nghĩa, phân tích mối quan hệ giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xã hội,tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản; xác địnhthực chất và nhiệm vụ của nhà nướ
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM MÁC – LÊNIN,
HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI :
TƯ TƯỞNG VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM 3
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 3
1.2 Kết cấu và nội dung của tác phẩm 6
Chương 2 TƯ TƯỞNG VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 9
2.1 Quan điểm của V.I.Lênin về chuyên chính vô sản 9
2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề 14
Chương 3 SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG TÁC PHẨM NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 18
3.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 18
3.2 Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 21
3.3 Một số giải pháp nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 25
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 3MỞ ĐẦU
V.I.Lênin - người cha, người thầy, người đồng chí và là cố vấn vĩ đại củaphong trào cộng sản và công nhân thế giới, đã hơn 90 năm trôi qua kể từ khiV.I.Lênin đi xa nhưng những tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn còn sốngmãi Công lao to lớn của V.I.Lênin đó là đã tiếp thu và phát triển sang tạonhững di sản tư tưởng của C.Mác và Ph Ăngghen trong điều kiện mới đồngthời biến những di sản tư tưởng to lớn đó thành hiện thực cách mạng xã hội chủnghĩa ở Nga Qúa trình hoạt động lý luận và thực tiễn phong phú của Người đã
để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô cùng quý giá, một lý luận sang ngờichủ nghĩa xã hội khoa học, góp phần soi sáng cho sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước Nga và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Trong những lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học mà V.I.Lênin vềchuyên chính vô sản và xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản là một trongnhững tư tưởng quan trọng nhất Nó được V.I.Lênin kế thừa từ trong di sản củaC.Mác và Ph Ăngghen, đồng thời bổ sung và phát triển trong quá trình tổngkết thực tiễn cách mạng nước Nga và phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉXIX đầu thế kỉ XX Tư tưởng này đã được Người đề cập, phân tích trong nhiềutác phẩm khác nhau như “Thà ít mà tốt”, “Sáng kiến vĩ đại”, “Những nhiệm vụtrước mắt của chính quyền Xô-viết” nhưng nổi bật nhất là tác phẩm “Nhà nước
và cách mạng” Qua mỗi tác phẩm, tư tưởng đó lại được bổ sung, phát triển vàhoàn thiện gắn với thời gian, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của cách mạng nướcNga Nó góp phần to lớn trong việc chống lại những bọn cơ hội chủ nghĩa phảnđộng, soi sáng và chỉ đường cho cách mạng nước Nga, đưa cách mạng nướcNga giành được những thắng lợi to lớn
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” là tác phẩm đặc sắc của V.I.Lênintrên nhiều phương diện triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học,trong đó lần đầu tiên học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề nhà nướcđược trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ nhất V.I.Lênin đã khẳng địnhvấn đề nhà nước là một trong những vấn đề căn bản của cách mạng xã hội chủ
Trang 4nghĩa, phân tích mối quan hệ giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xã hội,tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản; xác địnhthực chất và nhiệm vụ của nhà nước vô sản và nền dân chủ vô sản.
Tác phẩm “ Nhà nước và cách mạng” không những có vị trí quan trọng
trong quá trình xây dựng nhà nước Xô Viết trước đây mà còn có ý nghĩa đặcbiệt to lớn đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam hiện nay
Do đó em đã quyết định và lựa chọn đề tài “Tư tưởng về chuyên chính
vô sản trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” và ý nghĩa của nó với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Gi ới thiệu các tác phẩm Mác
Lênin – Hồ Chí Minh về chính trị
Trang 5Chương 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM 1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
V.I.Lênin có nhiều tác phẩm phát triển học thuyết về nhà nước của Ăngghen như “ tai họa sắp đến và những phương pháp ngăn ngừa tai họa đó”,
Mác-“Những người Bôn-sê-vích có giữ được chính quyền hay không?”, Mác-“Nhữngnhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô-viết”, “Cách mạng vô sản và tên phảnbội Cauxky”, “ Bàn về nhà nước”, “Thà ít mà tốt”, nhưng tác phẩm “ Nhà nước
và cách mạng” là tác phẩm chủ yếu nhất và tiểu biếu nhất Tác phẩm được viếttrong bối cảnh:
Vào đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa ta bản đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự docanh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với hình thái lịch sử mới của nó làchủ nghĩa đế quốc Điều đó cũng đồng nghĩa với sự áp bức bóc lọt khủng khiếpcủa nhà nước đối với quần chúng nhân dân lao động ngày càng trở nên tàn khốchơn, vì Nhà nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các tổ chức tập đoàn tư bảnđộc quyền có quyền lực vô hạn Sự thống trị của các tổ chức độc quyền, sự tácđộng của các quy luật lợi nhuận độc quyền cao làm cho mâu thuẫn cơ bản củachủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất vàhình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc Do đó mà chu
kì khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa rút ngắn lại và có tínhchất phá hoại nhiều hơn Thế giới tư bản đã bước vào ngưỡng cửa của tổngkhủng hoảng
Gắn liền với khủng hoảng là trong xã hội ngày càng nhiều nạn thấtnghiệp, đói rét, bệnh tật… “Tự do khủng hoảng”, “tự do chính trị” của CNTBdần bị thủ tiêu Không thỏa mãn với sự thống trị trong nước, tư bản tài chínhcòn tham vọng xâm chiếm và thống trị các dân tộc, các quốc gia, mà trước hếtvới hình thức “ xuất khẩu tư bản” Thực chất là một phương pháp đấu tranh để
Trang 6giành giật thị trường thế giới của CNTB Cuộc đấu tranh này dẫn đến kết quảcao hơn là sự phân chia thế giới thành những khu vực ảnh hưởng của các tổchức độc quyền Và tất nhiên, việc phân chia thế giới vê mặt kinh tế được củng
cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ Đó là bước xâmchiếm toàn diện hơn nữa của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậmphát triển và lạc hậu về kinh tế Tình hình này làm cho mâu thuẫn vốn có tronglòng xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản; giữa bọn tư bản độc quyềnvới bọn không độc quyền; giữa bọn tư bản độc quyền với nhau trong một nước
và giữa bọn tư bản độc quyền và nhân dân các nước cộng sản bị nô dịch ngàycàng gay gắt
Sự phát triển không đồng đều của CNTB thế giới tất yếu dẫn đến cuộcchiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) để chia lại thị trường thế giới Tấtnhiên, cuộc chiến tranh đó còn có ý đồ khác của bọn đế quốc là nhân chiếntranh để hòng dập tắt phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ do ảnhhưởng của cách mạng Nga Có 28 nước với gần 1,5 tỷ người trong đó có tới 74triệu người bị đẩy vào chiến tranh Cuộc chiến tranh tàn khốc, gây thiệt hại lớnlao về người, của… đã làm cho mâu thuẫn của CNTB gay gắt đến tột độ và thúcđẩy nhanh chóng quá trình chin muồi của khủng hoảng cách mạng trên phạm vitoàn thế giới Đúng như V.I.Lênin chi rõ: chủ nghĩa đế quốc là đêm trước củacách mạng, cách mạng vô sản có thể nổ ra và thành công trước tiên ở một nước,thậm chí trong một nước àm CNTB mới ở mức phát triển trung bình Khủnghoảng cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc càng trầm trọng, phongtrào dân tộc sẽ làm rung chuyển chủ nghĩa đế quốc, làm suy yếu lực lượng của
nó, tạo cho giai cấp vô sản các nước tấn công vào CNTB
Lịch sử đã đặt ra cho giai cấp vô sản và các đảng mac-xít nhiệm vụ lật
đổ ách thống trị của giai cấp vô sản và giành lấy chính quyền về tay công nhân.Cách mạng đã trở thành vấn đề trực tiếp Nhận thức đúng đắn và đầy đủ nhiệm
vụ của mình trước đòi hỏi của cách mạng, trước vấn đề nhà nước đã trở thànhcấp bách
Trang 7Trong khi đó, những người cơ hội chủ nghĩa của Quốc tế II stanh, C Cau-xky…) đã không nắm bắt tình thế cách mạng, không phát độngquần chúng đứng lên làm cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, màcòn tìm cách ngăn cản quần chúng tiến theo con đường cách mạng Chúng đãxuyên tạc học thuyết mac-xít về nhà nước, phủ nhận sự tất yếu của cách mạngbạo lực, phủ nhận sự cần thiết phải đạp tan bộ máy nhà nước cũ, tuyên truyền lýluận phát triển hoàn bình của CNTB thành CNXH Về thực chất, đây là sự phảnbội chủ nghĩa Mác, rõ nhất là trong vấn đề nhà nước và phương thức giànhchính quyền Còn bọn vô chính phủ (đại diện là Bu-kha-rin) chống lại bất kỳmột nhà nước nào, kể cả nền chuyên chính vô sản.
(E.Béc-V.I.Lênin từ lâu đã quan tâm đến vấn đề nhà nước và trước tình hìnhcách mạng thế giới, và tình hình tư tưởng nội bộ phong trào phong trào côngnhân, Người thấy cần phải khôi phục và trình bày cụ thể có hệ thống các quanđiểm của các NHSF SÁNG lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học về vấn đề nn,từ
đó phát triển hơn nữa lý luận về nhà nước cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sửmới, giúp giai cấp vô sản hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tình thế cáchmạng đã xuất hiện ở Nga và ở nhiều nơi trên thế giới
Cuối năm 1916 đầu năm 1917 khi ở nước ngoài, V.I.Lênin đã khẩntrương đọc rất nhiều tác phẩm, thư từ của Mác và Ăngghen Người trích dẫn tỉ
mỉ những đoạn tài liệu cần thiết cùng với nhận xét, phê phán, kết luận của mìnhtrong cuốn sổ tay với nhan đề “Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước” Tháng2/1917, cách mạng dân chủ Nga giành thắng lợi Đó là cuộc cách mạng tư sảnkiểu mới bởi động lực chủ yếu và người nắm quyền lãnh đạo là giai cấp côngnhân thông qua Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lênin
Sau “ Sự kiện tháng Bảy” năm 1917, Đảng Bôn-sê-vích phải rút vàohoạt động bí mật Lênin rời Pê-trô-grat đến hoạt động tại Ra-dơ-líp và Hen-xinh-po (Phần Lan) Tại đây vào tháng 8, tháng 9 năm 1917, dựa vào tài liệu đãchuẩn bị, Người viết thành công tác phẩm nổi tiếng của mình “Nhà nước vàcách mạng” Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1918
Trang 81.2 Kết cấu và nội dung của tác phẩm
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I Lê-nin gồm có 7 chương
và phần kết luận Từ chương I đến chương VI đã được Người trình bày hoànchỉnh, riêng chương VII và phần kết luận chưa được viết vì V.I Lê-nin bậnvào việc lãnh đạo chuẩn bị và tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chínhquyền Sau này, Người nói rằng: “Tôi đã thảo xong dàn bài chương sau,chương VII “Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga năm 1905 và 1917”.Nhưng ngoài đầu đề ra, tôi chưa có thì giờ viết được một dòng nào cả, vì tôi
“bị vướng” vào cuộc khủng hoảng chính trị hồi đêm trước của Cách mạngtháng Mười năm 1917 “Bị vướng” như vậy chỉ có thể là đáng mừng thôi có
lẽ là đành phải gác lại một thời gian lâu nữa; làm ra “kinh nghiệm của cáchmạng” vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về những kinh nghiệm đó”
Chương I: Xã hội có giai cấp và nhà nước (gồm 4 tiết) Trong chương
này, V.I Lê-nin đã trình bày quan điểm lý luận chung của chủ nghĩa Mác vềvấn đề nhà nước thông qua việc phân tích quá trình xuất hiện xã hội có giaicấp, giải thích vì sao nhà nước là kết quả và là biểu hiện của các mâu thuẫngiai cấp, vì sao khi xuất hiện thì chính quyền nhà nước và bộ máy của nó lạiđứng trên xã hội; đồng thời, chỉ rõ sự hình thành công cụ của chính quyền nhànước
Chương II: Nhà nước và cách mạng Kinh nghiệm những năm
1848-1851 (gồm 2 tiết) Trong chương này, V.I Lê-nin phân tích quan điểm của C.
Mác và Ph Ăng-ghen về nhà nước qua các tác phẩm “Sự khốn cùng của triếthọc”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Ngày 18 tháng Sương mù của Lu-iBô-na-pác-tơ” và một số tác phẩm khác Từ nội sung của các tác phẩm nóitrên, V.I Lê-nin đã căn cứ vào những tư liệu lịch sử sống động để chứngminh cho quan điểm của chủ nghĩa Mác về sứ mệnh của giai cấp vô sản trongcuộc đấu tranh cải tạo xã hội và tự giải phóng mình Người chỉ rõ bài học củaCách mạng 1848-1851 ở chỗ: cần phải thủ tiêu cái cũ một cách triệt để, khôngkhoan nhượng, để thiết lập cái mới
Trang 9Chương III: Nhà nước và cách mạng Kinh nghiệm Công xã Pa-ri năm
1871 Sự phân tích của Mác (gồm 5 tiết) Trong chương này, V.I Lê-nin đã
chỉ ra ý nghĩa của Công xã Pa-ri như một cuộc tập dượt của giai cấp vô sảntrong cuộc đấu tranh giành chính quyền, xác lập nhà nước kiểu mới; chỉ ramột số kinh nghiệm của Công xã Pa-ri và cách mạng Nga trong giai đoạn1905-1907, đề cập đến tác dụng của đấu tranh dân chủ công khai, thông quahình thức nghị trường nhằm thu hút quần chúng về phía lực lượng tiến bộ.Cũng trong chương này, V.I Lê-nin đã phân tích các đặc trưng, các hình thứccủa chuyên chính vô sản, vấn đề xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước xãhội chủ nghĩa
Chương IV: Tiếp theo Những lời giải thích bổ sung của Ph Ăng-ghen
(gồm 6 tiết) Trong chương này, V.I Lê-nin đã phân tích một số tác phẩm của
Ph Ăng-ghen, trong đó có “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và củanhà nước”; làm rõ vấn đề phát triển cân đối, hài hoà, giảm dần những cáchbiệt giữa thành thị và nông thôn; vấn đề phát triển dân chủ, các hình thức nhànước, quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ; vấn đề nhà ở, điều kiện làm việc,sinh hoạt Qua đó, Người đến nhấn mạnh vai trò của các tổ chức chính trị -
xã hội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, phân tích các nhiệm vụ củacông cuộc xây dựng xã hội mới
Chương V: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong (gồm 4 tiết).
Trong chương này, V.I Lê-nin chỉ ra những vấn đề lý luận về hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, các giai đoạn phát triển của hình thái này, vaitrò của chuyên chính vô sản, đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội; các điều kiện để nhà nước chuyên chính vô sản tự tiêuvong, trong đó kinh tế là điều kiện căn bản nhất
Chương VI: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hoá chủ nghĩa Mác (gồm
3 tiết) Trong chương này, V.I Lê-nin phê phán các quan điểm sai lầm vềphương pháp luận của chủ nghĩa cơ hội, sự lẫn lộn giữa phép biện chứng vớithuyết chiết trung và thuật nguỵ biện Thông qua đó, Người phân tích có phê
Trang 10phán quan điểm chính trị sai lầm của Plê-kha-nốp, Cau-xky và những phần tử
cơ hội, xét lại khác
Từ kết cấu và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm cho thấy rằng, đây làmột trong những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, được biên soạn công phu, đề cậpđến nhiều nội dung quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát triển vàtrình bày có hệ thống lý luận mác-xít về nhà nước và cách mạng cho phù hợpvới điều kiện lịch sử mới, là cẩm nang lý luận của các nhà mác-xít trong quátrình vận dụng xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản sau khi cách mạng vôsản thắng lợi, là thực chất của vấn đề “giữ chính quyền” sau khi đã thực hiệnxong việc “giành chính quyền’ Hiện nay tác phẩm còn giữ nguyên giá trịkhoa học và tính thời sự của nó, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễnđối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới trong sựnghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và nhânloại
Trang 11Chương 2
TƯ TƯỞNG VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG TÁC PHẨM
“NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”
2.1 Quan điểm của V.I.Lênin về chuyên chính vô sản
Vị trí trung tâm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” là những vấn
đề về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, học thuyết về haigiai đoạn của xã hội chủ nghĩa
Tổng kết thực tiễn lịch sử và phát triển quan điểm của Mác-Ăngghentrong điều kiện lịch sử mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đạimới của chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin chỉ rõ vấn đề cơ bản của bất kỳ cuộc cáchmạng nào là vấn đề chính quyền nhà nước Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ởgiai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn của chủ nghĩa tưbản và tạo ra những tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội cần thiết cho cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa diễn ra
Trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chuyênchính vô sản là tất yếu lịch sử, giai cấp vô sản dung chính quyền nhà nước đểđàn áp thiểu số dân cư là bọn bóc lột và xây dựng xã hội mới Chuyên chính vôsản là nhà nước quá độ và nó khác về cơ bản với nhà nước tư sản: trong xã hội
xã hội chủ nghĩa, nhà nước từ chỗ là công cụ thống trị giai cấp chuyển thành cơquan thể hiện ý chí của toàn dân
V.I.Lênin khẳng định, sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội tạo ra tính muôn hình muôn vẻ của hình thức chính quyền nhà nước, songthực chất của chúng tất nhiên chỉ là một: chuyên chính vô sản Kết quả nghiêncứu và tổng kết kinh nghiệm cũng những bài học của cuộc cách mạng là kếtluận của Mác và Ăngghen cho rằng giai cấp công nhân chỉ có thể giành đượcchính quyền và thiết lập nền chuyên chính vô sản bằng con đường cách mạng xãhội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó giai cấp vô sản phá hủy bộ máy nhà
nước tư sản và dựng lên bộ máy nhà nước mới V.I.Lênin dạy: “Chỉ người nào
Trang 12mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác-xít”(11, tr.42)
Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản là thủ tiêu chế độ người bóc lộtngười và xây dựng chủ nghĩa xã hội Chuyên chính vô sản có vai trò tổ chứcquan trọng trong việc xây dựng xã hội mới, đó là một nhà nước kiểu mới, nhànước dân chủ kiểu mới Nguyên tắc tối cao của nó là liên minh của giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân, với toàn thể nhân dân lao động và các tầng lớp
xã hội khác dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Nhà nước vô sản là nhà nước cuối cùng trong lịch sử Sau khi hoànthành sứ mệnh lịch sử của mình: phát triển sản xuất, xóa bỏ sự phân chia xã hộithành giai cấp, nhà nước vô sản sẽ tự tiêu vong, nhà nước mất đi, chế độ nhànước được thay thế bằng chế độ tự quản cộng sản chủ nghĩa Đúng nhưV.I.Lênin đã chỉ ra, với việc hoàn thành xây dựng cộng sản chủ nghĩa, nhà nước
sẽ hoàn toàn không cần thiết nữa
Trong tác phẩm của mình, V.I.Lênin đã vạch ra thực chất và nhiệm vụcủa chuyên chính vô sản, vai trò tổ chức cực kỳ to lớn của nó trong việc xâydựng xã hội mới sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Cụ thể như sau:
Vấn đề chuyên chính vô sản có vị trí quan trọng trong lý luận và thực
tiễn Trong lý luận “ chuyên chính vô sản là một trong những tư tưởng đặc sắc
và trọng yếu nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước”(11, tr.30) Trong
thực tiễn, “ chuyên chính vô sản là đỉnh cao của vai trò cách mạng của giai cấp
vô sản trong lịch sử”(11, tr.33), là bước quá độ vĩ đại đưa loài người từ xã hội
có giai cấp bóc lột đễn xã hội không còn giai cấp thực sự công bằng và bìnhđẳng giữa người và người
V.I.Lênin đã trích Mác trong thư gửi Vai-đê-mai-ơ năm 1852 rằng: “1)
Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định trong
sự phát triển của sx…2) đấu tranh giai cấp là tất nhiên đưa đến chuyên chính
vô sản, 3) chuyên chính đó, chính nó cũng chỉ là bước quá độ tiến lên thủ tiêu mọi giai cấp và tiến lên xã hội không có giai cấp”(11, tr.41-42).
Trang 13Đoạn trên trích, một mặt nhấn mạnh đến tính tất yếu của chuyên chính
vô sản, mặt khác để xác định sự khác nhau về chất của học thuyết về giai cấp
nhà nước giữa Mác và các lý luận gia tư sản Vì vậy, “ chuyên chính vô sản đã
trở thành “ hòn đá thử vàng” để nhận ra những người mác-xít và giả danh mác-xít Đó là điềukhác nhau sâu sắc nhất giữa những người mác-xít và người tiểu tư sản (và cả tư sản) tầm thường”(11, tr.42) “ Chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính vô sản của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những cho giai cấp vo sản sau khi lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến
“xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người
đó mới thấm nhuần thực chất của học thuyết Mác về nhà nước”(11, tr.43-44).
Để làm rõ hơn, tính tất yếu của chuyên chính vô sản, V.I.Lênin đã tríchmột đoạn cuối nổi tiếng, quen thuộc của Mác trong tác phẩm “Phê phán Cương
lĩnh Gô-ta”: “ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa có một thời
kì chuyển hóa cách mạng từ xã hội chủ nghĩa tư bản lên xã hội cộng sản chủ nghĩa Thích ứng với thời kỳ này là thời kỳ chính trị quá độ, và nhà nước trong thời kỳ này không phải là cái gì khác, ngoài nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản…” “Kết luận đó của Mác dựa vào sự phân tích vai trò của giai cấp vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay, vào những căn cứ về sự phát triển của xã hội ấy và vào tính chất không thể điều hòa được giữa những quyền lợi đối lập của giai cấp vô sản và của giai cấp tư sản”(11, tr.105-106).
V.I.Lênin đã chỉ ra khá đầy đủ những đặc trưng cơ bản của chuyên chính
vô sản, mà qua đó, tổng hợp lại cho thấy bản chất, “diện mạo” của nền chuyênchính vô sản:
Trước hết, từ đoạn trích trên ở trang 43-44,V.I.Lênin viết từ “một” đượcnhấn mạnh, ngụ ý cho thấy đặc trưng quan trọng nhất của chuyên chính vô sản
là thuộc tính giai cấp của nền chuyên chính này chỉ có một giai cấp công nhân
lãnh đạo xã hội Ở một chỗ khác, V.I.Lênin nhấn mạnh “con đường tiến lên, nghĩa là tiến lên chủ nghĩa cộng sản, phải trải qua chuyên chính vô sản chứ
Trang 14không thể đi theo hướng nào khác, vì không có giai cấp nào khác, mà cũng không có con đường nào khác…”(11, tr.108) Cũng chính vì vây, Người cho
rằng, một định nghĩa “tuyệt hay” về chuyên chính vô sản được nêu trong
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của C.Mác và Ph.Ăngghen: “Nhà nước, tức
là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị”(11,tr.30) Định nghĩa
này đã toát lên tính giai cấp của nhà nước mới, toát lên thuộc tính cơ bản nhất
của chuyên chính vô sản: “chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo hay sự thống trị
về chính trị của giai cấp vô sản Sự lãnh đạo ấy không chia sẻ với ai, và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng”(11, tr.32).
Trong thực tế, giai cấp vô sản lãnh đạo xã hội thông qua đội tiên phongcủa giai cấp đó là Đảng cộng sản cầm quyền, thông qua đường lối chính trị,chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng của Đảng và thông qua bằng chính
cá tính gương mẫu mọi mặt của từng đảng viên Người viết: “Chủ nghĩa Mác
giáo dục Đảng công nhân, là giáo dục đội tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa
xã hội đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dân đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội của họ, mà không cần đến giai cấp tư sản
và chống lại giai cấp tư sản”(11, tr 33).
Chính việc lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân lao động, giai cấp vôsản mới trở thành lãnh tụ cách mạng, mới đem lại cho chuyên chính vô sản một
đặc trưng cơ bản tiếp theo: tính nhân dân và tính chất triệt để thực sự Nghiên
cứu vấn đề này, V.I.Lênin cũng không quên liên hệ với quy luật cách mạng bạo
lực Việc đập tan nhà nước quan liêu cũ là: “điều kiện tiên quyết của bất cứ một
cuộc cách mạng nhân dân nào” Cách mạng “ nhân dân” phải lôi cuốn được tối đa nhân dân tham gia một cách tích cực, “họ đã để lại, trên tất cả tiến trình của cách mạng, dấu vết những yêu sách của họ, dấu vết những cố gắng của họ nhằm xây dựng theo cách thức của họ, một xã hội mới thay cho xã hội cũ đang
bị phá hủy” (11, tr.47-49).
Trang 15Nhưng đông đảo và nòng cốt nhân dân lại là công nhân và nông dân.Trong một tác phẩm khác sau này V.I.Lênin nhấn mạnh: liên minh công nông lànguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản Còn ở tác phẩm này, cũng đã có
tinh thần đó, V.I.Lênin cho rằng: “vào năm 1871 trên lục địa châu Ấu, ở bất cứ
nước nào giai cấp vô sản cũng không phải là đa số trong nhân dân Cách mạng chỉ có bao gồm được cả giai cấp vô sản và nông dân thì mới có thể là cách mạng “nhân dân”, mới thực sự lôi kéo được đa số nhân dân Điều này đến nay vẫn còn mang tính phổ biến, công- nông vẫn là lực lượng quyết định tính chất “ nhân dân” của cách mạng Khối liên minh công-nông có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong thời kì chuyên chính vô sản Nhà nước chuyên chính vô sản nhưng công-nông là lực lượng “ nắm chính quyền nhà nước”(11, tr.66).
Đến đây, chúng ta hiểu sâu thêm khái niệm “ thống trị” của giai cấp vôsản trong thời kỳ chuyên chính vô sản Nó bao hàm hai nội dung hay có thể nóihai chức năng cơ bản của chuyên chính vô sản trong thời ký quá độ Đó là: xây
và chống, sáng tạp và phát huy V.I.Lênin viết: “giai cấp tư sản chỉ có thể bị lật
đổ, khi nào giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị đủ sức trấn áp sự phản kháng không thể tránh khỏi, tuyệt vọng của giai cấp tư sản, và đủ sức tổ chứ hết thảy quần chúng lao động và bị bóc lột để xây dựng một chế độ kinh tế mới”(11,
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vì còn nhà nước nên còn
chức năng bạo lực, nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp tục trong thời
kì chuyên chính vô sản Chủ nghĩa cơ hội chính là không nâng việc thừa nhậnđấu tranh giai cấp đến thừa nhận đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ
Trang 16nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, thời kỳ lật độ và hoàn toàn thủ tiêu giai cấp
tư sản “Trên thực tế, thời kỳ ấy tất nhiên là thời kỳ đấu tranh giai cấp ác liệt
chưa từng thấy mang tính những hình thức hết sức gay gắt”(11, tr.43) Sau này,
khi nói đến đặc trưng này của chuyên chính vô sản, V.I.Lênin mở rộng đầy đủhơn rằng chuyên chính vô sản là thời kỳ đấu tranh giai cấp tiếp tục trong hoàncảnh mới, với những điều kiện mới, nội dung mới và bằng những hình thứcmơi
Chuyên chính vô sản là quá trình xây dựng xã hội mới, là thời kỳ tiếp tụcđấu tranh giai cấp để đem lại sự thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội, cho
nên nhà nước vô sản có vai trò to hơn V.I.Lênin nhấn mạnh “Vì thế mà nhà
nước trong thời kì đó tất nhiên phải là một nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ đối với những người vô sản và nói chung những người không có của) và chuyên chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản)”(11, tr.43) Do vậy, nhà nước vô sản,
nhà nước kiểu mới, nhà nước không theo nghĩa đen…là một đặc trưng cơ bảncủa chuyên chính vô sản Đồng thời, dân chủ kiểu mới cũng là đặc trưng, hơnnữa là đặc trưng nổi bật của chuyên chính vô sản
Sau nữa, chuyên chính vô sản là hình thức chính trị linh hoạt và sáng tạo.dặc trưng này được thể hiện thông qua sự tiên đoán của Lênin về những hìnhthức chính trị khác nhau của chuyên chính vô sản trong bước quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản “ bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản, cố nhiên không thể không đem lại rất nhiều hình thức chính trị khác nhau, nhưng thực chất của những hình thức ấy tất nhiên sẽ chỉ là một, tức là: chuyên chính vô sản”(11, tr.123) Lựa chọn hình thức chuyên chính vô sản
thích hợp cũng như sáng tạo ra những hình thức mới là trách nhiệm cao cả củagiai cấp vô sản có chính quyền và nhân dân lao động
2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề
2.2.1 Ý nghĩa của tác phẩm
Tác phẩm Nhà nước và cách mạng có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc
tế, tác phẩm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của phong trào cách mạng vô sản thế
Trang 17giới Lênin viết tác phẩm Nhà nước và cách mạng để chuẩn bị về lý luận về
nhà nước và cách mạng cho giai cấp vô sản giành chính quyền và giữ chínhquyền
- Tác phẩm Nhà nước và cách mạng có ý nghĩa rất quan trọng đối với
cách mạng Nga
Nước Nga của chế độ chuyên chế Sa hoàng là nơi tập trung tất cảnhững mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc thế giới, là trung tâm của phong tràocách mạng thế giới từ đầu thế kỷ XX trở đi Trong tình hình như vậy, giai cấp
vô sản và chính Đảng của nó đã lợi dụng những nhược điểm của chủ nghĩa tưbản để phá vỡ mặt trận đế quốc chủ nghĩa, lật đổ chế độ Sa hoàng và thànhlập Xôviết đại biểu
Chính trong lúc giai cấp vô sản đứng trước nhiệm vụ trực tiếp là giànhlấy chính quyền nhà nước, chính trong đêm trước của Cách mạng ThángMười, Lênin dựa vào những kinh nghiệm của cách mạng thế giới, đặc biệtdựa vào việc nghiên cứu chính quyền Xôviết trong hai lần cách mạng, đã viết
tác phẩm Nhà nước và cách mạng làm cương lĩnh cho cuộc đấu tranh thành
lập nhà nước vô sản, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và quầnchúng lao động, làm cho những hành động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo
lý luận mácxít, bảo đảm cho sự thắng lợi của chuyên chính vô sản
- Tác phẩm Nhà nước và cách mạng là cương lĩnh cho cuộc đấu tranh
thành lập nhà nước vô sản, là kim chỉ nam cho hành động của đảng vô sản cácnước trong việc giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản và xây dựng chínhquyền nhà nước của mình
- Tác phẩm Nhà nước và cách mạng đã góp phần đập tan chủ nghĩa cơ
hội “tả” và hữu, chủ nghĩa vô chính phủ lúc bấy giờ, ngăn ngừa kịp thờinhững tư tưởng không mácxít về nhà nước Từ đó làm rõ thêm và phát triển lýluận về nhà nước của Mác như:
+ Hình thức nhà nước chuyên chính vô sản
Trang 18+ Vấn đề chuyên chính vô sản là liên minh công – nông dưới sự lãnhđạo của giai cấp công nhân.
+ Vấn đề chế độ dân chủ của giai cấp vô sản là chế độ dân chủ kiểu caonhất trong xã hội có giai cấp
- Tác phẩm Nhà nước và cách mạng đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.
Đảng ta đã và đang vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo học thuyết về nhànước của chủ nghĩa Mác – Lênin vào việc xây dựng một nhà nước phápquyền Việt Nam, nhà nước của dân, do dân và vì dân
2.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tác phẩm
Những quan điểm của V.I.Lênin trong tác phẩm “Nhà nước và cáchmạng” có ý nghĩa to lớn trong thời đại ngày nay, trong bối cảnh chủ nghĩa xãhội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu và thế giới đang vận động dưới tác động củaquá trình toàn cầu hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị trường Mặc dù tận dụngđược thành tựu khoa học và công nghệ, thực hiện sự điều chỉnh trên phạm viquốc tế, song bản chất của nhà nước tư sản vẫn không thay đổi, mâu thuẫn cơbản của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi và có chiều hướng sâu sắc thêm.Điều này khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm của V.I.Lênin, phản bác lạinhững học thuyết tư sản về chủ nghĩa tư bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản toàncầu hóa, về nhà nước phúc lợi chung…
Họ đưa ra rất nhiều lý luận về nhà nước, trong đó họ biện hộ sự thống trịcủa các giai cấp bóc lột, xóa nhòa tính chất giai cấp của nhà nước tư sản Nhằmlàm cho nhân dân lao động sao nhãng những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội,các nhà tư tưởng tư sản tán dương nhà nước tư sản hiện đại, miêu tả nó như mộtnhà nước siêu giai cấp “phồn vinh chung” trong đời sống xã hội
Tuy nhiên cũng cần nhận thức đầy đủ hơn quan điểm của V.I.Lênintrong điều kiện mới hiện nay Trong xã hội có giai cấp, chính quyền của nhànước thực hiện sự thống trị dưới các hình thức nhà nước khác nhau Nói đếnhình thức nhà nước là nói đến hình thức tổ chức và phương thức thực hiệnquyền lực nhà nước Một nhà nước tồn tại dưới hình thức nào, tùy thuộc vào