1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Trường học Trường Mầm non Tam Thanh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022- 2023
Thành phố Tân Sơn
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 195 KB

Nội dung

SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổiSKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi Qua khảo sát thực tế ở lớp tôi thấy: - Trẻ chưa hứng thú, chơi mau chán không tập trung vào góc mình đang chơi mà hay đi qua góc khác. - Sự giao lưu của của trẻ ở các góc chơi còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng của trẻ - Đa số trẻ chưa có nhiều vốn sống nên khi vào góc chơi trẻ chơi với nội dung chơi còn đơn điệu chưa phong phú và đa dạng. - Trẻ không hứng thú, chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp... * Kết quả khảo sát thực tế môi trường lớp nhóm trẻ 24- 36 tháng tuổi A TT Nội dung Số lượng Số lượng hiện có trong lớp chiếm ( tỉ lệ % ) 1 Sắp đặt góc chơi chưa hợp lý Thuận tiện, phù hợp 3/5 60 % 2 Các góc trang trí theo hướng mở, linh hoạt. 3/5 60 % 3 Đồ dùng, đồ chơi tự làm phong phú, sáng tạo. 4/5 80 % 4 Học liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương 4/5 80 % Bảng 2: Kết quả khảo sát thực tế môi trường trong lớp vào đầu năm học Qua khảo sát tình hình môi trường thực tế ở lớp tôi thấy: + Việc bố trí sắp đặt ở các góc chơi cho trẻ chưa hợp lý, chưa thuận tiện, phù hợp với hoạt động của trẻ. + Các mảng trang trí chưa sáng tạo, linh hoạt.

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I Cơ sở lý luận

Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động vui chơi, hoạt động học

là hai hoạt động cơ bản của trẻ và đều nhằm phát triển toàn diện trẻ trên các mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động chơi, nên việc học của trẻ ở lứa tuổi này được tổ chức dưới những hình thức như:

Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày Học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Với hình thức học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên: Trẻ học, tiếp thu nội dung kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên

Nội dung cung cấp đến trẻ một cách có mục đích, có hệ thống và được tổ chức theo hướng tích hợp với trình tự đã được dự kiến trong kế hoạch giáo dục, nhằm:

Cung cấp đến trẻ những nội dung mang tính toàn diện và những kiến thức, kỷ năng mới

Chuẩn bị cho trẻ những yếu tố cần thiết để tham gia vào hoạt động học tập giai đoạn sau này

Song với hình thức học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày được thể hiện thông qua việc trẻ tham gia vào chơi; hoạt động ở các khu vực hoạt động; tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Vậy giáo viên là người tạo cơ hội, tổ chức môi trường, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động mà ở đây ta đang nói đến “ hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non” nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó chính là những yếu tố cần thiết cho trẻ, đặc biệt là tính tích cực của trẻ

Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn sáng kiến

Trang 2

kinh nghiệm “ Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24

-36 tháng tuổi”.

II Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến.

Để thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở mầm non, từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cụ thể theo từng chủ đề trong năm học Với nhận thức như vậy nên tôi đã chọn một số phương pháp như sau:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

3 Phương pháp thống kê

Để xử lý số liệu thồng tin thu được qua sử dụng các công cụ toán học như: Cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm…

III Mục tiêu

Tôi quyết định lựa chọn sáng kiến này với mục đích tìm một số biện pháp

mới về việc “ Một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 24

-36 tháng tuổi” Qua hoạt động vui chơi giúp trẻ phát huy tính tích cực của trẻ

khi tham gia hoạt động, kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn, sáng tạo hơn và biết

sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi đúng mục đích

Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết của trẻ, ngay khi trẻ mới bắt đầu học tại trường mầm non

Trang 3

CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

I NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN:

1 Phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề:

Trong những năm qua được sự chỉ đạo của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Tân Sơn, trường mầm non Tam Thanh đã chỉ đạo xây dựng các lớp giảng dạy đúng với chương trình và nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra Năm học này trường hiện có 29giáo viên, hiệu trưởng 1, hiệu phó 1, kế toán 1,nhân viên 1 Trường mầm non Tam Thanh có:

- Tổng số cán bộ giáo viên là: 29

- Tổng số học sinh: 179 trẻ

Trong đó: - Nhóm trẻ: 24 - 36 tháng: 2 nhóm.

- Lớp MG 3- 4 tuổi : 2 lớp

- Lớp MG 4 - 5 tuổi : 2 lớp

- Lớp MG 5 - 6 tuổi : 3 lớp

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy có thuận lợi khó khăn như sau:

a Thuận lợi:

- Nhà trường quan tâm và tạo điều kiện bồi dưỡng về chuyên môn, tham quan các trường bạn về tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ

- Được nhà trường và cha mẹ học sinh hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động khá đầy đủ, phòng học có diện tích tương đối rộng rãi, thoải mái phục vụ cho giờ chơi

- Đa số phụ huynh nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng

- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng sưu tầm những trò chơi mới lạ, cách

làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu mở phục vụ cho các giờ chơi

b Khó khăn:

- Phần lớn cha mẹ trẻ đi làm ăn xa nên chưa có điều kiện quan tâm đến hoạt động vui chơi của con em mình

- Bản thân chưa sáng tạo khi chức hoạt động vui chơi nên chưa phát huy hết khả năng của trẻ

Trang 4

- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; Các góc chưa có sự thay đổi, ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng

đồ chơi cho trẻ hoạt động…

* Kết quả khảo sát thực tế trẻ lớp nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi A đầu năm học 2022- 2023

thoảng

Thường xuyên Số

cháu

Tỷ lệ

%

Số cháu

Tỷ lệ

%

Số cháu

Tỷ lệ

%

1

Trẻ hứng thú chơi các

2

Sự giao lưu của của

trẻ trong khi chơi 12/15 80 2/15 13,3 1/15 6,7

3

Có nội dung chơi

4

Sử dụng đồ chơi

đúng mục đích 10/15 66,7 4/15 26,7 1/15 6,6

Bảng 1: Kết quả khảo sát thực tế trẻ đầu năm học

Qua khảo sát thực tế ở lớp tôi thấy:

- Trẻ chưa hứng thú, chơi mau chán không tập trung vào góc mình đang chơi mà hay đi qua góc khác

- Sự giao lưu của của trẻ ở các góc chơi còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng của trẻ

- Đa số trẻ chưa có nhiều vốn sống nên khi vào góc chơi trẻ chơi với nội dung chơi còn đơn điệu chưa phong phú và đa dạng

Trang 5

- Trẻ không hứng thú, chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp

* Kết quả khảo sát thực tế môi trường lớp nhóm trẻ 24- 36 tháng tuổi A

Số lượng

Số lượng hiện

có trong lớp chiếm ( tỉ lệ % )

1

Sắp đặt góc chơi chưa hợp lý

2 Các góc trang trí theo hướng mở, linh

hoạt

3 Đồ dùng, đồ chơi tự làm phong phú,

sáng tạo

4 Học liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương 4/5 80 %

Bảng 2: Kết quả khảo sát thực tế môi trường trong lớp vào đầu năm học

Qua khảo sát tình hình môi trường thực tế ở lớp tôi thấy:

+ Việc bố trí sắp đặt ở các góc chơi cho trẻ chưa hợp lý, chưa thuận tiện, phù hợp với hoạt động của trẻ

+ Các mảng trang trí chưa sáng tạo, linh hoạt

+ Đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, đồ chơi tự tạo còn rất hạn chế + Học liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ

2 Tồn tại, hạn chế

- Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non tôi thấy còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

+ Đồ dùng đồ chơi chưa hấp dẫn, chưa đa dạng, chưa sáng tạo chiếm 40% tổng số đồ dung đồ chơi trong lớp

Trang 6

+ Trang trí các góc chơi còn đơn điệu và học chưa phù hợp, chưa khoa học chiếm 40% tổng số góc chơi

+ Việc tổ chức hoạt động vui chơi, trải nghiệm cho trẻ còn chưa thường xuyên

+ Chuẩn bi học liệu thiên nhiên ở địa phương cho trẻ quan sát và thực hành chiếm 10% học liệu trong lớp

3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Qua trao đổi với đồng nghiệp tìm hiểu thực tế ở trường, bản thân tôi nhận thấy sở dĩ có những hạn chế và tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

+ Do giáo viên chưa sáng tạo, chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp đổi mới trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ chiếm tỷ lệ 80%

+ Giáo viên chưa có sự đầu tư về thời gian làm đồ dùng đồ chơi, chưa làm tốt công tác vận động cha mẹ trẻ cùng tham gia để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

+ Chưa thường xuyên có kế hoạch để trẻ tham gia nhiều vào các hoạt động vui chơi, trải nghiệm

4 Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này

Vì vậy trò chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu

Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, và đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động vui chơi không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức

và tình cảm xã hội

Giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi và khả năng lựa chọn giải quyết hành động chơi được tăng lên rõ rệt Giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động Kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn và kích thích tính sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động vui chơi

Trang 7

Biết sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi, có sáng tạo khi tạo ra sản phẩm Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết

Để đạt được như vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải cố gắng lỗ lực hết mình, tích cực sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ có kết quả cao nhất

Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp

nâng cao kết quả “ Một số phương pháp tổ chức vui chơi cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” tạo môi trường vui chơi cho trẻ ở lớp cũng như ở trường nơi tôi trực

tiếp giảng dạy

II GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Giải pháp 1: Mỗi giáo viên cần nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

Việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên

là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ

Luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu về chuyên đề việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ sao

có hiệu quả nhất

Tự tìm hiểu về vấn đề trên mạng Internet, trao đổi với đồng nghiệp, bạn

bè các đơn vị trong huyện để học thêm những kinh nghiệm trong việc thực hiện xây dựng môi trường trong lớp cũng như ngoài lớp tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi

Trang 8

Giải pháp 2: Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn phong phú, sáng tạo.

Môi trường xung quanh lớp cũng như đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động từ đó làm giàu thêm kiến thức

Góc chơi được trang trí hấp dẫn đẹp mắt, đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng có hiệu quả, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ

Thường tuỳ thuộc vào mỗi chủ đề tôi dựa vào những kinh nghiệm trải nghiệm trên trẻ mà tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề và về các góc, qua đó tôi gợi ý để trẽ nêu lên ý tưởng, sau đó cùng trẻ trang trí góc chơi cho phù hợp với mỗi chủ đề giúp tăng sự hứng thú để khám phá thế giới xung quanh và sáng tạo khi hoạt động

Ví dụ:

Chủ đề: Thực vật xung quanh bé, góc thao tác vai cô cùng trẻ chơi

cửa hàng bán hoa, các khu vực bán hàng như có quầy quả, quầy bán các loại hoa

Môi trường ngoài lớp học cần đảm bảo sạch đẹp, an toàn, thoáng mát Các khu vực vui chơi, trải nghiệm cần thường xuyên tu bổ, sửa chữa, bổ xung kịp thời phục vụ nhu cầu vui chơi, trải nghiệm của trẻ

Giải pháp 3: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Muốn thực hiện các hoạt động góc một cách có khoa học và có hiệu quả Trước hết lập ra kế hoạch cho mình gồm: kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày những công việc nào chưa thực hiện kỹ năng nào cần rèn thêm cũng như những cá nhân nào cần lưu ý để đưa ra trong kế hoạch, tổ chức cho trẻ chơi đạt hiệu quả hơn

Cùng trẻ thảo luận phải xây dựng những góc chơi nào ở mỗi chủ điểm Trong mỗi góc cần những thứ gì? Và làm thế nào để tạo ra những góc đó ? Và

có ý nghĩa như thế nào? …Việc này cần huy động kinh nghiệm sáng tạo ở mỗi trẻ, điều đó rất phù hợp với quan điểm quan trọng trong giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm

Trang 9

Giải pháp 4: Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Gây hứng thú, tạo tâm thế cho trẻ bắt đầu vào chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn, kích thích sự tò mò của trẻ, thúc đẩy sự chú ý của trẻ Vì vậy trong quá trình

tổ chúc cho trẻ chơi tôi luôn chú trọng với sự gợi ý ban đầu của mình để tạo hứng thú cho trẻ và thay đổi hình thức theo từng chủ đề phù hợp với trẻ của lớp mình và tùy vào từng giai đoạn

Đối với trẻ nhà trẻ khi tổ chức các hoạt động vui chơi, cô cần nhẹ nhàng chơi cùng trẻ, tạo hứng thú cho trẻ chơi, quan sát, động viên, giúp đỡ kịp thời

Ví dụ: Trong trò chơi ở góc chơi góc chơi thao tác vai: Cho búp bê ăn.

Cô cần cho trẻ làm quen với tên gọi của đồ dùng ăn uống, bát, thìa ngoài ra còn học cách dỗ em, động viên em bé ăn, tập cho trẻ thao tác chuẩn bị đồ dùng

ăn uống, cách cầm bát, thìa đúng cách

Cô là người tổ chức, gợi ý, tạo điều kiện dẫn dắt trẻ tích cực tự giác, chủ động tích cực trong khi hoạt động, trong quá trình chơi cô phải gợi ý trẻ liên kết với các góc khác nhằm tạo giờ chơi luôn luôn sinh động

III KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG

1 Kết quả hiệu quả đem lại từ sáng kiến

Qua một thời gian thực hiện những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự hổ trợ của đồng nghiệp trong lớp Lớp học của tôi đã được những kết quả như sau:

* Đối với giáo viên:

Phần lớn giáo viên đã nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động vui chơi cho trẻ Thấy rõ được vai trò của mình: Luôn là người giám sát, phát triển tính tự lực, tích cực của trẻ, linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi

Trang trí các góc đã thay đổi, mảng tường có màu sắc tươi sáng, vừa tầm mắt trẻ, phù hợp theo từng chủ đề, tạo được nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá và rèn các kỹ năng một cách tích cực Tạo thêm nhiều cơ hội cho trẻ được tự lựa chọn đồ dùng đồ chơi Nhiều sản phẩm do cô và trẻ cùng làm như

Trang 10

tranh chủ đề : Cô cùng trẻ cắt dán tranh, trang trí các sản phẩm tạo hình, các đồ chơi từ hoa lá, hột hạt, phế liệu…

* Đối với trẻ:

Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động vui chơi, tập trung vào trò chơi

- Biết tổ chức các trò chơi nội dung chơi phong phú, trẻ tích cực trong các hoạt động ( từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi, nội dung, ý tưởng chơi hoạt động theo khả năng và ý thích và có thể chuyển sang góc chơi khác mà trẻ thích )

- Trẻ tích cực giao lưu giữa các nhóm, mạnh dạn hơn trong giao tiếp hơn Hình thành tinh thần tập thể, đoàn kết cho trẻ ( cùng nhau làm, cùng nhau xây dựng ) qua đó trẻ biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi

- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi linh hoạt và khéo léo hơn, có nhiều sáng

tạo đúng mục đích.

* Khảo sát thực tế kết quả sau khi áp dụng sáng kiến

thoảng

Thường xuyên Số

cháu

Tỷ lệ

%

Số cháu

Tỷ lệ

%

Số cháu

Tỷ lệ

%

1 Trẻ hứng thú chơi các

2

Sự giao lưu của của

trẻ trong khi chơi 1/15 6,7 2/15 13,3 12/15 80

3 Có nội dung chơi

4 Sử dụng đồ chơi

đúng mục đích 1/15 6,7 1/15 6,7 13/15 86,6

Bảng 3: Kết quả khảo sát thực tế hoạt động vui chơi của trẻ cuối năm học

Ngày đăng: 09/07/2024, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w