Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.- Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ+ Do nghiêng một góc 66°33'''' trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh MặtT
Trang 1+ Thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể như: các điểm
dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản,
+ Kí hiệu có ba dạng chính; kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình
+ Phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí của đối tượng mà còn thể hiện
được quy mô (sản lượng, năng suất) và chất lượng của đối tượng
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
+ Thể hiện các di chuyển của những hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ
(ví dụ: hướng gió, dòng biển, luồng di dân, )
+ Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng
địa lí
- Phương pháp chấm điểm
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (phân điểm dân cư, phân bố cây
trồng, phân bò gia súc, ) bằng những chấm điểm
+ Mỗi điểm chấm có một giá trị (số lượng hoặc khối lượng) nào đó
- Phương pháp khoanh vùng
+ Biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những
khu vực nhất định
+ Thể hiện sự phổ biến của một loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các loại
đối tượng khác Phương pháp này giúp phân biệt được vùng này với vùng khác
+ Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như: dùng các đường nét liền,
đường nét đứt để tạo đường viền; dùng nét gạch hoặc kí hiệu, màu sắc để phân biệt
các vùng
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ
+ Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ
+ Biểu hiện đặc điểm, số lượng hoặc cơ cấu của một hiện tượng địa lí
II CÂU HỎI, BÀI TẬP
I Phân biệt chức năng biểu hiện của các phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường
chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng, phương
pháp bản đồ – biểu đồ
Hướng dẫn:
-Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những
điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các
hải cảng
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự đi chuyển của
các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế – xã hội trên bản đồ
Trang 2BDHSG ĐỊA LÍ 10 2
– Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (các điểm
dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi ) bằng các điểm chấm trên bản đồ
- Phương pháp khoanh vùng biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ
mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định
- Phương pháp bản đồ — biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào
phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó
2 Lấy ví dụ chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được
tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.
Hướng dẫn:
Trên bản đồ Công nghiệp điện Việt Nam, kí hiệu các nhà máy điện cho thấy:
- Các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh kèm theo công suất Các nhà
máy thủy điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim kèm theo công suất, thấy được các trạm 220
kV, 500 kV ở những địa điểm cụ thể
- Các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang
xây dựng
3 Trên bản đồ khí hậu Việt Nam, phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu
hiện được những đặc điểm nào của gió và bão?
Hướng dẫn:
- Biểu hiện được các hướng chuyển động của các loại gió, bão,
- Biểu hiện được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta
4 Trên bản đồ Phân bố dân cư châu Á, cho biết các đối tượng địa lí được biểu
hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi chấm điểm trên bản đồ tương ứng bao
nhiêu người?
Hướng dẫn:
Trên bản đồ Phân bố dân cư châu Á:
– Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu
đến 8 triệu
- Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi chấm tương ứng
500.000 người
5 Các đối tượng địa li trên bản đồ Công nghiệp điện lực Việt Nam được biển
hiện bằng phương pháp nào? Những phương pháp đã thể hiện được những nội
dung nào của đối tượng địa lí?
Hướng dẫn:
- Các đối tượng địa lí trên bản đồ Công nghiệp diện lực Việt Nam được biểu
hiện bằng phương pháp kí hiệu
- Phương pháp kí hiệu thể hiện được loại hình, sự phân bố, số lượng, quy mô, chất
lượng, động lực phát triển của đối tượng
Trang 3BDHSG ĐỊA LÍ 10 3
2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ VÀ
TRONG ĐỜI SỐNG
I NỘI DUNG
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)
- Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
+ Trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ
+ Nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên
bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu
- Xác định phương hướng trên bản đồ
+ Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc
- Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat
+ Đọc mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ
+ Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó, cần
tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan
+ Khi cần tìm hiểu đặc điểm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó,
cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác
- Đọc tổng hợp địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế) một bản đồ
II CÂU HỎI, BÀI TẬP
1 Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập Nêu dẫn chứng minh họa
Hướng dẫn:
– Bản đồ là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại
lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí
Ví dụ: Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt
đất (tọa độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển như thể nào, liên hệ
với các trung tâm kinh tế – xã hội ra sao
2 Chứng minh rằng bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống
hàng ngày.
Hướng dẫn:
— Tìm đường đi, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo
thời tiết, đến một điểm hay một tuyến du lịch mới, đều phải dựa vào bản đồ
– Làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng trung
tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông đều cần đến bản đổ
3 Lập một đề cương đọc bản đồ các đặc điểm địa hình Việt Nam
Hướng dẫn:
Lập đề cương chi tiết, ngắn gọn như sau:
Đặc điểm chung địa hình Việt Nam:
- Diện tích đồi núi lớn, nhưng chủ yếu thấp
+ Diện tích
Trang 4- GPS (tên đầy đủ trong tiếng anh là Global Positioning System)
+ Là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí dựa vào hệ thống vệ tinh GPS được
Mỹ xây dựng từ năm 1995, cho tới nay hầu như tất cả các thiết bị di động, và các thiết
bị điện tử đã và đang sử dụng hệ thống này nhằm mục đích cá nhân ở một mức độ
nhất định
+ Là một hệ thống các vệ tinh (24 vệ tinh) bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo
chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất Các máy thu GPS nhận thông
tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ
địa lí và độ cao trên mực biển
+ Để xác định được vị trí và theo dõi chuyển động, mỗi máy thu phải nhận được tín
hiệu đồng thời của ít nhất 3 vệ tinh Khi vị trí được xác định, GPS có thể tính toán và
cung cấp các thông tin về hướng và tốc độ di chuyển, khoảng cách tới điểm đến,
+ Khi nhận được tín hiệu từ vệ tinh, các máy thu trên mặt đất sẽ dựa vào tốc độ truyền
tín hiệu để tính toán khoảng cách giữa đối tượng cần giám sát với các vệ tinh (tối thiểu
3 vệ tinh) Bằng cách này, vị trí của đối tượng cần giám sát trên mặt đất được xác
định
- Bản đồ số
+ Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả
năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ (bản đồ ảo) Các
bản đồ số thường được kết nối với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tích hợp sẵn trên
máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh và phát triển trên môi trường internet,
tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được đầu
+ Bản đồ không cần định hình phẳng bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức các
dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường
+ Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông thường
đã số hóa Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra
giấy
Trang 5BDHSG ĐỊA LÍ 10 5
+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu, không
chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa
II CÂU HỎI, BÀI TẬP
1 Trình bày một số ứng dụng của GPS (Global Positioning System - Hệ thống
định vị toàn cầu) trong giao thông.
Hướng dẫn:
- Trong giao thông dường bộ: Sử dụng định vị vệ tinh cho các phương tiện giao thông
như ô tô, xe gắn máy cho biết vị trí chính xác của phương tiện, lộ trình, tốc độ, hoặc đi
vào vùng giới hạn
- Trong giao thông đường biển: Là công cụ dẫn đường hàng hải lý tưởng trên biển
Định vị vị trí cho tàu thuyền, công trình biển Ứng dụng quan trọng cho công tác cứu
hộ cứu nạn và an ninh trên biển
- Trong giao thông hàng không: Tạo ra hệ thống dẫn đường bay, dẫn đường cất và hạ
cánh
2 Trình bày một số ứng dụng của GPS (Global Positioning System – Hệ thống
định vị toàn cầu) trong quân sự, xây dựng, du lịch.
Hướng dẫn:
- Trong quân sự: Dẫn đường cho tên lửa, các cuộc hành quân Định vị và định hướng
bay của các phương tiện không gian khác có mang theo những máy thu phát
- Trong đo đạc khảo sát và thi công công trình: Đo vẽ bản đồ địa hình và địa chính;
lập lưới khống chế tọa độ quốc gia; bố trí và kiểm tra bố trí các loại công trình; quan
trắc biến dạng công trình Đo vẽ bản đồ đường sông, biển; nghiên cứu thủy văn; thi
công các công trình thủy, dầu khí, hàng hải
- Trong du lịch: GPS cho biết được điểm đến cụ thể, hành trình đi, hướng nào, tốc độ
và trong thời gian bao lâu
3 Trình bày một số ứng dụng của GPS (Global Positioning System - Hệ thống
định vị toàn cầu) trong đời sống.
Hướng dẫn
- Đối với ứng dụng cá nhân: Các phần mềm ứng dụng sử dụng hệ thống định vị vệ
tinh được tích hợp trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop Những ứng
dụng này cung cấp cho người dùng các thông tin hữu ích về định vị vị trí, chỉ dẫn
đường đi Những phần mềm ứng dụng tiêu biểu như Google Maps, Locale, Places
Directory
- Trong đời sống hằng ngày: GPS là công cụ đắc lực trong các hoạt động thường nhật
như chạy bộ, trượt tuyết, leo núi, chạy xe đạp (xác định quãng đường chạy, vị trí bản
thân, điểm đến, thời gian, tốc độ ) Người ta cũng dùng hệ thống này để giám sát
những trường hợp đặc biệt (áp dụng trong phòng chống tệ nạn xã hội, tù nhân, giam
lỏng,) hay những trường hợp cần được chăm sóc đặc biệt (trẻ tự kỷ, người già, người
mắc bệnh Alzheimer )
Trang 6BDHSG ĐỊA LÍ 10 6
4 Nêu một số ứng dụng cụ thể của bản đồ số trong đời sống hàng ngày.
Hướng dẫn:
Bản đồ số và GPS được sử dụng nhiều trong đời sống với nhiều ứng dụng có ích:
- Định vị, xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ GPS giúp định vị,
bản đồ số là công cụ truyền tải, giám sát tính năng đó
- Dùng để dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn
thiết bị định vị với các chức năng như: xác định điểm cần đến, quãng dường di
chuyển, các cung đường có thể sử dụng; quản lí, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi
của đối tượng (các cơn bão, phương tiện giao thông ); tính tốc độ di chuyển và cước
phí cho xe buýt ; chống trộm cho các phương tiện
- Tìm người, thiết bị thất lạc hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh hoặc tối ưu hoá
kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực
5 Nếu một số đặc tính của bản đồ kỹ thuật số Việt Nam - Vmap
Hướng dẫn:
- Bản đồ số Vmap là bản đồ số riêng của Việt Nam phát triển Vmap hiển thị nhà ở cả
thành thị, miền núi và vùng sâu vùng xa các lớp bản đồ riêng, có khả năng hiển thị
cho người dùng chi tiết địa chỉ từng Vmap không chỉ xây dựng được hệ thống cơ sở
dữ liệu bản đồ nền (lớp bản
đồ về biển giới, hành chính, giao thông, sông ngòi ); cơ sở dữ liệu chứa các thông tin
về tọa độ, thông tin đi kèm của các đối tượng (địa danh, trường học, bệnh viện, hiệu
thuốc, khách sạn ) và địa chỉ nhà dân mà còn xây dựng các ứng dụng đi kèm bản đồ
- Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap còn
hiển thị lớp bản đồ riêng của các lĩnh vực trong cuộc sống và hiển thị địa chỉ
chi tiết tới từng số nhà, dù ở thành thị hay miền núi, vùng sâu, vùng xa
Trang 7BDHSG ĐỊA LÍ 10 7
Chương 1 TRÁI ĐẤT
1 SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO
VỎ TRÁI ĐẤT THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
1 Sự hình thành Trái Đất
- Các giả thuyết đều cho rằng Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời
- Ban đầu Hệ Mặt Trời là một đám mây bụi và khí lớn gồm hyđrô, hêli và các nguyên
tố hoá học nặng hơn, quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời
- Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng
một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung
vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời; phần còn lại xung quanh tạo
thành các vành xoắn ốc Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng
lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất
2 Vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa (bao phủ khoảng 40%
hành tinh) và vỏ đại dương (bao phủ khoảng 60% hành tinh) Vỏ có độ dày từ 5 – 10
km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc
3 Vật liệu cấu tạo Trái Đất
- Trong vỏ Trái Đất có trên 5000 loại khoáng vật, nhiều nhất là nhóm khoáng vật
silicat (chiếm hơn 90% vỏ Trái Đất)
- Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá macma, đá trầm tích và đá biển chất;
trong đó, khoảng 95% là đá macma và đá biến chất, còn lại là đá trầm tích
+Đá macma (granit, badan ): Có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau Được
hình thành từ khối macma nóng chảy ở dưới sâu nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất
+ Đá trầm tích (đá sét, đá vôi ); Có các lớp vật liệu dày, mỏng màu sắc khác nhau,
năm song song, xen kẽ với nhau Được hình thành ở những miền đất trũng
do sự lăng tụ và nén chặt của các vật liệu phân huỷ từ các loại đá khác nhau
+ Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa ); Có các tinh thể khác nhau Được hình thành từ
các loại đá macma và trầm tích bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của
nhiệt độ cao và sức nén lớn
4 Thuyết kiến tạo mảng
- Thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực
nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương
- Các mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ, mảng
Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực
- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp manti
Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng
Manti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này
- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi tự do và di chuyển độc lập, tốc độ di chuyển của
chúng không quá vài cm trong một năm Trong khi dịch chuyên, các mảng có thể tách
Trang 8BDHSG ĐỊA LÍ 10 8
rời nhau, xô vào nhau hoặc trượt qua nhau; kết quả là tạo ra các sống núi ngầm, động
đất, núi lửa, các mạch núi trẻ
II CÂU HỎI, BÀI TẬP
I Chứng minh Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời.
Hướng dẫn:
- Ban đầu Hệ Mặt Trời là một đám mây bụi và khí lớn gồm hyđrô, hêli và các nguyên
tố hoá học nặng hơn, quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời
-Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng
một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó
- Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành
Mặt Trời; phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc
- Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các
hành tinh, trong đó có Trái Đất
2 Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Hướng dẫn:
- Vỏ lục địa: Phân bố ở các lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung
bình: 35 đến 40 km (ở miền núi cao đến 70 - 80 km); cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích,
- Khoáng vật: Là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học tự nhiên, xuất hiện do kết quả
hoạt động của những quá trình lí - hoá khác nhau xảy ra trong vỏ Trái Đất hoặc trên
bề mặt Trái Đất Ví dụ: vàng, kim cương (đơn chất); canxit, thạch anh, mica, (hợp
chất)
Đá: Là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật, chiếm phần chủ yếu
trong cấu tạo của vỏ Trái Đất
4 Phân biệt ba loại đá macma, trầm tích, biến chất.
Hướng dẫn:
- Đá macma (granit, badan ): Có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau Được
hình thành từ khối macma nóng chảy ở dưới sâu nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất
Đây là loại đá rất cứng
- Đá trầm tích (đá sét, đá vôi ): Có các lớp vật liệu dày, mỏng màu sắc khác nhau,
nằm song song, xen kẽ với nhau Được hình thành ở những miền đất trũng do sự lăng
tụ và nén chặt của các vật liệu phân huỷ từ các loại đá khác nhau Đá này có chứa hoá
thạch và có nhiều vật liệu vụn nhỏ như sét, cát, sỏi, cuội và xác sinh vật
Trang 9BDHSG ĐỊA LÍ 10 9
- Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa ): Có các tinh thể khác nhau Được hình thành từ các
loại đá macma và trầm tích bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của
nhiệt độ cao và sức nén lớn
5 Tại sao nói vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn?
Hướng dẫn;
– Thuyết kiến tạo mảng cho rằng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ,
tách ra thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo Thạch quyền được cấu tạo
bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh
dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp
– Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng
Manti trên, nằm ngay dưới lớp vỏ Trái Đất, nên các mảng kiến tạo dịch chuyển Hoạt
động kiến tạo chủ yếu của Trái Đất tập trung tại ranh giới tiếp xúc giữa các mảng
– Khi hai mảng chuyển động xô vào nhau, hoặc chờm lên nhau (tiếp xúc đồn ép), thì
có thể hình thành các dãy núi cao (ví dụ: Hi-ma-lai-a được tạo nên do tiếp xúc dồn ép
giữa hai mảng Âu – Á và Ấn Độ, An-đet được tạo nên do tiếp xúc dồn ép giữa hai
mảng Thái Bình Dương và Nam Mĩ), các vực biển sâu (như ở phía tây Thái Bình
Dương) Đồng thời, ở chỗ hai mảng chờm lên, trượt lên nhau cũng xảy ra các hoạt
động núi lửa và động đất
– Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các
dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa Ví dụ, tiếp xúc tách giãn ở
sống núi giữa Đại Tây Dương
6 Tại sao các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở
những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo?
Hướng dẫn:
- Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng
tiếp giáp của các mảng kiến tạo vì đây là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra
mạnh
- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn
lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa, ví dụ: dãy
Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a xô và mảng Âu-Á
- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, mác ma sẽ trào lên, tạo nên các
dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ, sống núi ngầm giữa
Đại Tây Dương)
7 Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các
vùng núi trẻ trên Trái Đất với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển
và giải thích.
Hướng dẫn:
- Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường trùng với nơi
tiếp xúc của các mảng kiến tạo
Trang 10BDHSG ĐỊA LÍ 10 10
- Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc
trượt qua nhau
+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành
các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa
+ Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, măcma sẽ trào lên, tạo
ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa
2 HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I NỘI DUNG
1 Chuyển động tự quay
- Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục nên mọi nơi ở trên bề mặt Trái Đất
đều có sự luân phiên ngày và đêm
- Giờ trên Trái Đất
+ Giờ địa phương: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục, nên cùng một thời
điểm, các địa điểm trên cùng một kinh tuyến đón Mặt Trời vào cùng thời điểm và
khác với thời điểm ở các kinh tuyến khác, đó là giờ địa phương Như vậy, các địa
điểm trên Trái Đất nằm ở các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau
+ Giờ quốc tế: Để thống nhất sử dụng giờ trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất
ra làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến, các địa phương nằm
trong cùng một khu vực sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi Giờ ở khu vực số 0
được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time) Việt Nam nằm ở
khu vực giờ số 7 nên khi ở Luân Đôn là 0 giờ thì ở Việt Nam là 7 giờ cùng ngày
2 Chuyển động quanh Mặt Trời
- Các mùa trong năm: Do trục của Trái Đất nghiêng và không bị đối phương khi
chuyển động nên trong khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời thì có lúc bán cầu
Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời Bán cầu nào ngả
về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, đó là mùa hạ của bán cầu đó
và ngược lại Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày
đêm
- Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ
+ Do nghiêng một góc 66°33' trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt
Trời nên trục Trái Đất không trùng với vòng phân chia sáng tối
+ Trục Trái Đất và vòng phân chia sáng tối giao nhau tại Xích đạo, chia Xích đạo làm
hai nửa bằng nhau làm cho phần được chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối bằng
nhau, quanh năm có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau
+ Càng về hai cực diện tích hai phần đó càng chênh lệch nhau, thời gian ngày và đêm
càng chênh lệch nhiều Tại vòng cực có một ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực,
đêm địa cực) Từ vòng cực về phía cực, số ngày và đêm đó càng
tăng Ở hai cực có sáu tháng ngày và sáu tháng đêm
Trang 11BDHSG ĐỊA LÍ 10 11
II CÂU HỎI, BÀI TẬP
1 Hình dạng khối cầu của Trái Đất gây ra những hiện tượng địa lí nào?
Hướng dẫn:
- Bề mặt Trái Đất luôn luôn có một nửa được chiếu sáng và một nửa nằm trong bóng
tối, gây ra hiện tượng ngày đêm
- Tia tới của mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất ở các vĩ độ khác nhau có độ lớn
khác nhau, dẫn đến sự phân bố bức xạ và phân bố nhiệt giảm dần từ xích đạo về hai
- Trái Đất có vị trí nằm không quá gần hoặc quá xa Mặt Trời, nên không bị đốt nóng
dữ dội, cũng như không bị lạnh lẽo quá mức, lượng bức xạ nhận được vừa đủ (tối ưu)
để duy trì và phát triển sự sống
- Độ nghiêng của trục Trái Đất và chuyển động tự quay quanh trục và xung quanh Mặt
Trời giúp điều hòa chế độ nhiệt trên Trái Đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống tồn
tại và phát triển
- Kích thước của Trái Đất vừa phải để giữ xung quanh mình bầu khí quyển
3 Địa cực có những đặc điểm gì?
Hướng dẫn:
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, gọi là địa trục Đầu mút của mỗi địa
trục tiếp xúc với bề mặt trái đất gọi là địa cực: cực Bắc và cực Nam
- Đặc điểm của địa cực:
+ Là nơi gặp nhau của các kinh tuyến
+ Nơi vĩ tuyến chỉ còn một điểm (90°)
+ Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất
+ Ở địa cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm
+ Địa cực có khoảng cách đến tâm Trái Đất ngắn nhất
+ Khi Trái Đất quay, địa cực không di chuyển vị trí
+ Cực Nam đón giao thừa vào ban ngày thì cực Bắc đón vào ban đêm, vì lúc cực Bắc
có đêm dài 6 tháng thì cực Nam có ngày dài 6 tháng
+ Vào thời khắc giao thừa của mỗi năm, ở cực Bắc và cực Nam có thể đón giao thừa
24 lần, vì đây là nơi gặp nhau của các múi giờ trên Trái Đất
4 Nguyên nhân nào dẫn đến có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái
Đất?
Hướng dẫn:
Trang 12BDHSG ĐỊA LÍ 10 12
— Trái Đất hình khối cầu luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa
không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày, đêm
- Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần
lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân
phiên ngày, đêm
5 Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.
Hướng dẫn:
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời):
+Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một
thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao
khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó
là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời)
+ Là giờ riêng của mỗi địa điểm dựa vào vị trí của Mặt Trời làm tiêu chuẩn
+ Mỗi kinh tuyến có một giờ mặt trời
+ Các địa phương nằm trên cùng kinh tuyến có cùng một giờ Mặt Trời
+ Có ý nghĩa trong từng địa phương cụ thể
- Giờ quốc tế (khu vực):
+ Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định về giờ quốc tế
+ Là giờ mặt trời trung bình của các kinh tuyến trong cùng một khu vực giờ Người ta
chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến và
đánh số thứ tự từ 0 đến 23 theo chiều từ tây sang đông
+ Các địa phương nằm trong cùng khu vực giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ khu
vực (giờ quốc tế)
+ Giờ của mỗi khu vực được tính theo kinh tuyến đi qua giữa khu vực đó Giờ giờ số
6 Tại sao có đường chuyển ngày quốc tế? Đường chuyển ngày quốc tế đi qua
khu vực giờ số mấy? Tại sao đường chuyển ngày không phải là một đường thẳng
theo đường kinh tuyến?
Hướng dẫn:
- Theo cách tính giờ khu vực, trên Trái Đất lúc nào cũng có một khu vực giờ mà ở đó
có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh tuyển được lấy làm mốc để đổi ngày Đó
là đường chuyển ngày quốc tế Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180°
thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì
tăng thêm một ngày lịch cho phù hợp với thời gian nơi đến
-Đường chuyển ngày quốc tế đi qua giữa khu vực giờ số 12 trên Thái Bình Dương
- Mỗi quốc gia có thể có một hay nhiều khu vực giờ khác nhau Đường chuyển ngày
quốc tế không phải là một đường thẳng chạy theo kinh tuyến Trên lục địa, đường
chuyển ngày quốc tế thường chạy theo biên giới của các quốc gia (hoặc theo ranh giới
một số lãnh thổ trong quốc gia) để đảm bảo giờ thống nhất cho cùng quốc gia (hoặc
cùng lãnh thổ) đó; tránh được trường hợp có hai khu vực giờ tại cùng một địa phương
Trang 13BDHSG ĐỊA LÍ 10 13
7 Dựa vào hiểu biết về múi giờ, hãy hoàn thành bảng sau:
GIỜ GMT Ở CÁC KHU VỰC GIỜ
180Giờ
150
165
180Giờ
GMT
8 Khi ở Luân Đôn (Anh) là 23 giờ ngày 31/12/2021 thì ở Hà Nội (Việt Nam) là
mấy giờ, ngày nào? Ở Oasinhton (Hoa Kỳ) là mấy giờ? ngày nào? Ở Bắc Kinh
(Trung Quốc) là mấy giờ? ngày nào?
Hướng dẫn:
- Khi Luân Đôn (ở khu vực giờ số 0), vào lúc 23 giờ ngày 31/12/2021; thì:
- Việt Nam (ở khu vực giờ số 7), lúc này là (23 + 7 - 24) = 6 giờ ngày 01/01/2022
- Oasinhtơn (ở khu vực giờ số 20), lúc này là (23 + 20 - 24) = 19 giờ ngày 30/12/2021
- Bắc Kinh (ở khu vực giờ số 8), lúc này là (23 + 8 - 24) = 7 giờ ngày 01/01/2022
9 Một máy bay cất cánh từ TP Hồ Chi Minh lúc 7g30 phút ngày 1/3/2022 Đến
Lốt An-giơ-let (múi giờ 16) thì đồng hồ sân bay cũng chỉ 7g 30 phút ngày
1/3/2022 Hỏi máy bay đã bay mất bao lâu? Khi máy bay đến Lốt An-giơ-let thì
lúc đó ở TP Hồ Chí Minh là mấy giờ, ngày nào?
Hướng dẫn:
- Thời gian bay từ TP Hồ Chí Minh đến Lốt An-giơ-let: 16 giờ (8 + 1 +7 múi giờ)
- Khi máy bay đến Lốt An-giơ-let (7g30 ngày 1/3/2022) thì lúc đó ở TP Hồ Chí Minh
là (7g30 +24 - 16) 15g30 ngày 2/3/2022
10 Vào lúc 15 giờ ngày 25/12/2021, một ô tô bắt đầu chạy từ điểm A đến B theo
hướng tây đồng với vận tốc 65 km/h Hỏi ô tô đến điểm B vào mấy giờ, ngày,
tháng, năm nào? Biết rằng điểm A ở kinh độ 165 Đ, điểm B ở kinh độ 165°T, cả ⁰Đ, điểm B ở kinh độ 165°T, cả
A và B đều nằm trên vĩ tuyến 50 ⁰Đ, điểm B ở kinh độ 165°T, cả
Trang 14BDHSG ĐỊA LÍ 10 14
Hướng dẫn:
- Điểm A ở múi giờ số 11, điểm B ở múi giờ 13 (hoặc -11)
Khi ô tô khởi hành tại điểm A lúc 15 giờ ngày 25/12/2021, thì lúc đó điểm B là 17
giờ ngày 23/12/2021
- Khoảng cách cung 1 độ trên vĩ tuyến 50° là bằng đường kính xích đạo x cosφ =111 x
cos50° = 71,34 km
- Thời gian để ô tô đi từ A đến B là: t= 2140,2/65 = 32 giờ 56 phút
- Điểm A nằm ở kinh độ 165°Đ, điểm B nằm ở kinh độ 165°T, cách nhau
30° kinh tuyến, nên khoảng cách từ A đến B là 71,34x30=2140,2km
- Vậy, ô tô đến điểm B vào lúc: (17 giờ + 32 giờ 56 phút= 4 giờ 56 phút =2 ngày + 1
giờ 56 phút) 1 giờ 56 phút ngày 26/12/2021
11 Nếu ở kinh tuyến 105°Đ là 12 giờ ngày 01.01.2022, thì giờ địa phương ở kinh
tuyến 104°Đ, 106°Đ là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Theo phân chia khu vực giờ, cứ mỗi múi giờ có 15 kinh tuyến ứng với 60 phút giờ ⁰ kinh tuyến ứng với 60 phút giờ
đồng hồ, nên mỗi kinh tuyên cách nhau 4 phút giờ đồng hồ
- Kinh tuyến 105°Đ là kinh tuyến đi qua giữa khu vực giờ số 7 Khi ở kinh tuyến giữa
là 12 giờ ngày 01.01.2022, thì ở kinh tuyến tiếp theo bên phải là 12 giờ 4 phút cùng
ngày, đây là giờ địa phương của kinh tuyến này Tương tự, ở kinh tuyến kế bên trái là
11 giờ 56 phút cùng ngày
12, Hai thành phố Nha Trang và Đà Lạt cùng ở trên một vĩ tuyến Nha Trang có
kinh độ 109°15'Đ, Đà Lạt có kinh độ 108 26'Đ Mặt Trời mọc ở Nha Trang vào lúc ⁰26'Đ Mặt Trời mọc ở Nha Trang vào lúc
5 giờ 27 phút và lặn lúc 18 giờ 05 phút Hỏi ở Đà Lạt, Mặt Trời mọc và lặn ở thời
điểm nào?
Hướng dẫn:
- Trái Đất tự quay quanh trục một vòng mất 24 giờ, như vậy 1 giờ Trái Đất quay được
(360 /24) 15° kinh tuyến; 1 kinh tuyến, Trái Đất quay hết (60’/15) 4 phút giờ và 1 ⁰ kinh tuyến ứng với 60 phút giờ ⁰ kinh tuyến ứng với 60 phút giờ
kinh tuyển, Trái Đất quay hết (240"/60’) 4 giây đồng hồ
- Nha Trang cách Đà Lạt: 109º15Đ - 108°26Đ = 49’ kinh tuyến
- Mặt Trời mọc ở Nha Trang lúc 5 giờ 27 phút, thì ở Đà Lạt, Mặt Trời mọc lúc: 5 giờ
27 phút + (49’ x 4” )= 5 giờ 30 phút 16 giây
- Mặt Trời lặn ở Nha Trang lúc 18 giờ 05 phút, thì ở Đà Lạt, Mặt Trời lặn lúc: 18 giờ
05 phút + (49’x 4”)= 18 giờ 08 phút 16 giây
13 Phân biệt chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động
xung quanh Mặt Trời
Hướng dẫn:
- Chuyển động tự quay quanh trục:
+ Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) Trục này tạo nên một góc 66°33’
với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời
Trang 15BDHSG ĐỊA LÍ 10 15
+ Hướng quay: Từ tây sang đông
+ Trong khi tự quay quanh trục, có các điểm không di chuyển vị trí: Cực B và N
+ Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ)
+ Hệ quả: Ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất, giờ địa phương và giờ khu vực, sự
chuyển động lệch hướng của các vật thể Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình elip gần
tròn
+ Hướng quay: Từ tây sang đông
+ Trong khi quay quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không đổi góc và phương
+ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ
14 Tại sao tốc độ chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanhMặt Trời
không đều nhau?
Hướng dẫn:
- Tốc độ chuyển động trung bình của Trái Đất quanh Mặt Trời là 29,8 km/s Do Trái
Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip, nên có nơi gần Mặt
Trời và có nơi xa Mặt Trời Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất thường vào ngày 3/1
(điểm cận nhật) và ở xa Mặt Trời nhất thường vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật)
- Vị trí xa hay gần Mặt Trời làm cho lực hút của Mặt Trời đối với Trái Đất khác nhau,
từ đó tốc độ chuyển động của Trái Đất khác nhau:
- Khi Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất, lực hút của Mặt Trời lớn nhất, làm cho Trái Đất
chuyển động với tốc độ nhanh hơn (30,3 km/s)
+ Khi Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất, lực hút của Mặt Trời nhỏ nhất, làm cho Trái Đất
chuyển động với tốc độ nhỏ nhất (29,3 km/s)
15 Thế nào gọi là hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
Hướng dẫn:
Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động nhìn thấy bằng mắt
nhưng không có thật Chuyển động này có được là do khi đứng ở mặt đất để quan sát
Mặt Trời thì Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng
(23°27' với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất) và không đối phương
Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ
23°27N lên 23 27'B, điều này cho ảo giác là Mặt Trời chuyển động.⁰ kinh tuyến ứng với 60 phút giờ
- Như vậy, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng chuyển động biểu kiến
hằng năm của Mặt Trời là: Do trục Trái Đất nghiêng, Trái Đất chuyển động tịnh tiến
xung quanh Mặt Trời
16 Thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Hướng dẫn:
Trang 16BDHSG ĐỊA LÍ 10 16
- Thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời đứng ở đỉnh đầu người quan sát Như vậy, dù
đứng tại bất cứ nơi nào trên Trái Đất khi ngửa mặt nhìn thẳng đứng lên phía trên là
nhìn lên thiên đỉnh
- Trọng lực (tức lực hấp dẫn của Trái Đất) có xu hướng kéo mọi vật về phía tâm của
nó Vì thế hướng từ chân tới đỉnh đầu khi đứng thẳng chính là hướng nối từ tâm Trái
Đất tới thiên đỉnh
- Nếu trục của Trái Đất không nghiêng thi Mặt Trời sẽ chỉ luôn ở thiên đỉnh đối với
người sống ở xích đạo, vì người quan sát ở những vĩ độ khác có hướng nhìn thiên đỉnh
khác và Mặt Trời không bao giờ có thể ở đỉnh đầu của họ
- Tuy nhiên, nhờ trục Trái Đất nghiêng 23°27, nên chính xác là Mặt Trời có thể tới
thiển đỉnh vào những thời điểm khác nhau ở toàn bộ khu vực kéo dài từ 23°27'B tới
23 27N
17 Tại sao hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra ở các địa điểm
từ chí tuyển Nam đến chí tuyến Bắc? Tại sao các địa điểm ở ngoại chí tuyến
không có hiện tượng này?
Hướng dẫn:
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng định đầu lúc 12 giờ
trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất)
- Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng 23°27N với pháp tuyến
của mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương; do đó tia nắng vuông góc
với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27N lên 23°27′B, tạo ra
ảo giác mặt Trời chuyển động
- Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng Hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất)
một góc 66°33’; để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23°27, trong khi đó các địa điểm ở
ngoại chỉ tuyến đều có vĩ độ > 23°27, nên không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh
18 Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên định mỗi năm
hai lần? Khu vực nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời
lên thiên đỉnh? Tại sao?
Hưởng dẫn:
– Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: Giữa hai chí tuyến
Bắc và chi tuyến Nam
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên định mỗi năm một lần; Chi tuyến Bắc và
chí tuyến Nam
- Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23°27' với
pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đối phương Do đó, tỉa nắng
vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27N xung
quanh Mặt Trời
Trang 17BDHSG ĐỊA LÍ 10 17
16 Thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? lên 23°27' B Trong vòng một
năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên định.
– Khu vực không có hiện tượng mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyếnvề hai
cực Vì trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái
Đất) một góc bằng 66°33' Để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23^27, trong khi đó các
địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23°27
19 Những nơi nào trên Trái Đất có thể nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào
lúc 12 giờ trưa trong ngày?
Hướng dẫn:
– Chỉ có những địa điểm từ chí tuyến Bắc đến chi tuyến Nam mới thấy Mặt Trời ở
đúng đỉnh đầu vào lúc 12 giờ trưa
— Tại chí tuyến Bắc trong năm có một lần nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào
lúc 12 giờ trưa vào ngày hạ chí (22/6); tại chí tuyến Nam – ngày đông chí (22/12)
– Tại Xích đạo, trong năm có hai lần nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào lúc 12
giờ trưa, vào ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9)
— Những nơi khác trong vùng nội chí tuyến trong năm có hai lần thấy Mặt Trời ở
đúng định đầu vào lúc 12 giờ trưa
20 Tại sao ở nước ta vào mùa hạ nhìn thấy hai lần Mặt Trời ở chính đỉnh đầu?
Vào lúc giữa trưa ngày 22/12 nhìn thấy Mặt Trời chếch về phía Nam? Vào lúc
giữa trưa ngày 22/6 thấy Mặt Trời chếch về phía Bắc?
Hướng dẫn:
- Mùa hạ, ở nước ta có hai lần Mặt Trời lên thiên định nên có hai lần nhìn thấy Mặt
Trời ở chính đỉnh đầu
- Vị trí nước ta ở bán cầu Bắc Mùa hạ, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời về chí
tuyến Bắc, lên thiên đỉnh ở chí tuyển Bắc ngày 22/6; mùa đông, chuyển động biểu
kiến của Mặt Trời về chí tuyến Nam, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam ngày 22/12 Do
vậy, về mùa hạ nhìn thấy Mặt Trời giữa trưa chếch về phía Bắc, về mùa đông - chếch
về phía Nam
21 Vào những ngày nào trong năm thì ở mọi địa điểm trên Trái Đất nhìn thấy
Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây?
Hướng dẫn:
- Khái niệm hướng Đông và Tây phụ thuộc vào trục quay của Trái đất Các vĩ tuyến
đều nằm trên những mặt phẳng vuông góc với trục quay của Trái Đất Vì vậy, chỉ có ở
xích đạo, hướng nhìn thiên đỉnh của người quan sát mới nằm trên mặt phẳng vĩ tuyến
- Mặt Trời lên thiên đỉnh không phải là lúc trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời mọc
chính đông và lặn chính tây Mặt trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây không hề
phụ thuộc vào việc nó có đi qua thiên đỉnh vào trưa ngày hôm đó hay không mà chỉ
phụ thuộc vào việc các tia sáng của nó có cùng phương với mặt phẳng xích đạo của
Trái Đất hay không
Trang 18BDHSG ĐỊA LÍ 10 18
- Vào ngày xuân phân và ngày thu phân: Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, tia tới Mặt
Trời song song với mặt phẳng xích đạo, tất cả mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhìn
thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây
22 Tại sao trong năm có các mùa?
Hướng dẫn:
– Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu
– Do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương
trong khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về
phía Mặt Trời, có thời kì bán câu Nam ngả về phía Mặt Trời Điều đó làm cho thời
gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu thay đổi trong năm, tạo
nên các mùa khác nhau
23 Tại sao các mùa trong năm có khí hậu và thời tiết khác nhau?
Hướng dẫn:
Vì vào mỗi mùa, bề mặt Trái Đất nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời khác nhau
– Mùa xuân; Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc,
lượng nhiệt tăng dần; tuy nhiên vì mới bắt đầu nên nhiệt độ chưa cao, ấm áp
– Mùa hạ: Góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt được tích luỹ nhiều, nóng bức
- Mùa thu: Tuy góc nhập xạ có giảm, nhưng còn lượng nhiệt tích luỹ trong mùa hẻ,
mát mẻ
– Mùa đông: Góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ, lạnh
24 Tại sao lượng nhiệt và ánh sáng trong mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông có sự
khác nhau?
Hướng dẫn:
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi
phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà nhận được lượng nhiệt và ánh sáng
mặt trời khác nhau Xét ở các nước thuộc vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc (bán cầu
Nam ngược lại):
- Mùa xuân (21/3 - 23/6): Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến từ Xích đạo lên chỉ
tuyến Bắc, lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích luỹ nên nhiệt độ chưa cao,
tiết trời ấm áp Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu lớn hơn phần khuất trong bóng tối
nên ngày bắt đầu dài hơn đêm
- Mùa hạ (22/6 - 23/9): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và di
chuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt được tích luỹ nhiều, nhiệt
độ cao Diện tích phần chiếu sáng lớn hơn phần khuất trong bóng tối do bán cầu Bắc
gần nhất với Mặt Trời, ngày dài hơn đêm Ngày 22/6 có thời gian ban ngày dài nhất,
thời gian ban đêm ngắn nhất trong một năm Thu đi qua
+ Mùa thu (23/9 - 22/12): Mặt Trời di chuyển biểu kiến về chí tuyến Nam, góc nhập
xạ tuy giảm nhưng còn lượng nhiệt tích luỹ trong mùa hạ nên nhiệt độ không còn cao
Trang 19BDHSG ĐỊA LÍ 10 19
nữa nhưng cũng không thấp, tiết trời mát mẻ Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu thu
hẹp, diện tích phần khuất trong bóng tối mở rộng, ngày bắt đầu ngắn hơn đêm
- Mùa đông (22/12 - 21/3): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam (ngày 22/12) và
di chuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt
dự trữ, nhiệt độ hạ thấp Diện tích phần chiếu sáng nhỏ hơn phần khuất trong bóng tối
do bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời nhất, ngày ngắn hơn đêm Ngày 22/12 có thời gian ban
ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong một năm
25 Tại sao có sự khác nhau về mùa ở bán cầu Bắc và bản cầu Nam?
Hướng dẫn:
Do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục
của Trái Đất không đối phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về
phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời Điều đó làm cho thời
gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm
- Trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 đến 23/9:
- Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu
sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu
Bắc, ngày dài hơn đêm
+ Ở bán cầu Nam thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn
ngày
- Trong khoảng thời gian từ 23/9 đến 21/3:
+ Bản cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu
sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạcủa bán cầu
Nam, ngày dài hơn đêm
+ Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn
+ Do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip, nên có
nơi gần Mặt Trời và có nơi xa Mặt Trời Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất thường vào
ngày 3/1 (điểm cận nhật) và ở xa Mặt Trời nhất thường vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật)
- Từ ngày 21/3 đến 23/9 (mùa nóng ở bán cầu Bắc, mùa lạnh của bán cầu Nam): Trái
Đất chuyển động trên nửa quỹ đạo có điểm viễn nhật, lực hút của Mặt Trời nhỏ, làm
cho Trái Đất chuyển động với tốc độ nhỏ, kéo dài 186 ngày
Trang 20BDHSG ĐỊA LÍ 10 20
- Từ ngày 23/9 đến 21/3 (mùa nóng ở bán cầu Nam, mùa lạnh của bán cầu Bắc): Trái
Đất chuyển động trên nửa quỹ đạo có điểm cận nhật, lực hút của Mặt Trời lớn, làm
cho Trái Đất chuyển động với tốc độ lớn, chỉ 179 ngày
27 Tại sao trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 đến 23/9 là mùa hạ của bán cầu
Bắc và trong khoảng thời gian từ 23/9 đến 21/3 là mùa hạ của bán cầu Nam?
Hướng dẫn:
– Trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 đến 23/9, bán cầu Bắc ngả về phía mặt Trời,
nên bán cầu này có góc chiều sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích
khuất trong bóng tối
- Trong khoảng thời gian từ ngày 23/9 đến 21/3, bán cầu Nam ngả về phía mặt Trời,
nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích
khuất trong bóng tối
28 Tại sao mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn mùa hạ ở bản cầu Nam?
Hướng dẫn
- Do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip, nên có nơi
gần Mặt Trời và có nơi xa Mặt Trời Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất thường vào ngày
3/1 (điểm cận nhật) và ở xa Mặt Trời nhất thường vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật)
- Mùa hạ ở bán cầu Bắc: Từ ngày 21/3 đến 23/9, Trái Đất chuyển động trên nửa quỹ
đạo có điểm viễn nhật, lực hút của Mặt Trời nhỏ, làm cho Trái Đất chuyển động với
tốc độ nhỏ, kéo dài 187 ngày
- Mùa hạ ở bán cầu Nam: Từ ngày 23/9 đến 21/3, Trái Đất chuyển động trên nửa quỹ
đạo có điểm cận nhật, lực hút của Mặt Trời lớn, làm cho Trái Đất chuyển động với tốc
độ lớn, chỉ 179 ngày
29 Tại sao ở vùng ôn đới trong năm phân chia ra bốn mùa rất rõ, trong khi ở
vùng nội chí tuyến, ở vùng cận cực và cực trong năm chỉ có hai mùa là rõ ?
Hướng dẫn:
– Các nước ở vùng ôn đới thuộc vĩ độ trung bình, chênh lệch góc nhập xạ giữa các
thời kì trong năm tương đối rõ nh th gọi là nh Các nước nằm trong vùng nội chí
tuyến, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, chênh lệch về nhiệt và ánh sáng
giữa hai mùa rất rõ OG HEST
HD-– Các nước ở vùng cận cực và cực, chênh lệch góc nhập xạ giữa hai mùa rất lớn nên
sự phân chia hai mùa thường rõ rệt hơn
30 Tại sao các nước theo dương lịch ở vùng ôn đới lại lấy bốn vị trí: xuân phân,
hạ chí, thu phân, đông chỉ là bốn ngày khởi đầu bốn mùa?
Hướng dẫn:
Dương lịch được tính theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời Trong năm, chuyển
động biểu kiến của Mặt trời có 4 vị trí đặc biệt, đó cũng là khởi đầu bốn mùa của
dương lịch ở các nước ôn đới:
Trang 21BDHSG ĐỊA LÍ 10 21
– Các ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9): Không có nửa cầu nào nghiêng về
phía Mặt Trời; độ dài ngày và đêm bằng nhau ở khắp nơi trên Trái Đất
– Ngày hạ chí (22/6): Tia tới vuông góc với chỉ tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa; mọi địa
điểm ở nửa cầu Bắc có ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất trong năm (nửa cầu
Nam: ngược lại)
– Ngày đông chí (22/12): Tia tới vuông góc với chí tuyến Nam lúc 12 giờ trưa; mọi
địa điểm ở nửa cầu Nam có ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất trong năm (nửa
cầu Bắc: ngược lại)
31 Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Hướng dẫn:
– Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đối
phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo
vĩ độ Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau Ở bán
cầu Bắc:
- Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm Ngày càng dài, đêm càng ngắn khi Mặt Trời Càng
gần chí tuyến Bắc Riêng ngày 21/3, thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng
12 giờ ở mọi nơi
- Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày
càng ngắn dần, đêm càng dài dần Ngày 22/6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian
ban đêm ngắn nhất trong một năm
+ Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng
ngắn, đêm càng dài Riêng ngày 23/9, thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm,
bằng 12 giờ mọi nơi
+ Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày dài
dần, đêm ngắn dần Ngày 22/12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm
dài nhất trong năm
– Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau Càng xa Xích đạo,
thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng
ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực) Càng gần cực, số ngày,
đêm đó càng tăng Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm
32 Giải thích tại sao có sự thay đổi độ dài ngày đêm theo mùa
Hướng dẫn:
Khi Trái Đất tự quay và chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng và
không đối phương, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán
cầu Nam ngả về phía Mặt Trời Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng của mỗi bán cầu
thay đổi trong năm, tạo ra sự thay đổi độ dài ngày đêm theo mùa
- Từ 21/3 đến 23/9 (mùa hạ của bán cầu Bắc): Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên
nhận được nhiều ánh sáng, diện tích phần chiếu sáng lớn hơn phần khuất trong bóng
tối, ngày dài hơn đêm
Trang 22BDHSG ĐỊA LÍ 10 22
- Từ 23/9 đến 21/3 (mùa đông của bán cầu Bắc): Bán cầu Bắc nghiêng xa Mặt Trời
nên nhận được ít ánh sáng, diện tích phần chiếu sáng nhỏ hơn phần khuất trong bóng
tối, ngày ngắn hơn đêm
- Bán cầu Nam ngược lại với bán cầu Bắc
33 Câu ca dao: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười
đã tối" có đúng cho tất cả mọi nơi trên Trái Đất không?
Hướng dẫn:
- Câu ca dao này chỉ dúng cho ở nước ta và một số nước ở bán cầu Bắc Do trục Trái
Đất nghiêng trên mặt phăng Hoàng đạo một góc 6331’22", nên khi chuyển động tịnh
tiến quanh Mặt Trời, phần được chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối ở hai nửa cầu
có sự khác nhau, kéo theo sự dài ngắn khác nhau của ngày đêm
- Từ 21/3 đến 23/9, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, ranh giới sáng tối đi qua phía
sau cực Bắc và phía trước cực Nam Ở nửa cầu Bắc, phần diện tích được chiếu sáng
lớn hơn phần diện tích khuất trong bóng tối, ngày dài hơn đêm Ngược lại, ở nửa cầu
Nam, đêm dài hơn ngày
- Từ 23/9 đến 21/3, nửa cầu Nam chúc về phía Mặt Trời, ranh giới sáng tối đi qua phía
trước cực Bắc và phía sau cực Nam Ở nửa cầu Bắc, phần diện tích được chiếu sáng
nhỏ hơn phần diện tích khuất trong bóng tối, ngày ngắn hơn đêm Ngược lại, ở nửa
cầu Nam, đêm ngắn hơn ngày
34 Dựa vào bảng số liệu sau, xác định mỗi độ dài thời gian thuộc các mùa nào (Xuân,
Hạ, Thu, Đông) ở mỗi bán cầu và giải thích sự chênh lệch thời gian giữa các mùa
b) Giải thích sự chênh lệch thời gian giữa các mùa
- Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình elip gần tròn nên khoảng
cách giữa Trái Đất và Mặt Trời khác nhau ở các thời điểm khác nhau, có lúc gần, có
lúc xa Mặt Trời, nên vận tốc chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo không đều, sinh
ra thời gian 4 mùa trong năm không đều nhau Cụ thể:
+Từ 21/3 đến 22/6 (92 ngày 20 giờ 50 phút) là thời gian mùa xuân của bán cầu Bắc
(BCB) và mùa thu của bán cầu Nam (BCN) Thời gian này khá dài do Trái Đất
chuyển động gần đến điểm viễn nhật, lực hút nhỏ, tốc độ chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời chậm dần, làm thời gian chuyển động dài hơn 92 ngày
+ Từ 22/6 đến 23/9 (93 ngày 14 giờ 13 phút) là thời kì mùa hạ của BCB và mùa đông
của BCN, là mùa dài nhất trong năm Do thời gian này Trái Đất chuyển động đến và
đi qua điểm viễn nhật, lực hút nhỏ nhất, tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt
Trời chậm dần và nhỏ nhất (29,3 km/s) làm thời gian chuyển động dài nhất trong năm
id nign ib mib vign groun bir oo werin odabi
+ Từ 23/9 đến 22/12 (89 ngày 18 giờ 35 phút) là thời gian mùa thu của BCB và mùa
xuân của BCN Thời kì này Trái Đất chuyển động gần đến điêm cận nhật làm cho lực
hút tăng dân, vận tốc chuyển động tăng dân khiến thời gian chuyển động trên quỹ đạo
ngăn lại
Trang 23BDHSG ĐỊA LÍ 10 23
+ Từ 22/12 đến 21/3 (89 ngày 0 giờ 02 phút) là thời kì mùa đông của BCB và mùa hè
BCN Thời kì này Trái Đất chuyển động gần và đi qua điểm cận nhật làm cho lực hút
Mặt Trời tăng lên, tốc độ chuyển động của Trái Đất tăng dần và đạt cực đại
(30,3km/s)
35 Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời có tác động như thế nào đến hiện tượng
mùa, hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa?
Hướng dẫn:
- Mặt Trời chuyển động biểu kiến trong khu vực nội chí tuyến Ngày 21/3 Mặt Trời
lên thiên đỉnh ở xích đạo, sau đó chuyển động biểu kiến lên chí tuyến Bắc vào ngày
22/6 Sau đó lại di chuyển về phía xích đạo vào ngày 23/9 và chuyển động biểu kiến
xuống chí tuyến Nam vào ngày 22/12 Các tia nắng Mặt Trời lần lượt chiếu vuông góc
với các địa điểm trong phạm vi nội chí tuyến
- Mặt Trời di chuyển ở bán cầu nào thì bán cầu đó nhận được nhiệt và ánh sáng lớn,
đó là mùa nóng của bán cầu dó, lúc đó ngày sẽ dài hơn đêm Như vậy bán cầu kia sẽ là
mùa lạnh, lượng nhiệt, ánh sáng nhận được ít hơn, đêm dài hơn ngày
36 Giải thích nguyên nhân làm thay đổi số giờ chiếu sáng trong ngày ở vĩ độ
khác nhau.
Hướng dẫn: Nguyên nhân có sự thay đổi số giờ chiếu sáng trong ngày ở các vĩ độ
khác nhau là do trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất không thẳng góc
mà luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo Do vậy, ở các vĩ độ khác nhau có góc nhập
xạ khác nhau dẫn đến có thời gian chiếu sáng khác nhau
37 Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái
Đất?
Hướng dẫn:
Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc không
đổi 66°33' Trong quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, đường phân chia
sáng tối thường xuyên thay đổi tạo nên hiện tượng ngày, đêm dài Ngắn khác nhau
– Tại Xích đạo: Đường phân chia sáng tối chia đôi đường xích đạo thành hai phần
bằng nhau, nên tại đây có ngày, đêm dài bằng nhau
– Càng về các vĩ độ cao, đường phân chia sáng tôi càng lệch so với trục Trái Đất,
phần chiếu sáng và phần khuất trong tôi chênh lệch nhau càng nhiều, làm cho ở các vĩ
độ khác nhau có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau
38 Tại sao càng xa Xích đạo về phía hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch
nhiều?
Hướng dẫn:
– Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi
phương, đường phân chia sáng tối chia đôi Xích đạo ra hai phần bằng nhau, một phần
nằm trong ánh sáng, một phần nằm trong bóng tối
Trang 24BDHSG ĐỊA LÍ 10 24
– Càng về cực, đường phân chia sáng tối cảng cách xa trục Trái Đất, độ chênh lệch
diện tích phần sáng và tối càng lớn, nên độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều
39 Tại sao vào ngày 21/3 và 23/9 trong năm, mọi địa điểm trên Trái Đất có ngày
đêm bằng nhau?
Hướng dẫn:
Vào ngày 21/3 và 23/9, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích
đạo, Trái Đất có diện tích phần được chiếu sáng và diện tích phần khuất trong bóng tối
bằng nhau nên ngày đêm bằng nhau
40 Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích nguyên nhân chênh lệch thời
gian ngày đêm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/5/2012.
Hướng dẫn:
- Nhận xét: Vào ngày 15/5/2012:
+ Hà Nội có Mặt Trời mọc sớm hơn TP Hồ Chí Minh 13 phút và có Mặt Trời lặn
muộn hơn TP Hồ Chí Minh 20 phút, Hà Nội có ngày dài hơn TP Hồ Chi Minh là 33
phút
+ Cả hai địa điểm đều có ngày dài hơn đêm
- Giải thích:
+ Cả hai địa điểm đều nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc Ngày 15/5 thuộc
mùa hạ, là thời kì nửa cầu Bắc đang ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối
nằm sau cực Bắc và trước cực Nam, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất
trong bóng tối nên có ngày dài hơn đêm
+ Vào ngày 15/5, Hà Nội có ngày dài hơn TP Hồ Chí Minh do Hà Nội (vĩ độ
21o01’B) gần với chí tuyến Bắc hơn so với TP Hồ Chí Minh (10°18′B), thời gian
được chiếu sáng dài hơn (Mặt Trời mọc sớm và lặn muộn hơn), ngày dài hơn TP Hồ
Chí Minh
41 Hoàn thành bảng sau và nhận xét, giải thích.
b) Nhận xét và giải thích:
- Tại xích đạo (0): Ngày và đêm bằng nhau (12 giờ) quanh năm, do đường phân chia
sáng tối luôn chia đội xích đạo thành hai phần bằng nhau
- Ngày 21/3 và 23/9: Mặt Trời lên thiên định ở xích đạo nên tất cả các địa điểm trên
Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm và bằng 12 giờ
- Ngày 22/6: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, nên:
+ Tại chí tuyến Bắc (23^27’B) có ngày dài hơn đêm, và tại chí tuyến Nam (23o27’N)
có đêm dài hơn ngày
- Tại vòng cực Bắc (66°33’B), đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực Bắc nên có
ngày dài 24 giờ Tại vòng cực Nam, đường phân chia sáng tối nằm trước vòng cực
Nam nên không có ngày
- Ngày 22/12: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam, nên;
Trang 25BDHSG ĐỊA LÍ 10 25
+ Tại chí tuyến Nam (23o27'N) có ngày dài hơn đêm, và tại chí tuyến Bắc (23°27’B)
có đêm dài hơn ngày
- Tại vòng cực Nam (66°33’N), đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực trước
vòng cực Bắc nên có không có ngày Nam nên có ngày dài 24 giờ Tại vòng cực Bắc,
đường phân chia sáng tối nằm trước vòng cực Bắc nên không có ngày
42 Ngày nào trong năm mọi địa điểm ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất trong năm,
đêm ngắn nhất trong năm? Ngày nào trong năm mọi địa điểm ở bán cầu Nam có
ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất trong năm? Tại sao?
Hướng dẫn:
– Ngày hạ chi (22/6): Mọi địa điểm ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất trong năm, đêm
ngắn nhất trong năm (bán cầu Nam: ngược lại) Do tia Mặt Trời vuông góc tại chí
tuyển Bắc lúc 12 giờ trưa
- Ngày đông chí (22/12): Mọi địa điểm ở bán cầu Nam có ngày dài nhất trong năm,
đêm ngắn nhất trong năm (bán cầu Bắc: ngược lại) Do tia Mặt Trời vuông góc tại chỉ
tuyển Nam lúc 12 giờ trưa
43 Trái Đất quay xung quanh Mặt trời vào các ngày Hạ chí (22/6), Đông chỉ
(22/12), Xuân phân (21/3) và Thu phân (23/9) tạo ra những hệ quả nào?
Hướng dẫn:
- Ngày Hạ chí (22/6):
+ Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời về phía nửa cầu Bắc, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở
chí tuyển Bắc
+ Nửa cầu Bắc là mùa hạ, nửa cầu Nam là mùa đông Mùa hạ ở nửa cầu Bắc và mùa
đông ở bán cầu Nam có 186 ngày
+ Càng về vĩ độ cao ở nửa cầu Bắc, ngày càng dài hơn đêm; ở vòng cực Bắc có ngày
dài 24 giờ; từ vòng cực Bắc đến cực Bắc số ngày dài 24 giờ tăng lên; tại cực Bắc có 6
thàng ngày Ở bán cầu Nam, ngược lại
- Ngày Đông chí (22/12):
+ Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời về phía nửa cầu Nam, Mặt Trời lên thiên đỉnh
ở chí tuyến Nam
+ Nửa cầu Nam là mùa hạ, nửa cầu Bắc là mùa đông Mùa hạ ở nửa cầu Nam và mùa
đông ở bán cầu Bắc có 179 ngày
+ Càng về vĩ độ cao ở nửa cầu Nam, ngày càng dài hơn đêm; ở vòng cực Nam có
ngày dài 24 giờ; từ vòng cực Nam đến cực Nam số ngày dài 24 giờ tăng lên; tại cực
Nam có 6 thàng ngày Ở bán cầu Bắc, ngược lại
- Ngày Xuân phân (21/3) và Thu phân (23/9):
+ Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo
+ Là thời gian chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đông ở
bán cầu Bắc Ở bán cầu Nam, ngược lại
+ Ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn thế giới; ở hai cực có thời gian toàn đêm
Trang 26BDHSG ĐỊA LÍ 10 26
44 Thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về hai cực thay đổi như thế nào
trong ngày Hạ chi (22/6) Giải thích tại sao có hiện tượng như vậy.
Hướng dẫn:
- Vào ngày Hạ chí (22/6), thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về cực Bắc dài
dẫn, ngược lại từ xích đạo về cực Nam ngăn dần
- Giải thích:
+ Trái Đất có dạng khối cầu, vừa chuyển động quay quanh Mặt Trời, vừa tự-quay
quanh trục tưởng tượng nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương Đồng
thời, đường phân chia sáng tối chia Trái Đất ra hai phần bằng nhau: một phần được
chiếu sáng, một phần bị che tối Vào ngày Hạ chí (22/6):
+ Bán cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời vuông góc với bề mặt Trái
Đất tại chí tuyến Bắc, đường phân chia sáng tối năm sau trục Trái Đất.Do đó, từ xích
đạo về cực Bắc, diện tích được chiếu sáng rộng dần, thời gian chiếu sáng trong ngày
cũng dài dần
+ Bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm trước trục Trái Đất
Do đó, từ xích đạo về cực Nam, diện tích được chiếu sáng hẹp dần, thời gian chiếu
sáng trong ngày cũng ngắn dần
45 Từ Xuân phân (21/3) đến Hạ chí (22/6), mùa và độ dài ngày đêm ở nửa cầu
Bắc có đặc điểm gì?
Hướng dẫn:
Từ Xuân phân đến Hạ chí (từ 21/3 - 22/6), Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích
đạo lên chí tuyến Bắc, nửa cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời, nên:
- Mùa: Nửa cầu Bắc bắt đầu nhận được lượng nhiệt nhất định, thời tiết ấm áp và nhiệt
độ tăng dẫn, nên đây là mùa hạ của nửa cầu Bắc
- Ngày và đêm: Do nửa cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời, nên phần diện tích được
chiếu sáng lớn hơn phần khuất trong bóng tối, ngày dài hơn đêm; riêng vào ngày 21/3
thì mọi nơi đều có ngày dài bằng đêm
46 Tại sao quanh năm ở Xích đạo và vào các ngày xuân phân, thu phân ở mọi
địa điểm trên Trái Đất có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau?
Hướng dẫn:
- Ở Xích đạo, vòng sáng tối luôn giao nhau với trục Trái Đất ở tâm, chia đường xích
đạo thành hai phần bằng nhau, một phần được chiếu sáng và một phần khuất trong
bóng tối, nên quanh năm đều có ngày và đêm dài bằng nhau
- Vào ngày xuân phân (21/3) và ngày thu phân (23/9), Mặt trời lên thiên định ở xích
đạo, vòng sáng tối trùng với mặt phẳng đi qua trục Trái Đất, tất cả mọi địa điểm trên
Trái Đất có thời gian được chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối bằng nhau,
nên độ dài ngày đêm bằng nhau
47 Tại sao số giờ chiếu sáng trong ngày Hạ chỉ (22/6) càng về cực Bắc càng nhiều
và số giờ chiếu sáng trong ngày 22/12 (Đông chí) càng về cực Nam càng nhiều?
Trang 27BDHSG ĐỊA LÍ 10 27
Hướng dẫn:
— Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi
phương, đường phân chia sáng tối chia Xích đạo ra hai phần bằng nhau, một phần
năm trong ánh sáng, một phần năm trong bóng tối
– Ngày Hạ chí (22/6), tia mặt trời chiếu vuông góc với chí tuyến Bắc, nửa cầuBắc
quay về phía Mặt Trời, nên càng về phía cực Bắc diện tích phần được chiếusáng càng
lớn; ngược lại, phần diện tích nằm khuất trong bóng tối càng nhiều; do đó số giờ chiếu
sáng trong ngày 22/6 càng về cực Bắc càng nhiều
– Ngày Đông chí (22/12), tia mặt trời chiếu vuông góc với chí tuyến Nam, nửa cầu
Nam quay về phía Mặt Trời, nên càng về phía cực Nam diện tích phần được chiếu
sáng cùng lớn; ngược lại, phần diện tích nằm khuất trong bóng tối càng
nhiều; do đó số giờ chiếu sáng trong ngày 22/12 càng về cực Nam càng nhiều
48 Ở đâu trên Trái Đất quanh năm có hiện tượng ngày đêm dài bằng nhau? Tại
sao như vậy?
Hướng dẫn:
- Ở Xích đạo quanh năm có hiện tượng ngày đêm dài bằng nhau
- Nguyên nhân: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và
không đổi phương, đường phân chia sáng tối chia đôi Xích đạo ra hai phần bằng nhau,
một phần nằm trong ánh sáng, một phần nằm trong bóng tối
49 Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày dài 24 giờ? Hãy giải thích.
Hướng dẫn:
- Hiện tượng ngày dài 24 giờ xảy ra ở khu vực từ vòng cực về cực của mỗi bán cầu
vào mùa hạ
- Ở bản cầu Bắc:
+ Từ vòng cực Bắc về đến cực Bắc vào mùa hạ có hiện tượng ngày dài 24 giờ,
+ Giải thích: Vào mùa hạ, đường phân chia sáng tối dịch chuyển từ sau vòng cực Bắc
về cực Bắc, toàn bộ khu vực đó được chiếu sáng toàn phần do đó có ngày dài 24 giờ
Trong thời gian đó, khu vực từ vòng cực Nam đến cực Nam có đêm dài 24 giờ
- Ở bán cầu Nam:
+ Từ vòng cực Nam về đến cực Nam vào mùa hạ có hiện tượng ngày dài 24 giờ
+ Giải thích: Vào mùa hạ, đường phân chia sáng tối dịch chuyển từ sau vòng cực Nam
về cực Nam, toàn bộ khu vực đó được chiếu sáng toàn phần do đó có ngày dài 24 giờ
Trong thời gian đó, khu vực từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ
50 Ngày địa cực và đêm địa cực là gì? Hiện tượng này có ở đâu trên Trái Đất?
Tại sao có ngày địa cực và đêm địa cực?
Hướng dẫn:
– Ngày địa cực là hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ Đêm địa cực là hiện tượng đêm dài
suốt 24 giờ
Trang 28BDHSG ĐỊA LÍ 10 28
- Các hiện tượng này xảy ra từ vòng cực về phía cực Từ vòng cực về cực, thời gian
được chiếu sáng hoặc khuất trong bóng tối dài bằng 1 ngày (vào ngày 22/6 ở vòng cực
Bắc và 22/12 ở vòng cực Nam) trở lên đến 6 tháng (ở cực); đó là khoảng thời gian có
hiện tượng ngày (hoặc đêm) địa cực
- Ngày 22/6, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, bán
cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối năằm ở phía sau vòng cực
Bắc và trước vòng cực Nam Tại vòng cực Bắc có 1 ngày toàn ngày, tại vòng cực
Nam có 1 ngày toàn đêm Đường phân chia sáng tối dịch chuyên từ phía sau vòng cực
Bắc (ngày 22/6) đến phía trước vòng cực Bắc (22/12) trong khoảng thời gian 6 tháng
Trong thời gian đó, các địa điểm theo vĩ độ từ vòng cực Bắc về cực Bắc tăng dần số
ngày toàn ngày, tại cực Bắc kéo dài 6 tháng Từ vòng cực
Nam đến cực Nam, ngược lại
- Ngày 22/12, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lên thiên định ở chí tuyến Nam,
bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm ở phía trước vòng
cực Bắc và sau vòng cực Nam Tại vòng cực Nam có 1 ngày toànngày, tại vòng cực
Bắc có 1 ngày toàn đêm Đường phân chia sáng tối dịch chuyển từ phía sau vòng cực
Nam (ngày 22/12) đến phía trước vòng cực Nam (22/6) trong khoảng thời gian 6
tháng Trong thời gian đó, các địa điểm theo vĩ độ từ vòng cực Nam về cực Nam tăng
dần số ngày toàn ngày, tại cực Nam kéo dài 6 tháng Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc,
ngược lại
51 Tại sao ở cực Bắc số ngày dài 24 giờ và số đêm dài 24 giờ (ngày địa cực và
đêm địa cực) không bằng nhau?
Hướng dẫn:
- Ở cực Bắc có số ngày dài 24 giờ (ngày địa cực) là 186 ngày, số đêm dài 24 giờ (đêm
địa cực) là 179 ngày
- Ngày địa cực chỉ có ở mùa hạ, đêm địa cực chỉ có ở mùa đông Số ngày địa cực và
đêm địa cực khác nhau do độ dài mùa hạ và mùa đông ở Bắc bán cầu khác nhau
- Mùa hạ ở bán cầu Bắc (từ ngày 21/3 đến ngày 23/9): Trái Đất chuyển động trên phần
quỹ đạo ở xa Mặt Trời chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quỹ đạo giảm,
thời gian chuyển động dài hơn, nên cực Bắc có số ngày dài 24 giờ là 186 ngày
- Mùa đông ở bán cầu Bắc (từ ngày 23/9 đến 21/3): Trái Đất chuyển động ở trên phần
quỹ đạo ở gần Mặt Trời, chịu sức hút của Mặt Trời lớn hơn, vận tốc chuyển động
nhanh hơn, thời gian chuyển động ngắn hơn, nên ở cực Bắc có đêm dài 24 giờ là 179
ngày cầu Bắc và bán cầu Nam?
52 Tại sao số ngày có 24 giờ toàn ngày hoặc toàn đêm khác nhau giữa bán cầu B
và bán cầu Nam?
Hướng dẫn:
_ Từ 21/3 đến 23/9, Trái Đất di chuyển trên phần quỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hút
của Mặt Trời yếu làm cho vận tốc của nó giảm, thời kì nóng của nửa cầu Bắc dài tới
Trang 29BDHSG ĐỊA LÍ 10 29
186 ngày Ở cực Bắc, số ngày có 24 giờ toàn ngày là 186 Ở cực Nam, số ngày toàn
đêm là 179
– Từ 23/9 đến 21/3, Trái Đất di chuyển trên phần quỹ đạo có điểm cận nhật, sức hút
của Mặt Trời mạnh nên vận tốc của nó tăng, thời kì nóng ở nửa cầu Nam chỉ dài có
179 ngày, Ở cực Nam, số ngày có 24 giờ toàn ngày là 179 Ở cực Bắc, số ngày toàn
đêm là 186
53 Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét sự chênh lệch số ngày toàn ngày và toàn
đêm ở hai nửa cầu Giải thích tại sao hiện tượng ngày có 24 giờ toàn ngày hoặc
toàn đêm chỉ có ở từ hai vòng cực Bắc và Nam trở lên cực.
SỐ NGÀY CÓ 24H TOÀN NGÀY HOẶC TOÀN ĐÊM Ở CÁC VĨ TUYẾN TỪ 2 VÒNG
CỰC BẮC VÀ NAM TRỞ LÊN HAI NỬA CẦU
Số ngày có 24h toàn ngày 186 161 134 103 65 Số ngày có 24h toàn đêm
Số ngày có 24h toàn đêm 179 153 127 97 60 Số ngày có 24h toàn
ngày
Hướng dẫn:
- Số ngày có 24 giờ toàn ngày ở nửa cầu Bắc nhiều hơn ở nửa cầu Nam Số
ngày có 24 giờ toàn đêm ở nửa cầu Nam nhiều hơn ở nửa cầu Bắc
- Giải thích hiện tượng ngày có 24 giờ toàn ngày hoặc toàn đêm chỉ có ở từ hai
vòng cực Bắc và Nam trở lên Cực: Chỉ có từ vòng cực đến cực mới có hiện tượng
đường phân chia sáng tối nằm trước hoặc sau vòng cực Nếu đường phân chia
sáng tối nằm trước vòng cực, thì từ vòng cực về Cực hoàn toàn nằm trong bóng
tối; nếu đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực, thì từ vòng cực về Cực hoàn
toàn nằm trong phần chiếu sáng
55 Những nơi nào trên Trái Đất trong năm nhìn thấy Mặt Trời lên thiên đình?
Những nơi nào cỏ ngày và đêm dài bằng nhau quanh năm? Những nơi nào có
ngày 24 giờ, đêm 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực) và những nơi nào có 6 tháng
ngày và 6 tháng đêm?
Hướng dẫn:
- Những nơi trên Trái Đất trong năm nhìn thấy Mặt Trời lên thiên định: Các địa điểm
từ vĩ tuyến 23°27 N đến 23°27 B Do chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27 N (ngày 22/12) cho tới 23°27 B
(22/6), rồi lại trở xuống 23°27 N
- Những nơi có ngày và đêm dài bằng nhau quanh năm: Xích đạo Do đường phân
chia sáng tối cắt với mặt phẳng qua trục Trái Đất tại xích đạo và chia đường xích đạo
ra làm hai phần bằng nhau
- Những nơi có ngày địa cực, đêm địa cực (ngày dài 24 giờ, đêm 24 giờ): Vào mùa hè,
đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực Bắc và trước vòng cực Nam; vào mùa
đông, đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực Nam và trước vòng cực Bắc Do
Trang 30BDHSG ĐỊA LÍ 10 30
vậy, trong mùa hè, ở vòng cực Bắc đến cực Bắc có ngày 24 giờ, ở vòng cực Nam đến
cực Nam có đêm 24 giờ; về mùa đông, ngược lại
- Những nơi có 6 tháng toàn ngày và 6 tháng toàn đêm: Ở hai cực Tại cực Bắc, suốt
cả mùa hạ hoàn toàn nằm trong phần chiếu sáng, suốt cả mùa đông hoàn toàn nằm
trong bóng tối; ở cực Nam, ngược lại Do vậy, ở hai cực có 6 tháng ngày và 6 tháng
đêm
Chương 2
Trang 31- Thạch quyền là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của
lớp manti Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn
- Giới hạn dưới của thạch quyền ở độ sâu khoảng 100 km Độ dày thạch quyển không
đồng nhất, mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa
2 Nội lực
- Nội lực: Là lực sinh ra bởi các quá trình có liên quan đến nguồn năng lượng từ trong
lòng Trái Đất (phá huỷ các chất phóng xạ, dịch chuyển vật chất do trọng lực, các phản
ứng hoá học)
- Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi
địa hình
+ Hiện tượng nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất làm nhiều nơi bề mặt địa hình được
nâng lên, nhiều nơi hạ xuống
+ Hiện tượng uốn nếp: Xuất hiện ở những khu vực vỏ Trái Đất cấu tạo bởi các đá
mềm, khi bị nén ép hình thành các nếp uốn Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành
các vùng núi uốn nếp (hệ thống núi Himalaya, dãy núi An đet )
+ Hiện tượng đứt gãy: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, các vận động kiến tạo
làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài
Hai bên đứt gãy, các các bộ phận của vỏ Trái Đất có thể nâng cao (tạo thành dãy núi,
khối núi) hoặc hạ thấp (tạo thành thung lũng); dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển
hoặc các hồ tự nhiên (Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía Đông lục địa Phi)
+ Hoạt động núi lửa: Làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng
macma trên bề mặt Trái Đất Các dạng địa hình núi lửa là: hồ tự nhiên (hồ núi lửa
hình thành ở miệng núi lửa đã ngừng hoạt động), cao nguyên badan, các đảo, quần
đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới
+ Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyền, tạo nên các
vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất
3 Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa
- Các vành đai động đất chính trên thế giới: Vành đai động đất phía Tây lục địa Châu
Mĩ, vành đai động đất giữa Đại Tây Dương; vành đai động đất từ Địa Trung Hải, qua
Nam Á, đến quần đảo In-đô-nê-xia; vành đai động đất bờ Tây Thái Bình Dương tử eo
Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin
- Các vành đai núi lửa tập trung: Vành đai núi lửa phía Tây lục địa Bắc Mĩ và Nam
Mĩ, vành đai núi lửa giữa Đại Tây Dương; vành đai núi lửa từ Địa Trung Hải, qua
Trang 32BDHSG ĐỊA LÍ 10 32
Nam Á đến quần đảo In-đô-nê-xi-a; vành đai núi lửa bờ Tây Thái Bình Dương tử eo
Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin
- Các vùng núi trẻ: Mạch núi trẻ Cóoc-đi-e, An-đét ở bờ Tây của lục địa Bắc Mĩ và
Nam Mĩ; vùng núi trẻ An-pơ, Py-rê-nê, Cáp-ca ven Địa Trung Hải; dãy núi trẻ
Hi-ma-lay-a ở Ấn Độ, dãy Tê-nat-xê-rim ở Đông Nam Á
II CÂU HỎI, BÀI TẬP
1 Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất.
Hướng dẫn:
-− Thạch quyển: Là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần
trên cùng lớp Manti, có độ dày tới 100 km
– Lớp vỏ Trái Đất: Là phần ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng những vật
chất cứng rắn (đá mácma, trầm tích và biến chất), độ dày trung bình dao động từ 5 km
(ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa)
2 Tại sao nói lớp Manti có ý nghĩa lớn đối với lớp vỏ Trái Đất?
Hướng dẫn:
– Lớp Manti:
+ Nằm dưới lớp vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900 km, gồm hai tầng chính: Manti trên
và Manti dưới
+ Vật chất của bao Manti trên có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng
vẫn có thể chuyển động thành dòng đối lưu Manti dưới rắn
+ Các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó (được gọi là quyển mềm của bao Manti)
được hình thành chủ yếu do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái Đất
Các vật chất nhẹ đi lên vỏ Trái Đất, vật chất nặng chìm xuống sâu
– Lớp Manti có ý nghĩa lớn đối với lớp vỏ Trái Đất
+ Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động
kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình
khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa
+ Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất di chuyển trên quyển mềm của bao Manti do
nguyên nhân chủ yếu là các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó Các dòng đổi lưu đi
lên đã tạo ra các sống núi đại dương và đây cũng chính là những dải dứt gãy ở chỗ
tiếp xúc của các mảng kiến tạo Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây ra
hiện tượng tách dẫn đáy đại dương và làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển,
3 Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
Hướng dẫn:
– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất
- Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất
như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật
chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học
4 Các vận động kiến tạo tác động như thế nào đến địa hình bề mặt Trái Đất?
Trang 33BDHSG ĐỊA LÍ 10 33
Hướng dẫn:
Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực
này và tách giãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, dứt gãy
+ Hiện tượng uốn nếp: Vận động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban
đầu của đá, khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt nơi có độ dẻo
cao, rõ rệt nhất là các đá trầm tích Khi cường độ nén ép tăng mạnh trong toàn bộ khu
vực sẽ hình thành các dãy uốn nếp Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục
của chúng không bị phá vỡ Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp
+ Hiện tượng đứt gãy: Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá
cứng làm cho lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương
gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng,
5 Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo có mối quan hệ như thế nào với việc
hình thành các nếp uốn và đứt gãy
Hướng dẫn:
Khi hai mảng kiến tạo dịch chuyển sẽ dẫn tới hiện tượng va chạm nhau, do đó mà
hình thành nên các nếp uốn và đứt gãy Nếu hai mảng kiến tạo va chạm nhau (do di
chuyển ngược chiều nhau) sẽ có một mảng luồn xuống dưới và mảng kia chờm lên
trên Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dâng cao và các đá bị uốn
nếp, đứt gãy
6 Tại sao có miền núi uốn nếp, địa luỹ, địa hào?
Hướng dẫn:
– Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và
tách giãn ở khu vực kia, làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá, gây ra hiện tượng uốn
nếp, đứt gãy
- Ở khu vực nén ép, cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho các đá thay đổi thế
nằm đầu tiên thành các nếp uốn Về sau, cường độ nén ép tăng mạnh đưa toàn bộ khu
vực nén dâng cao Dưới tác dụng của các quá trình ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ
trở thành miền núi uốn nếp
– Ở khu vực tách giãn, khi cường độ còn yêu các đá chỉ bị nứt nẻ, sau đó cường độ
tách giãn mạnh dần lên, các đá bị gãy, đứt ra rồi di chuyển ngược hướng nhau theo
phương gần thẳng đứng hoặc nằm ngang Sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho
các lớp đá có bộ phận trổi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa luỹ, địa hảo
7 Tại sao có núi lửa, động đất?
Hướng dẫn:
– Núi lửa là núi có dạng hình nón, đỉnh có miệng trũng, ở đó thường xuyên hoặc định
kì phun ra các chất khí, hơi nước, đá tảng, tro hoặc dung nham nóng chảy Động đất là
hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ Trái Đất
- Núi lửa và động đất thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là
những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh
Trang 34BDHSG ĐỊA LÍ 10 34
8 Tại sao cần phải quan tâm nghiên cứu đến đứt gãy trong việc tìm kiếm khoáng
sản và xây dựng các công trình?
Hướng dẫn
- Đứt gãy là vận động kiến tạo xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho các lớp đã bị
gãy, tạo ra các đứt gãy như các khe nứt, đoạn tầng, địa hảo, địa luỹ, đứt gãy sâu
– Đứt gãy sâu có đặc điểm là chiều dài rất lớn, phát triển rất sâu trong lòng đất và quá
trình phát triển rất lâu dài Theo các đứt gãy đã xảy ra hiện tượng chuyển dịch các
mảng lục địa trườn lên các mảng đại dương hoặc các mảng đại dương bị chìm
xuống…
—Khai thác khoáng sản: Giúp dễ dàng trong việc phát hiện và khai thác
- Xây dựng: Xác định độ bền của móng, xác định khả năng quy hoạch khu đô thị
(đồng bằng) hay khu vực thị trấn, bản (vùng núi)
9, Giải thích tại sao trên Trái Đất có các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy; hiện tượng
các dạng địa hình bị biến đổi.
Hướng dẫn:
Các hiện tượng trên xảy ra do tác động của nội lực và ngoại lực
- Nội lực:
+ Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất Nguyên nhân chủ yếu của nội lực
là do các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: Năng lượng của sự phân hủy
các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng
lực, sự ma sát vật chất Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các
vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
+ Vận động kiến tạo là vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình bề mặt Trái Đất
có những biến đổi lớn Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén
ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy
- Ngoại lực: Là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các
nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển Nguyên nhân chủ yếu
của ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời Tác động của ngoại lực
xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau, như: phong hóa, bóc
mòn, vận chuyển và bồi tụ Xu hướng nói chung của ngoại lực là làm cho các dạng địa
hình bị biến đổi Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng
tạo ra những dạng địa hình mới và các vùng núi trẻ trên Trái Đất có đặc điểm như thế
nào?
10 Sự phân bố các vành đai động đất chính, các vành đai núi lửa tập trung và
các vùng núi trẻ trên Trái Đất có đặc điểm ntn?
Hướng dẫn:
- Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng
tiếp giáp của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiển tạo xảy ra mạnh
Trang 35BDHSG ĐỊA LÍ 10 35
- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép,dồn lại
và nhô lên, hình thành các dãy núi cao sinh ra động đất, núi lửa (ví dụ, dãy
Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu — A)
- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nên các
dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ, sống núi ngầm giữa
Đại Tây Dương)
2 NGOẠI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT
TRÁI ĐẤT
I NỘI DUNG
1 Khái niệm và nguyên nhân
- Ngoại lực là lực được sinh ra từ các quá trình xảy ra bên trên bề mặt Trái Đất Năng
lượng bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực Các yếu tố của khí hậu,
thủy văn, sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực
- Năng lượng bức xạ mặt trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực Các yếu tố của
khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực
2 Tác động của ngoại lực đến địa hình
- Quá trình phong hoá
+ Phong hóa lí học: Là quá trình phá hủy, làm các đá bị vỡ vụn nhưng không bị thay
đổi thành phần và tính chất Phong hóa lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt
độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị
tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc mùa đông
+ Phong hóa hóa học: Là quá trình phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá
do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hòa tan trong nước (khí ô-xi, khí cac-bo-nic,
các axít hữu cơ và vô cơ ) và sinh vật Phong hóa hóa học thưởng tạo nên những
dạng địa hình cac-xtơ
+ Phong hóa sinh học: Là quá trình phá hủy đá của sinh vật (thực vật, nấm, vi
khuẩn ), làm các đá bị phá hủy cả về lí học và hóa học Ví dụ: sự tăng trưởng của rễ
cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá
bị biến đổi về thành phần, tính chất
- Quá trình bóc mòn:
+ Là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà ) làm rời
chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu
+ Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực Quá trình bóc mòn do gió gọi là
thổi mòn hay khoét mòn (tạo ra nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá ) Quá trình
bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn (tạo dạng địa hình hàm ếch ở bờ biển) Quá
trình bóc mòn do băng hà tạo các dạng địa hình xâm thực (như mảng băng, phio, đá
lưng cừu ),
- Quá trình vận chuyển và bồi tụ
+ Vận chuyển: Làm di chuyển theo các nhân tố ngoại lực
Trang 36BDHSG ĐỊA LÍ 10 36
+ Bồi tụ: Tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng tạm thời), bãi bồi và
đồng bằng châu thổ (do dòng thường xuyên), đồng băng băng thủy (do nước băng
tan),
II, CÂU HỎI, BÀI TẬP
I Ngoại lục là gì? Trình bày nguyên nhân sinh ra ngoại lực và các biểu hiện?
Hướng dẫn:
– Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
– Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt
trời
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa ), các dạng nước
(nước chảy, nước ngầm, bằng hà, sóng biển ), sinh vật (động, thực vật) và con người
2 Tại sao nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ
của Mặt Trời?
Hướng dẫn:
Vì dưới tác dụng nhiệt của Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyền bị phá huỷ và năng
lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết ) trực tiếp hay gián tiếp
đều có liên quan đến bức xạ mặt trời
3 Các nhân tố ngoại lực đã có tác động như thế nào đến địa hình trên bề mặt
Trái Đất?
Hướng dẫn:
- Tác động của nước trên bề mặt địa hình: Thể hiện ở cả ba quá trình: xâm thực, vận
chuyển vật liệu xâm thực và bồi tụ tạo thành địa hình dòng chảy
+ Xâm thực: Do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh, tạo thành các
dạng địa hình như: khe rãnh, thung lũng sông
+ Vận chuyển: Quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
+ Bồi tụ: Quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ (còn gọi là quá trình lắng đọng vật
chất, quá trình trầm tích), tạo thành các dạng địa hình: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông,
tam giác châu
- Tác động của gió:
+ Gió tạo thành các dạng địa hình mài mòn, thổi mòn, gọi là địa hình xâm thực do gió
Ví dụ: Hố trũng thổi mòn, bề mặt cát tổ ong, khối đá sót hình nấm
+ Gió cũng tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát ở bờ biển
- Tác động của băng hà: Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá,
cát, sỏi ) gọi là băng tích di động Khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm băng tích,
tạo nên một lớp phủ băng tích, chỗ thì bằng phẳng chỗ thì lượn sóng lồi lõm Các địa
hình băng hà có thể kể đến như đồng bằng , băng hà, hồ băng hả, phi-o
- Tác động của sóng:
+ Đập vào bờ biển, tạo nên các dạng địa hình mài mòn ở bờ biển như: hàm ếch sóng
vỗ, vách biển, nền mài mòn
Trang 37BDHSG ĐỊA LÍ 10 37
+ Vận chuyển vật liệu và bồi tụ tạo thành các dạng địa hình bồi tụ như bãi biển, thềm
bổi tụ, doi đất, cổn ngầm dưới nước biển
4 Quá trình phong hoá là gì? Tại sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất
ở bề mặt Trái Đất?
Hướng dẫn:
- Quá trình phong hóa là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật
dưới tác động của nhiệt độ, nước, ôxi, cácbônic, các loại axít có trong thiên nhiên và
sinh vật Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất
- Quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất, vì ở trên bề mặt Trái
Đất, đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp
với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển
5 Phân biệt các quá trình phong hoả lí học, hoá học, sinh học.
Hướng dẫn:
a) Quá trình phong hóa: Là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật
dưới tác động của nhiệt độ, nước, ôxi, cácbônic, các loại axít có trong thiên nhiên và
sinh vật Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất
b) Phân biệt các quá trình phong hoá
− Phong hóa lí học
+ Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác
nhau mà không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hoá học của chúng
+ Quá trình phong hoá xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng
băng của nước
+ Thường xảy ra ở các hoang mạc, ôn đới lạnh
+ Kết quả của phong hóa lí học: Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn
– Phong hóa hóa học
+ Phong hóa hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất
hoá học của đá và khoáng vật
+ Tác nhân chủ yếu là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khi cacbonic, ôxi,
axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học
+ Thường xảy ra ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
ướt
+Kết quả của phong hóa hóa học: Địa hình cacxtơ
– Phong hóa sinh học
+ Phong hóa sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật
như các vi khuẩn, nấm, rễ cây
+ Tác động do sinh vật (các vi khuẩn, nấm, rễ cây )
+ Xảy ra ở những nơi có sinh vật phát triển, nhất là thực vật và vi sinh vật,
+ Kết quả: Đá và khoảng vật vừa bị phá huỷ cơ giới, vừa bị phá huỷ về mặt hoá học
Trang 38BDHSG ĐỊA LÍ 10 38
6 Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang
mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?
Hướng dẫn:
Vì ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa
ngày và đêm Nơi có khí hậu lạnh, thưởng có sự đóng băng của nước; khi đóng băng,
thể tích của nước tăng lên, làm giãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra
sự nứt vỡ nhiều hơn
7 Tại sao kết quả của phong hoả lí học là làm cho đã bị rạn nứt, vỡ thành những
tảng và mảnh vụn?
Hướng dẫn:
- Phong hoá lí học chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước; ngoài ra,
còn do tác động của muối khoáng kết tinh, do rễ cây; do va đập của gió, sóng, nước
chảy; hoạt động của con người
– Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm: Các khoảng vật tạo
đá có khả năng giãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống Các
lớp đá ở các độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, giãn nở khác nhau làm cho độ
liên kết giữa các lớp đá bị phá huỷ dần rồi bị vỡ thành nhiều mảnh vụn
– Sự đóng băng của nước: Trong đá, bao giờ cũng có ít nhiều lỗ hồng và khe nứt, nơi
có thể lưu giữ nước và hơi nước Khi nhiệt độ hạ thấp tới 0°C, nước trong khe nút hoá
băng, đồng thời thể tích của nó tăng lên, tác động lên thành khe nứt những áp lực rất
lớn Cứ sau mỗi lần nước trong khe nứt hoá băng, bản thân khe nứt bị giãn rộng ra
thêm một chút Hiện tượng hoá băng – tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ
thành những tảng và mảnh vụn
– Muối khoảng kết tinh: Hiện tượng bốc hơi mạnh ở các miền khi hậu khô hạn kéo
theo sự vận chuyển nước mao dẫn lên mặt đất Trên đường di chuyển, nước mao dẫn
có thể hoà tan các loại muối khoáng và khi nước bốc hơi, muối khoáng sẽ đọng lại
Trong quá trình muối khoáng kết tỉnh, thành mạch mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn,
khiến cho bề mặt nham thạch bị rạn nứt và vỡ vụn
– Rễ cây sinh vật: Rễ cây cắm sâu vào khe nứt, lớn dần lên và cũng làm cho làm đá bị
biến đổi về thành phần, tính chất, khe nứt này ngày càng mở rộng, các chất hữu cơ từ
hoạt động của sinh vật có thể chảy cũng làm phá vỡ các đá
– Gió, sóng, nước chảy: Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước
8 Tại sao ở các miền địa cực (lạnh khô) và hoang mạc, bản hoang mạc có phong
hoá lí học thể hiện rõ nhất; còn các miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo,phong hoá
hoá học lại diễn ra mạnh hơn?
Hướng dẫn:
Ở hoang mạc, bán hoang mạc (khí hậu khô):
+ Dao động của nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm tương đối lớn
làm cho phong hoá nhiệt diễn ra mạnh Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi
Trang 39BDHSG ĐỊA LÍ 10 39
nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ hạ xuống; các lớp đá ở những độ sâu khác nhau
có nhiệt độ khác nhau, do đó bị giãn nở khác nhau, khiến cho liên kết giữa các lớp đá
bị phá huỷ dần rồi bị vỡ ra thành nhiều mảnh vụn
+ Do bốc hơi rất mạnh nên luôn xảy ra sự vận chuyển nước mao dẫn lên bề mặt đất
Trên đường di chuyển, nước mao dẫn có thể hoà tan các loại muối khoáng và khi nước
bốc hơi, muối khoáng sẽ dọng lại Trong suốt quá trình muối khoáng kết tỉnh, thành
mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn, khiến cho bề mặt nham thạch bị rạn nứt và vỡ vụn
-Ở các miền địa cực (lạnh khô): Phong hoá do nước đóng băng Trong đá có ít nhiều
lỗ hồng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước Khi nhiệt độ hạ thấp tới 0°C,
nước trong khe nứt hoá băng, đồng thời thể tích của nó tăng thêm, do đó tác động lên
thành khe nứt những áp lực rất lớn Vì vậy, sau mỗi lần nước trong khe nút hoá băng,
bản thân khe nứt lại giãn thêm một ít Nếu hiện tượng hoá băng – tan băng xảy ra
nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn
-Ở miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo (khí hậu nóng ẩm): Phong hoá hoá học diễn ra
mạnh Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ đá kèm theo sự biến đổi thành phần
hoá học của đá và khoáng vật Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là hoạt
động hoá học của nước, của một số hợp phần không khí như oxi, khí cacbonic và tác
dụng hoá sinh của sinh vật
Sở dĩ nước tự nhiên có khả năng hoạt động hoá học là vì nó có một bộ phận phân li
thành các ion H+ và OH−, đặc biệt khi trong nước có CO2 hoà tan thì khả năng hoạt
động hoá học của nó càng rõ rệt Khi nhiệt độ tăng trong chừng mực thích hợp, khả
năng hoạt động hoá học của nước cũng tăng lên Do đó, tại các vùng nóng ẩm, tác
dụng phong hoá của nước thể hiện mạnh hơn; còn ở các vùng khí hậu lạnh, khả năng
ấy kém dần; khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0°C thì hầu như không còn nữa
9 Tại sao phong hoá li học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng(hoang mạc
và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh, còn phong hoá hoa học xảy ra mạnh
ở những miền nóng ẩm?
Hướng dẫn:
— Phong hoá lí học chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước
+ Ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), nhiệt độ có sự biến
động lớn giữa ngày và đêm, đá liên tục được giãn nở và co lại, phong hoá li học diễn
ra mạnh
+ Ở miền có khí hậu lạnh, nước trong các khe nứt và lỗ hông của đá đóng băng, tạo
nên áp lực lên thành khe nứt, làm mở rộng thêm khe nứt
Phong hoá hoá học chủ yếu do nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic,
oxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học Khi nhiệt độ tăng
trong chừng mực thích hợp, khả năng hoạt động hoá học của nước cũng tăng lên,
ngược lại, nhiệt độ hạ thấp làm khả năng phong hoá hoá học giảm Do vậy, tác dụng
phong hoá của nước thể hiện mạnh hơn ở các vùng nóng ẩm
Trang 40BDHSG ĐỊA LÍ 10 40
10 Giải thích tại sao các hang động cacxtơ và các đồng bằng phù sa châu thổ
thường có ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt xuống.
Hướng dẫn:
- Hang động cacxtơ là dạng địa hình được hình thành do quá trình phong hoá hoá học
Nước mưa kết hợp với đá vôi (cacbonat canxi) tạo thành muối tan, bào mòn các khe
nứt qua hàng triệu triệu năm để hình thành hang động Quá trình phong hoá hoá học
diễn ra rất mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới ẩm
- Đồng bằng phù sa châu thổ được hình thành do kết quả của quá trình xâm thực, bảo
mòn, vận chuyển, bồi tụ vật chất Các vật chất bị bào mòn, được vận chuyển và bồi tụ
vào những vùng thấp dể hình thành nên đồng bằng châu thổ Quá trình này xảy ra
thuận lợi trong điều kiện khí hậu có mưa nhiều, nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới
ẩm
II Phân biệt các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ Giữa chúng có mối
quan hệ như thế nào?
Hướng dẫn:
– Bóc mòn
+ Là quá trình các tác nhân ngoại lực làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị
trí ban đầu của nó
+ Quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau tùy theo nhân tố tác động Ví dụ: xâm
thực là quá trình bóc mỏn do nước chảy, mài mòn là quá trình bóc mòn do nước biển,
thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió
+ Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành: Những khe rãnh xói mòn (do
dòng chảy tạm thời tạo thành), nấm đá (do tác dụng thổi mòn và mài mòn của gió),
phi-o (được tạo thành do tác động của băng hà), hàm ếch ven biển (do sóng biển bóc
mỏn)
– Vận chuyển:
+ Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
+ Hình thức vận chuyển: Vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của các ngoại lực liệu lăn
trên mặt đất dốc cuốn theo Vật liệu lớn, nặng còn chịu thêm tác động của trọng lực
làm cho vật
— Bồi tụ:
+ Là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy
+ Quá trình bồi tụ diễn ra phức tạp, phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại
lực (khi động năng giảm dần thì các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển của
chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm Nếu động năng giảm đột ngột thì
tất cả các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng)
+Kết quả của quá trình bồi tụ: Các dạng địa hình bồi tụ (nón phóng vật, bãi bồi và
đồng bằng châu thổ, đồng bằng băng tích, cồn cát, đụn cát ở bờ biển, bãi biển ) B
- Mối quan hệ: dnie soub out gmidn él byl so