân lực, vật lực và không đi theo xu thế thời đại.Đối với DSVHpVT có rất nhiều những ý kiến phê phán việc cải biên, nâng cao và

phát triển Ví dụ như việc phải chấp hành đúng nguyên tắc của lối hát quan họ, lốihát ca trù, lối hát xam theo đúng bản gốc ngày xưa thì sẽ khó phát huy trong đờisông đương dai, không hap dẫn được cộng đồng, đặc biệt bộ phận giới trẻ

1.1.2.2 Quan điểm bảo tôn giá trị trên cơ sở kế thừaTiếp cận bảo tồn giá trị trên cơ sở kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức

mà còn quan tâm cả chức năng của di sản [47, tr 82] Quan điểm bảo tổn giá trị trên

cơ sở kế thừa được hình thành và phát triển vào khoảng những năm 1960 ở Tây Âu,

hiện nay quan điểm trên là một xu thé khá phổ biến khi bàn đến bảo tồn di sản Đặc

điêm cơ bản của quan diém nay như sau:

- Về mục đích: sẽ lựa chọn bảo tồn đối với những gì có lợi, phù hợp với những

giá trị văn hóa trong xã hội đương đại Tính chân thật chỉ được tôn trọng một phần.

- Về cấu trúc: có thé biến đổi hoặc thậm chí loại bỏ một số thành tố văn hoá.Cách làm này có khả năng dẫn đến hiện tượng sai lệch văn hóa và dẫn đến sự suy

hội hiện nay sẽ bị loại bỏ.

Bảo tôn trên cơ sở kế thừa quan tâm đến cả hình thức và chức năng của di sản

Di sản phải nam giữ tầm quan trong trong lịch sử và phải phát huy phù hợp với xã

hội hiện nay Bảo tồn vừa có sự kế thừa vừa có sự bé sung yếu tô mới dé thích nghi.Bảo tồn trên cơ sở kế thừa là phù hợp với tiêu chí của Hiến chương Burra về Bảo

vệ các địa điểm di sản có giá trị văn hoá được Ủy ban quốc gia Australia thuộc Hộiđồng quốc tế các di tích và di chỉ ICOMOS) thông qua ngày 19-8-1979

24

Trang 29

Hiến chương Burra đã bỗ sung những điểm còn thiếu của Hiến chương Venice

và đưa ra những nguyên tắc chỉ tiết hơn trong công tác bảo tồn di sản Hiến chương

chỉ ra các di tích không đơn thuần phụ thuộc vào kiến trúc vật chất mà còn phụthuộc vào giá trị văn hoá truyền thống và môi trường xã hội xung quanh Quy trìnhhướng dẫn xác định giá trị văn hóa của di sản được thực hiện theo tỉnh thần Hiến

chương Burra được khái lược như sau: hiểu ý nghĩa của di sản, phát triển chính

sách, quản lý theo chính sách luôn có sự tham gia của cộng đồng và các bên liênquan trong suốt quá trình phát huy di sản [23]

Hiến chương Burra xắc định giá trị của di sản trên 05 khía cạnh sau: giá trithâm mỹ, lich sử, khoa học, xã hội và tinh thần Giá trị thâm mỹ bao gồm quanniệm về cái đẹp và những ý tưởng thâm mỹ cân đối Giá trị lịch sử chứa đựng tất cảcác khía cạnh của lich sử: lịch sử thâm mỹ, nghệ thuật và kiến trúc, khoa học, tâm

linh và xã hội và thường an dưới các giá trị khác Giá trị khoa học liên quan đến nội

dung thông tin của và khả năng phản ánh một số khía cạnh của quá khứ Giá trị xãhội cho biết di sản có một cộng đồng hoặc nhóm văn hóa cụ thê có ý nghĩa văn hoá

mà di sản đang nắm giữ Giá trị tinh thần liên quan đến giá trị văn hoá phi vật thé

của di sản hoặc thể hiện qua cảm xúc tình cảm, sự liên kết cộng đồng

Quan điểm bảo tồn giá trị trên cơ sở kế thừa hướng tới việc di sản ton tại vàphát triển trên cơ sở truyền tải những giá trị văn hóa của quá khứ và tiếp tục đượcnâng cao, phát triển thành nền văn hóa mới, vừa hiện đại và đậm da bản sắc dân tộc.Điều này phù hợp với loại hình DSVHpVT Nếu như bảo tồn nguyên trạng gặp vấn

đề khó khăn trong việc xác định yếu tố nguyên gốc thì bảo tồn trên cơ sở kế thừakhó khăn trong việc xác định đâu là yếu tố thực sự có giá trị tối ưu cần phải kế thừa,phát huy, đâu là yếu tố không còn phù hợp cần phải sàng loại bỏ Nếu đưa một yếu

tố mới thiếu tính khoa học sẽ dẫn đến việc bién dạng, bóp méo di sản và vô tình có

thé đánh mat những giá trị văn hoá đích thực mà thé hệ sau chưa hiểu rõ ý nghĩa của

nó Chúng ta cần xác định thấu đáo các giá trị của di sản dé không đánh mất đi

những giá trị văn hóa đặc sắc cân lưu giữ.

25

Trang 30

1.1.2.3 Quan điểm Quản lý Di sảnKhái niệm di sản sống gắn liền với khái niệm tính liên tục, nhắn mạnh tới sự

liên tục các chức năng của di sản, tính liên tục của sự kết nối cộng đồng với di sản,

tính liên tục của sự quan tâm của cộng đồng, của hệ thống quản lý và duy trì di san[85, tr 22] Tiếp cận di sản sống gắn liền với việc đề cao con người trong bảo tồn.Cách tiếp cận này không quá chú trọng tới những tranh cãi xung quanh quan điểm

bảo tồn nguyên vẹn hay bảo tồn giá trị trên cơ sở kế thừa phát huy vì lúc này di sản

mang tính đa nghĩa, nhiều mục đích [47, tr 82]

Quan điểm bảo tồn di sản sống được hình thành và phát triển ở Tây Âu vào

khoảng những năm 1980, chiếm vai trò chủ đạo trong giới nghiên cứu, giới quản lývăn hoá ở nhiều nước trên thế giới hiện nay Đây là khuynh hướng ứng xử với di

sản để đạt được “mục tiêu kép” vừa bảo tồn được di sản vừa phát huy dé đạt mục

tiêu kinh tế Học giả Gregory J.Ashworth quan niệm khi nghiên cứu di sản văn hoá

cần được xem xét bởi ba tiêu chí: lịch sử, ký ức và báu vật, sau đó chứng minh disản là một loại hàng hoá Đặc điểm của quan điểm bảo tồn này như sau:

- Về mục đích: không có mục đích nào được xem là tối ưu nhất và hoàn toàn

đúng, sự lựa chọn phụ thuộc vào cộng đồng.

- Về nguồn lực: thay đôi dựa vào tình hình thực tế do nhu cầu thị trường

sản phẩm

- Về tiêu chí lựa chọn: phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài do thị trường xácđịnh; không quá chú trọng độ chân thực của di sản.

- Về các sản phâm thuyết minh cho di sản: đa dạng bởi các di sản mang tính

đa nghĩa, nhiều mục đích và không 6n định qua thời gian

- Về chiến lược bảo tồn: phải luôn đảm bảo mối quan hệ khăng khít giữa bảo

tồn và phát triển, kế hoạch bảo tồn di sản không thể tách rời các chiến lược pháttriển khác, việc tăng nhu cầu đối với các sản phâm di sản phù hợp với tăng cung sản

phẩm [83, tr 178-185]

Quan điểm quản lý di sản không đặt nặng việc tìm các biện pháp dé giữ gìn di

sản một cách nguyên vẹn mà coi trọng van đê làm thê nao dé di sản trở thành “di

26

Trang 31

sản sống” song hành cùng xã hội đương đại Di sản mang tính vận động trên cơ sởnhu cầu của xã hội là chính chứ không chi phối bởi các quan điểm khác, làm cho disản tăng cả về chất lượng và số lượng Do đó chúng ta cần có những biện pháp vận

hành di sản một cách phù hợp với thời đại đặt trong mối quan hệ kinh tế chính trị

-xã hội và văn hóa nhất định Chính vì không quá phụ thuộc vào vai trò của các

chuyên gia mà việc tăng cường sự kết nối của di sản với cộng đồng sẽ tạo ra sự đadạng trong sắc thái văn hoá Điểm mạnh của quan điểm trên là tạo nên sức hấp dẫn

đối với cộng đồng trong giai đoạn đương đại, tiếp thêm nguồn lực mới cho di sản vàtạo nên tính độc đáo và sinh động hơn Tuy nhiên mặt trái của nó là khó nhận biết

tính xác thật của di san, dé sa vào tinh trạng thương mại hóa di sản dẫn đến tình

trạng tầm thường hóa di sản Quan điểm bảo tồn như một “di sản sống” đã thoát ra

khỏi tư tưởng quản lý trực tiếp di sản, tránh những câu hỏi liên quan đến bảo tồn

nguyên vẹn hay bảo tôn giá trị trên cơ sở kế thừa

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải lúc nào quan điểm sau ra đời cũngthay thế hoàn toàn cho quan điểm ra đời trước và việc lựa chọn, áp dụng các quan

điểm bảo tồn nào cho phù hợp còn phụ thuộc vào chính bản thân di sản và nhữngyếu tô xung quanh nó

LL3 Ouan diém vé phit tiểu bén ving

1.1.3.1 Sự hình thành và phát triển của quan diém phát triển bền vữngNhững hàm ý phát triển bền vững xuất hiện khá sớm trong xã hội loài ngườinhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới chuyên hoáthành hành động và phong trào xã hội Thuật ngữ "Phát triển bền vững" xuất hiện

lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược Bảo tổn Thé giới (IUCN,

UNEP, WWF, 1980) đã đưa ra một cái nhìn mới với sự phát triển lâu bền như sau:

"Sự phát triển của nhân loại không thé chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cònphải tôn trọng những nhu câu tat yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinhthái hoc" [84] Tuy nhiên, cho đến nay, định nghĩa về phát triển bền vững được sửdụng phô biến nhất, được đề cập trong Báo cáo Brundtland, con được gọi là

“Tương lai chung cua chúng ta” (Our common future), xuất bản năm 1987 bởi Uy

27

Trang 32

ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc Báo cáonày đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững như sau: “Phát triển bên vững là phát

triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không anh hưởng đến khả năng của các

thế hệ tương lai trong việc dap ứng các nhu câu của chính ho” [86] Định nghĩa

trên chủ yếu nhấn mạnh việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả vàdam bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển

Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh

trái đất về Môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc năm 1992 tại Rio de

Janeiro (Brazil) thông qua “Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển” tại Chươngtrình nghị sự 21 không chỉ bao gồm các yếu tố gắn với bảo vệ tài nguyên môitrường mà con đề cập đến các khía cạnh đảm bảo sự tiễn bộ xã hội cho con ngườitrong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển [87] Thuật ngữ phát triển bền vững

tiếp tục được bồ sung, hoàn chỉnh lại tại Hội nghị Thượng đỉnh thế gidi vé phattriển bền vững tai Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 Theo đó, “Phát triển bén

vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa 3 trụ cột của sự phát triển

Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường ” [15] Tuy nhiêntrước những diễn biến toàn cầu hoá và biến đổi khí hậu xu hướng ngày càng mạnh ởthế kỷ XXI, quan điểm phát triển bền vững tiếp tục được mở rộng hơn nữa Năm

2010 tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới của các nhà lãnh đạo địa phương và khu

vực được tô chức tại thành phố Mexico đã đề xuất văn hoá là một trong những trụ

cột của việc phát triển bền vững Hội nghị đã xây dựng chính sách về văn hoá vàthúc đây các khía cạnh văn hoá trong mọi chính sách công; điều này đồng nghĩa vớiviệc chấp nhận sự đa dạng, thay đổi chủ quyền và tương đối văn hoá Từ đó xác

định có bốn trụ cột cơ bản dé phát triển bền vững bao gồm: kinh tế, môi trường, văn

hoá và xã hội; trong đó văn hoá chính là câu nôi và tương tác với ba trụ cột còn lại.

28

Trang 33

Hình 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững của UNESCO

- Giáti,

niêm tin, hành vi

KINH TẾ MOI TRƯỜNG.Công việc, Bảo tin,

Tai chính, Giữ gìn, bảo vệGiáo dục

Văn hóa

Nguôn: http://tapchimattran

vn/kinh-te/ung-dung-cong-nghe-trong-phat-trien-ben-vung-38643.html

Nguyên tắc phát triển bền vững được đưa ra trong Chương trình Nghị sự 21

gồm 27 vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội, môi trường và có bổ sung thêm mụctiêu hoà bình, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội và trách nghiệm đối với vấn đềbảo vệ môi trường.

Về mục tiêu, Liên Hợp Quốc đã xác định 17 vấn đề hướng đến một tương laiphát triển bền vững hơn cho tất cả mọi người vào năm 2030 Trong đó có nhiềumục tiêu liên quan đến văn hoá như giáo dục chất lượng, thành phố và cộng đồng

bên vững, tài nguyên và môi trường

Hình 1.2 Sơ đồ mục tiêu phát triển bền vững (giai đoạn 2016-2030)

KHÔNG CON SÚC KHỎE VÀ GIÁO DỤC BÌNH DANG NUỐP SẠCH NẠN DÓI tú CUỘC sine ror CO CHAT LƯỢNG

` ee \ới

NANG LƯỢNG SẠCH CONG VIỆC TỐT VÀ CÔNG NGHIỆP SANG TAO} GIẢM

VOI GIÁ THÀNH HỢP LÝ TANG TRƯỜNG

10 T CAC THÀNH PHO VÀ

VA PHAT TRIEN HẠ TANG: BAT BINH DANG

KINH TE

CONG DONG BEN VUNG: VA SAN XUAT

TÀI NGUYÊN VÀ HÓA BÌNH, QUAN HỆ ĐÔI TAC

CONG LÝ VÀ YÌ CẤC MỤC TIỂU

TREN DAT LIEN CAC THE CHE

2 y MẠNH ME „„ s

Nguồn: hitps://vbcsd.vn/detail.asp ?id=656

29

Trang 34

1.1.3.2 Di sản văn hoá với phát triển bền vững tại Việt NamThông qua các Hội nghị Thượng đỉnh trên thế giới mọi người đã thay đổi nhận

thức về vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững với tư cách là trụ cột thứ

tư phát triển bền vững Lúc này, di sản văn hoá mang ý nghĩa văn hoá và kinh tế dé

tạo sự phát triển du lịch văn hoá Đơn cử mục tiêu phát triển bền vững các thànhphố và cộng đồng bền vững với mục đích phấn đấu cho các thành phó, khu vực sinhsông của con người trở nên bền vững, nhấn mạnh đến vai trò của di sản văn hoá Ở

nước ta có phố cô Hội An, Hà Nội, Đại nội Hué, làng cổ Đường Lâm

Vai trò của di sản văn hoá ngày càng mạnh mẽ trong phát triên bền vững Hàm

ý của di sản văn hoá đã mở rộng hơn chứa đựng các cảnh quan văn hoá, tài sản văn

hoá và phân chia thành các loại hình di sản văn hoá thiên nhiên, DSVHVT,

DSVHpVT [45] Hiện nay di sản văn hoá nước ta phong phú, đa dạng về số lượng

và loại hình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, mở rộng các loại hình du lịch tạocông ăn việc làm xoá đói giảm nghèo, tạo sự công băng xã hội, bảo vệ môi trườngthiên nhiên và xã hội trong khu vực di sản và phụ cận [19, tr 14] Cụ thé di sản văn

hoá góp phần bảo vệ các giá trị truyền thống, giáo dục truyền thống yêu nước, sự tựhào dân tộc Các di sản văn hoá trở thành một bộ phận của ngành công nghiệp vănhoá, nhiều di tích trở thành điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch Các sản pham

văn hoá truyền thống được khôi phục và tạo ra giá trị kinh tế (tín ngưỡng văn hoátâm linh, làng nghề thủ công, nghệ thuật trình diễn phát triển, trò chơi dân gian, sưu

tầm hiện vật cô ) Di sản văn hoá còn có khả năng gan kết một nhóm người, một

cộng đồng xã hội cùng sinh sống trong môi trường di sản văn hoá thông qua việccùng tham gia lễ hội, nghệ thuật trình diễn truyền thống, cùng làm việc lại các làng

nghề truyền thống nước ta cũng góp phần bảo vệ môi trường xung quanh thông quaviệc Nhà nước ban hành những văn bản quy phạm pháp luật dé bảo vệ di sản, một

số tín ngưỡng thờ các vị than tự nhiên tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa con người

và thiên nhiên, giúp bảo vệ môi trường Với những vai trò trên di sản văn hoá đã

phan nào giải quyết mục tiêu của phát triển bền vững trong việc tạo công ăn việc,tạo công bằng xã hội, giảm bat bình đẳng: truyền tải giá trị văn hoá truyền thống gia

30

Trang 35

tăng chất lượng giáo dục, di sản văn hoá bền vững; bảo vệ môi trường bền vững

xung quanh khu di sản.

Trong quá trình hội nhập toàn cầu như hiện nay, dé giữ vững vai trò của di sảnvăn hoá và di sản thiên nhiên trong phát triển bền vững cần phải bảo tồn và phát

huy giá trị di sản văn hoá theo cách bền vững Công tác bảo tồn di sản văn hoá chủ

động hài hoà bốn yếu tố văn hoá, xã hội, môi trường, kinh tế tạo thành một chỉnhthể, chỉ có thể cân băng bằng cách tác động qua lại lẫn nhau Song song với quá

trình bảo vệ di sản một cách bền vững cần phát huy giá trị di sản văn hoá trong các

mục tiêu phát triển bền vững bởi di sản văn hoá song trong điều kiện xã hội luônvận hành va phát triển, các nhân tố cau thành luôn biến động hàng ngày Dé di sản

văn hoá thực sự là cầu nối gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta [19,

tr 17-18] Bên cạnh đó, trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần giải

quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển dựa trên các Công ước,Hiến chương của UNESCO, ICOMOS các chức năng mới và các kết cấu hạ tầng

phải phù hợp với đặc trưng của lịch sử và thích nghi với xã hội đương đại.

Những lý thuyết nêu trên được xác định là cơ sở lý luận dé triển khai nghiên

cứu với Văn miéu Bac Ninh, với mong muốn đặt Văn miéu Bắc Ninh trong tổng

quan của sự phát triển loại của các hình di tích dé thấy rõ sự phát triển mat cân đốicủa loại hình Văn miéu hàng tinh trong xã hội đương đại Việc áp dụng các quan

điểm bảo tồn, quan điểm phát triển bền vững giúp giữ và duy trì đa dạng hoá các

loại hình di sản, đảm bảo di sản phát triên bền vững hơn trong tương lai

1.2 Tống quan về Van miéu Bắc Ninh

X41? dé cho sự hinh thinh va phit trién của Lăn miéu Bic Ninh

Bắc Ninh được tách ra từ tran Kinh Bắc xưa bao gồm địa giới hai tinh Bac

Ninh, Bắc Giang và một phần của Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc ngày

nay Ngày nay, Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nộivới các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng

Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long Năm trong tuyến đường giao thông thủy - bộ

quan trọng chạy qua, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi dé giao lưu văn hoá đối

với các địa phương khác.

31

Trang 36

Văn hóa Bắc Ninh chứa đựng những tư tưởng về thuần phong mĩ tục và cácgiá tri truyền thong văn hóa, chính trị, kinh tế, nghệ thuật Bắc Ninh còn là một

trong những cái nôi của đạo Phật ở Việt Nam, quê hương của những đại diện của

dòng phái Thiền tông Việt Nam Đây cũng chính là nơi phát tích của triều Lý; nơi

có những phong tục tập quán điển hình của văn hóa làng xã; là nơi có kinh nghiệmlúa nước khá sớm, có hệ thống làng nghề tinh xảo, là quê hương của những làn điệudân ca quan họ quyến rũ Tat cả những yếu tố đó hòa quyện với nhau dé tạo nên

một Bắc Ninh có bề dày về lịch sử - văn hoá và truyền thống

Dưới các triều đại Ngô, Dinh, Tiền Lê, đất nước ta chưa có điều kiện chăm lo

đến sự phát triển văn hoá giáo dục, cho đến vương triều Lý thì nền giáo dục nước ta

mới được phát triển Thời nhà Ly đặt nên móng cho việc học, việc thi cử ở nước tavới sự kiện năm 1070 xây dựng Văn miéu tại Kinh đô Thang Long; năm 1075 mởkhoa thi Nho học đầu tiên ở nước ta gọi là Minh kinh bác học Tam trường Đến thờinhà Tran, Nho học đã những bước phát triển nhất định, thúc đây sự phát triển củahọc van nước nhà Giai đoạn nhà Lê trị vì đất nước, đặc biệt là Lê Sơ đã xây dựngmột quốc gia phong kiến vững mạnh Lê Thánh Tông coi trọng văn hoá giáo dục, hệ

thống trường học được mở ra từ Trung ương đến địa phương, đào tạo và sử dụngnhân tài được coi là quốc sách hàng đầu

Trong thời kỳ phong kiến đó, Bac Ninh là mảnh đất được vinh danh “Một giỏông Đồ, một bô ông Cong, một đồng ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng

oo]

Nguyên, một thuyén Bảng nhãn”! Truyền thông khoa bảng của ving Bắc Ninh —

Kinh Bắc không chi thể hiện bang số lượng người đỗ đạt mà còn thé hiện quanhững đặc diém độc đáo: Lê Văn Thịnh là người đỗ đầu tiên trong kỳ thi Minh kinh

bác học năm 1075 — khoa thi tuyển dụng nhân tai đầu tiên trong lich sử Nho học

Việt Nam, được vinh danh là Trạng nguyên khai khoa của nước Việt; Nguyễn

Quang Quan đỗ Trạng nguyên khoa thi năm 1246 thời Trần; cả 3 vị trí Tam khôi

(Trạng nguyên — Bảng nhãn — Thám hoa) của khoa thi năm 1508 đều thuộc về

người Bac Ninh Ngoài ra, tại Bac Ninh còn có nhiêu gia đình, dòng họ mà các

1 Bài vé về truyền thống hiếu học Kinh Bắc được lưu truyền từ xa xưa.

32

Trang 37

thành viên là cha con, anh em cùng thi đậu một khoa; hay nhiều người trong mộtdòng họ cùng làm quan dưới một triều vua (thời Lê) [26, tr 66-67].

Hệ giá trị di sản văn hoá truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Ninh gồm cóDSVHVT và DSVHpVT DSVHVT bao gồm: hệ thống di tích Nho học thờ Không

Tử, Tứ phối, các vị tiên hiền tiên triết (Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ, Từ chỉ); hệthống di tích thờ danh nhân khoa bảng và những người có công nuôi dưỡng sinh

thành danh nhân khoa bảng của làng xã, dòng họ (Đình, đền, nhà thờ, từ đường );các di vật có liên quan đến các danh nhân khoa bảng Bắc Ninh (Bia đá, khánh đá,hoành phi, câu đối, sắc phong ) DSVHpVT là những sản phẩm có giá trị xã hội,

tinh thần cao được lưu truyền băng truyền miệng, trí nhớ, chữ viết, ký ức cộng đồng

bao gồm những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá tâm linh, lễ hội của các giađình, dòng họ, truyện ké dân gian về các danh nhân khoa bảng, ca dao tục ngữ phanánh về việc học hành Van miếu Bắc Ninh là di tích Văn miéu hàng tỉnh nằm

trong hệ giá tri di sản đó [37].

Với những gì đã trình bày ở trên, Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống vănhiến, cái nôi sản sinh ra nhiều Tiến sĩ, Trạng Nguyên cùng với hoàn cảnh xã hội nhưtrên, nhân dân Kinh Bắc đã sớm xây dựng Văn miéu hang tỉnh dé thờ phụng các vị tiên

hiền, tiên triết, khắc bia đá vinh danh các nhà khoa bảng trên quê hương mình

122 Lich sử hinh thinh va phit trién của Lău miéu Bức Ninh

Tiền thân của Van miéu Bắc Ninh hiện nay là Văn miéu Kinh Bắc Căn cứ vàonội dung văn bia hiện còn ở Văn miéu và những ghi chép trong sử sách, Văn miéuKinh Bắc được khởi dựng từ thời Lê Sơ, tại vùng sơn phận Thị Cầu, huyện Võ

Giàng? Tuy nhiên, các tài liệu cho đến nay vẫn chưa giúp xác định chính xác thời

điểm xây dựng và quy mô, kiến trúc công trình Văn miếu ở Thị Cầu

Theo tư liệu trong tam bia “Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký” của Văn miéu BắcNinh dựng năm Nhâm Tý, niên hiệu Duy Tân 6 (1912), trước đây Văn miéu được

2 Thị Cầu dưới thời Nguyễn là một trong 8 xã thôn của tong Đỗ Xá, huyện Võ Giang, phủ Từ Son, xứ Kinh Bắc Cuốn sách ảnh Văn miéu Bắc Ninh do Bảo tàng Bắc Ninh xuất bản năm 2006 có ghi: “Công trình nay

vốn được khới dựng từ thời Lê ở sơn phận Thị Câu- nơi sau này gọi là Dai Áo, gân xí nghiệp may X2, phường Thị Câu ”.

33

Trang 38

dựng ở tại Sơn phận Thị Kiều (Thị Cầu), về sau do lâu ngày hư hỏng cho nên đếnnăm Quý Ty Thành Thái 5 (1893) Văn miéu được dời đến xây dựng ở địa phận núi

Phúc Đức, huyện Vũ Giang và được xây dựng lại với quy mô lớn.

Văn miếu Bắc Ninh được tiến hành trùng tu lần lượt qua các năm 1802,

1844, 1896, 1912, 1928 Sách Dai Nam nhất thống chí cho biết Văn miéu Bắc

Ninh được tu b6 năm Gia Long 1 (1802), làm lại năm Thiệu Tri 4 (1844) nhưngcũng không thé xác định rõ thời điểm lần đầu tiên xây dựng Văn miéu Cũng theosách này thì Văn miéu Bắc Ninh có cả đền Khải Thánh - là nơi thờ Cha mẹ Không

Tử - được xây dựng ở phía tây bắc Văn miếu ở Thị Cầu Đến năm Thành Thái thứ

8 (1896), quan viên hương lão tinh Bắc Ninh và vùng phụ cận cung tiễn ruộng

vườn dé trùng tu, tôn tạo Văn miéu [42, tr 105] Tam bia “Trùng tu Bắc Ninh bi

đình ký” dựng năm Nhâm Tý — đời vua Duy Tân thứ 6 (1912) có nói lý do xây

dựng nhà bia như sau: “Sở di Bắc Ninh có bi đình (nhà bia) là dé tôn thờ, ghỉ nhớcông lao của các bậc tiên triết văn phong Từ đó mà lưu truyền, khuyến khích đạohọc cho hậu thé ” và đoạn sau của tam bia có nói về sự di chuyển và khắc biaVăn miéu Đến năm Bảo Dai thứ 3 (1928), Văn miéu Bắc Ninh tiếp tục được trùng

tu, tôn tạo và sự kiện này được ghi lại trong nội dung tắm bia bình phong đặt ởtrước sân nhà Tiền tế Văn miéu có tên “Bắc Ninh tinh trùng tu Văn miéu bi ký” doBạch Sơn Phu Đàn Viên Phạm Văn Thụ soạn Tính đến thời điểm này, quy mô của

Văn miéu Bắc Ninh gồm các công trình: cổng trụ Tam quan, Tiền tế (để tế lễ),

Hậu đường (thờ Không Tử, Tứ phối), Hữu Vu (thờ các quan văn), Tả vu (thờ các

quan võ), nhà Tạo soạn, nhà Cải trang Hệ thống bia tai Văn miéu có 15 tam bia,trong đó có 12 tam bia khắc tên những vi đỗ đại khoa vùng đất Kinh Bắc và 3 tam

bia khắc về việc trùng tu, việc cung tiến ruộng vào Văn miếu lần lượt là “Bắc

Ninh tỉnh quan viên cung tiến” (1896), “Trùng tu bi đình ký” (1912), “Bắc Ninh

tỉnh trùng tu Văn miéu bi ký” (1928)

Trong kháng chiến chống Pháp, Văn miéu Bắc Ninh không những không được

tu bồ tôn tạo mà còn bị xâm hai rat nghiêm trọng Năm 1949, thực dân Pháp đã xây

3 Nội dung trong tam bia “Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký”

34

Trang 39

dựng ngay trên chính khu vực Văn miéu hai lô cốt sát cạnh hai công vào Van miéu

và một choi canh kiên cé áp sát vào đầu hồi nhà Tiền đường và Tả vu Trong thờigian nay, Văn miéu cũng bị ảnh hưởng đáng kê Sau kháng chiến chống Pháp, năm

1954 tinh Bắc Ninh giao cho trường Phổ thông trung học Hàn Thuyên tiếp quan

Văn miéu làm chỗ giảng day, học tập, trú ngụ Do Văn miếu thuộc quyền quan lýcủa Sở giáo dục Hà Bắc nên công trình ít được quan tâm và di tích không có người

quản lý.

Như vậy, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và sau kháng chiến chống

Pháp, Văn miéu đã bị tổn hại cả về nội thất và ngoại thất Duy chỉ có hệ thong bia

Tiến sĩ do được gắn trực tiếp lên tường nha Bi đình nên may mắn là còn tương đốiday đủ Đến năm 1986, hệ thống bia Tiến sĩ thất lạc của Văn miếu Bắc Ninh mớiđược tìm lai đầy đủ Năm 1988, Bộ Văn hóa đã có Quyết định số 28/VH-QD ngày

18/1/1988 công nhận xếp hạng Văn miéu Bắc Ninh là di tích lich sử cấp quốc gia

đãng rất thuận tiện cho việc khai thác sử dụng di tích Tổng diện tích Văn miếu hiện

nay là 10.660m2 trong đó khuôn viên bên trong Văn miéu là: 3.250m2, khu tôn tao

cảnh quan: 3.320m7, đường giao thông và bãi đỗ xe: 4.090m2 Văn miéu Bắc Ninhđóng vai trò quan trọng trong hệ thống DTLSVH tỉnh Bắc Ninh

⁄3-3 Ouy m6, cấu tric Vin miéu Bắc Ninh

Các hang mục kiên trúc chính của Văn miêu Bac Ninh được miêu ta qua so đô:

35

Trang 40

Hình 1.3 Sơ đồ kiến trúc Văn miéu Bắc Ninh

Hậu đường

Nhà bia bên

Tiền đường

trái

Nguồn: Tác giả Luận văn

Cổng Văn miéu: Công Văn miéu Bắc Ninh được xây bang gạch ngói, gồm ba

cửa vòm đặt trên nền bệ đá xanh, gồm năm bậc cấp cao hơn so với mặt đường nhựatrải trên Văn miéu Công chính giữa được xây dựng theo kiêu hai mái, bên dưới là ôchữ nhật nằm ngang có ba chữ Hán dịch ra là “Van miéu môn” Hai bên cửa chính

là hai trụ giả xây liền khối, có đường viền xung quanh và trong lòng hai trụ có đắp

nồi hai câu đối chữ Hán nhằm ca ngợi giá trị của đạo học Bên trong hai cửa hai bên

của công chính là hệ thống bán mái lợp ngói vay hén dé tạo ra khoảng trống của

công, có lắp các cửa gỗ hình vòm cung chạy trên bánh xe

Toà Tiên đường: Qua công chính, đi tiếp 17 bậc thang là đến tắm bia Bìnhphong lớn được đặt ở giữa sân rồi tiếp đến là toà Tiền đường Tiền đường ngày xưavốn là nơi hành lễ và là một trong những tòa nhà quan trọng tại Văn miéu Bắc Ninh.Tiền đường gồm 5 gian 2 chái, liên kết với nhau bởi các bộ vì kèo, mặt bằng nền

được phân bồ với 24 cột

Bên trong Tiền đường có ba gian thờ Gian giữa là nơi đặt nhang án, long ngaibài vị công đồng, phía trên là bức hoành phi “Van hiến tu tại” (Văn hiển như vancòn tôn tại ở đây) Gian ngoài cùng bên trái thờ long ngai bài vị Tiến sĩ Đàm Thận

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững của UNESCO - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Hình 1.1 Sơ đồ phát triển bền vững của UNESCO (Trang 33)
Hình 1.2. Sơ đồ mục tiêu phát triển bền vững (giai đoạn 2016-2030) - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Hình 1.2. Sơ đồ mục tiêu phát triển bền vững (giai đoạn 2016-2030) (Trang 33)
Hình 1.3. Sơ đồ kiến trúc Văn miéu Bắc Ninh - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Hình 1.3. Sơ đồ kiến trúc Văn miéu Bắc Ninh (Trang 40)
Bảng 1.1. Thông tin về hệ thống bia đá Văn miéu Bắc Ninh - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Bảng 1.1. Thông tin về hệ thống bia đá Văn miéu Bắc Ninh (Trang 43)
Hình 2.1. Mô hình tổ chức quản lý khu di tích Văn miéu Bắc Ninh - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Hình 2.1. Mô hình tổ chức quản lý khu di tích Văn miéu Bắc Ninh (Trang 53)
Bảng 3.1. Hệ thống di tích Nho học tỉnh Bắc Ninh theo cấp hành chính - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Bảng 3.1. Hệ thống di tích Nho học tỉnh Bắc Ninh theo cấp hành chính (Trang 114)
Bảng 3.3. Hệ thống di tích thờ Danh nhân khoa bảng thuộc gia tộc, dòng họ - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn miếu Bắc Ninh
Bảng 3.3. Hệ thống di tích thờ Danh nhân khoa bảng thuộc gia tộc, dòng họ (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w