1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ông nguyễn xuân minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng thành công dưa lê hình hồ lô với kiểu dáng độc đáo sản phẩm này có thể sản xuất được với số lượng lớn

25 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hình dáng dưa lê hồ lơ do Ơng Minh sáng tạo ra có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không?. Bài làm này sử dụng Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2

Trang 1

Hà Nội – 2024

Trang 2

2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP NHÓM

Nhóm số: 02 Lớp: N02.TL1 Tổng số sinh viên của nhóm: 10 Môn học: Luật sở hữu trí tuệ

Đề bài: Ông Nguyễn Xuân Minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng

thành công dưa lê hình hồ lô với kiểu dáng độc đáo Sản phẩm này có thể sản xuất được với số lượng lớn Ông Minh sau khi trồng thử nghiệm đã trưng bày tại triển lãm nông sản của địa phương và bán được số lượng lớn sản phẩm này tại triển lãm Khi đánh giá sản phẩm dưa lê này có khả năng khai thác thương mại cao, Ông Minh mới tính đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Trên cơ sở phân tích vụ việc, hãy phân tích và đánh giá:

1 Hình dáng dưa lê hồ lô do Ông Minh sáng tạo ra có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Vì sao?

2 Hình dáng dưa lê hồ lô nói trên có đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?

3 Hãy đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp ông Minh muốn đăng ký khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 02 với kết quả như sau:

ĐÁNH GIÁ

KÝ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV

(số)

ĐIỂM (Chữ)

GV (Ký tên)

1 460301 Nguyễn Tuệ An ü 2 460302 Đào Minh Anh ü 3 460307 Nguyễn Thị Kim Chi ü 4 460310 Vũ Ánh Dương ü

Trang 3

3 5 460318 Nguyễn Thu Hằng ü

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

An

Nguyễn Tuệ An

Trang 5

5

LỜI MỞ ĐẦU

Kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm là một trong các yếu tố tạo nên sức hút của sản phẩm đối với người tiêu dùng Chính vì đặc điểm đó mà các nhà sản xuất không ngừng thay đổi kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng thêm những sản phẩm mới đẹp và tiện dụng Đây là những thành quả đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi cái mới của chủ sở hữu Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn băn khoăn về các điều kiện bảo hộ cũng như quyền được bảo hộ cho các “sản phẩm trí tuệ” của mình bởi trên thực tế có rất nhiều hành vi xâm phạm vẫn thường xuyên xảy ra và gây rất nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu Bài luận này sẽ tập trung phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến kiểu dáng công nghiệp và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ qua việc xử lý tình huống được đưa ra trong Đề số 2

Bài làm này sử dụng Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019,

2022 nay gọi là Luật SHTT

Đầu tiên, căn cứ theo quy định Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ đã nêu rõ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Tuy nhiên, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đã nêu

rõ định nghĩa về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Khoản 8 Điều 6 là: “tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có

Trang 6

6

thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật” Do vậy, cần phải có các điều kiện bảo hộ của quyền tác

giả cùng với điều kiện riêng của loại hình này thì mới được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Bao gồm: tính thẩm mỹ (nghệ thuật), tính hữu ích (gắn liền với những đồ vật hữu ích có mục đích sử dụng nhất định), tính sáng tạo, được thể hiện dưới một hình thức nhất định,

1 Xét về tính thẩm mỹ (nghệ thuật)

Trong sản xuất, các yếu tố thẩm mỹ được biểu lộ như một nguyên tắc nhất thiết phải tính đến khi xây dựng những giá trị vật chất từ diện mạo, màu sắc, hình dáng, chất liệu của vật phẩm, thậm chí cả mối tương quan giữa các bộ phận của vật phẩm được sản xuất Tất nhiên, điều quyết định vẫn không loại trừ ý nghĩa sử dụng những vật phẩm nhàm đáp ứng một mục đích thực tế nhất định

Từ định nghĩa trên thì tính thẩm mỹ thể hiện qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục Vậy, khi tạo dáng tất cả dưa lê có hình dáng tròn, elip thành hình dạng hồ lô thì về mặt thẩm mỹ chắc chắn sẽ đẹp hơn Bởi xét trong cả trường hợp có những quả dưa lê có hình dạng, đường nét bị méo mó, to nhỏ, dài ngắn; tức, không đẹp mắt bằng những quả bình thường thì việc bán những quả dưa lê đó cũng sẽ khó khăn hơn Nên nếu sử dụng khuôn ép tạo dáng quả dưa lê nào cũng sẽ có hình dạng hồ lô thì quả nào cũng sẽ có một khuôn mẫu, đường nét quả hồ lô đẹp như nhau Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh của một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng thì về mặt thẩm mỹ có thể dưa lê có hình dáng hồ lô chưa thực sự được đánh giá cao bởi vể bản chất quả dưa lê chỉ có đường nét khác biệt khi giống một quá hồ lô, tức từ hình dáng chỉ là một khối tròn thì đã biến thành 2 khối tròn nối liền nhau mà không phải những hình dáng nghệ thuật khó và độc đáo hơn Do đó, nếu xét về tình thẩm mỹ thì sản phẩm của ông Minh chưa thực sự có tính thẩm mỹ với mọi đối tượng

Trang 7

7

2 Tính hữu ích

Hữu ích là gì? Theo từ điển tiếng Việt, hữu ích là tính từ chỉ sử có ích hay nói cách khác là có tác dụng Ví dụ như: việc làm hữu ích hay con người hữu ích cho xã hội

Xét về tính hữu ích (gắn liền với những đồ vật hữu ích có mục đích sử dụng nhất định), tác phẩm khuôn ép hình hồ lô gắn liền quả dưa lê với mục đích kinh doanh đã đáp ứng được sự hữu ích khi từ tính thẩm mỹ mang lại sự mới lạ, thu hút khách hàng nên khi bày tại triển lãm nông sản của địa phương ông Minh đã bán được số lượng lớn sản phẩm Xét về góc độ tâm lý, những người mua hàng sẽ dễ bị kích thích với các sản phẩm bắt mắt, độc lạ dù về bản chất bên trong cũng chỉ là một quả dưa lê bình thường Như vậy, nếu trong trường hợp tác phẩm này được bảo hộ nhãn hiệu thì tác phẩm dưa lê hình dáng hồ lô này sẽ rất hữu ích về mặt phát triển kinh tế của ông Minh Bên cạnh đó, cũng sẽ hữu ích khi khách hàng phân biệt sản phẩm của ông Minh với sản phẩm hàng khác nếu trường hợp có hàng khác nhái lại sản phẩm bởi vì khuôn ép dưa lê này do ông Minh tìm tòi, sáng tạo ra nên sẽ không giống các hàng khác Tuy nhiên, việc hữu ích này chỉ đáp ứng được nhu cầu về mặt thẩm mĩ nhưng không làm thay đổi về chất lượng của quả dưa như: độ ngọt, ít hạt, màu sắc, … vì có trường hợp vẫn có tác phẩm có hình dạng khuôn ép giống như của ông Minh nên để có dấu ấn riêng thì còn phải xét cả sự hữu ích bên trong Thế nên nếu xét về tính năng hữu ích của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì hình dáng của dưa lê hồ lô chưa thực sự đáp ứng toàn bộ ý nội dung của điều kiện tính hữu ích này

3 Tính sáng tạo

Sáng tạo là quá trình tạo ra cái mới, khám phá ý tưởng mới hoặc phát triển điều gì đó một cách độc đáo Nó thường được liên kết với trí tuệ, khả năng tưởng tượng, sự đổi mới và năng lực thích ứng với môi trường thay đổi Sáng tạo có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật, thiết kế, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, cho đến các hoạt động giáo dục và xã hội

Xét về tính sáng tạo thì tại Khoản 3 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao

Trang 8

8

động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác” Theo đó,

tác phẩm phải đáp ứng được điều kiện sáng tạo tinh thần mang tính nguyên gốc, kết quả sáng tạo chứa đựng nội dung tinh thần nhất định Tức là, điều kiện này của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chỉ đòi hỏi phải từ trí tuệ, công sức độc lập tìm tòi của ông Minh sáng tạo ra chứ không bắt buộc phải có cả “tính mới” về mặt thời gian Do đó, việc ông Minh cố gắng tìm tòi để tạo dáng một quả dưa lê có hình dáng tròn, bầu dục thành một quả dưa lê có hình khối như một quả hồ lô đã mang tính sáng tạo Bởi thực chất, tính chất này nhắm đến dấu ấn riêng để phân biệt với tác phẩm của người khác nên kể trong trường hợp có người đã có ý tưởng tạo khuôn dáng hồ lô nhưng tác phẩm dưa lê hình dạng hồ lô có dấu ấn riêng thì vẫn được bảo hộ

Xét về đặc điểm thể hiện dưới một hình thức nhất định, căn cứ theo Khoản

7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “ thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” Vậy trong tình huống trên việc ông Minh đã sáng tạo làm ra một

khuôn hình hồ lô đã đáp ứng điều kiện khi thể hiện thông qua một hình thức khuôn ép để mọi người có thể thấy được

Tóm lại, nếu ông Minh đi đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì sẽ khó hoặc không được bảo hộ do không có sự sáng tạo khác biệt lớn và có thể gặp trường hợp trùng tác phẩm

Do đó hình dáng dưa lê hồ lô của ông Minh không được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và không được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này

Câu 2: Hình dáng dưa lê hồ lô nói trên có đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?

Để hình dáng quả dưa lê hình hồ lô được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng cả 3 điều kiện theo quy định tại Điều 63 LSHTT:

Thứ nhất, có tính mới Theo Điều 65 LSHTT hình dáng quả dưa lê hồ lô

được coi là có tính mới nếu nó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình ký Hình dáng quả dưa lê hồ lô chỉ được coi là khác biệt đáng kể với những

Trang 9

9

kiểu dáng công nghiệp khác khi nó khác biệt về những đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, có thể dùng để phân biệt tổng thể với kiểu dáng công nghiệp khác Theo Thông tư 23/2023/TT-BKHCN để đánh giá tính mới của hình dáng quả dưa lê hồ lô phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng này với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng Nếu đã có nơi khác trên thế giới tạo ra được quả dưa lê hình hồ lô trước thì kiểu dáng công nghiệp này không còn tính mới Như vậy, hình dáng quả dưa lê hình hồ lô phải chưa từng được công bố trên thế giới và không được đồng nhất hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các kiểu dáng tồn tại trước đó

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 65 LSHTT ông Minh đã trưng bày tại triển lãm nông sản ở địa phương và bán được một số lượng lớn, sau đó mới đi đăng ký kiểu

dáng công nghiệp nếu quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày trưng bày ông Minh mới

nộp đơn đăng ký thì hình dáng quả dưa lê hình hồ lô mất tính mới và không đủ điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thứ hai, có tính sáng tạo Theo Điều 66 LSHTT quy định: “Kiểu dáng công

nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng” Áp dụng cụ thể trong trường hợp này, thực tế quả dưa lê có hình tròn, elip, tuy nhiên ông Minh đã tạo hình dáng quả dưa lê thành hình hồ lô, cách tạo hình của ông Minh được coi là sáng tạo vì nó đưa ra một bước tiến rõ rệt về mặt kỹ thuật so với các sản phẩm cùng loại trước đó Tuy nhiên, cần xem xét khả năng tạo hình này có dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng hay không, vì nếu quá dễ dàng, kiểu dáng mất đi tính sáng tạo

Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp Điều 67 LSHTT quy định: Kiểu

dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng

Trang 10

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 23 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN về đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 67 LSHTT:

a) Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu căn cứ vào các thông tin về kiểu dáng công nghiệp được trình bày trong đơn, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể dùng kiểu dáng công nghiệp đó làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó

b) Trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:

(i) Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định (các sản phẩm ở thể khí, chất lỏng, v.v.);

(ii) Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;

(iii) Các trường hợp với lý do xác đáng khác

Thứ nhất, việc có thể sáng tạo nên trái dưa lê hình hồ lô của ông Minh thì

người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể từ đó nhận biết chính xác về cách thức thực hiện bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp của ông Minh hay không ?

Thứ hai, khuôn ép không phải là một kỹ năng đặc biệt mà chỉ ông Tú mới

có Đó là một sáng chế đã có từ trước và phổ biến ai cũng có thể sử dụng

Trang 11

11

được việc sáng tạo nên trái dưa lê hình hồ lô có phải sử dụng đến một kỹ năng đặc biệt mà chỉ ông Minh mới có thể thực hiện hay không? Trên thực tế đã có người thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất bưởi hình hồ lô bằng khuôn ép, tức là có thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như trái dưa lê hình hồ lô của ông Minh

Vì vậy, sản phẩm dưa lê hồ lô của ông Minh không có khả năng áp dụng công nghiệp Như vậy, dựa trên các căn cứ đã phân tích nêu trên, hình dáng dưa lê hồ lô của ông Minh không đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Câu 3: Hãy đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp ông Minh muốn đăng ký khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp

I Đánh giá, phân tích, so sánh điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm ông A

Trước hết, để đăng ký khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp, cần phải tìm hiểu kỹ về quy định của kiểu dáng công nghiệp được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022, từ đó sẽ đưa ra hướng tư vấn đúng đắn nhất dành cho ông Minh

“Kiểu dáng công nghiệp” là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp

Sau đây, dựa trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn hiện hành, nhóm tác giả xin đưa ra tư vấn chi tiết cho ông Minh trong trường hợp ông Minh muốn đăng ký khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp

Thứ nhất, xác định khuôn ép dưa lê hình lô của ông Minh không nằm trong

đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp tại khoản 1, 2,3 điều 64 Luật sở hữu trí tuệ

Thứ hai, xác định quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Căn cứ theo

quy định tại khoản 1 điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:

Trang 12

Hoặc có thể được nhận quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thông qua việc nhận chuyển giao của tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký Dữ kiện để bài

đề cập đến việc: “Ông Nguyễn Xuân Minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng thành công dưa lê hình hồ lô với kiểu dáng độc đáo…”, tuy nhiên không đề

cập tới việc ông Minh có phải là tác giả tạo ra khuôn ép dưa lê hình hồ lô hay không Do đó, ông Minh sẽ chỉ có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với khuôn ép dưa lê hình hồ lô nếu như chứng minh được mình là tác giả tạo ra khuôn ép hoặc được nhận chuyển giao quyền đăng ký của một tổ chức, cá nhân khác

Thứ ba, trường hợp ông Minh có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công

nghiệp, ông Minh có thể tự mình thực hiện việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp trước Hiện nay, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp được thực hiện vô cùng đơn giản thông qua cơ sở dữ liệu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ

đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhưng nó sẽ giúp cho ông Minh đánh giá được khả năng bảo hộ của kiểu dáng, tránh trùng lặp, nếu có sự trùng lặp hoặc dấu hiệu tương tự thì có thể tự điều chỉnh từ trước để giảm rủi ro bị từ chối bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Thứ tư, đưa ra cho ông Minh những dự đoán về khả năng đăng ký kiểu dáng

công nghiệp với đối tượng là khuôn ép dưa lê hình hồ lô Cụ thể: đối chiếu “Khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô” của ông Minh với các điều kiện bảo hộ đối với

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w