Đặt vấn đề GMO Genetically Modified food là một trong những thành công của công nghê sinh học về gene, ngày càng có nhiều thực phẩm được nghiên cứu, tạo ra các giống cây mới, phù hợp và
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN HỌC CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN II
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN HỌC CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN II
Giảng viên hướng dẫn
TS.Phạm Đức Toàn
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thùy Trang
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH HÌNH ii
DANH SÁCH BẢNG iii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 1
1.3 Nội dung thực hiện 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Tổng quan về GMO( Genetically Modified food) 2
2.2 Sơ lược phương pháp tạo GMO 2
2.3 Thực phẩm GMO 2
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3
3.2 Vật liệu nghiên cứu 3
3.2.1 Vật liệu 3
3.3 Phường pháp nghiên cứu 3
3.3.1 Nội dung 1: Kiểm tra chất lượng DNA tổng số 3
3.3.2 Nội dung 2: Kiểm tra GMO 5
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 7
4.1 Nội dung 1: Kiểm tra chất lượng DNA tổng số 7
4.1.1 Kiểm tra bằng cách điện di 7
4.1.2 Kiểm tra bằng BioDrop 7
4.2 Nội dung 2: Kiểm tra GMO 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 4DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Mẫu đậu nành 3
Hình 3.2 Mẫu sau khi nghiền 3
Hình 3.3 Nghiền mẫu trong nước cất 4
Hình 3.4 Ly tâm mẫu 4
Hình 3.5 Dịch nổi 4
Hình 4.1 Kết quả điện di kiểm tra DNA tổng số 7
Hình 4.2 Kết quả kiểm tra trên máy BioDrop 7
Hình 4.3 Kết quả điện di kiểm tra GMO 8
Trang 5DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Primer 5 Bảng 3.2 Thành phầm phản ứng PCR 5 Bảng 3.3 Chu trình nhiệt 6
Trang 6CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
GMO( Genetically Modified food) là một trong những thành công của công nghê sinh học về gene, ngày càng có nhiều thực phẩm được nghiên cứu, tạo ra các giống cây mới, phù hợp và phát triển tốt hơn phục vụ cho nhu cầu của con người Nhưng đi cùng với sự phát triển này là sự lo ngại cũng như các phản đối của người dùng về các sản phẩm có mặt GMO Người tiêu dùng cảm thấy an toàn khi bản thân sử dụng nguồn thực phẩm thứ cấp, nguồn thực phẩm đã qua tiêu thụ trực tiếp Các lo ngại, nỗi lo lắng của người tiêu dùng cũng đã đến được các nhà khoa học, người nghiên cứu các sản phẩm GMO này, tuy nhiên đã có nhiều chứng minh và các nghiên cứu cho thấy thực phẩm từ GMO không có hại cho con người, kể cả việc ăn trực tiếp, nhưng con người vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận và sử dụng thực phẩm từ GMO một cách tự nhiên Mặc dù như vậy, nhưng đối với thị trường thực phẩm hiện tại, GMO có sản lượng khá lớn, do nông dân trồng không riêng biệt các khu cho từng thực phẩm, vấn đề thụ phấn chéo cũng như nhập khẩu của các quốc gia có thể dẫn đến các thực phẩm truyền thống có GMO
1.2 Mục tiêu
Với lí do để biết thực phẩm tiêu thụ có bị nhiễm GMO không, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiêm, kiểm tra GMO có trong thực phẩm tiêu dùng hay không
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Kiểm tra chất lượng DNA tổng số
Nội dung 2: PCR phát hiện GMO
Trang 7CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về GMO( Genetically Modified food)
GMO là Sinh vật biến đổi gen Được biết đến là sinh vật có bộ gen đã được thiết kế trong phòng thí nghiệm để sự biểu hiện của các đặc điểm sinh lý mong muốn hoặc tạo
ra các sản phẩm sinh học mong muốn Trong chăn nuôi thông thường, trồng trọt và thậm chí chăn nuôi thú cưng, từ lâu người ta đã thực hiện việc nhân giống các cá thể chọn lọc của một loài để tạo ra con cái có những đặc điểm mong muốn Tuy nhiên, trong biến đổi gen, các công nghệ di truyền tái tổ hợp được sử dụng để tạo ra các sinh vật có bộ gen đã
bị thay đổi chính xác ở cấp độ phân tử, thường là bằng cách bao gồm các gen từ các loài sinh vật không liên quan mã hóa các đặc điểm không dễ dàng có được thông qua nhân giống chọn lọc thông thường
2.2 Sơ lược phương pháp tạo GMO
Sinh vật biến đổi gen được sản xuất bằng các phương pháp khoa học bao gồm công nghệ DNA tái tổ hợp và nhân bản sinh sản Công nghệ DNA tái tổ hợp liên quan đến việc chèn một hoặc nhiều gen riêng lẻ từ một sinh vật của một loài vào DNA của loài khác Thay thế toàn bộ bộ gen, liên quan đến việc cấy ghép một bộ gen vi khuẩn vào "cơ thể
tế bào", hoặc tế bào chất, của một vi sinh vật khác, đã được báo cáo, mặc dù công nghệ này vẫn còn giới hạn trong các ứng dụng khoa học cơ bản GMO được sản xuất thông qua công nghệ di truyền đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, đi vào xã hội thông qua nông nghiệp, y học, nghiên cứu và quản lý môi trường Tuy nhiên, việc sản xuất GMO vẫn là một chủ đề gây tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới vì tính an toàn sức khỏe của con người
2.3 Thực phẩm GMO
Thực phẩm biến đổi gen lần đầu tiên được chấp thuận cho con người tiêu thụ tại Hoa
Kỳ vào năm 1994, và đến năm 2014-15, khoảng 90% ngô, bông và đậu nành được trồng
ở Hoa Kỳ là thực phẩm biến đổi gen Đến cuối năm 2014, cây trồng biến đổi gen bao phủ gần 1,8 triệu km vuông (695.000 dặm vuông) đất tại hơn hai chục quốc gia trên toàn thế giới Phần lớn cây trồng biến đổi gen được trồng ở châu Mỹ
Trang 8CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Bài thực hành “Công nghệ di truyền II” được học trong khoảng thời gian từ 8 giờ 00 ngày 20 tháng 05 năm 2024 đến 15 giờ 00 ngày 27 tháng 05 năm 2024, tại phòng 101, Viện nghiên cứu Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu
Đậu nành được mua ở chợ, theo người bán, đậu nành được dùng trong ăn uống hàng ngày
3.3 Phường pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung 1: Kiểm tra chất lượng DNA tổng số
3.3.1.1 Nghiền mẫu
Sử dụng chày và cối sứ, nghiền mẫu thành bột, cần nghiền càng nhỏ càng tốt cho quá trình li trích DNA
Hình 3.1 Mẫu đậu nành
Hình 3.2 Mẫu sau khi nghiền
Trang 93.3.1.2 Li trích mẫu DNA
Bước 1: Lấy 0.05 g mẫu sau nghiền bỏ vào tube, cho vào 600 l nước cất, tiếp tục nghiền nhỏ mẫu bên trong túp đến khi mẫu và nước hòa lẫn vào nhau
Bước 2: Ly tâm 10000 vòng trong 5 phút
Bước 3: Hút dịch nổi sang tube mới
Hình 3.3 Nghiền mẫu trong nước cất
Hình 3.4 Ly tâm mẫu
Trang 10Bước 4: Cho 1V PCI trộn đều, ly tâm 10000 vòng trong 5 phút
Bước 5: Hút dịch nổi sang tube mới, thêm 1V CI trộn đều
Bước 6: Ly tâm 10000 vòng trong 5 phút
Bước 7: Hút dịch nổi sang tube mới( 250-300 l), thêm 0.6x của V Isopropanol ủ ở -20oC trong 30 phút
Bước 8: Ly tâm 10000 vòng trong 10 phút, loại bỏ dịch nổi
Bước 9: Thêm 500 L Ethanol 70o, ly tâm 10000 vòng trong 3 phút (lặp lại 2 lần)
Bước 10: Phơi khô, thêm 50 L TE vào, bảo quản -20 oC
3.3.1.3 Kiểm tra DNA tổng số
Kiểm tra bằng cách điện di:
Cho vào 10 L (gel red + loading dye) + 5 L mẫu
Kiểm tra bằng BioDrop
3.3.2 Nội dung 2: Kiểm tra GMO
Tiến hành kiểm tra GMO bằng cách PCR mẫu bằng primer 35S và điện di
3.3.2.1 PCR mẫu
Bảng 3.1 Primer
sản phẩm
Tham khảo
35S-1 5'-GCTCCTACAAATGCCATCA-3' 195bp (Hurst et al.,
1999) 35S-2 5'-GATAGTGGGATTGTGCGTCA-3'
Bảng 3.2 Thành phầm phản ứng PCR
Thành phần Nồng độ gốc Nồng độ cuối Thể tích(L)
Trang 11Bảng 3.3 Chu trình nhiệt
40
Sau khi PCR mẫu với primer đặc hiệu cho vùng GMO, tiến hành dùng mẫu điện di
3.3.2.2 Điện di sản phẩm sau khi PCR
Cho vào 10 L (gel red + loading dye) + 5 L mẫu
Trang 12CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nội dung 1: Kiểm tra chất lượng DNA tổng số
4.1.1 Kiểm tra bằng cách điện di
Band của mẫu sau ly trích DNA không rõ, có thể DNA không nhiều, hoặc lúc bơm mẫu
để điện di hụt thể tích Kết quả vẫn khá mờ nhưng nhận định có DNA, có thể tiến hành bước tiếp theo
4.1.2 Kiểm tra bằng BioDrop
Qua kiểm tra trên máy BioDrop, kết quả cho thấy hàm lượng DNA có trong mẫu là 159 ng/L A260/A280 là 2.045, với số liệu này cho thấy DNA khá sạch, ít tạp nhiễm, lượng DNA cao
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hình 4.1 Kết quả điện di kiểm tra DNA tổng số
Hình 4.2 Kết quả kiểm tra trên máy BioDrop
Trang 134.2 Nội dung 2: Kiểm tra GMO
Kết quả điện di cho thấy mẫu đậu nành( số 3) có GMO, hiển thị 1 band với độ dài 195bp (gần 200bp so với ladder) Vậy, với mẫu đậu nành được mua ở chợ, một thực phẩm nhiều người ưa chuộng trong thức ăn, nước uống hàng ngày là thực phẩm GMO, về nguyên nhân có GMO trong đậu nành phải cần nghiên cứu thêm, đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ladder Non GMO
GMO
Hình 4.3 Kết quả điện di kiểm tra GMO
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Fridovich-Keil, J L and Diaz and Julia M.(2024) Genetically modified organism
Encyclopedia Britannica 2-3