1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát huy tự do của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn trường đại học thủ dầu một thực trạng và giải pháp

86 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTVIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢCBÁO CÁO TỔNG KẾTĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNGPHÁT HUY TỰ DO CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

PHÁT HUY TỰ DO CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU

MỘT – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPMã số: DT.20.2-063

Thuộc Chương trình nghiên cứu: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT – ĐỐI SÁNH VỚI MỘT

SỐ ĐẠI HỌC KHU VỰC PHÍA NAM VÀ THẾ GIỚI

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp

Bình Dương, tháng 2/2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

PHÁT HUY TỰ DO CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU

MỘT – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã số: DT.20.2-063

Thuộc Chương trình nghiên cứu: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT – ĐỐI SÁNH VỚI MỘT

SỐ ĐẠI HỌC KHU VỰC PHÍA NAM VÀ THẾ GIỚIXác nhận của đơn vị chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

(chữ ký, họ và tên) (chữ ký, họ và tên)

PGS.TS Phạm Ngọc Trâm PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp

Bình Dương, tháng 2/2022

Trang 3

DANH SÁCH

THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

SttHọ và tênĐơn vị công tác và lĩnh chuyên môn

Nhiệm vụ được giao

2 Phạm Thị Vân Anh Thạc sĩ, Lịch sử Việt Nam,

3 Nguyễn Thị Diễm Hà Ths, Nhóm NCM “Lịch sử &Văn hóa” Thành viên4 Phan Thị Cẩm Lai ThS Nhóm NCM “Lịch sử

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

3 Mục tiêu nghiên cứu 18

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 19

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam 23

1.2.2 Triết lý giáo dục hòa hợp tích cực – cơ sở phát huy tự do của sinh viên ở Trường Đại học Thủ Dầu Một 29

1.3 Cơ sở thực tiễn 31

CHƯƠNG 2 PHÁT HUY TỰ DO CỦA SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 2.1 Đặt vấn đề 37

2.2 Đánh giá về mức độ và lợi ích của phát huy tự do 37

2.3 Vai trò của giảng viên trong phát huy tự do 41

2.4 Các quyền và hình thức tự do của sinh viên 44

2.5 Đúc kết một số vấn đề về phát huy tự do của sinh viên 54

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TỰ DO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng giải pháp phát huy quyền tự do sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn 53

3.1.1 Giáo dục đại học đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 53

3.1.2 Chiến lược phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một 55

3.2 Một số khuyến nghị về giải pháp phát huy tự do sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn 60

Trang 5

3.2.1 Hướng tiếp cận phát huy quyền tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và

nhân văn 60

3.2.2 Xây dựng và ban hành một số văn bản phát huy quyền tự do của sinh viên bậc đại học 61

3.2.3 Xây dựng chương trình đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn 62

3.2.4 Đổi mới phương pháp giảng dạy 64

KẾT LUẬN 66TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

43Bảng 2.10 Thống kê mô tả lợi ích giảng viên để sinh viên hoàn toàn tự do trong học tập 43Bảng 2.11 Thống kê mô tả hiệu quả của các hình thức phát huy tự do của sinh viên trong học tập 44Bảng 2.12 Thống kê mô tả các hình thức tổ chức tự do chất vấn trong học tập 45Bảng 2.13 Thống kê mô tả lợi ích của phương pháp giảng dạy bằng hình thức thảo luận nhóm 46Bảng 2.14 Thống kê mô tả các hình thức thể hiện quyền tự do trong quá trình học tập ở bậc đại học 46Bảng 2.15 Thống kê mô tả mức độ giới hạn quyền tự do của sinh viên trong quá trình học tập ở bậc đại học 47Bảng 2.16 Thống kê mô tả quyền tự do đề nghị thay đổi giảng viên của sinh viên 48Bảng 2.17 Thống kê mô tả quyền tự do phát biểu ý kiến trong giờ học của giảng viên

49Bảng 2.18 Thống kê mô tả thời gian chất vấn trong quá trình học tập của sinh viên

50

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Biểu đồ mô tả người học đánh giá về lợi ích hoàn toàn tự do trong học tập 44Hình 2.2 Biểu đồ mô tả quyền tự do đề nghị thay đổi giảng viên của sinh viên 48Hình 2.3 Biểu đồ mô tả quyền tự do phát biểu ý kiến trong giờ học của giảng viên 49Hình 2.4 Biểu đồ mô tả hình thức giảng viên cho sinh viên phát biểu ý kiến, cảm nghĩ 50Hình 2.5 Biểu đồ mô tả thời gian chất vấn trong quá trình học tập của sinh viên 51

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Viện Phát triển chiến lược

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Phát huy tự do của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Thủ Dầu Một – Thực trạng và giải pháp

- Mã số: DT.20.2-063

- Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp- Đơn vị chủ trì: Viện Phát triển Chiến lược- Thời gian thực hiện: 12 tháng

Đề tài phân tích và đánh giá phát huy tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn dựa trên những cơ sở khoa học về quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam, triết lý giáo dục hòa hợp tích cực và chiến lược giáo dục “khát vọng, trách nhiệm, sáng tạo” của Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Đề tài đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp phát huy tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

4 Kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu đã thảo luận và phân tích các vấn đề:

- Làm rõ thực trạng phát huy tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

- Đề xuất một số giải pháp khắc phục, cải tiến phát huy tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

5 Sản phẩm:

Trang 10

- 01 Báo cáo tổng hợp đề tài- 01 Báo cáo tóm tắt đề tài

- 02 Bài báo khoa học đăng Tạp chí Quốc tế (Scopus)

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

•Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ công tác đổi mới phương pháp giảng dạy; đề xuất các khuyến nghị thiết kế và cấu trúc lại chương trình đào tạo chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

• Cơ sở dữ liệu để các ngành khoa học xã hội và nhân văn tham mưu Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Lãnh đạo Nhà trường xây dựng và cải tiến chất lượng đào tạo chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn

• Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức nghiệm thu đề tài, Chương trình nghiên

cứu Đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Thủ Dầu Một – Đối sánh với một số đại học khu vực phía Nam và thế giới sử dụng kết quả phân tích, báo cáo kết quả khảo sát, bản kiến nghị làm

cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cấu trúc lại chương trình đào tạo khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Bình Dương, ngày 5 tháng 11 năm 2021

Đơn vị chủ trì(chữ ký, họ và tên)

PGS.TS Phạm Ngọc Trâm

Chủ nhiệm đề tài(chữ ký, họ và tên)

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Phát huy tự do của người học là một trong những định hướng xuyên suốt và nhất quán trong các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về giáo dục và đào tạo Nghị quyết số 29-NQ/TW xác định mục tiêu: Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời (đối với giáo dục phổ thông); bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học (đối với giáo dục đại học).

Lối dạy “thầy truyền thụ, trò tiếp thu” ngự trị bao năm trong nền giáo dục Việt Nam cho đến nay có thể nói vẫn chưa thực sự được xóa bỏ Chính lối dạy và cách học thụ động như thế đã vô tình trở thành rào cản khiến người học khó có thể tự mình lĩnh hội được kiến thức Đối với sinh viên đại học việc tự học có vai trò đặc biệt quan trọng Phần lớn sinh viên khi mới bước chân vào ngưỡng cửa Đại học thường ngỡ ngàng và lúng túng với cách giảng dạy và học tập mới Bởi vì họ đã quá quen với cách học ở phổ thông, thầy dạy bao nhiêu trò tiếp thu bấy nhiêu Mặc dù gần đây phương pháp giáo dục của Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang cách giảng dạy mà ở đó học trò là người trực tiếp tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức còn người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn chứ không phải là người truyền thụ nhưng việc tự học của học sinh – sinh viên vẫn chưa thực sự có hiệu quả.

Khoa học xã hội và nhân văn giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội, cũng như việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam, khoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và trở thành công cụ sắc bén trong việc đổi mới tư duy, xây dựng luận cứ khoa học, xây dựng lập trường, quan điểm đúng đắn, xây dựng ý thức và nhân cách xã hội chủ nghĩa Khoa học xã hội và nhân văn gúp định hướng phát triển con người, liên quan chặt chẽ đến những vấn đề về con người, là ngành khoa học hướng con người tới chân - thiện - mỹ, mà ít ngành khoa học có thể thay thế.

Khoa học xã hội và nhân văn đã có những bước tiến dài và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Trước hết phải khẳng định rằng, cùng với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp được những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng những nghị quyết của Đảng trong nhiều năm qua Nhờ đó, nhân tố con người được phát huy như một động lực chủ yếu tạo ra những chuyến biến nhanh chóng trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, đẩy mạnh sản xuất, từng bước mở rộng thị trường và tạo điều kiện để chuyển giao công nghệ mới

Trang 12

đã góp được một phần nào đó vào việc tạo ra những tiền đề cho sự cất cánh của đất nước Trong đào tạo, hàng năm, các cơ sở đã cho ra trường hàng chục ngàn cử nhân khoa học xã hội và nhân văn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên việc nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn còn một số hạn chế: Hiện nay đang có sự thiếu hụt cán bộ trong nhiều ngành chuyên môn, số cán bộ giảng dạy có bề dày, có uy tín chuyên môn cao, đầu ngành giảm dần, số tiến sĩ, thạc sĩ mới chưa thay thế được các bậc lão thành về chuyên môn Trong khi đội ngũ cán bộ có trình độ cao hiện nay ngày càng cao tuổi thì thế hệ trẻ không có nhiều người thiết tha đi vào con đường nghiên cứu khoa học Điều này càng tăng thêm nguy cơ tụt hậu về trí tuệ của dân tộc trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão Từ đó, nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài sẽ tăng lên, không những chỉ về kỹ thuật và công nghệ nhập trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà cả về đường hướng phát triển giáo dục và đào tạo.

Cán bộ giảng dạy chưa thực sự dành nhiều thời gian và công sức trong nghiên cứu chuyên môn Không ít giảng viên thiếu quan tâm đến những vấn đề chính trị của đất nước, những biến động của tình hình quốc tế và do vậy chưa lồng ghép những diễn biến của tình hình vào trong bài giảng và công trình nghiên cứu của mình Cũng do không nắm chắc quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, không hiểu rõ thực tiễn xã hội và những khó khăn của bước phát triển nên trong quá trình hội nhập quốc tế, khi tiếp xúc với nước ngoài hoặc tham khảo tài liệu nước ngoài thì có cái nhìn còn sai lệch về quá khứ, chê bai hiện tại của nước mình mà không sàng lọc cái đúng, cái sai, chọn lọc kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn và nhất là không thấy trách nhiệm bản thân trong công việc chung của đất nước.

Sinh viên tốt nghiệp còn thiếu vắng đáng kể những kiến thức cơ bản tối thiểu, thiếu kỹ năng tự đổi mới, nắm lý thuyết, những kỹ năng thực hành yếu Nhận thức chính trị và nhận thức xã hội thấp, không nắm chắc được những vấn đề chính yếu của đất nước, của thế giới, những vấn đề có tính thời sự, thờ ơ với những vấn đề xã hội Thiếu tự tin, không dám khẳng định cái đúng - cái sai, không biết diễn đạt ý tưởng của mình, ít sáng tạo trong tư duy, thường lặp lại bài giảng của thầy hay ý kiến của người khác

Chương trình đào tạo khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam có một độ vênh rất lớn khi so với chương trình của nước ngoài, mặc dù đều ít nhiều có tham khảo tài liệu của các nước tiên tiến Do đó, đi học ở nước ngoài, hầu hết sinh viên, cán bộ phải học lại hoặc bổ túc thêm kiến thức Ngược lại, ít người nước ngoài muốn lấy tấm bằng đại học Việt Nam mà thường học một thời gian, một số môn cần thiết để về nước thi lấy bằng của họ Đây chính là lý do cơ bản hạn chế khả năng hội nhập của đại học Việt Nam với quốc tế, bằng cấp của đại học Việt Nam chưa được công nhận giá

Trang 13

trị tương đương với thế giới Và hiện nay nếu có bằng quốc tế thì không phải là bằng theo đúng chất lượng cần có.

Hiện nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một ở bậc đại học đào tạo các ngành học thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn: Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Ngữ văn, Văn hóa học, Công tác xã hội, Địa lý học, Quốc tế học, Chính trị học, Truyền thông đa phương tiện, Giáo dục học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Quản lý đô thị, Quy hoạch vùng và đô thị Trong đề án Chiến lược phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một quan tâm đến việc phát huy tự do của sinh viên với triết lý “khát vọng, trách

nhiệm, sáng tạo” Theo đó, mỗi ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân văn đều xây

dựng mục tiêu đào tào phát huy tự do của sinh viên theo triết lý và giá trị cốt lõi của Nhà trường.

Quá trình phát huy tự do của sinh viên còn được thể hiện trong mục tiêu đào tạo về kỹ năng và thái độ Mỗi ngành học hướng tới phát huy tự do trong sinh viên bằng việc trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học và tự học suốt đời, kỹ năng thích ứng xã hội, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng lãnh đạo; phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỹ luật; có ý thức phục vụ cộng đồng; trách nhiệm xã hội; sở hữu được một hệ thống các giá trị đạo đức nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp

Nhìn chung, quá trình phát huy tự do của sinh viên được xác định trong khuôn khổ đạo đức và pháp luật Về đạo đức, áp dụng các tiêu chí trong quy định đạo đức nghề nghiệp thể hiện ý thức nâng cao tinh thần dấn thân, phục vụ lợi ích thân chủ; thực hiện rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh nhằm kiểm soát các giá trị cá nhân và duy trì tính chuyên nghiệp trong các tình huống thực hành; sử dụng công nghệ một cách có đạo đức và phù hợp nhằm thúc đẩy việc thực hành mang lại kết quả tốt; sử dụng kiểm huấn và tư vấn để định hướng hành vi và đánh giá chuyên môn.

Đề tài Phát huy tự do của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Thủ Dầu Một- Thực trạng và giải pháp thuộc Chương trình nghiên cứu Đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Thủ Dầu Một – Đối sánh với một số đại học khu vực phía Nam và thế giới góp

một phần vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngành khoa học xã hội và nhân văn theo định hướng phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một; xây dựng cơ sở dữ liệu về mặt khoa học và thực tiễn cho việc hình thành chương trình đào tạo đảm bảo 30- 40% thực hành – thực tế, theo triết lý nghiên cứu - ứng dụng – hội nhập.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về phát huy tự do của sinh viên được tiến hành ở nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Úc, Đức, Ấn Độ, Anh và gần đây được quan tâm ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia Hầu hết các nước quan tâm nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động nghiên cứu

Trang 14

khoa học và tự học của sinh viên thông qua các dự án nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các giảng viên; ngoài ra, sinh viên có thể tham gia nghiên cứu các đề tài của giảng viên Các nghiên cứu ở các nước chỉ ra rằng để phát huy khả năng nghiên cứu và tự học của sinh viên cần phải tối ưu hóa các lợi ích của người học Một số nghiên cứu ở Úc chỉ ra rằng để phát triển khả năng tự học và nghiên cứu cần phải hướng đến vấn đề tự do trong đại học như tự do giảng dạy, tự do nghiên cứu, tự do học thuật, tự do khởi nghiệp, sáng tạo

Công trình Programmer for Internatonal Student Assessment – PISA, 2000

(OECD, 2013) là một chương trình khảo sát, nghiên cứu, đánh giá việc dạy và học ở Đức Nghiên cứu đã chỉ ra những mặt bất cập của nền giáo dục Đức nói chung, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn, nói riêng Và nghiên cứu này được ví như một “cú sốc PISA”, trở thành cú hích cho công cuộc cải cách giáo dục của Đức từ sau năm 2000;

và đặt gánh nặng lên vai giáo dục đại học trong định hướng giảng dạy “phát huy năng lực” (OECD, 2005).

Đổi mới giảng dạy ở Ấn Độ cũng tập trung vào việc phát triển năng lực, theo hướng “tối đa hóa lợi ích” người học Khung chương trình giảng dạy quốc gia của Ấn Độ (Nationnal Curriculum Framework) ban hành năm 2005 (Nationnal Curriculum Framework, 2005) chủ trương 5 nguyên tắc:

1 Kết nối kiến thức với cuộc sống ngoài nhà trường

2 Đảm bảo việc dạy học không gò bó trong các phương pháp khô cứng

3 Làm cho chương trình học tập phong phú hơn cả những gì có ở trong sách giáo khoa

4 Làm cho các kỳ thi, bài kiểm tra linh hoạt và tích hợp với môi trường lớp học5 Quan trọng nhất là nuôi dưỡng bản sắc được thể hiện qua việc quan tâm đến

các chính thể dân chủ của đất nước

Nhằm “tối đa hóa lợi ích” người học Nationnal Curriculum Framework chú trọng: 1/Khuyến khích người học tư duy và giúp đỡ họ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề - đặt câu hỏi kỹ năng tư duy cao (HOTs questions); 2/Kỹ năng sống (Life skills): tư duy phê phán, thông tin hiệu quả, sang tạo, trách nhiệm công dân, tự ý thức, kiềm chế cảm xúc, mối quan hệ giữa các cá nhân, đồng cảm, quan sát; 3/Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); 4/Đặt câu hỏi dựa trên giá trị (Value-based questions).

Bên cạnh đó, một số tác giả khác cũng đề cấp việc “tối đa hóa lợi ích” người học trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục đại học, nói riêng Wallace, Ruth & Wolf Alison (Wallace và nnk, 1999) cho rằng trong một xã hội giá trị vật chất và tinh thần không thể đáp ứng đủ nhu cầu con người

Trang 15

mong muốn cho nên hành vi con người bị chi phối bởi muốn tối đa hóa một cách hợp lý lợi ích của mình.

Tobias Andersson với nghiên cứu: “Sự hợp lý trong lựa chọn giáo dục Một nghiên cứu về việc ra quyết định và chấp nhận rủi ro trong môi trường học thuật”, đã

phân tích các lựa chọn giáo dục, tính hợp lý và giải thích phương pháp sinh viên thực hiện các lựa chọn giáo dục của mình (Tobias Andersson, 2009) Tác giả đã đề cao tính

lợi ích, “tối đa hóa lợi ích” của sinh viên trong các lựa chọn giáo dục

David R Shans trong bài viết: Một khảo sát về sự phù hợp của phương pháp lựa chọn hợp lý, được tiến hành khảo sát thực tế trên lĩnh vực giáo dục về sự lựa chọn của

người học trong nhiệm vụ học tập Các kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về “tối đa hóa lợi ích” người học (David R Shans và nnk, 2002).

Viktor J Vanberg, trong công trình “Định đề hợp lý trong kinh tế học: Sự mơ hồ, thiếu sót của nó và sự thay thế tiến hóa của nó” đã phác họa một số nguyên lý trong

phương pháp tiếp cận nguyên tắc hợp lý và giả thuyết hợp lý; và nhấn mạnh hành vi “tối đa hóa lợi ích” của con người; đồng thời, muốn giải quyết vấn đề phải nắm bắt hành vi “tối đa hóa lợi ích” nhằm tránh những sai lầm có thể xảy ra (Viktor J Vanberg, 2002).

Nghiên cứu Nationnal Curriculum Framework xác định mục đích của việc giảng

dạy khoa học xã hội là nâng cao hiểu biết của người học về xã hội, cung cấp các kỹ năng xã hội, văn hóa, kỹ năng phân tích nhằm thích ứng với một thế giới ngày càng vừa thay đổi nhanh chóng, vừa phụ thuộc lẫn nhau để giải quyết vấn đề về thực tiễn chính trị, kinh tế và xã hội Theo Nationnal Curriculum Framework, việc giảng dạy khoa học xã hội bao gồm ba mạch nội dung chính: 1/Lịch sử, 2/Địa lý, 3/Đời sống Chính trị và xã hội (Social and Political Life)

Nationnal Curriculum Framework chú trọng: 1/Khuyến khích người học tư duy và giúp đỡ họ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề - đặt câu hỏi kỹ năng tư duy cao (HOTs questions); 2/Kỹ năng sống (Life skills): tư duy phê phán, thông tin hiệu quả, sang tạo, trách nhiệm công dân, tự ý thức, kiềm chế cảm xúc, mối quan hệ giữa các cá nhân, đồng cảm, quan sát; 3/Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); 4/Đặt câu hỏi dựa trên giá trị (Value-based questions)

Big Ideas History (NXB Đại học Oxford – www.oup.com.au) - Sách lịch sử những ý tưởng lớn, được đánh giá rất thành công trong việc phát triển kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng cho người học đồng thời kết nối ý tưởng (connecting Ideas) hướng người học đến việc thực hành, liên hệ thực tế, gắn thực tế với cuộc sống

Jochen Huhn trong công trình Theoreticsche Grundlagen1 (Lý thuyết Grundlagen – tiếng Đức) cho rằng sự nhận thức xã hội, lịch sử bị ảnh hưởng bởi quan điểm “trần

1 Jochen Huhn (1995) Theoreticsche Grundlagen, Bonn, p.25- 26

Trang 16

thuật” của nhà viết sử, nhà báo…cho nên dẫn đến sự khác nhau giữa lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử Jochen Huhn cùng một số học giả khác (Johann Martin Chladenius)2 đưa ra “đa quan điểm” yêu cầu nhà nghiên cứu “sẵn sàng xem xét một vấn đề từ những quan điểm khác nhau”3, sẵn sàng chấp nhận rằng có những cách nhìn khác, quan điểm khác về sự kiện, hiện tượng trong quá khứ, bên cạnh cách nhìn của bản thân mình và những quan điểm này có giá trị như nhau.

Nghiên cứu chương trình đào tạo của Northwestern University (Đại học Tây Bắc

– Mỹ) và Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore) cho thấy các

đại học này rất chú trọng đào tạo các môn chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn Ví dụ, khối đào tạo Kiến thức cơ bản4 Northwestern University (Đại học Tây Bắc

– Mỹ) có 6 môn thì có 4 môn thuộc chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn (3-6); một môn “Qui tắc và phương pháp logic” 50/50 khoa học tự nhiên- khoa học xã hội và nhân văn; chỉ riêng một môn khoa học tự nhiên Chứng tỏ, các đại học trên thế giới đều chú trọng các môn khoa học xã hội và nhân văn

phương pháp nghiên cứu khoa học chính trị); Knottnerus, J David; Guan, Jian (1997)

Analytical Strategies, Developments and Assumptions (Chiến lược phân tích, phát triển và giả định); Tobias Andersson (2016), Rationality in educational choice - A study on decision-making and risk-taking in academic settings (Tính hợp lý trong lựa chọn giáo

2 Johann Martin Chladenius (1710 - 1759), triết gia, sử gia, thần học người Đức tác giả “Tổng quan về khoa học lịch sử”, đưa ra lý thuyết “điểm nhìn”

3 Ann Low-Berr (1997), The Council of Europe and School History, Strasbourg, Council of Europe, p.54-55

4 Đào tạo cho tất cả sinh viên.

5Năm 1913, Watson không tán thành phương pháp luận và đối tượng nghiên cứu của các trường phái tâm lý học khác như: Wundt, Freud, Lewin,Piager, ông cho rằng khoa học phải nghiên cứu đời sống thực của con người, và nó là yếu tố khách quan có thể kiểm soát được Ông mở ra một lĩnh vực mới trong tâm lý học là nghiên cứu khách quan hành vi người; Đây là một trường phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên những quan sát hành vi thấy rõ (overt behaviors) hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ (covert behaviors).

Trang 17

dục - Một nghiên cứu về việc ra quyết định và chấp nhận rủi ro trong môi trường học thuật); David R.Shans, Riachard J.Tuney và John D McCarthy (2002)…

Các nghiên cứu về phát huy tự do của sinh viên ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở vấn đề phát huy khả năng nghiên cứu và tự học của sinh viên được triển khai nhiều ở các trường đại học, viện nghiên cứu và các trung tâm cải tiến chất lượng đào tạo.

Theo Luật giáo dục đại học (2012) quy định nhiệm vụ và quyền của người học: Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định; tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện; được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

Ngoài ra Luật giáo dục đại học (2012) cũng quy định các hành vi người học không được làm: xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh đến phát huy tự do và tự học của người học thông qua tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

Trang 18

Nghiên cứu của tác giả Bùi Tiến Đạt cũng đề xuất: Đổi mới quan niệm về tự do học thuật dựa trên khảo sát nhiều trường đại học ở Việt Nam cho thấy, cho đến nay, rất ít trường đại học nêu rõ tự do học thuật là sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của mình Tiếp cận tự do học thuật như là một bộ phận của quyền tự do tư tưởng và ngôn luận, tham khảo kinh nghiệm thế giới về xây dựng thể chế cho tự do học thuật.

Giáo sư Lâm Quang Thiệp (2016) trong Tự chủ, tự do học thuật và trách nhiệm giải trình của đại học ở Việt Nam cho rằng đào tạo đại học không nên được quan niệm

chỉ là đào tạo nghề, dù là một nghề cao cấp Từ khi đổi mới giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đưa giáo dục khai phóng vào chương trình cử nhân Những năm 90, trong nỗ lực đổi mới, giáo dục đại cương được thiết kế nhằm đảm bảo cho người tốt nghiệp đại học có tầm nhìn, có phương pháp tư duy, có tình cảm nhân văn Tuy nhiên vào những năm đầu thế kỷ XXI, nhu cầu về những “kỹ năng mềm” đối với sinh viên tốt nghiệp đã nổi lên, và nhiều trường đại học đã đưa vào chương trình chính khóa cũng như ngoại khóa một số nội dung về giáo dục khai phóng Giáo sư cho rằng Việt Nam có thể tin rằng khi xã hội biến đổi nhanh chóng theo hướng công nghệ số cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tinh thần giáo dục khai phóng sẽ càng được khẳng định trong chương trình giáo dục đại họ

Trong công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong học tập và ý nghĩa trong tình hình hiện nay, tác giả Đặng Công Thành, Nguyễn Văn Long

(2020) cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, dân chủ trong học tập có một vị trí đặc biệt nổi bật Dân chủ trong học tập theo Hồ Chí Minh là một quyền cơ bản của con người, cùng nhau trao đổi, thảo luận tìm ra chân lý, giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, quyền vừa học, vừa làm, học suốt đời.

Trang 19

Thảo luận Giáo dục khai phóng: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp cách mạng Công nghiệp 4.0 do trường Đại học Việt – Nhật và Đại

học Nguyễn Tất Thành tổ chức cho thấy được tự do được thể hiện trong mô hình giáo dục khải phóng, Tự do sáng tạo, mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) là một mô hình đào tạo phát triển con người toàn diện Nó phá vỡ mọi quy tắc, khuôn mẫu để người học được tự do sáng tạo trong tư duy Tại đây, người học không chỉ học kiến thức mà còn được học cách tư duy, phản biện hay cách giải quyết vấn đề Người thầy cũng không còn là người áp đặt mà là người dìu dắt, hỗ trợ cho sinh viên6.

Tác giả David Camacho (Giáo sư Trường Đại học Autonomous Madrid – Tây Ban Nha) nhìn nhận, giáo dục khai phóng tập trung vào việc phát triển năng lực và phát triển con người Mô hình này đã xây dựng cho người học rất nhiều kĩ năng như kĩ năng xử lí thông tin; công nghệ thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề; ứng xử nhanh trong các tình huống Chuyên gia Nguyễn Ngọc Thành (Giáo sư Đại học Bách khoa Wroclaw, Ba Lan) cho biết, tại trường Đại học Groningen của Hà Lan có khoảng 27.000 sinh viên với cơ cấu gồm nhiều môn chuyên ngành học cho sinh viên lựa chọn Trong năm đầu tiên theo học, sinh viên phải hoàn thành 30 tín chỉ thuộc các nhóm khoa học, xã hội, nhân văn,…

Trong tác phẩm Tôi tự học của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần đề cập đến

khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”7.

Bài viết Một số vấn đề lý luận về tự học và kỹ năng tự học của sinh viên ở trường đại học, tác giả Ngô Thế Lâm cho rằng việc hình thành và phát triển kỹ năng tự

học của sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Trong đó yếu tố chủ quan là cốt lõi, có tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến hành động và kết quả tự học Yếu tố khách quan là điều kiện cơ sở nền tảng để kết quả tự học của sinh viên đạt mức độ cao hơn Tuy nhiên xét về kỹ năng tự, để hình thành, rèn luyện và nâng cao KNTH thì yếu tố chủ quan mới là điều kiện cần và đủ Yếu tố bên trong quyết định trực tiếp hiệu quả hành động tự học J.A.Comenxki đã nói: Mỗi học sinh có một vốn

6Thúy Nga (2018) Sinh viên tự do trong giáo dục khai phóng Truy xuất từ duc/tuyen-sinh/sinh-vien-tu-do-trong-giao-duc-khai-phong-464676.html, ngày 05/11/2021 (8:33)

https://vietnamnet.vn/vn/giao-7 Thu Giang Nguyễn Duy Cần (1993) Tôi tự học NXB Trẻ.

Trang 20

Tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, việc phát huy tự do của sinh viên chủ yếu

được quy định trong Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2016, quy định quyền và nghĩa vụ của sinh

viên: Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường; Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên; Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm: Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật; Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước; Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành; Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam (đối với sinh viên Việt Nam), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

8 Ngô Thế Lâm (2020) Một số vấn đề lý luận về tự học và kỹ năng tự học của sinh viên ở trường đại học Truy xuất từ http://ukh.edu.vn/chi-tiet-tin/id/1997/Mot-so-van-de-ly-luan-ve-tu-hoc-va-ky-nang-tu-hoc-cua-sinh-vien-o-truong-dai-hoc, 03/6/2021 (2:45)

9 Chu Khánh Vân Mục đích và lợi ích của sinh viên nghiên cứu khoa học Truy xuất từ

http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/35/1/M%E1%BB%A5c%20%C4%91%C3%ADch%20v%C3%A0%20l%E1%BB%A3i%20%C3%ADch%20c%E1%BB%A7a%20sinh%20vi%C3%AAn%20nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20khoa%20h%E1%BB%8Dc.pdf, ngày 9/8/2020

Trang 21

Ngoài ra, với triết lý giáo dục “khát vọng, trách nhiệm, sáng tạo”, Trường Đại học Thủ Dầu Một tạo điều kiện cho người học phát huy năng lực sáng tạo và quyền tự do ở mọi lĩnh vực Để phát huy quyền tự do của sinh viên trong học tập, Nhà trường thường xuyên cải tiến các chương trình đào tạo (tính đến năm 2021 đã tiến hành 2 lần cải tiến) và đổi mới phương pháp giảng dạy Đặc biệt, Nhà trường xác định triết lý giáo dục hòa hợp tích cực với việc “lấy việc học làm trung tâm” đã tạo điều kiện phát huy quyền tự do của sinh viên.

Phát huy tự do sinh viên bậc đại học là vấn đề mới và chưa thảo luận nhiều ở các công trình nghiên cứu Tuy nhiên, trong một cuộc thảo luận và công trình nghiên cứu đã đề cập đến phát huy tự do của sinh viên bậc đại học Các nghiên cứu cho thấy việc phát huy tự do của sinh viên gắn liền với Luật giáo dục đại học, triết lý giáo dục của mỗi trường đại học Quan niệm cụ thể về quyền tự do sinh viên trong học tập cũng chưa được trình bày trong các trong các công trình nghiên cứu giáo dục.

3 Mục tiêu của đề tài3.1 Mục tiêu chung

Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu Đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Thủ Dầu Một – Đối sánh với một số đại học khu vực phía Nam và thế giới, do đó, mục tiêu chung của đề tài là góp phần đổi

mới tổ chức và hoạt động ngành khoa học xã hội và nhân văn theo định hướng phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một; xây dựng cơ sở dữ liệu về mặt khoa học và thực tiễn cho việc hình thành chương trình đào tạo đảm bảo 30- 40% thực hành - thực tế, theo triết lý nghiên cứu - ứng dụng - hội nhập.

Trang 22

-Thời gian nghiên cứu, khảo sát: từ tháng 8/2020 – 8/2021

- Nội dung nghiên cứu, khảo sát: thực trạng và giải pháp phát huy tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

5 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5.1 Cách tiếp cận

Tiếp cận tinh thần tự do học thuật (academic freedom), sinh viên trong trường đại học có quyền tự do nghiên cứu, tự do học hỏi và tìm hiểu.

Tiếp cận theo quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử;

Đề tài sử dụng mô hình: Người học - tự do, biết tự chủ và tự trọng, người học phải thấu hiểu ý thức và trách nhiệm của mình khi được đặt vào trung tâm của hoạt động đào tạo, người học phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác bằng sự hiểu biết của mình để đo lường và phát huy hơn nữa về sự tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn, Trường đại học Thủ Dầu Một;

Đề tài nhấn mạnh vào phương pháp hướng vào người học, cả "lớp học hướng vào người học", "việc giảng dạy hướng vào người học", "lấy việc học làm trung tâm" là cốt lõi của cách tiếp cận trong đào tạo, có tiếp cận từ góc độ hội nhập khu vực và quốc tế, xem xét vấn đề phát huy tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một thích ứng với cơ hội và thách thức của bối cảnh giáo dục Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra định lượng (social survey) và sử dụng các mô hình phân tích thống kê: Đề tài chọn mẫu khảo sát theo số lượng 200 phiếu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa trên các tiêu chí: chuyên ngành đào tạo (thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), khóa học (năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4), giới tính (nam, nữ), hộ khẩu thường trú.

+ Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0; phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu trong khảo sát này.

Ngoài ra đề tài sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu.

6 Bố cục đề tàiMở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu6 Mẫu khảo sát

Trang 23

7 Các nội dung nghiên cứu

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm1.1.1 Tự do

1.1.2 Tự do sinh viên

1.1.3 Phát huy tự do sinh viên1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam

1.2.2 Triết lý giáo dục hòa hợp tích cực – cơ sở phát huy tự do của sinh viên ở Trường Đại học Thủ Dầu Một

2.4 Các quyền và hình thức tự do của sinh viên

2.5 Đúc kết một số vấn đề về phát huy tự do của sinh viên

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TỰ DO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng giải pháp phát huy quyền tự do sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn

3.1.1 Giáo dục đại học đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.03.1.2 Chiến lược phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một

3.2 Một số khuyến nghị về giải pháp phát huy tự do sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn

3.2.1 Hướng tiếp cận phát huy quyền tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn

3.2.2 Xây dựng và ban hành một số văn bản phát huy quyền tự do của sinh viên bậc đại học

3.2.3 Xây dựng chương trình đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn3.2.4 Đổi mới phương pháp giảng dạy

Trang 24

Tự do trong triết học chính trị mô tả tình trạng cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình Tự do tiếp cận theo hướng này là tiền đề sinh ra chủ nghĩa tự do theo hướng ý thức hệ10.

Tự do trong chính trị là bao gồm các quyền tự do xã hội và tự do chính trị mà tất cả các thành viên cộng đồng xã hội được hưởng và là tự do dân sự.

Trong quan niệm của thần học, tự do là tự do thoát khỏi những ảnh hưởng của tâm lý sợ hãi thần linh, “đấng tối cao” và những tội lỗi do chính tâm lý hoặc mối quan hệ ràng buộc của cuộc sống trần thế gây ra11

Xuất phát từ cách tiếp cận, mục tiêu khác nhau nên nhận thức về tự do cũng

không đồng nhất Tự do có tính tương đối được thể hiện trong quan hệ giữa con người với tự nhiên Không có tự do tuyệt đối vì con người không thể nhận thức hết được hoàn toàn tính tất yếu của tự nhiên Trong quan hệ giữa con người với con người, con người cũng không có tự do tuyệt đối Sự tự do trong xã hội có nhà nước (kể cả trong xã hội có nhà nước dân chủ nhất) hạn chế hơn so với sự tự do trong xã hội không có nhà nước; trong xã hội dù có nhà nước hay không có nhà nước, dù có nhà nước dân chủ hay không có nhà nước dân chủ, thì mỗi người vẫn buộc phải hy sinh một phần tự do của mình.

Các hình thức tự do được phân loại dựa trên hai hành vi căn bản là “quyết định” và “hành động” Tự do chọn lựa quyết định mang tính cách nội tại, ở bên trong chủ thể Sự quyết định này mang hai dạng là thực hiện, muốn hay không muốn; định loại là muốn làm cái này hay làm cái kia Tự do hành động, xảy ra bên ngoài chủ thể, đòi hỏi

10 Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (15/9/2013) Cần nhận thức đúng về tự do và quyền con người Truy xuất từ https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/can-nhan-thuc-dung-ve-tu-do-va-quyen-con-nguoi-206591.html, ngày 15/11/2021 (14:48)

11Freedom from the bondage or dominating influence of sin, spiritual servitude, worldly ties." Oxford English

Dictionary - https://www.oed.com/view/Entry/107898?rskey=Fm0VI1&result=1#eid

Trang 25

sự thong dong, không bị cưỡng bức, không bị trói buộc hay ngăn chặn Tự do công dân là công dân có thể hành động mà không bị luật pháp cấm đoán; tự do xã hội là không bị ràng buộc bởi luật lệ hay phong tục xã hội; tự do luân lý: không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ bổn phận, không bị áp lực của đe dọa, hình phạt, phần thưởng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự do là mục đích tiếp theo, mục đích chính của độc lập Độc lập là để có tự do Độc lập, bản thân nó là sự tự do cho một dân tộc; đồng thời là để và phải đem lại tự do cho nhân dân, cho từng người Hồ Chí Minh đã từng nói, nếu nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì12 Khi lập nước, Người đã đưa các thành tố “dân chủ” và “tự do” vào tên gọi của nước Việt Nam.

Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được quy định trong chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (từ Điều 14 – Điều 49) đảm bảo các nội dung: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

1.1.2 Tự do sinh viên

Từ khái niệm tư do nêu trên, cho thấy tự do sinh viên là nhu cầu tinh thần quan trọng và cơ bản của sinh viên, là một giá trị cao quý, là mục tiêu và động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Tự do sinh viên được đảm bảo chủ yếu dựa trên những quy định Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục đại học và được cụ thể trong các quy chế về công tác sinh viên ở mỗi trường đại học.

Như vậy có thể hiểu, tự do sinh viên là tuân thủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ được quy định trong Luật giáo dục đại học và quy chế công tác sinh viên ở mỗi trường đại học Tự do sinh viên được thực hiện trong môi trường tự do học thuât, có quyền tự do nghiên cứu, tự do học hỏi và tìm hiểu, theo đuổi tri thức và nghiên cứu của sinh viên mà không bị can thiệp vô lý hay bị giới hạn bởi luật pháp, các quy định của cơ sở giáo dục, hoặc áp lực của công chúng Người học là trung tâm trong phương pháp giảng dạy, là đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học"

1.1.3 Phát huy tự do sinh viên

Phát huy tự do được hiểu theo nghĩa: người học tự do, biết tự chủ và tự trọng, người học phải thấu hiểu ý thức và trách nhiệm của mình khi được đặt vào trung tâm của

12Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tập 4, tr.64

Trang 26

Thông qua triết lý giáo dục “khát vọng, trách nhiệm, sáng tạo” và phương pháp giảng dạy hòa hợp tích cực, Trường Đại học Thủ Dầu Một hướng đến sự phát huy tự do của sinh viên thông qua tự do học tập và nghiên cứu Trong học tập, Nhà trường phát huy tự do thông qua phương pháp giảng dạy hòa hợp tích cực; nghiên cứu, Nhà trường phát huy tự do sinh viên thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, dự án khởi nghiệp và những đóng góp thông qua hoạt động cộng đồng.

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Thầy, người Cha già vĩ đại của dân tộc đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”13 Từ những quyền cơ bản của con người, Người đã mở rộng thành quyền dân tộc, quyền con người trừu tượng thành quyền của người dân được sống trong độc lập, tự do, từ quyền dân tộc độc lập, được phát triển thành quyền độc lập của các dân tộc, dựa trên cơ sở pháp lý về quyền “tự nhiên” đến chỗ khẳng định quyền đấu tranh “chống áp bức” của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những giá trị phổ biến về nhân quyền trong lịch sử mà còn nâng những giá trị đó lên một tầm cao mới Ở đây, Người không chỉ đấu tranh đòi quyền cho con người, mà Người còn nhấn mạnh tới quyền làm người Bởi vì, quyền con người không chỉ cần ăn, mặc, ở, đi lại để tồn tại mà còn vươn lên trên cái tồn tại để hoàn thiện và phát triển bản thân Đó chính là “quyền học tập, sáng tạo, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do, quyền dân sự, quyền về chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội, cũng như quyền của các nhóm người đặc biệt trong xã hội như: quyền các dân tộc thiểu số, quyền phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền của nhóm người có hoàn

13 Hồ Chí Minh: Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.1

Trang 27

cảnh đặc biệt, khó khăn cần được xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để họ hòa nhập với cộng đồng xã hội…”14

Như vậy, có thể thấy nội dung trong tư tưởng của Hồ Chí Minh quyền tự do là một quyền cơ bản trong nhân quyền Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có căm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”15 Hồ Chí Minh khẳng định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”16 Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền tự do, coi đó là một trong những mục đích cao cả cần đạt tới trong mọi hoạt động cách mạng của mình

Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về quyền tự do trong nhân quyền, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiến hành xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân Đây là nền giáo dục dân củ, công cuộc phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn dân Đó là nền giáo dục đa dạng để mọi người có khả năng và điều kiện học tập suốt đời Giáo dục và đào tạo có nội dung, mục tiêu trang bị giá trị, kinh nghiệm dân chủ, tri thức dân chủ, thái độ, kỹ năng, năng lực làm chủ (làm chủ tự nhiên, làm chủ tri thức, kỹ thuật, làm chủ kinh tế, làm chủ chính trị, văn hóa, xã hội ) cho người học để hướng đến xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội Giáo dục và đào tạo có hình thức, phương pháp tổ chức, hoạt động, vận hành hiệu quả theo quy định của pháp luật, trong đó mỗi chủ thể (cá nhân, tổ chức) tham gia quá trình giáo dục và đào tạo được tự chủ, tự do phát huy năng lực sáng tạo đa dạng của mình Nền giáo dục hiện đại, tiên tiến với công nghệ, kỹ thuật đánh giá trung thực, khách quan; có cơ chế tuyển lựa bài bản, minh bạch, khuyến khích người tài đức; ngăn ngừa và dễ dàng thải loại những cá nhân, tổ chức yếu kém.

Việc phát huy cao độ dân chủ trong giáo dục ở nhà trường luôn là tiền đề cần thiết bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người; là nền giáo dục mà theo Hồ Chí Minh “dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước” Trong Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới, Báo Nhân dân, số 5299, ngày 16/10/1968, Hồ Chí Minh viết: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa" Và Người cũng cho rằng “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý” Vì vậy, “trong trường, cần có dân chủ Đối với

14 Cao Đức Thái (2006) Tư tưởng quyền Con người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ

tịch Hồ Chí Minh Tạp chí Cộng sản, số 740, tr.23-25, 36.

15 Hồ Chí Minh: Toàn tập Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, trang 161

16Báo Cứu quốc số 254, ngày 31-5-1946

Trang 28

Người yêu cầu cả người dạy lẫn người học cần có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống có lý tưởng cao cả, ham học, ham làm, ham tiến bộ, luôn “hướng tới phía trước, tiến lên không ngừng Gian lao chẳng quản, khó khăn không sờn”21, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời” Vì vậy, đối với sự học, cái tâm cho sáng, cái chí cho bền, một lòng, một dạ vì dân, vì nước thì nhất định sẽ đạt được cái đích của sự học.

Từ những quan điểm trên cho thấy để phát huy tự do cho người học phải thực thi một nền giáo dục dân chủ Đây là nguyên tắc cần thiết để thiết lập sự giao tiếp và bình đẳng giữa người dạy - người học (thầy - trò); mọi sự trao đổi qua lại một cách sòng phẳng, tích cực những nội dung, đơn vị kiến thức của bài học, phát huy tự do của người học Phát huy tự do cho người học còn được hiểu là quyền được chất vấn của người học, là quyền được nắm bắt thông tin của học phần và quyền được tham gia vào

17Hồ Chí Minh toàn tập, T 12 NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr 402-404

18Đặng Công Thành, Nguyễn Văn Long (2020) Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong học tập và ý nghĩa trong tình hình hiện nay.Truy xuất từ http://www.hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-hoc/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dan-chu-trong-hoc-tap-va-y-nghia-trong-tinh-hinh-hien-nay.html, ngày 05/11/2021 (17:34)

19Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, tr 607.

20Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 3, tr 457

21Hồ Chí Minh toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 12, tr 538

Trang 29

việc giải quyết những nội dung cần làm rõ của học phần Từ đó xóa bỏ hình thức dạy học theo kiểu thầy đọc trò chép; thầy là trung tâm, người học chỉ việc làm theo hoặc tin tưởng tuyệt đối kiến thức bài giảng của thầy một cách thụ động và không phát húy hết năng lực đáng - phải - có của người học ở bậc đại học

Tóm lại, phát huy tự do cho người học được hiểu là một quan điểm, một hướng dạy học mà không phải là một phương pháp Quan điểm phát huy tự do cho người học có thể thực hiện cho tất cả các bộ môn bởi đây là cách thức để tích cực hoá hoạt động của người học; đồng thời, không gì hiệu quả bằng việc thông qua hoạt động phát huy tự do cho người học để rèn luyện năng lực phản biện của người học Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD-ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường Quy chế này qui định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường và các cơ sở giáo dục công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Phát huy tự do cho người học được tiếp cận theo tinh thần tự do học thuật (academic freedom) Sinh viên trong trường đại học có quyền tự do nghiên cứu, tự do học hỏi và tìm hiểu Tự do học thuật là quyền tự do giảng dạy, học tập, và theo đuổi tri thức và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên mà không bị can thiệp vô lý hay bị giới hạn bởi luật pháp, các quy định của cơ sở giáo dục, hoặc áp lực của công chúng.Tự do học thuật là quyền tự do giảng dạy, học tập, và theo đuổi tri thức và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên mà không bị can thiệp vô lý hay bị giới hạn bởi luật pháp, các quy định của cơ sở giáo dục, hoặc áp lực của công chúng Những yếu tố cơ bản của tự do học thuật bao gồm quyền tự do của giảng viên trong việc tìm hiểu bất cứ chủ đề tri thức nào mà mình quan tâm; quyền trình bày những khám phá của mình cho sinh viên, đồng nghiệp, và những người khác biết; quyền công bố bằng cách xuất bản những số liệu và kết luận của mình mà không bị kiểm soát hay kiểm duyệt; và quyền giảng dạy theo cách mà mình thấy phù hợp về mặt chuyên môn Đối với sinh viên, những yếu tố cơ bản bao gồm quyền tự do học tập và nghiên cứu những gì mình quan tâm và quyền đưa ra những kết luận của chính mình, cũng như quyền biểu đạt những ý kiến của mình22 Các nước không có tự do học thuật thường được cai trị bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi trong xã hội và giới hàn lâm trong khi tại các nước phát triển quyền tự do học thuật được nhà nước bảo vệ vì nó được coi là nền tảng thiết yếu để phát triển tri thức và phụng sự xã hội, và do đó là trụ cột quan trọng của mọi xã hội dân chủ và văn minh Tại các nước phát triển, chính quyền kiềm chế can thiệp vào quyền tự chủ đại học và tự do học thuật vì họ biết rằng tri thức là nền tảng của sức mạnh quốc gia, đồng

22 Academic freedom Truy xuất từ https://www.britannica.com/topic/academic-freedom, ngày 12/11/2021 (13:13)

Trang 30

Tự do học thuật nếu được tiếp cận như một quyền sẽ là một phần của quyền tự do ngôn luận vốn đã được luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam ghi nhận Giống như phần lớn các quyền hiến định khác, tự do học thuật không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền tương đối, tức là có thể bị giới hạn trong những hoàn cảnh nhất định Ở nhiều quốc gia, quyền tự do học thuật (hay quyền tự do ngôn luận nói chung) bị hạn chế trong các trường hợp tiêu biểu như: kích động bạo lực, tuyên truyền về chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc Sự giới hạn quyền hiến định này thường được quy định bởi các đạo luật hoặc các phán quyết của tòa án24.

Sự giới hạn cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc giới hạn quyền con người được quy định tại Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948 Theo đó, quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật nhằm tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý trong một xã hội dân chủ Không ai được phép giải thích các quyền theo hướng hạn chế quá đáng đến mức làm mất đi ý nghĩa của quyền Ngoài những hạn chế do pháp luật quy định ở mức ít nhất có thể, quyền tự do học thuật được tôn trọng Hiến pháp Việt Nam 2013 đã phần nào thể hiện nguyên tắc giới hạn quyền này tại khoản 2 Điều 14.

Theo quy định của Luật Giáo dục đại học, quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục đại học phải “bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo” Đối với giảng viên, Luật Giáo dục đại học quy định giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học” nhưng phải “trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội” Trên cơ sở hai quy định chung giới hạn

23 Vũ Thành Tự Anh (2015) Kiến tạo một nền đại học thực thụ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 3/9/2015

24Bùi Tiến Đạt (2020) Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 09 (409),

tháng 5/2020

Trang 31

quyền tự chủ học thuật này, các điều khoản khác của hai văn bản vừa nêu cũng như rải rác nhiều văn bản pháp luật khác sẽ xác định rõ hơn những giới hạn trong các trường hợp cụ thể.

Tự do học thuật được quan niệm rộng rãi là một phần của quyền tự do ngôn luận vốn đã được luật nhân quyền quốc tế và các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận Tuy nhiên, vấn đề này còn ít được quan tâm nghiên cứu và chú trọng đảm bảo trong thực tiễn ở Việt Nam Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã bổ sung điều khoản về tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên Bài viết này phân tích tầm quan trọng thiết yếu của quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học từ kinh nghiệm thế giới và từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền này ở Việt Nam25.

Ngoài ra, để phát huy tự do của sinh viên, quan điểm giáo dục khái phóng cũng được vận dụng vào Việt Nam Giáo dục khai phóng là giáo dục nhắm tạo ra con người tự do Nó dựa trên khái niệm các môn khai phón trong thời Trung cổ, hay gần hơn là chủ nghĩa tự do trong thời Khai minh Hiệp hội các Trường và Viện Đại học Hoa Kỳ (Association of American Colleges and Universities) mô tả giáo dục khai phóng là "một triết lý giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân " Phạm vi của giáo dục khai phóng thường mang tính đa nguyên và toàn cầu; nó có thể bao gồm một chương trình học giáo dục tổng quát cung cấp cơ hội tiếp cận nhiều lĩnh vực học thuật và nhiều chiến lược học tập, bên cạnh chương trình học chuyên sâu trong ít nhất một lĩnh vực học thuật nào đó.

Vào thế kỷ XIX, những nhà tư tưởng như John Henry Newman, Thomas Huxley, và F.D Maurice đã cổ vũ cho giáo dục khai phóng Sir Wilfred Griffin Eady định nghĩa giáo dục khai phóng là giáo dục cho chính nó và cho sự trao dồi cá nhân, trong đó bao gồm việc giảng dạy các giá trị.

Những năm gần đây, giáo dục khai phóng được nhắc tới nhiều ở Việt Nam Và được biết đến như một xu hướng mới trong đào tạo đại học Một số trường đại học ở Việt Nam, như Đại học Fulbright và Đại học Việt - Nhật đã tuyên bố áp dụng Giáo dục khai phóng trong chương trình đào tạo của mình Các trường phổ thông tư thục, quốc tế tại Việt Nam như hệ thống trường Gateway cũng coi giáo dục khai phóng như là tư tưởng nền tảng trong hệ thống đào tạo của mình26

Thảo luận “Giáo dục khai phóng: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp cách mạng Công nghiệp 4.0” do trường Đại học Việt – Nhật và Đại

25Bùi Tiến Đạt (2020) Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 09 (409),

tháng 5/2020

26Thúy Nga (2018) Sinh viên tự do trong giáo dục khai phóng Truy xuất từ duc/tuyen-sinh/sinh-vien-tu-do-trong-giao-duc-khai-phong-464676.html, ngày 05/11/2021 (8:33)

Trang 32

học Nguyễn Tất Thành tổ chức cho thấy được tự do được thể hiện trong mô hình giáo dục khải phóng, Tự do sáng tạo, mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) là một mô hình đào tạo phát triển con người toàn diện Nó phá vỡ mọi quy tắc, khuôn mẫu để người học được tự do sáng tạo trong tư duy Tại đây, người học không chỉ học kiến thức mà còn được học cách tư duy, phản biện hay cách giải quyết vấn đề Người thầy cũng không còn là người áp đặt mà là người dìu dắt, hỗ trợ cho sinh viên27.

Tác giả David Camacho (Giáo sư Trường Đại học Autonomous Madrid – Tây Ban Nha) nhìn nhận, giáo dục khai phóng tập trung vào việc phát triển năng lực và phát triển con người Mô hình này đã xây dựng cho người học rất nhiều kĩ năng như kĩ năng xử lí thông tin; công nghệ thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề; ứng xử nhanh trong các tình huống Chuyên gia Nguyễn Ngọc Thành (Giáo sư Đại học Bách khoa Wroclaw, Ba Lan) cho biết, tại trường Đại học Groningen của Hà Lan có khoảng 27.000 sinh viên với cơ cấu gồm nhiều môn chuyên ngành học cho sinh viên lựa chọn Trong năm đầu tiên theo học, sinh viên phải hoàn thành 30 tín chỉ thuộc các nhóm khoa học, xã hội, nhân văn,… Sau đó, sinh viên sẽ tự tạo dựng đề cương học tập cho mình trong vòng 3 năm tiếp theo và được các Hội đồng tư vấn, xem xét, quyết định đáp ứng nguyện vọng học của sinh viên đó Chuyên gia Uchida Katsuichi (Giáo sư danh dự, Nguyên Phó Giám đốc ĐH Waseda, Nhật Bản) chia sẻ quan điểm, giáo dục khai phóng là cốt lõi giáo dục ở Mỹ nhằm đào tạo ra những cá nhân có tính trách nhiệm và tư duy phản biện Mô hình này sẽ đào tạo bất kể ai cũng có thể là “đầu tàu” nếu người đó đủ đức, đủ tài “Xã hội hiện nay đang thay đổi chóng mặt Vì thế vòng đời của mọi nghề nghiệp đều không có sự ổn định Nếu không được trang bị kiến thức rộng và các năng lực tư duy, người học sẽ dễ bị đào thải trong guồng quay bất tận ấy”28.

1.2.2 Triết lý giáo dục hòa hợp tích cực – cơ sở phát huy tự do của sinh viên ở Trường Đại học Thủ Dầu Một

Triết lý giáo dục hòa hợp, tích cực chính là giáo dục “lấy việc học làm trung tâm” - từ dạy học lấy người dạy làm trung tâm, đến dạy học lấy người học làm trung tâm Đây là xu thế chung ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Giảng dạy “lấy việc học làm trung tâm” đòi hỏi cả người dạy lẫn người học đều phải tăng cường sự hoạt động trong buổi học, thể hiện rõ nét vai trò của mình nhằm

27Thúy Nga (2018) Sinh viên tự do trong giáo dục khai phóng Truy xuất từ duc/tuyen-sinh/sinh-vien-tu-do-trong-giao-duc-khai-phong-464676.html, ngày 05/11/2021 (8:33)

https://vietnamnet.vn/vn/giao-28Thúy Nga (2018) Sinh viên tự do trong giáo dục khai phóng Truy xuất từ duc/tuyen-sinh/sinh-vien-tu-do-trong-giao-duc-khai-phong-464676.html, ngày 05/11/2021 (8:33)

Trang 33

https://vietnamnet.vn/vn/giao-tạo ra thời gian đào https://vietnamnet.vn/vn/giao-tạo hiệu quả, kiểm soát được kết quả học tập mong đợi, chủ động cải thiện bản thân để có được hiệu quả dạy học tốt nhất29.

Trường Đại học Thủ Dầu Một, từ những năm đầu thành lập, đã nỗ lực tìm kiếm và thử nghiệm nhiều phương pháp giáo dục hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đặc biệt, từ khi tiếp cận đề xướng CDIO và theo đuổi các chuẩn mực kiểm định quốc gia và quốc tế, Trường càng quyết tâm dùng chính những cải tiến trong phương pháp giảng dạy làm đòn bẩy kích thích tinh thần dạy và học tích cưc của tập thể cán bộ giảng viên, sinh viên của trường30 Qua quá trình trải nghiệm thực tế các mô hình nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên và năng lực học tập của sinh viên như ISW, eLearning… cũng như được sự cộng tác của các chuyên gia quốc tế (gần đây nhất là chuyên gia tình nguyện của tập đoàn IBM), Trường đã định hình rõ triết lý giáo dục mà Trường theo đuổi chính là giáo dục hòa hợp, tích cực, dựa trên nguyên tắc “lấy việc học làm trung tâm”.

Phương pháp giảng dạy hòa hợp – tích cực, người học - đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập - được cuốn hút vào các hoạt động học tập một cách chủ động do giảng viên tổ chức và hướng dẫn, thông qua đó người học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, vừa thông qua làm việc cá nhân, vừa phải làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kỹ năng mới, phát huy tiềm năng sáng tạo31 Tùy vào mục tiêu của môn học cụ thể, cần đạt mức độ kiến thức hay kỹ năng nào người giảng viên sẽ tổ chức các hoạt động phù hợp giúp sinh viên học tập chủ động để đạt được các mục tiêu ấy.

Như vậy, người học là trung tâm trong phương pháp giảng dạy hòa hợp – tích cực, là đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" Dạy theo cách này thì giảng viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động, phát huy tự do của sinh viên.

Phương pháp giảng dạy hòa hợp – tích cực, dĩ nhiên phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Trong phương pháp này chú trọng đặc biệt sự chủ động, tích cực, hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính chủ động của người học chứ không

29 Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên – 2019) Dạy và học sâu săc theo triết lý giáo dục hòa hợp tích cực Nhà xuất bản

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.8-9

30 Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên – 2019) Dạy và học sâu săc theo triết lý giáo dục hòa hợp tích cực Nhà xuất bản

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.63

31 Uskov, V L, Bakken, J P., Howlett, R J., & Jain, L C (2017) Smart Universities: Concepts, Systems, and

Technologies Retrieved from https://book.google.com.ua/books?id=fYEkDwAAQBAJ

Trang 34

phải là tập trung vào phát huy tính chủ động của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp chủ động thì giảng viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động32.

Trong phương pháp giảng dạy hòa hợp – tích cực, trước hết cần được thể hiện rõ qua việc thiết kế đề cương chi tiết môn học Chúng ta không nên quan niệm rằng đề cương chi tiết môn học là bảng liệt kê các nội dung kiến thức cần được học mà nên hiểu đó là kế hoạch các hoạt động giúp người học đạt được các mục tiêu33 Do vậy, phương pháp giảng dạy hòa hợp – tích cực cần được thể hiện rõ trong đề cương Người giảng viên phải tạo ra được các cơ hội học tập, thông qua các hoạt động đa dạng, kích thích sinh viên khám phá, áp dụng, phân tích và đánh giá các ý tưởng hơn là truyền đạt thông tin một chiều Sinh viên sẽ có cơ hội được thắc mắc, nêu lên các vấn đề để xoay quanh các khái niệm hay các ý tưởng, từ đó tiến tới giải quyết các vấn đề Người học sẽ cảm thấy luôn ý thức được quá trình học của họ, họ đang học gì và phải học như thế nào Đây cũng chính là cách nâng cao cho người học cách xây dựng động cơ học tập và hình thành thói quen học tập suốt đời34

Với phương pháp này, đã phát huy tự do của sinh viên; sinh viên gần như đạt được các kết quả mong muốn và họ cảm thấy thỏa mãn với nền giáo dục mà họ nhận được khi họ được học một cách tích cực, được tham gia chủ động với đa dạng các hoạt động học tập Học tập chủ động, tích cực giúp sinh viên có được cách tiếp cận sâu trong quá trình học Cách tiếp cận sâu có nghĩa là sinh viên chủ tâm để tìm hiểu các khái niệm, thay vì đơn thuần chỉ tái thể hiện thông tin trong các bài thi35 Tỷ lệ tiếp thu kiến thức của người học tăng lên cao khi được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập, được sử dụng trong thực tế và đặc biệt nếu được dạy lại (truyền đạt lại) cho người khác Phương pháp giảng dạy hòa hợp – tích cực là tổ chức các hoạt động học tập đa dạng và phong phú giúp làm tăng khả năng lĩnh hội kiến thức36.

1.3 Cơ sở thực tiễn

Trường Đại học Thủ Dầu Một, tiền thân của Trường là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương - một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am tường nghiệp vụ giảng dạy và có tâm huyết với thế hệ

32 McCune, V., & Entwistle,N (2011) Cultivating the Disposition to Understand in 21 st Century University

Education Learning and Individual Difference, 21(3), 303 – 310.

33 Marchand, A R, (2019a) Thiết kế chương trình và môn học dựa trên kết quả học tập mong đợi Dạy và học

sâu săc theo triết lý giáo dục hòa hợp tích cực Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.115-159

34 Marchand, A R, (2019a) Thiết kế chương trình và môn học dựa trên kết quả học tập mong đợi Dạy và học

sâu săc theo triết lý giáo dục hòa hợp tích cực Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

35 Edward F C., Johan M., Sören Ö., and Doris R B (2007) Rethinking Engineering Education - The CDIO

Approach Springer Science Business Media.

36 Biggs J (2003) Teaching for Quality Learning At University The Society for Research into Higher Education and

Open University Press, Berkshire, England

Trang 35

trẻ Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.

Chiến lược Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2018 đã đặt ra các mục tiêu chiến lược và giải pháp trong từng lĩnh vực: Đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, xây dựng văn hóa Đại học Thủ Dầu Một, Các mục tiêu chiến lược này đã đặt ra nội dung, nhiệm vụ, các chỉ tiêu được xây dựng dựa trên tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi mà Nhà trường đã đề ra Bên cạnh đó, để thực hiện được tầm nhìn là “Trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế” với sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học và công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước, Chiến lược 2018 đã đề ra mục tiêu trong đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ là nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; ưu tiên nghiên cứu về Đông Nam Bộ - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Vùng thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào các chủ đề: Công nghệ sinh học, nông nghiệp đô thị, chất lượng giáo dục đại học, thành phố thông minh, đại học thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp 4.037.

Ngoài ra, Nhà trường xác định giá trị cốt lõi: Khát vọng - Trách nhiệm - Sáng tạo đi cùng với Triết lý giáo dục: Nghiên cứu - Trải nghiệm - Phục vụ cộng đồng, với mong muốn tạo ra môi trường văn hoá trong làm việc, giảng dạy, học tập và nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, tư duy sáng tạo, khát vọng phục vụ cộng đồng của cán bộ giảng viên, sinh viên Để các giá trị văn hóa này hình thành trong tất cả các hoạt động của Trường, Chiến lược 2018 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng ước mơ, khát vọng vươn tới đỉnh cao tri thức và định hình văn hoá Đại học Thủ Dầu Một”38, đồng thời xác định giải pháp thực hiện mục tiêu này: Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, tạo môi trường cho cán bộ giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, cho sinh viên phấn đấu, học tập, rèn luyện và trưởng thành.

Trong công tác đào tạo, Nhà trường xác định việc đổi mới tư duy đào tạo từ cơ sở đào tạo đơn ngành - sư phạm, trở thành trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; chuyển đổi hoàn toàn từ đào tạo niên chế sang tín chỉ; nội dung chương trình đào tạo tiếp cận với các chương trình tiên tiến, chuẩn quốc gia, chuẩn AUN; tăng cường thực

37 Trường Đại học Thủ Dầu Một (2018) Nghị quyết về việc thông qua Chiến lược phát triển trường Đại học Thủ

Dầu Một đến năm 2030 Số 05/NQ-H ĐTr, ngày 22/6/2018.

38 Trường Đại học Thủ Dầu Một (2018) Nghị quyết về việc thông qua Chiến lược phát triển trường Đại học Thủ

Dầu Một đến năm 2030 Số 05/NQ-H ĐTr, ngày 22/6/2018.

Trang 36

hành thực tập và kỹ năng xã hội, với cơ cấu chương trình đào tạo theo hướng 60-40 (60% lý thuyết, 40% thực hành); sinh viên được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các cuộc thi học thuật để nâng cao năng lực, được khuyến khích, tạo điều kiện cọ sát môi trường quốc tế thông qua việc học, thực hành ngắn hạn tại nước ngoài và tại doanh nghiệp Chú trọng Đổi mới phương pháp giảng dạy theo CDIO – Hòa hợp tích cực – E-learning Mục tiêu và đầu ra của quá trình đào tạo là người học có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, có khả năng hội nhập.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Nhà trường xác định chiến lược khoa học công nghệ là nghiên cứu - ứng dụng – chuyển giao góp phần thúc đẩy chất lượng hoạt động của Nhà trường và phát triển kinh tế xã hội địa phương, khu vực Tập trung nghiên cứu về Đông Nam Bộ - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó ưu tiên nghiên cứu lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp đô thị, chất lượng giáo dục, thành phố thông minh, đại học thông minh Nhà trường đã tạo ra một hệ sinh thái bao gồm chế độ chính sách, môi trường làm việc, đầu tư hạ tầng nghiên cứu để huy động sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài trường, các nhà khoa học nước ngoài tham gia vào hoạt động nghiên cứu và các hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế Tỷ lệ giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học là 75% 25% sinh viên và 80% học viên cao học tham gia nghiên cứu khoa học Các sản phẩm khoa học đã được ứng dụng, chuyển giao như: Nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, gỗ kỹ thuật, giấy từ nước dừa, các phần mềm tự động hóa, phần mềm ứng dụng trong thành phố thông minh Sản xuất các sản phẩm thử nghiệm và được đánh giá cao: Cao linh chi, cao đông trùng hạ thảo, rượu đông trùng hạ thảo, gỗ kỹ thuật… Ngoài ra, trong năm 2020, hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường được xếp hạng thứ 27 về công bố khoa học quốc tế/ tổng số 256 đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam (năm 2018 được xếp hạng thứ 42)39.

Nhà Trường có đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ, phẩm chất và năng lực, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Nhà trường Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao (100% giảng viên có trình độ sau đại học), đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà trường có 554 giảng viên cơ hữu trong đó giảng viên là giáo sư và phó giáo sư: 28 giảng viên; giảng viên cơ hữu là tiến sĩ: 144 giảng viên; giảng viên thỉnh giảng: 156 giảng viên Tổng quy mô đào tạo đại học và sau đại học 13,486 sinh viên Như vậy, kết quả tính toán tỷ lệ giảng viên trên tổng quy mô đào tạo đại học và sau đại học đạt 4,5% đáp ứng theo mốc chuẩn trong khoảng từ 2,0-8% Nhà Trường có 40 chương trình đào tạo bậc đại học, 10 chương trình đào tạo bậc sau đại học Các

39 Trường Đại học Thủ Dầu Một (5/2020) Báo cáo kết quả tự đánh giá tham gia xếp hạng gắn sao UPM cơ sở

giáo dục, tr.3

Trang 37

chương trình đào tạo của nhà trường đã xây dựng và cải tiến phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của nhà Trường đảm bảo sự phát triển toàn diện cả kiến thức – kỹ năng – năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học.

Chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra thể hiện rõ từng cấp độ: kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng chung, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và trách nhiệm Khi tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra, Nhà trường đã rà soát, tham khảo, bổ sung, điều chỉnh và đối sánh với các chương trình đào tạo của các đại học uy tín trong và ngoài nước; so sánh đối chiếu với các văn bản, quy định của Bộ GDĐT để triển khai thực hiện như: Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011, Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, Luật giáo dục sửa đổi và Khung năng lực nghề nghiệp để đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng được yêu cầu các bên liên quan.

Để chuẩn đầu ra chương trình đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động, bên cạnh công tác rà soát, định kỳ cải tiến theo lộ trình, Nhà trường còn chú trọng, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo qua việc thay đổi phương pháp dạy học, đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm, áp dụng phương pháp giảng dạy hòa hợp tích cực, ISW, phương pháp giảng dạy trải nghiệm học theo dự án, mô phỏng, casestudy nhằm mục đích nâng cao năng lực của người học Nhà trường cũng nâng cao chất lượng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận

CDIO, đồng thời xây dựng các học phần Tư duy biện luận ứng dụng – sáng tạo, Phương pháp nghiên cứu khoa học đối với hệ đào tạo đại học, sau đại học nhằm giúp

người học nâng cao tính tự học, hình thành năng lực tư duy đổi mới, sáng tạo Nhà trường luôn khuyến khích người học chủ động tham gia nghiên cứu khoa học, tăng cường các buổi gặp gỡ trao đổi học thuật với để tích lũy kinh nghiệm trong nghiên cứu Trung tâm Khởi nghiệp và Thị trường Lao động được thành lập và đi vào hoạt động các hoạt động khởi nghiệp, xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn giảng dạy học phần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho sinh viên trong toàn trường Xây dựng không gian sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp Trường với diện tích hơn 1300 m2 giúp giảng viên, sinh viên và cộng đồng khởi nghiệp chia sẻ ý tưởng, thiết kế, xây dựng và phát triển sản phẩm mới Thành lập Vườn ươm doanh nghiệp tương tác trực tiếp với giảng viên, sinh viên và cộng đồng khởi nghiệp để tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực Tổ chức các buổi giao lưu, Talkshow với các chuyên gia về Startup, nhằm nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, các khóa học khởi nghiệp để trang bị kiến thức, công cụ trong hoạt động khởi cho giảng viên, sinh viên trong trường Tổ chức cho sinh viên tham dự các cuộc thi Start up, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Tech Fest, Euréka, Lương Văn Can, IoT Startup đã đạt nhiều giải thưởng cao Thành lập

Trang 38

phù hợp với xu thế đa ngành, xuyên ngành trong kỷ nguyên số, cách mạng 4.0) Giai

đoạn 2: đào tạo chuyên sâu các ngành sinh viên chọn sau khi hoàn tất giai đoạn 1 để cấp bằng theo quy định41.

Trong đó, chương trình đào tạo ngành khoa học xã hội và nhân văn chú trọng việc định hướng để sinh viên lựa chọn các học phần trong chương trình phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp và có nhiều cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp Cấu trúc chương trình đào tạo xây dựng theo hướng mở, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động Đồng thời chương trình đào tạo cũng được phát triển theo hệ thống chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước Gắn kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp hướng dến phục vụ cộng đồng thông qua các hoạt động NCKH của giảng viên - sinh viên, các dự án khởi nghiệp.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình, mô phỏng trong đào tạo Các Chương trình đào tạo ngành khoa học xã hội và nhân văn liên kết với các Trường, các doanh nghiệp có cơ sở vật chất tiên tiến (theo mô hình 3 nhà: Nhà Nước, Nhà Doanh nghiệp, Nhà Trường) để tăng cường hiệu quả công tác thực hành, thực tập cho

40 Trường Đại học Thủ Dầu Một (5/2020) Báo cáo kết quả tự đánh giá tham gia xếp hạng gắn sao UPM cơ sở

giáo dục, tr.7

41 Trường Đại học Thủ Dầu Một (5/2020) Báo cáo kết quả tự đánh giá tham gia xếp hạng gắn sao UPM cơ sở

giáo dục, tr.8

Trang 39

người học Cấu trúc khung chương trình đào tạo theo tỷ lệ 40/60 hoặc 50/50 (thực hành/lý thuyết) nhằm tăng thời lượng thực hành, thực tế Thiết kế các học phần Thực tập thực tế 1,2,3 trải đều trong suốt khóa học để sinh viên được trải nghiệm thực tế, áp dụng kiến thức học tập vào thực tiễn theo mô hình “học phải đi đôi với hành”, đồng thời xây dựng mạng lưới các nhà doanh nghiệp, các cơ sở tuyển dụng lao động thông qua Trung tâm Thị Trường Lao động và Khởi nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập, tìm việc làm.

Thông qua kết nối, phục vụ cộng đồng được thể hiện thông qua Triết lý giáo dục: “Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng”, sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn trở thành người phát triển toàn diện về năng lực và tố chất thông qua quá trình học tập trải nghiệm, kết hợp với NCKH nhằm phục vụ cộng đồng Theo đuổi triết lý giáo dục “Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng”, chương trình tạo ra môi trường văn hoá học tập ứng dụng và nuôi dưỡng khát vọng phục vụ cộng đồng của sinh viên, trở thành người hữu ích của xã hội, có ý thức phục vụ cộng đồng và thể hiện trách nhiệm của người trí thức thông qua việc học tập trải nghiệm để hình thành năng lực nghề nghiệp, khả năng NCKH, lòng đam mê sáng tạo và sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.

Trong chương này, chúng tôi làm rõ những nội hàm quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam về quyền tự do và quyền con người Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu nhận thức những giá trị cốt lỗi của việc vận dụng tư tưởng tự do và nhân quyền trong việc phát huy tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

Đề tài nghiên cứu đã làm rõ vấn đề dân chủ trong giáo dục đại học, tự do học thuật, giáo dục khai phóng và triết lý giáo dục hòa hợp tích cực như là cơ sở của sự cần thiết phát huy quyền tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn

Về mặt thực tiễn thông qua quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một (2009 - 2021), Chiến lược phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một, năm 2018 và triết lý đào tạo của Nhà trường đề tài bước đầu phác họa những vấn đề cơ bản về thực tiễn phát huy quyền tự do của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn Trong đó, triết lý giáo dục: “Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng”, trở thành nguyên tắc học tập ứng dụng và nuôi dưỡng khát vọng của sinh viên

Trang 40

Bảng 2.1 Thống kê mô tả số lượng phiếu khảo sát người học ngành khoa học xã hội và nhân văn

Tên ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.2 Đánh giá về mức độ và lợi ích của phát huy tự do

Về đánh giá mức độ tự do của sinh viên đại học so với học sinh phổ thông, kết quả bảng khảo sát 2.3 cho thấy người học cho rằng được tự do, chủ động trong học tập và nghiên cứu (158/446, chiếm 35,4% trên tổng số trả lời của người học), tự do hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập và đến lớp với 120/446, 26,9% trên tổng số trả lời

Ngày đăng: 13/07/2024, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w