1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các công ty chứng khoán cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM giai đoạn 2018 - 2023
Tác giả Lê Hồ Lan Anh
Người hướng dẫn PGS. TS. Đặng Văn Dân
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (13)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (16)
    • 1.7. Bố cục bài nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG (18)
    • 2.1. Tổng quan về chứng khoán và cổ phiếu thường (18)
      • 2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán (18)
      • 2.1.2. Tổng quan chung về chứng khoán (23)
    • 2.2. Tổng quan về công ty chứng khoán (24)
      • 2.2.1. Khái niệm về công ty chứng khoán (24)
      • 2.2.2. Hoạt động chủ đạo của công ty chứng khoán (24)
      • 2.2.3. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán (26)
    • 2.3. Những vấn đề chung về giá cổ phiếu thường (28)
      • 2.3.1. Mệnh giá cổ phiếu thường (28)
      • 2.3.2. Giá trị sổ sách cổ phiếu thường (28)
      • 2.3.3. Giá trị thực của cổ phiếu thường (28)
      • 2.2.4. Giá trị thị trường của cổ phiếu thường (29)
    • 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường (29)
      • 2.4.1. Các nhân tố vĩ mô (29)
      • 2.4.2. Các nhân tố khác (34)
        • 2.4.2.2. Cổ tức trên mỗi cổ phần (35)
    • 2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường (41)
      • 2.5.1. Các nghiên cứu liên quan nước ngoài (41)
      • 2.5.2. Các nghiên cứu liên quan trong nước (43)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu (46)
    • 3.2. Các biến nghiên cứu (46)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu (48)
    • 3.4 Phương pháp và mô hình hồi quy (49)
      • 3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích tương quan (49)
      • 3.4.1. Mô hình hồi quy (49)
    • 3.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy (50)
  • CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (53)
    • 4.1. Kết quả thống kê mô tả và phân tích tương quan (53)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (53)
      • 4.1.2. Phân tích tương quan (58)
    • 4.2. Kết quả hồi quy (62)
      • 4.2.1. Kiểm định mô hình POOL (62)
      • 4.2.2. Kiểm định và lựa chọn mô hình hồi quy FEM hoặc REM (66)
      • 4.2.3. Kiểm định Hausman (68)
      • 4.2.3 Kiểm định mô hình REM (70)
    • 4.3. Thảo luận kết quả thực nghiệm (72)
  • CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ CỔ PHIẾU VÀ DUNG HÒA MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NHÀ ĐẦU TƯ (0)
    • 5.1. KẾT LUẬN (76)
    • 5.2 Khuyến nghị (77)
      • 5.2.1 Khuyến nghị đối với Công ty chứng khoán (77)
      • 5.2.2 Khuyến nghị đối với Nhà đầu tư (79)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (82)
  • PHỤ LỤC (84)

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG CỦA CÁC CÔ

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ những năm 2000, cho đến nay đã phát triển mạnh mẽ từ một thị trường sơ khai, non trẻ đã trở thành một thị trường có quy mô đáng kể trong khu vực Đồng thời, đây là nơi mà các chủ thể kinh doanh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả, nhằm đáp ứng được nhu cầu kinh doanh kịp thời, thông qua việc phát hành các loại chứng khoán Tính đến ngày 27/2/2024, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.360 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cuối năm 2023, tương đương 62,2% GDP ước tính năm 2023

Trong đó, vai trò của các Công ty Chứng khoán (CTCK) vô cùng quan trọng và đa chiều trên thị trường chứng khoán Họ vừa là cầu nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, hoạt động giao dịch chứng khoán giúp tại lập thanh khoản cho thị trường và cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính Nhìn chung, các công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán và nền kinh tế Nhờ sự hoạt động của các công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể gia nhập thị trường chứng khoán một cách dễ dàng và hiệu quả

Giá cổ phiếu là chỉ số quan trọng và được chú ý nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Biên động giá của các cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi hệ sinh thái các yếu tố vĩ môn, vi mô của nền kinh tế

Trong các nhóm ngành trên thị trường, nhóm chứng khoán ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai, cổ phiếu này được một lượng lớn nhà đầu tư chứng khoán lựa chọn đầu tư Do vậy, có rất nhiều công ty chứng khoán trong nhiều năm qua đã tăng vốn để có thể đáp ứng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Điển hình là trong phiên họp cổ đông đầu tháng 4/2024 sắp tới, Công ty chứng khoán Vietcap (VCI) sẽ trình kế hoạch phát hành thêm 280 triệu cổ phiếu, đưa vốn điều lệ vượt 7.000 tỷ VNĐ Việc tăng vốn của Vietcap thông qua phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông, chào bán riêng,…Ngoài ra, FPTS, ACBS và SSI – những công ty đứng đầu về quy mô vốn điều lệ hơn 15.000 tỷ đồng cũng có kế hoạch tăng vốn vài trăm tới hàng nghìn tỷ đồng

Tuy nhiên, giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động từng ngày Việc phân tích giá cổ phiếu không chỉ dừng lại ở việc hiểu biết về các yếu tố cơ bản và kỹ thuật ảnh hưởng đến giá, mà còn đòi hỏi sự linh hoạt và sự đánh giá liên tục của các tình hình mới Thị trường chứng khoán là một môi trường đầy biến động, được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như sự biến động của thị trường quốc tế, biến động kinh tế và chính trị trong nước, sự biến động của ngành công nghiệp cụ thể, và thậm chí là tâm lý của các nhà đầu tư

Do đó, việc phân tích giá cổ phiếu không chỉ đơn thuần là việc xem xét dữ liệu lịch sử và dự đoán xu hướng tương lai, mà còn đòi hỏi sự nhạy bén trong việc hiểu và phản ứng với các thông tin mới, sự kiện và các nhịp biến động trên thị trường Vì thế nhà đầu tư chứng khoán cần liên tục cập nhật và điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình dựa trên thông tin mới nhất và đánh giá hiện tại của tình hình thị trường Vì vậy, trong những năm gần đây, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường được các nhà nghiên cứu về kinh tế quan tâm do ý nghĩa quan trọng của nó Xuất phát từ mối quan tâm việc xác định các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu, tác giả chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phần chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các công ty chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Hồ Chí Minh nhằm đề xuất kiến nghị cho nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết nhằm hài hòa lợi ích hai bên, song song đó là rút ra hàm ý cho cơ quan quản lý phát triển ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM

- Đo lường mức độ tác động chúng đến giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM

- Đề xuất các kiến nghị hỗ trợ nhà đầu tư nhận diện rõ ràng hơn các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu thường của công ty cổ phần chứng khoán niêm yết trên sàn, hàm ý hỗ trợ nhà phát hành và cơ quan quản lý trong việc bảo vệ lợi ích cổ đông, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, bài luận được thực hiện sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các Công ty Cổ phần Chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM?

- Mức độ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các Công ty Cổ phần Chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM?

- Có những kiến nghị nào được đưa ra giúp nhà đầu tư nhân diện rõ ràng các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, cần kiến nghị cho nhà phát hành như thế nào để bảo vệ, hài hòa lợi ích cho cổ đông và hỗ trợ cơ quan quản lý phát triển ổn định thị trường cổ phiếu Việt Nam?

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu: 16 công ty trong ngành chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn 2018 đến 2023.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Dựa trên những nghiên cứu trước đây và hệ thống cơ sở lý thuyết để tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng và tác động của chúng đến giá cổ phiếu thường của các CTCP chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM

Phương pháp định lượng: Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê STATA 17 để thực hiện phân tích Dữ liệu thu thập được sàng lọc nhằm xác thực độ chính xác, hợp lệ của kết quả sử dụng cho công trình nghiên cứu Sau đó sẽ tiến hành thống kê mô tả và phân tích tương quan Kết quả thu được sẽ tiếp tục đưa vào phân tích theo mô hình hồi quy POOL, mô hình REM và mô hình FEM Sau đó kiểm định phương sai thay đổi, kiểm tra đa cộng tuyến và kiểm định Hausman để lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất.

Đóng góp của đề tài

Bài luận về "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại Việt Nam" không chỉ là một đề tài lý thuyết mà còn mang lại nhiều ứng dụng thực tiễn quan trọng Bằng cách tập trung vào việc phân tích và đánh giá các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, ngành công nghiệp, và tâm lý thị trường, nghiên cứu này đem lại nhiều lợi ích đối với cả nhà đầu tư và thị trường chứng khoán Việt Nam

Về mặt thực tiễn, thông qua việc cung cấp thông tin và phân tích chính xác về các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu, đề tài này giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư thông minh Đồng thời, nó cũng hỗ trợ quản lý rủi ro, tăng cường hiểu biết và kiến thức về thị trường, và hỗ trợ cho việc phát triển các chiến lược đầu tư hiệu quả

Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp thông tin chi tiết và phân tích sâu sắc về tình hình thị trường, nghiên cứu này cũng có thể hỗ trợ cho các quyết định chính sách và quản lý thị trường từ phía cơ quan quản lý và tổ chức tài chính, giúp họ đưa ra các biện pháp hiệu quả để ổn định và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Tóm lại, đề tài này không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao kiến thức và hiểu biết mà còn mang lại nhiều lợi ích thực tiễn và hỗ trợ quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài phần Mục lục, Danh mục viết tắT, Danh mục bảng biểu, Danh mục hình vẽ, Tài liệu tham khảo và Phục lục, bài luận bao gồm các chương sau:

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về giá cổ phiếu thường và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thương

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5 Kết luận và hàm ý

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG

Tổng quan về chứng khoán và cổ phiếu thường

2.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán

2.1.1.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một hệ thống hoạt động cho phép cá nhân và tổ chức mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản tài chính khác Đây là nơi mà các công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu cho nhà đầu tư, và cũng là nơi mà nhà đầu tư có thể mua và bán các loại tài sản tài chính để đầu tư và giao dịch

Vị thế của thị trường chứng khoán trong hệ thống tài chính tổng thể có thể được minh họa thông qua sơ đồ sau:

Hình 2.1 Vị thế thị trường chứng khoán trong hệ thống tài chính

Nguồn: Giáo trình thị trường chứng khoán (2008)

Một số khái niệm quan trọng trong thị trường chứng khoán bao gồm:

- Cổ phiếu: Đại diện cho một phần sở hữu của một công ty Cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty

- Trái phiếu: Là công cụ nợ có thể được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc chính phủ để huy động vốn Người mua trái phiếu sẽ nhận lại số tiền gốc ban đầu cùng với lãi suất

- Thị trường chứng khoán cơ bản: Nơi mà các công ty phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu mới để huy động vốn từ các nhà đầu tư

- Thị trường chứng khoán phụ: Nơi mà cổ phiếu và trái phiếu đã được phát hành trước đó được mua bán giữa các nhà đầu tư

- Chỉ số chứng khoán: Là một con số biểu diễn sự biến động trung bình của một nhóm cổ phiếu hoặc trái phiếu trong thị trường chứng khoán, thường được sử dụng để đo lường hiệu suất của thị trường chứng khoán

2.1.1.2 Phân loại thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí khác nhau Việc phân loại này giúp hiểu rõ hơn về vai trò và tính chất của mỗi thị trường, từ đó hỗ trợ nhà đầu tư và các tổ chức trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược đầu tư phù hợp

Dựa vào tính chất của thị trường, thị trường chứng khoán được phân thành 3 loại: Phân loại theo hàng hóa, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn

Dựa trên sự luân chuyển vốn: Theo cách thức này, thị trường được phân thành hai loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp (hay còn gọi là thị trường cấp một) là thị trường phát hành các tài sản tài chính Trên thị trường này, vốn từ các nhà đầu tư được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà phát đầu tư mua các tài sản tài chính phát hành Thị trường chứng khoán thứ cấp

(hay còn được gọi là thị trường cấp hai) là thị trường mua đi bán lại những tài sản tài chính đã được phát hành Có hai động lực cơ bản để các chủ thể kinh doanh trên thị trường thứ cấp, đó là “Động cơ thúc đẩy do thông tin” và động cơ thúc đẩy do khả năng tiền tệ” Các nhà động cơ thức đẩy có thông tin, họ tin rằng họ đang nắm các tin tức có lợi mà có thể giúp họ kinh doanh hưởng chênh lệch giá từ các khoản đầu tư chứng khoán Còn các nhà đầu tư vì khả năng tiền tệ, lại hoạt động trên thị trường thứ cấp theo phương diện đang thừa hoặc thiếu tiền và cần phải giải quyết nhu cầu đó

Dựa vào hoạt động của thị trường: Theo cách thức này, thị trường được phân thành hai loại là thị trường tập trung và thị trường phi tập trung Thị trường tập trung – Sở giao dịch: Tại các sàn giao dịch chứng khoán, các bên mua và bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm cụ thể để tiến hành giao dịch mua bán và trao đổi chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, có hai Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam là HNX (Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và HOSE, HSX (Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh) Thị trường chứng khoán phi tập trung - OTC nơi mà các giao dịch diễn ra thông qua hệ thống giao dịch không tập trung hoặc qua các quầy giao dịch, không có một địa điểm giao dịch chính thức như các sàn giao dịch truyền thống Trong thị trường OTC, khối lượng giao dịch thường lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường tập trung

Dựa vào hàng hóa trên thị trường: Thị trường cổ phiếu là nơi diễn ra các giao dịch mua bán cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu một phần của doanh nghiệp Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ trở thành cổ đông của doanh nghiệp và có quyền nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường trái phiếu nơi diễn ra các hoạt động mua bán trái phiếu Trái phiếu là loại chứng khoán nợ được tổ chức hoặc cá nhân phát hành để huy động vốn Nhà đầu tư mua trái phiếu sẽ cho phép tổ chức hoặc cá nhân phát hành vay tiền và nhận lãi định kỳ trong thời gian đáo hạn Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các hợp đồng phái sinh Các hợp đồng phái sinh là các loại chứng khoán được tạo ra dựa trên giá của một tài sản cơ sở Nhà đầu tư mua hợp đồng phái sinh sẽ có quyền lợi hoặc nghĩa vụ phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở

2.1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Có 3 nhóm chủ thể tham gia vào Thị trường chứng khoán (TTCK):

Nhà phát hành: Các tổ chức nhà phát hành là những đơn vị cần nguồn vốn và họ tiến hành việc huy động tiền bằng cách tham gia vào thị trường chứng khoán Thông thường, các nhà phát hành bao gồm: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương phát hành các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp Các tổ chức tài chính phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng, nhằm hỗ trợ hoạt động của mình

Nhà đầu tư: Nhà đầu tư cá nhân - các nhà đầu tư có nhân khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều có mong muốn cải thiện và đem lợi loại nhuận cho nguồn vốn sẵn có Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường chứng khoán, lợi nhuận luôn đi kèm rủi ro Muốn kiếm được một mức sinh lời cao thì phải chịu rủi ro cao và ngược lại Nhà đầu tư có tổ chức là các tổ chức hoặc tổ chức tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán để đầu tư và quản lý vốn từ nhà đầu tư khác

Các tổ chức liên qua n đến chứng khoán: Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động trên TTCK; Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán; Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán; Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm; Các tổ chức tài trợ chứng khoán;…

2.1.1.4 Vai trò của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống tài chính của một quốc gia với các vai trò chính sau:

Cung cấp vốn cho doanh nghiệp: Thị trường chứng khoán là nơi mà các công ty và doanh nghiệp có thể huy động vốn từ công chúng thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu Nhờ có thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới, và phát triển hoạt động kinh doanh

Tạo ra thanh khoản cho tài sản: Thị trường chứng khoán cung cấp một nền tảng để mua bán các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, và các sản phẩm phái sinh Thành lập thị trường này giúp tạo ra thanh khoản cho các tài sản này, giúp nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt và ngược lại

Tổng quan về công ty chứng khoán

2.2.1 Khái niệm về công ty chứng khoán

Theo quy định của Điều 2, Khoản 1 của Thông tư 121/2020/TT-BTC, công ty chứng khoán được xác định là doanh nghiệp được cấp phép bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ theo quy định của luật chứng khoán

2.2.2 Hoạt động chủ đạo của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm kết nối nhà đầu tư với doanh nghiệp, góp phần huy động vốn cho nền kinh tế Dưới đây là các hoạt động chủ đạo của CTCK tại Việt Nam

Mua bán chứng khoán cho khách hàng trên thị trường chứng khoán: Hỗ trợ khách hàng mở tài khoản chứng khoán; Tiếp nhận ủy quyền mua bán chứng khoán từ khách hàng; Thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch theo ủy quyền của khách hàng; Thanh toán tiền cho khách hàng khi giao dịch thành công

Cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng: Cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giá cả và biến động của chứng khoán; Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm đầu tư chứng khoán phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng; Hỗ trợ khách hàng xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Mua bán chứng khoán cho tài khoản của chính công ty với mục đích đầu tư kiếm lời: Phân tích thị trường và chọn lọc các chứng khoán tiềm năng để đầu tư; Thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch theo chiến lược đầu tư của công ty; Quản lý danh mục đầu tư và điều chỉnh chiến lược đầu tư khi cần thiết

2.2.2.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Hỗ trợ doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra thị trường: Tư vấn cho công ty về phương án phát hành chứng khoán phù hợp; Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ phát hành chứng khoán; Tìm kiếm NĐT cho chứng khoán phát hành; Bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp khi chứng khoán không được nhà đầu tư mua hết

Bảo lãnh phát hành chứng khoán giúp doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả và tiết kiệm chi phí CTCK cần có năng lực tài chính mạnh và uy tín cao để thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Giữ bảo quản và quản lý tài khoản chứng khoán của khách hàng: Mở và quản lý tài khoản chứng khoán cho khách hàng; Lưu ký chứng khoán của khách hàng (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, v.v.); Thanh toán cổ tức, lãi suất cho khách hàng; Cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán

Lưu ký chứng khoán: đây là công việc quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của nhà đầu tư Công ty lưu ký chứng khoán cần có hệ thống quản lý hiện đại và an toàn để bảo vệ tài sản của khách hàng

Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính: Tư vấn cho doanh nghiệp về sáp nhập, mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp; Tư vấn cho doanh nghiệp về huy động vốn thông qua các kênh khác như vay ngân hàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, v.v

Cung cấp dịch vụ môi giới tín dụng: Giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; Tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục vay vốn và các điều kiện vay vốn

Cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường: Phân tích thị trường chứng khoán và cung cấp báo cáo nghiên cứu cho khách hàng; Đánh giá tiềm năng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có thể thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

2.2.3 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán

Hoạt động trung gian : Công ty chứng khoán đóng vai trò trung gian kết nối nhà đầu tư với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp huy động vốn và NĐT Công ty chứng khoán không trực tiếp sở hữu tài sản hay tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động này

Hoạt động dựa trên thông tin: Thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán cần thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường chứng khoán, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tâm lý nhà đầu tư, v.v để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả và cung cấp dịch vụ tốt NĐT và khách hàng

Hoạt động mang tính rủi ro cao: TTCK biến động liên tục do tác động của nhiều yếu tố, do đó hoạt động của công ty chứng khoán cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Công ty chứng khoán có thể bị thua lỗ trong hoạt động tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, v.v nếu không đánh giá đúng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sai lầm

Những vấn đề chung về giá cổ phiếu thường

2.3.1 Mệnh giá cổ phiếu thường

Mệnh giá cổ phiếu thường là giá trị ghi trên tờ cổ phiếu do công ty phát hành quy định Mệnh giá thường được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ, tại Việt Nam là đồng Việt Nam (VNĐ)

Thông thường, mệnh giá cổ phiếu khi công ty mới thành lập được tính như sau:

Mệnh giá= Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Tổng số cổ phiếu đăng ký phát hành (3.1)

2.3.2 Giá trị sổ sách cổ phiếu thường

Giá trị sổ sách cổ phiếu thường là một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu Giá trị sổ sách được tính bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu của công ty chia cho số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Công thức tính giá trị sổ sách:

Giá trị sổ sách =Tổng tài sản−Tổng nợ−Giá trị cổ phiếu ưu đãi (nếu có)

2.3.3 Giá trị thực của cổ phiếu thường

Giá trị thực của cổ phiếu thường là giá trị nội tại của cổ phiếu, phản ánh tiềm năng sinh lời và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Giá trị thực thường cao hơn giá trị sổ sách và giá thị trường của cổ phiếu

Cách xác định giá trị thực của cổ phiếu thường: Phân tích cơ bản (Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích ngành nghề kinh doanh, thị trường mục tiêu và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Dự báo khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai) Sử dụng mô hình định giá (Mô hình chiết khấu dòng tiền – DCF, Mô hình tăng trưởng, Mô hình so sánh,…)

2.2.4 Giá trị thị trường của cổ phiếu thường

Giá trị thị trường của cổ phiếu thường là mức giá hiện tại mà cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán Giá trị thị trường được xác định bởi cung và cầu đối với cổ phiếu

Giá cổ phiếu thường sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tình hình tài chính và HĐKD của doanh nghiệp, điều kiện thị trường chung, tâm lý nhà đầu tư, các nhân tố vĩ mô.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường

2.4.1 Các nhân tố vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) là tỷ lệ phần trăm tăng hoặc giảm của giá trị GDP trong một kỳ thời gian nhất định (thường là một năm) so với kỳ trước đó

Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng GDP cho biết nền kinh tế đã phát triển hay suy giảm trong một khoảng thời gian nhất định

Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP:

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) =GDP năm sau−GDP năm trước

Theo nghiên cứu của Mehr-un-Nisa cùng ctg (2012) họ kết luận rằng GDP có ảnh hưởng tích cực đối với giá cổ phiếu Họ đã áp dụng phương pháp GMM để phân tích các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán của Pakistan, sử dụng mẫu dữ liệu bao gồm 875 công ty (trong đó có 654 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 1995 đến 2006) Nghiên cứu này chỉ ra rằng mỗi tăng trưởng 1% trong GDP sẽ dẫn đến một sự tăng lên 0,870 điểm trong giá cổ phiếu Điều này ngụ ý rằng tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu của các công ty, do tăng thu nhập và đầu tư trong quốc gia Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến TTCK (Mehr-un-Nisa cùng các tác giả, 2012)

Bảng 2.1 Một số nghiên cứu về tác động của tăng trưởng GDP đến Giá cổ phiếu

Biến độc lập Tác động lên giá cổ phiếu

Tăng trưởng GDP Cùng chiều Mehr-un-Nisa cùng ctg

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến mất giá trị của đồng tiền Nói cách khác, với cùng một lượng tiền, bạn có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát có thể do cầu kéo, khi cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng cao hơn cung, dẫn đến giá cả tăng lên Lạm phát do chi phí đẩy: Khi chi phí đầu vào sản xuất (như nguyên liệu, tiền lương, ) tăng lên, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí Lạm phát do tiền tệ: Khi lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng của sản xuất hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến mất giá trị của đồng tiền

Lạm phát gây ra giảm sức mua của đồng tiền: Người tiêu dùng có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn với cùng một lượng tiền Gây khó khăn cho người có thu nhập cố định: Nhóm người có thu nhập cố định như cán bộ công nhân viên chức, người già neo đơn, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát Gây mất ổn định kinh tế: Lạm phát cao có thể dẫn đến bất ổn kinh tế, ảnh hưởng đến đầu tư và kinh doanh

Công thức tính tỷ lệ lạm phát:

Tỷ lệ lạm phát =(CPI năm sau−CPI năm trước)

Trong bài nghiên cứu của Mukharije cùng ctg (1995), sử dụng mô hình VECM đã đưa ra kết luận rằng sự tăng trưởng của lạm phát sẽ làm giá cổ phiếu giảm đáng kể Cùng quan điểm này Joel Hinaunye (2012)

Bảng 2.2 Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tỷ lệ lạm phát lên

Biến độc lập Tác động lên giá cổ phiếu

Tỷ lệ lạm phát INF Ngược chiều Joel Hinaunye (2012)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị trao đổi giữa hai loại tiền tệ khác nhau Nói cách khác, tỷ giá hối đoái cho biết mức giá cần thiết để quy đổi một đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác

Tỷ giá hối đoái có vai trò thúc đẩy thương mại quốc tế: Tỷ giá hối đoái hợp lý giúp các doanh nghiệp dễ dàng mua bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường quốc tế Thu hút đầu tư nước ngoài: Tỷ giá hối đoái hấp dẫn có thể thu hút NĐT nước ngoài vào một quốc gia Ổn định kinh tế: Tỷ giá hối đoái ổn định giúp kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Noel Dilrukshan Richards cùng ctg (2009) đã tiến hành một nghiên cứu về tương tác giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại Úc Thông qua việc sử dụng phương pháp kiểm định đồng biến và mô hình Granger, các tác giả đã phát hiện mức độ tương tác giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu Trong khoảng thời gian từ

2003 đến 2006, nghiên cứu này chỉ ra rằng tăng tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến giá cổ phiếu trên TTCK Úc trong ngắn hạn Đồng thời, việc kiểm định đồng biến cũng cho thấy sự tác động của tỷ giá hối đoái đến giá cổ phiếu trong dài hạn

Bảng 2.3 Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tỷ giá hối đoái lên

Biến độc lập Tác động lên giá cổ phiếu Nội nguồn

Tỷ giá hối đoái (EX) Cùng chiều Noel Dilrukshan

Nguồn: tác giả tổng hợp

Cung tiền M2 là một khái niệm kinh tế quan trọng, thể hiện tổng lượng tiền tệ có tính thanh khoản cao đang lưu thông trong nền kinh tế vào một thời điểm nhất định Cung tiền M2 bao gồm các thành phần sau:

- M1: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 3 tháng

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm: Đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm Khách hàng không thể rút tiền trước kỳ hạn mà phải chịu phạt

- Chứng chỉ tiền gửi: Là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng thương mại phát hành, ghi nhận số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với kỳ hạn nhất định Khách hàng có thể rút tiền trước kỳ hạn nhưng phải chịu phạt

Công thức tính cung tiền M2:

M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm + Chứng chỉ tiền gửi (3.4)

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt cùng ctgn (2013), đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá thị trường của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (VNIndex) trong hai giai đoạn từ tháng 7 năm 2000 đến tháng 9 năm 2011 và từ năm 2006 đến năm

2012 Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố như cung tiền, sản lượng công nghiệp và giá dầu thế giới có mối liên hệ đồng biến với chỉ số giá thị trường

Các nghiên cứu thực nghiệm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường

2.5.1 Các nghiên cứu liên quan nước ngoài

Mohammad Al-Dwiry cùng ctg (2022), Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tác động của các yếu tố kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đến giá thị trường trên mỗi cổ phiếu bằng cách sử dụng dữ liệu bảng từ 13 ngân hàng thương mại Jordan niêm yết trong giai đoạn 2010–2021 Dựa trên cấp độ kinh tế vi mô, các biến số cụ thể của công ty là thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), tỷ lệ giá trên thu nhập (PE), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BV), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và quy mô (S) Tương tự, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát (INF) và cung tiền (MS) được chọn làm biến độc lập cho kinh tế vĩ mô trong khi biến phụ thuộc của công ty là giá thị trường trên mỗi cổ phiếu (MPS) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng nhiều nhất đến giá cổ phiếu (Arshad, Arshaad, Yousaf, & Jamil, 2015) Bài viết này đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô và cơ bản của ngân hàng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Jordan bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa biến Dựa trên kết quả hồi quy, hệ số EPS dương ở mức ý nghĩa 1% ngụ ý rằng EPS càng lớn thì MPS càng cao Những tác động tích cực tương tự đối với DPS, ROA và S được coi là những yếu tố dự báo chính về giá cổ phiếu ở Jordan Khối lượng được phát hiện là biến số quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong số các yếu tố Điều này cho thấy rằng vốn hóa thị trường của công ty càng lớn thì giá cổ phiếu càng cao Các biến chính ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bao gồm dữ liệu kinh tế vĩ mô như GDP và MS

Sebastianus Laurens (2018), Nghiên cứu cho thấy liệu DPS, EPS và PB có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu và lợi nhuận hay không Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc Phân tích định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật thống kê gọi là hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu lấy từ Danh mục Thị trường Vốn Indonesia năm 2005 và 2008 Kết quả cho thấy kết quả tương tự với nghiên cứu trước đó rằng không có ảnh hưởng giữa DPS và giá cổ phiếu cũng như có một ảnh hưởng đến lợi nhuận chứng khoán EPS cho thấy có sự ảnh hưởng của giá cổ phiếu và lợi nhuận Đối với PBV, có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhưng không có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu

Ishfaq Ahmed (2018), Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của ngành Dệt may tổng hợp Pakistan trong giai đoạn

2005 đến 2014 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 12 công ty dệt may Các kỹ thuật kinh tế lượng tiên tiến đã được sử dụng để xem tác động của các biến này Tác động của thu nhập và cổ tức trên mỗi cổ phiếu được xác định bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bội Nghiên cứu cho thấy cổ tức trên mỗi cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu có tác động tích cực và đáng kể đến giá cổ phiếu Nghiên cứu còn phát hiện thêm rằng mối quan hệ tích cực giữa cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Noel Dilrukshan Richards cùng ctg (2009) , Mục đích của bài viết này là kiểm tra sự tương tác giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái ở Úc Trong thời gian nghiên cứu, giá trị của TTCK tăng 2/3 và tỷ giá đồng đô la Úc tăng giá gần 1/3 Phân tích thực nghiệm được sử dụng cung cấp bằng chứng về mối quan hệ đồng liên kết tích cực giữa các biến này, với quan hệ nhân quả Granger được tìm thấy là chạy từ giá cổ phiếu đến tỷ giá hối đoái trong suốt thời kỳ lấy mẫu Mặc dù giá hàng hóa không được đưa vào nhưng tầm quan trọng của các kết quả này củng cố quan điểm cho rằng hai biến tài chính quan trọng này tương tác theo cách nhất quán với mô hình cân bằng danh mục đầu tư, nghĩa là biến động giá cổ phiếu gây ra những thay đổi trong tỷ giá hối đoái Điều này thách thức quan điểm truyền thống về nền kinh tế Úc là phụ thuộc vào xuất khẩu và cũng cho thấy rằng thị trường chứng khoán Úc có chiều sâu và tính thanh khoản để cạnh tranh đầy đủ về vốn trong nước và quốc tế với các thị trường lớn hơn khác

2.5.2 Các nghiên cứu liên quan trong nước

Ngọc Hưng Đặng cùng ctg (2018), thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của thông tin tài chính đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ 273 công ty niêm yết lớn trong giai đoạn từ 2006 đến 2016 Bằng cách sử dụng hồi quy bội, mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định bao gồm thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, quy mô công ty và giá cổ phiếu được điều tra Bài nghiên cứu thấy 4 nhân tố quyết định có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu với mức giải thích là 48,1% Tác động của thông tin tài chính đến giá cổ phiếu ngày càng mạnh mẽ trong năm 2015 và 2016 với mức giải thích trên 60%

Phạm Tiến Mạnh (2017), Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Nghiên cứu này tập trung vào 359 công ty đang niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, sử dụng dữ liệu thu thập trong 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, bao gồm cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu, chỉ số giá tiêu dùng và tổng sản phẩm quốc nội

Thân Thị Thu Thủy cùng ctg (2015) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư Điều này được thực hiện trên 359 công ty niêm yết và giao dịch trên

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, với việc sử dụng dữ liệu thu thập trong 5 giai đoạn 2012 - 2016 Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết Kết quả cho thấy có 5 yếu tố có tác động đến giá cổ phiếu, bao gồm cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu, chỉ số giá tiêu dùng và tổng sản phẩm quốc nội

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa cùng ctg (2014) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI là một phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mục tiêu của bài viết này là tìm hiểu những yếu tố nào góp phần vào dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển Để đạt được điều này, bài viết sử dụng một mẫu gồm 30 quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình và thấp từ năm 2000 - 2012 Phương pháp FGLS (Feasible Generalized Least Square) đã được áp dụng Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô thị trường, tổng dự trữ, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động và mức độ mở cửa thị trường là những yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển

Chương 2 trình bày khái quát về thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu và các nhân tố liên quan đến giá cổ phiếu tại Thị trường Chứng khoán Việt Nam Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng được đề cập Từ việc thống kê các nghiên cứu trước có liên quan, bài nghiên cứu sẽ đưa ra mô hình và phương pháp nghiên cứu ở chương 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp : Để phục vụ cho bài nghiên cứu, nguồn dữ liệu được tác giả sử dụng thu thập trên Báo cáo thường niên (BCTT) của các công ty Chứng khoán cổ phần niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2018 – 2023 Ngoài ra, nguồn dữ liệu còn được lấy từ tạp chí, sách báo, mạng Internet Cụ thể, các dữ liệu liên quan đến định giá, tỷ suất sinh lợi, kết quả kinh doanh lấy từ các trang web như vietstock.com, cafef.vn Còn các dữ liệu vĩ mô như tăng trưởng GDP, tăng trưởng lạm phát, tỷ giá hối đoái và tăng trưởng cung tiền của Việt Nam được thu thập qua từng năm trên các trang web như Tổng cục Thống kê, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chi tiết dữ liệu được trình bày trong phụ lục

Kích thước mẫu: Dữ liệu được tác giả thu thập và xây dựng với 96 biến quan sát theo dạng bảng.

Các biến nghiên cứu

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu

Nội dung Đơn vị đo lường

PRICE Giá đóng cửa của cổ phiếu VNĐ (Việt

GDP Tăng trưởng GDP % Sbv.gov (NHNN Việt

INF Tỷ lệ lạm phát % Sbv.gov (NHNN Việt

EX Tỷ giá hối đoái USD/VND vietstock.com

MS Tăng trưởng Cung tiền % vietstock.com

EPS Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần VNĐ BCTT

Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu

DPS Cổ tức trên mỗi cổ phần VNĐ BCTT

ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản % BCTT

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu % BCTT

Tốc độ tăng trưởng Doanh thu thuần

Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế

Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản

Tốc độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của đề tài thể hiện mối quan hệ của các nhân tố đến giá cổ phiếu thường của CTCK niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phương pháp và mô hình hồi quy

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả và phân tích tương quan

Sau khi thu thập dữ liệu và sắp xếp thành bảng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả các đặc điểm của các nhân tố tác động và giá cổ phiếu Đây cũng là bước đầu tiên trong quá trình phân tích dữ liệu

Bước tiếp theo, tác độ xác định mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập bằng cách lập ma trận tương quan (Correlation coefficient) Thông qua bước này, tác giả rút ra được biến phục thuộc có ý nghĩa thống kê khi xét đến mối tương quan với các biến độc lập hay không Nếu hệ số Sig nhỏ hơn 5%, có nghĩa biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê khi xét đến mối tương quan với biến độc lập đó Bên cạnh đó, tác giả xem xét hệ số pearson giữa 2 biến, nếu hệ số pearson

> 0 thì có nghĩa mối quan hệ tương quan theo chiều hướng tích cực, nếu hệ số pearson < 0 thì có nghĩa mối quan hệ tương quan theo chiều hướng tiêu cực

Ngược lại, nếu hệ số Sig lớn hơn 5%, điều này đồng nghĩa với biên phụ thuộc không có ý nghĩa thống kê khi xét đến mối tương quan với biến đồng lập Khi đó, tác giả loại các biến này để chạy mô hình hồi quy

Lưu ý, nếu xuất hiện cặp biến độc lập có hệ số tương quan lớn hơn 0.8, cần thận trọng khi đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến đối với 2 biến này

3.4.1 Mô hình hồi quy Để đo lường mối quan hệ giữa Giá cổ phiếu với các yếu tố: tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng cung tiền, EPS, P/E, DPS, ROA, ROE, tăng trưởng DTT, tăng trưởng LNST, tăng trưởng TTS, tăng trưởng VCSH, tác giả sử dụng ba phương pháp khác nhau: Phương pháp random effects (REM), Phương pháp fixed effects (FEM), Phương pháp pooled OLS.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Đầu tiên, tác giả chạy mô hình hồi quy Pool trước và thực hiện kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình bằng 2 phương pháp kiểm định sau:

➢ Kiểm tra đa cộng tuyến: Vấn đề đa cộng tuyến xảy ra khi hai hoặc nhiều biến độc lập trong mô hình có mối tương quan cao với nhau Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm:

- Ước lượng hệ số không chính xác: Ước lượng hệ số của các biến độc lập có thể bị sai lệch và không đáng tin cậy

- Sai số chuẩn lớn: Sai số chuẩn của các ước lượng hệ số có thể lớn, khiến cho việc kiểm định giả thuyết trở nên khó khăn

- Giảm hiệu quả: Mô hình có thể kém hiệu quả trong việc dự đoán biến phụ thuộc

- Khó khăn trong việc giải thích kết quả: Khó có thể xác định được vai trò của từng biến độc lập trong mô hình

Do đó, việc kiểm tra đa cộng tuyến là rất quan trọng đối với mô hình POOL để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả phân tích

Tác giả kiểm tra hệ số VIF của các biến độc lập, nếu hệ số VIF > 10 có nghĩa mô hình hồi quy POOl bị đa cộng tuyến và ngược lại

➢ Kiểm tra phương sai không thay đổi: Giả định này cho rằng phương sai của sai số không thay đổi theo giá trị của biến độc lập Việc vi phạm giả định phương sai không đổi trong mô hình POOL có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng

Tác giả thực hiện kiểm tra phương sai không thay đổi đối với mô hình mới thực hiện xong Có 2 giả thuyết được đặt ra:

- H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi

- H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi

Nếu hệ số Sig lớn hơn 5%, giả thuyết H0 được chấp nhận Có nghĩa mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi Còn ngược lại, nếu Sig nhỏ hơn 5%, mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi

Nếu trong quá trình kiểm định mô hình hồi quy POOL, xuất hiện 1 trong 2 hiện tượng trên hoặc cả 2 hiện tượng có nghĩa mô hình hồi quy POOL không phù hợp với thang đo nên tác giả cần tiến hành chạy mô hình khác là mô hình FEM và mô hình REM Sau khi khỏi chạy 2 mô hình này xong, tác giả tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn ra 1 trong 2 mô hình phù hợp với thang đo để nghiên cứu

➢ Kiểm định Hausman: phương pháp này cho phép ta lựa chọn giữa mô hình theo FEM và REM Giả thuyết H0 làm nền tảng cho kiểm định Hausman là tác động cá biệt của mỗi đơn vị chéo không gian không có tương quan với các biến hồi quy khác trong mô hình Nếu có tương quan (giả thuyết H0 bị từ chối), mô hình hồi quy theo REM sẽ cho kết quả bị thiên lệch, vì vậy mô hình theo FEM được ưa thích hơn

Sau khi chay mô hình hồi quy FEM và mô hình hồi quy REM, tác giả thực hiện kiểm định Hausman để chọn ra mô hình tốt nhất

Có 2 giả thuyết được đưa ra:

- H0: Chấp nhận mô hình REM

- H1: Chấp nhận mô hình FEM

Bước cuối cùng, khi lựa chọn được mô hình phù hợp, tác giả quay lại kiểm tra đa cộng tuyến và phương sai không thay đổi để chắc chắn mô hình không xuất hiện khuyết tật và có thể đưa ra kết quả tốt nhất

Chương này thể hiện cụ thể quy trình nghiên cứu và tiến trình thiết kế thang đo Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, tác giả thiết kế nên thang đo dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập và sau đó là hoàn chỉnh thang lại đo để có thể sử dụng trong thu thập thông tin và phân tích kết quả Chương này cũng đã trình bày về phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu bao gồm phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tương quan và kiểm định mô hình hồi quy POOL, REM, FEM.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thống kê mô tả và phân tích tương quan

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả

Variable Obs Mean Std dev Min Max

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Qua kết quả thống kê mô tả từ STATA, biết được các giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std.dev), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất (Max) của các CTCK cổ phần niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong những năm từ 2018 – 2023 Có đó, tác giả tổng hợp 14 yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các CTCK cổ phần Đầu tiên là yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ giá hối đoái (EX), cung tiền (MS)

Từ năm 2018 – 2023, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 5.44%, trong đó vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất với 8.02% - đây cũng là con số GDP cao nhất trong cả giai đoạn 2011 – 2023 GDP năm 2022 tăng trưởng ấn tượng một phần vì mức nền so sánh thấp Trong năm 2021, Việt Nam chịu tổn thất nặng nề do ảnh hưởng của Covid-19, với GDP chỉ tăng 2,58% so với năm 2020, dưới mức tiêu chuẩn đặt ra là 6,5% Tuy nhiên, năm 2022, dòng tiền từ bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (hay còn gọi là khu vực dịch vụ) đã tăng lên 19,8% so với năm trước, loại trừ ảnh hưởng của việc giá cả vẫn tiếp tục tăng 15,6% So với năm

2019 - thời điểm trước khi dịch bùng phát, tăng trưởng này cũng đạt 15% Trong danh sách các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) được xem là một trong những yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng của GDP Mặc dù vốn FDI cam kết đã giảm đi 11%, nhưng lượng vốn thực tế được giải ngân trong năm nay đã đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5%, mức cao nhất trong 5 năm trước đó

Tỉ lệ lạm phát trung bình 6 năm khoảng 2.96%, năm 2018 có tỷ lệ lạm phát cao nhất là 3.54% và năm 2021 lại có tỷ lệ lạm phát thấp nhất, chỉ 1.84%, độ lệch chuẩn của tỉ lệ lạm phát khá thấp, chỉ 0.5% Tỷ giá hối đoái trung bình 6 năm khoảng 23,248 đồng, tỷ giá hối đoái thấp nhất khoảng 22,600 đồng vào năm 2018 và cao nhất là vào năm 2023 với 23,170 đồng, độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái thấp (0.4%) Tăng trưởng tiền trung bình 6 năm giai đoạn 2018 – 2023 là 11.4%, cao nhất là vào năm 2019 với 14.78% và thấp nhất chỉ 6.5% vào năm 2022, độ lệch chuẩn 2.9%

Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) có giá trị trung bình trung 6 năm trong giai đoạn 2018 – 2023 là 1.897 đồng/1 cổ phiếu Trong đó, EPS của công ty Chứng khoán VNDirect vào năm 2021 là cao nhất với EPS là 7672 đồng/ 1 cổ phiếu Bên cạnh đó, EPS của công ty Chứng khoán Trí Việt vào năm 2022 chỉ - 2836.76 đồng/ 1 cổ phiếu Lý do chính khiến EPS âm là TVB ghi nhận khoản lỗ tự doanh 480 tỷ đồng trong năm 2022, chủ yếu do đầu tư vào các cổ phiếu sụt giá mạnh Nguyên nhân thua lỗ được cho là do TVB sử dụng đòn bẩy tài chính cao (tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu đạt 2,4 lần) và đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản thấp Số lượng cổ phiếu lưu hành của TVB tăng nhẹ trong năm 2022, dẫn đến việc chia nhỏ lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu, góp phần khiến EPS âm Không chỉ EPS của Công ty chứng khoán Trí Việt mà EPS của các công ty chứng khoán niêm yết trên sàn HOSE năm 2022 hầu hết đều thấp hơn EPS trung bình ngành Nguyên nhân do thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) trải qua đợt điều chỉnh mạnh trong năm 2022, giảm hơn 30% từ đỉnh tháng 4/2022 xuống đáy tháng 11/2022 Thị trường sụt giảm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động môi giới và tự doanh của các CTCK, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh

Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) có giá trị trung bình trung 6 năm trong giai đoạn 2018 – 2023 là 11.42% Trong đó, P/E của công ty Chứng khoán Thiên Việt vào năm 2022 là cao nhất với EPS khoảng 61.32% Mặc dù năm

2022, Thị trường chứng khoán suy giảm, nhưng PE của TVS lại cao nhất bởi số lượng cổ phiếu lưu hành của TVS thấp, điều này có thể dẫn đến P/E cao hơn Cũng trong năm này, P/E của công ty Chứng khoán Rồng Việt có P/E thấp nhất khoảng -9.19% do ảnh hưởng chung của ngành

Cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) có giá trị trung bình trung 6 năm trong giai đoạn 2018 – 2023 là 13,928 đồng/ cổ phiếu Trong đó, DPS của công ty Chứng khoán Vietcap vào năm 2020 là cao nhất với EPS là 27,303.66 đồng/ 1 cổ phiếu Bên cạnh đó, EPS của công ty Chứng khoán Tiên Phong vào năm 2018 chỉ 2370.18 đồng/ 1 cổ phiếu

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) có giá trị trung bình trung 6 năm trong giai đoạn 2018 – 2023 khoảng 12.50% Có nghĩa là trung bình 6 năm vừa qua, cứ

100 đồng TTS thì sinh ra 12.5 đồng lợi nhuận sau thuế Trong đó, ROA của công ty Chứng khoán APG vào năm 2021 là cao nhất với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 38.14% Năm 2021, không chỉ APG có ROA cao mà hầu như các CTCK khác niêm yết trên sàn HOSE cũng có ROA cao hơn trung bình Bởi vào năm 2021, chứng kiến thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) tăng trưởng ấn tượng với mức tăng hơn 35%, là một trong những thị trường tăng mạnh nhất khu vực châu Á Nhờ vậy, hoạt động môi giới và tự doanh của các CTCK ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đột phá, góp phần đẩy mạnh ROA Còn ROA của Công ty chứng khoán Trí Việt thấp nhất khoảng -28.42% vào năm 2022

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị trung bình trung 6 năm trong giai đoạn 2018 – 2023 khoảng 6.5 % Có nghĩa là trung bình 6 năm vừa qua, cứ 100 đồng vốn chủ sử hữu thì sinh ra 6.5 đồng lợi nhuận sau thuế Trong đó, ROE của công ty Chứng khoán APG vào năm 2021 là cao nhất với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 33.81% Còn ROA của Công ty chứng khoán Trí Việt thấp nhất khoảng -22.67% vào năm 2022

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) có giá trị trung bình trung 6 năm trong giai đoạn 2018 – 2023 khoảng 28.62 % Có nghĩa là trung bình 6 năm vừa qua, cứ 100 đồng vốn chủ sử hữu thì sinh ra 28.62 đồng lợi nhuận sau thuế Trong đó, ROE của công ty Chứng khoán APG vào năm 2021 là cao nhất với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 33.81% Còn ROA của Công ty chứng khoán Trí Việt thấp nhất khoảng -22.67% vào năm 2022

Do đặc thù của ngành chứng khoán, bài luận còn dựa trên những chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty như tốc độ tăng trưởng DTT (NR), tốc độ tăng trưởng LNST (PAT), tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản (TAS), tốc độ tăng trưởng Vốn Chủ sở hữu (EQU)

Bảng 4.2 Kết quả phân tích tương quan của các thành phần thang đo nghiên cứu

MPS GDP INF 0X MS EPS PE DPS R0A R0E R0S NR PAT TAS EQU

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích STATA 17

Căn cứ vào kết quả phân tích tương quan, tác quả nhận thấy, biến phụ thuộc MPS có ý nghĩa thống kê khi xét đến mối tương quan với các biến độc lập là GDP, INF, EPS, PE, DPS, ROA, ROE, ROS, PAT vì hệ số Sig đều nhỏ hơn 5% Bên cạnh đó, mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc MPS và GDP, INF là mối quan hệ tương quan theo chiều hướng tiêu cực, ngược chiều vì hệ số pearson < 0 Trong khi đó, mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc MPS và EPS, PE, DPS, ROA,ROE, ROS, PAT là mối quan hệ tương quan theo chiều hướng tích cực, cùng chiều vì hệ số pearson > 0

Ngoài ra, theo như kết quả phân tích, biến phụ thuộc MPS không có ý nghĩa thống kê khi xét đến mối tương quan với các biến độc lập là EX, MS, NR, TAS, EQUI vì hệ số Sig lớn hơn 5% Do đó, tác giả loại các biến độc lập trên ra khỏi thang đó phân tích

Sau khi loại các biến độc lập không thỏa điều kiện ra khỏi thang đo, thang đo mới được hình thành

Bảng 4.3 Kết quả phân tích tương quan của các thành phần thang đo nghiên cứu sau điều chỉnh

MPS GDP INF EPS PE DPS ROA ROE ROS PAT

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Lưu ý: Các cặp biến độc lập như

- ROA và EPS (hệ số tương quan 0.8910)

- ROE và ROA (hệ số tương quan là 0.8390)

Có hệ số tương quan là rất cao, cần thận trọng khi đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến đối với 2 biến này trong mô hình.

Kết quả hồi quy

4.2.1 Kiểm định mô hình POOL

Bảng 4.4 Kiểm định mô hình hồi quy POOL

Source SS df ms Number of obs = 96

Model 200.227.013 9 222.474.459 Prob > F = 0.0000 Rosidual 399.385.394 86 464.401.621 R-squarod = 0 8337 Total 24016.5552 95 252.805.844 Adj R-squared = 0.8163

Root MSE = 68.147 PRICE Coofficiont Std orr t P>lt l [95% conf intorval] GDP -1.085.185 4346643 -2.50 0 014 -1.949.269 -.2211006 INF -3.980.768 167.459 -2.38 9.020 -7.309.742 -.6517945 DPS 0095921 0014642 6.55 0 000 0066814 0125028

PE 5536921 0994027 5.57 0 000 3560861 7512981 DPS 0003043 000314 0.97 0 335 -.0003199 0009285 ROA -.2274233 2504666 -0.91 0 366 -.7253345 2704879 ROE -.8722894 234863 -3.71 0.000 -1.339.181 -.4053973 ROS -.0300669 0329151 -0.91 0 364 -.0955001 0353662 PAT 0010273 0058795 0.17 0 862 -.0106607 0127154 cons 1.856.624 5.557.976 3.34 0 00l 7.517.349 2.961.513

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Sau khi chạy mô hình hồi quy POOL, tác giả thực hiện kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình

➢ Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình mới thực hiện

Bảng 4.5 Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình hồi quy POOL

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Mô hình hồi quy POOL bị đa cộng tuyến do biến độc lập ROA, ROE có hệ số VIF > 10

Do đó, tác giả loại bỏ biến ROA, ROE ra khỏi mô hình và chạy lại mô hình với các biến còn lại

Bảng 4.6 Mô hình hồi quy POOL sau khi điều chỉnh

Source SS df ms Number of obs = 96

PRICE Coofficient Std orr t P > |t | [95% conf intrval]

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Sau khi loại bỏ các biến không thỏa mãn điều kiện, mô hình hồi quy POOL mới được hình thành Tác giả tiếp tục kiểm định đa cộng tuyến đối với mô hình mới

Kết quả nhận được là tất cả các biến độc lập đều có hệ số VIF < 10, Mô hình không bị đa cộng tuyến

Bảng 4.7 Kiểm tra đa cộng tuyến đối với mô hình hồi quy POOL đã điều chỉnh

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

➢ Kiểm tra phương sai không thay đổi

Tác giả thực hiện kiểm tra phương sai không thay đổi đối với mô hình mới thực hiện xong Có 2 giả thuyết được đặt ra:

- H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi

- H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4 8 Kết quả kiểm tra phương sai không thay đổi đối với mô hình hồi quy POOL chi2(35) = 67.67

Cameron & Trivedi 's decomposition of IM-test

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Từ kết quả phân tích, Hệ số Sig (Prob > chi2) nhỏ hơn 5% Nên giả thuyết H1 được chấp nhận Có nghĩa mô hình có hiện tượng tự tương quan

Qua quá trình kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình, mô hình xuất hiện cả hai hiện tượng là bị đa cộng tuyến và tự tương quan Mô hình hồi quy POOL không phù hợp với thang đo nên tác giả tiến hành kiểm định mô hình khác

4.2.2 Kiểm định và lựa chọn mô hình hồi quy FEM hoặc REM

4.2.2.1 Thực hiện mô hình FEM (tác động cố định)

Bảng 4.9 Thực hiện mô hình FEM (tác động cố định)

Fixed - effects (within) regression Nuber of obs = 96

Group variable: NAMEMH Nuber of group = 16

Prob > F = 0.000 PRICE Coefficient Std.err t P > |t| [95% conf interval] GDP -.9486708 4378966 -2.17 0.034 -1.821812 -.0755298 INF -4.217492 1.72625 -2.44 0.017 -7.659.537 -.7754467

PAT 0055254 0062752 0.88 0.382 -.0069869 0180378 _cons 2.180.316 6.910.322 3.16 0.002 8.024.372 3.558.195 sigma_u 3.4577761 sigma_e 6.6520907 rho 21271935 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

4.2.2.2 Thực hiện mô hình REM (tác động ngẫu nhiên)

Bảng 4.10 Thực hiện mô hình REM (tác động ngẫu nhiên)

Fixed - effects (within) regression Nuber of obs = 96

Group variable: NAMEMH Nuber of group = 16

Overal = 0.8337 max = 6 corr (u_i, X) = 0 (assumed) Wald chi2 (9) 425.40

PRICE Coefficient Std.err t P > |t| [95% conf interval] GDP -1.07815 432634 -2.49 0 013 -1926097 -.2302026 INF -3.985457 1.667792 -2.39 0.017 -7.254.268 -.716645

DPS 0003016 0003148 0.96 0.338 -.0003153 0009186 ROA -.2221717 2515363 -0 88 0 377 -.7151739 2708304 ROE -.8805737 2369022 -3.72 0.000 -1.344.894 -.4162539 ROS -.0284941 032949 -0 86 9.387 -.0930729 0360847 PAT 0011778 0058662 0.20 0 841 -.0103196 0126753 _cons 1.858.533 5.563.744 3.34 0 901 7.680593 29.49007 sigma_u 69349372 sigma_e 6.6520907 rho 01075162 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Sau khi chay mô hình hồi quy FEM và mô hình hồi quy REM, tác giả thực hiện kiểm định Hausman để chọn ra mô hình tốt nhất

Có 2 giả thuyết được đưa ra:

- H0: Chấp nhận mô hình REM

- H1: Chấp nhận mô hình FEM

PAT 0055254 0011778 0043476 0022284 b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg

B = Inconsistent under Ha, efficient under H0, obtained from xtreg Test of H0: Difference in coefficients not systematic chi2 (8) =(b-B)'[V_b-V_B)^(-1)](b-B)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Kết quả kiểm định Hausman cho tác giả thấy mô hình hồi quy REM phù hợp với thang đo hơn mô hình quy FEM trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các Công ty chứng khoán cổ phần trên Sàn giao dịch TP.HCM

Bảng 4.12 Kết quả mô hình hồi quy REM

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Theo đó, các nhân tố như DPS, ROA, ROS, PAT không có ý nghĩa thống kê Trong khi đó, biến GDP, INF có tác động cùng chiều lên MPS, ngược lại, các biến EPS, PE, ROE có tác động cùng chiều lên MPS đúng như kỳ vọng ban đầu

4.2.3 Kiểm định mô hình REM

➢ Kiểm định phương sai thay đổi

Bước tiếp theo, câu hỏi được đặt ra là: Mô hình REM có sự tồn tại của hiện tượng phương sai thay đổi hay không? Tác giả sử dụng câu lệnh xttest0 để kiểm định

Có 2 giả thuyết được đặt ra:

- H0: Mô hình REM không có hiện tượng phương sai thay đổi

- H1: Mô hình REM có hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4.13 Kiểm định phương sai thay đổi đối với mô hình REM

Breusch and Pagan Lagrangia multiplier test for random effects

PRICE [NAMEMH, t] = Xb + u [NAMEMH] + e [NAMEMH.t]

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Kết quả cho thấy H0 được chấp nhận, có nghĩa là mô hình REM không xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi, bởi vì Sig (Prob > chibar2 = 0.3499) > 5%

➢ Kiểm định sự tự tương quan

Bảng 4.14 Kiểm định phân tích tương quan với mô hình REM

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích STATA

Từ kết quả trên, giả thuyết H0 là Mô hình không xuất hiện sự tự tương quan

Thông qua các kiểm định về phương sai thay đổi và sự tự tương quan, tác giả kết luận rằng mô hình REM hoàn toàn phù hợp trong việc nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các CTCK trên sàn giao dịch TP.HCM

Thảo luận kết quả thực nghiệm

GDP tác động ngược chiều với MPS

Kết quả ước tính trong Bảng 4.12 cho thấy GDP tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu thường của các CTCK trên sàn HOSE, ý nghĩa thống kê của hệ số này tại mức 1% Có nghĩa là khi GDP tăng 1% thì giá cổ phiếu giảm 1.078% Điều này có thể lý giả khi GDP tăng thì Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất để kiềm hãm xu hướng lạm phát toàn cầu tăng cao Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí vay vốn cho các công ty chứng khoán, từ đó lợi nhuận giảm, sức hấp dẫn của ngành chứng khoán trong mắt nhà đầu tư không còn dẫn đến giá giảm Việc tăng lãi suất cũng khiến người dân có xu hướng chuyển dịch dòng vốn sang các kênh đầu tư khác gửi tiết kiệm ngân hàng, nơi nguồn tiền của họ được đầu tư một các an toàn hơn mặc dù lợi nhuận không cao

Mức độ cạnh tranh trong thị trường chứng khoán thường cao Khi GDP tăng, các doanh nghiệp trong các ngành khác cũng có thể tăng lợi nhuận, thu hút dòng vốn đầu tư và khiến nhà đầu tư chuyển hướng khỏi các công ty chứng khoán chứng khoán

Giá cổ phiếu của một công ty chứng khoán cụ thể cũng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chính công ty đó Nếu kết quả kinh doanh của công ty không tốt, ngay cả khi GDP tăng, giá cổ phiếu của công ty vẫn có thể giảm Giai đoạn

2023, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 2.58% vào năm ngoái lên 8.02%, có 13 công ty trên tổng 16 công ty chứng khoán sàn HOSE có tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần âm, và giá cổ phiếu của 13 công ty này đều đồng loạt giảm

Lạm phát tác động ngược chiều với Giá cổ phiếu

Lạm phát tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu thường của các CTCK trên sàn HOSE, ý nghĩa thống kê của hệ số này tại mức 1% Có nghĩa là khi Lạm phát giảm/tăng 1% thì giá cổ phiếu tăng/giảm 3.985%

Khi lạm phát giảm, chi phí đầu vào cho các công ty chứng khoán có thể giảm, dẫn đến lợi nhuận tăng Nhà đầu tư kỳ vọng rằng lợi nhuận của các công ty chứng khoán sẽ tăng trong tương lai, từ đó thúc đẩy giá cổ phiếu tăng

Khi lạm phát giảm, ngân hàng Trung ương thường giảm lãi suất để kiềm chế xu hướng giảm của lạm phát Lãi suất thấp hơn làm cho vay vốn rẻ hơn, kích thích đầu tư và tiêu dùng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp Trái phiếu cũng trở nên kém hấp dẫn hơn vì lợi suất thực (lãi suất sau khi điều chỉnh theo lạm phát) tăng lên Do đó, nhà đầu tư có thể chuyển dịch dòng vốn từ trái phiếu sang cổ phiếu, dẫn đến tăng nhu cầu mua cổ phiếu và đẩy giá lên

EPS tác động cùng chiều với Giá cổ phiếu

EPS tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu thường của các CTCK trên sàn HOSE, ý nghĩa thống kê của hệ số này tại mức 1% Có nghĩa là khi EPS tăng 1% thì giá cổ phiếu tăng 0.01%

Khi EPS tăng, điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hơn, lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu tăng lên

Nhà đầu tư kỳ vọng rằng lợi nhuận cao sẽ dẫn đến lợi tức cổ tức cao hơn và khả năng tăng trưởng trong tương lai tốt hơn Do đó, họ có xu hướng mua nhiều cổ phiếu hơn, dẫn đến tăng giá cổ phiếu

PE tác động cùng chiều với Giá cổ phiếu

EPS tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu thường của các CTCK trên sàn HOSE, ý nghĩa thống kê của hệ số này tại mức 1% Có nghĩa là khi PE tăng 1% thì giá cổ phiếu tăng 0.553%

Lý do cho mối quan hệ này bởi P/E cao phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai Doanh nghiệp có P/E cao thường được cho là có khả năng sinh lời cao hơn so với các doanh nghiệp khác, thu hút nhà đầu tư và đẩy giá cổ phiếu lên

P/E cũng phụ thuộc vào mức độ định giá chung của thị trường Nếu thị trường đang định giá cao, doanh nghiệp có P/E cao có thể được coi là hấp dẫn hơn so với các doanh nghiệp khác, dẫn đến tăng giá cổ phiếu

ROE tác động ngược chiều với Giá cổ phiếu

ROE tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu thường của các CTCK trên sàn HOSE, ý nghĩa thống kê của hệ số này tại mức 1% Có nghĩa là khi ROE tăng/giảm 1% thì giá cổ phiếu giảm/tăng 0.881% Điều này cũng bởi sự kỳ vọng tăng trưởng của nhà đầu tư Nếu nhà đầu tư dự đoán tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chậm lại trong tương lai, kể cả khi ROE cao, giá cổ phiếu vẫn có thể giảm

Nếu ngành kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc mất đi lợi thế cạnh tranh, kể cả khi ROE cao, giá cổ phiếu cũng sẽ giả

Nội dung chương 4 đã trình bày kết quả phân tích dữ liệu dựa trên thống kê mô tả, phân tích tương quan và mô hình hồi quy REM thông qua phần mềm STATA 17 Bằng việc xây dựng mô hình REM tác giả đã xây dựng được mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các Công ty Chứng khoán cổ phần giao dịch trên sàn TP.HCM bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng lạm phát, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đến giá cổ phiếu Trong đó, theo kết quả từ mô hình REM cho thấy, các biến EPS, PE đều có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng của giá cổ phiếu, ngược lại các biến GDP, INF, ROE lại có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của giá cổ phiếu.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ CỔ PHIẾU VÀ DUNG HÒA MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

KẾT LUẬN

Thông qua quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin của tác giả, bài nghiên cứu đã trình bày về lý thuyết liên quan về giá cổ phiếu thường, thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán tại Việt Nam Đồng thời bài nghiên cứu đã lược khảo các nghiên cứu liên quan, bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước Từ đó tạo cơ sở để lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường và thực hiện việc thiết lập mô hình nghiên cứu của đề tài Điều này đã trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất

Bằng việc xây dựng mô hình REM tác giả đã xây dựng được mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các CTCK cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, EPS, PE, ROE Trong đó, theo kết quả từ mô hình REM cho thấy, các biến GDP, INF, ROE có tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu và biến EPS, PE có tác động tích cực lên giá cổ phiếu Điều này đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai đã đặt ra

Thảo luận kết quả cho thấy, trong 5 biến được giữ lại trong mô hình có 2 nhân tố vĩ mô là GDP và INF và 3 nhân tố thuộc về yếu tố cơ bản của CTCK Qua đó, tác giả nhận định rằng giá phiếu sẽ bị các yếu tố cơ bản của bản thân CTCK ảnh hưởng nhiều hơn là các yếu tố vĩ mô Đồng thời, tác giả đưa ra các đề xuất về giải pháp nâng cao giá cổ phiếu và các để doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư nên làm để dung hòa mối quan hệ lợi ích với nhau.

Khuyến nghị

5.2.1 Khuyến nghị đối với Công ty chứng khoán

Giá cổ phiếu của một công ty có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả hiệu suất hoạt động kinh doanh của công ty, cảm quan chung của thị trường và cung cầu cổ phiếu Để nâng cao giá cổ phiếu, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp kết hợp

Một trong những yếu tố chính quyết định giá trị của một công ty là khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Đối với các nhà đầu tư, việc đầu tư vào một công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai thường được coi là hấp dẫn Do đó, công ty cần phát triển và thực hiện các chiến lược để tăng cường doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, và cải thiện biên lợi nhuận

Trong một thị trường cạnh tranh, việc có một vị thế mạnh mẽ và ổn định là chìa khóa để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Công ty cần tập trung vào việc cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình, tăng cường quản lý chất lượng, và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ để thu hút và giữ chân khách hàng Đồng thời, việc khai thác các lợi thế cạnh tranh như công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiệu quả, và mạng lưới phân phối rộng lớn cũng giúp tăng cường vị thế cạnh tranh của công ty

Quản lý vốn một cách thông minh và hiệu quả có thể giúp công ty tối ưu hóa việc sử dụng vốn và tăng cường lợi nhuận Việc quản lý nợ một cách cẩn thận, tối ưu hóa cấu trúc vốn, và sử dụng vốn dự phòng một cách hiệu quả là những biện pháp quan trọng để đảm bảo rằng công ty có đủ vốn để phát triển và mở rộng kinh doanh

Một trong những yếu tố quyết định giá cổ phiếu là mức độ tin cậy và minh bạch của công ty Để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, công ty cần đảm bảo rằng thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính, và chiến lược phát triển được thông báo một cách minh bạch và đầy đủ Đồng thời, việc tương tác tích cực với cộng đồng đầu tư, tham gia vào các sự kiện và hội nghị, và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà phân tích và nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng giúp tăng cường uy tín và hỗ trợ tăng giá cổ phiếu

Trong một số trường hợp, việc tái cơ cấu công ty có thể tạo ra giá trị cho cổ đông và tăng giá cổ phiếu Điều này có thể bao gồm việc sáp nhập, mua lại, hoặc tách ra các phần tử kinh doanh không cần thiết, cũng như cải thiện quản lý hoạt động và cơ cấu tài chính

Một chính sách cổ tức ổn định và hấp dẫn có thể thu hút nhà đầu tư cổ tức và giúp tăng giá trị cổ phiếu Cổ đông thường đánh giá cao các công ty có khả năng trả cổ tức ổn định và đều đặn, do đó việc duy trì một chính sách cổ tức hấp dẫn là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

Một công ty có khả năng quản lý và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả thường được nhà đầu tư đánh giá cao hơn Việc đánh giá, quản lý, và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh giúp tăng cường sự tin cậy của công ty và tạo ra giá trị cho cổ đông

Xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với cộng đồng đầu tư và nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể giúp công ty tăng cường uy tín và hỗ trợ tăng giá cổ phiếu Việc thông tin định kỳ về các chiến lược phát triển, kết quả tài chính, và các sự kiện quan trọng giúp củng cố Để xây dựng và duy trì một mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực với nhà đầu tư, công ty cần thực hiện một loạt các biện pháp chiến lược Trước hết, việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và định kỳ về hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty là chìa khóa quan trọng Thông tin này không chỉ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hiệu suất và tiềm năng tăng trưởng của công ty mà còn giúp họ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên dữ liệu đáng tin cậy Đồng thời, tạo ra một môi trường tương tác tích cực bằng cách duy trì các cuộc họp, sự kiện và cuộc trò chuyện định kỳ giữa công ty và nhà đầu tư cũng rất quan trọng Sự tương tác này không chỉ giúp công ty hiểu rõ hơn về những yêu cầu và mong muốn của nhà đầu tư mà còn tạo ra cơ hội để trả lời thắc mắc và đàm phán một cách mở cửa Ngoài ra, việc duy trì sự minh bạch và cam kết với những cam kết đã đưa ra cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và lòng tin của nhà đầu tư Công ty cũng nên chia sẻ kế hoạch phát triển dài hạn của mình, từ chiến lược kinh doanh đến kế hoạch tài chính, để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tầm nhìn và hướng đi của công ty và cảm thấy hứng thú và tin tưởng hơn trong việc đầu tư vào công ty Bằng cách thực hiện những biện pháp này một cách hiệu quả và nhất quán, công ty có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ vững chắc và tích cực với nhà đầu tư, từ đó đóng góp vào sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp

5.2.2 Khuyến nghị đối với Nhà đầu tư

Việc duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp là một phần quan trọng của chiến lược đầu tư bền vững của nhà đầu tư Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày nay, khi sự cạnh tranh gay gắt và biến động thị trường tăng lên Để đảm bảo rằng mối quan hệ này được duy trì và phát triển một cách tích cực, nhà đầu tư cần thực hiện một số biện pháp

Một trong những yếu tố quan trọng nhất là hiểu rõ về doanh nghiệp mà họ đang quan tâm Điều này bao gồm việc nắm vững về mô hình kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ, chiến lược phát triển, và các yếu tố chi phối khác Bằng cách hiểu rõ về doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả

Thực hiện tương tác tích cực và xây dựng mối quan hệ cũng là một phần quan trọng Nhà đầu tư có thể tham gia các sự kiện, cuộc họp hoặc cuộc trò chuyện với các nhà quản lý hoặc đại diện của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về mục tiêu, nhu cầu và triển vọng của doanh nghiệp Sự tương tác này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai bên Đánh giá kỳ vọng và rủi ro cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp Nhà đầu tư cần xác định kỳ vọng của họ đối với doanh nghiệp và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan Điều này giúp họ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin và dữ liệu chính xác, từ đó tạo ra cơ hội đầu tư thành công

Ngoài ra, việc hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược phát triển và đạt được mục tiêu kinh doanh cũng là một phần quan trọng của việc duy trì mối quan hệ Nhà đầu tư có thể cung cấp ý kiến, tài chính hoặc mạng lưới quan hệ để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh Đồng thời, việc tôn trọng và tuân thủ các quy định và quy tắc của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ Điều này làm tăng tính chuyên nghiệp và độ tin cậy của nhà đầu tư trong mắt doanh nghiệp và giúp duy trì một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả

Cuối cùng, việc duy trì liên lạc định kỳ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ Việc này giúp cả hai bên cập nhật thông tin và diễn biến mới nhất về hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, từ đó tạo ra cơ hội cho hợp tác và phát triển chung

Tóm lại, để duy trì và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hiểu rõ về doanh nghiệp, thực hiện tương tác tích cực, đánh giá kỳ vọng và rủi ro, hỗ trợ và khuyến khích, tuân thủ các quy định và quy tắc, và duy trì liên lạc định kỳ Bằng cách thực hiện những biện pháp này một cách tích cực và nhất quán, nhà đầu tư có thể xây dựng và duy trì một mối quan hệ lâu dài, tích cực và mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai

Bên cạnh những đóng góp về mặt kết quả nghiên cứu, bài nghiên cứu cũng không tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện

Tác giả nhận được mẫu dữ liệu nghiên cứu còn quá ít, bởi bài nghiên cứu chỉ lấy số liệu từ 16 Công ty chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM Khi có ít dữ liệu mẫu, các ước tính thống kê sẽ có độ chính xác thấp hơn Điều này có nghĩa là kết quả phân tích có thể sai lệch đáng kể so với giá trị thực tế trong quần thể Dữ liệu mẫu quá ít có thể dẫn đến việc đưa ra những kết quả phân tích không chính xác hoặc sai lầm Điều này có thể có những hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như việc đưa ra quyết định sai lầm dựa trên kết quả phân tích

Do đó, tác giả đề ra hướng nghiên cứu trong các bài nghiên cứu tương lai là nên thu thập nhiều công ty hơn, để đa dạng hóa mẫu dữ liệu và giúp kết quả được đưa ra chính xác hơn.

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Lê Thị Tuyết hoa – PGS.TS. Đặng Văn Dân, Giáo trình lý thuyết Tài chính Tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM
4. Nguyễn Thị Liên Hoa cùng ctg 2014, ‘Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển’
5. Lê Minh Lộc cùng ctg 2011, ‘Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định giá cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định giá cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam’
6. Phạm Tiến Mạnh 2017, ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)’, Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)’
7. Thân Thị Thu Thủy cùng ctg 2015, ‘Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE’
2. Mohammad Al-Dwiry cùng ctg 2022, 'FACTORS AFFECTING STOCK PRICE: EVIDENCE FROM COMMERCIAL BANKS IN THE DEVELOPING MARKET', Journal of Governance and Regulation Sách, tạp chí
Tiêu đề: FACTORS AFFECTING STOCK PRICE: EVIDENCE FROM COMMERCIAL BANKS IN THE DEVELOPING MARKET'
8. Mehr-un-Nisa cùng ctg 2012, 'The determinants of stock prices in Pakistan', Asian Economic and Financial Review Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determinants of stock prices in Pakistan'
2. FPT Securities 2019, Báo cáo thường niên 2018, truy cập tại &lt; https://www.fpts.com.vn/quan-he-co-dong/bao-cao-thuong-nien/&gt;, [21 May 2024] Link
3. Tien Phong Securities 2019, Báo cáo thường niên 2019, truy cập tại &lt; https://tpbs.com.vn/vi/thong-tin-tps/quan-he-co-dong/bao-cao-thuong-nien&gt;, [21 May 2024] Link
1. Ahmed 2018, 'IMPACT OF DIVIDEND PER SHARE AND EARNINGS PER SHARE ON STOCK PRICES:ACASE STUDY FROM Khác
6. Joel Hinaunye Eita (2012), 'Modelling Macroeconomic Determinants Of Stock Market Prices: Evidence From Namibia', Journal of Applied Bussiness Research Khác
7. Mehr-un Nisa và ctg 2011, 'The Determinants of Stock Prices in Pakistan', Economics at your fingertips Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Vị thế thị trường chứng khoán trong hệ thống tài chính - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Hình 2.1. Vị thế thị trường chứng khoán trong hệ thống tài chính (Trang 18)
Bảng 2.1. Một số nghiên cứu về tác động của tăng trưởng GDP đến Giá cổ - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 2.1. Một số nghiên cứu về tác động của tăng trưởng GDP đến Giá cổ (Trang 30)
Bảng 2.2. Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tỷ lệ lạm phát lên - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 2.2. Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tỷ lệ lạm phát lên (Trang 31)
Bảng 2.3.  Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tỷ giá hối đoái lên - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tỷ giá hối đoái lên (Trang 32)
Bảng 2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tăng trưởng cung - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của tăng trưởng cung (Trang 34)
Bảng 2.7. Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của P/E lên giá cổ phiếu - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 2.7. Một số nghiên cứu liên quan đến tác động của P/E lên giá cổ phiếu (Trang 37)
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu (Trang 46)
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả (Trang 53)
Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan của các thành phần thang đo nghiên cứu - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan của các thành phần thang đo nghiên cứu (Trang 58)
Bảng 4.3. Kết quả phân tích tương quan của các thành phần thang đo nghiên - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.3. Kết quả phân tích tương quan của các thành phần thang đo nghiên (Trang 61)
Bảng 4.4. Kiểm định mô hình hồi quy POOL - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.4. Kiểm định mô hình hồi quy POOL (Trang 62)
Bảng 4.5. Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình hồi quy POOL - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.5. Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình hồi quy POOL (Trang 63)
Bảng 4.6. Mô hình hồi quy POOL sau khi điều chỉnh - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.6. Mô hình hồi quy POOL sau khi điều chỉnh (Trang 64)
Bảng 4.7. Kiểm tra đa cộng tuyến đối với mô hình hồi quy POOL đã điều - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.7. Kiểm tra đa cộng tuyến đối với mô hình hồi quy POOL đã điều (Trang 65)
Bảng 4.10. Thực hiện mô hình REM (tác động ngẫu nhiên) - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.10. Thực hiện mô hình REM (tác động ngẫu nhiên) (Trang 67)
Bảng 4.12. Kết quả mô hình hồi quy REM - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.12. Kết quả mô hình hồi quy REM (Trang 69)
Bảng 4.13. Kiểm định phương sai thay đổi đối với mô hình REM - Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thường Của Các Công Ty Chứng Khoán Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Tp.hcm Giai Đoạn 2018 - 2023.Pdf
Bảng 4.13. Kiểm định phương sai thay đổi đối với mô hình REM (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w