1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận triết học mác lenin giá trị và vai trò của lao động đối với cuộc sống

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá trị và vai trò của lao động đối với cuộc sống
Tác giả Nguyễn Đức Thanh
Người hướng dẫn Lê Văn Sự
Trường học Trường Đại học Hà Nội
Chuyên ngành Triết học Mác - Lenin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 572,97 KB

Nội dung

Loăi người không ngừng lao động để cải tạo chính mình,sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ralửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạoth

Trang 1

Trường Đại học Hà Nội

Khoa Giáo dục chính trị

Tiểu luận

Triết học Mác – Lenin

Giá trị và vai trò của lao động

đối với cuộc sống

Họ và tên sinh

viên

: Nguyễn Đức Thanh

Mã sinh viên : 2307040142

Giáo viên hướng

dẫn

: Lê Văn Sự

Trang 2

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

Lời m u ở đầ

rong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ khi loài vượn

cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình,

sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ Khi đã lo được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như kim tự tháp, vạn lý trường thành…các phép tính, khám phá thiên nhiên Nhờ lao động, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay – con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất Chính lao động là một công cụ tuyệt vời, một “cây dũa” để rèn luyện con người đến tận ngày nay Lao động quả thật là một thứ tuyệt vời biết mấy, được lao động chính là được rèn luyện bản thân, rèn luyện tư duy và cốt cách con người Vì vậy lao động là vinh quang, vinh quang cả từ những công việc đầu óc đến những công việc tay chân Chính Thomas Edison đã từng nói : “Tôi chưa bao giờ vô tình làm điều gì, cũng như không phát minh nào của tôi đến từ sự vô tình; chúng đến từ lao động” đã càng thêm khảng định về vai trò, ý nghĩa hết sức tuyệt vời của lao động đã mang lại cho nhân loại

T

Trang 4

Mục lục

1 Lời mở

đầu 1

2 Mục lục

2

3 Lao động là gì? 3

4 Phân tích tác phẩm văn học - Tiếng chổi tre ( Tố Hữu )

- Câu ca dao

3

5 Vai trò của lao động 8

6 Thực trạng của lao động trong giới trẻ 8

7 Kết luận

10

Trang 5

I Lao động là gì?

Mác khuyên rằng : “Để con người tư duy, hành động, xây

dựng tính hiện thực của mình, với tư cách là con người đã thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh mình, nghĩa là vận động xung quanh cái mặt trời thật

sự của mình” Lao động có ý thức và có mục đích, theo Mác, là cơ

sở thực tiễn tạo rap mọi vấn đề và phương hướng giải quyết những vấn đề nói trên Với hình thức lao động đó, con người chẳng những chiếm hữu tự nhiên mà còn qua đó “làm thay đổi bản tính của con người”, nghĩa là “phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng quyền lực của mình” Đó chính là những hoạt động mang tính giống loài của con người mà với những hoạt động ấy, con nguời Thực tiễn lao động có ý thức là gạch nối con người với tự nhiên: ngoài thực tiễn ấy ra thì sẽ không còn có cái gì khác, đó chính là điểm cốt tử trong tư tưởng của Mác

“Một bên là con người và lao động con người, bên kia là tự 2

nhiên và vật liệu của tự nhiên – thế là đủ”, vì vậy “chúng ta không cần phải xét người lao động trong mối quan hệ với những người lao động khác” Nói lao động có ý thức vì thế cũng có nghĩa là nói đến bản chất nội tại của con người với tư cách là một loài người định nghĩa mình như là một chủ thể sáng tạo và tự do.Thông thương lao động được hiểu là tập hợp các hành động có chủ ý, mục đích của con người, sử dụng công cụ, phương tiện lao động để tạo ra của cải, vật chất, các tài sản khác nhằm phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế, xã hội Lao động có thể được thể hiện bằng hình thức bằng tay chân hoặc lao động bằng trí óc Những người làm các công việc lao động tay chân là những người sử dụng sức mạnh cơ bắp kết hợp cùng với công cụ, phương tiện lao động để hoàn thành công việc Ngược lại, người làm công việc trí óc là người sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo cùng công cụ, phương tiện, máy móc để tạo ra của cải, sản phẩm, vật chất

II Làm nổi bật vấn đề “ Lao động là vinh quang” trong một số tác phẩm văn học

1 Phân tích bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu

Trang 6

Những đêm hè

Khi ve ve

Đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác

Hàng me

Tiếng chổi tre

Đêm hè

Quét rác…

Những đêm đông

Khi cơn giông

Vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác…

Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác Đêm qua

Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối

Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối

Em nghe!

- Tố Hữu -

Có những con người “bình thường” mà vĩ đại, những con người không tuổi không tên trong cuộc sống đời thường nhưng lại là những con người đáng quí, đáng trân trọng Họ đã âm thầm góp công sức củạ mình làm đẹp thêm cuộc sống

Hình ảnh những con người ấy đã từng là nguồn cảm hứng cho sáng tác của các nhà thơ Tố Hữu cũng vậy, nhìn những người công nhân quét rác, nghe tiếng chổi xào xạc trên đường phố, những âm thanh thật thô sơ khiến nhà thơ xúc động và biến nó thành nhạc thành thơ Thế là bài thơpTiếng chổi trepđược ra đời Bài thơ được hình thành từ cuộc sống bình dị nhưng chứa đựng những tình cảm đẹp đẽ, những ý tưởng lớn lao

Bài thơ được mở đầu bằng những âm thanh của tiếng chổi được ghi

âm lại

Những đêm hè Khi về đêm

Đã ngủ

Trang 7

Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú

Năm câu, cấu trúc nhịp 3/3/2/3/4 như những nhát chổi đưa qua đưa lại, nhát dài, nhát ngắn, nhịp nhàng Ba câu tiếp theo lại chuyển nhịp mau lẹ hơn và nghe như ngắn dần, nhỏ, xa dần

Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Rồi nó dội lên, nhắc lại nhịp cũ 3/2/2 và đổi âm bằng hai thanh cao sắc ờ cuối đoạn

Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác

Từ tượng thanh “xao xác” đặt giữa hai điệp ngữ: “Đêm hè tiếng chổi” và đảo lại “Tiếng chổi tre, đêm hè” nghe nôn nao, xao xuyến

cả lòng người Đó là khúc nhạc của công việc lao động âm thầm cần mẫn, lặp lại đơn giản nhưng có cái gì thật thiêng liêng và đáng trân trọng Âm thanh của tiếng chổi quét rác đã cất lên thành nhạc trong ngôn ngữ thơ, nhạc, trong cảm xúc của tác giả

Đoạn thơ tiếp theo lại chuyển ngôn ngữ trong thanh sang ngôn ngữ tượng hình nhịp thơ vấn ngắn gọn, theo từng nhát chổi nhưng cấu trúc có phần biến đổi:

Những đêm đông Khi con dông Vừa tắt

Chị lao công Đêm đông Quét rác

“Những đêm đông” đầu và “đêm đông” cuối đã biểu hiện một cuộc gặp gỡ lặng thầm cảm động giữa nhà thơ và chị lao công

Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng

Trang 8

Con đường lặng ngắt Nhà thơ “đứng trông” cũng lặng im không nói Những hình ảnh thơ nói lên bao nhiêu điều “chị lao công như sắt, như đồng” Tư thế của chị lao công rắn rỏi, hiên ngang quá! Không gian cứ mở rộng thời gian cứ trôi xuôi Cơn dông nổi lên, rồi con đông tắt lịm, đêm hè rồi đêm đông Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết ra sao, chị cũng không rời vị trí, không buông lơi công việc chị vẫn làm việc một cách âm thầm chẳng cần biết đến hình ảnh “Chị lao công Đêm đông, Quét rác điệp lại một lần nữa, gieo vào lòng ta cảm tưởng đẹp đẽ về những con người làm những công việc bình thường mà đáng quý ấy Chị lao công lúc nào cũng chăm lo cho cuộc sống của chúng ta Chị đã “quét” sạch đi những rác rưởi bề bộn trên đường ta qua lại hằng ngày

Bài thơ kết thúc là hình ảnh con đường vào buổi sáng rực rỡ hoa tươi và những lời nhắn nhủ tha thiết của nhà thơ:

Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta

Thể thơ có nhịp ngắn gọn và tốc độ nhanh theo âm vang các tiếng chổi quét đường - từ đêm khuya, vào buổi sáng mai đã chuyển thành những bước đi của “gánh hàng hoa - xuống chợ” và cũng là nhịp thắm tươi, rực rỡ của sắc hoa trên đường rực nở, của những hương hoa “bay xa”, “thơm ngát” Chính hình ảnh con đường rực

nở hoa tươi và hương bay ngan ngát của một ngày mới trong lành, tinh khiết cho ta hiểu được công lao to lớn, diệu kỳ của những bàn tay lao động âm thầm quét rác đêm qua

Vì thế mấy lời nhắn gửi cuối bài thơ cất lên nhẹ nhàng mà nghe thấm thía tận đáy lòng

Nhớ nghe hoa Nhớ em nghe

Điệp từ “nhớ” được lặp lại như lời nhắc nhở ân cần, thủ thỉ mỗi lúc mỗi khơi sâu, vang vọng mãi không ngừng

Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre

Trang 9

Sớm tối Giữ sạch lề Đẹp lối

Em nghe

Rõ ràng nhà thơ không chỉ ngợi ca tác dụng thiết thực và lợi ích của việc quét rác, tấm gương lao động cần mẫn, tư thế rắn rỏi, lẫm liệt của người công nhân quét rác mà còn muốn nhắn gì chúng ta những điều sâu rộng hơn Các từ ngữ “chị quét giữ sạch lề”, “đẹp lối” không chỉ mang nghĩa đen mà còn ngầm nhắc tới việc giữ gìn một nếp sống, một hướng đi sáng sủa, lành mạnh, tươi đẹp của mỗi con người, của toàn xã hội Từ “hoa” lặp lại ba lần, trong đoạn thơ gợi ta liên tưởng đến một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc mà trước đó người đọc như đi từ con đường đêm khuya lạnh lẽo đến con đường đầy sắc màu và hương thơm, “Nhớ nghe” lời nhắn nhủ thật tha thiết xoáy sâu vào tâm trí người đọc, người nghe “Giữ sạch lề đẹp lối em nghe” có nghĩa ta cần tôn trọng, giữ gìn cái sạch sẽ mà chị lao công đã quét dọn Hay đúng hơn là ta phải biết tôn trọng, giữ gìn những kỉ cương, luật lệ “lề lối” của xã hội mới mà ông cha ta đã từ trong đau khổ gian nan tạo dựng cho ngày hôm nay

Bài thơ với nhịp điệu thay đổi linh hoạt, phù hợp với âm thanh tiếng chối tre cùng những hình ảnh nghệ thuật độc đáo, Tô Hữu đã bộc lộ được niềm cảm xúc sâu sắc của mình trước hình ảnh của chị lao công quét rác cần mẫn, bền bỉ, chịu đựng Hình tượng ấy mang tính giáo huấn đạo lý rõ rệt: Cuộc sống tươi đẹp hạnh phúc mà chúng ta được hưởng hôm nay là nhờ ở những người đã từng chịu gian khổ đi dọn đường lối Vì thế ta không thể nào quên điều ấy, ta phải biết trân trọng, giữ gìn “lề lối” của xã hội không để “rác mới” làm xấu đi bộ mặt của nước nhà

Tiếng chổi tre, một bài thơ làm rung động lòng người Nó bắt

nguồn từ cuộc sống gần gũi Song hình tượng thì không kém hào hùng, nhạc điệu của thơ vô cùng gợi cảm ý của thơ cũng thật rộng

và sâu Đây là một bài thơ đích thực, là một khúc ca lao động trong sáng của thời đại chúng ta ngày nay

2 Câu ca dao:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả

Trang 10

nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở những món ăn ngon ấy đều được chế biến từ hạt gạo Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai

đã một lần được thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam thì suốt đời vẫn nhớ

Trời lúc mưa gió, bão táp, úng ngập, lúc nắng hạn, đồng khô nứt

nẻ, để cấy hái làm ra hạt gạo bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, nếm trải "đắng cay muôn phần"

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước, ) đã đến với đồng quê Đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa mỗi năm Đó là mơ ước của cả dân tộc

Học câu ca dao: "Ai ơi hưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", cũng là bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" này càng trở nên sâu sắc, thấm thía

III Vai trò của lao động

Leonardo da Vinci có một câu nói rất hay: “Chúa trời bán cho chúng ta mọi thứ với cái giá là lao động” Quả thực, điều mấu chốt tạo nên nhân loại phát triển của ngày hôm nay chính là lao động

“Lao động” – hai tiếng ấy tuy đơn giản nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn Lao động chính là làm việc, hoạt động để tạo ra của cải vật chất Từ thời nguyên thủy, con người đã biết làm lụng để kiếm

ăn Theo thời gian, các hình thức lao động trở nên đa dạng hơn Chúng ta không chỉ lao động bằng chân tay mà còn bằng trí óc

Dù tồn tại dưới dạng nào thì lao động cũng là điều tất yếu và đem lại giá trị tích cực cho con người Trước hết, nhờ lao động mà con người phát triển về cả thể chất và tinh thần Chúng ta hoạt động,

Trang 11

khai phá tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống xung quanh để mưu cầu sự sống và hạnh phúc Không có lao động đồng nghĩa với không có của cải, vật chất khiến con người không thể tồn tại Đồng thời, khi lao động, trí óc con người phải tư duy liên tục để tìm ra những phương pháp cải tiến năng suất Từ đó, sự sáng tạo, chủ động của

ta được phát huy triệt để Bên cạnh đó, lao động giúp bồi đắp tâm hồn con người Nó dạy ta về sự chăm chỉ, kiên trì, quý trọng thời gian,…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Học tập tốt, lao động tốt” Mỗi người hãy gắng sức lao động, tận dụng hết khả năng của mình Cuộc đời con người là hữu hạn nên hãy sống hết mình

IV Thực trạng cái nhìn về giá trị của lao động trong xã hội hiện nay

Lao động là vinh quang, dù bất kể đó là công việc gì, chân tay hay trí thức đều đáng để tôn trọng và tôn vinh Nhưng hiện nay

có một số bộ phận giới trẻ có cái

nhìn sai lệch về lao động và giá trị của lao động, cống hiến Sinh viên sau khi kết thúc 4 năm đại học trên giảng đường, chưa có việc làm nhưng nhất định không chịu lắm những công việc chân tay, dù chỉ là hơi nặng nhọc một chút Những người đó cho rằng công việc của họ phải là công việc bàn giấy thảnh thơi, chỉ cần sáng đúng giờ đến làm, chiều tan ca ra về thì mới đúng với giá trị của họ Và

cứ thế, thất nghiệp nhưng không chịu đi làm, ở nhà ăn bám bố mẹ mãi, chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng Tích tiểu thành đại, công việc phải đi từ cơ bản đi lên, đi từ những cái tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại có một bộ phận giới trẻ không thể hiểu được đạo lý này, họ luôn cho rằng họ xứng đáng có được những công việc nhẹ nhàng mà đầy tri thức còn công việc tay chân thì lại không xứng đáng với tấm bằng đại học của họ, dù có chết đói, không có cái mặc cũng sẽ không bao giờ làm những công việc tay chân Và những người này thì không bao giờ hiểu rằng, công việc nào cũng

là công việc, có lao động thì mới có cái ăn, cái mặc, mới được ấm

no Nếu cứ chỉ muốn há miệng chờ sung thì cơ hội sẽ chẳng bao giờ đến, đặc biệt là những người có tư tưởng ngại khó, ngại khổ, ngại lao động nhọc nhằn

Bên cạnh những người như vậy thì còn có một bộ phận chỉ trông chờ vào may

mắn, muốn làm những công việc dễ dàng mà vẫn kiếm được nhiều tiền nên họ “ vô tư ” tin vào lời dụ dỗ, quảng cáo của những kẻ lừa đảo Họ tin vào việc chỉ cần bỏ một chút vốn, một chút thời gian là

Trang 12

bao công sức lao động bỗng chốc bay đi vì tin vào lời của những kẻ

dụ dỗ họ rằng đến với chúng thì không cần lao động nặng nhọc mà tiền thì vẫn kiếm được đều đều Muốn kiếm tiền thì phải lao động chân chính, phải bỏ công sức chứ không thể chỉ trông chờ vào vài

ba lời quảng cáo, dỗ ngon ngọt, làm ít mà hưởng thụ nhiều Trên các trang tin tức không thiếu những tin mà những người trúng xổ

số lập tức đổi đời, họ trở nên giàu có, họ dừng lao động và thế là sau khi số tiền trúng được xổ số tiêu hết đi họ chẳng biết phải làm

gì nữa, họ lại quay trở về cái đích ban đầu, quay trở về một cuộc sống nghèo nàn, không có gì mà còn quên đi cách lao động đích thực Từ đó ta có thể dễ dàng nhìn ra được lao động luôn là điều tiên quyết đầu tiên, trước khi chúng ta muốn tìm kiếm và trông chờ một sự may mắn nào đó

Ngày đăng: 13/07/2024, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w