Quan điểm của V.I.Lênin về chuyên chính vô sản trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng

MỤC LỤC

Quan điểm của V.I.Lênin về chuyên chính vô sản

Trong thực tiễn, “ chuyên chính vô sản là đỉnh cao của vai trò cách mạng của giai cấp vô sản trong lịch sử”(11, tr.33), là bước quá độ vĩ đại đưa loài người từ xã hội có giai cấp bóc lột đễn xã hội không còn giai cấp thực sự công bằng và bình đẳng giữa người và người. V.I.Lênin đã trích Mác trong thư gửi Vai-đê-mai-ơ năm 1852 rằng: “1) Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định trong sự phát triển của sx…2) đấu tranh giai cấp là tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản, 3) chuyên chính đó, chính nó cũng chỉ là bước quá độ tiến lên thủ tiêu mọi giai cấp và tiến lên xã hội không có giai cấp”(11, tr.41-42). Thích ứng với thời kỳ này là thời kỳ chính trị quá độ, và nhà nước trong thời kỳ này không phải là cái gì khác, ngoài nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản…” “Kết luận đó của Mác dựa vào sự phân tích vai trò của giai cấp vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay, vào những căn cứ về sự phát triển của xã hội ấy và vào tính chất không thể điều hòa được giữa những quyền lợi đối lập của giai cấp vô sản và của giai cấp tư sản”(11, tr.105-106). Người viết: “Chủ nghĩa Mác giáo dục Đảng công nhân, là giáo dục đội tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dân đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội của họ, mà không cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản”(11, tr 33).

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề 1. Ý nghĩa của tác phẩm

Chính trong lúc giai cấp vô sản đứng trước nhiệm vụ trực tiếp là giành lấy chính quyền nhà nước, chính trong đêm trước của Cách mạng Tháng Mười, Lênin dựa vào những kinh nghiệm của cách mạng thế giới, đặc biệt dựa vào việc nghiên cứu chính quyền Xôviết trong hai lần cách mạng, đã viết tác phẩm Nhà nước và cách mạng làm cương lĩnh cho cuộc đấu tranh thành lập nhà nước vô sản, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động, làm cho những hành động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo lý luận mácxít, bảo đảm cho sự thắng lợi của chuyên chính vô sản. Những quan điểm của V.I.Lênin trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” có ý nghĩa to lớn trong thời đại ngày nay, trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu và thế giới đang vận động dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, sẽ là mơ hồ nếu không thấy được tính chính trị, tính giai cấp của các chủ trương, chính sách và sự tác động can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục… Nhưng ngược lại, nếu quy các chức năng đa dạng của nhà nước về chức năng giai cấp, hoặc tuyệt đối hóa tính chất giai cấp, tính chất chính trị của nhà nước mà không thấy được tính xã hội, vai trò chức năng xã hội trong phát triển xã hội thì sẽ là phiến diện.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cần Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [5, tr126]. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay để thực sự xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng cần tập trung hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Qua đó kết quả đạt nổi bật được thể hiện như: Tiếp tục phát huy cao độ bản chất dân chủ của nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân lao động thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của mình thông qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tham gia tích cực vào xây dựng và bảo vệ nhà nước, kiệm toàn một bước bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu lực và hiệu quả; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước trước nhân dân. Cải cách một bước nền hành chính nhà nước, trước hết đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, từng bước cải cách thể chế hành chính trên các lĩnh vực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện hội nhập quốc tế; xây dựng một hệ thống hành chớnh thụng suốt, rừ về chức năng, nhiệm vụ, tinh giản gọn nhẹ ( đổi mới. chức năng, nhiệm vụ của chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp). Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp). Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Đảng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước được tự đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước, giảm bớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Một số giải pháp nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tất cả những vấn đề như xây dựng Đảng, củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, xây dựng một bộ máy nhà nước trên cơ sở xác định rừ phạm vi quyền lực của nú, xõy dựng hệ thống phỏp luật đủ sức mạnh quản lý và điều hành xã hội một cách hiệu quả… đều cần phải được tư duy là xây dựng các thiết chế, các thể chế quyền lực của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; thực hiện có hiệu quả chính sách tinh giản biên chế. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định; xác định rừ trỏch nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thu sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc từ tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tổng kết, đánh giá cơ chế, mô hình tổ chức cơ quan phòng, chống tham nhũng để có chủ trương, giải pháp phù hợp.

Vai trò quyết định của nhân dân thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: Nhân dân là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần, góp phần quyết định vào sự tồn tại và phát triển của xã hội; Nhân dân là chủ thể của mọi quá trình cải biến xã hội; lợi ích của nhân dân là động lực cơ bản của cách mạng xã hội, của những quá trình cải biến xã hội. Với nhiều phương thức khác nhau, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào cơ cấu chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội… và thông qua hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội và thông qua hoạt động của các tổ chức chức này chi phối quyền lực nhà nước, cộng đồng và bản thân.