1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước anhchị hãy liên hệ thực tiễn tại việt nam về việc sử dụng các hình thức tín dụng trê

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước? Anh(chị) hãy liên hệ thực tiễn tại Việt Nam về việc sử dụng các hình thức tín dụng trên?
Tác giả Trần Ngọc Vinh
Người hướng dẫn Nguyễn Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính - Tiền tệ
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2020-2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Các hình thức tín dụngTín dụng thương mại:● Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa cácdoanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặcứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Đề tài bài tập lớn:

Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước? Anh(chị) hãy liên hệ thực tiễn tại Việt Nam về việc sử dụng

các hình thức tín dụng trên?

Họ và tên học viên/sinh viên: Trần Ngọc Vinh

Mã học viên/sinh viên: 20111534299

Tên học phần: Tài chính - Tiền tệ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phương Mai

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 PHÂN BIỆT TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI , TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC 2

1.1 Các hình thức tín dụng 2

1.2 Phân biệt sư khác nhau giữa 3 hình thức tín dụng trên 7

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VỀ VIỆC SỬ DỤNG 3 HÌNH THỨC TÍN DỤNG TRÊN 9

2.1 Mở đầu 9

2.2 Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với thị trường tín dụng 9

2.3 Kết luận 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

CHƯƠNG 1 PHÂN BIỆT TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI , TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

1.1 Các hình thức tín dụng

Tín dụng thương mại:

● Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng trước tiền trước khi nhận hàng

Tín dụng thương mại ra đời và phát triển là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng hóa, xuất phát từ nhu cầu cần vốn tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

● Đặc điểm:

- Đối tượng tín dụng thương mại là hàng hóa, nghĩa là vốn cho vay còn tồn tại dưới dạng hàng hóa, chưa phải là tiền;

- Người đi vay và cho vay đều là các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa (người cho vay, chủ nợ là người bán; người vay, con nợ là người mua);

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động của quá trình tái sản xuất xã hội, vì khối lượng tín dụng thương mại lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu

● Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại: Là thương phiếu

Thương phiếu là một loại giấy nhận nợ xác định quyền đòi nợ của người sở hữu thương phiếu và nghĩa vụ hoàn trả của người mua khi đến hạn

Đặc điểm của thương phiếu:

- Trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi rõ nguyên nhân phát sinh khoản

nợ mà chỉ nêu số tiền nợ và kỳ hạn nợ;

- Bắt buộc: Người nợ phải hoàn trả đầy đủ số tiền ghi trên thương phiếu đúng

Trang 4

hạn, không được trì hoãn hoặc từ chối;

- Lưu thông: Thương phiếu được sử dụng là phương tiện thanh toán, được chuyển nhượng, chiết khấu, cầm cố để thu hồi vốn về trước hạn;

- Có thể do người bán hoặc người mua lập ra

+ Do người mua chịu hàng hóa lập ra gọi là kỳ phiếu thương mại, cam kết sau một thời gian sẽ thanh toán toàn bộ số nợ cho người bán chịu hay người cầm nợ

+ Do người bán chịu hàng hóa lập gọi là hối phiếu, yêu cầu người mua khi hết hạn phải thanh toán tiền ngay cho người bán chịu hay người xuất trình hối phiếu này

● Ưu – nhược điểm của hình thức tín dụng thương mại

- Ưu điểm:

+ Góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa;

+ Điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp, không qua trung gian;

+ Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông dẫn đến giảm chi phí lưu thông

xã hội

+ Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng: chiết khấu và cầm cố thương phiếu

- Nhược nhiểm:

+ Bị giới hạn bởi qui mô tín dụng, giới hạn bởi khối lượng hàng hóa bán chịu Người bán không thể bán chịu vượt số lượng hàng hóa mình có, không thể thoả mãn nhu cầu người đi vay Mặt khác, người đi vay chỉ cần mua chịu một phần hàng hóa hiện có;

+ Chỉ thỏa mãn nhu cầu của người xin vay ngắn hạn;

+ Tín dụng thương mại chỉ đầu tư một chiều chứ không thể có quan hệ cho vay ngược lại, cho nên không thể mở rộng đầu tư vào mọi ngành trong toàn

Trang 5

bộ nền kinh tế quốc dân Như vậy phạm vi tín dụng cũng nhỏ hẹp.

Tín dụng ngân hàng:

Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế quốc dân Trong hình thức này, Ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là chủ thể cho vay

● Đặc điểm:

- Huy động vốn và cho vay được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tiền tệ nghĩa là ngân hàng huy động tất cả những nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế, rồi lấy vốn đó để cho vay (đây chính là nghiệp vụ đi vay để cho vay của ngân hàng) Cả hai nghiệp vụ (huy động vốn, cho vay vốn hoặc sử dụng vốn) này đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ

- Các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay vốn, đi vay để cho vay;

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội

+ Vốn tín dụng ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu của quá trình tái sản xuất xã hội Như vậy, nếu khối lượng hàng hóa sản xuất và lưu thông tăng lên thì nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cũng tăng lên Trường hợp này sự vận động của tín dụng ngân hàng phù hợp với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội

+ Trường hợp vốn tín dụng ngân hàng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa mà chúng chỉ sử dụng vào mục đích phi sản xuất: tái chiết khấu, tái cầm cố các thương phiếu "khống", các loại công trái quốc gia, trái khoán chính phủ thì nhu cầu tín dụng NH vẫn gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa không tăng

● Ưu – nhược điểm của hình thức tín dụng ngân hàng

Trang 6

Ưu điểm:

- Có khả năng cung ứng khối lượng tín dụng lớn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của khách hàng Do ngân hàng có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó tạo nên khối lượng vốn lớn cho khách hàng vay

- Thời hạn tín dụng đa dạng Tín dụng ngắn hạn, trung han, dài hạn Thời hạn của một khoản tín dụng Ngân hàng tùy thuộc vào thời hạn nhàn rỗi của các nguồn vốn và nhu cầu xin vay của khách hàng;

- Có phạm vi hoạt động rộng, liên quan đến nhiều chủ thể (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, ) và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế (y tế, giáo dục, xây dựng cơ bản, khu đô thị, tiêu dùng )

Nhược điểm:

- Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao - gắn liền với chính ưu điểm của tín dụng ngân hàng do ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng

Tín dụng nhà nước:

● Khái niệm: Tín dụng nhà nước là các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội

Trong hình thức này, Nhà nước đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là chủ thể cho vay, trong đó Nhà nước là người đi vay là chủ yếu Khi đóng vai trò là người đi vay nhà nước thường sử dụng công cụ tín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái, trái phiếu chính phủ quốc tế… Và khi đóng vai trò người cho vay nhà nước thường sử dụng các biện pháp hỗ trợ lãi suất đầu tư, bảo lãnh tín dụng, cho vay đầu tư

● Đặc điểm:

- Phạm vi hoạt động rộng lớn, bao gồm huy động trong nước và huy động từ nước ngoài

Trang 7

Ngoài phát hành trái phiếu, công trái chính phủ tín dụng nhà nước còn bao gồm vay nợ của nước ngoài, nhận vốn đầu tư nước ngoài

- Hình thức huy động tín dụng nhà nước rất đa dạng, phong phú; có thể huy động bằng nội tệ, ngoại tệ, bằng vàng hoặc hiện vật

- Phương thức huy động đa dạng như phát hành các loại công trái, tín phiếu kho bạc, ký danh hoặc vô danh;

- Tín dụng nhà nước vừa mang tính lợi ích kinh tế, vừa mang tính cưỡng chế, chính trị, xã hội;

- Tín dụng nhà nước là loại tín dụng mang tính chất tín chấp cả về phía đi vay cũng như cho vay

Nhà nước phát hành các công cụ nợ, và không có tài sản đảm bảo Tuy nhiên, lại là công cụ nợ có khả năng thanh khoản cao Do được sự bảm đảm bằng

"uy tín" của nhà nước

● Ý nghĩa:

Trong điều kiện NSNN thường xuyên bội chi, việc thực hiện tín dụng nhà nước sẽ có những tác dụng sau:

- Đáp ứng nhu cầu vốn cho NSNN để đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn, điều này được thể hiện rõ nét khi nhà nước vay vốn của dân cư, các tổ chức

- Tín dụng nhà nước là công cụ để nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế còn yếu, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn chậm phát triển, cũng như thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm;

- Tín dụng nhà nước là công cụ tài chính quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế;

Ví dụ: Thông qua phát hành công cụ nợ (trái phiếu chính phủ), Chính phủ đã huy động được một lượng tiền trong dân cư và tư nhân, làm giảm lượng tiền trong lưu thông => kiềm chế lạm phát; hoặc các chính sách ưu đãi lãi suất =>

Trang 8

kích thích sự phát triển của những lĩnh vực kinh tế mục tiêu.

- Tạo điều kiện để mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ đối ngoại, góp phần làm cho nền kinh tế trong nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực một cách có hiệu quả

Ví dụ: Thông qua hoạt động viện trợ, tài trợ, đầu tư cho nước ngoài => mở rộng và thắt chặt thêm mối quan hệ với các quốc gia khác

Tuy nhiên, tín dụng nhà nước có mặt hạn chế là khi chính phủ huy động vốn qua phát hành trái phiếu có thể gây sức ép tăng lãi suất khiến cho đầu tư tư nhân giảm xuống

1.2 Phân bi t s khác nhau gi a 3 hình th c tín d ng trên ệ ư ữ ứ ụ

Tiêu thức Tín dụng thương

mại

Tín dụng ngân hàng

Tín dụng nhà nước Khái niệm Tín dụng thương

mai là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng trước tiền khi nhận hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế quốc dân (doanh nghiệp, cá nhân,

tổ chức xã hội…)

Tín dụng nhà nước là các quan

hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội Chủ thể tham gia Giữa các doanh

nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau

Một bên là ngân hàng và bên còn lại là các chủ thể khác trong nền kinh tế

Một bên là nhà nước với tư cách người đi vay và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế

Đối tượng Hàng hóa Tiền tệ là chủ

yếu , cũng có thể

là tài sản

Chủ yếu là tiền

tệ cũng có thể là hiện vật Thời hạn Có thời hạn ngắn Rất linh hoạt : Ngắn hạn, trung

Trang 9

là chủ yếu Ngắn hạn, trung

hạn và dài hạn

hạn và dài hạn Công cụ Thương phiếu Rất linh hoạt: Kỳ

phiếu, trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu nhà nước

Mục đích Phục vụ nhu cầu

sản xuất và lưu thông hàng hóa

vì mục tiêu lợi nhuân

Phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận

Phục vụ cho nhu cầu của ngân sách nhà nước

Ưu điểm - Thỏa mãn nhu

cầu của cả 2 bên mua và bán

- Thúc đẩy tín dụng ngân hàng phát triển

- Là tín dụng ngắn hạn nên thủ tục đơn giản, thuận tiện

Khối lượng vốn dồi dào, phong phú

- Phạm vi rộng:

các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…

- Thời gian linh hoạt

Các công cụ do nhà nước phát hành có độ an toàn cao

- Nguồn vốn từ tín dụng nhà nước giúp nhà nước thực hiện được chức năng trong quản lý kinh tế, xã hội Nhược điểm Bị giới hạn bởi

khối lượng vốn, thời gian, phạm

vi và phương hướng hoạt động

- Nguy cơ khủng hoảng do sản xuất thừa hoặc

đổ vỡ dây chuyền

- Là tín dụng trực tiếp, không có bảo đảm ngoài lời hứa trả nợ trên thương phiếu à rủi ro dễ phát sinh

Điều kiện vay vốn do ngân hàng đặt ra không phải chủ thể nào cũng đáp ứng được

- Kinh doanh ngân hàng phải đối mặt với một

số rủi ro như rủi

ro lãi suất, đạo đức, thanh toán,

Các công cụ do nhà nước phát hành thường sinh lời thấp và kém hấp dẫn

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VỀ VIỆC SỬ DỤNG 3

HÌNH THỨC TÍN DỤNG TRÊN 2.1 Mở đầu

Trong quá trình đổi mới và phát triển hoạt động ngân hàng, cùng với việc thị trường hoá các quan hệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nước ta cũng

đã từng bước hình thành và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng Thị trường tài chính, thị trường tiền tệ nói chung và thị trường tín dụng nói riêng là những tiền đề hết sức quan trọng cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế

2.2 Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với thị trường tín dụng

Trong thời đại nền kinh tế thị trường trở thành một nền kinh tế của toàn cầu thì doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, là nơi quyết định về quá trình sản xuất được đưa ra Trong trường hợp các nguồn vốn của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu ( ngắn và dài hạn ) thì doanh nghiệp cần vay vốn từ bên ngoài Nhưng trong tình hình nền kinh tế thế giới

bị khủng khoảng và tình hình trong nước vẫn còn nhiều khó khăn về tài chính vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp

bị hạn chế Mặc dù Nhà nước chủ trương trong việc kiềm lãi suất, nhưng lãi suất hiện nay vẫn ở mức cao nên tình hình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp còn hạn chế

- Ví dụ như từ đầu năm 2020 tới nay tình hình vay vốn của doanh nghiệp rất khó khăn, hiện tại vẫn vay vốn với lãi suất 14%/ năm trở lên Đây là một gánh nặng, vì các chính sách mà chính phủ đã ban hành trong năm 2019 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ lãi suất, miễn thuế thu thập doanh nghiệp, giảm thuế 50% lãi suất thuế giá trị gia tăng,…hết hạn cuối năm 2009 Theo tổng kết

Trang 11

sơ bộ 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, số doanh nghiệp tiếp cận vốn vay chưa tới 50% số hồ sơ mà các doanh nghiệp có nhu cầu vay, do đó việc tiếp cận nguồn tín dụng thương mại của các nhà kinh doanh được quan tâm nhiều hơn Quan hệ tín dụng thương mại được hình thành trong điều kiện thành phẩm của các doanh nghiệp thừa vốn là nguyên nhân vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ bán chịu, mua chịu được thực hiện trong một thời hạn nhất định thì cả hai đều có lợi Vì có sự khác biệt về chu kì sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp, nên việc thừa vốn ở doanh nghiệp này, thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện tượng phổ biến và có tính tất yếu

2.3 Kết luận

Như vậy có thể thấy tín dụng ở nước ta những năm gần đây có một số biến động nhất đinh để có thể làm cho số vốn vay của các doanh nghiệp đang thiếu hụt vốn có thể được lưu thông dễ dàng thì nhà nước ta cần có những chính sách linh hoạt phù hợp với doanh nghiệp trong nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường, Giáo trình Tài chính Tiền tệ.

-2 Phạm Thị Liên, https://luatminhkhue.vn/mot-so-van-de-nham-on-dinh-va-phat-trien-thi-truong-tin-dung-o-nuoc-ta.aspx, 13/10/2021

3 Thực trạng, quan điểm và những giải pháp đổi mới quan hệ tín dụng ở Việt

Nam, http://www.dankinhte.vn/thuc-trang-quan-diem-va-nhung-giai-phap-doi-moi-quan-he-tin-dung-o-viet-nam/, 13/10/2021

Ngày đăng: 13/07/2024, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w