1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận cuối kì học phần loại hình ngôn ngữ học

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ứng dụng hiểu biết về loại hình ngôn ngữ trong học tập và giảng dạy tiếng Việt.Trong bối cảnh hiện nay, việc học tập và giảng dạy tiếng Việt đang đối diện với nhiều thách thức do sự đa dạng và phức tạp của loại hình ngôn ngữ. Việc vận dụng hiểu biết về loại hình ngôn ngữ không chỉ giúp cải thiện hiệu quả giảng dạy mà còn nâng cao chất lượng học tập của người học. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về giảng dạy tiếng Việt, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc vận dụng các hiểu biết về loại hình ngôn ngữ vào thực tiễn giảng dạy và học tập. Với nền tảng học vấn và kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt, có thể nhận thấy rằng việc vận dụng các hiểu biết về loại hình ngôn ngữ có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Điều này dẫn đến nhu cầu cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỌC PHẦN LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ HỌC

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

VÀO VIỆC SỬ DỤNG HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY TIẾNGVIỆT

Học viên: Đào Thị Thúy DuyLớp: K48 – Ngôn ngữ họcMã học viên: 3174223008

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Ngân

Trang 2

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2024

Trang 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Bố cục 4

NỘI DUNG 5

Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 5

1.1 Khái lược về loại hình ngôn ngữ đơn lập 5

1.1.1 Loại hình ngôn ngữ 5

1.1.2 Loại hình ngôn ngữ đơn lập 5

1.2 Vị trí của tiếng Việt trong loại hình ngôn ngữ đơn lập 6

1.2.1 Các tiểu loại của ngôn ngữ đơn lập 6

1.2.2 Đối chiếu tiếng Việt với các tiểu loại hình ngôn ngữ đơn lập 7

1.3 Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt 7

1.3.1 Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Viết xét về mặt từ vựng 7

1.3.2 Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt xét về mặt ngữ pháp 8

1.3.3 Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt xét về phương thức ngữ pháp 10

CHƯƠNG 2 11

VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT – NGÔNNGỮ ĐIỂN HÌNH CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP VÀO VIỆC HỌCTẬP VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT 11

2.1 Vận dụng trong học tập tiếng Việt 11

2.1.1 Hiểu rõ đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ tiếng Việt 11

2.1.2 Phát triển kỹ năng ngữ pháp 11

2.1.3 Sử dụng hư từ và trật tự từ một cách linh hoạt 12

2.1.4 Sử dụng tài liệu học tập một cách đa dạng 12

2.1.5 Thực hành giao tiếp tiếng Việt thực tế 12

2.2 Vận dụng trong việc giảng dạy tiếng Việt 13

2.2.1 Giảng dạy tiếng Việt cho học sinh người Việt 13

2.2.2 Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 14

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, việc học tập và giảng dạy tiếng Việt đang đối diện vớinhiều thách thức do sự đa dạng và phức tạp của loại hình ngôn ngữ Việc vận dụnghiểu biết về loại hình ngôn ngữ không chỉ giúp cải thiện hiệu quả giảng dạy mà cònnâng cao chất lượng học tập của người học.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về giảng dạy tiếng Việt, nhưng chưa có nhiềunghiên cứu tập trung vào việc vận dụng các hiểu biết về loại hình ngôn ngữ vàothực tiễn giảng dạy và học tập Với nền tảng học vấn và kinh nghiệm giảng dạytiếng Việt, có thể nhận thấy rằng việc vận dụng các hiểu biết về loại hình ngôn ngữcó thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực Điều này dẫn đến nhu cầu cần thiết phảinghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

2.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về đề tài này nhằm mục đích phân tích một số đặc điểm của loạihình ngôn ngữ, đặc biệt là tác động của nó đến việc học tập và giảng dạy tiếngViệt Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất các phương pháp học tập và giảng dạy tiếngViệt dựa trên các hiểu biết về loại hình ngôn ngữ.

3.Lịch sử nghiên cứu

Loại hình học ngôn ngữ là một lĩnh vực quan trọng trong ngôn ngữ học, nghiêncứu các đặc điểm chung và sự khác biệt giữa các ngôn ngữ trên thế giới Các nhà ngônngữ học đã đóng góp nhiều vào lĩnh vực này với các nghiên cứu “Loại hình các ngônngữ” của N.V.Xtankevich, “Âm tiết và loại hình ngôn ngữ” của Nguyễn Quang Hồng,…

Tuy nhiên, về vấn đề vận dụng hiểu biết về loại hình ngôn ngữ vào việc sử dụnghọc tập và giảng dạy tiếng Việt đến nay chưa có tác giả nào tập trung tìm hiểu Chínhbởi lẽ đó, tiểu luận sẽ đi sâu tập trung khai thác về đề tài này với mong muốn đưa ranhững góc nhìn mới, bổ sung kiến thức xây dựng thêm nền tảng cho ngành ngôn ngữViệt Nam.

Trang 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đến các đặc điểm tiếng Việt – ngôn ngữ điển hìnhcủa loại hình ngôn ngữ đơn lập và các phương pháp nhằm vận dụng trong học tậpvà giảng dạy.

5.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi vận dụng một số phương pháp sau:- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp

- Phương pháp so sánh

6.Bố cục

Trong bài tiểu luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần

Nội dung gồm có 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề có liên quan: Chương này trình bày

những vấn đề lý thuyết quan yếu nhất đến việc triển khai đề tài tiểu luận, đó là líthuyết về loại hình ngôn ngữ đơn lập và các đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ tiếng Việt.

Chương 2 Vận dụng hiểu biết về đặc điểm ngôn ngữ tiếng việt – ngôn ngữ điểnhình của loại hình ngôn ngữ đơn lập vào việc học tập và giảng dạy tiếng Việt:

Chương này trình bày cách thức vận dụng những hiểu biết về đặc điểm tiếng Việttrong việc học tập, việc giảng dạy học sinh tại (bao gồm giảng dạy cho học sinh nướcngoài).

Trang 6

Phân loại loại hình ngôn ngữ, căn cứ vào những thuộc tính loại hình người tachia các ngôn ngữ thế giới thành các nhóm loại hình khác nhau như:

Loại hình ngôn ngữ đơn lậpLoại hình ngôn ngữ chắp dínhLoại hình ngôn ngữ hoà kếtLoại hình ngôn ngữ đa tổng hợp

1.1.2.Loại hình ngôn ngữ đơn lập

Tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái,các tiếng Mon-Khmer, v.v… Đặc điểm chính của loại hình này là từ không biếnđổi hình thái Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trongcâu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ Qua hình thái, tất cả các từ dườngnhư không có quan hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương tự như đứngbiệt lập một mình Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi loại hình nàylà "đơn lập".

Bên cạnh đó,quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằnghư từ và trật tự từ Ví dụ:

Dùng hư từ cuốn vở những cuốn vở

đã đọcđang đọc

Trang 7

Dùng trật tự từ cửa trước trước cửacá nước nước cánhà nước nước nhà

1.2.Vị trí của tiếng Việt trong loại hình ngôn ngữ đơn lập

1.2.1.Các tiểu loại của ngôn ngữ đơn lập

Về ngữ âm, tiểu loại hình I của ngôn ngữ đơn lập bao gồm các ngôn ngữ nhưtiếng Hán cổ đại, tiếng Tây Tạng cổ và tiếng Khơ me Đặc điểm nổi bật về ngữ âmcủa các ngôn ngữ này là đầu âm tiết thường có các phụ âm đầu, bao gồm cả phụ âmđầu đơn âm lẫn phụ âm đầu đa âm Chẳng hạn, trong tiếng Tây Tạng cổ, từ"bsgrod" (đi) có đến bốn phụ âm đầu Hệ thống âm cuối của các ngôn ngữ nàycũng khá phong phú, bao gồm cả âm sát và âm sát bên Tuy nhiên, các ngôn ngữtrong tiểu loại hình này thường chưa phát triển thanh điệu rõ ràng hoặc chỉ mớimanh nha xuất hiện thanh điệu.

Về ngữ pháp, một đặc điểm quan trọng của ngữ pháp trong các ngôn ngữ thuộctiểu loại hình I là hình vị không trùng với âm tiết Trong nhiều trường hợp, từ đơntiết có thể kèm theo các phụ tố Ví dụ, trong tiếng Hán cổ đại, từ "njup" có thể biếnđổi thành "nup" để tạo ra các ý nghĩa khác nhau như "cho vào" hay "bên trong".Hơn nữa, việc sử dụng loại từ chưa được bắt buộc trong ngữ pháp của các ngônngữ này.

Về ngữ âm, tiểu loại hình II của ngôn ngữ đơn lập bao gồm các ngôn ngữ nhưtiếng Hán trung đại, tiếng Thái, tiếng Việt và tiếng Dao Đặc điểm ngữ âm của cácngôn ngữ này là phụ âm đầu thường là phụ âm đơn hoặc bị triệt tiêu hoàn toàn.Ngoài ra, trong các ngôn ngữ này còn xuất hiện các âm lướt như /i/ và /u/ Đặc biệt,các ngôn ngữ trong tiểu loại này phân biệt rõ ràng giữa các âm cuối mũi như /m/,/n/,… và các âm cuối không mũi như /p/, /t/, /k/ Hơn nữa, hệ thống thanh điệu củacác ngôn ngữ này rất phong phú, giúp phân biệt ý nghĩa của các từ đồng âm.

Về ngữ pháp, ngữ pháp của các ngôn ngữ trong tiểu loại hình II có đặc điểm làhình vị trùng với âm tiết, tức là mỗi âm tiết thường tương ứng với một hình vị Cấutạo từ trong các ngôn ngữ này không có phụ tố, mà các hình vị hư chủ yếu là hư từ.

Trang 8

Số lượng hư từ trong các ngôn ngữ này khá nhiều và chúng được sử dụng với tầnsuất lớn để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.

Bắc Kinh)

Về ngữ âm, hệ thống âm cuối nghèo nàn hoặc triệt tiêu hoàn toàn, số lượngthanh điệu cũng giảm xuống, tổng số lượng âm tiết giảm mạnh Về mặt ngữ pháp,nhiều hình vị hư cũng trở thành âm tiết mở, ở một số ngôn ngữ thuộc tiểu loại nàycó hiện tượng dùng hình vị hư để tạo dạng thức cho các thành phần mệnh đề.

1.2.2.Đối chiếu tiếng Việt với các tiểu loại hình ngôn ngữ đơn lập

Về một số cấu trúc cú pháp, tiếng Việt có một số cấu trúc cú pháp giống với cácngôn ngữ thuộc tiểu loại hình II, chẳng hạn như tiếng Hán trung đại Một ví dụ điểnhình là kết cấu khiên động (gây khiến), trong đó câu thường có cấu trúcS1V1S2V2 Ví dụ, câu "Tôi (đã) làm cô ấy giận" hoặc "Mẹ tôi khuyên tôi đi ngủsớm" thể hiện rõ ràng đặc điểm này.

Về một số từ loại, tiếng Việt có hệ thống các từ chỉ thời gian và vị trí giống vớitiếng Hán cổ và trung đại (thuộc tiểu loại hình I và II) Ví dụ, các từ chỉ thời gianvà vị trí như "trong", "ngoài", "trước", "sau" đều xuất hiện trong tiếng Việt Ngoàira, tiếng Việt cũng có ba loại đại từ gồm đại từ nhân xưng, đại từ hạn định và đại từchỉ trỏ, tương tự như tiếng Hán cổ đại (thuộc tiểu loại hình I).

Qua việc so sánh và đối chiếu, có thể thấy rằng tiếng Việt có nhiều điểm tươngđồng với tiếng Hán trung đại (giai đoạn từ cuối nhà Hán cho đến cuối nhà Tống).Do vậy, tiếng Việt được xếp vào tiểu loại hình II của ngôn ngữ đơn lập Điều nàyphản ánh sự phát triển và đặc điểm ngữ pháp, ngữ âm của tiếng Việt, giúp chúng tahiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập khác trongkhu vực.

1.3.Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt

1.3.1.Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Viết xét về mặt từ vựng

Trong tiếng Việt, đơn vị cấu tạo từ cơ bản nhất là tiếng (âm tiết) và mỗi tiếngnày đồng thời cũng được xem là một hình vị hoặc một từ Điều này có nghĩa là mộttiếng trong tiếng Việt có thể đứng độc lập để biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh Ví

Trang 9

dụ, các từ đơn giản như "đi" và "học" đều là những đơn vị cơ bản có thể hoạt độngđộc lập mà không cần phải kết hợp với các từ khác để tạo thành một ý nghĩa hoànchỉnh.

Phương thức tạo từ, tiếng Việt có ba phương thức chính để tạo từ mới: hình vịhóa, ghép và láy.

Hình vị hóa là quá trình biến một tiếng đơn lẻ thành một từ có nghĩa Chẳnghạn, từ "đi" hoặc "học" khi được tách ra đều là những hình vị hoàn chỉnh có thể tồntại độc lập và mang nghĩa rõ ràng.

Phương thức láy bao gồm việc lặp lại một phần hoặc toàn phần của một tiếngđể tạo ra từ láy Từ láy có thể là láy bộ phận hoặc láy toàn phần, ví dụ như "xônxao", "lon ton" hay "dùng dà dùng dằng" Từ láy không chỉ làm tăng tính biểu cảmmà còn góp phần tạo nên sự phong phú và sinh động cho ngôn ngữ.

Quá trình ghép bao gồm việc kết hợp một tiếng có nghĩa với một tiếng khác đểtạo ra từ ghép Từ ghép trong tiếng Việt có thể là từ ghép chính phụ hoặc từ ghépđẳng lập Từ ghép chính phụ thường được sử dụng để phân loại, ví dụ như "nhàbếp" (nhà là chính, bếp là phụ) Trong khi đó, từ ghép đẳng lập là sự kết hợp củahai tiếng có nghĩa tương đương để tạo ra một nghĩa tổng hợp, ví dụ như "quần áo".

Trong tiếng Việt, mỗi từ không có sự phân biệt rõ ràng giữa thành phần mangnghĩa từ vựng và thành phần mang nghĩa ngữ pháp như trong một số ngôn ngữkhác Điều này có nghĩa là mỗi từ đều mang một nghĩa hoàn chỉnh, có thể là nghĩatừ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp Chẳng hạn, từ "đang" trong câu "Tôi đang học"mang nghĩa ngữ pháp chỉ thời gian hiện tại, trong khi từ "học" mang nghĩa từ vựngliên quan đến hành động tiếp thu kiến thức Mỗi từ đều hoạt động như một đơn vịngữ nghĩa độc lập, không bị chia tách thành các thành phần nhỏ hơn về nghĩa.

Như vậy, từ vựng tiếng Việt với những đặc điểm về cấu tạo từ, phương thức tạotừ và ý nghĩa của từ đã tạo nên một hệ thống ngôn ngữ phong phú, đa dạng và đầytính sáng tạo Điều này không chỉ phản ánh sự linh hoạt của tiếng Việt mà còn giúpngười học dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Trang 10

1.3.2.Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt xét về mặt ngữ pháp

Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, nổi bật với các đặcđiểm cơ bản sau:

Tiếng Việt không có sự phân chia giữa căn tố và phụ tố như nhiều ngôn ngữkhác Hình vị trong tiếng Việt được chia thành hai loại chính: hình vị thực và hìnhvị hư Hình vị thực mang nghĩa từ vựng và có thể dễ dàng thay thế theo quan hệliên tưởng Ví dụ, từ "gà" trong câu "Con gà của mẹ" là một hình vị thực, có thểliên tưởng đến các từ như "vịt" hay "ngỗng" mà vẫn giữ được tính liên kết về ýnghĩa Ngược lại, hình vị hư như "của" không thể thay thế được và chủ yếu dùng đểliên kết hoặc bổ sung nghĩa cho các từ khác Ví dụ, trong câu "Con mèo của tôi", từ"của" liên kết chủ thể "con mèo" với người sở hữu "tôi".

Một đặc điểm nổi bật khác của từ trong tiếng Việt là chúng không biến đổi hìnhthái Điều này có nghĩa là từ không thay đổi hình thức âm thanh hoặc chữ viết khiđảm nhận các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu Ví dụ, từ "lao động" có thểlàm chủ ngữ, vị ngữ, hoặc bổ ngữ mà không thay đổi hình thức: "Lao động là vinhquang" (chủ ngữ), "Con người lao động để sinh tồn" (vị ngữ), "Trẻ em được rènluyện lao động từ nhỏ" (bổ ngữ) Tính không biến đổi này giúp tiếng Việt trở nêndễ học hơn cho người mới bắt đầu, vì không cần phải ghi nhớ nhiều biến thể của từnhư trong các ngôn ngữ biến hình.

Cụm từ trong tiếng Việt thường có kết cấu gồm hai thành phần chính có quanhệ chặt chẽ với nhau, bao gồm các cấu trúc chủ - vị, đẳng lập hoặc chính - phụ Vídụ, trong cụm từ "giáo dục và đào tạo", cấu trúc đẳng lập thể hiện sự ngang bằnggiữa hai thành phần "giáo dục" và "đào tạo" Trong cụm từ "Bộ Giáo dục và Đàotạo", cấu trúc chính - phụ cho thấy "Bộ" là thành phần chính, còn "Giáo dục và Đàotạo" là thành phần phụ Cấu tạo của cụm từ chính - phụ đặc trưng cho loại hìnhngôn ngữ đơn lập, giúp dễ dàng diễn đạt các khái niệm phức tạp một cách mạch lạcvà rõ ràng Ví dụ khác là "Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình chính phủ phương ántăng lương cho giáo viên", trong đó cụm từ "Bộ Giáo dục và Đào tạo" là chủ ngữvà "trình chính phủ phương án tăng lương cho giáo viên" là vị ngữ, thể hiện mốiquan hệ chặt chẽ giữa các thành phần trong câu.

Trang 11

1.3.2.2.Ý nghĩa ngữ pháp

Ý nghĩa từ loại trong tiếng Việt thể hiện qua ý nghĩa khái quát của một loạt từ,chẳng hạn như từ chỉ sự vật hay hành động Chúng cũng thể hiện qua sự kết hợpgiữa các từ với nhau, chẳng hạn như trong câu "Đang cày ruộng bằng hai chiếccày" Ở đây, từ "đang" biểu thị thời gian, "cày ruộng" chỉ hành động và "bằng haichiếc cày" chỉ phương tiện, tất cả kết hợp lại để diễn tả một hoạt động cụ thể trongmột khoảng thời gian cụ thể.

Ý nghĩa quan hệ của từ được xác định thông qua mối quan hệ giữa từ với các từđứng trước hoặc sau nó, cũng như chức năng của từ trong cấu trúc ngữ pháp Ví dụ,từ "đang" trong câu "Tôi đang ăn" xác định thời gian hiện tại của hành động "ăn".Một số ý nghĩa tình thái như số, thời, thức, được biểu hiện qua hư từ, khác biệtvới các ngôn ngữ biến hình biểu thị bằng phụ tố Điều này tạo ra một phương thứcdiễn đạt ngữ pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp người học dễ dàng tiếp thu và sửdụng Ví dụ, từ "sẽ" trong câu "Tôi sẽ đi" biểu thị ý nghĩa tương lai của hành động"đi".

1.3.3.Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt xét về phương thức ngữ pháp

Phương thức hư từ bao gồm việc thêm các hư từ vào trước hoặc sau danh từ,động từ, tính từ để tạo cụm từ và biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Ví dụ như "đã", "sẽ","đang" đi kèm với động từ để biểu thị thời gian: "đã học" (quá khứ), "đang học"(hiện tại), "sẽ học" (tương lai) Hoặc các hư từ như "rất", "quá", "lắm" đi kèm vớitính từ để biểu thị mức độ: "rất đẹp", "quá xấu", "lắm chuyện" Phương thức nàygiúp câu văn trở nên rõ ràng và chi tiết hơn, tăng khả năng biểu đạt ý nghĩa củangười nói.

Phương thức trật tự từ bao gồm việc thay đổi vị trí các thành phần trong câu đểtạo ra các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau Ví dụ như "trồng cây" và "cây trồng", "thịtgà" và "gà thịt" Tuy phương thức lặp và ngữ điệu đóng vai trò thứ yếu, nhưngchúng vẫn góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng trong ngữ pháp tiếng Việt.Việc thay đổi trật tự từ trong câu có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu, dođó người học cần nắm vững quy tắc này để sử dụng tiếng Việt một cách chính xácvà hiệu quả.

Ngày đăng: 07/07/2024, 14:17

w