1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trong các nhân tố tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia theo bạn nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong bối cảnh ngày nay vì sao

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

+ Xác định chính sách kinh tế: nhờ vào sản lượng cân bằng quốc gia, chính phủ có thể đặt ra các mục tiêu cho các chính sách kinh tế để đạt được mức độ hiệu quả của nền kinh tế.. Đây là m

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

**********

BÀI TẬP CHƯƠNG III - IV

MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ - MÃ HỌC PHẦN: 232BEE103811 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS LÊ NHÂN MỸ

NHÓM: 8 NĂM HỌC: 2023-2024

Trang 2

BÀI TẬP NHÓM:

Trong các nhân tố tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia, theo bạn nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong bối cảnh ngày nay Vì sao?

1 Tìm hiểu về sản lượng cân bằng quốc gia

1.1 Sản lượng cân bằng quốc gia là gì?

a Khái niệm:

- Sản lượng cân bằng quốc gia là mức sản lượng mà tại đó tổng cầu bằng tổng cung, là khi không có sự thiếu hụt hay dư thừa của một hàng hóa dịch vụ trên thị trường Nói cách khác, đây là mức sản lượng mà nền kinh tế sản xuất ra đúng bằng lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài muốn mua

b Đặc điểm:

- Mức sản lượng: là mức sản lượng mà nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhất; tại mức sản lượng này, tổng cầu bằng tổng cung, nghĩa là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ được mua

- Tính ổn định: nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh về mức sản lượng cân bằng và sản lượng cân bằng này có thể bị thay đổi bởi các tác động, biến động trong nền kinh tế

- Mức độ sử dụng nguồn lực: sản lượng cân bằng quốc gia cho thấy mức độ sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực lao động, nguồn lực vốn trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ

- Mức giá: mức giá cân bằng tại điểm cân bằng của tổng cầu và tổng cung, bên cạnh đó, sự thay đổi của giá cả sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng

- Chính sách kinh tế: Chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế hiệu quả để đạt được mức sản lượng cân bằng và đồng thời duy trì nó ở mức cao và ổn định

c Vai trò:

- Sản lượng cân bằng quốc gia nắm giữ một số vai trò như sau:

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: thể hiện mức độ sử dụng nguồn lực lao động và nguồn lực vốn liệu có hiệu quả hay đang bị lãng phí

Trang 3

+ Xác định chính sách kinh tế: nhờ vào sản lượng cân bằng quốc gia, chính phủ có thể đặt ra các mục tiêu cho các chính sách kinh tế để đạt được mức độ hiệu quả của nền kinh tế

+ Dự báo phát triển kinh tế: góp phần dự báo xu hướng phát triển kinh tế trong tương lai, giúp phát hiện các rủi ro kinh tế tiềm ẩn như suy thoái, giảm phát, lạm phát,

+ So sánh kinh tế quốc tế: xem xét và so sánh mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia, đánh giá được năng lực cạnh tranh của các quốc gia trên thị trường cạnh tranh quốc tế

1.2 Các yếu tố tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia

b Xuất khẩu ròng

đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia Xuất khẩu ròng được xác định bằng cách tính sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định Đây là một chỉ số quan trọng cho thấy khả năng cạnh tranh và thị trường xuất khẩu của một quốc gia.

- Theo đó, khi một quốc gia có có tính cạnh tranh cao trong quá trình xuất khẩu tại thị trường quốc tế thì xuất khẩu ròng sẽ tăng lên Ngược lại, khi hàng xuất khẩu của quốc gia đắt hơn hàng nhập khẩu các nước khác thì người tiêu dùng trong nước sẽ chọn mua hàng từ nước ngoài để có giá ưu đãi hơn Lúc này, xuất khẩu ròng sẽ giảm sút gây ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia

c Chi tiêu chính phủ

- Chi tiêu của chính phủ là khoản chi của khu vực công dành cho việc mua hàng hóa và cung cấp các dịch vụ như giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và quốc phòng

Trang 4

- Khi chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng hiện tại để đáp ứng trực tiếp các nhu cầu và yêu cầu cá nhân hoặc tập thể của cộng đồng, chi tiêu chính phủ được phân loại là chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ

- Khi chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng trong tương lai, chi tiêu chính phủ được phân loại là đầu tư của chính phủ Những khoản này bao gồm tiêu dùng công cộng và đầu tư công, và thanh toán chuyển khoản

- Chi tiêu của chính phủ thường được sử dụng làm công cụ chính sách chủ yếu để điều tiết tổng mức chi tiêu (hay tổng cầu) trong nền kinh tế Tuy nhiên, khó có thể đạt được những thay đổi ngắn hạn trong chi tiêu của chính phủ do có những khó khăn về hành chính và chính trị, đặc biệt khi việc cắt giảm chi tiêu làm thu hẹp tổng cầu

d Chi tiêu đầu tư

- Là khoản chi của doanh nghiệp để mua những sản phẩm đầu tư, dự trữ tồn kho, đầu tư cho nguồn nhân lực

- Chi tiêu cho đầu tư thường có tính chất dài hạn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của một tổ chức hay doanh nghiệp Nó được xem là một sự đầu tư cho tương lai, với hy vọng mang lại lợi nhuận và giá trị gia tăng trong thời gian dài sau khi đã thực hiện Việc quản lý và đánh giá cẩn thận chi tiêu cho đầu tư là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức mạnh cạnh tranh của tổ chức hay doanh nghiệp

2 Nhân tố quan trọng nhất tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia

2.1 Giới thiệu

- Trong những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng quốc gia vai trò chính phủ nói chung và chi tiêu chính phủ nói riêng ngày càng thu hút sự chú ý Đây là một trong những công cụ quan trọng mà chính phủ sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế và ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng quốc gia

- Chi tiêu chính phủ bao gồm nhiều hạng mục với các chức năng khác nhau như chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường; chi tiêu cho sản xuất của chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ thị trường (khi các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp tham gia sản xuất và kinh doanh hàng hóa trên thị trường); và

Trang 5

chi tiêu cho đầu tư phản ánh đầu tư công vào hình thành vốn đem lại lợi ích dài hạn như cơ sở hạ tầng, đường xá, trường học, bệnh viện Về bản chất, chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường là hàng hóa và dịch vụ được cung cấp miễn phí hay ở mức giá thấp hơn rất nhiều so với chi ốm phí sản xuất Những dịch vụ cơ bản miễn phí được chính phủ cung cấp cho xã hội có thể kể đến như an ninh quốc phòng, thực thi pháp luật, y tế cộng đồng, phổ cập giáo dục tiểu học, nghiên cứu khoa học cơ bản hay dịch vụ hỗ trợ thị trường Giá trị hàng hóa và dịch vụ phi thị trường được chính phủ cung cấp được tính theo phương pháp chi tiêu, tức khoản chi phí mà chính phủ phải tiêu tốn cho việc sản xuất và cung cấp hàng hóa này

- Hơn nữa, có nhiều người cho rằng: chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực hiện các chức năng thực thi pháp luật, cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, hàng hóa và dịch vụ có ngoại ứng tích cực, và những dịch vụ hỗ trợ thị trường

- Theo Knack và Keefer (1995), chi tiêu chính phủ cho các hoạt động thực thi pháp luật và trật tự sẽ tạo dựng môi trường kinh tế - xã hội ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, các chương trình chi tiêu của chính phủ cung cấp

hàng hóa công có giá trị như quốc phòng, công nghệ, truyền thông, cơ sở hạ tầng và hàng hóa có ngoại ứng tích cực như y tế và giáo dục đều là những yếu tố cơ bản quyết định tăng trưởng kinh tế

2.2 Tác động của nhân tố Chi tiêu chính phủ

- Thật vậy, chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia mà đặc biệt là ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng Điều đó được thể hiện rõ qua việc chi tiêu của chính phủ Chi tiêu của chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng hay theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) còn gọi là đầu tư công

- Khi chính phủ chi tiêu cho các cơ sở hạ tầng như mở đường, đầu tư vào cảng biển, sân bay sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế

Trang 6

Theo Thủ tướng Chính phủ năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, đầu tư hạ tầng giao thông thúc đẩy động lực tăng trưởng, với các dự án giao thông được đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, giảm giá thành đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; tạo không gian phát triển mới vì đường đi đến đâu, mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhất là phát triển công nghiệp, các khu đô thị, dịch vụ…

- Chi tiêu vào giáo dục nhằm đào tạo lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn cao giúp làm tăng năng suất lao động và tăng sản lượng

Chính phủ chi cho giáo dục đạt tối thiểu 20% tổng chi ngân sách hàng năm Theo Chính phủ, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững

- Chi tiêu vào nghiên cứu nhằm tạo tạo được các sản phẩm, dịch vụ mới tạo cơ hội cạnh tranh, thúc đẩy thương mại phát triển

- Chi tiêu phát triển các ngành công nghệ cao giúp tạo ra các dây chuyền tự động nâng cao quá trình sản xuất

- Các chính sách tài khóa được Chính phủ thực hiện thông qua các biện pháp thay đổi chi tiêu và thuế, nhằm tác động vào quy mô của hoạt động kinh tế đất nước, thúc đẩy tăng trưởng và đưa kinh tế về trạng thái cân bằng nếu rơi vào suy thoái hoặc phát triển quá mức

- Chi chuyển nhượng: là khoản trợ cấp của Chính phủ cho những đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó 6han như người nghèo, người già neo đơn và nhóm người dễ bị tổn thương khác trong xã hội… Chi chuyển nhượng tác động đến tổng cầu hay sản lượng can bằng qua việc tác động đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân

Theo Knack và Keefer (1995), chi tiêu chính phủ cho các hoạt động thực thi pháp luật và trật tự sẽ tạo dựng môi trường kinh tế - xã hội ổn định và tạo điều kiện thuận lợi

- Ngoài các tác động tích cực của chi tiêu chính phủ thì vẫn có một số những tác động mang ý nghĩa tiêu cực Khi chính phủ chi tiêu thì cần phải có nguồn tiền, nguồn tiền đó được lấy từ nguồn khác nhau hoặc thuế hoặc vay nợ

Trang 7

- Đánh thuế: nếu chính phủ đánh thuế cao vào thu nhập cá nhân sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của người lao động, làm họ nản chí trong việc và ngừng công việc Lao động giảm dẫn đến giảm tổng cung trong khi thu nhập giảm dẫn đến giảm tổng cầu Từ đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Đánh thuế vào doanh nghiệp sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh, đầu tư

- Vay nợ: khi chính phủ vay nợ trong nước sẽ dẫn đến tình trạng chi tiêu chính phủ lấn át những khoản đầu tư tư nhân do chính phủ vay sẽ làm giảm nguồn vốn mà đáng lẽ sẽ được sử dụng cho đầu tư tư nhân Vay nợ nước ngoài sẽ làm tăng thêm nợ nước ngoài, dẫn đến tăng rủi ro mức độ phụ thuộc vào nước ngoài

2.3 Tác động của chính phủ đến sản lượng cân bằng quốc gia

Chính phủ có thể tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia (GDP) theo nhiều cách thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô của mình Dưới đây là một số ví dụ:

+ GDP theo phương pháp chi tiêu tính toán dựa trên mức chi tiêu của các thành phần kinh tế trong một quốc gia Cách tính GDP theo phương pháp chi tiêu có như sau:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

- C (Consumption): chi tiêu cá nhân - I (Investment): đầu tư

- G (Government Spending): chi tiêu Chính phủ

- NX (Net Export): cán cân thương mại, với NX = Xuất Khẩu (X: Export) – Nhập Khẩu (M: Import)

Trang 8

Nếu nhìn vào công thức trên thì chi tiêu Chính phủ sẽ đóng góp một phần vào GDP của quốc gia

+ Các chương trình chi tiêu Chính phủ giúp cung cấp các hàng hoá công cộng quan trọng như cơ sở hạ tầng và giáo dục, từ sự gia tăng chi tiêu Chính phủ có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân

+ Tuy nhiên trong một số trường hợp sự cắt giảm quy mô chi tiêu Chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

+ Cụ thể, nếu chi tiêu Chính phủ bằng không sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế rất thấp, bởi vì việc thực thi các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, phát triển cơ sở hạ tầng… sẽ rất khó khăn nếu không có Chính phủ

+ Tuy nhiên, chi tiêu Chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng cần thiết nói trên thì sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả

Thuế:

+ Việc tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của người tiêu dùng và doanh nghiệp, dẫn đến giảm chi tiêu và đầu tư, từ đó làm giảm GDP Ngược lại, giảm thuế có thể kích thích tiêu dùng và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng GDP

+ Thuế làm thay đổi thu nhập khả dụng và tiêu dùng, tác động đến giá cả, sản lượng + Thuế còn hạn chế vai trò của số nhân trong quá trình lan truyền tác đ in ộng của các thành tố tổng cầu Sản lượng sẽ thay đổi ít hơn khi không có thuế thu nhập

+ Giảm gánh nặng tài chính cho chính phủ, cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm bất bình đẳng thu nhập, kích thích tiết kiệm và đầu tư:

 Với nghĩa đó, thuế (như hàm số của thu nhập) có vai trò là một “van” ổn định tự động

 Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu Chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số của nền kinh tế như: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; kiểu phân bổ nguồn lực; phân phối thu nhập, hay nói cách khác chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế

b Chính sách tiền tệ:

Trang 9

 Chính sách tiền tệ (CSTT) tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phân bổ

nguồn tiền, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế, ổn định xã hội, tạo tiền đề cho kinh tế hồi phục

+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp: CSTT nới lỏng sẽ giúp gia tăng nhu cầu trong nền kinh tế từ đó các doanh nghiệp (DN) sẽ đẩy mạnh sản xuất và cần nhiều nhân lực hơn Kết quả tác động tới tỷ lệ thất nghiệp

+ Kiểm soát lạm phát: CSTT thắt chặt là một công cụ giúp chính phủ giảm giá cả hàng hóa khi lạm phát tăng quá mạnh

+ Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP: Việc đưa ra các CSTT phù hợp sẽ đảm bảo tăng trưởng GDP của quốc gia

Lãi suất:

Ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh lãi suất để ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư Lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích vay mượn và chi tiêu, từ đó thúc đẩy GDP Ngược lại, lãi suất cao hơn sẽ làm giảm chi tiêu và đầu tư, làm giảm GDP

Cung tiền:

Ngân hàng trung ương cũng có thể điều chỉnh cung tiền để ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế Tăng cung tiền có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể dẫn đến lạm phát cao hơn -> Kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng thanh khoản trong nền kinh tế, giảm lãi suất

3 Các chính sách khác:

- Chính sách thương mại: Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ thương

mại như thuế quan hoặc hạn ngạch để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh nước ngoài, tăng việc làm trong nước Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến giá cả cao hơn cho người tiêu dùng và giảm hiệu quả kinh tế

- Chính sách giáo dục và đào tạo: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo có thể nâng cao

kỹ năng của lực lượng lao động, dẫn đến tăng năng suất và GDP

- Chính sách đổi mới sáng tạo: Chính phủ có thể hỗ trợ đổi mới sáng tạo bằng cách

đầu tư vào nghiên cứu và thúc đẩy phát triển công nghệ mới, hoặc cung cấp các ưu đãi cho các doanh nghiệp đổi mới

Trang 10

BÀI TẬP CÁ NHÂN:

Nhà kinh tế Joshep Schumpeter có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Ông kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo” Bạn có đồng ý với quan điểm của ông không? Vì sao?

Họ và tên: Nguyễn Bảo Diệp MSSV: K234131473 Bài làm:

Joseph Alois Schumpeter (8/2/1883 - 8/1/1950) sinh ra ở Moravia - là một nhà kinh tế chính trị người Áo-Mỹ Ông được xem là một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất vào những năm thế kỷ 20, đại diện tiêu biểu của xã hội học kinh tế hiện đại Nhắc đến Joseph Schumpeter, người ta nghĩ ngay đến lý thuyết nổi tiếng của ông mang tên “sự phá hủy sáng tạo”

“Sự phá hủy sáng tạo” được đề cập đến trong tác phẩm “Lý thuyết về Phát triển Kinh tế” (1911) Ông lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm” và kết luận rằng các cuộc suy thoái thì tốt

Trang 11

bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Cho đến nay, lý thuyết này của ông vẫn còn tiếp tục được thảo luận và tranh luận bởi các nhà kinh tế Theo em, lý thuyết này hoàn toàn đúng Sự thoải mái là trạng thái con người cảm thấy dễ chịu, hài lòng với bản thân, với những điều xung quanh mà không có cảm giác khó chịu, lo âu hay căng thẳng Sự suy thoái là trạng thái sụt giảm dần, thường được dùng trong các thuật ngữ kinh tế chỉ cho một nền kinh tế đang dần đi xuống với các hoạt động sụt giảm dần của một quốc gia hay một khu vực Khi con người ta liên tục có việc làm, họ có thể đáp ứng đầy đủ được các nhu cầu của bản thân mình, có đủ khả năng để sống theo cách bản thân muốn, khi đó họ sẽ cảm thấy thoải mái Đây là một trạng thái tinh thần hoàn toàn tích cực mang lại nhiều lợi ích cho con người; tuy nhiên, sự thoải mái quá mức cũng có thể dẫn đến những tác hại mà tiêu biểu là sự tự mãn, khiến con người mất đi động lực để phấn đấu và phát triển bản thân, không chịu thay đổi và học hỏi những điều mới Con người sẽ dần dần lười biếng và cảm thấy thỏa mãn với những gì đang có, từ đó nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, mãi giậm chân tại chỗ và kéo dài hơn là bị suy thoái, tụt hậu hơn so với các nền kinh tế tiên tiến đang phát triển từng ngày Do đó, sự cạnh tranh và đổi mới là điều cần thiết cho sự phát triển kinh tế, thuyết “sự phá hủy sáng tạo” là một phần tự nhiên của quá trình phát triển để có thể dẫn đến những lợi ích lâu dài Các cuộc suy thoái, khủng hoảng trong nền kinh tế sẽ làm cho con người luôn phải nỗ lực tìm tòi, năng động và sáng tạo không ngừng để cải thiện tình trạng suy thoái Mặc dù suy thoái có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nhưng ở một khía cạnh nào đó nó vẫn có các yếu tố tích cực Nó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới xuất hiện và phát triển, giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn sau mỗi lần suy thoái, nền kinh tế sẽ phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại với cấu trúc hiệu quả hơn

Qua đó có thể thấy, “sự phá hủy sáng tạo” mang đến những điều mới, phát triển hơn, sáng tạo hơn cho nền kinh tế Một trong những ví dụ điển hình của thuyết “sự phá hủy sáng tạo” ngày nay là sự ra đời của thương mại điện tử cạnh tranh với các cửa hàng truyền thống Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã dẫn đến việc đóng cửa nhiều cửa hàng truyền thống vì sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, sản xuất của con người Hay sự ra đời của các ngành công nghiệp mới với các thiết bị hiện đại, tân tiến

Trang 12

mà tiêu biểu là công nghệ thông tin, sự xuất hiện này tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Tóm lại, lý thuyết “sự phá hủy sáng tạo” của Joseph Alois Schumpeter mang đến cho nền kinh tế nhiều lợi ích, nhiều yếu tố tích cực Sự phá hủy ở đây là phá hủy những điều đã cũ, mang tính chất cải thiện, nâng cấp và thay thế bằng những yếu tố mới tốt hơn, có lợi hơn cho nền kinh tế Bản chất của nền kinh tế là không ngừng vận động và phát triển bởi những nhu cầu ngày càng tăng cao của con người, vì thế trong thời đại ngày nay vẫn rất cần những sự phá hủy mang tính sáng tạo để góp phần phát triển và nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của con người

Họ và tên: Nguyễn Trần Quốc An MSSV: K234010002

Bài làm:

“Kết thúc là để bắt đầu”, đây là một câu nói tôi vô cùng ấn tượng và lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình đặc biệt khi bản thân đối diện với khó khăn, thất bại Phỏng theo câu nói của nhà kinh tế Joseph Schumpeter khi ông cho rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm” để rồi ông đưa ra kết luận về một sự “phá hủy sáng tạo” mà tại đó sau một sự suy thoái, khủng hoảng con người buộc phải sáng tạo và năng động Bản thân tôi hoàn toàn thấm thía và có những nhận thức tương đồng với Joseph Schumpeter

Trải qua những năm tháng hoành hành của đại dịch COVID-19, tôi chứng kiến sự thay đổi và biến chuyển của muôn vàn hình thái kinh tế Trong đó tiêu biểu là sự ra đời của khái niệm “Work from home” Có thể khẳng định, sự thích nghi với khó khăn của con người hiện đại là rất tốt khi trong bối cảnh người ta phải cách ly, hạn chế tiếp xúc thì một định nghĩa về “làm việc tại nhà” được ra đời và chúng ta đã không khỏi trầm trồ về sự hiệu quả của nó Nhân viên không cần đến cơ quan điều đó làm tiết kiệm chi phí mặt bằng và các khoản sinh hoạt đi lại nhưng chính vì ở nhà nên họ lại có một không gian thoải mái, thân thuộc để làm việc năng suất Nếu không có sự bùng phát của đại dịch dẫn đến sự gián đoạn của nền kinh tế thì liệu một kiểu làm việc sáng tạo như thế có ra

Trang 13

đời ? Đi kèm sau đại dịch là sự bùng phát của các dịch vụ thanh toán và mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử Các hãng công nghệ đã tận dụng khéo léo xu thế thời cuộc để tạo ra tiện ích mới làm thay đổi hoàn toàn thói quen tiêu dùng của con người trong suốt hàng thập kỷ qua kéo theo đó là sự tái cơ cấu, chuyển đổi công cụ, nền tảng của các công ty truyền thống để có thể theo kịp xu thế Rõ ràng, ta phải công nhận rằng mặc dù sự suy thoái nào cũng sẽ gây những hậu quả xấu ảnh hưởng đến đời sống thế nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, thật sự phải có những “cú ngã” đau điếng ấy, chúng ta mới nhận thấy khuyết điểm của chính mình mà thay đổi từ đó theo như ông bà ta có câu “Lùi một bước, tiến hai bước”

Schumpeter cũng đã đề cập đến “sự đốt cháy các cơ cấu cũ”, điều này nhìn vào thực tế ta có thể dễ dàng thấy Tại Việt Nam, sự phát triển của các nền tảng gọi xe công nghệ đã đẩy nghề lái xe ôm, taxi truyền thống đến mức nguy cấp, từ đó ta có thể thấy rằng ta có thể là vua ở nước ta trong 10 năm nhưng 10 năm sau nữa lại là một câu chuyện khác nếu ta không biết làm mới bản thân, cứ ngủ quên trên chiến thắng Vốn dĩ thương trường là một không gian cạnh tranh khốc liệt, vậy nên sau mỗi giai đoạn suy thoái là một hồi chuông cảnh tỉnh các công ty, nền kinh tế phải luôn có kế hoạch dự phòng và những phát triển định hướng cho tương lai thì mới ổn định mà phát triển Bằng không như một lẽ tất yếu, nền kinh tế sẽ tự đào thải những thứ không còn giá trị hoặc không còn sự phù hợp với thời cuộc

Từ sự suy thoái, phá hủy cũng lại là một cơ hội để các “mầm non” tham gia vào nền kinh tế khi mà các “cây đại thụ” bị chững lại thì đó chính là lúc cho các startup đổi mới sáng tạo xuất hiện và hoạt động độc lập tránh những chi phối từ các ông lớn Để rồi những khách hàng, là chúng ta, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi được tận hưởng những ưu đãi tốt hơn, có đa dạng sự lựa chọn hơn và giá thành rẻ hơn Sự cạnh tranh chính là động lực cơ bản của nền kinh tế, các công ty mới khi biết tận dụng bước lùi của các tập đoàn lâu năm có thể chen chân vào thị trường, từ đó tạo nên sự sôi động và tính cạnh tranh cao đòi hỏi tất cả phải luôn không ngừng đổi mới và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ

Trang 14

Riêng ở Việt Nam, sau đại dịch, chúng ta chứng kiến những hình thái kinh tế mới đầy đột phá ra đời, đối với đất nước chúng ta mà nói đây là một sự chuyển biến tích cực cho nền kinh tế Cộng thêm sự mở cửa chủ động linh hoạt trong việc thích ứng đại dịch, Việt Nam vẫn không ngừng hợp tác, đầu tư với các nước phát triển Cụ thể như những ông lớn công nghệ là Apple, SamSung,… dần dời nhà máy về Việt Nam, điều đó chứng tỏ chúng ta đã tận dụng tốt cơ hội để phát triển và bứt phá

Theo nhiều góc nhìn khác nhau, có thể quan điểm của Schumpeter là tích cực hoặc cũng có thể tiêu cực do sự suy thoái gây ra nhiều khó khăn đòi hỏi cần phải giải quyết thế nhưng đối với bối cảnh ngày nay, ta nhận thấy rằng sau sự suy thoái chúng ta đang dần hồi sinh và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Họ và tên: Đặng Thị Thanh Trà MSSV: K234131515

Bài làm:

Nhà kinh tế Joseph Schumpeter (1883-1950) là một nhà kinh tế chính trị người Mỹ, được xem là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 Ông nổi tiếng với các nghiên cứu về chu kỳ kinh tế, đổi mới sáng tạo và sự phát triển kinh tế

Áo-Nhà kinh tế này đã có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” được trình bày trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” (The Theory of Economic Development) xuất bản năm

1911 Để rồi từ đó ông đưa ra kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thí tốt bởi

vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo”.

Trước tiên, để có thể hiểu rõ hơn lập luận này của tác giả, ta cần phân tích kĩ từng ý trong nó Như ta đã biết, thoải mái là trạng thái mà chúng ta cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đang có, không cảm thấy lo lắng hay áp lực Thoạt nghe, ta có thể nghĩ rằng thoải mái sẽ dẫn đến hiệu quả cao trong công việc Tuy nhiên, nhà kinh tế Joseph

Schumpeter lại đưa ra lập luận rằng con người thường "thoải mái không hiệu quả" khi

họ liên tục có việc làm. Vì sao lại có nghịch lý này? Bởi vì khi con người làm việc

Trang 15

trong môi trường ổn định, không thay đổi, lặp đi lặp lại những công việc đều đặn, họ sẽ dễ dàng cảm thấy nhàm chán, thiếu áp lực và không cần nỗ lực nhiều Nếu tình trạng này cứ liên tục kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ quả hơn đó là thói quen tự mãn với những gì mình đang có ở hiện tại, không chịu thích nghi, thay đổi theo xu hướng mới và cũng không còn hứng thú tìm tòi, sáng tạo những thứ mới lạ Khi đó, họ chỉ biết hoạt động như những cái máy được lập trình sẵn, trở nên thụ động, thiếu linh hoạt, không còn sự bứt phá hay cầu tiến nào nữa Để rồi họ tự mình đánh mất đi cơ hội phát triển bản thân, bỏ lỡ những kiến thức mới, dần tụt hậu so với những người khác và sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả công việc của bản thân, nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến chất lượng công việc của tập thể Một ví dụ điển hình cho hiện tượng này đó chính các bạn sinh viên đang trên con đường học tập Ngày nay, hầu như các trường đều cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu cho sinh viên, điều này làm cho sinh viên cảm thấy thoải mái vì họ không cần phải lo lắng về việc tìm kiếm những nguồn tài liệu học tập Và hậu quả là hầu hết các bạn sinh viên đều quen với cách học này, không chịu tìm hiểu thêm kiến thức mới bên ngoài cũng như không tham gia các hoạt động nghiên cứu mà chỉ học để lấy điểm, không có mục tiêu phát triển bản thân Và cuối cùng, kết quả họ nhận được chỉ là những kiến thức hạn hẹp, không hề có những kỹ năng cần thiết, do đó đương nhiên họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hay cơ hội cho chính bản thân mình

Cũng như tác giả đã nói, “liên tục có việc làm” khiến người ta rơi vào trạng thái không hiệu quả Vì sao lại như vậy? Đương nhiên chúng ta biết rằng “liên tục có việc làm” mang đến sự ổn định và thỏa mãn tạm thời cho con người Tuy nhiên, nó cũng

tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân và xã hội Thứ nhất,

“liên tục có việc làm” dễ khiến con người quen với những cái cũ, những thứ vốn có Lặp

đi lặp lại công việc một cách máy móc trong khuôn khổ sẵn có kìm hãm sự sáng tạo, năng động, và khả năng thích nghi với những điều mới mẻ Thứ hai, sự thỏa mãn tạm thời từ việc làm ổn định có thể dẫn đến tự mãn, hài lòng với hiện tại Con người ít có động lực để tìm tòi, khám phá, sáng tạo những phương pháp, mô hình kinh doanh mới, những hướng đi riêng biệt trong công việc Thứ ba “liên tục có việc làm”, có thể khiến con người chỉ biết làm việc một cách máy móc, hoạt động trong một khuôn khổ có sẵn

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w