1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chu kỳ phát triển của giun đũa và đặc điểm của trứng giun đũa trên tiêu bản soi tươi mẫu bệnh phẩm phân

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chu Kỳ Phát Triển Của Giun Đũa Và Đặc Điểm Của Trứng Giun Đũa Trên Tiêu Bản Soi Tươi Mẫu Bệnh Phẩm Phân. Các Phương Pháp Phòng Chống Giun Sán Được Sử Dụng Hiện Nay Tại Việt Nam
Tác giả Học Viên Khoa 2021-2022
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Hoan
Trường học Trường Đại Học Y Hà Nội
Chuyên ngành Ký Sinh Trùng
Thể loại Báo cáo Cử Nhân Y Khoa
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Phòng chống các loại giun sán truyền qua sinh vật Biohelminth....18KẾT LUẬN...19TÀI LIỆU THAM KHẢO...20 Trang 4 ĐẶT VẤN ĐỀGiun đường ruột , đặc biệt là các loại giun đũa Ascaris lumbric

Trang 1

B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O Ộ Ụ Ạ B Y TẾẾ Ộ

TR ƯỜ NG Đ I H C Ạ Ọ Y HÀ N I Ộ

B MÔN Ộ KÝ SINH TRÙNG

TỔ 1 - VHVL - XNK1

Ch đềề: ủ

CHU KỲ PHÁT TRI N C A GIUN ĐŨA VÀ Đ C ĐI M C A Ể Ủ Ặ Ể Ủ

TR NG GIUN ĐŨA TRẾN TIẾU B N SOI T Ứ Ả ƯƠ I MẪẪU B NH Ệ

PH M PHẪN CÁC PH Ẩ ƯƠ NG PHÁP PHÒNG CHÔẾNG GIUN SÁN Đ ƯỢ C S D NG HI N NAY T I VI T NAM Ử Ụ Ệ Ạ Ệ

BÁO CÁO CỬ NHÂN Y KHOA KHOÁ 2021-2022

Tp Hà N iộ, tháng 11/2022

1

Trang 2

B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O Ộ Ụ Ạ B Y TẾẾ Ộ

TR ƯỜ NG Đ I H C Ạ Ọ Y HÀ N I Ộ

B MÔN Ộ KÝ SINH TRÙNG

TỔ 1 - VHVL - XNK1

Ch đềề: ủ

CHU KỲ PHÁT TRI N C A GIUN ĐŨA VÀ Đ C ĐI M C A Ể Ủ Ặ Ể Ủ

TR NG GIUN ĐŨA TRẾN TIẾU B N SOI T Ứ Ả ƯƠ I MẪẪU B NH Ệ

PH M PHẪN CÁC PH Ẩ ƯƠ NG PHÁP PHÒNG CHÔẾNG GIUN SÁN Đ ƯỢ C S D NG HI N NAY T I VI T NAM Ử Ụ Ệ Ạ Ệ

BÁO CÁO CỬ NHÂN Y KHOA KHOÁ 2021-2022

Ngành đào tạo: Cử nhân xét nghiệm

Giáo viên: ThS Nguyễn Minh Hoan

Tp Hà N iộ, tháng 11/2022

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 6

1 Đặc điểm hình thể 6

2 Chu kỳ phát triển của giun đũa 7

3 Dịch tễ về bệnh giun đũa 9

CHƯƠNG II: PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN 12

1 Tình hình về bệnh giun sán 12

2 Nguyên tắc chung phòng chống giun sán 14

3 Các phương pháp phòng chống giun sán 14

3.1 Phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất (Geohelminth) 14

3.2 Phòng chống các loại giun sán truyền qua sinh vật (Biohelminth) 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

3

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giun đường ruột , đặc biệt là các loại giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc

(Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator

amreicanus) phổ biến ở khắp nơi trên thế giới nhưng gặp nhiều ở các nước đang

phát triển, các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (2019), trên Thế giới có khoảng hơn 1,5 tỷ người nhiễm giun đường ruột, trong đó trẻ em lứa tuổi đến trường là một trong các đối tượng dễ bị mắc và bị nhiễm bệnh giun đường ruột nhất, có khoảng 800 triệu học sinh bị nhiễm

Nhiễm giun đũa do A lumbricoides xảy ra trên toàn thế giới Ước tính rằng hơn một tỷ người bị nhiễm bệnh, phần lớn những người mắc bệnh giun đũa sống ở Châu Á (73%), Châu Phi (12%) và Nam Mỹ (8%), một số quần thể có tỷ lệ nhiễm bệnh cao tới 95% Bệnh giun đũa phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi, và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm dần ở những người > 15 tuổi

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1995) số ngưòi chết do giun đũa gây nên là 60.000 người, giun tóc là 10.000 người và giun móc là 65.000 người hàng năm Các bệnh lây truyền giữa động vật và người chủ yếu là sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán dây, giun xoắn ước tính trên thế giới có khoảng 40 triệu người nhiễm sán lá và 100 triệu người nhiễm sán dây Bệnh giun chỉ gặp nhiều ở các nước châu Phi, châu Á và vùng Đông Nam Á đe doạ sức khoẻ của khoảng 1,1 tỉ người Trước tình hình đó nhiều nước trên thế giới đã đưa công tác phòng chống giun sán thành chương trình y tế Quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia… chương trình phòng chống giun chỉ bạch huyết ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Phi…

Trang 5

Việt Nam có điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt cũng như vệ sinh môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm các bệnh giun đường ruột Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun đường ruột, trong đó một người có thể nhiễm từ 1 - 3 loài giun

Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Chu kỳ phát triển của giun đũa và đặc điểm của trứng giun đũa trên tiêu bản soi tươi mẫu bệnh phẩm phân? Các phương pháp phòng chống giun sán được sử dụng hiện nay tại Việt Nam.

5

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1 Đặc điểm hình thể

Giun đũa có màu trắng ngà hay hồng lợt Thân dài đầu và đuôi có hình chóp nón Miệng có 3 môi hình bầu dục, xếp cân đối gồm có 1 môi lưng và 2 môi bụng

Bờ môi có răng và các gai cảm giác

Giun đũa có kích thước khá to, giun đực: 15 - 31 cm x 2- 4 mm, đuôi cong lại về phía bụng, có 2 gai giao hợp ở cuối đuôi

Giun đũa cái dài 20 – 35 cm x 3 – 6 mm Đuôi cái thẳng hình nón, có 2 gai nhú sau hậu môn Lỗ sinh dục nằm ở khoảng 1/3 trên, mặt bụng Tại khoảng này giun cái có 1 vòng thắt quanh thân có vai trò giữ giun đực trong khi thụ tinh

Trứng giun đũa có 3 loại:

- Trứng thụ tinh còn gọi là trứng chắc: có hình bầu dục gồm có 3 lớp:

ngoài cùng là lớp albumin dầy đều, xù xì, lớp giữa dày, nhẵn và trong suốt được cấu tạo bởi glycogen và 1 lớp vỏ trong cùng là màng dinh dưỡng cấu tạo bởi lipid, không thấm nước, có vai trò bảo vệ phôi chống các chất độc Trứng có kích thước khoảng 45 – 75 µm x 35 – 50 µm, bên trong trứng là phôi bào chưa phân chia khi trứng mới được đẻ ra Sau 1 thời gian ngoại cảnh, phôi phát triển thành giun bên trong vỏ

- Trứng không được thụ tinh hay trứng lép: có hình bầu dục dài và hẹp

hơn, kích thướt từ 88 – 94 µm x 39 – 44 µm Lớp vỏ chỉ gồm 2 lớp mỏng, không

có lớp màng dinh dưỡng, bên trong trứng là những hạt tròn không đều, rất chiết quang Trứng không thụ tinh sẽ bị thoái hóa

Trang 7

- Trứng mất vỏ: do lớp albumin bị tróc mất làm cho vỏ mất trứng trở nên

trơn tru gặp ở những trứng thụ tinh hay không thụ tinh

TRỨNG GIUN ĐŨA

Trứng đã thụ tinh

• 40-75 x 30-50 µm

• Hình bầu dục

• Lớp chitin dày

• Có lớp albumin xù

xì bao ngoài

Trứng chưa thụ tinh

• 85-95 x 35-45 µm

• Thon dài

• Lớp chitin mỏng

• Có lớp albumin xù

xì bao ngoài

• Bên trong có hạt không đều, chiết quang

Trứng có ấu trùng

• 40-75 x 30-50 µm

• Hình bầu dục

• Ấu trùng phát triển bên trong

• Có khả năng gây nhiễm

Trứng mất vỏ

• 40-75 x 30-50 µm

• Hình bầu dục

• Mất lớp albumin bao ngoài

Hình 1 Trứng giun đũa trên tiêu bản

2 Chu kỳ phát triển của giun đũa

- Giun đũa đực và cái trưởng thành ký sinh ở ruột non, sau khi giao hợp, giun cái sẽ đẻ trứng Trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt

độ, •m độ, oxy), trứng giun sẽ phát triển thành trứng mang ấu trùng

- Người bị nhiễm giun đũa là do ăn, uống phải trứng giun đũa có mang ấu trùng Khi vào tới dạ dày, ấu trùng giun đũa thoát khỏi vỏ trứng nhờ sức co bóp của

dạ dày và tác động của dịch vị Ấu trùng xuống ruột non, chui qua các mao mạch ở

7

Trang 8

ruột vào t€nh mạch mạc treo để đi về gan Thời gian qua gan sau 3 – 7 ngày Sau

đó, ấu trùng đi theo t€nh mạch trên gan để vào t€nh mạch chủ và vào tim phải Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi để vào phổi Tại phổi, ấu trùng tiếp tục phát triển tới giai đoạn IV rồi di chuyển theo các nhánh phế, khí quản để tới vùng hầu họng Khi người nuốt ấu trùng sẽ xuống đường tiêu hoá và dừng lại ở ruột non

để phát triển thành giun đũa trưởng thành

Hình 2 Chu kỳ phát triển của giun đũa

Trang 9

Chú thích chu kì:

(1) Giun đũa trưởng thành sống trong ruột non của người

(2) Trứng giun đũa theo phân ra môi trường

(3) Trứng giun đũa thụ tinh phát triển thành trứng có ấu trùng

(4) Người ăn phải trứng có ấu trùng

(5) Ấu trùng thoát vỏ thành ấu trùng giai đoạn I

(6) Ấu trùng theo máu t€nh mạch về tim sau đó lên phổi phát triển thành

ấu trùng giai đoạn IV

(7) Ấu trùng giai đoạn IV lên hầu họng và theo thực quản xuống bộ máy tiêu hoá để thành giun trưởng thành

3 Dịch tễ về bệnh giun đũa

Nguồn bệnh là người và nơi chứa mầm bệnh là đất ô nhiễm trứng giun Người bị nhiễm giun đũa do ăn phải trứng có ấu trùng từ thực ph•m, chủ yếu là rau, và nước

bị nhiễm b•n hoặc từ tay b•n thường gặp ở trẻ em chơi trên đất

Trứng giun đũa phát triển tốt nhất trong đất •m và có bóng mát Trứng đề kháng được với lạnh và các chất t•y ở trong nồng độ thường dùng Chúng bị giết bởi ánh sáng mặt trời trực tiếp và bị nhiệt độ trên 450C Trong vùng dịch tể có thể thấy được 3 có thể thấy được 3 chiều hướng rõ rệt trong tỉ lệ nhiễm:

9

Trang 10

Tỉ lệ cao trên 60% trong toàn bộ dân số trên 2 tuổi, với cường độ nhiễm thấp hơn người lớn, sự phơi nhiễm phổ biến và thường xuyên với giun đũa qua tay b•n và thức ăn bị nhiễm b•n

Tỉ lệ trung bình dưới 50% với đỉnh cao nhất với trẻ em trước tuổi đi học hoặc ở lứa tuổi học sinh tiểu học và tỉ lệ nhiễm ở người lớn thấp hơn, đường lây nhiễm chủ yếu là ở trong nhà, trong gia đình

Tỷ lệ nhiễm chung thấp (dưới 10%) và bệnh có khu hướng khu trú thành điểm, liên quan tới các vật dụng trong gia đình hoặc điều kiện vệ sinh hoạt thói quen trong sinh hoạt và làm nghề nông

Bệnh giun đũa lan truyền khắp nước ở 1 số vùng nơi có điều kiện về khí hậu và hội gần như đồng đều, ở 1 số nước khác, sự phân bố giun đũa có tính chất phân tầng Tuy nhiên ở những nước chưa công nghiệp hóa và tình trạng vệ sinh thấp, ở những khu ngoại ô đông đúc, lụp xụp, tỷ lệ nhiễm ở thành phố có thể cao hơn là vùng nông thôn Trong các vùng khô ở miền nhiệt đới, sự lan truyền bị giới hạn trong mùa mưa ngắn ngủi, các côn trùng ăn phân, như là bọ phân, dán và các động vật có thể, làm phát tán mầm bệnh và rộng khắp khi chúng ăn và thải ra những trứng còn sống

Ngoài những khác biệt về không gian trong tỉ lệ nhiễm giun đũa ở mức độ đất nước, làng và gia đình, còn có sự khác biệt lớn trong cường độ nhiễm giữa các cá nhân

Đường lan truyền bệnh giun đũa trong vùng dịch do sử dụng phân tươi để bón đất, nước thải tưới rau và nước rau bọ nhiễm b•n

Trang 11

Bệnh giun đũa rải rác là do sự di chuyển của con người tới vùng dịch, kết hợp với người nhập cư bị nhiễm từ rau quả bị nhiễm b•n

Tình hình nhiễm giun đũa ở Việt Nam

Tỷ lệ nhiễm giun tùy thuộc vào tập hoán vệ sinh cá nhân và sử dụng phân bón trồng hoa màu Nghề nghiệp của ảnh hưởng đến tỉ lệ giun đũa, nghề nông nghiệp

có tỉ lệ nhiễm cao hơn các nghề khác, nông thôn có tỉ lệ nhiễm cao hơn Thành Phố, tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng, sau điều trị 4 tháng, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên 90%

Đường lây nhiễm: trứng lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa qua rau sống, quả tươi nước lã, thức ăn bị ô nhiễm Thường chơi đùa đất chung quanh nhà hay

bị nhiễm

Trứng giun đũa có khả năng phát triển thành ấu trùng, có tính gây nhiễm với •m độ của đất tốt nhất 40 - 60%, độ xốp của đất tốt nhất là 80 – 100% Trong các loại đất thì đất cát thích hợp nhất với sự phát triển của trứng giun đũa

Trứng giun đũa có sức đề kháng cao với các yếu tố lý hóa của môi trường Hóa chất ở các nồng độ thường dùng chlor 2%, formol 2% không diệt được trứng giun đũa Trứng có thể tồn tại được trong nước đến 5 – 7 năm trong đất vườn có bóng mát

Trong những năm gần đây, tỉ lệ nhiễm giun có xu hướng tăng ở các tỉnh miền núi

và miền Nam Ở miển Núi trước đây tỉ lệ nhiễm giun thấp, nay có nhiều nới tăng lên xấp xỉ vùng đồng bằng

11

Trang 12

Các bệnh giun sán kí sinh là bệnh rất phổ biến ở những nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới Do vậy các bệnh giun sán cũng là một vấn đề sức khoẻ ưu tiên của 25% dân số trên thế giới

CHƯƠNG II: PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN

1 Tình hình về bệnh giun sán

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1995), các bệnh giun sán lây truyền qua đất chủ yếu là giun đũa, giun móc/mỏ, giun tóc… trên toàn cầu có tới 1,4 tỉ người nhiễm giun đũa, giun tóc và 1,3 tỉ người nhiễm giun móc Số ngưòi chết do giun đũa gây nên là 60.000 người, giun tóc là 10.000 người và giun móc là 65.000 người hàng năm Các bệnh lây truyền giữa động vật và người chủ yếu là sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán dây, giun soắn ước tính trên thế giới

có khoảng 40 triệu người nhiễm sán lá và 100 triệu người nhiễm sán dây Bệnh giun chỉ gặp nhiều ở các nước châu Phi, châu Á và vùng Đông Nam Á đe doạ sức khoẻ của khoảng 1,1 tỉ người Trước tình hình đó nhiều nước trên thế giới đã đưa công tác phòng chống giun sán thành chương trình y tế Quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia… chương trình phòng chống giun chỉ bạch huyết ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Phi…

Việt Nam do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển quanh năm Đa số bệnh giun sán ở người có nguồn gốc từ thú nuôi và thú hoang dã Mặt khác do nhiều yếu tố nguy cơ: đời sống kinh tế xã hội, tập quán canh tác, tập quán

vệ sinh, dân trí, trình độ giáo dục, vệ sinh môi trường nên bệnh giun sán là một trong những bệnh phổ biến nhất ở nước ta

Đây là một vấn đề lớn của cộng đồng cả nước, gây nhiều tác hại lâu dài và nghiêm trọng tới sức khoẻ của nhân dân, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em,

Trang 13

phụ nữ có thai Ước tính khoảng từ 60 - 70% dân số nhiễm ít nhất một loại giun sán, ngh€a là khoảng 50 - 60 triệu người dân nhiễm giun sán

Một số loại giun có tỉ lệ nhiễm cao và phổ biến là các loại giun truyền qua đất: giun đũa (Ascaris lumbricoides): 60 triệu người nhiễm, giun tóc (Trichuris trichiura): 40 triệu người nhiễm và giun móc/mỏ (Ancylostoma duoenale/ Necator americanus): 20 triệu người nhiễm

Số liệu được thống kê tới năm 2004 cho thấy: một số loại sán phổ biến ở vùng địa

lí như bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini) ở vùng có nhiều ao hồ nuôi cá có tỉ lệ nhiễm cao như Ninh Bình, Nam Định tới 70% và đã phát hiện được tại 21 tỉnh trong cả nước, sán lá gan lớn (Fasciola gigantica) đã phát hiện được ở 30 tỉnh (4/2005), sán lá phổi (Paragonimus heterotremus) đã phát hiện được ở 8 tỉnh phía Bắc, sán dây bò (Taenia saginata) đã phát hiện được ở 49 tỉnh, sán dây lợn (Taenia solium) đã phát hiện ở 30 tỉnh; bệnh giun chỉ ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Duyên Hải, miền Trung tuy có giảm, nhưng nguy

cơ tiềm •n còn rất lớn

Người có thể bị nhiễm những loại giun của động vật như: giun đũa chó, mèo (Toxocara), giun móc chó (Ankylostoma caninum), giun đầu gai (Gnathostoma), Angiostrongylus, giun soắn (Trichinella)… Đây là nhóm bệnh ấu trùng di chuyển (larva migrans) khó ch•n đoán, nhưng gây nhiều tác hại nguy hiểm (ở não, mắt, gan, cơ vân…) nhất là trẻ em và những người có nhiều yếu tố thuận lợi cho những bệnh kí sinh trùng cơ hội ngày một tăng: người suy giản miễn dịch (HIV), đái đường, dùng corticoid kéo dài

Từ lâu nay, công tác phòng chống các bệnh giun sán kí sinh hầu như bị lãng quên hoặc có đầu tư nhưng không đáng kể, thiếu đồng bộ Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Y tế và toàn dân trong nhiều thập kỉ qua đã thực

13

Trang 14

hiện nhiều biện pháp để phòng chống các bệnh giun sán nhưng kết quả thu được còn rất hạn chế Tình hình nhiễm và mắc bệnh giun sán vẫn rất còn nặng, phổ biến trên diện rộng

Từ các hoạt động phòng chống trên, ngày 11/12/1998 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 228/1998/QĐ - BYT đưa công tác “Phòng chống giun sán” thành một dự án y tế cấp Bộ, do vậy công tác phòng chống giun sán càng được quan tâm

và có nhiều chuyển biến ở nhiều địa phương trong cả nước

2 Nguyên tắc chung phòng chống giun sán

- Có kế hoạch lâu dài, trong đó có các kế hoạch ngắn hạn.

- Tiến hành trên quy mô rộng lớn.

- Xã hội hoá việc phòng chống giun sán.

- Lồng ghép việc phòng chống giun sán vào các hoạt động y tế, sức khoẻ và

các hoạt động xã hội khác

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp cụ thể.

3 Các phương pháp phòng chống giun sán

3.1 Phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất (Geohelminth):

Công tác phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất ở các nước đang phát triển rất khó khăn:

Do vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân kém, thiếu sự giáo dục về y tế, khả năng cung cấp nước sạch không đảm bảo, có phong tục tập quán sử dụng phân người trong nông nghiệp, phóng uế bừa bãi, hố xí không đúng quy cách nên làm ô nhiễm nặng nề môi trường bởi mầm bệnh giun sán

Ngày đăng: 13/07/2024, 21:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w