1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương kế hoạch bài dạy môn toán bài 50 hình tam giác lớp 5 cánh diều

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học này, học sinh cần: - Nhận biết được một số loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù và tam giác đều.. - Học sinh sử dụng thước thẳn

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

oo ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN TOÁN BÀI 50 HÌNH TAM GIÁC Lớp 5 – Cánh Diều

Giảng viên hướng dẫn Nhóm SV thực hiện Nguyễn Hoài Anh Nhóm 1

Huế, ngày 25 tháng 01 năm 2024

PHÒNG GD&ĐT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán (sách Cánh Diều tập 2 mẫu)

Lớp: 5

Chủ đề: Hình học và đo lường Bài 50: Hình tam giác

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học này, học sinh cần:

- Nhận biết được một số loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù và tam giác đều

- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác Vẽ được đường cao của hình tam giác bằng Êke và thước thẳng

- Vận dụng được kiến thức về hình tam giác và các loại hình tam giác để giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến hình tam giác và các loại hình tam giác trong thực tiễn

- Vận dụng kiến thức về hình tam giác và đường cao để giải quyết các bài toán

Qua bài học này, HS có cơ hội được phát triển:

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu thích và có niềm hứng thú, tích cực,

say mê học tập với môn toán

- Năng lực:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực tự chủ và tự học

Trang 3

+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận

toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua các hoạt động

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1 Đối với giáo viên:

- Giáo viên sử dụng thước thẳng, thước đo độ và bảng phụ vẽ các dạng tam giác ở phần hình thành kiến thức mới

- Phương tiện trực quan về các dạng hình tam giác

- Phiếu học tập

2 Đối với học sinh:

- Học sinh sử dụng bảng con cho phần khởi động

- Học sinh sử dụng thước thẳng và thước đo độ để đo cạnh và góc của hình tam giác cho phần hình thành kiến thức mới và phần luyện tập

III PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

- Phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp tái hiện; kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật trò chơi và kĩ thuật đặt câu hỏi ở phần khởi động

- Phương pháp trực quan, phương pháp phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác; kĩ thuật đặt câu hỏi ở phần hình thành kiến thức mới

- Phương pháp trực quan, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ thuật làm việc nhóm ở phần luyện tập

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 KHỞI ĐỘNG (5 phút):

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học

- Tái hiện lại kiến thức, kĩ năng về một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình

Trang 4

tam giác; các loại góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông đã được học.

* PPDH: PP trực quan

* Hình thức dạy học: cá nhân, trò chơi.

* Cách thức thực hiện:

- Ổn định lớp

- GV tổ chức trò chơi “ Vượt chướng ngại

vật” để ôn lại kiến thức đã học (Hình thức

trắc nghiệm gồm 4 câu hỏi) GV yêu cầu

một HS điều hành cả lớp tham gia trò chơi

Câu 1: Hình tam giác là hình có bao

nhiêu cạnh, bao nhiêu góc và bao nhiêu

đỉnh?

A Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc và 3

đỉnh.

B Hình tam giác có 4 cạnh, 4 góc và 4

đỉnh

C Hình tam giác có 5 cạnh, 5 góc và 5

đỉnh

D Hình tam giác có 6 cạnh, 6 góc và 6

đỉnh

Câu 2: Hình dưới đây gồm có bao nhiêu

hình tam giác?

- HS trật tự

- HS điều hành lớp tổ chức trò chơi

- HS thực hiện tham gia trò chơi khởi động

Trang 5

A 3

B 4

C 5

D 6

Câu 3: Góc được tạo bởi kim giờ và kim phút của đồng hồ là góc gì?

A Góc tù

B Góc nhọn

C Góc bẹt

D Góc vuông

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát

biểu nào đúng ?

A Góc tù bé hơn góc vuông, góc nhọn lớn

Trang 6

hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc

vuông

B Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù

bằng hai góc vuông, góc bẹt lớn hơn góc

vuông

C Góc nhọn bằng góc vuông, góc tù lớn

hơn góc vuông, góc bẹt lớn hơn góc vuông

D Góc tù hơn hơn góc vuông, góc nhọn

bé hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc

vuông.

Đánh giá: Đánh giá thông qua mức độ đạt

được về câu trả lời của HS về kiến thức đã

học

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới:

“Chúng ta đã được học về hình tam giác

và các loại góc Vậy hình tam giác chứa

các loại góc này thì sẽ gọi là hình tam giác

gì và đặc điểm nhận dạng của các tam

giác ấy ra sao Để tìm hiểu về những điều

đó thì hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng

nhau đi vào học bài mới: ‘Bài: Hình tam

giác’ ”.

- GV ghi tên đề bài lên bảng

- HS ghi bài vào vở

2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (15 phút)

* Mục tiêu: Nhận biết được các loại hình tam giác: tam giác nhọn, tam giác vuông, tam

Trang 7

giác tù, tam giác đều.

* PPDH: Trực quan, phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác.

* Hình thức dạy học: Dạy học theo lớp, cá nhân

* Đồ dùng dạy học: Hình vẽ các dạng tam giác.

* Cách thức thực hiện:

2.1 Giới thiệu về tam giác nhọn, tam giác tù,

tam giác vuông

- GV dán lên bảng 3 hình tam giác nhọn

ABC, tam giác vuông MNP, tam giác tù DEG

- GV yêu câu 3 HS lên bảng đo các góc của

hình tam giác

*Tam giác nhọn ABC:

+ + GV mời một HS nhận xét về hình tam giác

ABC mà bạn vừa đo

+ GV đặt câu hỏi: Các góc mà bạn đã đo được

đều có số đo lớn hơn 0 o và nhỏ hơn 90 o ,

những góc như vậy được gọi là góc gì?

+ GV nhận xét: Hình tam giác ABC có 3 góc

nhọn, vậy tam giác ABC là tam giác nhọn.

- GV nhận xét và kết luận: Tam giác nhọn là

tam giác có 3 góc nhọn.

*Tam giác tù DEG

+ GV đặt câu hỏi: Bạn đo được góc E bằng

bao nhiêu độ Vậy góc E được gọi là góc gì?

- 3 HS lên bảng thực hành đo các góc

và viết số đo các góc theo từng tam giác đã được chỉ định theo hướng dẫn của GV

- HS nhận xét

-HS trả lời: Những góc có số đo lớn

hơn 0 o và nhỏ hơn 90 o được gọi là góc nhọn

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, nhắc lại

- HS trả lời

Trang 8

+ GV nhận xét: Cô có Tam giác DEG có góc

E là góc tù, cô gọi tam giác DEG là tam giác

tù.

- GV mời học sinh nêu lại đặc điểm của tam

giác tù

- GV nhận xét và kết luận: Tam giác tù là

hình tam giác có một góc tù.

* Tam giác vuông MNP:

+ GV đặt câu hỏi:

Bạn đo được góc N =90 độ? Vậy góc N được

gọi là góc gì ?

Góc M, P bạn đo được bao nhiêu độ? Vậy góc

M, P được gọi là góc gì?

+ GV nhận xét: Tam giác MNP có 2 góc nhọn

M, P và góc vuông là góc N , vậy tam giác

MNP là tam giác vuông.

- GV nhận xét và kết luận: Tam giác vuông là

tam giác có 1 góc vuông.

2.2 Giới thiệu tam giác đều.

- - GV sử dụng bảng phụ có vẽ một hình tam

giác đều dán lên bảng, mời một học sinh lên

đo các cạnh, các góc của tam giác đó và điền

vào chỗ trống bên cạnh

- HS trả lời

- HS lắng nghe, nhắc lại

- HS trả lời: Là góc vuông

- HS trả lời

- HS lắng nghe, nhắc lại

- HS tiến hành đo và điền kết quả

Trang 9

- Sau khi HS đo và điền kết quả xong, GV mời

một vài HS nhận xét về các cạnh, các góc của

hình tam giác đó

- GV nhận xét: Cô có tam giác HKT có các

cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau và đều

bằng 6 0 o , cô gọi tam giác HKT là tam giác

đều.

- GV đặt câu hỏi: Bạn nào có thể cho cô biết

tam giác đều được nhận biết như thế nào ?

- GV mời HS khác nhận xét câu trả lời của

bạn

- GV nhận xét và kết luận: Tam giác đều là

tam giác có ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng

nhau và đều bằng 60 o

Đánh giá: thông qua mức độ hiểu và nhận biết

được các đặc điểm của hình tam giác nhọn,

tam giác tù, tam giác vuông, tam giác đều

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Tam giác đều là tam giác

có ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau và đều bằng 6 0 o

- HS nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại

3 LUYỆN TẬP ( 13 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng được các loại hình tam giác: tam giác nhọn, tam giác vuông, tam

giác tù, tam giác đều để giải quyết các bài tập, các vấn đề đơn giản trong thực tế

Trang 10

* PPDH: Phương pháp trực quan

* Hình thức dạy học: Nhóm

* Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, thước đo độ

* Cách thức thực hiện:

Bài 1: Nêu tên ba góc,ba cạnh,ba đỉnh

của mỗi hình tam giác dưới đây:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu Bài tập 1

- GV yêu cầu HS làm bài theo hình thức cá

nhân vào vở bài tập trong vòng 5 phút

- GV mời 3 bạn trình bày kết quả của câu a

- GV mời HS nhận xét

- GV chốt lại đáp án :

● Hình tam giác ABC gồm có :

Cạnh AB, BC, AC

Đỉnh A, B, C

Góc A, B, C

● Hình tam giác DEG gồm có : cạnh

DE, EG, DG ; Đỉnh E, D, G ; Góc

- HS đọc yêu cầu bài tập 1

- HS làm việc theo hình thức cá nhân

- HS trình bày kết quả bài làm của mình -HS nhận xét

- HS lắng nghe,dò lại bài

Trang 11

D, E, G.

● Hình tam giác IKL Gồm có : cạnh

IK, IL, LK ; Đỉnh I,K,L ; Góc K, I ,

L

- Ở câu b, GV mời 1 bạn chỉ ra đâu là tam

giác vuông, tam giác nhọn,tam giác tù

- GV mời HS nhận xét

- Gv chốt lại đáp án :

+ Tam giác ABC là tam giác tù

+ Tam giác DEG là tam giác nhọn

+ Tam giác IKL là tam giác vuông

* Bài tập 2: Đo độ dài các cạnh mỗi hình

sau:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm

việc theo nhóm để hoàn thành bài tập vào

– HS lên bảng thực hiện ,các bạn còn lại quan sát

- HS nhận xét

- HS khác lắng nghe,dò lại bài

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm việc theo nhóm

Trang 12

phiếu

- GV mời 2 HS đại diện 2 nhóm trình bày

kết quả

- GV mời HS nhận xét

- GV chốt lại đáp án

* Đánh giá: Đánh giá thông qua mức độ đạt

được về câu trả lời của HS về kiến thức đã

học

- HS trình bày kết quả

- HS nhận xét

- HS lắng nghe, kiểm tra đáp án

TIẾT 2

4 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Nhận biết được đường cao của hình tam giác và biết cách vẽ đường cao của

một hình tam giác

* PPDH: Trực quan, phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác.

* Hình thức dạy học: Dạy học theo lớp, cá nhân

* Đồ dùng dạy học: Hình vẽ hình tam giác, Êke, thước thẳng

* Cách thức thực hiện:

- GV vẽ lên bảng một hình tam giác ABC

có đường cao AH

Trang 13

- GV giới thiệu cho HS: hình tam giác

ABC có cạnh đáy BC, đường cao AH.

- GV yêu cầu HS quan sát hình và mô tả

đặc điểm của đường cao AH

- GV mời một số HS trả lời

- GV đặt câu hỏi HS: “Vậy bạn nào có thể

cho cô và cả lớp biết đường cao (tam giác)

là đường thẳng như thế nào?”

- GV mời một vài HS trả lời

- GV nhận xét và kết luận: “Đường cao

của một tam giác là đoạn thẳng kẻ từ một

đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện Cạnh

đối diện này được gọi là đáy ứng với

đường cao.”

- GV hướng dẫn HS vẽ đường cao cho một

hình tam giác bằng Êke và thước thẳng

Đánh giá: thông qua mức độ hiểu và nhận

biết được các đặc điểm của đường cao hình

tam giác, vẽ được đường cao của một hình

- HS chú ý lắng nghe

- HS trao đổi và trả lời

+ Dự kiến câu trả lời của HS: đường cao AH của hình tam giác ABC bắt đầu từ đỉnh A và vuông góc với cạnh BC

- HS lắng nghe câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe và ghi kết luận vào vở

- HS lắng nghe và quan sát GV thực hiện, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của GV

Trang 14

tam giác bằng Ê ke và thước thẳng.

5 LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH:

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về hình tam giác và đường cao để giải quyết các bài

tập, các vấn đề đơn giản trong thực tế

* PPDH: Phương pháp trực quan

* Hình thức dạy học: Cá nhân, Nhóm

* Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, Êke, Bảng phụ

* Cách thức thực hiện:

Bài tập 3

- GVchiếu bài tập 3 lên slide và yêu cầu

HS xác định đường cao của tam giác và

đọc theo mẫu trong SGK

- GV yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt kết quả

Bài tập 4:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS vẽ vào vở 3 hình tam

giác, đồng thời GV vẽ lên bảng

- GV mời 3 HS lên bảng vẽ, các bạn còn

- HS tiến hành xác định đường cao và đọc theo mẫu trong SGK

- HS trả lời

+ Hình tam giác ABC có AK là đường cao tương ứng với đáy BC

+ Hình tam giác MPQ có đường cao

MN tương ứng PQ + Tam giác RTS có đường cao RU tương ứng với cạnh TS

- HS nhận xét, lắng nghe

-HS đọc yêu cầu đề bài

- HS lắng nghe, vẽ các loại hình tam giác vào vở và xác định đường cao

- HS thực hiện bài tập theo hình thức cá nhân vào vở BT

Trang 15

lại vẽ vào vở và GV chấm 1 số bài.

- GV mời HS nhận xét bài trên bảng

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài tập 5:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV chia lớp thành 6 nhóm, tiến hành thảo

luận và trình bày trên bảng phụ

- GV treo bảng phụ của nhóm nhanh nhất

lên bảng và yêu cầu HS đại diện của nhóm

lên trình bày câu trả lời

- GV cho HS nhận xét bài của nhóm bạn

- GV nhận xét, chốt lại kết quả

Bài tập 6:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV cho HS hoạt động theo nhóm 4 thảo

luận, chia sẻ để tìm ra các hình tam giác có

trong 3 bức hình

- GV cho 3 đại diện HS trình bày

- GV cho các nhóm nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại đáp

án

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài

- HS tiến hành thảo luận và trình bày trên bảng phụ theo hướng dẫn của GV

- HS trình bày bài làm nhóm

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nhận xét, ý kiến khác

- HS đọc đề bài

- HS hoạt động theo nhóm 4 thảo luận

- HS trình bày, các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe

- HS nhận xét

- HS quan sát, lắng nghe

Trang 16

* Đánh giá: Đánh giá thông qua mức độ

đạt được về câu trả lời của HS về kiến thức

đã học

CỦNG CỐ, DẶN DÒ (2 phút)

- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của

hình tam giác, nêu các dạng hình tam giác,

đặc điểm của đường cao

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS

- GV yêu cầu HS về nhà xem lại bài, làm

bài luyện tập thêm và chuẩn bị bài tiết sau

1-2 HS nhắc lại

V ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

Dự kiến trình bày bảng

Thứ năm, ngày 25 tháng 01 năm 2023

Toán Bài 50: Hình tam giác (tiết 1)

Tam giác nhọn Tam giác tù Tam giác vuông

Bài 1: Bài 2:

Trang 17

Tam giác đều

Thứ năm, ngày 25 tháng 01 năm 2023

Toán Bài 50: Hình tam giác (tiết 2) Bài 5:

Bài 3: Bài 4: BẢNG PHỤ

Ngày đăng: 06/07/2024, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w