1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí lớp 11 soạn chi tiết chất lượng dùng cho 3 bộ sách

105 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí lớp 11 soạn chi tiết chất lượng dùng cho 3 bộ sách
Chuyên ngành Địa lí
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 706,5 KB

Nội dung

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và tác động củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội: + Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần th

Trang 1

A KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI.

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Câu 1 Thế nào là nền kinh tế tri thức? Việt Nam có điều kiện thuận lợi gì để

phát triển nền kinh tế tri thức?

Gợi ý trả lời

a Khái niệm: Là nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.

b Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế tri thức:

- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục - đàotạo, khoa học và công nghệ

Đảng và nhà nước ta luôn coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đẩymạnh phát triển giáo dục, xây dựng đội ngũ tri thức

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn Lực lượng laođộng trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo, trình độ người lao động ngày càng đượcnâng lên

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật càng được hoàn thiện

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa, tiếp cận giao lưu, hội nhập

Câu 2 Nêu khái niệm về chỉ số phát triển con người (HDI) Tại sao các

nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển?

Gợi ý trả lời

a Khái niệm:

HDI (Human Development Index): Là chỉ số so sánh, định lượng về mức thunhập, tỉ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thếgiới

HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.Chỉ số này được một nhà kinh tế người Pakixtan đưa ra vào năm 1990

HDI là thước đo tổng quát về phát triển con người Nó là phép đo trình độtrung bình của một quốc gia theo 3 tiêu chí sau:

+ Sức khỏe: một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung

bình

+ Tri thức: Được đo bằng tỷ lệ số người biết chữ và tỷ lệ nhập học ở các

cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học)

+ Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP/người.

b Giải thích: Nhóm nước đang phát triển cả 3 chỉ số: mức thu nhập, tuổi

thọ TB và tỷ lệ biết chữ đều thấp nên chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển

Trang 2

Câu 3 Các nước công nghiệp mới (NICs) là gì? Kể tên một số nước tiêu

biểu và nêu rõ đặc điểm nổi bật về kinh tế của nhóm nước này?

Gợi ý trả lời

a Khái niệm: Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công

nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp được gọi lànước công nghiệp mới (NICs)

b Một số nước NICs tiêu biểu:

Bốn con hổ châu Á hay bốn con rồng (nhỏ) Châu Á: Hàn Quốc, Xingapo,Đài Loan, Hồng Kông được xem là những nước công nghiệp mới thuộc thế hệthứ nhất Các nước và vùng lãnh thổ này ngày nay đều được xếp vào nhóm cácnước có thu nhập bình quân đầu người cao

Các nước NICs tiêu biểu hiện nay:

Các nước NICs châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,

Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ

Các nước NICs Mĩ La Tinh: Braxin, Mêhicô, Áchentina

Nước NICs châu Phi: Nam Phi.

c Đặc điểm nổi bật về kinh tế của các nước NICs:

Đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự tăng trưởng nhanh (GDP) củaquá trình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu

Nhiều sản phẩm kinh tế cạnh tranh được trên thị trường thế giới

Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và phát triển nhanh

Câu 4 Chứng minh cuộc cách mạng khoa học công nghệ là điều kiện cần

thiết để chuyển nền kinh tế - xã hội thế giới từ phát triển theo chiều rộng sangphát triển theo chiều sâu

Gợi ý trả lời

- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là một quá trình làm thay đổi căn bảncủa hệ thống kiến thức về khoa học - kĩ thuật diễn ra trong mối quan hệ khăngkhít với quá trình phát triển của xã hội loài người

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và tác động củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội:

+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỉXVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.Đặc trưng của cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ

+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần hai diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế

kỉ XX Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa nền sản xuất cơ khí chuyểnsang nền sản xuất đại cơ khí và tự động cục bộ Nền kinh tế thế giới phát triểntheo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi nhiềunguyên liệu, năng lượng, lao động, quy mô sản xuất theo không gian rộng lớn

Trang 3

Kết quả: tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội và đời sống củacon người được cải thiện nhiều.

+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ

XX đầu thế kỉ XXI Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiệnđại là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao Đây là các công nghệdựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức, hàm lượngkhoa học, sáng tạo cao nhất Vì vậy, khoa học và công nghệ ngày càng trở thànhlực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, tác động mạnh mẽ, sâu sắcđến sự phát triển kinh tế xã hội như: tìm ra các nguồn nguyên liệu và nhiên liệumới, tự động hóa trong sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm “mỏng - ngắn - nhỏ -nhẹ” có khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc trưng của nền kinh tế phát triểntheo chiều sâu)

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tập trung vàocác lĩnh vực sau: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và năng lượng mới,công nghệ sinh học, công nghệ hàng không và vũ trụ, công nghệ biển,

 Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là điều kiện cần thiết để chuyển nềnkinh tế xã hội thế giới từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu

Câu 5 So sánh sự khác nhau cơ bản giữa cuôc cách mạng công nghiệp 4.0

với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khác Cơ hội và thách thức khi thựchiện cách mạng công nghiệp 4.0?

Gợi ý trả lời

a sự khác nhau cơ bản giữa cuôc cách mạng công nghiệp 4.0 với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khác:

- Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII làgiai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí Đặc trưngcủa cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ

- Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX đến giaiđoạn đầu thế kỷ XX Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa lực lượng sảnxuất từ nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóacục bộ Cuộc cách mạng này đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện- cơ khí

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỷ

XX, đầu thế kỷ XXI Đặc trưng của cuộc cách mạng này là làm xuất hiện vàphát triển nhanh chóng công nghệ cao

- Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệplần thứ 4 trên thế giới đã bắt đầu từ vài năm gần đây tại nhiều nước phát triển.Bản chất của CMcông nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số vàtích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thứcsản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là côngnghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,người máy,

Trang 4

Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển trên 3 trụ cột chính đó là Kỹ thuật số,Công nghệ sinh học và Vật Lý

b Cơ hội và thách thức khi thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0:

- Cơ hội:

+ Áp dụng những đổi mới về công nghệ sẽ giúp quá trình sản xuất nhanhhơn, tốn ít sức người và dữ liệu được thu thập đầy đủ hơn Chất lượng sản phẩmđược đảm bảo do kiểm soát được từ khâu nguyên vật liệu cho đến khi thànhhình và chuyển đến tay người tiêu dùng

+ Con người sẽ không phải trực tiếp làm việc ở những môi trường làm việcnguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tật trong quá trình lao động

- Thách thức:

+ Phá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay

trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệulao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làmtrong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải Đốivới VN, những yếu tố mà chúng ta đang coi là ưu thế như lực lượng lao độngthủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa

+ Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhânlực đáp ứng được yêu cầu của công việc Muốn tồn tại và phát triển, họ phải đầu

tư và nâng cấp công nghệ, cùng lúc nâng cao chất lượng nhân sự Điều này rấtkhó khăn và tốn kém

+ Sự phá vỡ thị trường lao động gây bất ổn về kinh tế - xã hội và cả chínhtrị Công nghệ mới sẽ gây ra sự thay đổi về quyền lực, mối lo ngại về an ninh,làm tăng khoảng cách giàu nghèo

+ Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt

ra thách thức về bảo mật thông tin cho cả các hệ thống và cá nhân con người.Chúng ta phải làm gì để bảo mật khi dữ liệu có ở khắp mọi nơi và được trao đổithường xuyên giữa các hệ thống

Câu 6 Nêu tác động của tiến bộ khoa học công nghệ đến nguồn tài nguyên

thiên nhiên

Gợi ý trả lời

- Mở rộng thêm danh mục tài nguyên thiên nhiên: nhiều loại tài nguyên mớiđược tìm thấy và được xác minh…

- Tài nguyên được khai thác hợp lí và hiệu quả hơn, tránh lãng phí tàinguyên

- Sản xuất các vật lệu mới thay thế vật liệu tự nhiên, giảm áp lực khai tháccác nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Làm suy giảm và cạn kiệt một số loại tài nguyên thiên nhiên

Câu 7 Quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông

nghiệp của nhóm nước đang phát triển?

Trang 5

Gợi ý trả lời

- Làm giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp…

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, ảnh hưởng tới chất lượng nôngsản…

Câu 8 Giải thích tại sao tỉ lệ lao động dịch vụ ở nhóm nước đang phát triển

chưa cao?

Gợi ý trả lời

- Ngành sản xuất vật chất chưa phát triển mạnh (nông nghiệp và côngnghiệp) nên lao động chưa được giải phóng để tham gia vào ngành dịch vụ…

- Ngành dịch vụ chưa phát triển mạnh nên chưa ổn định và chưa đa dạng vềngành nghề, do đó sức hút đối với lao động chưa lớn

Câu 9 Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới

Gợi ý trả lời

a Đặc trưng:

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuấthiện và phát triển nhanh chóng công nghiệp cao với hàm lượng tri thức cao Bốncông nghệ trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hộilà: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệthông tin

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiềungành mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bướcchuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ

b Tác động:

Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm chokinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang loại hình kinh tếmới dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao (kinh tế tri thức)

Câu 10 Trình bày các đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay Để phát

triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề nào?

Gợi ý trả lời

a Đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay.

- Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu

Trang 6

- Kinh tế thế giới phát triển gắn liền với cuộc Cách mạng khoa học và côngnghiệp hiện đại.

- Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh

- Kinh tế thế giới phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức

- Phát triển kinh tế bền vững trở thành xu thế lựa chọn của nhiều quốc giatrên thế giới

b Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề sau:

- Phát triển bền vững là phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện tại màkhông làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai

- Phát triển bao trùm các mặt đời sống, xã hội, gắn kết phát triển kinh tế vớicông bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ vững ổn địnhchính trị- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh

Câu 11 Sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật.

Gợi ý trả lời

- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạnquá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí Đặc trưng của cuộccách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ

- Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật diễn ra từ nửa sau của thế kỉ XIX đếngiai đoạn đầu thế kỉ XX Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa lực lượngsản xuất từ nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự độnghóa cục bộ Cuộc cách mạng này đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện - cơ khí

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ

XX, đầu thế kỉ XXI Đặc trưng của cuộc cách mạng này là làm xuất hiện vàbùng nổ công nghệ cao

Câu 12 Chứng minh nền kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm

nước đang phát triển có sự tương phản rõ rệt

Gợi ý trả lời

- Trong cơ cấu GDP: khu vực Iđóng góp tỉ trọng rất nhỏ (2%), còn

khu vực III lại đóng góp tỉ trọng rất

- Trong cơ cấu GDP: Tỉtrọng cả 3 khu vực chênh lệchkhông lớn Kinh tế đang chuyển

Trang 7

lớn (71%) Kinh tế đang chuyển

sang nền kinh tế tri thức

từ nền kinh tế nông nghiệp sangnền kinh tế công nghiệp

- Ngoại thương: Chiếm trên60% giá trị xuất, nhập khẩu của thế

giới, chủ yếu xuất khẩu các mặt

hàng đã qua chế biến

- Ngoại thương: Chiếm dưới40% giá trị xuất, nhập khẩu củathế giới, chủ yếu xuất khẩu cácmặt hàng sơ chế và khoáng sản

- Đầu tư ra nước ngoài chiếm ¾toàn cầu Thể hiện nhóm nước này

có nguồn vốn lớn, xuất khẩu tư bản

mạnh Giá trị GDP cao

- Đầu tư ra nước ngoài chiếm

¼ toàn cầu Thể hiện nhóm nướcnày có nguồn vốn nhỏ, xuất khẩu

tư bản yếu Giá trị GDP thấp

- Nhận đầu tư rất lớn chiếm 2/3toàn cầu Thể hiện nhóm nước này

có môi trường đầu tư hấp dẫn

- Nhận đầu tư rất nhỏ chiếm1/3 toàn cầu Thể hiện nhómnước này có môi trường đầu tưyếu

- Nợ nước ngoài: Khả năng trả

nợ mạnh

- Nợ nước ngoài: Tỉ lệ nợtrên tổng GDP cao (33,8% năm2004) Khó có khả năng trả nợ.Xã

hội

- Tuổi thọ TB: 76 tuổi Thể hiệnđời sống cao, y tế phát triển

- Tuổi thọ TB: 65 tuổi Thểhiện đời sống thấp, y tế nghèonàn lạc hậu

- Chỉ số HDI: 0,894 năm 2017

Thể hiện các tiêu chí về thu nhập,

tuổi thọ TB và trình độ văn hóa đều

cao

- Chỉ số HDI: 0,683 năm

2017 Thể hiện các tiêu chí vềthu nhập, tuổi thọ TB và trình độvăn hóa đều thấp

Câu 13 Phân tích những nguyên nhân làm cho nền kinh tế của hai nhóm

nước phát triển và đang phát triển có sự tương phản nhau

Gợi ý trả lời

b Điều kiện phát triển:

- Nhóm nước đang phát triển: tuy giàu tài nguyên, nhưng hạn chế về khoahọc kỹ thuật, vốn ít nên gặp nhiều khó khăn Ngoài ra các nước này đông dân vàdân số tăng nhanh, nhiều thiên tai

- Nhóm nước phát triển: có ưu thế hơn về vốn, khoa học kỹ thuật, cơ sở vậtchất kỹ thuật và kêt cấu hạ tầng nên tạo điều kiện phát triển kinh tế nhanh, đầu

tư nước ngoài thu nhiều lợi nhuận

Trang 8

Câu 14 Tại sao nói “ Hiện nay các nước phát triển đã giàu lại càng giàuthêm, còn các nước đang phát triển đã nghèo lại càng nghèo hơn”?

Gợi ý trả lời

a Các nước phát triển đã giàu lại càng giàu hơn là vì:

- Xu hướng đầu tư thay đổi…

- Sản xuất công nghiệp trình độ cao, đóng góp của dịch vụ là chủ yếu, hànghóa bán được giá cao (xuất siêu)

- Dân số tăng chậm

- Thu hút chất xám, cho vay nợ, xuất khẩu tư bản

* Các nước đang phát triển đã nghèo lại càng nghèo thêm là vì:

- Xu hướng đầu tư thay đổi…

- Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất thấp, sản xuất công nghiệp lạchậu, hàng hóa bán giá rẻ (nhập siêu)

- Dân số tăng nhanh Chảy máu chất xám

- Nợ nước ngoài nhiều Nhận đầu tư, lệ thuộc vào vốn, kỹ thuật sản xuấtcông nghệ thấp

Câu 15 Vì sao các nước công nghiệp mới đạt được nhiều thành tựu to lớn

trong việc phát triển kinh tế - xã hội?

Gợi ý trả lời

- Tăng cường đầu tư phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ

- Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu

- Khai thác tối đa mọi lợi thế (tự nhiên, kinh tế - xã hội) để thực hiện chiếnlược tăng trưởng

- Tích cực tạo vốn đầu tư thông qua: Nguồn viện trợ nước ngoài, kêu gọi đầu

tư nước ngoài (FDI), nguồn vốn (ODA), tích lũy trong nước

Câu 16 Hãy chứng minh một số thành tựu cơ bản của 4 công nghệ trụ cột

trong Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Gợi ý trả lời

a Công nghệ sinh học: Dựa trên cơ sở những thành tựu trong lĩnh vực sinh

học, di truyền học, gồm công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen, kỹ thuật nuôi cấy tếbào… Từ đó có thể tạo ra những giống mới có năng suất cao, có khả ăng chốngchịu một số dịch bệnh; hay cấy một số gen thích hợp vào trứng mới thụ tinh củagia súc gia cầm thủy sản, để nâng cao tốc độ và khối lượng tăng trưởng của cácloại vật nuôi Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán & điều trịbệnh của bác sĩ…

b Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những

tính năng đáp ứng yêu cầu của con người trong sản xuất và đời sống như vật liệucomposit có sức chịu nhiệt & chịu lực tốt Vật liệu siêu dẫn dùng trong tải điện

Trang 9

không gây tổn thất điện năng; hay vật liệu gốm tổng hợp có ưu điểm nhẹ- chống ăn mòn- không dẫn điện, chịu nhiệt rất cao…

cứng-c Công nghệ năng lượng: Ta có thể thấy được triển vọng và khả năng sử

dụng các nguồn năng lượng mới đã rất rõ ràng như năng lượng mặt trời, nănglượng nguyên tử, năng lượng sinh học Ngoài ra còn có năng lượng từ gió, địanhiệt, thủy triều… Tất cả đều hướng vào công nghệ an toàn & sạch, giảm tìnhtrạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường

d Công nghệ thông tin: Phát triển ngày càng mạnh theo hướng như: Sử

dụng các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, công nghệ laze,cáp sợi quang… Tất cả đã chi phối toàn bộ những phương tiện kỹ thuật hiện đạitrong sản xuất, thông tin và đời sống

Câu 17 Thế nào là nền kinh tế tri thức? Những đặc trưng chủ yếu của nền

kinh tế tri thức? Phân tích vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại trong nềnkinh tế tri thức

Gợi ý trả lời

a Khái niệm: Nền kinh tế tri thức là loại hình kinh tế mới phát triển dựa

trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao dưới tác động của cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ hiện đại

b Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức:

- Cơ cấu kinh tế: Chiếm ưu thế tuyệt đối là các ngành kinh tế tri thức: ngânhàng, tài chính, bảo hiểm…

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học và công nghệ chiếm trên 80 % Công nghệchủ yếu là công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa…

- Công nghệ thông tin và truuyền thông có vai trò quyết định nhất

- Cơ cấu lao động chủ yếu là công nhân tri thức Vai trò của giáo dục vôcùng to lớn

- Các nước Bắc Mĩ và Tây Âu đã bắt đầu hình thành nền kinh tế tri thức

c Vai trò to lớn của khoa học & công nghệ hiện đại trong nền kinh tế tri thức:

- Đóng góp của khoa học và công nghệ vào nền kinh tế tri thức cao

- Nền kinh tế các nước phát triển chủ yếu dựa vào khoa học và công nghệ

- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trực tiếp làm

ra sản phẩm

- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao

- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài

Câu 18 Thế nào là nền kinh tế tri thức? Nguyên nhân làm xuất hiện nền

kinh tế tri thức? Tại sao trong xu thế phát triển hiện nay, các nước phát triển tậptrung xây dựng nền kinh tế tri thức?

Gợi ý trả lời

Trang 10

a Khái niệm: Nền kinh tế tri thức là loại hình kinh tế mới phát triển dựa

trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao dưới tác động của cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ hiện đại

b Nguyên nhân làm xuất hiện nền kinh tế tri thức: Do sự phát triển mạnh

mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự bùng nổ của cácngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệvật liệu mới, công nghệ năng lượng mới đã khẳng định vai trò, động lực của trithức trong sự phát triển kinh tế thế giới và xã hội loài người Đưa nền kinh tế thếgiới chuyển sang giai đoạn mới trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tốquyết định, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản suất chủ yếu

c Trong xu thế phát triển hiện nay, các nước phát triển tập trung xây dựng nền kinh tế tri thức là vì:

Trong nền kinh tế tri thức mọi hoạt động sản xuất, đời sống xã hội của conngười có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại, mà ở đó:

- Tri thức đóng vai trò quyết định nhất:

+ Tri thức là vốn, là nguyên liệu cho sản xuất tạo ra của cải vật chất, dịch vụphục vụ đời sống con người

+ Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng kinh tế

- Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: Với sự ra đờicủa 4 ngành công nghệ trụ cột: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, côngnghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới đã thành nền tảng trong sản xuất

- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có sự thay đổi:

+ Trong kinh tế tri thức, nông nghiệp, công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trongGDP Các ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ cần nhiều tri thức như ngân hàng,tài chính, bảo hiểm, viễn thông… phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao trên70% trong GDP

+ Kinh tế tri thức tọa ra nhiều việc làm mới, phát triển nhanh đội ngũ côngnhân tri thức, lao động trí óc chiếm đa số trong lực lượng lao động

- Phương thức, hình thức tổ chức sản xuất đạt trình độ cao và rất hiện đại:+ Sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hóa

+ Tổ chức quản lý theo mô hình công nghệ, quản lý mạng

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế thị trường có tính toàn cầu phát triển cùngvới sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự tăng trưởng của các công ty xuyênquốc gia làm cho sản phẩm dù sản xuất bất kỳ ở đâu cũng nhanh chóng có mặtkhắp nơi trên thế giới…

Câu 19 Hãy so sánh sự khác biệt của nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế

công nghiệp và nền kinh tế tri thức Cho biết hướng phát triển của nền kinh tế trithức ở nước ta

Gợi ý trả lời

a. Sự khác biệt của nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức:

Trang 11

Yếu tố sản xuất Nông nghiệp Nền kinh tế Công nghiệp Nền kinh tế Nền kinh tế Tri thức

Cơ cấu kinh tế - Nông nghiệplà chủ yếu.

- Công nghiệp

& dịch vụ làchủ yếu

- Dịch vụ là chủyếu, trong đó cácngành cần nhiều trithức (ngân hàng, tàichính…) chiếm ưuthế tuyệt đối

Công nghiệp chủ yếu để

thúc đẩy phát triển

- Sử dụng súcvật, cơ giớihóa đơn giản

- Có cơ giới,hóa học hóa,điện khí hóa,chuyên mônhóa

- Công nghệ cao,điện tử hóa, tin họchóa, siêu xa lộ thôngtin…

Cơ cấu lao động - Nông dân làchủ yếu. - Công nhân làchủ yếu. - Công nhân tri thứclà chủ yếu.

Vai trò của công nghệ

thông tin và truyền

thông

b Hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ: tăng cường năng lực nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu và cáctrường đại học

- Phát triển mạnh các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, chútrọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học Chủ động tiếp cận nền kinh

tế tri thức của thế giới

- Chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt như Internet,thương mại điện tử, công nghệ phần mềm… đóng vai trò nền tảng trong việcphát triển nền kinh tế tri thức

- Coi trọng, ưu tiên việc phát triển giáo dục và đào tạo, cải thiện chiến lượcđầu tư, đặc biệt công tác chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài

Trang 12

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Câu 1 Toàn cầu hóa là gì? Vì sao toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền

kinh tế thế giới?

Gợi ý trả lời

a Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới

về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,…Toàn cầu hóa kinh tế có tácđộng mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới

b Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, vì:

- Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia Các quốcgia muốn tăng tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội của nước mình cần phải có sựliên kết với các quốc gia khác (lấy ví dụ ở VN)

- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Cuối thế

kỉ XX đầu thế kỉ XXI, nhân loại tiến hành cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ hiện đại với đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệcao, trong đó có bốn công nghệ trụ cột Sự phát triển của bốn công nghệ trụ cộtđặc biệt là công nghệ thông tin và sự phát triển của giao thông vận tải đã kéo cácnước xích lại gần nhau hơn

- Do những vấn đề mang tính toàn cầu: Vấn đề dân số, vấn đề môi trường,dịch bệnh, các hoạt động kinh tế ngầm Để giải quyết các vấn đề mang tínhtoàn cầu, các quốc gia phải liên kết với nhau

Câu 2 Tại sao nói toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt

- Toàn cầu hóa tạo điều kiện để VN mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt độngxuất, nhập khẩu Thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu, nền kinh tế VN tìmđược động lực mạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thế giới, các lợithế được khai thác hiệu quả hơn

- TCH cũng tạo điều kiện để VN thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- TCH còn tạo cơ hội để VN tiếp cận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị;học hỏi kinh nghiệm quản lí; tiếp cận nền văn hóa, giáo dục tiên tiến của cácnước đặc biệt là các nước phát triển

Trang 13

- TCH tạo động lực cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấulao động của VN

- TCH cũng góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm chotiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. 

b Thách thức:

- Sức ép cạnh tranh lớn Trong điều kiện hàng rào thuế quan giữa các nước

bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông rộng rãi, hàng hóa nướcngoài sẽ tràn vào VN mà nhiều mặt hàng của VN chất lượng chưa cao, mẫu mãchưa đẹp đó là một thách thức lớn

- Trong bối cảnh TCH hiện nay, nền kinh tế VN còn nhiều mặt lạc hậu sovới khu vực và thế giới: trình độ khoa học - kỹ thuật chưa cao, các ngành kinh tếmũi nhọn (điện tử- tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàngkhông vũ trụ, công nghệ sinh học ) chưa phát triển mạnh, trình độ quản lí kinh

tế nhìn chung còn thấp, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, trình độ người laođộng chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm Những vấn đề này đặt

VN trước những khó khăn không nhỏ

- TCH cũng đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ

an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề phân hóa giàu nghèo

và sự tự chủ về kinh tế

Câu 2 Giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có sự thống nhất và mâu

thuẫn như thế nào?

Gợi ý trả lời

a Sự thống nhất:

- Đều là biểu hiện của liên kết kinh tế quốc tế

- Đều cùng một nguồn gốc là quốc tế hóa nền kinh tế

- Đều thúc đẩy các nước mở cửa kinh tế và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau

- Đều đòi hỏi các nước thành viên phải điều chỉnh luật pháp, chính sách và

cơ chế quản lý kinh tế để thích nghi với những quy tắc chung

- Khu vực hóa khuyến kích đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các công tyxuyên quốc gia, từ đó thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn

b Sự mâu thuẫn:

- Khu vực hóa gắn với việc bảo hộ nghiêm ngặt trong quan hệ đối ngoại dẫnđến:

+ Sự chia cắt thị trường thế giới

+ Sự cạnh tranh giữa các tổ chức khu vực ngày càng gay gắt

Xuất hiện những cuộc chiến tranh kinh tế trong một thế giới đa dạng

Câu 3 Ngày - tháng - năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của

WTO Khi trở thành thành viên chính thức của WTO Việt Nam gặp phải nhữngthời cơ và thách thức gì?

Trang 14

Gợi ý trả lời

- Gia nhập WTO Việt Nam có điều kiện để đẩy mạnh hoạt động xuất, nhậpkhẩu Thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu, nền kinh tế VN tìm được động lựcmạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thế giới, các lợi thế được khaithác hiệu quả hơn; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh mẽ

- Gia nhập WTO, VN cũng có điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài,

có cơ hội để tiếp cận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị

- Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lýtheo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng đượccải thiện

- Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viênkhác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấutranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điềukiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp

- Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiếntrình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộhơn, có hiệu quả hơn

- Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi mới,việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiệncho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại

- Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều.Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn Ở mỗi quốcgia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều Một bộ phận dân cư đượchưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơphá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá

Trang 15

giàu nghèo sẽ mạnh hơn Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh

xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng:

"Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước phát triển"

- Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môitrường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền

Câu 4 Vì sao toàn cầu hóa lại làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu,

nghèo?

Gợi ý trả lời

- Bên cạnh rất nhiều mặt tích cực thì TCH cũng có mặt trái của nó, đặc biệt

là làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

- Trước tiên là khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong nước TCH tạođiều kiện để đẩy nhanh đầu tư nước ngoài Các vùng trong nước, vùng nào cóđiều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế- xã hội sẽ thu hút nhiều đầu tư, kinh tế -

xã hội sẽ phát triển hơn và ngược lại vùng nào không có điều kiện thuận lợi sẽkhông thu hút được nhiều đầu tư dẫn dến kinh tế - xã hội chậm phát triển hơn

- Khoảng cách giàu nghèo còn thể hiện trên phương diện giai cấp Cơ chế thịtrượng là điều kiện để các nhà đầu tư phát triển Người lao động chân tay sẽcàng bị lệ thuộc vào các ông chủ

- Giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước nếu không chịu đượcsức ép cạnh tranh từ bên ngoài tất yếu dẫn đến bị phá sản

- Không chỉ cục bộ ở trong nước mà khoảng cách giàu nghèo còn mangphạm vi quốc tế Các quốc gia phát triển vốn có tiềm lực kinh tế vững vàng sẽbắt nhịp rất nhanh với xu thế TCH, tận dụng tốt các cơ hội của TCH và họ sẽ trởnên giàu có hơn Các nước đang phát triển nền kinh tế còn nhiều mặt lạc hậu,trình độ khoa học - kỹ thuật chưa cao, các ngành kinh tế mũi nhọn (điện tử- tinhọc, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệsinh học ) chưa phát triển mạnh, trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn thấp,

cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, trình độ người lao động chưa cao, chuyểndịch cơ cấu kinh tế còn chậm Những vấn đề này đặt các nước đang phát triểntrước những khó khăn không nhỏ Quốc gia nào không linh hoạt, không tháo gỡnhanh những khó khăn để nắm bắt cơ hội mà TCH đem lại sẽ rơi vào tình trạngtụt hậu, phụ thuộc vào các nước phát triển

Câu 5 Nêu các biểu hiện chứng tỏ Việt Nam đang phát triển theo xu thế

toàn cầu hoá

Gợi ý trả lời

- Nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, mở rộng quan hệ hợp tác với cácnước trên trên thế giới

Trang 16

- Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ

- Đã, đang tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực: gia nhập ASEAN,APEC, WTO…

- Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới (dẫn chứng)

- Hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác: kinh tế, khoa học kỹ thuật, khaithác tài nguyên…

Câu 6 Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế Xu hướng

toàn cầu hóa dẫn đến hệ quả gì?

Gợi ý trả lời

a Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại

thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới Tổchức thương mại thế giới chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới

và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng hơn 5 lần so với năm

1990 và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối vớinhau thông qua mạng viễn thông điện tử Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng

có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, sở hữu nguồn của cảivật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng

b Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:

- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩynhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế

- Tiêu cực: gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

Câu 7 Tại sao nói: “Hợp tác và đấu tranh là hai xu thế chính của quan hệ

kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay” Tại sao nước ta vừa phải hợp tác vừaphải cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc phát triển kinh tế?

Gợi ý trả lời

a Hợp tác và đấu tranh:

* Hợp tác:

- Cùng phát triển kinh tế - xã hội trên nguyên tắc các bên cùng có lợi

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốcgia

- Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại

- Trao đổi khoa học kỹ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển

- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải giải quyết

* Đấu tranh:

Trang 17

- Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thựcdân hóa bằng con đường kinh tế.

- Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơntrên trường Q.tế

- Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

b Nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh vì:

- Do xu hướng QTH, KVH nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ Mỗinước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kếtvới các nước khác

- Các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợptác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, họchỏi kinh nghiệm quản lí, vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránhtụt hậu

- Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Côngliên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng

có lợi, tránh căng thẳng

- Các nước Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá giống nhau,nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việccạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nướcngoài khu vực là tất yếu

Câu 8 Nêu những thách thức toàn cầu mà hiện nay nhân loại đang phải đối

mặt

Gợi ý trả lời

Những thạch thức toàn cầu mà hiện nay nhân loại đang phải đối mặt:

- Vấn đề về dân số:

+ Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển

+ Già hóa dân số ở các nước phát triển

- Vấn đề về môi trường:

+ Biến đổi khí hậu toàn cầu

+ Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

+ Sự suy giảm đa dạng sinh học

- Các vấn đề khác:

+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

+ Các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền…), tội phạm liênquan đến sản xuất, vận chuyển và buôn bán ma túy, …

Câu 9 Nêu nguyên nhân xuất hiện toàn cầu hóa Toàn cầu hóa có tác động

như thế nào đến các nước đang phát triển? Để toàn cầu hóa vận động có hiệuquả các nước cần làm gì?

Gợi ý trả lời

Trang 18

a Nguyên nhân xuất hiện toàn cầu hóa:

- Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiệnđại

- Nhu cầu phát triển dịch vụ đa dạng do kinh tế thế giới phát triển mạnh.Nhu cầu giao lưu văn hóa xã hội

- Sự phụ thuộc giữa các nước về tài nguyên, nhiên liệu, lương thực…

- Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải tăng cườnghợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài

- Các nước phát triển tăng cường đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn laođộng và tài nguyên ở các nước đang phát triển

- Nhiều vấn đề toàn cầu đang cần được giải quyết trên quy mô toàn thế giới.Vai trò quan trọng của các công ty đa quốc gia

b Tác động của toàn cầu hóa đến các nước đang phát triển:

- Tích cực:

+ Tạo điều kiện tiếp cận vốn, công nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận kỹnăng và kinh nghiệm quản lý từ các nước Giúp các nước xích lại gần nhau, mởrộng giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm

+ Tạo điều kiện để phát triển, rút ngắn thời gian phát triển kinh tếxã hội ởcác nước đang phát triển

+ Tạo điều kiện di chuyển, phối hợp các nguồn lực giữa các quốc gia và giảiquyết những vấn đề toàn cầu

+ Phân công lao động tốt hơn, có thể đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuấthàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

- Tiêu cực:

+ Thực trạng nền kinh tế còn nhiều lạc hậu so với khu vực và thế giới, trình

độ quản lý còn thấp, việc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, cơ cấu kinh tếchuyển dịch còn chậm

+ Đặt các nước đang phát triển vào thế bị cạnh tranh khốc liệt, dễ bị ảnhhưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế

+ Dễ dẫn đến hậu quả về tài nguyên, môi trường, các giá trị đạo đức truyềnthống dễ bị tổn thương

+ Gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bất bình đẳng về kinh tếxã hội giữa cácnhóm nước khác nhau trên thế giới

c Để toàn cầu hóa vận động có hiệu quả các nước cần:

- Công khai và minh bạch trong thông tin, cung cấp thông tin thường xuyên

Trang 19

Câu 10 Các công ty xuyên quốc gia có vai trò như thế nào đối với nền kinh

tế - xã hội thế giới?

Gợi ý trả lời

- Thúc đẩy thương mại thế giới: Chiếm 30 % tổng giá trị GDP toàn thế giới

Câu 11 Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành trên cơ sở

nào? Nêu hệ quả

Gợi ý trả lời

a Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành trên cơ sở:

Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thếgiới, những quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội hoặc có chungmục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù

Trang 20

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Câu 1 Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia

tăng ở nước ta và các nước trên thế giới liên quan đến vấn đề nào? Cho biếtnguyên nhân của vấn đề đó? Chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với tình trạngnày?

Gợi ý trả lời

a Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng có liên quan đến: Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng mất

cân bằng sinh thái môi trường

b Nguyên nhân:

- Nguyên nhân do tự nhiên: Nguyên nhân gây ra BĐKH, mất cân bằng sinh

thái môi trường do tự nhiên bao gồm sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời,xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đạidương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất

- Nguyên nhân do con người (đây là nguyên nhân chủ yếu): Hoạt động sản

xuất và sinh hoạt của con người đặc biệt là sản xuất công nghiệp sử dụng ngàycàng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu,khí đốt) đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhàkính như: C02, S02, N02, nhất là lượng CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phépnhiều lần dẫn đến nhiệt độ của trái đất tăng

Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, cộng thêm sự suy giảm của diện tích rừng đã làmcho thời tiết thay đổi thất thường, diễn ra một cách cực đoan

Sự gia tăng quá mức lượng khí thải đã gây ra hiện tượng mưa axit ở nhiềunơi trên Trái Đất

c Để ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta cần:

- Các quốc gia trên thế giới cần chung tay nỗ lực đưa ra các giải pháp để giảiquyết

- Các giải pháp tối ưu: Phát triển công nghiệp sạch, hạn chế sử dụng nhiênliệu hóa thạch (nhiên liệu lấy từ than đá, dầu mỏ, khí đốt ), tăng cường khai thác

và sử dung các nguồn nhiên liệu sạch: năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủynăng, nhiên liệu sinh học ; sử dụng tiết kiệm năng lượng và các tài nguyênkhác (dẫn chứng); nâng cao năng lực dự báo, nâng cao nhận thức của con người

về biến đổi khí hậu; tăng cường hạ tầng kĩ thuật; thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấusản xuất; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, trồng cây xanh,…

Câu 2 Nêu những biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu Hiện

tượng biến đổi khí hậu đã tác động đến Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam)như thế nào?

Gợi ý trả lời

Trang 21

a Những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Nhiệt độ trái đất tăng lên, băng ở hai cực tan, nước biển dâng

- Mưa a xit xuất hiện ở nhiều nơi trên trái đất cùng với sự gia tăng của cáchiện tượng thiên tai khác: bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéodài…

b Đồng bằng sông Cửu Long:

- Có địa hình thấp so với mực nước biển lại nằm ở hạ lưu sông Mê Kông,tiếp giáp với biển (3 mặt giáp biển) nên đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặtvới nhiều thách thức, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu

- Việc thay đổi nền nhiệt độ sẽ dẫn đến sự thay đổi của chế độ thủy văn cùngvới những hoạt động không bền vững ở thượng nguồn sông Mê Kông khiếnvùng Đồng bằngSCL bị ảnh hưởng nặng nề hơn

- Nước biển dâng, tác động xâm thực của dòng nước khiến nhiều đoạn bờbiển ở Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều hộ dân mất nơi

ở, diện tích rừng tràm, rừng đước thu hẹp

- Nước biển dâng kết hợp với mưa lớn, nước từ thượng nguồn sông MêKông đổ về gây ngập úng ở nhiều nơi ảnh hưởng lớn đến sản xuất và Sh củangười dân

- Nước biển dâng còn gây ra hiện tượng xâm nhập mặn đặc biệt vào mùakhô Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dà 4 đến 5 năm tháng, trongđiều kiện lượng nước thiếu hụt lớn nên xâm nhập mặn diễn ra rất ngiêm trọng.Cuối năm 2015, đầu năm 2016 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino gây khôhạn kéo dài, kết hợp với sự khan hiếm nguồn nước từ thượng nguồn đổ về tạonên cơn hạn mặn nặng nề nhất trong gần 100 năm qua

- Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinhvật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơgia tăng các loại “thiên địch” Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu,vàng lùn, lùn xoắn lá ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến ngày càng phứctạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa

- Biến đổi khí hậu cũng làm xuất hiện các hiện tượng cực đoan vốn rất ít xảy

ra ở Đồng bằng sông Cửu Long như là bão lũ, lốc xoáy

Câu 3 Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu

ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay?

Gợi ý trả lời

- Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có đường bờ biển dài (3260km), dải đồngbằng phân bố ven biển thấp và Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, nhất là bãonên BĐKH với những biểu hiện (nhiệt độ tăng, nước biển dâng ) tác động sâusắc đến mọi mặt tự nhiên, kinh tế- xã hội của VN

Trang 22

- Việt Nam là nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đông dân,nhận thức của hầu hết dân cư về Biến đổi khí hậu, ứng phó với Biến đổi khí hậucòn hạn chế nên biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng

Câu 4 Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đến Việt Nam?

Gợi ý trả lời

Thực tế tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều sự thayđổi như:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,50C trong vòng 70 năm Nhiệt độ tăng gâyhạn hán ở nhiều địa phương ảnh hưởng lớn đến sản xuất nhất là sản xuất nôngnghiệp và gây cháy rừng

- Số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ nhưnglại tăng cường độ rét đậm, rét hại Số ngày mưa phùn trung bình năm cũng giảm

- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹđạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn,nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường

- Mực nước biển dâng kết hợp với mưa lớn gây ngập úng ở nhiều nơi đặcbiệt ở Đồng bằng sông Cửu Long Nước biển dâng, tác động xâm thực của dòngnước khiến nhiều đoạn bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều hộ dân mất nơi ở,diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp

- Nước biển dâng còn gây hiện tượng xâm ngập mặn (diễn ra nghiêm trọngnhất ở Đồng bằng sông Cửu Long)

- Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng làm ảnh hưởng đến các hệsinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngậpmặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôitrồng thuỷ sản ven biển

- Đặc biệt hiên nay ở nước ta xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoankhó dự báo: Ở miền bắc là lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại; miền Trung là mưabão lớn; miền Nam là hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng vào mùakhô và trong mùa khô lại xuất hiện những cơn mưa trái mùa gây nhiều khó khăncho sản xuất

Gợi ý trả lời

a Giải thích ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại"

Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại là đúng vì:

- Môi trường có vai trò rất quan trọng:

Trang 23

+ Là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó con người tồn tại và pháttriển.

+ Cuộc sống mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường, con người

là một thành phần của môi trường và không thể tách rời môi trường

 một môi trường bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngượclại

- Hiện nay ô nhiễm môi trường mở rộng trên phạm vi toàn thế giới:

+ Ở nước đang phát triển: Khai thác bừa bãi tài nguyên  cạn kiệt, hủy hoạimôi trường  nghèo đói  Bảo vệ môi trường không thể tách rời cuộc đấu tranhxóa đói giảm nghèo

+ Ở các nước phát triển: Sự phát triển kinh tế  tăng cường sử dụng chấtCFCs với tốc độ và khối lượng lớn  tăng khí thải, chất thải  nguyên nhânchính làm thủng tầng ô zôn và hiệu ứng nhà kính

- Hậu quả: Con người đã tác động vào môi trường làm tổn hại môi trường

gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng (Dẫn chứng)  Đe dọa trực tiếp đến sự phát

triển kinh tế và sức khỏe con người

b Trong bảo vệ môi trường cần phải "Tư duy toàn cầu, hành động địa phương" là vì:

- Cần phải tư duy toàn cầu vì môi trường Trái đất là ngôi nhà chung của tất

cả mọi người (phân tích) Môi trường tự nhiên là một thể thống nhất và hoànchỉnh (phân tích) Hoạt động phá hoại môi trường ở nơi này sẽ ảnh hưởng nhiềuđến nơi khác (phân tích)

- Hành động địa phương: Bảo vệ môi trường phải tiến hành ở từng nơi cụ thểgắn với cuộc sống của mỗi con người, bằng những việc làm cụ thể của từng cánhân, không có bảo vệ môi trường một cách chung chung

Câu 6.

a Nêu đặc điểm đô thị hóa của nhóm nước phát triển

b Tại sao số dân thành thị của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh trongnhững năm gần đây?

Gợi ý trả lời

a Đặc điểm đô thị hóa của nhóm nước phát triển

- Quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắtđầu sớm

- Tỉ lệ dân thành thị cao, thường trên 70%

- Tốc độ tăng dân số đô thị trong thời gian gần đây có xu hướng chậm lại

- Dân cư có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từthành phố lớn về các đô thị vệ tinh…

b Số dân thành thị của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh trong những năm gần đây vì

Trang 24

- Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh, nhiều khu công nghiệp,trung tâm công nghiệp,… được xây dựng và mở rộng quy mô nên thu hút nhiềulao động.

- Đô thị có điều kiện sống và chất lượng cuộc sống tốt hơn…nên tạo sức hútmạnh đối với dân cư nông thôn

- Quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh, các đô thị mở rộng cả về sốlượng và quy mô

Câu 7 Nhận xét gì về sự bùng nổ dân số trên thế giới? Dân số tăng nhanh

dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?

Gợi ý trả lời

a Bùng nổ dân số thế giới:

- Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu bắt nguồn từ các nước đang phát triển.Các nước này chiếm trên 80% số dân và 95% dân số gia tăng hàng năm của thếgiới

- Sự gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển chủ yếu do tỉ lệ giatăng tự nhiên cao, giai đoạn 2001 - 2005 là 1,5% cao hơn mức trung bình củathế giới (1,2%) và cao gấp 15 lần nhóm nước phát triển (0,1%)

b Hậu quả của việc dân số tăng nhanh:

Dân số tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế - xã hội của các nước còn chậmphát triển đã gây nên sức ép rất lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh

tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (việc làm, nhà ở, giáodục, y tế, ) và gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường

Câu 8 Chứng minh sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra chủ yếu ở nhóm

nước đang phát triển Sự bùng nổ dân số trên thế giới dẫn tới hậu quả gì về kinh tế,

xã hội và môi trường?

Gợi ý trả lời

a Chứng minh:

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là từ nửa sau thế kỉ XX gây ra sự bùng nổdân số Hiện nay trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng trung bình 80 triệungười Sự bùng nổ này diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, vì:

- Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân giatăng hàng năm của thế giới

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của các nước trên thế giới qua các năm liên tục giảmnhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nhóm nước đang phát triển giảm chậm hơn vàluôn có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển Do vậy, sự chênhlệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nhóm nước đang phát triển so với nhóm nướcphát triển vẫn còn lớn (Ví dụ: giai đoạn 2001 – 2005 tỉ lệ gia tăng tự nhiên củanhóm nước đang phát triển là 1,5%; còn nhóm nước phát triển là 0,1%; chênhlệch tới 1,4%)

Trang 25

b Hậu quả của sự bùng nổ dân số trên thế giới:

Dân số thế giới tăng nhanh, đặc biệt diễn ra ở nhóm nước đang phát triển màphần lớn các nước này có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp nên gây sức éplớn tới kinh tế - xã hội - MT

- Đối với kinh tế:

+ Hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế

+ Nhu cầu tiêu dùng lớn, hạn chế việc tích lũy tái sản xuất mở rộng của nềnkinh tế

- Đối với xã hội:

+ Gây sức ép cho giáo dục, y tế, việc làm

+ Thu nhập và mức sống dân cư thấp

- Đối với môi trường:

+ Cạn kiệt tài nguyên

+ Ô nhiễm môi trường

+ Khó khăn trong việc phát triển bền vững

Câu 9 Tại sao nói sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát

triển còn sự già hóa dân số lại diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển?

Gợi ý trả lời

a Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển vì:

- Các nước này chiếm tới 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm củathế giới

- Giai đoạn 2001 - 2005, tỉ suất gia tăng tự nhiên trung bình của thế giới là1,2%, của nhóm nước phát triển là 0,1%, còn ở các nước đang phát triển là1,5%

b Sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển vì:

- Giai đoạn 2000 - 2005, dân số trong độ tuổi từ 0 đến 14 của nhóm nướcphát triển là 17%, ít hơn 15% so với nhóm nước đang phát triển

- Nhưng dân số trong độ tuổi 65 trở lên là 15%, lớn hơn 10% so với nhómnước đang phát triển

- Số người cao tuổi tập trung nhiều nhất ở Tây Âu, chủ yếu là các nước pháttriển

Câu 10 Trái đất nóng dần lên sẽ gây ra những thiệt hại gì?

Gợi ý trả lời

- Nhiệt độ tăng làm băng tan ở 2 cực, khiến cho:

+ Nước biển dâng cao hơn từ 0,2 – 0,9 m, làm nhấn chìm một số hòn đảonhỏ ở Thái Bình Dương, làm ngập lụt các vùng đất thấp ven biển, nhiều diệntích đất canh tác ở các đồng bằng châu thổ màu mỡ sẽ bị ngập dưới mực nướcbiển

Trang 26

+ Làm thay đổi các dong hải lưu lớn tại Đại Tây Dương và mất đi một khốilượng khí nóng do các dòng hải lưu mang lại, nhiệt độ trung bình của châu Âu

có thể giảm từ 50C - 100C

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiều động thực vật bị tuyệtchủng, gây mất cân bằng sinh thái

+ Cháy rừng nhiều hơn

+ Gây khó khăn trong việc xây dựng nhà cửa, sân bay, đặt đường ống dẫndầu…

- Tình trạng sa mạc hóa, đại hạn hán, lũ lụt xảy ra trên diện rộng làm chodiện tích trồng trọt bị thu hẹp, mùa màng thất bát

Câu 11 Tại sao biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách hiện nay? Việt

Nam nỗ lực như thế nào đối với việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu?

Gợi ý trả lời

a Biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành vấn đề cấp bách bởi vì:

- Sự thay đổi khí hậu dang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có bởi mộtkhối lượng khổng lồ khí CO2, CH4 và các khí khác gây hậu quả nghiêm trọng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây ung thư da, mù mắt…

- Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối bị mất mùa, dịch bệnhhại cây trồng vật nuôi…

- Băng tan gây ngập lụt, mất đất nông nghiệp, đe dọa thiếu lương thực

- Nhiều thiên tai nghiệm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả (bão,lụt…)

- Mưa a xit ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, các công trình xây dựng…

b Nỗ lực của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Việt Nam là một trong những nước có Chương trình mục tiêu quốc giachống biến đổi khí hậu sớm nhất (từ tháng 12, năm 2008) Đây là cơ sở để nước

ta có những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nghiên cứu, xây dựng luật phòng chống thiên tai, ban hành các chính sáchcứu trợ thiên tai cho từng vùng

- Khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tácquốc tế, huy động nguồn lực… cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2015 sẽ vận động được nguồn tài trợ 3 – 5 tỉUSD chống biến đổi khí hậu

- Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu

- Sắp tới, kế hoạch chống biến đổi khí hậu của nước ta sẽ tập trung vào 5 vấn

đề lớn:

+ Khẩn trương xây dựng và gia cố hệ thống đê biển, quai đê ở Đồng bằngsông Cửu Long

Trang 27

+ Chú trọng đến rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn

có tác dụng tiêu lực sóng biển, giảm bão lũ

+ Phòng chống triều cường tại các tỉnh phía Nam

+ Đưa ra đề án chống biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long

+ Hoàn thiện hệ thống quan trắc, đo đạc, dự báo thời tiết

Câu 12 Cho biết những chiến lược của sự phát triển bền vững và những

mục tiêu của phát triển bền vững là gì?

Gợi ý trả lời

a Những chiến lược của sự phát triển bền vững:

- Chiến lược hiệu quả: Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hiệu quảcác mối quan hệ đầu vào – đầu ra trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên,thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối sản xuất

- Chiến lược tồn tại: Chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợpcủa các dòng vật chất năng lượng bằng việc sử dụng, chẳng hạn các chất tái sinhhay các chất thay thế

- Chiến lược lâu dài: Chiến lược này nâng cao tính bền vững của các sản phẩm

b Những mục tiêu của sự phát triển bền vững:

- Phát triển dân cư, đảm bảo lương thực, phát triển giáo dục, tăng cườngquan hệ thương mại, tạo việc làm, bảo vệ hòa bình, xóa đói giảm nghèo…

- Bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, tạo khí quyển…

Câu 13 Trình bày các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất nóng lên và tầng ôdôn

bị thủng đối với đời sống sinh vật trên Trái Đất

Gợi ý trả lời

a Hậu quả do nhiệt dộTĐ tăng lên

+ Băng tan ở 2 cực sẽ dẫn nước biển dâng làm ngập một số vùng đất thấp;nhiều diện tích đất ở các đồng bằng châu thổ sẽ bị ngập dưới nước biển

+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, ẩm, khô…diễn ra một cách cựcđoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt lànông lâm, ngư, nghiệp

b Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:

Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽtăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khẻo của con người và các hệ sinh tháitrên Trái Đất

Trang 28

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng

và ung thư da; Giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủytinh thể, quang gà và các bệnh về mắt

+ Ảnh hưởng đén mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽphá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật,khiến cho nông sản bị thất thu

+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con,tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinhthái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh

Câu 14 Trình bày sự khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển

về vấn đề môi trường

Gợi ý trả lời

a Vấn đề MT ở nhóm nước phát triển:

- Vấn đề MT gắn với các tác động của sự phát triển công nghiệp và đô thi

- Là trung tâm phát thải khí độc hại lớn nhất của thế giới, gây ra các vấn đềlớn về MT: thủy tầng ô zôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit…

- Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về hậu quả MT gây ra cho minh

và cộng đồng thế giới

b Vấn đề MT ở nhóm nước đang phát triển:

- Là nhũng nước nghèo chậm PT và kinh tế- xã hội, thiếu vốn, thiếu công

nghệ, gánh nặng nợ nước ngoài nhiều, hậu quả chiến tranh và bùng nổ dân số,

đã làm cho MT của các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng

- Việc khai thác tài nguyên quá mức khiến cho MT bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu được chuyển gia từ các nước PTkhiến các nước này phải gánh chịu hậu quả về MT

Câu 15 Hiện tượng mưa axít là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu

và cấp bách cần phải quan tâm Hãy giải thích vì sao?

Gợi ý trả lời

a Hiện tượng mưa axít là: Trong nước mưa chứa chất nhiễm bẩn có tính

axít và hiện tượng mưa axít có tính xuyên biên giới

b Hậu quả của mưa axít:

- Gây tác hại đối với cây trồng: chất nhiễm bẩn trong khí quyển có tính chấtaxít, sẽ gây nguy hại trực tiếp cho các loài thực vật trên cạn như: phá hủy tế bào

mô, lá, chồi và quả… hạn chế sinh trưởng cây trồng…

- Mưa axít ăn mòn các công trình kiến trúc: ăn mòn vật liệu xây dựng nhưbêtông, sắt, thép…

- Mưa axít khi hòa tan trong nước sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường của sinhvật thủy sinh (dưới ngưỡng của độ pH = 4,5, các sinh vật trong nước bị tiêudiệt)

Trang 29

- Mưa axít làm axít hóa đất, làm rửa trôi và nghèo chất dinh dưỡng trong đất.

- Mưa axít gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi: các chấtnhiễm bẩn có tính axít trong khí quyển dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp nhưviêm phổi, hen suyễn, các bệnh mãn tính, có thể dẫn đến ung thư…

Câu 16 Trình bày vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang pháttriển

Gợi ý trả lời

a Các nước phát triển:

- Vấn đề môi trường gắn liền với những tác động của sự phát triển côngnghiệp và đô thị

- Là trung tâm rác thải, gây ô nhiễm môi trường của thế giới

- Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về hậu quả môi trường gây racho mình và cho cộng đồng quốc tế

b Các nước đang phát triển:

- Là các nước nghèo, chậm phát triển kinh tế xã hội, mức độ phá hủy môitrường nhỏ hơn so với các nước phát triển

- Tốc độ khai phá tài nguyên, hủy hoại môi trường ngày càng mạnh mẽ vìcác mực tiêu kinh tế xã hội

 Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự phối hợp của tất cảcác quốc gia trên thế giới mới có thể đảm bảo cho môi trường và xã hội conngười phát triển tốt hơn

Câu 17 Trình bày nguyên nhân, hậu quả, giải pháp đối với vấn đề biến đổi

khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn

Gợi ý trả lời

a Nguyên nhân:

- Nguyên nhân làm thay đổi khí hậu toàn cầu: Lượng khí CO2 tăng lên đáng

kể trong khí quyển đã làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng lên Nhiệt độTrái Đất tăng lên, cộng thêm sự suy giảm của diện tích rừng đã làm cho thời tiếtthay đổi thất thường, diễn ra một cách cực đoan Sự gia tăng quá mức lượng khíthải (do việc sử dụng năng lượng trong công nghiệp và sinh hoạt thải vào bầukhí quyển) đã gây ra hiện tượng mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất

- Nguyên nhân làm suy giảm tầng ôdôn: Do khí thải CFCs với tốc độ và khốilượng lớn trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt

b Hậu quả:

- Khí hậu toàn cầu thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vàsản xuất của con người:

Trang 30

+ Nhiệt độ TĐ tăng lên đã làm cho băng tan ở 2 cực và một số đỉnh núi cao,mực nước biển dâng lên làm ngập một số vùng đất thấp; nhiều diện tích canh tác

ở các châu thổ màu mỡ sẽ bị ngập dưới nước biển…

+ Thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt vàcác hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp…

+ Mưa axit gây tác hại lớn với cây trồng và vật nuôi, như có thể phá hủy tếbào mô, lá, chồi và quả; ăn mòn các công trình kiến trúc; mưa axit khi hòa tantrong nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của sinh vật thủy sinh,nếu pH < 4,5 thì các sinh vật sống trong nước hầu như bị tiêu diệt; làm axit hóađất, làm rửa trôi và nghèo dinh dưỡng của đất, vi sinh vật trong đất giảm khảnăng hoạt động, chất hữu cơ phân hủy chậm…; gây ra các bệnh về đường hôhấp cho con người…

- Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất

sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinhthái trên TĐ:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng

và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinhthể và các bệnh về mắt

+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽphá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật,khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm

+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con,tôm, các loài ốc sống gần mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương vàmất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độmạnh

c Giải pháp: Cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Nghị định thư

Kiôtô); hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng chất CFCs trong sản xuất côngnghiệp, tăng cường trồng và bảo vệ rừng…

Trang 31

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

Câu 1 Nguyên nhân nào dẫn đến phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan

hoang mạc, bán hoang mạc và xa van?

Gợi ý trả lời

- Do Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 đường chí tuyến (nằm ở vĩ độthấp), quanh năm nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn, nhiệt độ cao quanhnăm

- Lượng mưa quanh năm rất thấp; lãnh thổ hình khối; một số dãy núi chạydọc ven biển ngăn cản sự tác động của biển, làm cho khí hậu vùng nội địa càngkhắc nghiệt hơn Vì vậy, diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng

- Mặt khác tài nguyên rừng đang bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt

và mở rộng diện tích canh tác làm cho đất đai nhiều khu vực bị hoang hóa, nhất

là ven các hoang mạc, bán hoang mạc

- Các nguyên nhân khác: dòng biển lạnh, hoạt động của gió Tín phong khônóng, ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến…

Câu 2 Những vấn đề về dân cư và xã hội châu Phi có tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của châu lục này?

Gợi ý trả lời

Những vấn đề về dân cư và xã hội của châu Phi vừa là nguyên nhân vừa làhậu quả của nền kinh tế chậm phát triển:

- Dân số đông, lại tăng nhan, trong lúc nền kinh tế còn nghèo nên dẫn đếnchất lượng cuộc sống thấp, sức khỏe không đảm bảo, trình độ dân trí thấp…Nguồn lao động lớn nhưng không đảm bảo về thể lực nên khó đáp ứng đượcnhững yêu cầu của sự phát triển kinh tế Vì vậy, nhiều nước châu Phi phải phụthuộc rất lớn vào các công ti nước ngoài

- Những vấn đề về dân cư và xã hội của châu Phi đã hạn chế sự đầu tư củanước ngoài (trình độ dân trí thấp, sức khỏe kém, bệnh tật, đói nghèo, các cuộcxung đột…)

- Hàng năm các nước ở châu Phi phải bỏ ra một nguồn ngân sách lớn choviệc giải quyết các vấn đề về dân cư và xã hội Việc tập trung giải quyết các vấn

đề về dân cư và xã hội đã dẫn đến việc đầu tư phát triển kinh tế có phần chữnglại Đặc biệt các cuộc xung đột sắc tộc xảy ra không những làm thiệt hại đến tínhmạng của con người, phá hoại tài sản; mà còn làm cho nền kinh tế bất ổn định.Dân số tăng nhanh, bệnh tật, đói nghèo, trình độ dân trí thấp… làm cho nềnkinh tế chậm phát triển; kinh tế chậm phát triển dẫn đến chất lượng cuộc sốngthấp, đói nghèo, bệnh tật… Đó là vòng luẩn quẩn của phần lớn các nước châuPhi

Trang 32

Câu 3 Tự nhiên châu Phi có những đặc điểm nổi bật nào? Những đặc điểm

đó có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi?

Gợi ý trả lời

a Những đặc điểm nổi bật của tự nhiên Châu Phi:

- Lãnh thổ có dạng hình khối, đường xích đạo chia đôi lãnh thổ thành 2 phầngần bằng nhau

- Phần lớn lãnh thổ nằm trong đới khí hậu xích đạo và chí tuyến, khô nóng

- Bao bọc xung quanh lãnh thổ Châu Phi là biển và đại dương, nhưng do lụcđịa hình khối và một số dãy núi chảy dọc ven biển, nên đã ngăn cản sự ảnhhưởng của biển vào sâu trong lục địa, làm cho khí hậu khô hạn

- Cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, song chủ yếu là cảnh quan hoang mạc,bán hoang mạc và xa van

- Tài nguyên khoáng sản và rừng khá giàu có, nhưng đang bị khai thácmạnh Đặc biệt, nhiều diện tích rừng bị khai phá quá mức làm cho đất đai nhiềukhu vực bị hoang hóa

b Những đặc điểm tự nhiên có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh

tế - xã hội Châu Phi:

- Khí hậu khô nóng, cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van chiếmchủ yếu đã gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội Châu Phi: sảnxuất gặp khó khăn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp (là ngành còn phụ thuộc vàothiên nhiên và là ngành kinh tế chủ đạo của nhiều nước ở Châu Phi), giao thông

đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người…

- Tài nguyên khoáng sản và rừng khá giàu có, nhưng khoa học kĩ thuật vàcông nghệ chưa phát triển, nên việc khai thác chủ yếu do các công ti nước ngoàinắm giữ Các công ti nước ngoài muốn tăng lợi nhuận cao cho mình đã khai tháckhoáng sản một cách cạn kiệt và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Rừng khá phong phú nhưng đang bị khai thác kiệt quệ, làm ảnh hưởng rấtlớn đến môi trường, đặc biệt tăng quá trình hoang mạc hóa

Câu 4 Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các

nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển?

Gợi ý trả lời

Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phiđều có nền kinh tế kém phát triển, do những nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân sâu xa là do sự thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thựcdân Phần lớn các nước châu Phi mới giành được độc lập từ giữa thế kỉ XX,chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh

- Nhiều nhà nước Châu Phi mới được hình thành sau độc lập, manh nha từcác bộ lạc nên khả năng quản lí còn thấp: Chưa kiểm soát được lãnh thổ; chưaxây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp; không duy trì được trật tự, luật pháp; khônggiám sát được nguồn tài nguyên thiên nhiên, Điều nay đã dẫn đến nhiều khó

Trang 33

khăn: Tài nguyên khá phong phú nhất là TN rừng và TN khoáng sản nhưngđang bị khai thác mạnh Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chấtđốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa.Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoàilàm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó cáccuộc xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra: cuộc xung đột tại Bờ Biển Ngà,Công-gô, Xu-đăng, Xô-ma-li, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu ngườiđồng thời cũng góp phần hạn chế đến sự phát triển kinh tế và đầu tư nước ngoàivào châu Phi.

- Sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi non trẻ,cùng với trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật là nguyên nhân trực tiếp làmcho nền kinh tế của châu lục này phát triển chậm

- Ngoài ra điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, dân số đông, tăngnhanh cũng gây khó khăn lớn đối với sự phát triển kinh tế châu Phi

Câu 5 Phân tích đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.

Gợi ý trả lời

- Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ nằm ở các vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậucận xích đạo Tại các vùng này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong nămkhông đáng kể Miền Bắc và miền Nam châu Phi có khí hậu cận nhiệt đới ChâuPhi có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng

- Cảnh quan: Địa hình gồm núi, cao nguyên và sa mạc chiếm phần lớn diệntích Tổng diện tích hoang mạc ở châu Phi chiếm khoảng 10 triệu km2 (hoangmạc Sahara có diện tích trên 7 triệu km2, sa mạc Namip và Calahari nhỏ hơnnằm ở phía nam lục địa)

Câu 6 Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên?

Gợi ý trả lời

- Cần khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên, tránh lãng phí Khai thác phải điđôi với bảo vệ và tái tạo Tìm nguồn thay thế cho những nguồn tài nguyênkhoáng sản đang có nguy cơ cạn kiệt

- Đầu tư máy móc, công nghệ để tự khai thác tài nguyên khoáng sản, không

lệ thuộc vào các công ti nước ngoài

- Đưa ra các quy định và hình thức xử phạt nghiêm ngặt đối với những hành

vi phá hoại và làm ô nhiễm môi trường

- Đầu tư phát triển mạnh thủy lợi để chống khô hạn

- Tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng

Câu 7 Hãy cho biết vấn đề nổi bật về dân cư và xã hội châu Phi.

Gợi ý trả lời

Trang 34

- Dân số tăng nhanh, tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao nhất trong các châulục (2,3 % năm 2005), gấp 1,9 lần mức trung bình của thế giới.

- Tuổi thọ trung bình thấp, chỉ đạt 52 tuổi (năm 2005), thấp hơn tuổi thọtrung bình của thế giới 15 tuổi

- Tập trung đến 2/3 số người nhiễm HIV của thế giới

- Chỉ số HDI thấp, tập trung nhiều nước nghèo nhất thế giới

- Trình độ dân trí thấp

- Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ

- Các cuộc xung đột sắc tộc cũng thường xuyên xảy ra

Trang 35

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH Câu 1 Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Mĩ La Tinh có những thuận lợi

và khó khăn nào đối với sự phát triển kinh tế?

Gợi ý trả lời

a Thuận lợi:

- Vị trí địa lí: Phía tây giáp Thái Bình Dương, phía đông giáp Đại TâyDương, hai đại dương này thông với nhau qua kênh đào Panama, tạo thuận lợicho việc phát triển giao thông đường biển và các ngành kinh tế biển khác Phíabắc là trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới - Hoa Kì, thuận lợi cho việc giaolưu, học hỏi kinh nghiệm, thu hút vốn đầu tư

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Khí hậu: Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ nên khí hậu có sự phân hóa đadạng: phần lớn lãnh thổ nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới, lạitiếp giáp biển nên nhiệt ẩm dồi dào Khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng vànông nghiệp

+ Địa hình và đất: có nhiều đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi chophát triển nông nghiệp và phát triển rừng Các cao nguyên và sơn nguyên phầnlớn khá bằng phẳng, dễ khai thác, có đất feralit thuận lợi cho phát triển cây côngnghiệp và cây ăn quả, có nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi

+ Khoáng sản: Có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loạimàu, kim loại quý và nhiên liệu Đây là cơ sở quan trọng để phát triển ngànhcông nghiệp

+ Ngoài ra, Mĩ La tinh còn giàu TN biển, tài nguyên rừng (rừng xích đạo vànhiệt đới ẩm) đặc biệt là rừng rậm nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazôn, nơibảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm; hệ thống sông, hồ ở Mĩ La tinh cógiá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch ; cảnh quan thiên nhiên đa dạngthuận lợi cho phát triển du lịch

Câu 2 Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát

triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?

Gợi ý trả lời

Đa số các nước MLT có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tếnhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao vì:

Trang 36

- Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủtrang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác Vì vậy, phần lớn diện tích ruộng đấtcanh tác tập trung vào tay số ít những người giàu, còn tầng lớp người nghèođông đảo lại không có ruộng đất để canh tác Dân nghèo kéo ra thành phố kiếmviệc làm, chủ yếu làm thuê cho các ông chủ giàu có, họ sống trong những ngôinhà ổ chuột, đời sống khó khăn.

Không chỉ ruộng đất, mà còn các nguồn lợi tài nguyên khác đều tập trungvào tay người giàu, việc khai thác các nguồn tài nguyên chủ yếu mang lại lợi íchcho tầng lớp giàu có Vì vậy người dân nghèo đã nghèo lại càng nghèo thêm,người giàu lại giàu thêm

- Tuy đã giành độc lập sớm song nhiều nước MLT vẫn duy trì cơ cấu xã hộiphong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tụccản trở sự phát triển của xã hội

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập tự chủ,còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì Các nước MLT phụthuộc nhiều vào vốn, khoa học-công nghệ và thị trường của các nước tư bản Sựthiếu sáng tạo, thiếu tự chủ trong phát triển kinh tế là nguyên nhân quan trọngkhiến nền kinh tế các nước MLT trong vòng hai thập kỉ qua không vươn lênđúng tầm vóc và những điều kiện mà nước này có được

- Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực quân sự và nghị viện xảy rathường xuyên cùng những phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồntài nguyên giàu có đã làm tình hình chính trị ở MLT càng mất ổn định, gây khókhăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoàivào MLT (đầu tư nước ngoài giảm mạnh)

Câu 3 Phân tích những nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước MLT

phát triển không ổn định?

Gợi ý trả lời

- Mặc dù giành được độc lập khá sớm, nhưng do các nước Mĩ La Tinh đãduy trì có cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ củaThiên chúa giáo tiếp tục cản trợ sự phát triển xã hội

- Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập, tự chủ,nên kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vàocác công ti tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì Các nước MLT phụ thuộc nhiềuvào vốn, khoa học-công nghệ và thị trường của các nước tư bản Sự thiếu sángtạo, thiếu tự chủ trong phát triển kinh tế là nguyên nhân quan trọng khiến nềnkinh tế các nước MLT trong vòng hai thập kỉ qua không vươn lên đúng tầm vóc

và những điều kiện mà nước này có được

- Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực quân sự và nghị viện xảy rathường xuyên cùng những phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồntài nguyên giàu có đã làm tình hình chính trị ở MLT càng mất ổn định, gây khó

Trang 37

khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoàivào MLT (đầu tư nước ngoài giảm mạnh).

- Sự phân chia giàu nghèo trong xã hội biểu hiện rõ nét, nguồn tài sản lớnthuộc về số ít người giàu, còn người dân nghèo đông đảo lại không có gì, phải đilàm thuê Chính vì vậy, việc cải cách nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, do độngchạm đến quyền lợi của các thế lực giàu có trong xã hội và phản ứng của các thếlực bị mất quyền lợi Điều đó làm cho nền kinh tế chủa nhiều nước Mĩ La Tinhkhó đạt tới trạng thái ổn định

Câu 4 Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển

nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số?

Gợi ý trả lời

- Các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số là do hiện tượng đô thị hóa tự phát Quá

trình đô thị hóa luôn diễn ra trước quá trình công nghiệp hóa đã ảnh hưởng lớnđến việc giải quyết các vấn đề xã hội như: Việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục, môitrường, trật tự an ninh xã hội, vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống và tácđộng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các nước MLT

Khu vực Mĩ La tinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đô Mê-hi-cô (26triệu người) và các thành phố có số dân trên 10 triệu người (Xaopaolô,Riôđegianêrô, Buênôt Airet, ) với tỉ lệ dân thành thị chiếm tới 75% dân sốnhưng 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn

- Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh

lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nôngthôn diễn ra ở hầu hết các nước Mĩ La tinh Các cuộc cải cách ruộng đất khôngtriệt để tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác Dânnghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên hiện tượng đô thịhóa tự phát

Câu 5 So sánh và giải thích tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước(GDP) giữa các nước châu Phi và Mĩ La tinh trong vài thập niên gần đây

Gợi ý trả lời

-> Chính sách đổi mới về kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huycác thế mạnh về tài nguyên và con người

b Khác nhau:

Trang 38

+ Các nước châu Phi có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định hơn, trong vài thậpniên gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao.

-> Do đẩy mạnh khai thác tài nguyên, cải cách kinh tế

+ Các nước Mỹ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều (dẫn chứng).-> Tình hình chính trị không ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài(nhất là các công ti tư bản Hoa Kì), đầu tư nước ngoài vào khu vực giảm mạnh

Câu 6 Trình bày nguyên nhân và hậu quả của quá trình đô thị hóa tự phát ở

Mĩ La tinh

Gợi ý trả lời

- Đô thị hóa tự phát là quá trình đô thị hóa không gắn liền với công nghiệphóa, chủ yếu là dòng người từ nông thôn kéo ra thành phố kiếm việc làm gây ranhiều hậu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

+ Phụ thuộc nhiều vào bên ngoài dẫn đến khó kiểm soát quá trình đô thị hóa,

do tâm lí của người dân

Câu 7 Hãy chứng minh “Mĩ La Tinh là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi”.

Nêu những mặt hạn chế về điều kiện tự nhiên của khu vực này

Gợi ý trả lời

a Những ưu đãi của tự nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên

+ Đất đai màu mỡ, diện tích đồng bằng lớn (đồng bằng A ma dôn, Pam-pa)

Trang 39

+ Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông A-ma-dôn có lưu lượng nước lớn nhấtthế giới, ngoài ra còn một số con sông khác.

+ Khí hậu có sự phân hóa từ nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới

+ Đường bờ biển dài, thuận lợi cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.+ Khoáng sản dồi dào, một số loại có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than, sắt…+ Tài nguyên rừng phong phú (rừng A-ma-dôn là kho gỗ lớn của thế giới)

b Hạn chế:

- Núi lửa, động đất ở phía tây Mĩ La Tinh và Trung Mĩ

- Bão nhiệt đới ở vùng vịnh Ca-ri-bê

- Ngập lụt ở đồng bằng A-ma-dôn

Câu 8 Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư và xã hội Mĩ La

Tinh

Gợi ý trả lời

- Ở hầu hết các nước Mĩ La Tinh dân cư còn nghèo đói Cho tới đầu thế kỉXXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ La Tinh còn khá đông, dao động

từ 37 % đến 62 %

- Thu nhập có sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo

- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trangtrại chiếm giữ phần lớn đất canh tác Dân nghèo không có ruộng kéo ra thànhphố tìm việc làm, dẫn đến tình trạng đô thị hóa tự phát Dân cư đô thị chiếm đến

75 % dân số, nhưng có 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn

Câu 9 Hãy trình bày một số vấn đề kinh tế nổi bật của Mĩ La Tinh.

Gợi ý trả lời

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều và không ổn định: năm 1990 tốc độtăng trưởng GDP chỉ có 0,5 %; năm 1995 giảm xuống còn 0,4 %; đến năm 2000lại tăng lên khá nhanh, đạt 2,9 %; nhưng đến năm 2002 lại giảm xuống còn 0,5

%; đến năm 2004 lại tăng lên đột ngột, đạt 6,0 % và năm 2017 giảm xuống còn0,7%

- Đầu tư nước ngoài vào Mĩ La Tinh giảm dần, nguồn FDI cuối thập niên 90đạt 70-80 tỉ USD/năm; đến năm 2003 giảm xuống còn 31 tỉ USD; năm 2004tăng lên, nhưng cũng chỉ đạt 40 tỉ USD

- Nợ nước noài lớn Ví dụ: Braxin năm 2017 nợ 543 tỉ USD, Achentina nợ236,5 tỉ USD

- Những năm gần đây, nhiều quốc gia Mĩ La Tinh đã tập trung cũng cố bộmáy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngànhkinh tế, thực hiện công nghiệpH đất nước, tăng cường và mở rộng buôn bán vớinước ngoài, nên tình hình kinh tế từng bước được cải thiện: XK tăng nhanh đạt

21 % năm 2004, lạm phát được khống chế Tuy nhiên, quá trình cải cách kinh tế

Trang 40

đang gặp sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu

có ở các quốc gia này

Câu 10: Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát

triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế khôngđều?

Gợi ý trả lời

Nguyên nhân vì:

- Chế độ chiếm hữu ruộng đất: phần lớn đất canh tác thuộc các chủ trang trạichiếm giữ, đa số dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm dẫntới hiện tượng đô thị hóa tự phát, dân đô thị chiếm tới 75% dân số, và 1/3 trong

số đó sống trong điều kiện khó khăn

- Đất canh tác của các chủ trang trại chủ yếu trồng cây công nghiệp xuấtkhẩu, ít chú trọng phát triển cây lương thực và bị nước ngoài khống chế

- Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh đến phát triển kinh tế

và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư nước ngoài giảm mạnh

- Các nước Mĩ La Tinh duy trì quá lâu cơ cấu xã hội phong kiến, các thế lựcbảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập tự chủ, nênkinh tế các nước MLT chậm phát triển, thiếu ổn định, phụ thuộc vào các công ty

tư bản nước ngoài (nhất là Hoa Kì)

Ngày đăng: 08/07/2024, 15:53

w