Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Tân Sơn Nhất, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm gi
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh ngành ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính Việt Nam, việc cung cấp các dịch vụ vay và sản phẩm tài chính kèm theo trách nhiệm đảm bảo khách hàng có khả năng thanh toán nợ là yếu tố cần thiết để duy trì sự ổn định Đặc biệt, khi nền kinh tế trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự thay đổi trong chính sách kinh tế, lạm phát và tình hình thất nghiệp, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng càng trở nên cấp bách
Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển sau thời gian khó khăn, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức Các yếu tố như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và biến động thu nhập tiếp tục có tác động mạnh đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng cá nhân Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và hiểu rõ tác động của các yếu tố kinh tế lên khả năng trả nợ không chỉ giúp các ngân hàng xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả mà còn giúp bảo vệ tài sản của ngân hàng và khách hàng
Bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro là hai khía cạnh quan trọng trong hoạt động ngân hàng hiện nay Ngân hàng có thể bảo vệ tài sản thông qua việc lập kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả bằng cách hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Nghiên cứu này không chỉ tập trung vào nhu cầu tài chính của khách hàng mà còn xem xét ảnh hưởng của khả năng trả nợ đối với chiến lược kinh doanh của ngân hàng Qua đó, ngân hàng có thể điều chỉnh chiến lược cho vay để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Nghiên cứu về khả năng trả nợ cũng giúp ngân hàng ngăn chặn nợ xấu bằng cách phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ cả khách hàng và ngân hàng khỏi các rủi ro không mong muốn Ngoài ra, nghiên cứu này không chỉ cung cấp thông tin kinh tế quan trọng mà còn giúp phát triển chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro của ngân hàng, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong thị trường đang thay đổi
Xuất phát từ những thực tế trên, em quyết định chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Tân Sơn Nhất” để làm đề tài khóa luận Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý từ cô giáo hướng dẫn, các thầy cô trong khoa và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Tân Sơn Nhất, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả phát triển mảng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Tân Sơn Nhất
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Tân Sơn Nhất
- Đưa ra những khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và gia tăng hiệu quả phát triển mảng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Tân Sơn Nhất.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Tân Sơn Nhất, thông qua việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Tân Sơn Nhất?
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Tân Sơn Nhất là như thế nào?
- Những khuyến nghị nào có thể được đưa ra để giảm thiểu rủi ro tín dụng và gia tăng hiệu quả phát triển mảng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Tân Sơn Nhất?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Tân Sơn Nhất
- Không gian: MB Bank CN Tân Sơn Nhất
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 300 hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân từ 01/01/2021 đến 31/12/2023 Phạm vi nghiên cứu không xem xét đến yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại MB Bank Tân Sơn Nhất
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian trong vòng 3 năm trở lại đây (từ năm 2021 – 2023)
- Số liệu sơ cấp (dữ liệu hồ sơ tín dụng của khách hàng cá nhân) được thu thập trong thời gian 6 tháng trong thời gian nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu định tính là khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Tân Sơn Nhất Nghiên cứu này sẽ đưa ra những đề xuất có giá trị bằng cách thăm dò và thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng Mục tiêu là cải thiện và thay đổi những biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu
Các dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu rộng với những người có chuyên môn cao trong ngành tín dụng
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc phân tích dữ liệu thu được từ 300 khách hàng, những người hiện đang hoặc đã từng vay vốn từ Ngân hàng, bằng cách sử dụng phần mềm SPSS Các kỹ thuật phân tích bao gồm:
- Phân tích thống kê mô tả
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này mang lại những đóng góp đáng kể cho thực tiễn và hoạt động của ngành ngân hàng ở Việt Nam theo các cách sau:
- Cải thiện quản lý rủi ro tín dụng: Thông qua việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng, nghiên cứu này giúp các ngân hàng hiểu rõ hơn về các điều kiện tài chính có khả năng gây rủi ro Từ những hiểu biết này, ngân hàng có thể điều chỉnh các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng của mình, giúp giảm thiểu rủi ro thua lỗ và đảm bảo sự ổn định trong bối cảnh kinh tế thị trường biến động
- Nâng cao hiệu quả trong quyết định cho vay: Khi có sự hiểu biết chuyên sâu về các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng, ngân hàng có thể hoàn thiện quá trình đánh giá và ra quyết định cho vay một cách chính xác hơn Việc này không chỉ giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro tín dụng mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Đóng góp vào việc phát triển chính sách tín dụng và quản lý rủi ro: Những kết quả thu được từ nghiên cứu này có thể giúp trong việc điều chỉnh các chính sách và cách thức quản lý rủi ro tín dụng ở cấp độ ngành, qua đó đóng góp vào việc nâng cao khung pháp lý và tăng cường sự tin cậy đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
Tóm lại, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Tân Sơn Nhất đã cung cấp giá trị thiết thực, giúp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro và quyết định cho vay Đồng thời, nó cũng góp phần vào việc phát triển các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn cho ngành ngân hàng Việt Nam
KẾT CẤU ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Đề tài bao gồm 05 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương này sẽ trình bày tính cấp thiết và nguyên nhân lựa chọn đề tài để thăm dò, từ đó đề ra mục đích chung của việc nghiên cứu và những mục tiêu chi tiết liên quan Dựa vào đó, chương này cũng sẽ phác thảo các câu hỏi nghiên cứu cần giải đáp, đồng thời định rõ phạm vi và đối tượng của nghiên cứu Bên cạnh đó, phương pháp tiến hành nghiên cứu cũng sẽ được xác định, cùng với cấu trúc tổng thể của luận văn
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày lý thuyết tín dụng và những phương thức cung cấp tín dụng cho cá nhân, đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quát về việc quản lý rủi ro tín dụng và cách thức tiến hành đánh giá các khoản vay tại ngân hàng Ngoài ra, chương này cũng nhằm chỉ ra những yếu tố chính có thể tác động đến việc khách hàng cá nhân hoàn trả nợ và giới thiệu các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này đã được thực hiện trước đây ở trong và ngoài nước Dựa vào những thông tin này, chương sẽ tiếp tục với việc đề xuất một mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả định cần thiết Chương 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên nền tảng lý thuyết và các bằng chứng từ nghiên cứu đã được giới thiệu trong Chương 2, chương này sẽ giải thích phương pháp thu thập dữ liệu và cách thức xây dựng bộ dữ liệu mẫu Định nghĩa các biến số và phương pháp phân tích thống kê sẽ được sử dụng để kiểm tra giả thuyết và mô hình dự đoán
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong chương này, ta sẽ tiến hành trình bày những phát hiện thu được từ quá trình phân tích dữ liệu và các bước kiểm định, từ đó xác định mô hình nghiên cứu tối ưu Ngoài ra, chương này cũng sẽ đánh giá và khám phá mối liên hệ giữa các yếu tố tài chính với việc khách hàng hoàn trả nợ
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Tóm tắt lại các kết quả quan trọng từ quá trình phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết Đồng thời chương cuối này cũng đưa ra những kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại MB Bank chi nhánh Tân Sơn Nhất Từ đó đề xuất hướng phát triển tiếp theo dựa trên kết quả nghiên cứu và đưa ra đề xuất cho các nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
2.1.1 Khái niệm về tín dụng cá nhân
Theo Luật tổ chức Tín dụng Việt Nam năm 2024: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng thông qua việc bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận cho bên cho vay.”
Tín dụng khách hàng cá nhân có thể được giải thích là loại hình tín dụng trong đó ngân hàng thương mại là bên cung cấp vốn cho khách hàng cá nhân để sử dụng trong một khoảng thời gian xác định và bắt buộc phải trả lại vốn gốc cùng với lãi suất (Nguyễn Đăng Đờn, 2013)
Dịch vụ cho vay KHCN được thực hiện khi ngân hàng thương mại chuyển giao quyền sử dụng vốn của mình cho cá nhân hoặc hộ gia đình với điều kiện sẽ trả lại số tiền gốc cùng lãi suất trong một khoảng thời gian xác định Mục đích của khoản vay này có thể là để hỗ trợ nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày hoặc để phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh cá nhân (Lê Thị Hải Yến, 2018)
Theo Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc (2012), cho vay khách hàng cá nhân: "Là khoản cho vay áp dụng cho khách hàng là các cá nhân hộ gia đình, tổ hợp tác Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng” Ở Việt Nam, dịch vụ cho vay cá nhân bắt đầu phát triển từ khoảng năm 1993 - 1994, ban đầu tập trung vào vay tiêu dùng, và đã dần mở rộng với nhiều sản phẩm đa dạng hơn trong vài năm trở lại đây
2.1.2 Đặc điểm của tín dụng khách hàng cá nhân
Cho vay đối với KHCN là một loại hình tín dụng, do đó nó mang ba đặc điểm chung của tín dụng:
- Xây dựng dựa trên niềm tin: Ngân hàng sẽ chỉ cung cấp vốn vay dựa trên niềm tin rằng vốn sẽ được sử dụng một cách hợp pháp và đạt được mục tiêu đề ra; kế hoạch sử dụng vốn là hiệu quả và khả thi; và khách hàng có năng lực tài chính vững chắc, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn
- Bảo đảm khả năng hoàn trả theo thời gian và giá trị: Đối với khách hàng, nếu chu kỳ vòng quay vốn lớn hơn thời hạn vay sẽ khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả đúng hạn, gây rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng Ngược lại, nếu chu kỳ vòng quay vốn ngắn hơn thời hạn vay, có thể dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích, tăng rủi ro cho ngân hàng Ngân hàng, dựa vào tính chất thời hạn của nguồn vốn và chu kỳ vòng quay vốn của khách hàng, sẽ quyết định thời hạn vay phù hợp
- Vay là quá trình chuyển giao tạm thời giá trị với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi: Lãi suất này, đối với người vay, là chi phí của việc sử dụng vốn, còn đối với ngân hàng, là nguồn thu để chi trả lãi suất cho người gửi tiền, bù đắp chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận Người vay do đó cần trả lại số tiền gốc và lãi theo lãi suất đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Ngoài các đặc điểm chung của cho vay thông thường, cho vay đối với KHCN còn có các đặc điểm riêng như sau:
- Quy mô các khoản vay cá nhân thường nhỏ nhưng số lượng khoản vay lại rất lớn Đa số các khoản vay cá nhân được thực hiện với mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày hoặc để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh Do đó, quy mô của khoản vay thường bị hạn chế bởi những yếu tố như khả năng thanh toán của khách hàng, tính khả thi của khoản vay và các điều kiện về tài sản thế chấp Mặc dù vậy, lượng khách hàng vay mượn rất đông đảo, làm cho nhu cầu về tín dụng trở nên phong phú và đa dạng
- Rủi ro trong tín dụng cá nhân có thể cao do khó khăn trong việc thu thập thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng do yêu cầu bảo mật Điều này tạo nên rủi ro thông tin, ảnh hưởng đến quá trình đánh giá khách hàng và có thể gây thiệt hại cho ngân hàng Thêm vào đó, rủi ro do sai sót trong quá trình thẩm định cũng là một thách thức
- Chi phí cho việc quản lý tín dụng KHCN cũng rất cao Ngân hàng cần đầu tư nhiều vào quảng cáo và tiếp thị để thu hút khách hàng mới, mở rộng dịch vụ và tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng Đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên để đảm bảo dịch vụ được cung cấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác
Theo Thông tư Số 39/2016 của NHNN, mục đích cho vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia đình (Khoản 4 –Điều
2, Thông tư 39/2016/TT-NHNN) Do đó, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng và chu kỳ kinh tế cũng như khả năng trả nợ của người đi vay (Ngân hàng nhà nước, 2016)
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự tăng trưởng và ổn định kinh tế, đời sống của cá nhân và gia đình được nâng cao, thu nhập tăng lên sẽ khuyến khích chi tiêu cho mục đích tiêu dùng hoặc đầu tư vào sản xuất kinh doanh như hiện nay Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế đi xuống, người dân thường giảm chi tiêu, thu hẹp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh, thay vào đó là tiết kiệm và giảm thiểu việc vay mượn từ ngân hàng Nhu cầu vay mượn của khách hàng rất nhạy cảm với biến động của lãi suất, khiến họ quan tâm nhiều hơn đến tổng số tiền cần thanh toán hơn là mức lãi suất phải trả Thu nhập và trình độ học vấn của khách hàng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay mượn của họ
2.1.3 Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân
- Đối với chủ thể là khách hàng cá nhân, tín dụng cá nhân là một phương tiện quan trọng để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn, phục vụ cho cả nhu cầu chi tiêu hàng ngày và các hoạt động sản xuất kinh doanh Sự đa dạng và phong phú về sản phẩm tín dụng từ các ngân hàng, cùng với những nỗ lực nhằm cải thiện quy trình cấp vốn, đã làm cho việc truy cập nguồn vốn KHCN qua các dịch vụ tín dụng ngày càng trở nên thuận tiện hơn
- Đối với ngân hàng, tín dụng KHCN không chỉ là một cách để mở rộng quy mô kinh doanh mà còn là phương tiện quảng bá thương hiệu hiệu quả Cung cấp tín dụng cho đông đảo khách hàng cá nhân giúp ngân hàng có cơ hội giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ khác như dịch vụ ngân hàng số, tiết kiệm, v.v., từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và vị thế thương hiệu trên thị trường
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.2.1 Yếu tố thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân của khách hàng bao gồm các chi tiết đặc thù về bản thân họ Nghiên cứu về các khía cạnh này giúp ngân hàng có cái nhìn toàn diện về khách hàng, đánh giá khả năng của họ trong việc đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng, mức độ tin cậy khi họ cam kết với ngân hàng, cũng như là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với khách hàng Những yếu tố thuộc nhóm thông tin này bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, và nghề nghiệp của khách hàng
Các thông tin cá nhân của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng không thể trả nợ của khách hàng cá nhân Mặc dù giá trị biểu hiện của các yếu tố này có thể khác biệt giữa các cá nhân, phản ánh tính cách và hoàn cảnh đặc thù của mỗi người, nhưng chúng vẫn là những thông tin cần thiết cho quá trình xếp hạng tín dụng Khi đánh giá tín dụng của khách hàng cá nhân, ngân hàng sẽ xem xét đến thông tin cơ bản về bản thân khách hàng, điều kiện sống và tình hình tài chính cá nhân của họ
Giới tính của khách hàng được xem xét là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ, theo nghiên cứu của các chuyên gia Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố công việc và văn hóa có tác động đến lượng thời gian mà nam và nữ dành cho công việc Phụ nữ, khi vừa là người vay vốn vừa phải đối mặt với trách nhiệm gia đình, thường có ít thời gian hơn cho công việc, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ Ngoài ra, trong trường hợp phụ nữ vay vốn nhưng khoản vay lại được sử dụng bởi người khác, việc đánh giá dựa trên giới tính của người vay cần phải kèm theo xem xét liệu khoản vay có được sử dụng theo đúng mục đích của khách hàng hay không Từ góc độ giới tính, theo lý thuyết, phụ nữ có nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng thấp hơn nam giới, vì họ có xu hướng phạm tội ít hơn, sở hữu tính cách thận trọng và ít khiến cho các rủi ro đạo đức xuất hiện, theo Miller (2012) Một số nghiên cứu thực tiễn, ví dụ như công trình của Chapman (1990) và Weber và Musshoff (2012), đã ủng hộ quan điểm này bằng cách chỉ ra rằng phụ nữ thường ít khi tạo ra nợ xấu so với nam giới Ngược lại, một số công trình nghiên cứu khác như của Antwi (2012) lại không phát hiện ra mối liên kết đó
Tình trạng hôn nhân của khách hàng được xem là một dấu hiệu có thể dự báo về khả năng không trả được nợ Theo Moffatt (2005), những khách hàng đã kết hôn thường tập trung hơn vào công việc so với những người độc thân, điều này khiến tình trạng hôn nhân trở thành một yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đến nguy cơ vỡ nợ Theo lý thuyết, những người đã kết hôn được cho là hành động một cách chín chắn hơn và ít thích mạo hiểm hơn so với những người độc thân, và vì vậy, họ có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cao hơn Tuy nhiên, qua nghiên cứu của Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008), Antwi và đồng nghiệp (2012) cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác, không phát hiện ra mối quan hệ này Điều này chỉ ra rằng, dù có lý thuyết về mối liên kết giữa tình trạng hôn nhân và khả năng trả nợ đúng hạn, nhưng không phải lúc nào mối liên kết này cũng được chứng minh trong thực tế Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của một người có thể không liên quan đến tình trạng hôn nhân của họ
Về phần tuổi tác, khách hàng càng già thì thường có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn Sự tích lũy kinh nghiệm qua thời gian giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về việc đầu tư và kinh doanh Hơn nữa, với kinh nghiệm làm việc phong phú, họ có khả năng xử lý các rủi ro trong kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó giảm bớt nguy cơ không thể trả nợ Theo Chapman (1990) và Kohansal và Mansoori (2009) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa biến này và khả năng trả nợ đúng hạn Ngược lại, một số nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa hai biến, tuổi cho vay càng lớn thì rủi ro trả nợ càng cao, càng có nhiều khoản nợ muộn
Yếu tố nghề nghiệp mang thông tin về đặc điểm của ngành nghề và thu nhập mà ngành đó mang lại Đồng thời, việc khách hàng sử dụng khoản vay để kinh doanh riêng hoặc cho mục đích khác cũng là một yếu tố có thể dẫn đến khả năng vỡ nợ của họ Sự ổn định hoặc độ ổn định của nguồn thu nhập mà không được tính trong khoản vay của ngân hàng cũng có thể làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng Những người có công việc ổn định, vị thế xã hội cao, nhiều kinh nghiệm hoặc làm việc trong các ngành đòi hỏi trí tuệ và kỹ năng chuyên môn cao thường có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn tốt hơn Điều này có thể được giải thích bởi việc họ thường có thu nhập cao và ổn định hơn so với những người làm công việc khác Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này không phổ biến, vì chúng thường tập trung vào những yếu tố cụ thể liên quan đến công việc Nghiên cứu của Chapman (1990) đã chỉ ra rằng những nghề nghiệp đòi hỏi trí tuệ như giáo sư, nghệ sĩ, hoặc những công việc có tính ổn định như kế toán, nhân viên văn phòng thường xuyên hoàn trả nợ đúng hạn Ngược lại, những công nhân không chuyên có thể gặp khó khăn trong việc này Cũng trong một nghiên cứu khác, Kohansal và Mansoori (2009) khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của nông dân ở tỉnh Khorasan-Razavi, Iran và phát hiện rằng nông dân có nhiều kinh nghiệm thường có khả năng trả nợ ngân hàng tốt hơn
2.2.2 Yếu tố về điều kiện sống của khách hàng
Thông tin về điều kiện sống của khách hàng cá nhân (KHCN) thể hiện mối liên kết giữa họ và cộng đồng xã hội, từ đó giúp ngân hàng đánh giá tác động của yếu tố bên ngoài đối với tình hình tài chính và hành vi của họ Nhóm thông tin này bao gồm quy mô gia đình, số lượng người phụ thuộc, phân loại và đặc điểm của nơi cư trú, tính ổn định của nơi cư trú, sở hữu nhà cửa và tài sản giá trị khác
Số lượng thành viên trong gia đình ảnh hưởng đối kháng đến khả năng trả nợ của KHCN Đối với những thành viên trong gia đình đủ tuổi lao động và có thu nhập, khả năng trả nợ của KHCN sẽ tăng lên Tuy nhiên, số lượng người phụ thuộc trong gia đình tăng cũng đi kèm với việc tăng chi phí và áp lực trả nợ, từ đó làm tăng khả năng vỡ nợ của họ
2.2.3 Yếu tố về tài chính của khách hàng
Việc phân tích tài chính và các mối liên kết tài chính của khách hàng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng, là yếu tố cốt lõi để xác định khả năng thanh toán nợ của khách hàng, ảnh hưởng đến đánh giá xếp hạng tín dụng và quyết định cho vay của ngân hàng Những yếu tố tài chính mà ngân hàng chú trọng khi đánh giá khách hàng bao gồm thu nhập, khoản tiết kiệm, giá trị của tài sản thế chấp, và quy mô của khoản vay yêu cầu
Mức thu nhập cao giúp việc thanh toán nợ trở nên thuận lợi hơn, qua đó giảm bớt nguy cơ không thể trả nợ của khách hàng Trong khi đó, nếu thu nhập thấp, việc trả nợ gốc và lãi vay sẽ trở nên khó khăn hơn Do đó, thu nhập là một y Trong nghiên cứu về việc phân tích tác động của mức thu nhập đến khả năng thanh toán nợ của người vay, Chapman (1990) đã xác định rằng, theo thứ tự, những người có thu nhập cao, thu nhập thấp và cuối cùng là thu nhập trung bình có khả năng trả nợ thành công Thú vị là, người có thu nhập thấp lại thường xuyên có khả năng trả nợ tốt hơn so với người có thu nhập trung bình do họ cẩn thận hơn khi sử dụng vốn vay, nhận thức được giới hạn về khả năng chi trả của bản thân và đối mặt với rủi ro cao hơn khi không trả nợ đúng hạn Cùng với đó, công trình nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) cũng chỉ ra rằng, trong một gia đình nếu mỗi cá nhân đều có thu nhập cao, khả năng trả nợ thành công sẽ tăng lên Các nghiên cứu khác bởi Kohansal và Mansoori (2009) cùng Sileshi và các cộng sự (2012) cũng đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết này.ếu tố quan trọng giúp quyết định khả năng trả nợ của khách hàng với ngân hàng
Tài sản đảm bảo có giá trị lớn hoặc tính thanh khoản cao sẽ làm tăng khả năng của khách hàng trong việc mượn vốn từ ngân hàng Khi tài sản đảm bảo gắn liền với lợi ích hoặc đời sống cá nhân của khách hàng, điều này thúc đẩy họ chăm sóc và giữ gìn tài sản đó kỹ lưỡng hơn Bởi vậy, việc sử dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo thường khiến khách hàng có mối liên kết mạnh mẽ hơn với nghĩa vụ trả nợ của mình
Do đó, những khách hàng có bất động sản làm tài sản thế chấp thường có khả năng thanh toán nợ tốt hơn so với những người dùng tài sản động để đảm bảo cho khoản vay TSĐB là một yếu tố được xem xét trong quá trình cấp vay, nhưng không phải là yếu tố quyết định Bởi lẽ, dù có TSĐB, nếu người vay không thể hiện thiện ý trả nợ, ngân hàng sẽ gặp khó khăn do việc thanh lý tài sản đảm bảo đòi hỏi thời gian và tốn kém chi phí Theo Kohansal và Mansoori (2009) cùng với Đặng Thị Cẩm Nhung (2015), điều này cho thấy tài sản đảm bảo không phải là yếu tố duy nhất quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng
2.2.4 Yếu tố hành vi khách hàng
Các yếu tố liên quan đến hành vi của khách hàng như cách họ sử dụng dịch vụ tín dụng, mục đích vay vốn, nhu cầu tài chính và độ tin cậy trong việc thanh toán nợ ngân hàng, có ảnh hưởng lớn tới quyết định cung cấp tài chính của ngân hàng Phân tích những nhân tố này giúp ngân hàng điều chỉnh hạn mức tín dụng, đình chỉ cung cấp vốn cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, thiết lập chiến lược marketing hợp lý để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu, và đáp ứng đúng đắn nhu cầu vay vốn của họ Đồng thời, thông qua việc hiểu rõ thói quen chi tiêu của khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mềm dẻo, giảm thiểu rủi ro tín dụng Những yếu tố được xem xét bao gồm mối quan hệ với ngân hàng, số lượng và loại dịch vụ ngân hàng khách hàng đang sử dụng, số lượng khoản vay, thời gian trả nợ, quy trình xin vay, và lịch sử tín dụng của khách hàng…
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với nội dung của luận văn này, quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: a Xác định mục tiêu nghiên cứu
Dù việc nghiên cứu mô hình để đánh giá khả năng thanh toán nợ của khách hàng cá nhân (KHCN) không phải là đề tài mới mẻ gần đây, nhưng trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Tân Sơn Nhất Ngoài ra, luận văn này áp dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic để phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng thanh toán nợ của KHCN tại ngân hàng này b Xây dựng cơ sở lý thuyết
Sau khi xác lập mục tiêu của đề tài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổ chức và hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến tín dụng cá nhân Bên cạnh đó, việc tổng hợp thông
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Phân tích dữ liệu Đánh giá và kết luận tin từ các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ của khách hàng cá nhân cũng được thực hiện như một bước chuẩn bị quan trọng, giúp đặt nền móng cho việc phát triển mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết c Xây dựng mô hình nghiên cứu
Dựa vào việc nghiên cứu và tham khảo kết quả từ các công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng cá nhân (KHCN), cùng với việc thu thập dữ liệu định tính thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng KHCN tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Tân Sơn Nhất, tác giả đã phát triển một mô hình nghiên cứu Mô hình này bao gồm các yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN khi họ vay vốn từ ngân hàng d Phân tích dữ liệu
Sau khi hoàn thiện mô hình và xác định các biến cho nghiên cứu, tác giả đã thực hiện việc thu thập dữ liệu thông qua các phương tiện được ngân hàng cung cấp Dữ liệu thu được sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS, sử dụng kỹ thuật hồi quy để đánh giá và phân tích tác động của các yếu tố đến khả năng thanh toán nợ của KHCN e Hoàn thiện báo cáo khóa luận
Sau khi có kết quả phân tích dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành giải thích các phát hiện để đưa ra nhận định và các biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro trong việc cung cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Tân Sơn Nhất Nghiên cứu cũng sẽ nêu bật những giới hạn của mình và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai liên quan đến đề tài được nghiên cứu
3.1.2 Cơ sở lý thuyết phương pháp nghiên cứu
3.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về các mô hình phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Tân Sơn Nhất Đồng thời, sau khi có kết quả của nghiên cứu định lượng, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn chuyên gia trong việc giải thích kết quả cũng như các khuyến nghị trong việc thẩm định hồ sơ và hỗ trợ khách hàng trong quá trình cho vay
3.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Bài nghiên cứu thực hiện định lượng trên dữ liệu 300 khách hàng cá nhân đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Tân Sơn Nhất từ 2021 – 2023 thông qua sử dụng mô hình hồi quy nhị phân hồi quy Binary Logistic:
Hồi quy Logistic là một loại mô hình hồi quy phù hợp cho trường hợp biến phụ thuộc mang giá trị nhị phân, tức là chỉ nhận một trong hai giá trị, 0 hoặc 1 Mục đích của mô hình này là để dự báo khả năng một sự kiện sẽ xảy ra, dựa trên dữ liệu của các biến độc lập
Xác suất, được ký hiệu là P, định nghĩa là cơ hội để một sự kiện cụ thể xảy ra
Odds, hay tỷ lệ cược, được dùng để so sánh khả năng giữa việc sự kiện đó xảy ra so với không xảy ra
Trong tình huống biến phụ thuộc chỉ có hai khả năng: Y = 1 hoặc Y = 0, với P (Y = 1) là xác suất sự kiện đó sẽ xảy ra, thì Odds, hoặc tỷ lệ cược của sự kiện, thường được sử dụng thay cho trực tiếp sử dụng xác suất:
Vậy, dựa vào công thức này, ta thấy Odds được tính dựa vào P, tức là xác suất sự kiện Giá trị của Odds >= 0 và sẽ trở nên không xác định khi P đạt giá trị 1 Dựa vào công thức được nêu, ta có thể suy ra:
𝑃 = 𝑂𝑑𝑑𝑠 𝑂𝑑𝑑𝑠 + 1 Như vậy, xác suất P là một hàm số theo Odds
Ta có P là xác suất xảy ra sự kiện thì (1 – P) là xác suất không xảy ra sự kiện, xác suất P được đo lường như sau:
Odds của 2 trường hợp trên là:
1 + 𝑒 −𝑧 𝑖 = 𝑒 𝑧 𝑖 Lấy Log cơ số e của Odds ta có dạng hàm mô hình hồi quy Logit:
1 − 𝑃 𝑖 ) = 𝑧 𝑖 = 𝛽 0 +𝛽 1 𝑋 1 + 𝛽 2 𝑋 2 + ⋯ + +𝛽 𝑘 𝑋 𝑘 Với Xi (i=1,k ): Là các biến độc lập
Tác động biên của biến thứ k Ý nghĩa: Khi biến Xk thay đổi một đơn vị, xác suất Y = 1 (tức là Pi) sẽ biến đổi theo công thức Pi.(1 - Pi).𝛽 𝑘 Sự biến đổi này phụ thuộc vào hai nhân tố Thứ nhất là dấu của hệ số ).𝛽 𝑘 Nếu ).𝛽 𝑘 dương, điều này có nghĩa là việc tăng giá trị của biến Xk sẽ làm tăng xác suất Y = 1, và ngược lại nếu là âm Thứ hai, mức độ thay đổi của xác suất Pi khi Xk thay đổi không phải là cố định mà phụ thuộc vào giá trị cụ thể của Xk tại thời điểm đó, với điều kiện xác suất Pi luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1
Mối quan hệ giữa tác động biên của xác suất biến phụ thuộc tăng lên từ P0 lên P1 khi thay đổi một đơn vị của Xk :
1 − 𝑃 0 = 𝑒 𝑧 0 Trong đó, P0 là xác suất khởi điểm:
Trong đó, P1 là xác suất khi Xk tăng thêm một đơn vị:
Từ 2 phương trình trên ta có:
Dựa trên mối quan hệ này, ta có thể tạo ra một kịch bản để hiểu cách xác suất thay đổi khi có sự thay đổi một đơn vị của biến Xk Bằng cách so sánh sự chênh lệch giữa 𝑃 0 và 𝑃 1 , lấy 𝑃 1 trừ 𝑃 0 , ta có thể xác định được mức độ thay đổi của xác suất phản ánh qua sự điều chỉnh của Xk Điểm mạnh của phương pháp mô phỏng này là nó cho phép ta thấy được mức độ thay đổi của xác suất một cách cụ thể, thay vì chỉ hiểu một cách định tính như phương pháp giải thích về tác động biên đối với xác suất được trình bày trước đó
Kiểm định mô hình hồi quy
Sự phù hợp của mô hình được đánh giá thông qua chỉ số LL (log likelihood), tương tự như chỉ tiêu SSE (tổng bình phương sai số), với quy tắc càng nhỏ càng tốt Khi chỉ số LL đạt giá trị tối thiểu là 0, tức là mô hình không mắc phải bất kỳ sai số nào, lúc này mô hình được coi là có độ phù hợp hoàn hảo
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ các công trình nghiên cứu trước dựa trên mô hình nghiên cứu của Bekhet & Eletter (2014); Roslan & Karim (2009); Jonathan Crook (1995); Phan Thị Hằng Nga
& Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2020); Nguyễn Đặng Thiên Hương (2019), Đặng Thị Cẩm Nhung (2015), tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu sau:
Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Tân Sơn Nhất Tình trạng hôn nhân
Nghề nghiệp Thu nhập bình quân hàng tháng
Số tiền vay Lãi suất vay Thời hạn vay
Mô hình trên được tác giả phân tích dựa trên mô hình nhị phân hồi quy Binary Logistic:
Pi là xác suất xảy ra sự kiện Y với Y là là biến phụ thuộc:
Y = 1 là khách hàng có khả năng trả nợ
Y = 0 là khách hàng không có khả năng trả nợ
TT Tên biến Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Kỳ vọng
1: Có khả năng trả nợ 0: Không có khả năng trả nợ
TT Tên biến Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Kỳ vọng
1 Tuổi X1 Tuổi của khách hàng Năm +
3 Trình độ học vấn X3 Biểu hiện số năm đi học Năm +
5 Nghề nghiệp X5 1: Làm trong lĩnh vực nông
+ nghiệp 0: Làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp
6 Thu nhập bình quân hàng tháng
7 Số tiền vay X7 Số tiền vay Triệu đồng -
8 Lãi suất vay X8 Lãi suất vay %/năm -
9 Thời hạn vay X9 Thời gian vay Tháng +
10 Mục đích vay X10 1: Vay tiêu dùng
11 Hình thức vay X11 1: Có tài sản đảm bảo
0: Không có tài sản đảm bảo
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 300 khách hàng cá nhân của ngân hàng trong khoảng thời gian từ 01/01/202021 đến 31/12/2023.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Mẫu nghiên cứu được phân thành các nhóm xác định trước dựa trên các phương pháp thống kê mô tả và tính toán tần suất
Trong thống kê, trung bình mẫu (Mean) là chỉ số mô tả được tính bằng cách chia tổng của tất cả các giá trị quan sát trong mẫu cho số lượng quan sát có trong mẫu đó
Các biến nghiên cứu bao gồm biến định danh và biến thứ bậc, và tác giả sẽ tính toán tần suất của chúng để phân tích tỷ lệ phần trăm Ngoài ra, bảng so sánh chéo
(Crosstab) cũng được áp dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học, đặc biệt là giới tính, thông qua dữ liệu thống kê
Do biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là biến định danh hoặc nhị phân chỉ nhận giá trị 1 hoặc 0, hệ số tương quan trở nên không phù hợp vì nó phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của các biến, mà với biến định danh và thứ bậc, độ lệch chuẩn không mang ý nghĩa Thêm vào đó, các biến độc lập trong mô hình bao gồm nhiều biến phân loại, khiến cho chỉ số hệ số tương quan không còn hữu ích trong việc so sánh tương quan giữa các biến độc lập Vì thế, trong báo cáo kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ không bao gồm ma trận hệ số tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc
3.4.1.3 Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic
Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này mô tả khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, được đánh giá là 1 nếu khách hàng có thể trả nợ và 0 nếu không trả được nợ Chính vì vậy, mô hình hồi quy Logistic được chọn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng này của khách hàng
Hồi quy Logistic là loại mô hình hồi quy được áp dụng khi biến phụ thuộc là biến nhị phân, chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1 Mô hình này được sử dụng để ước lượng xác suất của một sự kiện dựa trên các biến độc lập trong mô hình
Mô hình logistic có dạng:
X6: Thu nhập bình quân hàng tháng;
Từ đó, tác giả đặt ra các giả thuyết:
H1: Tuổi của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay
H2: Giới tính của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ
H3: Trình độ học vấn của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay
H4: Tình trạng hôn nhân của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay
H5: Nghề nghiệp của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay
H6: Thu nhập bình quân hàng tháng của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay
H7: Số tiền vay của KHCN có tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ vay H8: Lãi suất vay của KHCN có tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ vay H9: Thời hạn vay của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay H10: Mục đích vay của KHCN có tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ vay H11: Hình thức vay của KHCN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI NGÂN
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CN TÂN SƠN NHẤT 32 1 Quá trình hình thành và phát triển
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Vào ngày 04 tháng 11 năm 1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức khai trương với 25 cán bộ nhân viên và vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt là MBBank, mã SWIFT code: MSCBVNVX, có trụ sở chính ở 63, Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng Năm 2000, MB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân Đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBAMC) Năm 2003, MB triển khai cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực, trong khi năm 2004, trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng MB thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 01 tháng 11 năm 2011, khai trương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài tại Campuchia trong cùng năm Năm 2019, MB nâng cấp thành công hệ thống Core T24 từ R5 lên R10 và ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới
Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Tân Sơn Nhất tọa lạc tại số 8 Hoàng Minh Giám, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí gần trường học, các ban ngành liên quan, trung tâm thương mại thuận lợi nhằm tạo cơ hội phát triển cho của chi nhánh Điện thoại: 028 6289 7257
Sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, với sự hỗ trợ từ lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam, các cơ quan chức năng tỉnh lẫn chính quyền địa phương, MBBank Tân Sơn Nhất đã dần hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cấp trang thiết bị Điều này đã giúp ngân hàng cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch với khách hàng Sự hiện đại hoá trong cơ sở vật chất và trang thiết bị góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn đổi mới
MBBank – CN Tân Sơn Nhất tập trung vào thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức có kỳ hạn, không kỳ hạn
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài
- Các dịch vụ Ngân hàng khác: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại hối
4.1.2 Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh
Kinh tế Việt Nam năm 2023, với sự hồi phục của kinh tế thế giới đã bắt đầu có những nét khởi sắc, tuy nhiên những dấu hiệu bất ổn, thách thức vẫn tiếp tục hiện diện đặc biệt là thị trường bất động sản chưa ổn định và còn nhiều biến động, dấu hiệu của lạm phát có chiều hướng gia tăng Những diễn biến phức tạp ấy đã ảnh hưởng đến kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và hoạt động ngân hàng nói chung Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chủ động tích cực ứng phó linh hoạt và kịp thời với những diễn biến của thị trường để hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm
2023, tạo nền tảng cho việc triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2024 Để thấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem bảng số liệu sau: ĐVT: Tỷ đồng
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại MB – Tân Sơn Sơn Nhất
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng thu nhập hoạt động 871,94 986,11 1.057,26 114,17 13,09 71,15 7,22
Tổng chi phí hoạt động 809,23 869,93 899,68 60,70 7,50 29,75 3,42
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại CN năm 2021-2023)
Biểu đồ 4.1 Kết quả kinh doanh của tại MB – Tân Sơn Nhất
Trong những năm qua, tổng thu nhập, chi phí hoạt động và lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đều đã tăng về mặt số lượng tuyệt đối
Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động trong năm 2021 đạt 871,94 tỷ đồng và đã tăng lên 986,11 tỷ đồng vào năm 2022, một sự gia tăng 114,17 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 13,09% so với năm trước Đến năm 2023, tổng thu nhập tiếp tục tăng lên 1.057,26 tỷ đồng, với mức tăng thêm 71,15 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng 7,22% so với năm 2022
Tổng chi phí hoạt động của chi nhánh cũng ghi nhận sự tăng trưởng qua các năm Cụ thể, vào năm 2022, chi phí đã tăng 60,70 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứng với mức tăng 7,5% Trong năm 2023, tổng chi phí tiếp tục tăng thêm 29,75 tỷ đồng so với năm trước, tỷ lệ tăng là 3,42% Sự tăng trưởng của chi phí trong những năm gần đây phần lớn do các yếu tố kinh tế tại Việt Nam và trên thế giới biến động phức tạp, bao gồm cả việc Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, dẫn đến việc các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi và làm tăng chi phí huy động vốn
Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đã liên tục tăng qua các năm Cụ thể, vào năm 2022, lợi nhuận đạt 116,18 tỷ đồng, một sự tăng vọt 53,47 tỷ đồng, tương đương
Tổng thu nhập hoạt độngTổng chi phí hoạt độngLợi nhuận trước thuế mức tăng 85,26% so với năm 2021 Đến năm 2023, lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng lên 157,58 tỷ đồng, tăng thêm 41,41 tỷ đồng hay 35,64% so với năm trước Sự tăng trưởng này cho thấy MB Tân Sơn Nhất đã mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, không chỉ tăng thu nhập và lợi nhuận trước thuế mà còn đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời cải thiện chất lượng quản lý kinh doanh trong ngân hàng Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 4.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay KHCN tại MBBank – CN
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,1621 0,00 0,5241
- Cho vay mua nhà, SC nhà 0,0125 0,00 0,00
- Cho vay mua xe hơi 0,0430 0,00 0,00
- Cho vay cá nhân kinh doạnh 0,0795 0,00 0,5241
- Cho vay tín chấp CB CNV 0,00 0,00 0,00
- Cho vay cầm cố chứng khoán 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại MBBank – CN Tân Sơn Nhất 2021 – 2023)
Nợ quá hạn là một trong những chỉ số quan trọng nhất phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng Khi phát sinh nợ quá hạn, điều này cho thấy khoản vay của ngân hàng đang đối mặt với rủi ro Ngân hàng cần phải điều tra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và phải đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa các khoản nợ này Việc này cũng là một phần quan trọng trong quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng
Bảng 4.2 cho ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn tổng thể của chi nhánh cho thấy sự biến động đáng kể qua các năm, từ mức 0,1621% vào năm 2021, giảm xuống 0,00% vào năm 2022, và sau đó tăng mạnh lên 0,5241% vào năm 2023
Phân tích theo kỳ hạn vay, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn bắt đầu từ 0,0986% vào năm 2021, đạt 0,00% vào năm 2022, nhưng lại tăng đột biến lên 0,5241% vào năm
2023 Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn giảm từ 0,0612% vào năm 2021 xuống 0,00% trong hai năm 2022 và 2023, cho thấy sự cải thiện đáng kể trong quản lý các khoản vay trung và dài hạn Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo (TSĐB), tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,144% vào năm 2021 xuống 0,00% vào năm 2022, nhưng lại tăng lên 0,5241% vào năm 2023 Ngược lại, các khoản vay không có TSĐB duy trì ở mức 0,041% vào năm
2021 và giảm xuống 0,00% vào hai năm tiếp theo, cho thấy sự quản lý tốt hơn đối với các khoản vay này
Xét theo mục đích vay, tỷ lệ nợ quá hạn cho các khoản vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe hơi và tiêu dùng đều giảm xuống 0,00% vào năm 2022 và 2023 sau khi có mức nợ quá hạn nhất định vào năm 2021 Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay cá nhân kinh doanh lại tăng từ 0,0795% vào năm 2021 lên 0,5241% vào năm 2023 sau khi đạt 0,00% vào năm 2022, điều này phản ánh sự gia tăng rủi ro trong quản lý nợ đối với nhóm này Đặc biệt, các khoản vay tín chấp cho cán bộ công nhân viên, cho vay trả góp và cho vay cầm cố chứng khoán duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,00% suốt ba năm, thể hiện sự quản lý hiệu quả và ổn định của chi nhánh đối với các loại hình vay này
Tóm lại, mặc dù MBBank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn ở nhiều loại hình vay trong năm 2022, sự gia tăng mạnh tỷ lệ nợ quá hạn vào năm 2023, đặc biệt là đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo và cho vay cá nhân kinh doanh, cho thấy sự cần thiết phải có các biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát nợ hiệu quả hơn Điều này đòi hỏi chi nhánh phải có chiến lược quản lý nợ phù hợp và tăng cường giám sát các khoản vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong tương lai.
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CN TÂN SƠN NHẤT 38 1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Thống kê mô tả các biến nghiên cứu liên tục chỉ ra Độ tuổi các KHCN vay vốn theo mẫu thu thập trung bình là 41 tuổi, trong đó, lớn nhất là 59 tuổi và nhỏ nhất là 24 tuổi
Tiếp đến, Trình độ học vấn trung bình của các đối tượng là 11.04 năm, tong đó, lớn nhất là 12 năm và nhỏ nhất là 6 năm, độ lệch chuẩn bằng 8.718 năm cho thấy mức độ chênh lệch học vấn tương đối lớn giữa các đối tượng khách hàng
Thu nhập trung bình hàng tháng trung bình của các đối tượng là khoảng 22,6 triệu đồng, nhỏ nhất là 11 triệu và cao nhất là 47 triệu đồng
Số tiền vay trung bình của các đối tượng là 301 triệu đồng, nhỏ nhất là 150 triệu đồng và lớn nhất là 550 triệu đồng
Lãi suất vay trung bình của các đối tượng là 13.67%, thấp nhất là 10% và cao nhất là 18%
Thời hạn vay trung bình của các đối tượng là 9.33 tháng, thấp nhất là 1 tháng và cao nhất là 24 tháng
Các thống kê chi tiết được mô tả tại Bảng 4.16
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu
Ngoài các biến liên tục được phân tích thống kê mô tả, các biến phân loại sẽ được tác giả tính tần suất và so sánh khả năng trả nợ
Bảng 4.4 Mô tả về Giới tính
Thu nhập bình quân hàng tháng 300 0 22,690,000 10,898,770 11,000,000 47,000,000
Maximum Mean Std Deviation Minimum
Kết quả thống kê các đối tượng khảo sát về đặc điểm giới tính chỉ ra giới tính nam thu thập được là 133 người và nữ là 167 người Số lượng nữ giới đang nhiều hơn nam giới tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch không đáng kể (chưa tới 5%)
Bảng 4.5 Mô tả về Tình trạng hôn nhân
Valid Khác 108 36.0 36.0 36.0 Đã kết hôn 192 64.0 64.0 100.0
Total 300 100.0 100.0 Đối với yếu tố Tình trạng hôn nhân: có 192 người đã kết hôn và 108 người với tình trạng khác Số lượng người đã kết hôn chiếm 64% tổng lượng khảo sát
Bảng 4.6 Mô tả về Nghề nghiệp
Percent Valid Lĩnh vực nông nghiệp 206 68.7 68.7 68.7
Lĩnh vực phi nông nghiệp
Total 300 100.0 100.0 Đối với yếu tố về Nghề nghiệp: có 206 người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 68.7% còn lại 94 người hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp
Bảng 4.7 Mô tả về Mục đích vay
Total 300 100.0 100.0 Đối với Mục đích vay: có 203 người sử dụng vốn vay cho mục đích tiêu dùng, chiếm 67.7% tổng số lượng đối tượng khảo sát, và 97 người với mục đích sử dụng khác
Bảng 4.8 Mô tả về Hình thức vay
Cumulative Percent Valid Không có tài sản đảm bảo
Có tài sản đảm bảo 160 53.3 53.3 100.0
Total 300 100.0 100.0 Đối với Hình thức vay: có 160 người vay có tài sản đảm bảo và 140 đối tượng không có tài sản đảm bảo, tỷ lệ KH có tài sản đảm bảo chiếm 53.3% đối tượng khảo sát
4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy Logistics
4.2.2.1 Kết quả mô hình hồi quy Logistics
Với dữ liệu thu thập được của các KHCN vay vốn kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Tân Sơn Nhất, tác giả tiến hành phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là khả năng trả nợ của khách hàng Trong đó, mã hóa biến với 1 – Có khả năng trả nợ và 0 – Không có khả năng trả nợ.
Mô hình ban đầu tác giả phân tích cho tất cả các đối tượng khảo sát Kết quả chi tiết được tổng hợp và mô tả như sau:
Bảng 4.9 Mô tả đặc điểm dữ liệu phân tích Để phân tích và đánh giả khả năng trả nợ của KHCN tại MBBank – CN Tân Sơn Nhất, tác giả thực hiện tổng hợp trên 300 KHCN tại CN từ 2021 – 2023, từ bảng tổng hợp trên cho thấy không có đối tượng quan sát nào bị thiếu dữ liệu và không có đối tượng quan sát nào không được chọn
Bảng 4.10 Mô tả biến phụ thuộc
Bảng Dependent Variable Encoding cho biết biến phụ thuộc đang mang 2 giá trị, "Không trả được nợ" mã hóa là 0 và "Trả được nợ" mã hóa là 1
Bảng 4.11 Kết quả phân tích các hệ số của mô hình
Giá trị sig kiểm định Chi-square ở hàng Model bằng 0.000 < 0.05, do đó, mô hình hồi quy là phù hợp
Bảng 4.12 Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Omnibus Tests of Model Coefficients
-2 Log likelihood Cox & Snell R Square
Giá trị Cox & Snell R Square và Nagelkerke R Square khá cao, trong đó giá trị Nagelkerke R Square bằng tiến gần về 1 Như vậy, tác giả có thể kết luận mô hình hồi quy có độ phù hợp cao
Bảng 4.13 Kết quả dự báo của mô hình Logistic
Từ Bảng 4.13 cho thấy phân loại đối tượng trả được nợ và không trả được nợ theo hai tiêu chí: quan sát thực tế và dự đoán, ta thấy:
Trong 94 trường hợp quan sát không trả được nợ, thì dự đoán có 89 trường hợp không trả được, tỉ lệ dự đoán đúng là 89/94 = 94.7%
Trong 206 trường hợp quan sát trả được nợ, dự đoán có 202 trường hợp trả được, tỉ lệ dự đoán đúng là 201/206 = 97.6%
Như vậy, tỷ lệ trung bình dự đoán đúng là (94.7 + 98.1)/2 = 96.7% >50%, từ đó cho thấy mô hình có khả năng dự báo tốt về khả năng trả nợ của KHCN
Không trả được nợ Trả được nợ
Step 1 Khả năng trả nợ Overall Percentage
Predicted Khả năng trả nợ
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Từ bảng 4.14, ta thấy giá trị VIF đều có giá trị