1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

biện pháp tu từ 4

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp tu từ và một số biện pháp tu từ
Tác giả Mai Văn Năm
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 118,26 KB

Nội dung

Những ý đó có được nói thẳng, nói toạc ra không ?Ý câu ca dao: Nói đến số phận rất mỏng manh của người thôn nữ.Thân phận thì bé bỏng, hoàn toàn bị động trước những trò đùa của duyênkiếp,

Trang 1

TU TỪ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

*********

I THẾ NÀO LÀ TU TỪ ?

1 Ví dụ:

a Phân tích nghĩa trong câu ca dao sau:

Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào vườn cấm, hạt ra ruộng cày.

Câu ca dao nói về số phận của người phụ nữ trong hôn nhân Ý củacâu ca dao này là gì ? Những ý đó có được nói thẳng, nói toạc ra không ?

Ý câu ca dao: Nói đến số phận rất mỏng manh của người thôn nữ.Thân phận thì bé bỏng, hoàn toàn bị động trước những trò đùa của duyênkiếp, nếu may thì được vào nhà giàu sang, phú quý; còn không may thì lạiphải sống cuộc đời làm ruộng vất vả, gian nan

Nhưng ý này không thẳng ra mà ẩn giấu trong những từ ngữ, hình ảnhnhất định Trước hết, câu ca dao dùng một sự so sánh: người phụ nữ được

ví, được so sánh với “hạt mưa sa” “Hạt mưa sa”: số phận mỏng manh;

“vườn cấm” (vườn ở đây không phải là vườn như ta thường thấy mà là

hình ảnh bóng gió): gợi đến cảnh sống phú quý của tầng lớp thượng lưu;

“ruộng cày”: cuộc đời lam lũ của người nông dân.

(Mưa, Trần Đăng Khoa)

Trong câu (1), cần hiểu “bóng đêm” là gì ?, “bình minh của thời đại”

Trang 2

“Buổi bình minh của thời đại” là ẩn dụ, ý nói cuộc đời trong thời đạimới này đã bắt đầu bừng lên như ánh sáng mặt trời lúc mới mọc.

(“Bóng đêm”: cuộc sống tăm tối; “Buổi bình minh của thời đại”: cuộcđời tươi sáng bừng lên trong thời đại mới.)

(2) “Lũ con đầu tròn trọc lóc” là ẩn dụ: những quả bưởi (ví ngầm như

là con của cây bưởi) có mình tròn nhẵn tựa như những cái đầu cạo trọc

c So sánh hai cách nói sau đây:

Tiếng suối trong vang vọng từ xa Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

(Cảnh khuya, Hồ Chí Minh) Cách nói “Tiếng suối trong vang vọng từ xa.” là cách nói bình

thường, ít gây ấn tượng cho người đọc

Cách nói “Tiếng suối trong như tiếng hát xa.” là cách nói tu từ (so

sánh) tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nóibình thường Cách nói tu từ này làm cho tiếng suối gần gũi với con ngườihơn, có sức sống, trẻ trung

2 Những cách nói trên gọi là những cách nói tu từ Vậy thế nào là

tu từ ?

Tu từ là những cách nói dùng từ ngữ gọt giũa, hình ảnh, bóng bẩy Tác dụng của cách nói tu từ: Gợi lên ở người đọc, người nghe những cảm xúc, những rung động thẩm mĩ (cái đẹp); làm cho sự diễn đạt hàm súc (lời ít ý nhiều), sâu sắc, tinh tế (gợi hình, gợi cảm).

(Nguyễn Duy, Ánh trăng)

Nhờ có phép so sánh mà nhà thơ đã diễn tả sinh động và cảm độngcủa cảm xúc Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm hồn

Trang 3

nhà thơ bao kỉ niệm, bao hình ảnh ngày xưa bình dị, hiền hoà, gắn bó,gần gũi Phép so sánh khẳng định trăng và người nghĩa tình thắm thiết.

b Cấu tạo của so sánh:

Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi)

(Hồ Chí Minh)

- Các sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Các sự vật đó sosánh được với nhau, vì sao ? Tác dụng ?

+ “Rừng đước” được so sánh với “hai dãy trường thành vô tận”

+ “Trẻ em” được so sánh với “búp trên cành”

So sánh vì giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định Chẳnghạn, “trẻ em” được so sánh với “búp trên cành” vì có giữa chúng có néttương đồng (giống nhau): tươi non / tràn đầy sức sống / chan chứa hivọng

Tác dụng: Làm nổi bật sự vật, sự việc được nói đến (rừng đước, trẻem); làm cho câu văn, câu thơ gợi hình, gợi cảm

- Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần ? Tuy nhiên, khi sửdụng, có phải nhất thiết phải đầy đủ các phần không ?

Có thể thay đổi trật từ các yếu tố: Vế B đảo lên trước vế A Ví dụ:

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)

c Các loại so sánh:

Trang 4

(Quê hương, Đỗ Trung Quân)

Trang 5

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh)

->Hai dòng đầu là so sánh không ngang bằng; hai dòng sau là so sánhngang bằng

1.2 Thực hành:

a Tìm chỗ so sánh và nêu tác dụng trong các phần trích sau:

(1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nếp bên người

thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

(Thanh Tịnh - Tôi đi học)

- So sánh: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng

muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

- Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng, cảm giác trong sáng, hồi hộp và

bỡ ngỡ của cậu bé học trò lần đầu đi học Đó là tâm trạng e sợ, khát khao;sức hấp dẫn của nhà trường, khát vọng bay bổng đối với trường học

(2) Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một

bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi Tôi đuổi theo, gọi bối rối:

- Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi !…

Nếu người quay lại ấylà người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè Và cái lầm tưởng đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)

- So sánh: khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy

dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

- Tác dụng: Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của cậu bé Hồng(xa mẹ, nhớ mẹ dồn nén bao ngày)

(Tế Hanh - Quê hương)

- So sánh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” diễn tả sức sốngmạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng, tràn đầy khí thế ra khơi của người dân làngchài

Trang 6

- So sánh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” độc đáo, bấtngờ, mang ý nghĩa biểu tượng lớn lao, thiêng liêng Cánh buồm chính làlinh hồn làng chài (cái hữu hình so sánh với cái vô hình) Người dân chàitrong mỗi chuyến ra khơi luôn mang theo linh hồn của quê hương mình.

“Cánh buồm” như một sinh thể biết cử động, mang một mảnh hồn quê rabiển Qua so sánh này, tác giả dường như thấy được cái hồn của quêhương Một tình yêu gắn bó sâu nặng với quê hương !

(4)

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lánh.

(Tế Hanh - Quê hương)

-> So sánh “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” gợi lên hình ảnh consông quê trong trẻo, thật đẹp, mát lành trong kí ức của nhà thơ

(5)

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Minh Huệ - Đêm nay Bác không ngủ)

->Hình ảnh Bác lớn lao, vĩ đại, nhưng tình cảm lại hết sức gần gũi,

ấm áp, yêu thương

(6)

Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

->Người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó

b Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

Làm họa sĩ dễ thôi

Đỏ nắng là mặt trời Vàng thu là hoa cúc

Trang 7

Nâu non màu bùn đất Khói là màu mây trời.

Làm họa sĩ dễ thôi Mèo lớn là hổ nhỏ Chuột có cánh là dơi Nòng Nọc quên vẽ đuôi Lập tức thành Nhái Bén.

(3) Hãy đặt nhan đề cho bài thơ

(4) Bài thơ nhắc các bạn học sinh điều gì ?

Gợi ý trả lời:

(1) Những điều đơn giản là:

- Phải biết quan sát sự vật, cuộc sống

- Phải biết phân biệt, so sánh màu sắc, hình thể, trạng thái sự vật…(Nói thêm: Phải yêu cuộc sống, yêu môn học mà mình học…)

(2) Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê

(Lưu ý, trong văn chương ngày xưa, ẩn dụ được gọi là ước lệ / tượngtrưng)

Ví dụ 1:

Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ "Người Cha" được dùng để chỉ ai ?

Vì sao có thể ví như vậy ? Cách nói này có gì giống và khác với so sánh ?

Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.

Trang 8

(Minh Huệ)

-> + "Người Cha" chỉ Bác Hồ Có thể ví như vậy, vì ở Bác với NgườiCha có những nét tương đồng (giống nhau) về phẩm chất : Tình yêuthương, sự chăm sóc chu đáo đối với con

Ví dụ 2:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)

-> "Mặt trời" trong câu thứ thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ chỉ em

cu Tai, con của bà mẹ dân tộc Tà-ôi Phép ẩn dụ này đã làm nổi bật lêntình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, đẹp đẽ vô ngần Đứa con trên lưng lànguồn hạnh phúc vô hạn, nguồn sống nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vàomột ngày mai, cũng như mặt trời đem lại sự sống cho cây bắp trên nương,cho muôn loài trên mặt đất Cây không thể thiếu ánh sáng Và mẹ khôngthể thiếu vắng bóng con

Ví dụ 3:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

-> “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai là ẩn dụ: Bác Hồ Dùng hình ảnh

“mặt trời” là vừa nói lên sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) vừa thể hiện sựtôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Mặt trời “rất đỏ” làm nhớtới trái tim, trái tim thương nước, thương dân “Ôm cả non sông, mọi kiếpngười” của Bác

b Các kiểu ẩn dụ :

*Ẩn dụ phẩm chất

Ví dụ 1 :

Trang 9

"Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm."

(Minh Huệ)

-> "Người Cha" chỉ Bác Hồ Có thể ẩn dụ như vậy, vì Bác Hồ và

người cha có những nét tương đồng về phẩm chất : tình yêu thương, sựchăm sóc chu đáo đối với con

(Ca dao)

-> “Thuyền” = người đi xa (người con trai); “bến” = người ở lại(người con gái) ->Tương đồng về phẩm chất: Sự khăng khít, gắn bó namnữ

Ví dụ : Hai câu thơ trên đây của Tố Hữu

"thắp" = “sự nở hoa” giống nhau về cách thức thực hiện.

*Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

-> Ẩn dụ là "ướt" (tiếng cười), chuyển từ thính giác sang xúc giác ->

Yêu thương bố vô cùng

Ví dụ 3: Tôi thấy thơm quá ->Khứu giác chuyển sang thị giác

Ví dụ 4: Tôi nghe lạnh -> Cảm giác sang chuyên sang thính giác

Trang 10

Ví dụ 5:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông)

-> “Chảy” : Xúc giác chuyển sang thị giác ->Hình ảnh hai cha conthân thiện, vỗ về yêu thương

=> Ẩn dụ độc đáo, cách nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nêu lên mộtnguyên tắc đạo đức tốt đẹp: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơnnhững người đã tạo ra nó Có thể hiểu, thế hệ sau phải ghi ơn thế hệtrước

d

Chỉ thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào Chỉ biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu.

(Xuân Quỳnh, Thuyền và biển)

Trang 11

-> Có phải nữ thi sĩ nói về thuyền, về biển là để chỉ thuyền và biển ?Không Nói về thuyền mà không phải là thuyền, về biển mà không phải làbiển “Thuyền” ẩn dụ chỉ người con trai; “biển” ẩn dụ chỉ người con gái.Hình ảnh chiếc thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông sóng vỗ,

và biển muôn đời sóng vỗ Mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biểncũng chính là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn tình đang yêu nhau thathiết (Ẩn dụ cách thức, phẩm chất)

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

-> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa taytôi hứng”: chuyển từ thính giác (âm thanh tiếng chim) sang thị giác (từnggiọt) rồi chuyển sang xúc giác (đưa tay hứng)

=> Qua ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ta thấy tâm hồn say sưa ngâyngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân Một bức tranh thiên nhiên

xứ Huế đầy sức sống và nên thơ Đồng thời, ẩn dụ ấy thể hiện sự nângniu, trân trọng của thi sĩ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúclắng đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa Quả thật, Thanh Hảitrân trọng tình yêu thiên nhiên, đất nước và cuộc đời

g

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

-> Khổ thơ diễn tả nỗi xúc động nghẹn ngào của Viễn Phương khivào trong lăng viếng Bác Khung cảnh và không khí trong lăng thanh tĩnhnhư ngưng kết cả thời gian và không gian Những câu thơ rất đỗi chânthực và mơ mộng Sự liên tưởng, ẩn dụ Bác như “Vầng trăng sáng dịuhiền” rất thích hợp với tâm hồn và hợp với kích thước của Bác - vị lãnh tụ

vĩ đại của dân tộc Tâm trạng xúc động của tác giả được thể hiện bằngmột ẩn dụ sâu xa:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

Nhà thơ vừa tự hào vừa xót xa trước sự ra đị của Người Trong lòngnhà thơ nảy ra mâu thuẫn Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, nhưtrời xanh còn mãi trên đầu (“Bác sống như trời đất của ta”) Người đã hóathân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc Dù vẫn tin như thế nhưng vẫnkhông thể không đau xót vì sự ra đi của Người

Trang 12

Rõ ràng, đó là những ẩn dụ đẹp và gợi cảm, thể hiện lòng thành kính

và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của mọi người đối với Bác Hồ khivào lăng viếng Bác

h

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

-> Ẩn dụ “Nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộnnhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít Cách nói hìnhtượng, gợi cảm này phần nào khắc họa một không khí lễ hội đông vui,rộn ràng, náo nhiệt cả cảnh, cả hồn người Qua đây, ta thấy được nétbút nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du: tả để gợi,mượn cảnh nói lên tâm trạng nhân vật

i

SANG THU

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

Trang 13

sấm sét, bão dông vào lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải, chínchắn của con người sau những bão táp của cuộc đời ? Vâng ! Thiênnhiên sang thu và hồn người cũng lồng lộng sang thu ! Một sự cảmnhận tinh tế, giàu sức biểu cảm của nhà thơ.

k

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Sao đã cũ Trăng thì già Nhưng tất cả đều trẻ lại

Để con bắt đầu gọi ba !

Con bắt đầu biết thương yêu Như ba bắt đầu gian khổ Đêm sinh con hoa quỳnh nở Một bông trắng xóa hương bay…

Hôm nay con bắt đầu gọi ba Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt

Đây bàn tay ba rắn chắc Cho ba ẵm, ba thơm Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ.

Ba nhìn sao cũ

Ba nhìn trăng già Bầu trời thêm một ngôi sao mới Ngôi sao biết gọi: ba ! ba !

(Đặng Việt Ca, Văn nghệ trẻ, số 42, năm 2003)

(1) Bài thơ bật ra từ âm thanh nào của cuộc sống đời thường ?

(2) Em dự định đặt nhan đề cho bài thơ là gì ?

(3) Bài thơ đọng lại là một hình ảnh ẩn dụ Đó là hình ảnh nào ?Cảm xúc nào bật ra từ hình ảnh đó ? Tác dụng của phép tu từ ẩn dụtrong bài thơ này là gì ?

(4) Viết đoạn văn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ

Gợi ý trả lời:

(1) Bài thơ bật ra từ âm thanh cuộc sống đời thường “ba” (tiếng congọi cha)

(2) Dự kiến nhan đề:

- Con gọi ba

- Ngôi sao biết gọi “ba”, “ba”

(3) Hình ảnh ẩn dụ: “Ngôi sao mới" (xuất phát từ hai hình ảnh ẩndụ: “sao cũ”, “trăng già”)

Trang 14

-> Tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng Tình cảm và tráchnhiệm của người cha đối với con; và người cha mong ước sau này con

sẽ thấu hiểu và yêu thương cha

(4) HS tự làm

l Phân tích hai lớp nghĩa (nghĩa tả thực / nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ /

nghĩa bóng) trong bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn

- Ý nghĩa ẩn dụ: thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xãhội cũ

+ Hình thức: xinh đẹp (câu 1)

+ Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời (câu 2)

+ Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự sonsắt, thủy chung (câu 3, 4)

Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyểntải nghĩa sau Nghĩa thứ hai mới là chính, mới đem lại giá trị tư tưởnglớn cho bài thơ

Ví dụ 1:

Chỉ ra chỗ nhân hóa và nêu tác dụng của nó trong các phần trích sau:a

Trang 15

Ông trời Mặc áo giáp đen

(Trần Đăng Khoa, Mưa)

-> Nhân hóa: “ông”, “mặc áo giáp”, “ra trận”, “múa gươm”, “hànhquân” -> Làm tăng thêm tính biểu cảm của câu thơ; làm cho quang cảnhtrước cơn mưa mùa hạ sống động hơn

Núi cao chi lắm núi ơi ?

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương !

(Ca dao)

-> Nhân hóa: “Núi cao chi lắm núi ơi” -> Làm cho đối tượng đượcmiêu tả trở nên gần gũi hơn; con người bày tỏ kín đáo tâm tư, tình cảmcủa mình

Ví dụ 2 :

Ánh nắng đầu tiên nhìn em như cặp mắt thiết tha

Bảo phải trả thù, phải giết lũ yêu ma.

(Cái chết của em Ái, Tế Hanh)

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ trên: Nhữngtia nắng mặt trời đầu tiên vô tri, vô giác ở biển buổi rạng đông cũng mangcăm thù giặc Pháp sôi sục và nhìn một em bé (em Ái) với ánh mắt thiếttha yêu thương, thôi thúc em hãy tìm cách tiêu diệt bọn giặc tàn bạo đểđem cuộc sống bình yên cho những người dân làng chài Qua đó, bài thơviết về những con người lao động bình thường mà dũng cảm ở một vùngquê ven biển Nam Trung Bộ trong kháng chiến chống Pháp thật cảmđộng

b Các kiểu nhân hóa:

* Dùng từ từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

Ví dụ:

Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật

sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

->Nhân hóa: “lão”, “bác”, “cô”, “cậu” -> Khuyên con người phảiđoàn kết, nương tựa, gắn bó với nhau

Trang 16

* Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù Tre xung phong vào

xe tăng, đại bác Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa

chín.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

-> Nhân hóa: “chống lại”, “xung phong”, “giữ” -> Sự gắn bó của câytre với con người và dân tộc Việt Nam Tre như người đồng hành thânthiết của người Việt Nam

* Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Ví dụ:

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

-> Nhân hóa: “nhòm”, “ngắm” -> Sự giao cảm thật mãnh liệt, người

và trăng tri âm, tri kỉ

(2)

Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ? Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu…

ra đấy mà chẳng được đụng đến, trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trởthành vô duyên, không “thắm” lên được; nghiên mực cũng vậy, không hềđược chiếc bút lông chấm vào, nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trởthành “nghiên sầu” Số phận nghiệt ngã, oái oăm của ông đồ

Trang 17

(Tế Hanh, Quê hương)

-> Tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo: “Chiếc thuyền imbến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Tác giảkhông chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn “thấy” sự mệt mỏisay sưa của con thuyền, không chỉ “nằm” yên lặng, mệt mỏi thư giãn màlắng nghe “chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Hai câu thơ đẹp rất gợitrong cách hình dung, vừa thấy vẻ thanh bình, vừa như bắt gặp đâu đâynhững nụ cười mãn nguyện Con thuyền lúc ra khơi hăng hái, hào hứngkhông kém con người; nay nó lặng lẽ nghỉ ngơi sau một chuyến đi vất vảgian truân Nhưng im lặng không có phải là vô tri, là vô giác Thuyền nhưngười, thuyền như một sinh thể sống động có hồn: nghĩ suy và triết lí…(4)

Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào

Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau.

(Nguyễn Mỹ, Cuộc chia li màu đỏ)

-> Nhân hóa “gió nói” -> Gió như người thấu hiểu nỗi lòng của nhau.Khi đất nước bị giặc ngoại xâm thì gạt tình riêng tư lên đường làm nhiệm

vụ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc

(5)

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

(Y Phương, Nói với con)

-> Nhân hóa: “Rừng cho hoa / Con đường cho những tấm lòng”.Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình Thiên nhiên ấy đã chechở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống

(6)

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Trang 18

(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)

-> Phép nhân hóa đã làm cho rặng liễu cũng mang nặng tâm trạngnhư con người và mùa thu bỗng trở nên đẹp hơn, thi vị hơn

b.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Chú Gà chú Vịt

Đi chợ cùng nhau Chú thì mua thịt Chú thì mua rau.

Rồi chợ cũng tàn Còn đồng xu nhỏ Hai chú nhăn nhó Đứa thích cái này Đứa thèm cái nọ.

Ngồi bên rệ cỏ Chúng bàn với nhau

Và chúng gật đầu Đem làm từ thiện !

(Thái Nguyễn Thu Trang)

(1) Hãy đặt nhan đề hợp lí mà lại hay cho bài thơ

(2) Xác định biện pháp tu từ chính của bài thơ

(3) Em hiểu như thế nào về chi tiết “ Và chúng gật đầu” ?

(4) Nêu ý nghĩa của bài thơ

Gợi ý trả lời:

(1) Làm từ thiện / Gà, Vịt đi chợ…

(2) Nhân hóa

(3) Gà và Vịt đều tự nguyện, sung sướng khi được làm từ thiện

(4) Biết quan tâm đến mọi người, giúp đỡ mọi người

4 Hoán dụ

4.1 Kiến thức cơ bản:

a Khái niệm về hoán dụ:

-Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ tương cận (gần gũi) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Trang 19

(Hoán dụ và ẩn dụ được sử dụng nhiều trở nên quen thuộc được gọi

tượng trưng, như “bồ câu”, “chim câu” tượng trưng cho hòa bình, “búa

liềm” tượng trưng cho giai cấp công nông… tính biểu trưng gợi liêntưởng là giá trị của phép tượng trưng)

Ví dụ 1:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

Áo chàm là hình ảnh hoán dụ Áo chàm chỉ người dân Việt Bắc , vì

giữa áo chàm và người dân Việt Bắc có mối quan hệ gần gũi - người Việt

Bắc thường mặc loại áo màu chàm Phép hoán dụ này đã nói lên tình cảmchân thành, thắm thiết của đồng bào Việt Bắc thân thương đối với cácanh bộ đội cụ Hồ yêu quý trong buổi chia tay bịn rịn, luyến lưu

Ví du 2:

Các từ ngữ in đậm trong những câu sau chỉ ai ? Giữa “áo nâu”, “áoxanh’, “nông thôn”, “thị thành” với sự vật được chỉ mối quan hệ như thếnào ? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này ?

Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

-> Quan hệ tương cận: Vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật

bị chứa đựng (người dân sống ở nông thôn, người dân sống thành thị).Tác dụng: Tăng tính hình tượng và hàm súc cho câu thơ, nêu bậtđược đặc điểm của những người được nói đến: Sự thống nhất, đoàn kếtmột lòng đứng lên đấu tranh của mọi tầng lớp, vùng miền

-Lưu ý : Hoán dụ dựa trên nét gần gũi còn ẩn dụ dựa trên nét giống

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm."

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

-> "Bàn tay" thay thế "người lao động".

Trang 20

Ví dụ 2:

Một tay lái chiếc đò ngang

Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.

(Tố Hữu, Mẹ Suốt)

-> “Một tay” = người mẹ chèo thuyền đưa bộ đội qua sông -> Quan

hệ gần gũi: bộ phận - toàn thể ->Hình tượng người mẹ anh hùng hiện lênsinh động

Ví dụ 3:

Ở ăn thì nết cũng hay

Nói điều ràng buộc thì tay cũng già.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

-> “tay” = hoạn thư (bộ phận - toàn thể)

* Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Ví dụ1 :

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

(Ca dao)

->Một = ít, ba = nhiều

Ví dụ 2 :

"Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu."

(Tố Hữu)

-> trái tim = tình cảm, đầu = lí trí.

Ví dụ 3:

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

-> “Mười năm” = thời gian trước mắt, “trăm năm” = thời gian lâu dài

* Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ 1 :

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

-> “miền Nam”: nhân dân miền Nam đang đánh giặc.

Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.

(Tố Hữu)

-> “Trái Đất” = nhân loại (người sống trên trái đất)

Ví dụ 4:

Trang 21

Cả nước ôm em khúc ruột của mình.

(Tố Hữu)

-> “Cả nước” = nhân dân cả nước; “khúc ruột” = nhân dân, xư sởmiền Trung

Ví dụ 5:

Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu…

(Lê Anh Xuân)

-> “Miền Bắc”, “miền Nam” = nhân dân miền Bắc, miền Nam

Ví dụ 6:

- Cả lớp 6/1 phát biểu sôi nổi.

- Toàn trường ra quân diệt chuột.

* Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật có dấu hiệu.

Ví dụ 1 : (Xem ví dụ đã dẫn ) : Áo chàm = đồng bào Việt Bắc

Ví dụ 2: Mấy chiếc khăn quàng đỏ đang tưới nước bồn hoa.

-> “Mấy chiếc khăn quàng” = mấy học sinh

Ví dụ 3: - Cho tôi một li đen -> cà phê đen.

Anh về học lấy chữ nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu.

(Đỗ Trung Quân)

e

Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Trang 22

Mây Tần khóa kín song the Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao.

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

(Nguyễn Du)

g

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Phạm Tiến Duật)

Gợi ý trả lời:

a “Huế” trong câu thơ “Ngày Huế đổ máu” là hoán dụ Huế (vật chứađựng) được dùng để chỉ những người đang sống và làm việc ở đó (vật bịchứa đựng)

Cụm từ “đổ máu” cũng là hoán dụ “Đổ máu” = ngày Huế diễn ra sự

hi sinh, mất mát -> Quan hệ dấu hiệu với vật có dấu hiệu

b “Chín trăng” và “mười thu” là hai hoán dụ chỉ thời gian, thuộc kiểulấy mùa chỉ năm Ý cô gái nói nhớ chàng trai: anh hãy yên lòng, dù chíntháng hay mười năm, dù thời gian có dài và mọi việc có đổi thay, em vẫnyêu anh, vẫn chung thủy son sắt đợi chờ anh

c “Mùa hoa” là hoán dụ chỉ thời gian, thuộc kiểu hoán dụ lấy mùa chỉnăm Ở câu thơ trên, “mùa hoa” là cách tính thời gian của những ngườiyêu nhau, đang trông ngóng, đợi chờ nhau

d “Hoa phượng” và “mùa hè” là hai hoán dụ chỉ thời gian thuộc lấyđặc điểm để chỉ mùa

Hoa phượng là loài hoa học trò có màu trông rất đẹp mắt và chỉ nởvào mùa hè Như vậy, chở “hoa phượng” cũng có nghĩa là chở “mùa hè”

và ngược lại chở “mùa hè” cũng là chở “hoa phượng” Đỗ Trung Quândùng hai hoán dụ đồng nghĩa này để tránh việc lặp từ vựng không cầnthiết đồng thời làm tăng chất thi vị và sự duyên dáng, dễ thương cho lờihát

e “Ba thu”, “tuần trăng” là hai hoán dụ chỉ thời gian Còn “bụi hồng”

Trang 23

BÀI TẬP 2: Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:

a.

Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

“Áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con

người( người giàu sang, quyền quý)

b “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùahạ) “Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùathu)

Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùachuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thukết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị

c “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểutrưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người (Bác Hồ vĩ đại)

“ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) đểgọi thay cho mùa (mùa đông)

5 Nói quá (khoa trương / thậm xưng / phóng đại / cường điệu /

-> Nhấn mạnh thời gian của hai mùa hạ, đông

- Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Trang 24

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

(Ca dao)

-> Lao động vất vả của người nông dân

Ví dụ 2:

Gặp nhau chưa kịp hỏi chào,

Nước mắt đã trào rơi xuống bỏng tay.

( Ca dao)

->Nhấn mạnh tình bạn trào dâng gặp lại nhau sau quãng thời gian xacách

Ví dụ 3:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

Ví dụ trong văn chương:

- Đau lòng kẻ ở người đi,

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

-> Sự chia tay buồn bã.

-Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn.

(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

-> Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn và lòng căm thù sôi sục giặcMinh

- Bát cơm chan đầy nước mắt Bây còn giằng khỏi miệng ta.

(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)

-> Tội ác tày trời của quân thù

- Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.

(Ca dao)

-> Biện pháp nói quá có tác dụng miêu tả một con rận to hơn mứcbình thường, gây ấn tượng mạnh cho độc giả Mặt khác, phép nói quá nàycòn có tính chất bông đùa, vui nhộn

- Đồn rằng cha mẹ anh hiền

Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi.

(Ca dao)

- Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

(Ca dao)

Trang 25

Trong ngôn ngữ nghệ thuật dân gian nhiều màu sắc, phóng đại được

sử dụng để thể hiện những ý tứ đặc biệt tế nhị và sâu lắng đến bất ngờ Vídụ:

- Chim khôn thì khôn cả lông Khôn đến cái lồng, người xách cũng khôn.

- Rượu ngon cái cặn cũng ngon Thương em chẳng luận chồng con mấy đời.

Trong thơ văn, phóng đại đã phát huy cao độ tác dụng tu từ và hiệuquả biểu cảm - cảm xúc của nó Phóng đại được dùng như một phươngtiện bộc lộ một cách nhìn, một sự thể hiện nghệ thuật độc đáo Ví dụ:

- Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm.

- Thúy Kiều là người con gái có ánh mắt và cặp mày đẹp đến mức

“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, là nhân vật tài sắc ven toàn

hiếm có: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành / Sắc đành đòi một, tài

đành họa hai” (cực tả tài sắc nhân vật theo ước lệ).

Những chi tiết tả thực trong “Truyện Kiều”: Tiếng oan dậy đất, ánngờ lòa mây; lệ rơi thấm đá; đá cũng nát gan; xương trắng quê người;xương mai tính đã rũ mòn; ba thu dồn lại một ngày…

Gác kinh viện sách đôi nơi Trong gang tấc lại gấp mười quan san.

Chùa, nơi Thúy Kiều được phái ra chép kinh, với phòng đọc sách củaThúc Sinh chỉ kề nhau trong gang tấc, thế mà giờ đây đã mười lần cáchtrở quan san ! Bằng phóng đại, Nguyễn Du đã cực tả được cái xa cáchmột vực một trời trong thân phận và cảnh ngộ lúc này của nàng Kiều vàchàng Thúc

* Ví dụ trong giao tiếp thường nhật:

Ngày đăng: 09/07/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w